Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 09-04-2008   #1
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.316
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Rượu thơ mình lại với mình...

.
Khề khà

…khề khà quên đời Thơ và rượu tự xưa đến nay như cặp bài trùng nếu thiếu một thì dường như chưa đủ…, hay nói khác hơn trong thơ mất đi một khía cạnh “ triết lý nhân sinh “, mà con người trong cái sầu vạn đại của kiếp người bị ứ đọng thì lấy đâu tiết ra… chỉ có rượu nó huyền hoặc dễ trở thành tri kỷ như đối với chinh nhân, khi mà cuộc sống trở nên bèo bọt tan biến lúc nào không biết, sự có không đó, chỉ có men rượu là người bạn đường tri ngộ làm lướt nỗi nhớ gia đình, vợ con, người tình , bạn bè…, và trong cơn say chập chờn mới thốt ra:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm, tì-bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa-trường, quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh-chiến kỷ nhân hồi

(Lương Châu từ- Vương Hàn)

( Rượu ngon rót chén dạ quang
Tỳ bà trổi thúc uống tràn mau đi
Sa trường say khướt nằm lì
Cười ư ?- chinh chiến mấy khi trở về!)
(TC- N dịch)
Đời Đường xảy ra nhiều binh biến (như loạn An Lộc Sơn… ), trong tao loạn con trai phải ra lính và tạo bao nỗi buồn cô phụ, bài ca (từ) Lương Châu là hình ảnh của chinh nhân lấy rượu chén sầu khuây!

Không phải chỉ Vương Hàn mà các thi sĩ trong đời Đường tính khoảng 2200 thi nhân hầu hết ai cũng đều uống rượu đề thơ hằng ngày, những nhà thơ nổi tiếng “hũ chìm” thời ấy phải kể Lý Bạch, Giả-Đảo, Đỗ-Phủ…, Họ chếch choáng, chân thấp chân cao xiêu vẹo, dốc bầu mà uống, phẩy bút vung thơ, hơi men choàng ngập không gian khi trẩy qua…triền- miên ngày tháng…, còn lưu lại cho đời sau bao huyền thoại trong sử sách…

Sách Chính ngôn, Vương Định Bảo thời Ngũ-Đại Trung Quốc đã viết : "Lý-Bạch mặc áo cẩm bào, chơi thuyền trên sông Thái-Thạnh (ở huyện Đang-Đồ), ngạo-nghễ tự-đắc, xem như không có ai bên cạnh; nhân say rượu, nhảy xuống nước bắt bóng trăng rồi chết".

Riêng thi-sĩ Giả-Đảo thì cứ đến đêm trừ-tịch mỗi năm, đem tất cả thơ ông làm được trong năm đặt ngay ngắn lên bàn, đốt hương vái lạy tạ ơn trời đất khởi hứng nguồn thơ rồi rót vào ly rượu đầy xong đổ xuống đất và nói rằng: “Đó là nỗi khổ tâm của ta trong suốt năm nay!”, xong rồi ông rót rượu tràn ly uống hết ly này đến ly khác vừa uống vừa ngâm thơ mình cho đến lúc say túy-lúy quên cả đường đi lối về…

Các nhà thơ ở Việt Nam ta cũng không kém gì, Xin các bạn đan cử ra những thi sĩ cũng nòi đồng điệu “ Rượu thơ mình lại với mình / Khi say quên cả cái hình phù du…”, rồi bình cho vui, tại hạ xin bồi tiếp…
.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-04-2008   #2
Ảnh thế thân của Giolanhdaumua_126
Giolanhdaumua_126
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 25-12-2004
Bài viết: 182
Điểm: 136
L$B: 13.163
Giolanhdaumua_126 đang offline
 
Tiểu muội xin góp một ý nhỏ thế này không biết có đúng không nữa. Người Trung Hoa trung cuốn "Văn hóa Trung Hoa về Rượu" có chia ra thành các loại người uống rượu như sau.
1. Uống rượu say để nâng cao cảm hứng và tinh thần, để kích thích tiêu hóa sau đó được làm việc tốt hơn gọi là "Tiên Tửu".
2. Uống rượu say rồi không biết gì cả, không làm được gì hết gọi là "Ngộ Tửu".
3. Uống rượu say ròi phá phách không theo bản tính lương thiện "Nhan chi sơ, tính bản thiện" gọi lag "Cuồng Tửu".
Do vậy thiết nghĩ, trong thơ ca chúng ta luôn thấy thơ và rượu đi thành một cặp như trời sinh. Cái đó là hiện tượng phổ biến, có thể nói đến nhân vật tiêu biểu như Lý Bạch được người đời gọi là Thi Tiên. Hay nói một cách gần gũi hơn một chút là Hồ CHí Minh cũng có một câu như sau:
"Ngụ trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lưỡng tiêu nại nhược hà."
(Trong tù không rượu cũng không hoa....)
Như vậy ta có thể thấy được vai trò to lớn của rượu trong cảm hứng sáng tác thơ ca.

Nhưng cũng nên xét lại. Tố Hữu không lẽ làm bài thơ "Từ ấy" cũng nhờ cảm xúc thăng hoa của rượu. Hay nói một người được xứng danh ngang hàng với Lý Bạch là Đỗ Phủ không lẽ cũng cảm nhận việc đời và nỗi khổ của thế gian thông qua cảm hứng thăng hoa của rượu.
Do vậy, tiểu muôlij như sau: Trong cuộc sống tao nhã, du khách thường mượn rượu sinh tình mà thành thơ. Nhưng với những nhà thơ cách mạng hay cách nhà thơ hiện thực thì rượu là một thứ không cần đến. Vì họ cảm nhận cuộc sống bằng chính trái tim và tấm lòng nhân đạo cao cả của họ.


Chữ ký của Giolanhdaumua_126
Lương Sơn một cảnh sắc trời in,
Bờ lau muôn vẻ rộn xuân về.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-04-2008   #3
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.316
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Nhìn vào phản ứng bên ngoài của những người bị ma men nhập mà người ta chia ra ba loại người uống rượu: tiên tửu, ngộ tửu, cuồng tửu như muội nói, nhưng chung qui cũng do bị ức chế nên mới dùng rượi để tự hưng phấn đời mình và tùy mức độ ý chí của cá nhân người ấy nó xô đẩy ra hiện tượng khác nhau bằng biểu tượng bên ngoài.

Ở đây ta chỉ xét đến vai trò của rượu trong thơ ảnh hưởng đến tâm hồn con người mà ở VN ta không thiếu gì các thi bá nhờ rượu nhả thơ, những bài thơ ấy lưu lại bây giờ đọc đến ta còn cảm nhận được những sâu kín cảm xúc mà con người ở mỗi thời đại…vẽ lại cảnh đời đâu đó có sự tiếp nối không ngừng rung động về một cái nhìn đầy soi rọi…, điển hình các thi bá như:

- Nguyễn Công Trứ
- Trần Tế Xương
- Vũ Hoàng Chương…

Và còn nhièu nhiều nữa, xin các bằng hữu điểm xem…
(Riêng các nhà thơ Cách Mạng thì họ có lý tưởng hướng dẫn, nên rượu chỉ là tác nhân định hướng…nên tự nó phần hồn đã tự trói rồi…)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-04-2008   #4
Ảnh thế thân của Bachtoanphong
Bachtoanphong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 20-04-2008
Bài viết: 82
Điểm: 24
L$B: 3.622
Tâm trạng:
Bachtoanphong đang offline
 
Cool Vũ Hoàng Chương - Thơ rượu?

Chủ đề này hay đấy. Nhưng bạn gắn Vũ Hoàng Chương thi bá với rượu tôi thấy chưa được ổn cho lắm. Vẫn biết rằng Vũ rất nổi tiếng với thơ say, nhưng hãy đọc:

Một trời nâu ngát khói lung lay
Đôi má huyền thơm mọng ý say.

Hay:
Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói
Đưa hồn say về tận cuối trời quên.

Ta có thể thấy người tình của Vũ là Nàng Phù Dung chứ không phải "Nàng men - Người vợ góa lưu linh"

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-04-2008   #5
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.316
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
.
Vũ Hoàng Chương/ Thơ & Rượu

Vũ Hoàng Chương đắm hồn theo ả Phù-dung nhưng không chỉ là một… vì hồn thơ của ông không thể trói buộc theo một hướng nào mà nó tỏa ra muôn chiều, Nường-thơ đến với ông tự nhiên như “thơ với rượu”, ông khề khà ôm chầm Nàng-men đè lên Phù-dung Tiên-tử bỗng trở thành bóng mờ ở hậu cảnh treo hồn ông lửng lơ nhảy múa với Nàng-men thầm thì khẽ bảo:

<Say Đi Em>

Khúc nhạc hồng êm ái
Điệu kèn biếc quay cuồng
Một trời phấn hương
Đôi người gió sương
Đầu xanh lận đận cùng xót thương
càng nhớ thương
Hoa xưa tươi trăng xưa ngọt gối xưa thề
tình nay sao héo
Hồn ngã lâu rồi nhưng chân còn dẻo
Lòng chót nghiêng mà bước vẫn du dương
Lòng nghiêng tràn hết yêu đương
Bước chân còn nhịp nghê thường lẳng lơ
Ánh đèn tha thướt
Lưng mềm não nuột dáng tơ
Hàng chân lả lướt
Đê mê hồn gửi cánh tay hờ
Âm ba gờn gợn nhỏ
Ánh sáng phai pha dần
Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân
Lui đôi vai tiến đôi chân
Riết đôi tay ngả đôi thân
Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió
Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ
Hãy thêm say còn đó rượu chờ ta
Cổ chưa khô đầu chưa nặng mắt chưa hoa
Tay mềm mại bước còn chưa chuếnh choáng
Chưa cuối xứ Mê Ly chưa cùng trời Phóng Đãng
Còn chưa say hồn khát vẫn thèm men
Say đi em say đi em
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt
Rượu rượu nữa và quên quên hết
Ta quá say rồi
Sắc ngã màu trôi
Gian phòng không đứng vững
Có ai ghì hư ảnh sát kề môi
Chân rã rời
Quay cuồng chi được nữa
Gối mỏi gần rơi
Trong men cháy giác quan vừa bén lửa
Say không còn biết chi đời
Nhưng em ơi
Đất trời nghiêng ngửa
Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ
Đất trời nghiêng ngửa
Thành Sầu không.

Trước đó có thể ông vừa thả vòng tay với Tiên-tử và ôm chầm lấy Nàng-men và khi nàng quay ông mòng mòng thì ả Phù-dung kia chỉ còn là “Sắc ngã màu trôi “ ông chờn vờn trong cơn say lẫn lộn đưa hồn ngút ngàn với những thuyền tình không bến đợi chở đầy trăng có Lý- Bạch, Hàn-Mạc-Tử… đan hồn nhảy múa quay cuồng…

Với lời thơ hổn hển dồn dập đầy men nồng, chén trước tiếp chén sau “Rượu rượu nữa và quên quên hết “ để rồi nhập hồn ông vào bóng giai nhân thành nhất thể là khi ông bước vào chốn cùng-cực hư-không, nơi tịnh-chân-như của thi thánh mà ngày xưa Lý Bạch đã ôm Hằng Nga trên sông nước vui vầy...

Nếu bảo ông chỉ có người tình duy nhất là ả Phù-dung thì ta chưa thấy được cái “Thành Sầu không” khi mà “Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân” hiện hữu như một chứng nhân xô đẩy cho “Đất trời nghiêng ngửa “ vì một Trích-tiên đang ngấm men say !...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-09-2010   #6
Ảnh thế thân của vaniva
vaniva
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 05-09-2010
Bài viết: 2
Điểm: 1
L$B: 766
vaniva đang offline
 
Một chút rượu

Sống ở dương gian đánh chén nhè
Chết xuống âm phủ cặp kè kè
Diêm vương phán hỏi ôm chi đó?
Be
Tôi thấy đây mới là rượu đỉnh cao
phải không các pác

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-07-2013   #7
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.316
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Huyền thoại hóa…

Những nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Á châu thường có nhiều huyền thoại bao quanh do chính họ tạo ra hay các thuộc hạ thân tín vẽ vời để tăng cường uy tín trong lòng dân, vì với nền văn hóa hàng ngàn năm u tịch trong một bối cảnh dẫy đầy giáo mị xủng động của đám đệ tử lợi dụng kiếm ăn của Tam Giáo (Khổng-Lão-Phật), đã đưa xa chủ thuyết có tính triết, khó hiểu… cho nên những gì thuộc phần mê- tín-dị-đoan là cỏn lưu lại trong dân gian truyền từ đời nầy sang đời khác thành những vết hằn trong lòng con người bình dân lâu dần có nhiều điều vô lý trở thành thực thể không bứt ra khỏi trí tưởng con người.

Những người có bản lãnh trong bất kỳ lãnh vực nào ( chính trị, văn hóa, kinh tế…) đều lợi dụng để đánh bóng mình bằng những huyền thoại, nhất là trong lãnh vực chính trị, xưa xa lắc bên Tàu như Hán Cao Tổ “chém mãng xà…” chấn đường khi khởi nghĩa diệt Tần, hay VN “ Lê Lợi vi quân Nguyễn Trải vi thần” trên những là trôi sông khi chống nhau với quân Minh… , họ đã thành công nhờ vào lòng mê tín của quần chúng… giờ ta đọc lại những chuyện người xưa làm, ta chỉ có khâm phục những trí cơ như vậy, vì “ cứu cánh biện minh phương tiện “, trong một tình huống nào đó những thủ đoạn cần phải thực thi triệt để đạt được mục tiêu tối thượng là nắm lấy quyền lực… trên căn bản đó dùng văn hóa dân tộc để khích, vận động cho cuộc đấu tranh tự cho là chính nghĩa trong từng thời kỳ là việc làm phải có, khi ta bàn cải nên đặt mình vào thời điểm đó để châm chước đỡ đi phần nào chủ quan thời đại…

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có lẽ là cuộc kháng chiến hào hùng mang đầy tính lãng mạn khi khởi đầu, thành phần nòng cốt lãnh đạo là lớp trí thức thanh niên tây học được mệnh danh là Tiểu Tư Sản (TTS), và sau nầy họ bị “trầy vi tróc vảy” cũng vì hai chữ giai cấp gán cho họ… chuyện nầy sẽ bàn sau khi có dịp, giờ xin chỉ nhắc sự xuất hiện dòng thơ của các TTS làm ra trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, và giới hạn ở đây, vì đây có lẽ là nguồn thơ tạo nhiều cảm nhận thi vị nhất cho người thưởng ngoạn.

Là kẻ hậu sinh, nhưng khi đọc thơ của thời kỳ chống Pháp, thử ráng đặt mình vào vị thế của các Kinh Kha diệt bạo nầy, và tìm ra nguồn cảm hứng nào họ theo đuổi và vì đâu cho đến nỗi quên cả thân mình dám hy sinh dẫu là đối diện với nghiệt ngã phi lý bất công dành cho họ sau nầy…

Mạo mụi xin đưa ra nguyên bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu mà QC có tích đoạn và thử tìm hiểu tâm tư tình cảm của người lính lúc bấy giờ.



Đồng chí - Chính Hữu

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi vốn người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đên rét chung chăn, thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặt tới
Đầu súng trăng treo.


Khi viết bài thơ nầy có lẽ là do một cảm xúc ngẫu nhiên thôi thúc trong lòng người thanh niên trí thức của thời ấy, họ là con nhà giàu có quyền quí trong thời kỳ Pháp thuộc, được học hành để ra làm việc cho nhà nước bảo hộ, cái học ru ngủ cho bả vinh hoa phú quí, đã làm họ chán nản không có hướng đi, thì cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước đã khích tính lãng mạn của người TTS, cũng như bao thanh niên khác họ nhảy xô vào, không suy nghĩ không đắn đo… đi vào lửa đạn mục đích duy nhất là vì dân diệt bạo… còn chuyện “chính trị, chính em…” tính sau.

Tính lãng mạng của con người TTS thời đại nó hiển hiện qua từng câu thơ tả nỗi khổ của người chiến binh của thời kháng chiến đầu tiên, mọi trang bị thiếu thốn hầu như phải tự lực tư cường, sư tiếp vận quân lương hầu như không có, vì đây là cuộc “tiêu thổ kháng chiến” mà toàn dân đồng lòng gánh chịu, thì tự hỏi sự thiếu thốn của người chiến binh thời ấy chỉ là sự tôi luyện ý chí sắt đá của những người trai tư bốn phương trời không hẹn hò nhưng cùng chung lý tưởng đã tụ hội không ngờ gặp nhau.


Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi vốn người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.


Sự sác cánh bên nhau trong cuộc chiến trường kỳ với kẻ địch đầy đủ phương tiện, thì kháng chiến quân phải dùng du-kích-chiến, nên lẫn lộn với dân và vậy là kéo nhân dân vào một cuộc kháng chiến toàn diện, cho nên việc đói rách thiếu thốn nó đòi hỏi một sự chịu đựng ngoài sức tưởng tượng mà chỉ có tinh thần cao độ của một việc làm đầy chính nghĩa mới có thể giải đoán được. Do đó các Vệ Quốc Quân(VQQ) thời ấy chính họ là dân do nhân dân đùm bọc hình thành một cuộc chiến đấu liên hoàn- dân quân - trên mọi bình diện… và thơ là nguồn cảm hứng đầy lãng mạn trong cái cùng khổ đó đầy tình nghĩa thân thương đồng chí chân chính .


Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đên rét chung chăn, thành đôi tri kỷ
Đồng chí!


Đồng chí nhà thơ hạ thật tài tình, chỉ có tri kỷ mới có thứ tình nầy còn ngoài ra như ngày nay người ta lạm dụng gọi nhau thì chỉ làm tổn thương mà thôi…

Khi hạ dòng chữ Đồng chí lửng lơ như vậy là do sự khích động của tình cảm sâu đậm bộc phát tự cõi lòng khi thấy bạn mình đứng bên, quần áo rách tả tơi, chân trần… cười thản nhiên mặc dầu trời đang buốt giá và mình thì sao… trong cái cảnh ngộ như thế nếu không có một chân-lý-tưởng vô bờ thì không bao giờ chịu đựng nỗi để đứng chờ giặc đến và trong cõi mơ màng tê lạnh trong dòng tư tưởng “ tạch tạch sè sè “ (biệt danh miệt thị gán cho những người TTS tong cuộc đấu tranh giai cấp…) không lột bỏ được cái tính phóng khoáng khi gặp chuyện thì không biết “ trời trăng mây nước…” là gì!..., đây cũng là đặc tính đã góp công sức rất lớn của những con người hào hoa ấy, đến nay đọc lại những bài thơ sáng tác cho những ngày kháng chiến đầu tiên ta có thể cảm nhận một tấm lòng đôn hậu đầy nhân bản của con người trong cái chân thiện mỹ hướng về nước non tạt dạ ghi lòng, như một Kinh Kha sang Tần, một mũi dao đâm toạt tay áo Tần Vương rồi sao thì không cần thiết...

Và đúng vậy, những con người TTS ấy họ phải trả cái giá rất đắt cho cái lãng mạn mà họ đeo mang… , nhưng không ai không công nhận một điều, họ là chứng nhân sống cho kẻ hậu sinh thấy được cái nghiệt ngã của một thời giao động lich sử còn lưu lại dấu ấn đến hôm nay…

Dòng đời vẫn cứ đi qua, nhưng mảnh trăng treo đầu súng của đôi bạn bên nhau trong Khu rừng âm u Việt Bắc?... giăng giăng móc sương mù vẫn hiện đi về trong trí tưởng… một cõi mộng mơ thật đẹp của ngày xa xưa ấy…, trên sáu mươi năm rồi vẫn còn vang vọng đâu đây !


Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặt tới
Đầu súng trăng treo.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Nhất Chi Mai (08-08-2013)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 06:22
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07596 seconds with 17 queries