Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 06-11-2004   #1
Ảnh thế thân của LSB_Kilua
LSB_Kilua
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 10-09-2004
Bài viết: 428
Điểm: 69
L$B: 5.113
LSB_Kilua đang offline
 
Chén trà trong văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực nảy sinh đồng thời với sự xuất hiện của loài người và ngày càng phong phú theo sự phát triển của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Từ xưa đến nay, loài người đã xây dựng, tích luỹ, bồi đắp được nhiều tri thức sâu sắc, đa dạng và độc đáo chung quanh chuyện ăn uống thường ngày. Ðặc biệt, nghệ thuật ẩm thực CỦA NGƯỜI Á §ÔNG THẤM đượm quan điểm chỉnh thể, lấy sự quân bình âm dương và hoà hợp thiên nhiên làm nền móng, trong đó nghệ thuật thưởng trà là một trong những nghệ thuật ẩm thủy hàng đầu.

Ở VIỆT NAM, TỤC UỐNG TRÀ CÓ TỪ RẤT LÂU ĐỜI. NGƯỜI VIỆT NAM BIẾT ĐẾN TRÀ SỚM HƠN NHIỀU SO VỚI CÁC NƯỚC. THEO MỘT TÀI LIỆU KHẢO CỨU CỦA ỦY BAN KHOA HỌC XÃ HỘI THÌ NGƯỜI TA đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè đã có từ thời kỳ đồ đá sơn vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao 1.000 m so với mặt biển, có một rừng chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Ðã có những kết luận khoa học trong và ngoài nước khẳng định rằng: Việt Nam là một trong những "chiếc nôi" cổ nhất của cây chè thế giới.

Tục uống trà ở Việt Nam rất phong phú. Từ cách uống cầu kỳ cổ xưa đến cách uống bình dân, hiện đại. Thường một bộ đồ trà có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà. Nước pha trà phải là thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách uống trà như "trà dư, tửu hậu", "rượu ngâm nga, trà liền tay", "Bán dạ tam bôi tửu. Bình minh nhất trản trà"...

Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội. Vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao. Nếu người dân vùng khác thích uống trà "mộc" (trà không ướp hương) thì nhiều gia đình Hà Nội xưa lại thích uống trà ướp sen, trà nhài, trà ngâu, trà cúc, trà sói... Ðặc biệt trà sen là một thứ trà quý chỉ dùng để tiếp khách tri âm hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, mỗi cân ướp từ 1000 - 1200 bông sen Tây Hồ và phải là thứ sen chưa bóc cánh với "độ" hương cao nhất. Trà sen loại đặc biệt GIÁ LÚC NÀO CŨNG Ở MỨC 2 - 3 CHỈ VÀNG MỘT CÂN. Ở HÀ NỘI HIỆN CÒN KHOẢNG 30 GIA ĐÌNH LÀM LOẠI TRÀ NÀY.

Ở NÔNG THÔN, NGƯỜI BÌNH DÂN HAY UỐNG TRÀ XANH. §Ó LÀ NHỮNG LÁ chè tươi, rửa sạch, hãm trong nước sôi sủi tăm cá, nước trà thơm dịu, xanh ngắt. Uống trà bằng bát sành, hút thuốc lào và nếu sang hơn, có thêm PHONG CHÈ LAM HOẶC KẸO "CU ĐƠ" XỨ NGHỆ. Ở NGHỆ AN CÒN CÓ TỤC UỐNG "CHÈ GAY", HÁI CẢ CÀNH LẪN LÁ hãm trong nước sôi. Trà được ủ nóng trên bếp than, lúc khát, chắt nước trong nồi ra uống.

Người Việt Nam hiện nay uống chủ yếu là trà xanh sơ chế bằng phương pháp thủ công mà người đời thường gọi là "trà mộc","trà sao suốt" hay "trà móc câu". Gọi là "trà móc câu" vì cánh trà sao quăn giống hình chiếc móc câu. Song người sành trà lại bảo phải gọi là "trà mốc cau" mới đúng vì chè tròn cánh, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Còn "trà sao suốt" là phương pháp sao trà bằng nhiệt, tách nước (giảm bớt thủy phần) bằng tay với ngọn lửa liên tục, đều đặn, không to quá, không nhỏ quá. Người ta sao trà bằng chảo gang. Những thứ trà ngon thường được gọi chung là "chè Thái". Nhưng thực ra, trà bán ở thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn gốc: trà Tân Cương, trà Mạn Hà Giang, trà Vị Xuyên, trà Lục Yên Bái, trà Suối Giàng.... Song trà dù được chế biến, được uống bằng cách nào (độc ẩm, đối ẩm, quần ẩm) vẫn biểu thị một thứ "đạo". " Ðạo trà" Việt Nam thật trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ý. Dù lòng vui hay buồn, dù trời mưa hay nắng, khách cũng không thể từ chối một ly trà nóng khi chủ nhà trân trọng dâng mời bằng hai tay. Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng là một ứng xử văn hóa. Uống từng ngụm nhỏ để thưởng thức hết cái thơm ngọt của trà và cảm nhận hơi ấm của chén trà đủ nóng bàn tay ta khi mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một tâm sự, một nỗi niềm, để bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái, để cảm thấy trong trà có cả hương vị của trời đất, cỏ cây. Dâng trà và dùng trà cũng là một biểu hiện phong độ văn hóa, sự thanh cao, tình tri âm, tri kỷ, lòng mong muốn hoà hợp và xóa đi những đố kỵ, hận thù. Uống trà là một cách biểu thị mức độ tình cảm và học vấn người đối thoại.

Những khía cạnh của văn hóa ứng xử Việt Nam rất phong phú và biểu hiện tập trung nhất ở tục uống trà. Người ta có thể uống trà một cách im lặng và nhiều khi sự im lặng đã ẩn chứa nhiều điều. Người ta có thể xét đoán tâm lý người đối thoại khi dùng trà. Khi đã trở thành một cái thú thì người ta không thể quên nó, vì trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác. Tuy nhiên, trà cũng rất cần sự tiết độ. Người Việt Nam không uống nhiều, uống đặc và cũng không thể uống liên tục suốt ngày. Vì trà là một triết học về sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, sự suy ngẫm và óc tỉnh táo. Trà là một sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử hợp lý với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con NGƯỜI. Ở VIỆT NAM LUÔN TỒN tại một nền văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương.


Chữ ký của LSB_Kilua

Tài sản của LSB_Kilua
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-11-2004   #2
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.021
Tiểu Siêu đang offline
 
Trích dẫn:
...Nước pha trà phải là thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sơm...
Để lấy nước pha trà cho ngon , ngoại trừ lấy những giọt sương đọng trên lá sen , người ta còn có thể hứng lấy sương buổi sớm đọng trên lá cau. Tuy nhiên , lấy được thứ sương sớm ấy để pha trà đã là một điều quý , nhưng nếu ko biết cách trong khi đun nước thì kể cũng như là phí hoài. Muốn nước ko có tạp chất ( có tạp chất trong nước sẽ làm giảm đi khá nhiều vị ngon ) thì người ta chỉ được dùng một loại ấm duy nhất để đun thứ nước tinh khiết ấy , đó là ấm đất.
Nếu Tiểu Siêu ko nhầm thì tài liệu trên đã được dùng trong Tìm về bản sắc Văn Hóa VN của Mr.Thêm.
Tiểu Siêu
***P.S : Hmm ! Tiếc thật , đôi khi có những chủ đề khá hứng thú nhưng...>>> Kilua Nguồn


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2011   #3
Ảnh thế thân của noikhocuadanong
noikhocuadanong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-12-2011
Bài viết: 19
Điểm: -4
L$B: 1.279
noikhocuadanong đang offline
 
hi hoàng hôn bắt đầu nhuộm hồng mặt hồ là lúc các thiếu nữ chèo thuyền ra chọn những búp sen đẹp nhất, lén bỏ vào trong một dúm trà nhỏ. Hôm sau, bình minh còn chưa kịp lên, những dúm trà ướp đầy hương sen đã được cẩn thận mang về. Trà được pha bằng thứ nước tinh khiết hứng từ những giọt sương đọng trên lá sen. Đó chính là thiên cổ đệ nhất trà.

Uống trà là một nét văn hoá lâu đời trong phong tục của người Việt. Từ xa xưa, trà đã được sử dụng hàng ngày như một thứ nước giải khát. Các gia đình trong làng thường luân phiên pha trà mỗi tối để thiết đãi cả làng. Cầm chén trà bên bếp lửa hồng, họ nói những câu chuyện về cuộc sống. Uống trà trở thành cách hun đúc tình làng, nghĩa xóm, làm con người trở nên thân thiện và gẫn gũi nhau hơn. Dần dần, trà trở thành một phương tiện giao tiếp, mở đầu cho những cuộc gặp gỡ, giao đãi người thân, bạn bè, đối tác… Trà giống như một lễ nghi giữ vai trò giao lưu giữa các giai tầng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, đẳng cấp.

Trà Việt Nam được chia thành ba loại theo 3 cách thưởng thức trà khác nhau: trà hương, trà mạn và trà tươi. Trà tươi là cách uống trà cổ xưa nhất của người Việt, có lẽ cũng là cổ xưa nhất trên thế giới. Trà được sử dụng hàng ngày thay cho nước lọc, rất phổ biến trong các gia đình ở miền Trung Việt Nam. Trà mạn là cách uống trà không ướp hương, chú trọng đến tinh thần và cách thưởng trà. Trà mạn có những tiêu chuẩn phức tạp về trà, ấm uống trà, cách pha trà và bạn thưởng trà. Trà hương là trường phái đặc trưng nhất của trà Việt Nam. Đây cũng là loại trà đặc biệt được người dân vùng đất kinh kỳ Hà Nội rất ưa thích. Các loại hoa thường dùng để ướp trà hương là hoa Sói, hoa Ngâu, hoa Cúc, hoa Sứ và hoa Sen. Điển hình nhất cho nền văn hoá trà hương của Việt Nam chính là trà Sen. Người Việt Nam luôn tự hào với công phu tẩm ướp, pha trà và thưởng trà Sen.

Khâu phức tạp nhất nhưng quyết định đến chất lượng của trà Sen là khâu ướp trà. Một cân trà phải dùng đến hơn 1000 bông hoa sen, mà phải là sen ở đầm Đồng Trị, Thuỷ Sứ, làng Quảng Bá, Hồ Tây. Sen ở đây nổi tiếng với những bông to và thơm hơn hẳn những nơi khác. Hoa sen phải được hái trước lúc bình minh. Bông sen còn đẫm sương được tách lấy phần nhụy hay còn gọi là gạo sen rồi rải đều, cứ một lớp trà là một lớp gạo sen, sau cùng phủ một lớp giấy bản. Ướp như vậy 5 – 6 lần, mỗi lần ướp xong lại sấy khô rồi mới ướp tiếp. Công phu hơn là cách ướp trà trực tiếp lên những bông sen trên hồ của các bậc trà nhân cổ.

Có được một ấm trà ngon, thật không dễ dàng, bởi vậy mà cách thưởng trà cũng không thể đơn giản. Người ta thường dùng nước mưa hoặc nước giếng đá ong để pha trà. Thứ nước này thường ít mùi tanh và không lẫn nhiều tạp chất. Cầu kỳ hơn cả, các bậc trà nhân còn sử dụng một thứ nước được hứng từ những giọt sương đêm đọng trên lá sen. Nó được coi là một thứ nước tinh khiết đã ướp hương sen.

Có nước pha trà rồi, người thưởng trà cũng rất kỹ tính khi chọn bộ đồ trà. Theo cách truyền thống, một bộ đồ như thế gồm có 1 ấm, 1 lồng, 1 chuyên, 4 chiếc quân, 1 khay, 1 hoả lò, 2 ấm đun nước bằng đồng tú. Thông thường, một bữa trà thường sử dụng “Nhất tống tam quân” (1 ấm ba chén). Tuy vậy, tối đa người xưa cũng chỉ khuôn lại 4 người dùng trà để hạn chế tạp khách làm mất đi cái tao nhã của bữa trà.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 16:15
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05493 seconds with 17 queries