Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 25-07-2004   #1
Ảnh thế thân của lsb_ha son
lsb_ha son
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 16-03-2003
Bài viết: 2.631
Điểm: 120
L$B: 14.680
lsb_ha son đang offline
 
Đồ gốm sứ:
Nghề gốm sứ đã xuất hiện từ lâu đời ở Việt Nam. Miền Bắc nổi tiếng với gốm sứ Bát Tràng, Hải Dương, Miền Nam có gốm sứ Bình Dương và Đồng Nai. Gốm Minh Long nổi tiếng không chỉ về chất lượng mà còn nổi tiếng với nhiều mẫu mã đa dạng thiết kế riêng, màu sắc tươi đẹp sắc sảo. Làng gốm Chăm Bình Đức của Miền Trung với các mặt hàng gốm dùng trong sinh hoạt gia đình như nồi, trả, chum…. đến nay vẫn làm bằng tay với bàn xoay. Gốm Chăm còn có điểm khác biệt nữa là không sử dụng lò nung, mà sản phẩm chất thành đống trên bãi đất trống, đốt lửa để nung

Dừa
Ai đứng như bóng dừa.Tóc dài bay trong gió….
Câu hát quen thuộc đầy chất lãng mạn, trữ tình đã đi vào lòng người thật dễ dàng với hình ảnh cây dừa là biểu tượng đặc trưng của vùng đất Nam bộ. Cây dừa là loại cây hữu dụng. Từ nước, thân, lá đến trái dừa đều có công dụng riêng. Ngày nay, có thêm những sản phẩm mỹ nghệ từ dừa rất tinh xảo, đặc sắc như: muỗng, đũa, bộ bình trà, đèn ngũ, mặt nạ, các sản phẩm lưu niệm…

Thổ cẩm:
Ai đi cao nguyên cũng muốn mang quà núi rừng về làm kỷ niệm, một cái khăn thổ cẩm cho người già, một cái áo thổ cẩm cho em gái. Hàng thổ cẩm dệt bằng tay, rất công phu với những hoạ tiết hoa văn, màu sắc rực rỡ . Ðể dệt vải thổ cẩm thường tự trồng bông, nhuộm sợi và đòi hỏi phải cẩn thận, kiên nhẫn. Cao nguyên Kontum có làng Tăng của người Hre , cách Hà nội gần 160 km là Bản Lát – Mai Châu được xem là quê hương thổ cẩm.

Điêu khắc đáLàng nghề đá mỹ nghệ ở Ngũ hành Sơn Ðà Nẵng là nơi nổi tiếng với nghề điêu khắc đá. Với bàn tay khéo léo và cần mẫn của người thợ đá, những tản đá thô biến thành những chiếc cối đâm tiêu xinh xắn, bộ ấm chén độc đáo, tượng phật uy nghiêm, sư tử oai phong đứng trên quả cầu lửa, hay cánh chim đại bàn tung bay trong gió…

Dệt chiếu…Giúp em đôi chiếu em nằm, đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo….
Chiếu gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam. Có nhiều làng nghề dệt chiếu nổi tiếng: chiếu Quảng Nam đã từng theo các thương nhân đi chu du khắp nơi trên thế giới, chiếu Định Yên của vùng Sông Hậu nổi tiếng với các phiên chợ chiếu đêm. Ngày nay, ngoài chiếu lác còn có nhiều lọai chiếu nilông, chiếu gỗ, nệm.., do đó các loại chiếu lác có các hoa văn cầu kỳ, tinh xảo còn lại rất ít.

Mây tre lá
Làng quê Việt Nam với những lũy tre làng tạo nên nét đẹp bình yên. Chỉ cần ra khỏi thành phố khoảng 20km về hướng Hóc Môn, Củ Chi, bạn có thể tham quan làng nghề truyền thống của người dân xã Xuân Thới Sơn. Các sản phẩm từ tre rất đa dạng, phong phú như sọt tre, đũa tre, rổ tre, cao cấp hơn là các bộ bàn ghế bằng tre, võng tre. Ðặc biệt ở Bình Dương có những lò chuyên uốn tre cho ngay thẳng.
Nếu muốn chọn một sản phẩm mây cho mình, bạn có thể ghé xem ở khu vực đường Ba Tháng Hai, Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Các sản phẩm mây rất bền, độ dai và độ thông thoáng cao . Mây nguyên liệu phải qua nhiều công đoạn như làm sạch, chống mọt, chống ẩm, tẩy trắng tuỳ theo từng sản phẩm và cuối cùng thuờng được đánh vẹc ni hoặc sơn bóng để tăng vẻ đẹp cho sản phẩm.

Thêu
Đà Lạt, thành phố du lịch nổi tiếng còn được biết đến với nghề thêu tranh trên vải . Có câu chuyện kể về chàng thư sinh mua được bức tranh thêu hình thiếu nữ rất đẹp và sinh động, đến nỗi chàng nhìn tranh mơ tưởng đến người đẹp. Và người đẹp trong tranh đã biến thành người thật. Tranh thêu Đà Lạt không biến thành hiện thực nhưng tranh mang được hồn của người và cảnh vật.
Các mặt hàng thêu xuất khẩu như thêu trên áo, gối, khăn trải bàn, màn cửa…hiện rất được khách nước ngoài ưa chuộng. Tại Sài Gòn, khu Đồng Khởi - Nguyễn Huệ rất nổi tiếng với các phố chuyên bán các mặt hàng thêu tay cho du khách.

Sơn mài
Các sản phẩm gỗ sơn mài hoặc được cẩn ốc xà cừ lóng lánh với màu sắc hài hòa, nét đẹp tao nhã tạo nên sự sang trọng quý phái cho không gian xung quanh. Người Việt xa quê, khách ngoại quốc và cả những người trong nước đều rất thích có những sản phẩm độc đáo này để tặng người thân, để sử dụng hoặc trang trí nội thất, đó có thể là một bức tranh, lọ hoa, bộ bàn ghế hay tủ thờ gia tiên. Bình Dương là nơi nổi tiếng trong làng với rất nhiều nghệ nhân có tâm huyết. Sơn mài là một ngành nghề cổ truyền của Việt Nam đang được giữ gìn và phát huy.


Chữ ký của lsb_ha son
Thu sang lá cũng thay màu
Tình yêu thủa trước ngày sau cũng mờ
Ngậm ngùi chờ những dòng thơ
Người đi xa khuất tình mơ chẳng còn

Tài sản của lsb_ha son
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-01-2005   #2
Ảnh thế thân của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Gia nhập: 22-09-2004
Bài viết: 1.135
Điểm: 514
L$B: 66.556
LSB-Ngọc Diện Thư Sinh đang offline
 
làng trang tranh Đông Hồ

Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh.


Ðông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Ðuống thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc.

Tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người dùng ta dùng ván để in. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Ðông Hồ. Cái đặc biệt của tranh dân gian Ðông Hồ là không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.


Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên : màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm , màu vàng lấy từ hoa hòe, nghệ, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp...Điều đặc biệt là màu của tranh Đông Hồ không lẫn đi đâu được, nghe người dân ở đây nói vài năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hoá chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc nét như tranh làm truyền thống. Ðã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc bị phai nhạt.


Ðã có một thời gian tranh dân gian Ðông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Bây giờ về Đông Hồ số nhà làm nghề vàng mã vẫn nhiều lắm. Nhưng vài năm năm trở lại đây người Ðông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Ðông Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.
(sưu tầm http://www.haiduongonline.net/home/c...?contentid=164 )


NDTS


Chữ ký của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
Đứng dậy đi em mặc mẹ đời
Dẫu đời khổ nhục đến mười mươi
Em về điểm phấn tô son lại
Ngạo với nhân gian một tiếng cười...

Tài sản của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-01-2005   #3
Ảnh thế thân của Lý Thám Hoa
Lý Thám Hoa
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 29-02-2004
Bài viết: 307
Điểm: 1139
L$B: 856.423
Lý Thám Hoa đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi lsb_ha son
Đồ gốm sứ:
.... Làng gốm Chăm Bình Đức của Miền Trung với các mặt hàng gốm dùng trong sinh hoạt gia đình như nồi, trả, chum….
Bình Đức không biết tọa lạc nơi nào ở miền Trung? Làng nghề của người Chàm thì lớn nhất và nổi tiếng nhất vẫn là làng Mỹ Nghiệp của Phan Rang. Tuy nhiên, sản phẩm chính ở đây không phải là gốm sứ mà là thổ cẩm.

Trích dẫn:
Thêu
Đà Lạt, thành phố du lịch nổi tiếng còn được biết đến với nghề thêu tranh trên vải . Có câu chuyện kể về chàng thư sinh mua được bức tranh thêu hình thiếu nữ rất đẹp và sinh động, đến nỗi chàng nhìn tranh mơ tưởng đến người đẹp. Và người đẹp trong tranh đã biến thành người thật. Tranh thêu Đà Lạt không biến thành hiện thực nhưng tranh mang được hồn của người và cảnh vật.
Các mặt hàng thêu xuất khẩu như thêu trên áo, gối, khăn trải bàn, màn cửa…hiện rất được khách nước ngoài ưa chuộng. Tại Sài Gòn, khu Đồng Khởi - Nguyễn Huệ rất nổi tiếng với các phố chuyên bán các mặt hàng thêu tay cho du khách.
Đà Lạt có tranh thêu X.Q rất nổi tiếng, sau này có thêm Đà Lạt Sử Quán cũng rất chi là hoành tráng. Sài gòn thì có Khai's Silk xưa giờ vẫn là đại gia trong nghề. Tuy nhiên những hãng này tuyệt đối không phải là làng nghề...

Ai từng đi Tam Cốc - Ninh Bình, ngay tại bến đò xuất phát có 1 làng nhỏ chuyên thêu khăn bàn bán cho du khách và các nơi ... Đó mới là 1 mẫu mực của định nghĩa làng nghề. Tương tự là gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, sứ Đông Triều... dù rằng giờ đây đã bị du lịch hoá đôi chút nhưng vẫn còn giữ được nét truyền thống.


Chữ ký của Lý Thám Hoa
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...

Tài sản của Lý Thám Hoa
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-02-2005   #4
Ảnh thế thân của nhân vô diện
nhân vô diện
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-11-2004
Bài viết: 128
Điểm: 92
L$B: 17.770
nhân vô diện đang offline
 
làng lụa Vạn Phúc : Vạn phúc là một làng nghề thuộc thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây, và được biết đến với câu như sau:" áo lụa Hà Đông". Đây là làng nghề đã có từ rất lâu và nổi tiếng. Với những đôi tay khéo léo, điêu luyện người dân Vạn phúc đã dệt lên những tấm lụa nhiều màu sắc, độc đáo và được nhiều người ưa chuộng....

làng nghề làm nón bài thơ Tây Hồ : nón bài thơ được coi là một trong những biểu tượng về Huế mộng mơ và đã có cả một làng nghề để làm nên cái biểu tượng đó, làng nghề đó nằm bên dòng sông Như Ý, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Những chiếc non nghiêng nghiêng bên dòng sông Hương mang lại cho người xem những vẻ đẹp tuyệt vời của Huế....


Chữ ký của nhân vô diện
Vô Diện Vô Tâm Vô Nhân Ảnh

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-02-2005   #5
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.021
Tiểu Siêu đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi nhân vô diện
làng lụa Vạn Phúc : Vạn phúc là một làng nghề thuộc thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây, và được biết đến với câu như sau:" áo lụa Hà Đông". Đây là làng nghề đã có từ rất lâu và nổi tiếng. Với những đôi tay khéo léo, điêu luyện người dân Vạn phúc đã dệt lên những tấm lụa nhiều màu sắc, độc đáo và được nhiều người ưa chuộng....
...
Chỉ có lụa thôi? Còn sản phẩm gì khác nữa ko NVD?
Tiểu Siêu


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2011   #6
Ảnh thế thân của noikhocuadanong
noikhocuadanong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-12-2011
Bài viết: 19
Điểm: -4
L$B: 1.279
noikhocuadanong đang offline
 
gày 16/12, tại Hà Nội, Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức họp báo về chương trình tổ chức hội chợ Làng nghề Việt Nam sẽ diễn ra tại Lâm Đồng từ ngày 29/12/2011-3/1/2012.

Đây là hội chợ thường niên nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề, ngành nghề nông thôn, tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công, tạo điều kiện phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn.

Tại buổi họp báo, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối, An Văn Khanh nhấn mạnh, hội chợ năm nay được tổ chức nhân dịp Festival hoa Đà Lạt sẽ là điểm nhấn quan trọng góp phần tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sả phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề…

Đặc biệt, hội chợ năm nay được đánh giá có nhiều sản phẩm đẹp hơn so với mọi năm, nhiều sản phẩm thủ công tinh xảo mà nhìn bằng mắt thường không nghĩ là sản phẩm thủ công.

Bên cạnh đó còn có nhiều sản phẩm mới, kiểu dáng đẹp, có giá trị nhưng đảm bảo tính truyền thống có thể tạo hướng phát triển mới cho sản phẩm xuất khẩu, thân thiện với môi trường.

Hoạt động hội chợ Làng nghề Việt Nam năm nay sẽ bao gồm khu trưng bày và bán sản pẩm theo nhóm ngành nghề - vùng nghề. Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm ngành thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng. Khu tôn vinh sản phẩm vòng chung khảo hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam lần thứ VIII. Khu không gian ẩm thực làng quê.

Đặc biệt là Khu trưng bày chuyên đề và thao diễn tay nghề với các chủ đề đặc trưng như khu không gian gốm sứ, đá, đèn và hoa, khu không gian lụa thổ cẩm, khu không gian áo dài hoa và khu không gian quạt, nón lá…/.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:04
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06658 seconds with 17 queries