Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-07-2013   #1
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.387
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Huyền thoại hóa…

Những nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Á châu thường có nhiều huyền thoại bao quanh do chính họ tạo ra hay các thuộc hạ thân tín vẽ vời để tăng cường uy tín trong lòng dân, vì với nền văn hóa hàng ngàn năm u tịch trong một bối cảnh dẫy đầy giáo mị xủng động của đám đệ tử lợi dụng kiếm ăn của Tam Giáo (Khổng-Lão-Phật), đã đưa xa chủ thuyết có tính triết, khó hiểu… cho nên những gì thuộc phần mê- tín-dị-đoan là cỏn lưu lại trong dân gian truyền từ đời nầy sang đời khác thành những vết hằn trong lòng con người bình dân lâu dần có nhiều điều vô lý trở thành thực thể không bứt ra khỏi trí tưởng con người.

Những người có bản lãnh trong bất kỳ lãnh vực nào ( chính trị, văn hóa, kinh tế…) đều lợi dụng để đánh bóng mình bằng những huyền thoại, nhất là trong lãnh vực chính trị, xưa xa lắc bên Tàu như Hán Cao Tổ “chém mãng xà…” chấn đường khi khởi nghĩa diệt Tần, hay VN “ Lê Lợi vi quân Nguyễn Trải vi thần” trên những là trôi sông khi chống nhau với quân Minh… , họ đã thành công nhờ vào lòng mê tín của quần chúng… giờ ta đọc lại những chuyện người xưa làm, ta chỉ có khâm phục những trí cơ như vậy, vì “ cứu cánh biện minh phương tiện “, trong một tình huống nào đó những thủ đoạn cần phải thực thi triệt để đạt được mục tiêu tối thượng là nắm lấy quyền lực… trên căn bản đó dùng văn hóa dân tộc để khích, vận động cho cuộc đấu tranh tự cho là chính nghĩa trong từng thời kỳ là việc làm phải có, khi ta bàn cải nên đặt mình vào thời điểm đó để châm chước đỡ đi phần nào chủ quan thời đại…

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có lẽ là cuộc kháng chiến hào hùng mang đầy tính lãng mạn khi khởi đầu, thành phần nòng cốt lãnh đạo là lớp trí thức thanh niên tây học được mệnh danh là Tiểu Tư Sản (TTS), và sau nầy họ bị “trầy vi tróc vảy” cũng vì hai chữ giai cấp gán cho họ… chuyện nầy sẽ bàn sau khi có dịp, giờ xin chỉ nhắc sự xuất hiện dòng thơ của các TTS làm ra trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, và giới hạn ở đây, vì đây có lẽ là nguồn thơ tạo nhiều cảm nhận thi vị nhất cho người thưởng ngoạn.

Là kẻ hậu sinh, nhưng khi đọc thơ của thời kỳ chống Pháp, thử ráng đặt mình vào vị thế của các Kinh Kha diệt bạo nầy, và tìm ra nguồn cảm hứng nào họ theo đuổi và vì đâu cho đến nỗi quên cả thân mình dám hy sinh dẫu là đối diện với nghiệt ngã phi lý bất công dành cho họ sau nầy…

Mạo mụi xin đưa ra nguyên bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu mà QC có tích đoạn và thử tìm hiểu tâm tư tình cảm của người lính lúc bấy giờ.



Đồng chí - Chính Hữu

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi vốn người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đên rét chung chăn, thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặt tới
Đầu súng trăng treo.


Khi viết bài thơ nầy có lẽ là do một cảm xúc ngẫu nhiên thôi thúc trong lòng người thanh niên trí thức của thời ấy, họ là con nhà giàu có quyền quí trong thời kỳ Pháp thuộc, được học hành để ra làm việc cho nhà nước bảo hộ, cái học ru ngủ cho bả vinh hoa phú quí, đã làm họ chán nản không có hướng đi, thì cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước đã khích tính lãng mạn của người TTS, cũng như bao thanh niên khác họ nhảy xô vào, không suy nghĩ không đắn đo… đi vào lửa đạn mục đích duy nhất là vì dân diệt bạo… còn chuyện “chính trị, chính em…” tính sau.

Tính lãng mạng của con người TTS thời đại nó hiển hiện qua từng câu thơ tả nỗi khổ của người chiến binh của thời kháng chiến đầu tiên, mọi trang bị thiếu thốn hầu như phải tự lực tư cường, sư tiếp vận quân lương hầu như không có, vì đây là cuộc “tiêu thổ kháng chiến” mà toàn dân đồng lòng gánh chịu, thì tự hỏi sự thiếu thốn của người chiến binh thời ấy chỉ là sự tôi luyện ý chí sắt đá của những người trai tư bốn phương trời không hẹn hò nhưng cùng chung lý tưởng đã tụ hội không ngờ gặp nhau.


Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi vốn người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.


Sự sác cánh bên nhau trong cuộc chiến trường kỳ với kẻ địch đầy đủ phương tiện, thì kháng chiến quân phải dùng du-kích-chiến, nên lẫn lộn với dân và vậy là kéo nhân dân vào một cuộc kháng chiến toàn diện, cho nên việc đói rách thiếu thốn nó đòi hỏi một sự chịu đựng ngoài sức tưởng tượng mà chỉ có tinh thần cao độ của một việc làm đầy chính nghĩa mới có thể giải đoán được. Do đó các Vệ Quốc Quân(VQQ) thời ấy chính họ là dân do nhân dân đùm bọc hình thành một cuộc chiến đấu liên hoàn- dân quân - trên mọi bình diện… và thơ là nguồn cảm hứng đầy lãng mạn trong cái cùng khổ đó đầy tình nghĩa thân thương đồng chí chân chính .


Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đên rét chung chăn, thành đôi tri kỷ
Đồng chí!


Đồng chí nhà thơ hạ thật tài tình, chỉ có tri kỷ mới có thứ tình nầy còn ngoài ra như ngày nay người ta lạm dụng gọi nhau thì chỉ làm tổn thương mà thôi…

Khi hạ dòng chữ Đồng chí lửng lơ như vậy là do sự khích động của tình cảm sâu đậm bộc phát tự cõi lòng khi thấy bạn mình đứng bên, quần áo rách tả tơi, chân trần… cười thản nhiên mặc dầu trời đang buốt giá và mình thì sao… trong cái cảnh ngộ như thế nếu không có một chân-lý-tưởng vô bờ thì không bao giờ chịu đựng nỗi để đứng chờ giặc đến và trong cõi mơ màng tê lạnh trong dòng tư tưởng “ tạch tạch sè sè “ (biệt danh miệt thị gán cho những người TTS tong cuộc đấu tranh giai cấp…) không lột bỏ được cái tính phóng khoáng khi gặp chuyện thì không biết “ trời trăng mây nước…” là gì!..., đây cũng là đặc tính đã góp công sức rất lớn của những con người hào hoa ấy, đến nay đọc lại những bài thơ sáng tác cho những ngày kháng chiến đầu tiên ta có thể cảm nhận một tấm lòng đôn hậu đầy nhân bản của con người trong cái chân thiện mỹ hướng về nước non tạt dạ ghi lòng, như một Kinh Kha sang Tần, một mũi dao đâm toạt tay áo Tần Vương rồi sao thì không cần thiết...

Và đúng vậy, những con người TTS ấy họ phải trả cái giá rất đắt cho cái lãng mạn mà họ đeo mang… , nhưng không ai không công nhận một điều, họ là chứng nhân sống cho kẻ hậu sinh thấy được cái nghiệt ngã của một thời giao động lich sử còn lưu lại dấu ấn đến hôm nay…

Dòng đời vẫn cứ đi qua, nhưng mảnh trăng treo đầu súng của đôi bạn bên nhau trong Khu rừng âm u Việt Bắc?... giăng giăng móc sương mù vẫn hiện đi về trong trí tưởng… một cõi mộng mơ thật đẹp của ngày xa xưa ấy…, trên sáu mươi năm rồi vẫn còn vang vọng đâu đây !


Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặt tới
Đầu súng trăng treo.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Nhất Chi Mai (08-08-2013)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 01:20
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,04732 seconds with 16 queries