Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 07-08-2009   #1
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 192.215
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 
Nho Giáo:-"Ngũ Thường" luận lý.

Ngũ Thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Nhất Nhân:

....Chử Nhân không phải tự nhiên được đứng đầu, các bậc hiền triết xưa có cái lý cả. Nhân chính là kết tinh của Ngũ thường, bởi nếu biết giữ chử Tín, cái Nghĩa con người, biết giữ lễ với nhau thì hẳn chúng ta mới hoàn thiện được cái Nhân, nếu mà một trong 4 đạo kia mà chưa giữ vẹn thì quả chữ Nhân cũng khó mà hoàn thiện được.

...Tạm dịch Nhân có nghĩa chính là Nhân ái...Nhân ái không dành riêng cho bất kì tầng lớp nào, kể cả giàu sang hay nghèo hèn đều có thể thi hành Nhân ái. Thật sự rằng, đã là con người thì bao giờ lòng Nhân ái cũng tìm ẩn trong trái tim, Mạnh Tử đã nói : " Nhân chi sơ , tính bổn thiện " . Con người vừa mới sinh ra , ai cũng hiền lương cả . Nhưng Nhân chỉ có thể xuất phát nếu tâm hồn ta trong sạch chớ vướng vào bụi trần làm cho ô uế ra, ta cứ yêu thương đồng loại để mà bao dung, tha thứ và cho đi. Và lịch sử loài người cũng đã ghi lại không ít câu chuyện những bậc cao nhân thi hành "Nhân ái" đáng cho ta phải học hỏi và nể phục. Từ vua chúa đến các bậc hiền triết đã nhiều người đi dùng Nhân nghĩa mà trị quốc cũng như dùng để đối nhân sử thế.

...Tuy vậy, Chữ Nhân mang nhiều ý nghĩa . Nói theo tiếng tượng hình , Nhân có nghĩa là người , đó cũng như lối viết theo chữ Hán - Việt xưa . Nhân còn có nghĩa là lòng từ ái bao dung , độ lượng và thương người . Trong Vovinam ta , chữ Nhân là đức tính đầu tiên trong 12 đức tính mà môn sinh Vovinam chúng ta nên và cần phải có ...Nếu đi sâu vào ý nghĩa của chữ Nhân, những câu hỏi đại loại như: "Thế nào là nhân, Nhân có cần đi đôi với bốn đức tính còn lại hay không?", "Có phải giết người hay sát sinh là thiếu lòng nhân?", "Người lính trong chiến tranh phải ra tay tàn sát đối phương có lòng nhân hay không", "Cha mẹ yêu thương lo lắng cho con cái là lòng nhân hay chỉ vì tình yêu phụ tử?",... vố số những câu hỏi ấy khiến người ta khó trả lời được thông suốt nếu không hiểu biết thâm sâu về chữ Nhân. Cũng vì vậy, đôi khi chúng ta thấy một người "bố thí" chút tiền bạc cho kẻ nghèo khó đã vênh mặc đắc ý tự cho mình là nhân đức lắm rồi. Nhưng vỡ lẻ ra cũng chẳng phải?

....Khổng Tử lại có cái nhìn về Nhân thế này: Trong quan niệm của Khổng Tử, "Nhân" không chỉ là "yêu người", "thương người", mà còn là đức hoàn thiện của con người, và do vậy, "nhân chính" là đạo làm người - sống với mình vả sống với người, đức nhân là cái bền vững như núi sông. Với ông, nếu thịnh đức của trời - đất là sinh thành, bắt nguồn từ đạo trung hoà, trung dung thì cái gốc của đạo lý con người là "trung thứ" và đạo đức, luân lý con người là "Nhân", người có đạo nhân là bậc quân tử, nước có đạo nhân thì bền vững như núi sông. Tuy nhiên, trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc đã có nhiều học thuyết phê phán chữ "Nhân" (yêu người) của Khổng Tử. Có người cho đó là giả dối, có người cho đó là nói suông, có người lại cho đó là nguồn gốc của bất nhân, bất nghĩa... Thế nhưng không phải vì thế mà tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử không đi vào lòng của nhiều người đương thời, gây cho họ biết bao sự xúc động và làm cơ sở cho hành động nhân đạo của họ. Thực tế cho chúng ta thấy, "từ đời Hán trở đi, suốt trên hai nghìn năm đạo Khổng được độc tôn, Vua Chúa đời nào cũng ráng áp dụng nó, mặc dầu không đúng. Nó thực tế hơn đạo Mặc, đạo Lão, nhân bản hơn thuyết của Pháp gia". Cũng cần phải nói thêm rằng, trong Luận ngữ, tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử còn bao gồm nhiều đức khác, như: Trực (ngay thẳng, không giả dối), Kính (nghiêm trang, cẩn trọng, cẩn thận trong công việc), Nghĩa, Lễ...

...Cuối cùng, Nhân là chử đúng đàu trong ngũ thường, chúng ta thừa nhận nó thâm thúy, cao sâu khó luận. Nhưng đã có nhiều bậc hiền triết đi tìm chân lý chữ Nhân nhưng hầu hết cũng chỉ tìm cũng chưa hoàn thiện. Chung quy lại Nhân là căn nguyên của Tứ đạo còn lại.
...Thật là "Nhân" muôn hình vận tính, khó mà xét tường tận. Do đó, trên đây là những cái lẽ Nhân cơ bản của đời nếu huynh đài nào bổ sung thì quả là quá vinh dự cho Truy Vân.


Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
8 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Truy Vân vì bài viết hữu ích này:
...::-Cô Long-::... (20-08-2009), MộtTênGọi!?! (18-02-2010), Nắng (13-12-2009), OoozinkuteooO (17-11-2009), sao_phu08 (07-02-2010), TC NGUYỄN (16-08-2009), thiphikhach (08-02-2010), WyXieoBao (07-08-2009)
Cũ 07-08-2009   #2
Ảnh thế thân của HànTuyếtBăng
HànTuyếtBăng
-=[ Lâu La ]=-
Thiên Sứ
Gia nhập: 24-11-2007
Bài viết: 5.171
Điểm: 27
L$B: 5.274
HànTuyếtBăng đang offline
 
Nắm hạt bụi trong tay thật chặt
Giữ cho lòng trọn vẹn chữ tâm
Nhân kia một kiếp thăng trằm
Trăm năm cố vẽ vẫn cần chút duyên./.

Mạo muội

Luận cả ngũ thường nữa cơ à!

Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HànTuyếtBăng vì bài viết hữu ích này:
...::-Cô Long-::... (20-08-2009), MộtTênGọi!?! (18-02-2010), OoozinkuteooO (17-11-2009), Truy Vân (07-08-2009)
Cũ 15-08-2009   #3
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.366
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngũ thường- Chính danh.

Ngũ Thường là phần tư tưởng cuả Khổng Tử(551- 479 trước CN) đứng trên mặt Nhân Sinh Quan mà xét, ông đưa ra học thuyết Chính Danh nhằm ổn định trật tự vốn dĩ bất an trong thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Chính Danh theo Khổng Tử là bằng vào sự vật được tồn tại phải dùng ngôn ngữ để biểu hiện một cách khách quan đó là danh, nhưng danh không thực chỉ có nội hàm và sự vật thì luôn luôn thay đổi nên nội hàm thay đổi theo, nhưng ngôn ngữ biểu hiện thì ổn định do đó danh bị tụt hậu hay lạc lối, nếu danh không thay đổi để bắt kiệp với sự vật thực tại thì không còn chính danh, xã hội tất loạn.

Do đó Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... mô hình chính danh cho con người theo đó để tu thân mà Ngũ Thường- nhân, lễ, nghĩa, trí, tín là một hướng dẫn về phép ứng xử luân lí đạo đức tu thân trong xã hội Nho giáo.

Ngũ thường ở đây không đơn giản trong lẽ đạo đức thường của 5 phép: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mà còn thâm thúy nằm trong ngũ thường luận về quân thần, phụ tử, huynh đệ, phu phụ và bằng hữu. Như vậy trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử ngũ thường chính là ngũ luân là căn bản cơ sở như một nhân tố, trong đó bốn điều sau vẫn còn có giá trị, trong khi quân thần đã mất đi phần ý nghĩa vì thời thế thay đổi, tuy nhiên nếu lồng vào quân thần bằng ý nghĩa thời đaị suy rộng trong quan hệ liên đẳng thượng/hạ cấp trên bình diện tương kính…thì vẫn có ý nghĩa áp dụng được.(ct)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
...::-Cô Long-::... (20-08-2009), MộtTênGọi!?! (18-02-2010), nguyentu (02-01-2010), OoozinkuteooO (17-11-2009)
Cũ 19-08-2009   #4
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.366
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngũ thường-..."Nhất Nhân" (tt)

Học thuyết Khổng Tử ra đời cách đây hơn 2.500 năm đã được tồn tại với thời gian cho đến nay, giá trị của nó về mặt lý luận thực tiễn kinh qua sự phát triển của Nho giáo về nội dung, tính chất… vai trò lịch sử của nó phải là một đề tài hấp dẫn cần nghiên cứu.

Bài viết này xin góp thêm tiếng nói về một khía cạnh mang tính tích cực, đó là tư tưởng "Nhất Nhân" trong học thuyết của Khổng Tử mà chủ đề đã có ý nêu ra .

Khái niệm Nhân trong 5 phép “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” ở thuyết ngũ thường đuợc để ở hàng đầu và được đề cập đến nhiều nhất(109 lần) so với 4 phép còn lại. Như vậy cũng có thể nói chữ Nhân này rất quan trọng, vả lại nếu xét thời đại Khổng Tử, thời Xuân Thu, lịch sử thời ấy là chiến tranh liên miên giữa các chư hầu tranh bá đồ vương…, các kẻ sĩ tranh nhau đưa học thuyết này học thuyết nọ mục đích ổn định xã hội và cũng là cách kiếm công danh sự nghiệp của trai thời loạn, Khổng Tử cũng không ngoại lệ.

Theo học giả Nguyễn Hiền Lê, thì sách Luận Ngữ ra đời vào khoảng 70 hay 80 năm sau khi Khổng Tử qua đời, sách trước tác là do các môn sinh ghi lại lời dạy trong những lần thuyết giảng của ông, với thời gian lâu như vậy phần khả tín về độ chính xác có thể đặt câu hỏi, vì người đời sau khó thể nhớ hết những gì ông nói, chưa kể việc thêm thắt theo ý riêng mình, có lẽ vì lý do này nhiều nhà nghiên cứu cho là Nhân không phải là nội dung cơ bản của Luận ngữ và là tư tưởng chủ đạo của Khổng Tử mà là lễ hay hợp lại nhân&lễ mới phải. Vấn đề này có thể bàn sau.

Trở lại vấn đề, như bàn trên, ta có thể xem chữ Nhân kẻ sĩ muốn dùng đạo của mình để cải tạo xã hội bất ổn của thời Xuân Thu và Khổng Tử cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Suốt cuộc đời mình, Khổng Tử luôn quan tâm tới vấn đề này. Nghe Ông tâm sự: "Hồi 15 năm tuổi ta để hết tâm trí vào sự học (đạo), 30 tuổi biết tự lập chí tiến lên con đường đạo đức, 40 tuổi rõ thông, 50 tuổi biết mệnh trời, 60 tuổi vâng theo mệnh trời, 70 tuổi theo lòng muốn của mình mà không sai phép (Ngô thập hựu ngũ, nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri Thiên Mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập tùng tâm sở dục nhi bất du củ)".

Những lời tâm sự nói về mình trên của Khổng Tử, cho thấy người suốt đời học không chán, dạy người không biết mỏi, luôn luôn chỉ muốn đem cái đạo của mình ra giúp người và giúp đời ổn định trật tự xã hội, mưu cầu hạnh phúc dân sinh, quốc kế, thì đó phải là người có lòng nhân rộng lớn khôn lường…

(tt- bàn chữ Nhân.)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
...::-Cô Long-::... (20-08-2009), MộtTênGọi!?! (18-02-2010), nguyentu (02-01-2010)
Cũ 05-09-2009   #5
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.366
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngũ thường-..."Nhất Nhân" (tt)

Như bàn trên, ta thấy Nho giáo(Khổng giáo) chính là một học thuyết chính trị do Khồng Tử đưa ra mong ổn định trật tự xã hội của thời ông, lấy đạo đức, triết lý xem như một tôn giáo để xây dựng một xã hội thịnh trị.

Quan niệm Nhân của Khổng Tử:

Đứng trên quan niệm triết lý, đạo đức và tôn giáo của Khổng Tử, thì phép Nhân đây là Nhân trị mà cốt lõi là cai trị bằng tình người, là yêu người, coi người như bản thân mình (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân(luận ngữ)", trên phương diện này hoàn toàn cảm tính một chiều vì theo đó thì:
-Cái gì mà bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì đừng đem vấy cho người và ngược lại cái gì mình muốn thì hãy đem cho người .
-Khi mình có công danh địa vị thì hãy san sẻ với người khác để họ có công danh địa vị như mình…
Như vậy nếu Nhân trị áp dụng được nó sẽ đưa đến đại đồng ai cũng như ai vì tình người trang trải không cần phải dùng Pháp trị, xã hội yên ổn tự nhiên hợp vào đại ngã của vũ trụ, đó là một triết thuyết có rất nhiều mâu thuẩn vì thời ông, quốc gia phân tranh, xã hội chia rẽ đến tột cùng, thì cái Nhân trị đem ra thực hiện được cái chi đây?!, chẳng qua chỉ làm trò cười và làm mất nước mà thôi. Đã nhiều vi vua thực hiện cái phép Nhân này, kết quả thua trận vong quốc, và vì vậy suốt đời Khổng Tử ông chỉ ôm một mớ lý thuyết nói để nghe cho sướng tai nhưng khi đem thực hành chẳng đi đến đâu cả, do đó dầu có biện thuyết mấy đi nữa, trong lúc sinh thời Khổng Tử cũng không ai dùng. Bôn ba đến khi về già ông hiểu đạo của mình suốt đời theo đuổi bị thất bại. Trong sách Luận Ngữ ông đã thổ lộ về đạo mình như sau: "Chim phượng chẳng đến, bức đồ chẳng hiện trên sông Hoàng Hà, ta hết hi vọng rồi".

Sự tiên đoán của Khổng Tử về đạo mình bị thất bại đã xảy ra theo sau việc “Đốt sách chôn học trò” của bạo đế Tần Thủy Hoàng năm 246 trước công nguyên, 200 năm sau Khổng Tử qua đời, và Tần đế cho áp dụng chính sách cai trị hoàn toàn bằng pháp trị độc đoán, trái ngược hẳn với các chủ trương Nhân trị của Nho giáo. Đến đây coi như Nhân trị không còn ở vị trí "đệ nhất" nữa…


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
6 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
...::-Cô Long-::... (04-11-2009), EVE (28-10-2009), MộtTênGọi!?! (18-02-2010), nguyentu (02-01-2010), Tong Giang Nong Fu (04-11-2009), Truy Vân (24-11-2009)
Cũ 28-10-2009   #6
Ảnh thế thân của EVE
EVE
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 20-03-2007
Bài viết: 116
Điểm: 172
L$B: 11.568
EVE đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi TC NGUYỄN Xem bài viết
...
Sự tiên đoán của Khổng Tử về đạo mình bị thất bại đã xảy ra theo sau việc “Đốt sách chôn học trò” của bạo đế Tần Thủy Hoàng năm 246 trước công nguyên, 200 năm sau Khổng Tử qua đời, và Tần đế cho áp dụng chính sách cai trị hoàn toàn bằng pháp trị độc đoán, trái ngược hẳn với các chủ trương Nhân trị của Nho giáo. Đến đây coi như Nhân trị không còn ở vị trí "đệ nhất" nữa…
Tiểu nữ có thắc mắc, theo như TC Nguyễn huynh nói thì sau Tần coi như chữ "nhân" theo nghĩa "nhân trị" của học thuyết Khổng Tử coi như không áp dụng được trong thời ông cũng như về sau. Vậy tại sao cho đến ngày nay trải bao biến đổi học thuyết ấy vẫn ở vị thế rất cao và bao giờ người ta cũng muốn làm sống lại, như vậy lý do nào tạo ra nghịch lý như vậy.

Tiểu nữ xin Nguyễn huynh cũng như các bạn cao minh khác có lời bàn tiếp trước "mua vui sau học hỏi"-

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến EVE vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (03-05-2010), nguyentu (02-01-2010)
Cũ 04-11-2009   #7
Ảnh thế thân của Tong Giang Nong Fu
Tong Giang Nong Fu
-=[ Hộ Quân Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 22-10-2005
Bài viết: 796
Điểm: 381
L$B: 70.210
Tong Giang Nong Fu đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi EVE Xem bài viết
Vậy tại sao cho đến ngày nay trải bao biến đổi học thuyết ấy vẫn ở vị thế rất cao và bao giờ người ta cũng muốn làm sống lại, như vậy lý do nào tạo ra nghịch lý như vậy.
Nó không chỉ sống lại mà còn được zương cao. Đơn jản là bởi nó có lợi, rất lợi cho jai cấp thống trị.

Ngày không xưa chính những kẻ này đã đả fá KT, coi học thuyết này là hủ lậu cản trở văn minh, cần fải loại trừ và thậm chí san bằng mộ Khổng Tử... Nhưng nay khi lý tưởng của chúng trở thành không tưởng và chúng nhận ra chính nhờ thuyết của KT ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người nên chúng còn tại vị. Cho nên chúng đã quay lại đề cao KT, như một thứ chân lý, thực chất là để jữ sự chính zanh cho sự thống trị của chúng.

Zựng zậy một học thuyết cũ, với tam cương ngũ thường, quân xử thần tử... nhằm mục đích biến công zân thành thần zân là một mưu đồ rất thâm hiểm, bá đạo đáng bị lên án và ngăn cấm. Nhưng nếu chỉ áp zụng thuyết này để qua đó fát huy tính tự jác, đạo đức, gương mẫu, kỷ luật... trong một xã hội đầy những học trò tạt acic, thầy jáo gạ tình học sinh, cha con vợ chồng anh em đâm chém, kiện cáo lẫn nhau... Thì là việc rất nên ủng hộ.

Tuy nhiên, thực tế cuộc sống đã chứng minh không chỉ có học thuyết của KT mới khiến con người được là con người. Còn có những thuyết khác thiết thực hơn nếu không muốn nói là thành công hơn. Thế nên tại sao cứ fải mò mẫm trên con đường chưa ai đi mà không đi theo con đường mà thiên hạ đã đi mòn nhẵn rồi? Mà ví dụ sinh động nhất chính là Nhật Bản. Họ đã bỏ âm lịch, bỏ Tết cổ truyền, thoát Á... Vã đã có được nước Nhật hôm nay.


Chữ ký của Tong Giang Nong Fu
Tâm ở Sơn Đông thân ở Ngô
Mấy phen phiêu bạt chốn giang hồ
Sau này cho thỏa lòng mong ước
Mới biết Hoàng Sào cũng trượng phu.
.

Tài sản của Tong Giang Nong Fu
Trả lời kèm theo trích dẫn
6 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Tong Giang Nong Fu vì bài viết hữu ích này:
...::-Cô Long-::... (04-11-2009), MộtTênGọi!?! (18-02-2010), Nắng (14-03-2010), nguyentu (02-01-2010), TC NGUYỄN (04-11-2009), Truy Vân (17-11-2009)
Cũ 10-12-2009   #8
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.366
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Nhất nhân

Khổng Tử sinh vào cuối thời kỳ Xuân Thu, ông là nhà tư tưởng, giáo dục đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, đã đề xướng học thuyết luân lý- đạo đức, chính trị- xã hội và sáng lập học phái Nho Giáo thời cổ kết hợp tình hình chính trị xã hội bất ổn trong thời cuối Xuân Thu.

Học thuyết Khổng Tử đã bị “tam sao thất bổn” vì do các học trò hay con cháu nhớ lời giảng dạy của ông sao chép lại sau gần 100 năm, kể từ lúc ông quá vãng, nằm trong thời Chiến Quốc(403-201). Còn tệ hại hơn nữa là việc “đốt sách, chôn học trò(Nho)” của nhà Tần, hủy diệt hầu hết các sách vở và những truyền nhân ưu tú về Nho học, cho nên những sách vở sau này hầu hết là nguỵ tạo của đám nho sinh còn sót (sau khi nhà Tần sụp đổ) cố nhào nén làm vừa lòng giai cấp thống trị…

Trải qua nhiều thời đại, ta thấy tư tưởng Nho gia nằm ở chữ “Nhân” là trung tâm điểm(như bàn trên), giờ để sáng tỏ bằng cách gợi ý thêm về chữ “Nhân” này.

Với một học thuyết uyên thâm có nhiều người góp phần và xử dụng nó một cách lão luyện đã ăn sâu vào những ý niệm nhiều khi vô căn rất khó có hướng định… cho nên xin hãy xem đây là một lời bàn với... trong tinh thần góp ý học hỏi.

Lại chữ Nhân:

Trong sách Trung dung khổng Tử viết: “Nhân giã, nhân dã, thân thân vi đại(Nhân là người, thân với người thân là trọng hơn cả)”; Mạnh Tử học trò xuất sắc của thầy Khổng, trong thiên “Cáo tử” của sách mình cũng viết: “Nhân, nhân tâm dã(Nhân, ấy là lòng người)” và Đổng Trọng Thư đời Hán đế thì tự giải như sau:”Nhân chi pháp tại ái nhân, bất tại ái ngã(Phép tắc của điều nhân là ở yêu người, không phải ở yêu mình)”.

Xin lưu ý lời giải thích của Đổng Trọng Thư, ta thấy chữ Nhân này nằm ở chỗ “yêu người” còn “chính mình” thì coi như không có!. Đến đây ta thấy có sự chuyển hướng của chữ Nhân theo “pháp” nó khác với chữ Nhân thời “tiền Tần” là tai vì sao?...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), Nắng (13-12-2009), nguyentu (02-01-2010), Truy Vân (10-12-2009)
Cũ 07-01-2010   #9
Ảnh thế thân của Tú_Yên
Tú_Yên
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 29-08-2007
Bài viết: 671
Điểm: 636
L$B: 536.645
Tú_Yên đang offline
 
Chữ "Nhân" ?



Chữ "Nhân" trong Nho Giáo của Khổng Tử



Nếu xét về những khác biệt giữa con người đương đại với con người thời sơ khai. Bỏ qua cái dáng vẻ thanh tú, mỹ lệ hơn về hình hài sau khi trải qua những tiến trình văn minh của xã hội. Có lẽ muôn đời vẫn còn nguyên câu hỏi: Con người, thực chất là ai ?

- Trần Tử Ngang (651-702), thi nhân đời Đường đã từng ngậm ngùi:

"Nhìn phía trước người xưa vắng vẻ,
Ngoảnh về sau quạnh quẽ người sau.
Ngẫm hay trời đất dài lâu,
Mình ta rơi giọt lệ sầu chứa chan."

- Hoặc như Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), cũng ngao ngán, chua xót mà cảm thán rằng:

"Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy,
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau.
Trăm năm còn có gì đâu,
Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì."


Nếu như vậy thì hoá ra kiếp người vô nghĩa lắm sao ?

Theo Khổng Tử:
Con người, cơ bản là loài vật thượng đẳng biết tư duy, mà Đông Phương mệnh danh là "linh ư vạn vật", đã trải qua các quá trình tiến hoá để dần dần trở thành con người tinh khôn (homo sapiens) vào thời kỳ Đệ Tứ Nguyên Đại. Vì vậy trong cuộc sống cộng sinh, con người đã biết thích ứng với nhau, biết chế ngự bản năng man rợ của loài cầm thú để trở nên văn minh và có tính xã hội hơn.

Vậy thì "cuộc tiến hoá" ấy có định hướng chăng ?

- Hơn 2500 năm trước - Khổng Tử, người được mệnh danh là Vạn Thế Sư Biểu 萬世師表 (khuôn mẫu cho vạn đời sau bắt chước), đã từng quan niệm: Trong xã hội, có những hạng người sống thuần bằng bản năng như loài cầm thú: Đó là những người phàm phu tục tử, là những kẻ hạ cấp xét về phương tiện đạo đức phẩm cách. Những kẻ này, theo Nho giáo, đều gọi là tiểu nhân 小人 dù rằng kẻ ấy có chiếm giữ địa vị cao và giàu có trong xã hội chăng nữa.
Nếu tiểu nhân là người thô lậu, sống thuần vào bản năng xấu xa, thì ngược lại, quân tử 君子 là người tiến hóa, biết khắc phục bản thân, hiểu mệnh trời, hiểu đạo lý và biết định mệnh con người là gì.

Những đặc tính của kẻ tiểu nhân thì tương phản rõ rệt với những đặc tính của người quân tử. Nhưng tiểu nhân và quân tử không phải là hai mặt đối lập nhau, không phải là hai cực đoan, mà quân tử là giai đoạn tiến hóa của tiểu nhân. Không có tiểu nhân, thì không có quân tử.
Sở dĩ quân tử và tiểu nhân có sự tương đồng ấy là do họ đều có cái "Thiên Tính" trong người. Cái tính ấy trọn sáng trọn lành, nó hướng đạo con ngưòi làm điều thiện, điều phải. Con người vì bị vật dục che khuất lương tri nên mới có phân biệt kẻ ác người thiện. Nho gia từng nói "Người ta ai cũng giống nhau vì có bản tính lành, nhưng do tập nhiễm thói xấu nên họ mới khác xa nhau" - Cũng chính phát sinh từ ý tính nầy mà tự ngàn xưa đã có câu "Nhân chi sơ, tính bổn thiện" (sẽ mạn đàm sau). Còn Mạnh Tử thì bảo "Cái chỗ con người khác với cầm thú thật không xa mấy. Kẻ tiểu nhân thì bỏ mất sự sai biệt ấy, còn người quân tử thì biết bảo tồn nó".

Rõ ràng, giữa con người và cầm thú phải có sự phân định khu biệt:
- Tiểu nhân đã bỏ qua, không để ý đến sự sai biệt ấy, cho nên vẫn còn đồng hóa mình với cầm thú, và cư xử theo bản năng thấp hèn. Họ thường chú trọng vào "Lợi", kiêu căng hợm hĩnh, chỉ lo trau chuốt bề ngoài, trọng hư danh, thích a dua bè đảng nên luôn tạo mối bất hoà khi chung đụng với mọi người. Tiểu nhân thường dùng lời lẽ ngọt ngào nhưng xảo trá để mong dối gạt người. Họ sợ người khác phê phán nên phải tạo cái vỏ bọc tốt đẹp hầu che đậy lòng dạ xấu xa, chỉ mong gieo điều ác cho người khác
- Người quân tử thì biết bảo tồn cũng như nhận thức rõ sự sai biệt ấy, nên đã vượt lên trên và khắc phục bản năng cầm thú. Họ chỉ chú trọng vào "Nghĩa", hiểu giá trị đích thực của mình (dù ai không biết, không hiểu mình cũng không sao) nên chỉ tự trông cậy vào chính bản thân. Người quân tử lòng dạ thư thái, không kiêu mạn, luôn giữ hoà khí trong cộng đồng, thích làm điều tốt đẹp cho người chung quanh.
Chẳng hạn, trong bản năng ăn uống: kẻ tiểu nhân vì đói và khát có thể làm hại tâm (đói ăn vụng, túng làm càn), nhưng người quân tử thà đói khát chứ không làm điều sai quấy.

Vậy "Nhân" trong học thuyết của Khổng Tử có ý nghĩa như thế nào ? Đã giữ được vai trò gì trong đời sống xã hội trước và sau thời kỳ phong kiến ở Đông Phương ?

Khái niệm "Nhân" trong học thuyết của Khổng Tử được đề cập ở rất nhiều tác phẩm, nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập tới nội dung của khái niệm này trong Luận ngữ (là tác phẩm ghi lại lời bàn luận giữa Khổng Tử và các học trò của ông).


"Nhân" trong Luận ngữ của Khổng Tử


"Nhân" trong Luận ngữ của Khổng Tử là một trong những khái niệm nhận được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau nhất.

Nho giáo được ra đời cách đây hơn 2.500, vào thế kỷ VI trước Công nguyên do Khổng Tử (551-479) sáng lập.
Sự hình thành và phát triền với nội dung sâu sắc, tính chất và vai trò lich sử của Nho giáo luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu lý luận. Qua mỗi bước tiến mới của xã hội thì Nho giáo không ngừng được đề cập, xem xét và đánh giá lại một cách đầy đủ và đúng đắn hơn. Do đó, qua kiểm chứng của thời gian thì giá trị về mặt lý luận và thực tiển của Nho giáo là điều mà chúng ta cần phải quan tâm.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, tác phẩm này do nhiều người ghi và ra đời sớm nhất cũng là sau khi Khổng Tử đã mất chừng bảy hoặc tám mươi năm.

Theo nghĩa sâu rộng nhất: "Nhân" là một nguyên tắc đạo đức, có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù đạo đức khác trong triết học Khổng Tử, quy định bản tính con người thông qua "Lễ", "Nghĩa", quy định quan hệ giữa người và người (từ trong gia tộc đến ngoài xã hội).
"Nhân" đã làm nên một hệ thống triết lý nhất quán, chặt chẽ. Do vậy, đã có người cho rằng, nếu coi các phạm trù đạo đức trong triết học Khổng Tử như những vòng tròn đồng tâm, thì "Nhân" là tâm điểm, bởi nó đã chỉ ra cái bản chất tốt đẹp nhất trong bản tính con người.
"Nhân" cũng có thể hiểu là "trung thứ", tức là đạo đối với người, nhưng cũng là đạo đối với mình nữa.

Theo sự giải thích trong thiên "Nhan Uyên", thì "Nhân" có tính chất bao quát hơn cả.
Trong quan niệm của Khổng Tử: "Nhân" là "yêu người" (Luận ngữ - Nhan Uyên, 21), nhưng đồng thời người nhân cũng còn phải biết "ghét người".
Khổng Tử nói: "Duy có bậc nhân mới thương người và ghét người một cách chính đáng mà thôi" (Luận ngữ - Lý nhân, 3). Như vậy chỉ người có "đức nhân" mới biết "yêu người" và "ghét người".

Thực ra, khái niệm "Nhân" (người) mà Khổng Tử dùng ở đây là để đối lại với "cầm thú". Do đó, đi liền với "Nhân" là các khái niệm: "thiện nhân", "đại nhân", "thành nhân", "nhân nhân", "thánh nhân", "tiểu nhân"...Các khái niệm này nhằm chỉ những con người có tính cách khác nhau, trình độ đạo đức khác nhau.
"Thánh nhân" là người có đạo đức cao siêu, "tiểu nhân" là người có tính cách thấp hèn.
"Nhân" ở đây là chỉ con người nói chung và "ái nhân" là yêu người (yêu bất cứ người nào, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội của họ).

Coi "Nhân" là "yêu người" nên trong Luận ngữ, Khổng Tử đã dành không ít lời để nói về đạo làm người.
- Sửa mình theo lễ là nhân. Ngày nào cũng khắc kỷ phục lễ, sẽ khiến mọi người trong thiên hạ tự nhiên cảm hoá mà theo về đức nhân. Vậy nhân là do mình, chớ không phải do người (Luận ngữ, Nhan Uyên, 1).
- Những cái gì mà mình không muốn, thì đừng đem thi hành cho người khác - đó là đức hạnh của "người nhân" (Luận ngữ, Nhan Uyên, 2).
- Khi ở nhà thì giữ diện mạo cho khiêm cung, khi làm việc thì thi hành một cách kính cẩn, khi giao thiệp với người thì giữ đức trung thành, như vậy là người có "đức nhân" (Luận ngữ, Tử Lộ, 19).

Người nhân trong quan niệm của Khổng Tử còn là người phải làm cho năm điều đức hạnh được phổ cập trong thiên hạ: đó là: Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ.
Ông nói: "Nếu mình nghiêm trang cung kính thì chẳng ai dám khinh mình. Nếu mình có lòng rộng lượng thì thu phục được lòng người. Nếu mình có đức tín thật thì người ta tin cậy mình. Nếu mình cần mẫn, siêng năng thì làm được công việc hữu ích. Nếu mình thi ân, bố đức, gia huệ thì mình sai khiến được người" (Luận ngữ, Dương Hoá, 6).
Không chỉ thế, người nhân, theo Khổng Tử, còn là người mà "trước hết phải làm điều khéo, rồi sau mới đến thu hoạch kết quả" (Luận ngữ, Ung dã, 20), và "người cứng cỏi, can đảm, kiên tâm, quyết chí, chất phác, thật thà, ít nói thì gần với nhân" (Luận ngữ, Tử Lộ, 27).
Với Khổng Tử, chỉ có người nhân mới có thể có được cuộc sống an vui lâu dài với lòng nhân của mình và dẫu có ở vào hoàn cảnh nào, cũng có thể yên ổn, thanh thản. Do vậy, theo ông, người nhân "bậc quân tử không bao giờ lìa bỏ điều nhân, dẫu chỉ trong một bữa ăn. Người quân tử không bao giờ ở sai điều nhân, dẫu trong lúc vội vàng, ngay cả khi ngả nghiêng, cũng vẫn theo và giữ trọn điều nhân" (Luận ngữ, Lý nhân, 5).

Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của Khổng Tử, "Nhân" không chỉ là "yêu người", "thương người", mà còn là "đức hoàn thiện" của con người.
Do vậy, "Nhân" chính là đạo làm người - sống với mình và sống với người, đức nhân là cái bền vững như núi sông. Với ông, nếu thịnh đức của trời - đất là sinh thành, bắt nguồn từ đạo trung hoà, trung dung thì cái gốc của đạo lý con người là "trung thứ", và đạo đức, luân lý con người là "Nhân" - Người có đạo nhân là bậc quân tử - Nước có đạo nhân thì bền vững, trường tồn.

Để hiểu rõ hơn về tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử, ta cần so sánh Nho giáo với tư tưởng Kiêm ái của Mặc Tử và tư tưởng Từ bi của đạo Phật.

- Người Nhân trong quan niệm của Khổng Tử, phân biệt mình và người, coi trọng đạo đức, chú ý phần thiện trong bản tính con người. Còn tư tưởng Kiêm ái của Mặc Tử thì xem ai cũng như mình, không phân biệt thân - sơ, chỉ chú trọng đến sự cứu giúp vật chất, chú ý đến "giao tương lợi".
- Tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử cũng khác xa tư tưởng Từ bi của đạo Phật.
Phật thương người và thương cả vạn vật, luôn u buồn vì sự mê muội của con người, luôn tìm cách giải thoát mọi sinh linh ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Còn đạo Khổng tìm mọi cách giúp cho con người sống một cuộc sống vui vẻ hơn, có nghĩa lý hơn và tìm kiếm hạnh phúc ngay trên cõi trần (thực tế) chứ không phải ở trên cõi niết bàn (mơ hồ).

Chính vì vậy, ngay cả khi tư tưởng từ bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo du nhập và có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của con người Đông Á, thì nó cũng không thể thay thế được vai trò của đạo Khổng.

Có thể nói "Nhân" của Khổng Tử là tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu nhất trong lịch sử các nước Đông Phương.

Ngày nay, chế độ xã hội đã khác trước, nhưng tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử vẫn còn đầy đủ ý nghĩa.
Những người nghèo khó, đói rét, cô đơn, bất hạnh, luôn rất cần đến sự quan tâm, thông cảm, giúp đỡ của người khác và của cả cộng đồng.
Trong xã hội luôn có nhiều mối quan hệ hổ tương lẫn nhau. Nếu mỗi người đều biết quan tâm, nhường nhịn và hỗ trợ người khác thì không những cuộc sống bản thân của họ yên ấm, hạnh phúc, mà cả cộng đồng cũng gắn bó, bền vững và sẽ có nhiều điều kiện để khắc phục những chuyện thương tâm, xảy ra ngoài ý muốn.

Khi xã hội loài người đang trong quá trình toàn cầu hoá, phấn đấu để thế giới trở thành "ngôi nhà chung", thì chúng ta càng cần phải xích lại gần nhau, tạo ra những tiền đề cơ bản để có thể xây dựng một ngôi nhà chung mang sắc thái mới, đó là: đa sắc tộc, đa tín ngưỡng, đa văn hoá và trên hết là có một tinh thần bao dung, thân ái và đoàn kết.

Có thể nói, phạm trù "Nhân" của Khổng Tử đã ra đời trong thời đại phong kiến, mang sắc thái của xã hội phong kiến, có những điều không còn phù hợp với xã hội ngày nay, nhưng việc tìm hiểu và rút ra những "hạt nhân hợp lý" của đạo Khổng, vẫn là việc mà chúng ta nên làm và cần làm.

* Tóm lại, chữ "Nhân" của Khổng Tử có nội dung hết sức phức tạp.
Vậy thì "Nhân" là khái niệm đạo đức chỉ phẩm chất tất yếu và cần có của người quân tử.
Phẩm chất đó được nhìn nhận từ hai mặt: đối với mình và đối với người.
- Đối với mình phải trong sạch, không nghĩ và không làm điều xấu, điều ác, phải giữ đúng lễ và vươn lên không ngừng. Theo cách nói của các nhà nho là phải "Tu thân" theo các tiêu chuẩn: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín để có thể "Tề gia - Trị quốc, - Bình thiên hạ".
- Đối với người, phải thương yêu người "Phàn trù vấn nhân" ("ái nhân" - Nhan Uyên), phải giúp người thành đạt như chính mình "Phù nhân giảm kỷ dục lập nhi lập thân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân" (Ung dã), phải tránh cho người khác những điều chính mình cũng không muốn "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" (Nhan Uyên).
Mình muốn thì cũng giúp người khác thông đạt, đó là "trung" - Mình không muốn thì cũng tránh cho người khác, đó là "thứ" - "Trung thứ" chính là "Nhân" vậy.

- Chủ nghĩa "nhân đạo" của Phương Tây nghiêng về quyền lợi con người.
- Chữ "Nhân" Phương Đông nghiêng về trách nhiệm con người.
Nói đến chữ "Nhân", Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh đến sự an phận mà không oán trách (đối với người dân) "Tại bang vô oán, tại gia vô oán" (Nhan Uyên). Phải chống lại sự hiếu thắng, khoe khoang, oán giận, ham muốn "khắc phạt, oán, dục, bất hành yên, khả dĩ vi nhân hỹ" (Hiến vấn).

- Người quân tử học đạo thì biết thương người, kẻ tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến: "Quân tử học đạo tất ái nhân, tiểu nhân học đạo tất dị sử" (Dương Hóa).
- Dân có thể làm cho họ theo con đường của ta, không thể làm cho họ biết đó là gì: "Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi" (Thái Bá).

Như vậy: : Nhân chính là "đạo đức - đạo làm người", là "phẩm chất tất yếu cần có của người quân tử", là "nhân phẩm cơ bản" để có thể thực hành Nghĩa - Lễ - Trí - Tín...



* Trà Vinh, ngày 05-01-2010


Chữ ký của Tú_Yên

Tài sản của Tú_Yên
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Tú_Yên vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), TC NGUYỄN (07-01-2010), Truy Vân (23-01-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:51
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11212 seconds with 15 queries