Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 07-11-2008   #10
Ảnh thế thân của votichsu_ngongan
votichsu_ngongan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-11-2008
Bài viết: 4
Điểm: 1
L$B: 1.412
votichsu_ngongan đang offline
 
Bên cạnh những hạn chế, Đạo Khổng cũng có những ưu điểm chứ, đặc biệt là về phương diện "tu thân". Mẫu hình "người quân tử" của Đạo Khổng chẳng phải là một mẫu người rất đẹp mà xã hội vẫn đang cổ súy sao? Lấy bát mục (cách vật, chí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) làm lý tưởng, coi "hiếu đễ" là gốc của con người, sống có trách nhiệm, có chí tiến thủ, vì mình, vì người, nhưng không quên trung dung, đại đồng, đề cao lễ nghĩa, học hành, coi trọng tình bằng hữu, huynh đệ, luôn quan tâm đến sự ổn định của trật tự xã hội,... thiên hạ giờ tìm đâu những con người như vậy nữa?
(Tiểu đệ thất lễ xin được đóng góp vài lời thiển cận!!!)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-11-2008   #11
Ảnh thế thân của Quân sư
Quân sư
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 19-10-2008
Bài viết: 12
Điểm: 1
L$B: 1.514
Quân sư đang offline
 
Những giá trị về tư tưởng của đạo Khổng trong giai đoạn hiện tại không những bị mai một mà còn được đề cao.Hàng nghìn năm đạo Khổng được sử dụng với một mục đích tối cao là để duy trì trật tự phong kiến.Nhưng phong kiến sụp đổ,rồi trải qua 10 năm "Đại cách mạng văn hóa vô sản" ở Trung Quốc - nơi phát tích ra đạo Khổng - thì Nho giáo vẫn tồn tại.Điều đó khẳng định tính đúng đắn của những tư tưởng đã được đức Khổng Tử đề ra cách đây hơn 2000 năm.Điều đó không còn gì để chối cãi cả.Thậm chí,trong đường lối cải cách Trung Quốc năm 1978, Đặng Tiểu Bình còn coi phục hồi văn hóa Nho giáo - tinh hoa văn hóa Trung Hoa là điều kiện không thể thiếu đề xây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mang đậm bản sắc Trung Quốc.Qua những điều đó cũng có thể thấy rõ tư tưởng Khổng giáo không hề suy tàn.
Nếu sư huynh băn khoăn vì giờ không thấy những người học tư tưởng Khổng giáo thì mong sư huynh nên quan sát kĩ lưỡng hơn một chút.Trong xã hội giờ vẫn có một số lượng rất đông đảo những người đang nghiên cứu và học tập theo những tư tưởng Nho giáo đúng đắn.Hơn nữa,những giá trị tốt đẹp của Nho giáo từ lâu đã ăn sâu vào cách sống,cách nghĩ của con người phương Đông,trong đó có cả người Việt Nam ta rồi.Những biểu hiện trên huynh kể ra giờ nhìn trong xã hội đâu có thiếu.Nếu huynh nhìn lại một vòng cũng chưa thấy ai xứng đáng là học trò của đức Khổng Tử thì mong sư huynh lại lên Lương Sơn.Ở đây có lẽ cũng có rất nhiều huynh đệ,và cả tiểu đệ nữa vẫn đang tiếp thu những giá trị tốt đẹp của Nho giáo.Kính.


Chữ ký của Quân sư
Thế gian kia có chán vạn nghề
Làm thầy,làm thợ,với làm thuê
Chỉ có chú này là vô dụng
Sớm leo lên núi tối chạy về.


Chỉnh sửa lần cuối bởi Quân sư: 07-11-2008 lúc 15:29. Lý do: sai
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2011   #12
Ảnh thế thân của noikhocuadanong
noikhocuadanong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-12-2011
Bài viết: 19
Điểm: -4
L$B: 1.279
noikhocuadanong đang offline
 
Vài nét chấm phá về đạo Khổng



Ai cũng vậy thôi ,muốn đánh giá thì phải đặt mình vào thời của ông
,xem cách giải quyết của ông có giải quyết được những vấn đề của thời
đó không ? ,có là tiến bộ hơn các thời trước không ?
Và nếu sau 10 thế hệ 100 thế hệ sau mà học thuyết ông đưa ra vẫn được
người ta coi là 1 thánh đạo thì phải coi đó là 1 cống hiến lớn cho nhân loại rồi

Từ xưa tới nay ,các học giả tìm hiểu về khổng tử đều dùng cả tứ thư ,kinh thư ,kinh dịch để làm tài liệu
Tuy nhiên chỉ có bộ luận ngữ là đáng tin cậy nhất ,ngoài ra toàn là do học
trò của ông ,người đời sau viết ra mà thôi

Khổng tử là người nước lỗ khoảng năm 551 thọ 73 tuổi
Không rõ ông học của ai ,vì ông suốt đời tự học ,đi đâu cũng học ,thấy
cái gì không hiểu cũng hỏi

Không tử sinh ra là đã vì dân vì nước mà học ,vì dân vì nước mà sống
Ông vì thấy thiên hạ loạn ly ,lễ nghĩa chẳng còn được trọng như trước
nên ra sức đi giúp đời ,nhưng mấy chục năm bôn ba ,chí lớn không có
đất dụng võ ,lại bị kẻ xấu ám hại luôn luôn ,vậy mà ông không nản

Có lần ông và học trò bị quân vây khốn ,lương thực thiếu thốn
Ấy thế mà ,Ông vẫn thản nhiên ngồi đọc sách gẩy đàn
Tử lộ hỏi ông :
Người quân tử cũng có lúc khốn cùng ư ?
Ông đáp : Dĩ nhiên người quân tử có lúc cùng khốn ,tuy cùng khốn nhưng
lòng chẳng sợ hãi ,vẫn vui vẻ an nhiên không khác
Kẻ tiểu nhân khi cùng khốn thì hoảng loạn mà làm càn
Tử cống bảo với ông :
Phải chăng đạo của thầy cao quá .
Mà khi quá cao thì người ta thường hay không với tới được .
Đã không với tới được thì tất sinh lòng chán nản
Đã sinh lòng chán nản thì đạo còn không ?
Thiên hạ không dung nạp được thầy thì nên chăng hạ thấp đạo xuống 1 chút .

Khổng tử đáp :
Này tử cống ,người giỏi nghề nông ,vãi giống rồi những không dám chắc sẽ được gặt
người thợ giỏi tuy làm khéo nhưng không dám chắc là vừa lòng khách hàng
Người quân tử tu tập đạo đức ,giữ gìn nó ,điều chỉnh nó nhưng không thể làm cho nó
được người ta theo .
Này tử cống ,con không chú trọng tu tập đạo đức mà chỉ cầu người ta dung nạp con,
đón nhận con ,ủng hộ con .
Chí của con không xa ,đạo của con không lớn .


Nhan hồi nói : Đạo của thầy cao quá nên thiên hạ không dung nạp được
thầy nhưng thầy cứ theo đó mà làm . Vì sao đạo của thầy không hợp thời
Vì đạo của thầy đề cao nhân lễ nghĩa trí tín ,coi thường của cải danh vọng
xa hoa phù phiếm . Nhưng người thời nay và cả những người đời sau nữa
thử hỏi ai mà không tham tiền bạc ,ai mà không mưu cầu danh vọng
ai mà không phớt lờ tình nghĩa gia đình ,huynh đệ ,bỏ mặc chữ tín cơ chứ
người ta không dung nạp thầy mà thầy vẫn quyết chí giúp đỡ người ta
Ấy là bậc quân tử . Đạo chân chính mà người ta vẫn không dung nạp thì
đó là điều xấu hổ cho thiên hạ .

Ông có tinh thần rất bình dẫn ,không phân biệt giai cấp ,ai cũng dạy ,không
chê bai 1 ai có xuất thân thấp kém
1 người cách đây hơn 2000 nghìn năm mà đã có tư tưởng tiến bộ như vậy
thì người ấy không phải là thánh nhân thì còn là gì nữa đây ?


Ông là người nói nhiều nhất đến tư cách cảu người lãnh đạo
đến bồn phận của họ phải sửa mình luôn ,phải giữ mình trong sạch để
làm gương cho dân
Mình mà chính đáng thì dù không ra lệnh dân cũng theo
mình mà khong ngay thẳng thì tuy ra lệnh mà dân chẳng theo

Đạo của ông ,đến bây giờ ,nào đã có 1 quốc gia nào phấn đấu đẻ đạt được
đâu ?

Người dân thường cứ giữ đúng đạo dân ,đó là hiếu thuận cha mẹ ,
thương yêu anh em ,thân ái với xóm giềng như vậy đã là giúp nước rồi
Vì ngay từ thời bấy giờ ông đã nhận thấy gia đình là nền tảng của xã hội

Ông đề cao đức Nhân như vậy thì Nhân bao gồm những gì ?
Trung thực thôi chưa đủ để làm 1 người nhân
Trong sạch thôi chưa đủ để làm 1 người nhân
Không hiếu thắng ,khoe khoang , chưa đủ để làm 1 người nhân
Nhân bao gồm ngay thẳng ,cẩn trọng ,chu đấo
Cung kính nhưng không khinh nhờn
khoan hậu với mọi người
giữ chứ tín ,và cần mẫn trong công việc
thương yêu mọi người thì mới được gọi là nhân
__________________
Phở là gì ? Phở là hà nội
Hà nội là gì ? Hà nội là Tổ Quốc
dailong is offline Trả Lời Với Trích Dẫn

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:48
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,04873 seconds with 17 queries