Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Danh môn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Danh môn Bàn luận về các môn phái và nhân vật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 01-09-2008   #46
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.003
m0ney đang offline
 
Thumbs up

23 ."Chỉ dạy võ cho người có tư cách đúng mực, nếu không sẽ có hại cho môn phái và xã hội"



Võ sư Ngô Bông sinh năm 1932, là con duy nhất của một gia đình nông dân nghèo khổ ở xã Nghĩa Điền, huyện Tuy Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Khi còn niên thiếu ông Ngô Bông sớm gặp hoạn nạn phải về sống với ngoại vì cha của ông là cụ Ngô Cưởng bị thực dân Pháp bắt rồi mất tích năm 1941 còn mẹ qua đời sớm.

Vốn gia tộc nội ngoại đều có truyền thống thượng võ, đến năm 11 tuỏi, ông Ngô Bông được hai người cậu ruột là Lê Chót và Lê Thuỳ truyền dạy võ Tây Sơn. Nhớ lại những ngày khổ luyện ban đầu, ông nói : lớp võ mở tại nhà ông nội tôi, từ 5 giờ sáng chúng tôi phải tập hít đất, xà đơn, xà kép, tập nhẩy xa, nhẩy dây, nhào lộn, tập chạy bền ( lúc đầu 2-3 km về sau tăng dần lên hàng chục km), đào hố ( sâu 3 tấc, 5 tấc) tập nhẩy cao, khoảng 6 giờ 30 thì nghỉ để lo việc đồng áng. Đến 5 giờ chiều mới tập kỹ thuật cho đến gần nửa đêm. Đầu tiên 2 cậu dạy cách đứng tấn, học một bộ tấn hết 3 tháng, học hết các bộ tấn hết khoảng 3 năm. Tấn vững rồi mới học bài thảo, kỹ thuật giao đấu. Những bài võ dân tộc hay tôi đã tiếp thu được trong thời kỳ này là Hùng Kê Quyền, Ngân quyền, Khải ất quyền, Bảo Chơn đao, Đoản công trường khúc, Song thương hóa nguyệt, Thanh long kiếm , Hắc long kiếm, Thiên bảo đơn đao. Đến 16 tháng chạp hàng năm, quý thầy kiểm tra các bài bản đã học, giỗ tổ rồi cho nghỉ tết.

Với tinh thần hiếu học, khoảng từ năm 17 tuổi đến năm 40 tuổi, võ sư Ngô Bông vừa làm ruộng vừa luyện thêm võ Thiếu Lâm cùng hai võ sư nổi tiếng của Quảng Ngãi là thầy Bảo Tuy Phong và thầy Lâm Võ. Nhờ vậy ông đã bắt thêm một số bài của Bắc Phái như : Mỹ nữ soi gương, Tiểu lai La Thành, Lộ tam chiến ( đánh 3 mặt), Hắc Hổ du sơn, Mãnh hổ hạ sơn, Hồi sơn kiếm, Thái cực kiếm, Thanh Long đao. Ông cho biết thêm lúc ngoài 20 tuổi, thỉnh thoảng tôi có tham gia võ đài quyền anh, quyền tự do và từng thắng một số võ sĩ thời đanh như : Đinh Hổ ( Campuchia, Đinh Đam (Huế) tại Thị Nghè - Sài Gòn, Trực Hùng, Trực Ninh tại Đà Nẵng. Ngoài 30 tuổi ông Ngô Bông nghỉ thi đấu và mãi đến năm 40 tuổi mới bắt đầu dạy võ cho dăm ba thanh thiếu niên cùng làng. Sau năm 1975, võ sư tạm nghỉ vài năm rồi tiếp tục mở lớp tại quê nhà. Các học trò của ông có kỹ thuật khá tốt (Ngô Ân, Ngô Lâm, Ngô Sĩ, Ngô Ngân, Nguyễn Văn Thiều, Ngô Dung...) từng đoạt huy chương vàng, bạc tại các giải võ cổ truyền Quảng Ngãi hoặc giải vô địch toàn quốc.



Một trong những đặc điểm của võ sư Ngô Bông là chọn và dạy học trò rất kỹ lưỡng vì song song với dạy võ, người thầy phải dạy cho võ sinh cách sống ở đời, do vậy tôi phải tìm hiểu và thử thách võ sinh một thời gia, nếu xét thấy xiêng năng, cần cù, biết vâng lời, chung thuỷ, có tư cách, không tự ái, không bê tha tửu sắc thì mới nhận làm học trò chính thức. Còn không đạt những điều nêu trên tôi rất khoát cho nghỉ vì nếu không sẽ có hại cho môn phái và xã hội. Thế nên lớp võ của tôi đông nhất cũng chưa đến 20 em. Nhớ lại trước kia, quý thầy của tôi dạy dỗ rất chu đáo, theo sát từng người và kèm cặp, uốn nắn ngay từng động tác sai lệch. Sau giờ luyện võ bao giờ cũng giảng giải về đạo lý làm người và y học. Nhờ vậy tôi mới biết chữa trị nội thương, trật đả để giúp học trò và bà con lối xóm. Đối với quý thầy tôi luôn một lòng tôn kính, lúc còn tập võ chúng tôi vẫn thường xuyên phụ gia đình thầy một số công việc đồng áng như làm vườn, dọn cấy, đạp lúa, đốn mía và hầu nước đấm bóp cho thầy nữa.

Võ sư Ngô Bông lập gia đình năm 1958, có 8 người con (4 trai), tất cả đều được học võ. Giỏi võ, bản tính khiêm tốn, hiền hòa và cuộc sống thanh bạch ông có uy tín trong làng võ cổ truyền và được mời tham gia ban cố vấn Liên đoàn VTCT. Trong Hội nghị chuyên môn toàn quốc võ cổ truyền năm 1993, bài Hùng Kê Quyền tương truyền của Nguyễn Lữ, một trong Tây Sơn tam Kiệt do ông nội võ sư truyền dạy được bình chọn vào danh sách các bài võ thống nhất của võ cổ truyền Việt Nam. Một người bạn của võ sư Ngô Bông nhận xét : Anh Bông là con người điềm đạm, tế nhị và sống có tình, có nghĩa. Về võ nghệ anh nắm khá vững bài bản của võ Tây Sơn, di chuyển bộ ngựa rất linh hoạt, có thể khống chế, hóa giải các đòn tấn công của đối thủ. Dù tuổi cao nhưng các động tác đâm, gạt, đỡ thương của anh gọn gàng và nhuần nhuyễn. Anh sở đắc mấy bài thương có giá trị như : Đệ nhất kim thương, Đệ nhị mai hoa thương ... rất cần được bảo tồn. Một huấn luyện viên võ cổ truyền cho biết : thầy Ngô Bông không hề giấu nghề, ai có tâm huyết đều được thầy tận tình hướng dẫn, ông còn có nhiều kỹ thuật đấu dối kháng rất hiệu quả.



Với những đóng góp cho phong trò võ thuật, võ sư Ngô Bông được Uỷ ban TDTT tặng huy chương "vì sự nghiệp TDTT". Sắp bước dang tuổi 80 ông bị lãng tai khá nặng, võ sư vẫn siêng năng ôn luyện võ nghệ mỗi ngày và đủ sức tham gia công việc đồng áng. Đối với võ sư, cốt lõi của việc học võ là " quý hồ đa tinh, bất quý hồ đa" và luôn luôn đi đôi với rèn luyện đạo đức.

Theo vocotruyen.vn

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-10-2008   #47
Ảnh thế thân của superhero
superhero
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 26-08-2008
Bài viết: 76
Điểm: 4
L$B: 4.280
Tâm trạng:
superhero đang offline
 
thanks nhìu ban nho pót them vai bai nua nha......


Chữ ký của superhero

SUPERHERO

Tài sản của superhero
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-10-2008   #48
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.003
m0ney đang offline
 
24. Trận đài oanh liệt !

Khoảng ầu thập niên 60, võ đài cõ cổ truyền tự do ở miền Nam có lối đánh rất phóng túng. Tuy luật có quy định một số điều hạn chế nhưng còn lỏng lẻo. Võ sĩ thượng đài mang bảo hộ hạ bộ, đeo găng tay mỏng, mặc quần đùi, tuy có cân đo nhưng không so bì nhẹ, nặng, thấp, cao, mà chỉ cần đôi bên cùng ký giao kèo thỏa thuận, có sự giám sát của thân nhân, không khiếu nại nếu có trường hợp tử thương theo thể lệ điều hành là đủ. Thời gian thi đấu cho cặp then chốt là 6 hiệp, mỗi hiệp 3 phút, các cặp khác đánh từ 3-4 hiệp. Cái thời mà võ đài cuốn hút quần chúng ở 2 miền Trung và Nam nước ta đã phát sinh nhiều đoàn đấu võ đài lưu động để mãi võ trục lợi.. Trong đó, có đoàn tương đối lớn nhất là đoàn “ Long hổ hội “ do ông Tôn Ngọc Sánh phụ trách. Đoàn có giấp phép tổ chức võ đài lưu động trên toàn các tỉnh phía Nam, trong đoàn gồm đủ các hạng võ sĩ lên đến cả trăm do đoàn thu nhận và đào tạo nuôi dưỡng. Mỗi khi tổ chức tại địa phương tỉnh nào thì đoàn khách và võ sĩ đến tham khảo điều lệ rồi ký cam kết trước 2 ngày. Giải thưởng rất lớn! Tuy nhiên danh dự địa phương lại được xem trọng hơn!

Sau đây chúng tôi xin kể lại một trận võ đài gay cấn và quyết liệt diễn ra tại thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam vào đêm 25/4/1960. Lúc đó Long Hổ hội có cao thủ võ lâm Tôn Ngọc Lực, 40 tuổi, nặng 74 kg, giữ nhiệm thủ đài cho đoàn. Anh có cú đá kinh hoàng hạ thủ đối thủ bằng chiêu thế tối độc, chưa võ sĩ nào thắng nổi một chiêu, suốt 5 năm dài! Ngay tại Quảng Nam, đã 5 đêm rồi, võ sĩ của đoàn và địa phương thi đấu ngang ngửa ở các độ thường, còn độ then chốt thì Quảng Nam thua trắng.

Qua 5 đêm, võ đài thu hút khán giả rất đông, có cả một số tỉnh khác đến, sân bãi tương đối rộng nhưng vẫn chen chân không lọt! Đêm 25/4 là đêm cuối của trận đài, các đêm trước đã có 8 võ sĩ bị trọng thương đưa đi nằm viện. Như thường lệ, để phục vụ, đài vẫn diễn tiến, đến độ then chốt lại xảy ra một tình huống là cả 3 võ sĩ địa phương bị Tôn Ngọc Lực loại ở hiệp đầu. Gần 20 phút trôi qua, bên đoàn Long Hổ hội thì vô tư, thoải mái, còn bên địa phương thì vô cùng xốn xang vì lo lắng và hoang mang.

Bỗng đâu xuất hiện một võ sĩ kỳ cựu trong làng võ Quảng Nam, thượng đài…vái chào khán quả! ( 5 đêm liền chưa có một võ sĩ nào của tỉnh Quảng Nam chịu đòn với họ Tôn đủ 2 phút. Lúc này, võ sĩ Hồ Cập đã 57 tuổi, nặng 57 cân, nghe tin đoàn “Long Hổ Hội” đang “làm mưa, làm gió”, khi dễ đất Quảng Nam không có anh tài, ông bèn cùng một số người làng Châu Bí bơi qua sông Vu Gia đến Ái Nghĩa. Giữa lúc Tôn Ngọc Lực vừa mới đánh trọng thương một võ sĩ, dương dương tự đắc trên sàn đấu thì ông nhún mình vọt lên vòng tay thi lễ…) Nhìn rõ đó là võ sĩ Hồ Cập ( Đại Lộc, Quảng Nam ), tuổi đời đã 57, nặng 56kg ( đúng hạng yêu thích của mình ), trịnh trọng vòng tay báo cáo: “ Tôi là Hồ Cập, đáng ra vì tuổi cao, sức khỏe kém, nghỉ chơi võ đài, nhưng với hoàn cảnh hiện tại, khép tôi vào cái thế “chẳng đặng đừng”, chuốc lấy cái nghiệp trầm kha mà tôi hằng khẳng định…Vì danh dự của tỉnh nhà cùng với lòng tự trọng của con nhà võ, tôi miễn cưỡng xin giao tiếp một vài chiêu với võ sĩ thủ đài “. Đấu trường bỗng nhiên trở nên huyên náovang dội tiếng hoan hô…Trên sàn đài võ sĩ Hồ Cập bái tổ, đoạn cởi y phục đen và bắt tay đối thủ để giao đối. Trận đấu quyết liệt này do võ sư Hà Văn Chương làm trọng tài chính, còn trọng tài phụ là võ sư Trương Khả. Hiệp thứ nhất bắt đầu từ 22h 45 phút – một trận đấu bất đắc dĩ, không cân sức giữa một già một trẻ. Võ sĩ già thì hàm chứa kỹ thuật cổ truyền điêu luyện, sĩ diện của làng võ địa phương mà cật lực tham gia, còn võ sĩ trẻ thì có một thể lực mạnh mẽ, kỹ thuật tân kỳ, cộng thêm cá tính hiếu thắng, kiêu căng.

Hai phút ở hiệp đầu căng thẳng trôi qua với những đòn đánh đá ác liệt, kể cả những đòn “ trên chày dưới thớt “. Võ sĩ Tôn Ngọc Lực áp đảo ông Hồ Cập như một người lớn đánh một trẻ em. Sang phút thứ 3 hiệp 1, bỗng nhiên nghe một tiếng ự rất lớn, liền đó Tôn Ngọc Lực té bật ngửa ra sàn đài ngất xỉu được mang xuống đài câp cứu, mãi 7 phút sau mới tỉnh lại. Về phần võ sĩ Hồ Cập thì cũng vừa cạn sức bởi tuổi đời. Thì ra tiếng ự lớn đó thốt từ võ sĩ Tôn Ngọc Lực trúng phải giò lái trái của võ sĩ Hồ Cập vào chính giữa tim ( Nghịch cước xuyên tâm hay còn gọi là Câu hồn cước là thế võ bí truyền phái Long Xà do võ sĩ Hồ Cập sáng tạo bằng cách áp sát đối thủ và…) Một tuyệt chiêu điêu luyện để quyết định sự thắng bại của trận đài nói trên…… ( Như lời ông kể với chúng tôi sau đó )

Võ Kiều ( Quảng Nam )


Chữ ký của m0ney
Xem các clip võ cổ truyền :

http://www.youtube.com/user/vocotruyenvn

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-02-2009   #49
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.003
m0ney đang offline
 
Lớp Tập huấn võ cổ truyền






















































Chữ ký của m0ney
Xem các clip võ cổ truyền :

http://www.youtube.com/user/vocotruyenvn

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-04-2009   #50
Ảnh thế thân của Funakoshi
Funakoshi
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-04-2009
Bài viết: 6
Điểm: -4
L$B: 1.598
Tâm trạng:
Funakoshi đang offline
 
ừm mình thấy các bác nói gần đúng nhưng võ cỗ truyền của mình củng từ trung quốc truyền qua thôi giờ chia ra nhiều phái khiến cổ truyền bây giờ như đống tơ vò với lại những người luyện đến một mức cao mới thành tài còn lại là mớ cùi lũi chĩa thời đại tên lữa mà còn sách binh khí ra đường chém lộn à


Chữ ký của Funakoshi

Baùch Nhaãn Thaønh Kim
Minh Taâm Thaønh Ñaïo

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-07-2009   #51
Ảnh thế thân của ghitghi
ghitghi
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 04-07-2009
Bài viết: 3
Điểm: 1
L$B: 1.111
ghitghi đang offline
 
hix, ghitghi đây cũng đang học võ cổ truyền
khổ nỗi "mẫu thân" lại ko thích con gái mà đi học võ nên mỗi lần đi học là sợ bị la
nhưng mà người nhà cũng phải bó tay tại thích học quá rồi
khổ nổi người gì mà nhỏ con quá, 15tuổi mà hơi bị 'lùn", ko biết học võ có làm cho chiều cao chậm phát triển ko? nếu ai biết xin trả lời giúp cho!!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-07-2009   #52
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.689
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
an tâm đi bạn

chiều cao phần lớn là do GEN quyết định, nhưng nếu chịu khó tập luyện và ăn uống đúng phương pháp thì có thể cao hơn khoảng 3_7 phân là chuyện bình thường.
Chạy bộ giúp phát triển chiều cao
Lên xà ( HÍT XÀ đơn , kép ) giúp phát triển chiều cao tuyệt vời
Nhưng bạn lại là con gái thì ko nên hít xà làm gì ( trông mất nữ tính đấy ) tốt nhất là chạy bộ thôi
đi học võ sẽ giúp cho bạn phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn .



Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee

Chỉnh sửa lần cuối bởi HTS_BruceLee: 04-07-2009 lúc 10:44. Lý do: THIẾU
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-07-2009   #53
Ảnh thế thân của Hoài cổ
Hoài cổ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 21-06-2009
Bài viết: 59
Điểm: 48
L$B: 6.437
Hoài cổ đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Funakoshi Xem bài viết
ừm mình thấy các bác nói gần đúng nhưng võ cỗ truyền của mình củng từ trung quốc truyền qua thôi giờ chia ra nhiều phái khiến cổ truyền bây giờ như đống tơ vò với lại những người luyện đến một mức cao mới thành tài còn lại là mớ cùi lũi chĩa thời đại tên lữa mà còn sách binh khí ra đường chém lộn à
Võ thuật cổ truyền Việt Nam thể hiện một số đặc điểm:
• Thường là võ trận, sử dụng trong trận mạc, chiến đấu chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên hoang dã.
• Thích hợp với nhiều loại địa hình.
• Thực dụng, linh hoạt.
• Dĩ công vi thủ, dĩ nhu chế cương, dĩ đoản chế trường.
• Các bài quyền đều có lời thiệu bằng thơ, phú
• Muốn luyện thành thạo phải luyện với thiên nhiên nơi có khí trong lành, để tăng khí công trong người, khí đó ra chiêu sẽ rất mạnh.

Võ cổ truyền Việt Nam gồm nhiều môn phái, như:
Miền Bắc
• Nhất Nam
• Vật Liễu Đôi
• Văn Võ Đạo
Miền Trung
• Tây Sơn võ đạo
• Bình Định phái
• Sa Long Cương
• (Thiếu Sơn Phật Gia) lệ thủy quảng bình
Miền Nam
• Tân Khánh Bà Trà
• Kim kê phái

Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt Nam sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử.

Tại Việt Nam, thời Pháp mới chiếm Việt Nam, các hệ phái võ thuật cổ truyền bị thực dân Pháp cấm lưu hành vì những người đứng đầu các phong trào khởi nghĩa chống Pháp đều là người giỏi võ Việt Nam. Khoảng năm 1925, võ cổ truyền Việt Nam được khôi phục song song với các môn võ ngoại quốc khác được đưa vào Việt Nam, như: Quyền Anh (Boxing, Boxe), Thiếu Lâm (Kungfu)...

Trong giai đoạn này, nhiều võ sư huyền thoại đã để lại danh tiếng: ba võ sư được mệnh danh là "Tam Nhựt" gồm: Hàn Bái, Ba Cát, Bảy Mùa vì có công lớn trong việc khôi phục truyền thống võ Việt Nam trong thời gian này. Mãi đến khi Pháp rời khỏi Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miến Nam Việt Nam đã tiếp tục duy trì sự phục hồi võ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam. Ba võ sư có công lớn trong giai đọan này là: Trương Thanh Đăng, sư tổ của võ phái Bình Định Sa Long Cương, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai (được mệnh danh là "Tam Nguyệt") tiếp nối việc khôi phục và phát triển võ Việt Nam.

Võ cổ truyền Việt Nam cũng là những môn võ thuật sánh vai với các môn võ khác trên thế giới chứ không như bạn nghĩ: "mình thấy các bác nói gần đúng nhưng võ cỗ truyền của mình củng từ trung quốc truyền qua thôi giờ chia ra nhiều phái khiến cổ truyền bây giờ như đống tơ vò với lại những người luyện đến một mức cao mới thành tài còn lại là mớ cùi lũi chĩa thời đại tên lữa mà còn sách binh khí ra đường chém lộn à". Mặc khác người học võ là để rèn luyện thân thể, giúp kẻ yếu, trừ gian giệt bạo. Muốn được như vậy trước tiên phải thấm nhuần võ đức chứ không phải là học võ để rồi xách binh khí ra được chém lộn.

Mong rằng bạn nên có suy nghĩ tốt hơn về võ cổ truyền của Việt Nam ta.


Chữ ký của Hoài cổ
Thiên - Địa - Nhân bất dung

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Hoài cổ vì bài viết hữu ích này:
Cũ 09-07-2009   #54
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.689
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Chữ đức trong đạo nghề võ

Võ Đức là linh hồn của võ thuật. Tôn cao võ đức là truyền thống tốt đẹp mấy ngàn năm nay của giới võ thuật. Thời cổ đại "trí, nhân, dũng" gọi là ba đức, tức là "người trí không ngờ vực, người nhân không lo phiền, người dũng không sợ hãi". Võ đức cũng cần trí, nhân, dũng vậy. Mạnh Tử đề xướng "đại dũng", phản đối "tiểu dũng". Ông chủ trương võ dũng phải dùng vào việc lớn cho nước cho dân mà không cần loại dũng chỉ biết hiếu dũng đấu đá, làm theo tính khí "cái dũng của kẻ thất phu". Đủ thấy từ thời cổ đại đã nói về võ đức rồi.

Các phái, các nhà võ thuật đều đề xướng người tập võ phải lấy việc tu dưỡng thân, tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tin; phản đối cậy dũng đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu; tuân giữ đạo đức công cộng của xã hội, tôn sư trọng đạo, phò nguy cứu khốn, "lấy đức dầy chở vật". Đối với võ đức đều có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt. Ví như nội gia quyền Võ Đang yêu cầu người tập võ phải "lập tâm vì trời đất, lập mệnh vì nhân dân, cấm gây chuyện cấm bạo hành". Đời Minh, nội gia quyền có năm loại không truyền: kẻ tâm hiểm, kẻ hay đấu đá, kẻ nát rượu, kẻ hời hợt lộ liễu, kẻ xương mềm chất ngu độn.

Bốn loại kẻ kể trên là có liên quan đến võ đức, những kẻ như vậy thì khó có hy vọng có được võ đức, chẳng nên truyền dạy làm gì. Thời Minh, trong "Thiếu Lâm thập điều giới ước" (10 điều ngăn cấm của Thiếu Lâm) có ghi "truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền dạy cho", "người tập luyện thuật này lấy khoẻ thể xác tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen làm việc sớm tối, không được tuỳ ý ngưng nghỉ", "quen có lòng từ bi sâu sắc của cửa Phật, nhàn nhã quen với kỹ thuật, chỉ được sẵn sàng tự vệ, cấm tuyệt bừa bãi theo huyết khí riêng có hành động hiếu dũng ham đấu đá. Kẻ phạm lỗi làm ngược lại thanh quy cùng tội". "Thường ngày đối đãi với sư trưởng (chỉ thầy và người trên như sư bá, sư thúc, sư huynh, v.v..) phải biết kính cẩn làm việc, không được có hành vi chống trả ngạo mạn", "cứu nguy phò khốn, nhẫn nhục mà giúp đời, phải giữ là người đã quy theo cửa Phật, tự mình luôn lấy từ bi làm chủ, không được có hành vi cậy khoẻ hiếp yếu", "nữ sắc nam phong (tính), phạm phải tất trời trách mà cửa Phật ta cũng khó dung tha. Phàm các đệ tử của Thiền Tông ta phải theo điều răn cấm sáng này chớ đừng chú ý...".

Như trên đã nói võ đức bao giờ cũng đứng hàng đầu. "Đức còn trước nghệ", đúng y như khuôn vàng thước ngọc ở các nghề nghiệp kháct

MINH HỒNG ____________________


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 15:18
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08709 seconds with 15 queries