Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-05-2004   #1
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.021
Tiểu Siêu đang offline
 
Nếu như tới với cố đô Huế , thì Đàn Nam Giao là một địa điểm mà chúng ta không thể không ghé tới . Tiểu Siêu nhớ năm thứ 3 của Đại học , có quen với một cậu bạn người Huế , được cậu ta kể cho nghe khá nhiều về nơi này . Nên nay cũng muốn chia sẻ với mọi người một chút hiểu biết của mình về di tích này , mong rằng mọi người sẽ có cảm hứng với những gì Tiểu Siêu sẽ giới thiệu ở sau đây .

[center:837b45c05d][/center:837b45c05d]
Nếu tới Nam Giao , từ Huế chúng ta sẽ đi theo hướng Bắc - Nam (A) ( khi đọc , mong các bằng hữu hãy so với sơ đồ phụ bản mà Tiểu Siêu đã up lên ) . Trong ngày tế , ở hai bên đường sẽ có những bàn thờ hoặc hương án được đặt ở hai bên (BB) . Những hương án và bàn thờ đều được sơn son thiếp vàng , và những cái này đều do dân trong các làng ở trong tỉnh dựng lên , bày đồ tế khí và trang hoàng cờ lọng xung quanh .
Khi xưa , đến bình phong phía Bắc của Nam Giao , hoàng đế vòng quanh hết thành đàn rồi sẽ theo đường ngoài phía Tây (C) để vào Trai cung (D) . Cung này có tường vây bọc nhưng trổ một cửa rất lớn ở mặt Bắc và một cửa nhỏ hơn ở mặt phía Nam . Nó nằm ở góc Tây Nam đàn Nam Giao , bên ngoài mọi tường thành . Hoàng đế sẽ đi vào trai cung theo cửa Nam , và toà nhà chính cũng quay mặt về hướng Nam .
Cũng ở phía bên phải tường thành , nhưng ở phía góc Đông Bắc là hai nhóm công trình nằm trong hai vòng thành khác nhau là : Thần Trù , (E) với tường thành trổ ba cửa , một là ở phía Đông ( cửa chính ) , hai là ở phía Bắc và cửa thứ ba là ở phía Nam . Vòng thành thứ hai là Thần Khố (F) với tường thành chỉ trổ một cửa duy nhất ở mặt phía Đông . Ở thành Thần khố có cất và lưu trữ một vài đồ thờ cúng , còn trong Thần trù là nơi mà người ta hạ , luộc và thui các con sinh và nấu nướng các thức ăn để cúng thần .
Trước mặt phía Bắc của Đàn Nam Giao , bên ngoài thành và đi men theo ở đường ngoài , người ta thường dựng trong dịp lễ nhiều ngôi nhà tranh (GGG) để các quan khi tới đây dự lễ , lấy làm nơi trú ( Quan cư ) . Nhiều ngôi nhà khác cũng được dựng trên đường ở phía Tây , một trong các ngôi nhà được dựng trên đường Bắc , xây mé Tây , dùng làm phòng tiếp tân cho những người khách Âu được hoàng đế mời tới đây dự lễ .
Đàn Nam Giao gồm bốn vòng thành bằng vôi gạch làm thành bốn tầng . Tần thứ tư nằm bên ngoài cùng , ngang với mặt đất và được trồng nhiều cây thông . Chính giữa ở mỗi mặt trổ một cửa và bốn mặt đều được quay về bốn hướng , nên một cửa nằm chính hướng Nam là cổng chính . Một mặt nằm ở hướng Bắc , một mặt khác nằm chính hướng Đông và một mặt nằm chính hướng Tây . Các trụ xây chia các cổng thành tam quan , trước mỗi cổng đều dựng một bình phong lớn bằng vôi gạch (HH..) . Tuy nhiên , vòng thành ngoài này lại không đóng một vai trò nào trong nghi lễ tế của đàn Nam Giao . Để đến dự lễ , hoàng đế phải ra khỏi Trai cung bằng cửa ở hướng Nam, đi vào tầng ngoài cùng ở phía Tây , qua lối giữa , xuống lại phần Tây của vòng thành và đi qua phần Nam , thẳng đến các bậc cấp dẫn lên các tầng bên trong . Sau đó , hoàng đế sẽ cuống kiệu và đi bộ vài bước trước khi tới các bậc cấp ấy .
Ba tầng còn lại của đàn được xây lên cao dần . Tầng thứ nhất ở trong cùng có hình tròn , hai tầng còn lại có hình vuông , tầng thứ tư hình chữ nhật và tất cả các tầng này cùng có hướng như nhau (3) . Tất cả chúng đều được trổ bốn cửa theo bốn hướng và tương ứng với nhau , có bậc thang cấp dẫn lên . Tuy ở tầng thành thứ ba , các cửa của vòng thành đều là cửa tam quan, còn các cửa ở hai tầng kia chỉ có một lối . Lan can bao viên của đàn , ở giữa được sơn màu xanh lơ , lan can ở tầng hai thì được sơn bằng màu vàng .
. . .
Tiểu Siêu
***P.S : Tiểu Siêu sẽ giới thiệu kỹ hơn về kiến trúc của Đàn Nam Giao , cũng như các nghi lễ cúng tế vào bài sau , thời gian eo hẹp quá , mong chư vị thông cảm !


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-05-2004   #2
Ảnh thế thân của HAND from...
HAND from...
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 06-05-2004
Bài viết: 327
Điểm: 36
L$B: 7.278
HAND from... đang offline
 
Tại hạ mạn phép xin bỗ xung thêm một số chi tiểt như sau

Trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt Nam, kể từ thời nhà Lý (1010-1225), đàn Nam Giao đã được thiết lập ở Kinh đô Thăng Long để tế trời. Trong thời Hậu Lê (1427-1788), quy cách kiến trúc đàn tế trời và nghi lễ cúng tế được chỉnh đốn đàng hoàng hơn.

Riêng ở Huế, xưa nay có 4 vị trí xây đàn Nam Giao khác nhau để các vua chúa lên tế trời hàng năm hoặc 3 năm một lần.

Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), đàn tế trời được thiết lập ở một khoảng đất thuộc làng Kim Long, gần nơi chúa đóng thủ phủ.
Qua triều Tây Sơn (1788-1801), lễ tế trời diễn ra ở một ngọn đồi gần phía Tây núi Ngự Bình, gọi là Hòn Thiên hay núi Ba Tầng.
Ðến thời các vua nhà Nguyễn, ngay sau khi lên ngôi (1802) vua Gia Long cho đắp đàn ở làng An Ninh vào năm 1803 để tế trời. Nhưng sau đó 3 năm, triều đình nhà Nguyễn lại bỏ vị trí ấy để cho xây cái đàn tế khác ở làng Dương Xuân như chúng ta đang thấy hiện nay.

Ðàn tế trời lộ thiên này được khởi công xây dựng vào ngày 25/3/1806, do Thống Chế Phạm Văn Nhân đứng ra điều khiển. Nhân công làm việc tại đây đều là lính thợ thuộc bộ Công và bộ Binh. Không thấy sử nói đàn làm bao lâu thì xong, nhưng có lẽ hoàn tất vào cuối năm ấy, vì qua đầu năm sau 1807, triều đình Gia Long đã cử hành lễ tế giao lần đầu tiên tại đây.

Khi đàn xây xong, triều đình đã bỏ ra 5.000 quan tiền để thưởng cho quân sĩ lên công tác tại đàn; rồi tuyển 25 dân đinh người làng Dương Xuân để làm đàn phu lo việc canh giữ đàn này; họ được miễn lao dịch.

Nguyên lúc chưa xây, ở địa điểm này đã có một số khá nhiều mồ mả và đất đai của tư nhân. Sau khi có lệnh bốc dời, nếu ngôi mộ nào không có thân nhân đến thực hiện thì triều đình cho bốc và quy về một chỗ. Những hài cốt ấy được chôn chung thành hai ngôi mộ tập thể ở gần Ba Ðồn, cách đàn Nam Giao chừng 200m về phía Ðông Nam. Ðất đai của tư nhân bị xâm chiếm thì bồi thường bằng tiền bạc.

Khuôn viên đất đàn Nam Giao hình chữ nhật khá rộng rãi: bề dài 390m, chiều rộng 265m, giới hạn bởi một vòng tường thành xây bằng đá bọc xung quanh.
Trong khuôn viên ấy, ngày xưa trồng rất nhiều thông, một loại cây tượng trưng cho người quân tử. Khi mới xây đàn xong, người ta trồng một cụm thông đứng biệt lập ở phía nam đàn tế (trong khuôn viên) để tượng trưng cho vua Gia Long. Tại khuôn viên này, các hoàng thân và các quan lớn trong triều mỗi người phải trồng một cây. ở mỗi cây treo một tấm thẻ bài bằng đồng hay bằng đá khắc tên họ người trồng. Các quan có nhiệm vụ chăm sóc cây thông của mình, nếu thông chết phải trồng cây thông khác thế vào. Năm 1834, trong một dịp lên tế giao, chính vua Minh Mạng đã tự tay trồng 10 cây thông ở Trai Cung. Nhà vua cho treo biển đồng khắc bài minh do chính nhà vua soạn lên trên mỗi thân cây. Nhờ chính sách "trồng cây gây rừng"như thế cho nên ngày xưa ở đàn Nam Giao đã có được một rừng thông xanh rì bát ngát.

Ngoài bản thân đàn Nam Giao gồm ba tầng chồng lên nhau, còn có một số nhà cửa phụ thuộc vào nó, bao gồm hai loại: loại nhà cố định và loại nhà tạm thời.
Loại nhà cố định là những ngôi nhà xây gạch lợp ngói, như trai cung (nơi vua lên tạm trú vài hôm để chay tịnh trước khi lên tế), Thần Trù (nhà bếp), Thần Khố (nhà kho). Loại tạm thời là những ngôi nhà gỗ lợp vải hoặc nhà tre lớp tranh, chỉ dựng lên trong những ngày có lễ, xong là tháo gỡ đi, như Thanh ốc, Hoàng ốc, nhà Quan Cư, nhà Khoản Tiếp...

Ðàn Nam Giao được thiết lập ở phía Nam Kinh thành Huế. Xây dựng đàn tế trời ở vị thế ấy là giữ đúng nguyên tắc kiến trúc từ ngàn xưa của Ðông phương.

Ðàn Nam Giao triều Nguyễn là một đàn tế lộ thiên. Mô thức kiến trúc này mang ý nghĩa vừa tôn giáo vừa chính trị của nền quân chủ Ðông phương, trong đó vương quyền được kết hợp chặt chẽ với thần quyền. Ðàn Nam Giao gắn liền với thuyết thiên mệnh của Ðạo Nho. Nó cũng diễn tả được một cách rõ ràng vũ trụ quan bị hạn chế của bao triều đại trước trời tròn đất vuông.

Bên trong khuôn viên hình chữ nhật (390 x 265) có xây tường bằng đá để ngăn cách thế giới bên ngoài, đàn tế được xây dựng thành 3 tầng, dưới lớn trên nhỏ chồng lên nhau tượng trưng cho thuyết tam tài: thiên, địa, nhân. Mỗi tầng mang hình dạng và màu sắc riêng: trời tròn đất vuông, thiên thạch địa hoàng.

Tầng trên hết hình tròn, gọi là Viên Ðàn (đường kính 40,5m cao2,80m), tượng trưng cho trời. Lan can chung quanh quét vôi màu xanh. Ðến ngày tế giao, người ta dựng lên ở tầng này một cái hình chóp nón lợp vải màu xanh gọi là Thanh ốc..

Tầng kế có hình vuông, gọi là Phương Ðàn (mỗi cạnh 83m, cao 1m) tượng trưng cho đất. Lan can bốn phía quét vôi màu vàng (địa hoàng ). Mỗi lần tế, người ta dựng lên ở đó một cái nhà vuông lợp vải vàng, nhỏ hơn nhà trên gọi là Hoàng ốc.

Tầng dưới cùng cũng hình vuông (mỗi cạnh 165m, cao 0,85m), lan can chung quanh quét vôi màu đỏ, tượng trưng cho người (xích tử: con đỏ). Tại đây, khi tế có 128 văn sinh và vũ sinh đứng múa.
Ba tầng cộng lại cao 4,65m.

Ðàn Nam Giao quay mặt về hướng Nam. Vòng tường bằng đá chung quanh khuôn viên của đàn này có trổ bốn cửa trống rất rộng nhắm theo bốn hướng đông tây nam bắc. Trước mỗi cửa đều xây một bức bình phong rất lớn (rộng 12,50m, cao 3,20m, dày 0,80m). Trong dịp tế, trước mỗi cửa cắm hai lá cờ đại với màu sắc khác nhau: cửa bắc màu đen, cửa nam màu đỏ, cửa đông màu xanh, cửa tây màu trắng.

Như vậy, hình thức phương hướng và màu sắc của kiến trúc đàn Nam Giao đều áp dụng nguyên tắc âm dương ngũ hành của Dịch học.

Những đàn tế trời của các thời Lý, Trần, Lê, Tây Sơn đều không còn nữa. Ðàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế là di tích tế trời duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn tại Việt Nam.

Theo thuyết Thiên Mệnh của đạo Nho xưa, vua là con trời (thiên tử), nhận lệnh của trời, xuống trần gian cai trị thiên hạ. Vua có thần quyền. Cho nên, chỉ ông vua mới có quyền cúng tế trời đất (là cha mẹ của vua) ở đàn Nam Giao.
Từ thời Gia Long (1802-1820), lễ tế giao được cử hành vào thượng tuần tháng hai âm lịch hằng năm. Ðến thời Thành Thái (1889-1907), vào năm 1890, vì thấy quá tốn kém nên triều đình thay đổi 3 năm mới tế một lần, vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu.

Bộ Lễ và Bộ Công phải chuẩn bị trước lễ đến mấy tháng. Vì tế "Tam sanh" cho nên phải mua sẵn hàng chục con trâu, lợn và dê đem về nuôi vỗ béo bằng những thức ăn tinh sạch. Vào đầu tháng giêng, Khâm Thiên Giám có nhiệm vụ coi ngày. Khi đã chọn ngày tốt, vua ban hành 3 tờ dụ, đặt trên long đình, một đội lính và rước quan ra Phu Văn Lâu niêm yết cho thần dân biết. Tờ thứ nhất thông báo ngày hành lễ. Tờ thứ hai xuống lệnh thi ân cho các quan và giảm án tù tội. Tờ thứ ba ra lệnh cho các quan dự vào lễ tế phải trai giới trước 3 ngày.

Mấy ngày trước lễ, các làng xã ở phủ Thừa Thiên được lệnh thi đua nhau kết phường môn (cổng chào) và đặt hương án ở hai bên đường vua đi qua, từ Ngọ Môn đến Trai Cung để lạy mừng. Làng xã nào trang hoàng cổng chào đẹp đẽ, khéo tay, lạ mắt và vái lạy trang nghiêm, sẽ được triều đình chấm thưởng. Xưa kia, mỗi lần tế vua lên ở lại tại Trai Cung trước 3 ngày. Ðến thời Bảo Ðại (1926-1945), ba ngày rút xuống còn một.

Từ Ðại Nội, vua đi lên Trai Cung bằng một đám rước, gọi là Ngự đạo, gồm từ 1.000 đến 5.000 người tùy từng thời vua. Ðám rước chia làm 3 đạo: Tiền đạo, Trung đạo và Hậu đạo. Ngự đạo có thể dài đến nửa cây số, gồm các hoàng thân, các quan văn võ, lính tráng, gươm giáo, cờ quạt, trướng liễn, tàng lọng, chiêng trống, voi ngựa, long đình, ngự liễn, các ban đại nhạc, các phường bát âm, các đội văn công vũ công. Tất cả mặc lễ phục và trang sức rực rỡ. Vua ngồi trên ngự liễu do lính loan giá đi ở giữa Trung đạo. Khi chưa có cầu Tràng Tiền (trước năm 1900). Ngự đạo đi qua sông Hương bằng cầu phao kết tạm bằng thuyền. Ðoàn người đi theo đường Lê Lợi ngày nay, rồi rẽ trái qua đường Nam Giao để lên Trai Cung.

Vua khởi hành từ điện Cần Chánh từ 8 giờ sáng, nhưng mãi đến gần 12 giờ trưa mới tới chỗ trú tất, vì đoàn Ngự đạo đi rất chậm.

Ngày hôm sau, cuộc đại lễ chính thức bắt đầu từ lúc hai giờ sáng. Dưới màn đêm yên ả, trống chuông bỗng nổi dậy, hàng trăm ngọn đuốc, hàng ngàn cây đèn thắp làm chấn động và sáng rực cả một góc trời.Vua rời Trai Cung, ngự qua đứng trên Viên Ðàn làm chủ tế. Nhiều hoàng thân, đại thần được cử làm phân hiến, bồi tế, chấp sự đứng hai bên để các quan xuống tế ở Phương Ðàn. Lễ nghi cúng tế ở đàn Nam Giao hết sức khó khăn phức tạp cho nên nhất cử nhất động, vua và các quan phải làm theo xướng của các quan thông tán và nội tán. Trong khi hành lễ có cử đại nhạc (chuông, trống, chiêng, khánh, tù và...); nhạc bát âm (tỳ, nhị, nguyệt, sáo...); văn vũ công múa bát dật (128 người) và các ca công hát 9 khúc nhạc tế trong 9 giai đoạn khác nhau của buổi lễ.

Cuộc tế kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ mới xong. Vua ngự về Trai Cung. Ðến sáng, các hòang thân và các quan tập họp tại Trai Cung để làm lễ khánh hạ, lạy mừng Vua vừa hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ cao cả nhất của mình.



Song từ khi thực dân Phjáp chiếm nước ta thì lễ tế trời chỉ còn là hình thức và ông vua của chế đọ phong kiến việt nam cũng chỉ là một viên chức bình thường lãnh lương của toà Khâm sứ Pháp mà thôi..việc tế lễ chỉ là một hình thức che mắt rằng nguwì pháp đang đè dầu cưỡi cổ thiên hạ chứ không phải ông vua bù nhìn kia....mà theo mình đưọc biết thì đàn
Nam giao ở Huế đã bị phá huỷ..đàn Nam Giao bây giwò chỉ là phục chế lại mà thôi.không biết có phải không nữa..bạn nào biết xin chỉ giáo dùm nhé

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-07-2004   #3
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.021
Tiểu Siêu đang offline
 
Đi đi lại lại nơi này cũng đã 3-4 lần , tiếc rằng ko cảm nhận được cái quy mô của Đàn Nam Giao như những gì đã từng đọc trong sách .
Thời gian . . . cứ nhìn lại mấy cái di tích mới thấy . . .
Xa cũng chỉ thấy xung quanh là thông , mấy cái mái thấp thấp , mấy cái vòng thành . . . hoang tàn quá .
Tiểu Siêu


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2011   #4
Ảnh thế thân của noikhocuadanong
noikhocuadanong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-12-2011
Bài viết: 19
Điểm: -4
L$B: 1.279
noikhocuadanong đang offline
 
Trang vàng của thành Hoàng Đế - kinh đô đầu tiên của nhà Tây Sơn (khởi công xây dựng năm 1775) - khép lại đã 200 năm như được thu lại ngắn hơn khi di tích đàn Nam Giao được phát hiện. "Biết cũng chẳng có gì ngoài một ít gạch đá được đào lên nơi ngọn đồi quen thuộc, vậy mà bà con ai cũng cố đến xem cho được" - anh Trần Đức Tâm, nhân viên bảo vệ thành Hoàng Đế, nói. Cách trung tâm thành Hoàng Đế chừng hơn 1km về hướng tây, đàn Nam Giao của nhà Tây Sơn nằm trên đỉnh đồi cao 20m có tên là gò Chùa, rộng chừng 1.500m2, rất bằng phẳng. Cuộc khai quật di tích thành Hoàng Đế vừa được Viện Khảo cổ học VN phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định thực hiện giữa tháng 9-2007 đã làm lộ ra một phần hai móng trong - ngoài của đàn với gạch và một ít đá ong, nhưng trên mặt đồi thì đầy những mảnh gạch ngói vụn để lại từ lâu đời.

Tiến sĩ Lê Đình Phụng - Viện Khảo cổ học VN, trưởng đoàn khai quật di tích thành Hoàng Đế lần này - cho rằng đàn Nam Giao chính là nơi biểu hiện quyền lực tinh thần của vương triều trước trời đất và lịch sử dân tộc, bởi vậy người dân trong vùng đã rất hân hoan trước di tích mới được phát hiện này. "Qua chỗ miếu hoang mình còn phải cúi đầu, huống chi cái chỗ đất thiêng liêng thế này" - ông Lê Xuân Ba, 80 tuổi, một ông lão có học thức của làng Nam Tân, nơi có thành Hoàng Đế, nói.

Nhưng sau hân hoan là... chua xót. Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng khi phải lội qua cả một vùng đất mênh mông nằm bên trong bờ thành ngoại của thành Hoàng Đế bị đào lấy đất sâu gần 2m, áp đến sát chân móng ngoài của đàn Nam Giao. Chân đồi bị đào sâu, đàn Nam Giao còn lại trông như đứng trên bờ vực, trơ trọi, chực sụp xuống.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 19:07
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06862 seconds with 15 queries