Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Danh môn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Danh môn Bàn luận về các môn phái và nhân vật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-07-2008   #37
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 12.998
m0ney đang offline
 
21.Võ sư đại lực sĩ Hà Châu

Ở Việt Nam,có lẽ chỉ có những người trong giới võ thuật mới biết đến ông.Nhưng trên thế giới tiếng tăm của ông lẫy lừng đến độ người Ý phải đặt biệt danh Ummo cho ông (nghĩa là người ngoài hành tinh).Thậm chí ông được xếp vào hàng tam đại cao thủ kỳ nhân.thế giới. Hai người còn lại là một thuật sĩ Yoga (người Ấn Độ) chôn sống dưới cát cả tháng trời vẫn khỏe và võ sư Hohen Soken ở quần đảo Okinawa Nhật Bản biểu diễn quyền thuật trên tấm ván mỏng thả trên mặt nước.


Những hình ảnh về sức mạnh kinh hoàng của ông :







Những hình ảnh bây giờ:







Võ sư Hà Châu sinh năm 1927 tại Ba Xuyên Sóc Trăng. Được phụ thân là Hà Chung khai tâm võ thuật từ lúc lên 5 tuổi, đến khi lên 9 tuổi ông lại được cha gửi sang Hồng Kông theo học Thiếu Lâm Hồng gia phái cùng chưởng môn đương thời là Trình Luân. Đây là võ phái tương truyền xuất phát từ Chí Thiện thiền sư, một trong 5 cao đồ của Thiếu Lâm Tự đã trốn thoát khi chùa bị các võ tướng nhà Thanh hỏa thiêu.

Trong suốt 15 năm ròng rã khổ luyện dưới sự chỉ dạy tận tình của danh sư tại Hồng Kông, võ sư Hà Châu đã học hầu hết thập bát ban võ nghệ, đạt trình độ cao về nội công và ngoại công nên có thể dùng tay chẻ đá, xé gỗ, hoặc cho xe lớn cán qua thân thể một cách tự nhiên, đồng thời tinh thông các bài quyền và binh khí của Thiếu Lâm Hồng gia.

Sau khi trở về miền Nam Việt Nam, ông cùng võ sư Minh Cảnh, người từng vô địch quyền Anh ở Đông Nam Á trong thập niên 1950, lập đoàn lưu diễn từ miền Nam tới miền Trung. Võ sư Cảnh đấm bốc, Hà Châu biểu diễn công phu và giao đấu với những con bò khỏe nhất.

Sau 45 năm gắn liền cùng nghiệp võ với hàng trăm lần phô diễn tuyệt đỉnh công phu khiến khán giả phải đứng tim vì hồi hộp, năm 1997 lão võ sư đã làm lễ "rửa tay gác kiếm", quay về đời thường sinh sống bằng nghề rèn binh khí. Ở tuổi 81 ông vẫn luyện tập và lao động cật lực từ sáng tới chiều. Ông cũng chứng tỏ năng lực "văn võ song toàn" của bản thân khi thử sức trên nhiều lĩnh vực như điêu khắc, hội họa, thơ Đường, viết thư pháp với bút lực mạnh mẽ thuộc hàng hiếm có với phong cách thư họa ông từng luyện khi học võ ở Hồng Kông hồi trẻ. Đôi khi ông lại "tái xuất giang hồ", như sự có mặt đầy ấn tượng của ông trong 10 phút của chương trình "Cửu Long hội ngộ", một chương trình biểu diễn võ công và múa rồng quy tụ các võ sư nổi tiếng Việt Nam và nước ngoài diễn ra tại Nhà thi đấu Quân khu 7 Thành phố Hồ Chí Minh tối 17 tháng 9 năm 2006.

Những tuyệt đỉnh công phu của ông khiến thế giới phải gọi ông là kỳ nhân,thậm chí là người ngoài hành tinh :

Người dân Việt Nam ở Cà Mau, Gia Định, Cần Thơ, Gò Vấp đều đã từng nghe danh hay chứng kiến tận mắt năng lực thượng thừa của võ sư Hà Châu, một con người với vóc dáng mảnh khảnh rất Á Đông không hề cao to lừng lững như một đô vật. Rất nhiều lần ông khiến mọi người kinh hãi và thán phục khi để cho những chiếc xe đò chở 40 đến 50 người lăn bánh ngang qua người ông

Năm 1957, một kỷ niệm buồn với võ sư, trong một hội chợ khi người dân chen chân nhau xem ông thi triển công phu Song mã phanh thây, hai tay ghì chặt dây xích giữ hai chiếc xe tải chạy về hai hướng ngược nhau khiến bánh xe quay tít tại chỗ mà xe không thể nhúc nhích, chiếc cầu Thị Nghè Sài Gòn đã bị sập khiến một số người bị thương và bị chết.

Thực tế võ sư ít thượng đài nhưng những lần dụng võ của ông trước những lời thách đấu đều khiến khán giả không bao giờ quên: Năm 1958 tại Đà Lạt, sau khi khi biểu diễn công phu cho hàng chục chiếc xe lăn qua người, ông nhận lời thách đấu và đã dùng Thiết sa chưởng đánh gãy chân một võ sĩ người Campuchia có biệt danh "Thiết cước", vốn nổi tiếng với cú đá thần tốc và cứng như sắt có thể hạ gục được trâu bò. Hoặc năm 1960 võ sư so găng với Tăng Bình ở Chợ Lớn. Khi Tăng Bình khoe đã học được nhiều đòn cước độc và đòi tỷ thí với võ sư, ông đã dùng chính đòn thế của Bình để trị Bình trước đông đảo quan khách do Bình mời đến tham dự và sau khi hô hấp nhân tạo cho Bình xong, ông lặng lẽ ra về.

Năm 1961, tại Trà Vinh võ sư đã biểu diễn công phu cho một xe lu để cán đá làm đường nặng hơn 12 tấn chạy lên người ông khiến mọi người như đứng tim, nín thở vì tưởng có thể ông sẽ bị nghiến nát dưới bánh xe to lớn và cứng như sắt này. Đây cũng là một trong những lần biểu diễn kéo dài 3 phút nguy hiểm nhất của võ sư, mà theo ông thú nhận, ông chỉ còn có thể chịu đựng được khoảng 30 giây nữa trước khi có thể bị xe nghiến "bẹp như tờ giấy". Bởi vì người lái xe ấy, một người Việt gốc Miên, do mất bình tĩnh đã khiến xe bị tắt máy khi đang lăn trên người ông. Dư luận đồn rằng có thể có âm mưu ám sát ông, tuy nhiên, theo lời ông nhận định, đây chẳng qua do anh lái xe đã quá sợ hãi, vì trước khi diễn anh lái xe còn cột càng gạt đất lên và bỏ bớt củi (xe chạy bằng củi) cho xe bớt nặng. Danh hiệu "võ sư đại lực sĩ" gắn với tên tuổi của võ sư Hà Châu có lẽ xuất phát từ lần biểu diễn này.

Vào năm 1962, tại Cà Mau, võ sư Hà Châu đã dùng tay không xiết cổ một con bò mộng hung dữ. Lần biểu diễn tại Cà Mau này, bò mộng phải đi thuê nhưng chủ bò đề ra yêu cầu không được làm bò chết, chỉ giữ cho nó chổng vó lên trời. Tuy nhiên, trong nhiều lần biểu diễn màn bẻ cổ bò tại Cà Mau, Đà Nẵng sau này, đã có lần ông bẻ gãy cổ làm bò bị chết và phải đền cho người chủ.

Sau năm 1975 dân chúng Sài Gòn không còn gặp lại con người có sức lực phi thường huyền thoại này nữa, và ai cũng tưởng vị võ sư đã qua đời (nhưng như đã nói trên, đây là giai đoạn ông về Mỹ Tho sống bằng nghề rèn tiện). Bất ngờ vào năm 1988, nghĩa là mãi 13 năm sau, võ sư Hà Châu lại xuất hiện và lần này con người siêu đẳng ấy lại khiến cho đồng bào thán phục khi ông dùng tay không để đóng những cây đinh dài vào gỗ rồi lại dùng 2 ngón tay kẹp đinh nhổ ra như người ta dùng kìm nhổ đinh vậy. Với công phu Bạt đinh công này, ông đã khẳng định nội công thượng thừa của mình vang dội cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

Tại sân vận động Hàng Đẫy Hà Nội trong thập niên 90, võ sư Hà Châu đã từng biểu diễn những công phu tuyệt đỉnh, như bay người lên dùng một ngón tay (Nhất dương chỉ) chọc thủng quả dừa khô được tung lên trên không, hay dùng cạnh tay chặt sợi dây buộc vào hai dóng mía dựng hai bên, sợi dây đứt nhưng các dóng mía không hề bị đổ.

Trong một pha biểu diễn về khả năng lạ lùng của thuật khinh công, võ sư Hà Châu đã nằm trên 12 cái siêu bằng đất đồng thời còn cho đặt lên người 150 kg đá tảng. Sau đó một người dùng búa tạ đập cực mạnh lên các đá tảng ấy cho vỡ nát mà các siêu đất ở dưới thân mình ông không bị sứt mẻ gì.

Ngoài ra, võ sư Hà Châu còn nhiều lần dùng cần cổ của mình uốn một thanh sắt dày làm nhiều vòng quanh cổ mà ông không hề hấn gì, hoặc dùng hộp sọ cứng như thép húc vào những bức tường cứng chắc xây dựng toàn bằng xi măng, đá tảng khiến bức tường bị thủng toác một lỗ rất sâu. Sau này, khi đã cận kề tuổi 70, có lúc ông định diễn tiết mục mang tên "Quả bom tấn" tại Câu lạc bộ Phan Đình Phùng: ông nằm dưới đất, phía trên dùng ròng rọc kéo tảng đá nguyên khối nặng 300 kg lên hết độ cao của mái nhà rồi chặt dây thả xuống ngay ngực ông đang vận khí đề công khiến tảng đá vỡ tan. Nhưng trước đó mấy ngày báo chí rùm beng chuyện "đại lực sĩ Hà Châu bị bỏ bom", xét thấy quá nguy hiểm, những người có trách nhiệm đã không đồng ý cho ông biểu diễn tiết mục này.

Gần đây nhất, khán giả Thành phố Hồ Chí Minh lại tận mắt chứng kiến phong độ xứng danh kỳ nhân thiên hạ của võ sư Hà Châu ở tuổi 85(ngày 17 tháng 09 năm 2006 - 19: 00 chủ nhật) khi ông biểu diễn công phu Thiết đầu công, dùng đầu phá tan ba viên gạch và chặt gãy chân ghế trong chương trình "Cửu long hội ngộ" tại sân vận động thể dục thể thao quân khu 7 của quân đội tại thành phố Hồ Chí Minh.

Võ sư Hà Châu đã truyền dạy sở học của mình cho rất ít đệ tử, trong đó có cả đệ tử người nước ngoài là Philippe Gaudin, một cao đồ người Pháp.Tuy nhiên, võ sư Hà Châu không mở võ đường vì cho rằng học võ phải chọn đúng người có đức. Ông cũng hiểu rằng, một mai khi ông nằm xuống, mọi công phu tuyệt kỹ của ông sẽ bị chôn vùi, vì các con ông lo mưu sinh không ai nối nghiệp cha và các võ sinh của ông hầu hết đều không có đủ thời gian, điều kiện để khổ luyện. Ông cho rằng mình ít nhiều đắc tội với tiền nhân hậu thế của võ phái vì điều đó và khát khao mong mỏi trước câu hỏi không lời đáp, rằng có ai sau ông sẽ làm được những điều ông đã từng làm?!

Hiện nay võ sư Hà Châu cùng với võ sư Philippe đã thành lập võ đường ở Q2. Philippe không phải là một đệ tử thông thường.Trước khi sang thụ giáo võ sư Hà Châu ở Việt Nam, anh đã là tay vô địch Karate và Judo trong các cuộc thi đấu quốc tế, chưa kể thời gian gần chục năm sang chùa Thiếu Lâm ở Trung Hoa học hỏi về KungFu. Bây giừo sang Việt Nam học võ, hy vọng võ sư Hà Châu sẽ tìm được môn đồ kế truyền. Bài viết này nhằm ghi nhớ lại và tôn vinh thần tượng của tôi – võ sư đại lực sĩ Hà Châu.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2008   #38
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 12.998
m0ney đang offline
 
22.Võ sư Từ Thiện Hồ Văn Lành - môn phái Tân Khánh Bà Trà



Ông tên thật là Hồ Văn Lành, sinh năm 1914 (Giáp Dần) tại làng Tân Khánh (nay là thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) chiếc nôi của xứ võ Tân Khánh Bà Trà lừng danh khắp Nam Bộ với những chiến công “đả hổ” của các bậc tiền bối như: Hai Ất, Ba Giá, Năm Vuông… Nhưng từ thế kỷ qua, giới võ thuật cổ truyền Việt Nam tại Tp. HCM quen gọi là võ sư Từ Thiện.

Xuất thân từ một gia đình lao động nghèo, ngay từ thuở thiếu thời, ông Hồ Văn Lành đã sớm đi làm thuê trong các lò gốm tại quê nhà để nuôi thân và phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, do truyền thống hào hùng của xứ võ Tân Khánh Bà Trà, nhất là uy danh của võ sư tiền bối Võ Văn Ất (Hai Ất), qua thành tích nhiều phen đả hổ, đã thôi thúc Hồ Văn Lành đến với lớp võ Tân Khánh Bà Trà, lúc đó ông mới 14 tuổi và lớp học do người dượng thứ sáu là võ sư Võ Văn Phiên (đệ tử đời thứ hai của Hai Ất ) phụ trách. Vì là cháu cho nên võ sư Võ Văn Phiên đã giảm học phí tập võ còn phân nửa so với mọi người, nhưng ngày nay, mỗi lần nhắc lại, lão võ sư Từ Thiện cho biết rằng số tiền đóng học phí này bằng cả nguyên một tháng lương đi làm thuê ở lò gốm lúc đó của ông!

Chẳng bao lâu, võ sĩ Văn Lành đã nức danh với những pha nhập nội thần tốc, làm nhiều bạn đồng môn nể phục. Từ 20 tuổi trở đi, ông tham gia đoàn võ sĩ xứ Tân Khánh, do cai tổng Thêm làm trưởng đoàn, tham dự võ đài dành cho các võ sĩ khắp miền Đông Nam Bộ. Qua 7 lần thi đấu đều thắng lợi, võ sĩ Văn Lành đã mang vinh quang về cho xứ võ Tân Khánh, đồng thời tạo cho bản thân một bản lĩnh võ công đáng kính nể qua đôi tay biến hóa khôn lường cũng như ngọn đá ngang dũng mãnh.

Năm 1939, võ sĩ Văn Lành mở lớp dạy Tân Khánh Bà Trà, thu hút khá nhiều thanh thiếu niên tại xã nhà và các xã lân cận vào tập luyện. Cũng trong thời gian này, ông học thêm Thiếu Lâm Bạch Hạc, Thiếu Lâm Vịnh Xuân và khoa trật đả với võ sư Huỳnh Bá Phước. Sau đó ông hoàn thiện giáo trình và giáo án dạy võ, từ đó cũng giúp cho môn Tân Khánh Bà Trà mang tính thực tế và hấp dẫn hơn. Nhắc lại chuyện học thêm võ thiếu lâm, võ sư Từ Thiện cho biết phải xin đến lần thứ ba mới được nhận lời, bởi lúc đó ông, đã là thầy dạy võ Tân Khánh Bà Trà, khá có tiếng rồi! Hai lần đầu xin học, thầy Huỳnh Bá Phước đều từ chối “thầy Út bỏ qua cho. Nghề võ của tôi không đầy lá mít, đâu dám múa rìu qua mắt thợ!”. Nhưng với quyết tâm học hỏi tinh hoa võ thuật Trung Quốc từ người bản xứ, nhất là võ sư này từng trừng trị mấy tên bất lương ở chợ Tân Khánh mà ông may mắn được chứng kiến, nên Văn Lành vẫn kiên tâm đến xin nhập môn, dù biết rằng môn đệ của Huỳnh Bá Phước đã mai phục tứ phía, sẵn sàng ra tay nếu ông thử nghề sư phụ họ Huỳnh!

Mang chuông đi đánh xứ người

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, võ sư Từ Thiện đã tham gia huấn luyện võ thuật cho “Thanh niên tiền phong” tại quê nhà. Năm 1954, võ sư Từ Thiện được mời truyền dạy môn võ lừng danh của vùng đất đả hổ cho người dân Sài Gòn.

Đầu tiên, võ sư dạy ở vùng Khánh Hội Q4. Năm 1959, ông mới lên dạy võ hẳn ở vùng Cầu Muối Q1 và gia nhập Tổng cuộc quyền thuật miền Nam Việt Nam. Trong những năm đầu tiên đến Sài Gòn, với tinh thần cầu tiến, võ sư lại học hỏi thêm Quyền anh với bằng hữu như Lư Hòa Phát, Denis Minh, Kid Dempsey. Đến năm 1969, ông tham gia sáng lập “Tổng hội võ học miền Nam Việt Nam” nhằm góp phần khôi phục truyền thống hào hùng của võ thuật dân tộc. Các bài quyền và binh khí đang phổ biến hiện nay trong làng võ cổ truyền như: Đồng Nhi Quyền, Tấn Nhất Côn, Tứ Linh Đao đều xuất phát từ phái Tân Khánh Bà Trà.

Thoạt tiên, khi hoạt động võ thuật ở Sài Gòn, ông lấy biệt hiệu là Từ Thiện với mục đích hướng thiện cho mọi người bằng con đường võ thuật, nhất là thanh thiếu niên ở vùng Cầu Muối vốn nổi tiếng du đãng từ lâu. Về tên gọi lớp võ, ông định đặt tên “Võ đường Tân Khánh” nhưng sau lại thôi, vì sợ làm không xứng đáng cho danh dự của xứ võ quê mình. Cuối cùng, ông chọn biệt hiệu của mình làm tên lớp võ. Cho đến trước năm 1975, võ đường Từ Thiện đã cung cấp cho làng võ các tỉnh phía Nam khoảng 500 võ sĩ. Những võ sĩ nam mang họ Từ và những võ sĩ nữ mang họ Hồ đã sử dụng kỹ thuật Tân Khánh Bà Trà để góp phần tô điểm vinh quang cho xứ võ nổi tiếng của sư phụ. Trong số này, có nhiều võ sĩ đạt thành tích cao trên các võ đài trong và ngoài nước như: Từ Thanh Nghĩa, Từ Trung Tín, Từ Y Văn từng thắng các nhà vô địch Lào, Campuchia, Thái Lan, Hồng Kông,… Hồi đầu thập niên 1970: Từ Thanh Nghĩa và Hồ Ngọc Thọ đoạt huy chương vàng năm 1970 và 1974, Từ Thanh Tòng, Từ Y Tuấn, Từ Hoàng Út, Hồ Thanh Phượng đoạt huy chương bạc các năm 1969, 1970, 1974 và Từ Hoàng Minh đoạt huy chương đồng năm 1974. Các võ sĩ chưa nếm thất bại liên tục trên 10 trận thi đấu võ đài có thể kể đến: Từ Hùng (từng là phó giám đốc sở TDTT Tây Ninh), Hồ Hoàng Thủy, Từ Dũng, Hồ Hoàng Thạnh, Từ Bạch Long, Hồ Tố Nguyệt,…

Võ đạo song hành với võ thuật

Võ sư Từ Thiện điềm đạm và ít nói. Trong quá trình hoạt động võ thuật, hai đức tính này đã giúp ông đạt được nhiều thắng lợi. Theo ông, sự điềm đạm ít nói là hệ quả tất yếu của sự rèn luyện võ thuật đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó, ông cũng hiền từ như tên gọi của ông. Nhiều năm cư ngụ tại vùng Cầu Muối, ông không làm phiền bất cứ người láng giềng nào. Nhưng cũng không một tay anh chị nào dám xúc phạm tới ông, bởi bất cứ ai cư ngụ ở đây đều chứng kiến, hay ít nhất là nghe nói đến chuyện ông thầy võ dùng tay không trừng trị những tên cướp giật có vũ khí!. Tuy nhiên hiền từ không có nghĩa là khiếp nhược, bản tính của người Nam Bộ nói chung và dân làng võ nói riêng phải trọng nghĩa, khinh tài, và giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha! Võ sư Từ Thiện vẫn thường khuyên học trò như vậy.

Bên cạnh hướng dẫn kỹ thuật, võ sư Từ Thiện còn nhắc nhở môn đệ về võ đạo. Bài học đầu tiên của ông đối với học trò là tinh thần uống nước nhớ nguồn, luôn nhớ ơn những bậc tiền bối có công khai sáng và tô bồi cho võ thuật, thể hiện qua nghi thức cúng tổ, quan hệ thầy trò trong võ thuật. Sau đó là lời giảng về cách ứng xử của người võ sinh với đồng môn và mọi người như: không khoe khoang, tự mãn, xem các phái võ như đại gia đình, chỉ dùng võ để tự vệ và giúp đỡ kẻ thế cô…

Thật là thiếu sót khi nói đến võ sư Từ Thiện mà không nhắc đến vợ, bà Nguyễn Thị Năm, một trong những người phụ nữ giỏi võ của xứ võ Tân Khánh Bà Trà. Chính bà đã từng thay chồng dẫn dắt nhiều đoàn võ sĩ tham dự võ đài khắp miền Nam Bộ, gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Giới võ thuật thường hay gọi bà là “nữ tướng Tân Khánh”. Hai ông bà có ba người con trai, tất cả được cha truyền dạy võ thuật ngay từ thuở thiếu thời: tuy nhiên, chỉ có người con út là Hồ Văn Tường nối nghiệp cha và đang huấn luyện võ thuật tại nhà văn hóa thanh niên Tp. HCM từ năm 1981 đến nay.

Với đóng góp tích cực cho làng võ miền Nam, võ sư Từ Thiện đã được tặng nhiều bằng khen, danh dự, giấy khen và Uỷ ban TDTT trao tặng huy chương Vì sự nghiệp TDTT hồi tháng 9/2003. Hiện nay, dù sắp bước sang tuổi 92 , ông vẫn luyện võ mỗi ngày, trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật cho các lớp Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà tại Tp.HCM, các tỉnh Nam, Trung Bộ cùng một số cơ sở ở nước ngoài do chính học trò của ông phụ trách, và ông còn là thành viên Ban cố vấn Hội võ cổ truyền Tp. HCM. Song song đó, ông còn chữa trị trật khớp xương, bong gân tại nhà riêng ở Cầu Muối, cũng như thỉnh thoảng viết một số bài báo về võ thuật. Ông và con trai ông cũng đã xuất bản nhiều sách võ thuật, trong đó có quyển “võ thuật phái Tân Khánh”.

Theo www.vocotruyen.vn

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-08-2008   #39
Ảnh thế thân của thanhdat37
thanhdat37
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-05-2008
Bài viết: 80
Điểm: 5
L$B: 3.863
thanhdat37 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi m0ney Xem bài viết
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi daicagiangho Xem bài viết
hay quá, bác lấy tài liệu này ở đâu mà hay vậy, võ thuật Việt Nam thật không ngờ có nhiều giai thoại đến thế
Có hàng trăm giai thoại về võ cổ truyền VN, cứ từ từ tớ sẽ post hết
Thôi cac cậu, cậu cho đương link cho nó lẹ. mà nói luôn cậu lấy từ loạt bài của nhà báo đào thanh tuy ở báo giadinh.net cho nó nhanh đi. cậu cần phải thông báo xuất sứ bài mình chứ. ngoài ra, vào google tìm có mà đầy. dù sao cậu cũng có công sưu tầm nhưng cứ post như thế tài thì đầy diễn đàn thôi. xin lỗi nếu làm cậu phật lòng.


Chữ ký của thanhdat37

VIMIDO-Việt Nam Minh Nghĩa Đường Suzucho Karatedo

Đào tào và Tuyển dụng HLV Võ Thuật
Đào tạo và Chuyển nhượng VĐV Võ Thuật

Tài sản của thanhdat37
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-08-2008   #40
Ảnh thế thân của Zig.Zag
Zig.Zag
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-08-2008
Bài viết: 5
Điểm: 1
L$B: 1.064
Tâm trạng:
Zig.Zag đang offline
 
Thế gian hiểm độc anh không sợ,
Chỉ sợ rằng anh không hiểu được lòng em

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-08-2008   #41
Ảnh thế thân của Zig.Zag
Zig.Zag
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-08-2008
Bài viết: 5
Điểm: 1
L$B: 1.064
Tâm trạng:
Zig.Zag đang offline
 
Anh chị ơi.........anh,chị kiếm đâu ra nhưng tài liệu HAY quá vậy?? Em muốn học võ lắm nhưng em xem mà chẳng hiểu gì cả....huuuuuuuuuuuu..............

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-08-2008   #42
Ảnh thế thân của Zig.Zag
Zig.Zag
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-08-2008
Bài viết: 5
Điểm: 1
L$B: 1.064
Tâm trạng:
Zig.Zag đang offline
 
Question VTCT Việt Nam

- Án tử hình cho cựu võ sư Nguyễn Văn Vạn trong phiên xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đã khép lại “vụ án giết người tại quán cà phê Linda quận 4”.
Một vụ án gây xôn xao dư luận cả nước, có thời gian điều tra, truy tố, xét xử kéo dài qua hai thế kỷ, từ 1996 - 2004.

Từ mâu thuẫn của người thân với một quán cà phê đã dẫn đến việc ông Vạn tay cầm kiếm Nhật, hùng hổ kéo thêm người đi giải quyết ân oán! Sau trận loạn đả bằng dao kiếm, đối thủ có người gục chết, người bị thương, còn cha con ông Vạn thì vào tù.

Nhưng điểm gây bàng hoàng dư luận của vụ án này là ở chỗ: kẻ thủ ác lại là một võ sư tên tuổi từng đảm nhiệm trọng trách huấn luyện viên trưởng đội tuyển taekwondo quốc gia VN, đã rèn luyện nhiều thế hệ, tên tuổi võ sĩ vinh dự bước lên đài quốc tế. Nguyễn Văn Vạn kháng án chung thân của tòa sơ thẩm, nhưng tòa phúc thẩm lại tăng lên khung cao nhất.
Quận Ôđơhem ở thủ đô Brúcxen, Bỉ đã đưa Thủy pháp vào chương trình giảng dạy chính thức, như một môn học thể dục của các trường phổ thông trung học trong quận.

Thủy pháp là một môn nhu quyền do ông Huỳnh Chiêu Dương, Việt kiều tại Bỉ, khởi xướng và quảng bá. Đây là một hình thức dưỡng sinh, được đúc kết từ hoạt động của nông dân, ngư dân Việt Nam để rèn luyện hơi thở, điều hòa khí huyết, kinh mạch, âm dương, rèn luyện sức khỏe dẻo dai cho người tập.

Theo Trưởng môn Huỳnh Chiêu Dương, Thủy pháp ngày càng được nhiều người biết đến ở Bỉ. Hiện nay, môn phái này đã có hàng trăm môn sinh trong đó chiếm đa số là môn sinh người Bỉ.

Theo kế hoạch, đến cuối tháng 7 tới, một đoàn môn sinh Thủy pháp ở Bỉ sẽ sang Việt Nam tham gia Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam, tổ chức tại tỉnh Bình Định. Trong dịp này, Thủy pháp sẽ chính thức gia nhập Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam.

Ông Huỳnh Chiêu Dương cũng có ý định mở một trường dạy Thủy pháp ở Việt Nam./.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-08-2008   #43
Ảnh thế thân của Zig.Zag
Zig.Zag
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-08-2008
Bài viết: 5
Điểm: 1
L$B: 1.064
Tâm trạng:
Zig.Zag đang offline
 
Bực tức VTCT ViệtNam

Họ là những võ sư sinh ra và lớn lên trên đất Bình Định, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, phải sống nơi đất khách. Dù ở đâu, trong họ vẫn nguyên vẹn niềm đam mê võ Việt và đang góp phần quảng bá cho võ Bình Định ở xứ người.






* “Đem chuông đi đánh xứ người”

Võ sư Hồ Bửu (Võ đường Tây Sơn - Bình Định, bang Virgina, Hoa Kỳ) là người Tây Sơn. Bắt đầu dạy võ từ năm 1963, dù trong hay ngoài nước, ông vẫn không ngừng truyền bá võ Bình Định. Nói về lý do trở về quê hương và tham gia Liên hoan (LH) Quốc tế Võ Cổ truyền Việt Nam, võ sư này tâm sự: “Đối với những người “đem chuông đi đánh xứ người” như chúng tôi, mỗi lần có lời mời tham gia hoạt động gì ở Việt Nam là chúng tôi đều rất hồ hởi tham gia. Các hoạt động tuy lớn nhỏ khác nhau nhưng đều là một cơ hội, một cú hích để thức tỉnh những người đang lơ là với võ cổ truyền nói riêng, truyền thống dân tộc nói chung”.

So với võ sư Hồ Bửu, tuổi đời lẫn tuổi nghề của võ sư Diệp Lệ Bích (Chưởng môn Bình Thái đạo, hiện sống ở Northampton, Anh) đều ít hơn. Vậy nhưng, người con gái của làng võ An Thái (An Nhơn) này chọn cho mình một cách truyền bá riêng. Hiện võ sư Diệp Lệ Bích đang tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin để truyền bá cho Bình Thái đạo. Bà chia sẻ: “Trong thời đại công nghệ thông tin, chúng ta phải tận dụng mọi phương tiện để đẩy mạnh việc truyền bá cho võ cổ truyền dân tộc”.

Sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn nhưng võ sư Trần Hoài (võ đường An Việt Y Võ Đạo, bang Conecticut, Hoa Kỳ) lại học võ cổ truyền ở khắp trong Nam ngoài Bắc và bắt đầu dạy võ từ năm 1970. Hiện ở Mỹ, võ đường của ông thường xuyên có khoảng 40 đến 50 võ sinh theo học, trong đó, 75% là người nước ngoài. Võ sư Hoài cho biết: “Người nước ngoài đã không học thì thôi, đã học thì rất nhiệt tình, ít khi bỏ các buổi tập”. Điều đặc biệt là võ sư Hoài không chỉ dạy võ, mà còn giảng giải cho những môn sinh ngoại về văn hóa phương Đông, giúp họ hiểu vấn đề từ gốc rễ, từ đó, tiếp thu tốt hơn.





* Cần lắm những kết nối

Trao đổi với chúng tôi, hầu hết các võ sư Bình Định ở nước ngoài đều cho rằng: việc truyền bá võ Bình Định ở nước ngoài còn nhiều khó khăn, do các võ đường hoạt động rời rạc, manh mún.

Võ sư Hồ Bửu tâm sự rằng do người Việt ở Mỹ sống rải rác, nên khó tập trung để huấn luyện, nhiều người Việt lại không hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn truyền thống. Thế nhưng, thuận lợi trước mắt là thế hệ trẻ khi bước vào tập luyện lại rất đam mê. Bên cạnh đó, không ít người dân bản địa cũng rất thích và tham gia tập võ nhiệt tình. Có điều, để thu hút thêm võ sinh thì phải có sự kết nối. Kết nối không chỉ giữa những võ đường ở nước ngoài với nhau, mà còn là giữa các dòng võ cả trong và ngoài nước. Việc tổ chức những hoạt động như LH Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam là cần thiết. Đó là cơ hội để các võ sinh được sống trong không khí võ thuật, để họ được tìm về tận “nguồn” của dòng võ mà mình đang theo học, từ đó, góp phần quảng bá cho võ Bình Định.

Theo các võ sư, để những LH lần sau thành công hơn, thì cần tổ chức chuyên nghiệp hơn. Ở nước ngoài, để có một chuyến đi xa như đến Việt Nam, người ta phải lên kế hoạch từ trước đó một năm, xin nghỉ phép, chuẩn bị mọi thứ chu tất. Trong khi đó, tuy đã có lời mời từ trước, nhưng Ban Tổ chức LH lại thông báo thời gian cụ thể quá muộn, nên một số võ sư không thể đưa đoàn võ sinh của mình sang biểu diễn được.

Võ sư Trần Hoài được người trong giới đánh giá là một trong những người rất tâm huyết với việc truyền bá võ Bình Định ở nước ngoài, tâm sự: “Hiện nay, các môn võ khác như Taekwon-do, Karatedo… phát triển rất nhanh, với một tổ chức chặt chẽ. Trước tình hình đó, chúng ta phải liên kết những võ sư ở trong và ngoài nước, nhanh chóng thành lập Liên đoàn Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam, tổ chức hoạt động một cách bài bản, thì võ Bình Định nói riêng, võ Việt Nam nói chung mới cạnh tranh được”. Còn võ sư Diệp Lệ Bích cho rằng: “Các võ sư Bình Định phải coi nhau như huynh đệ, phải đoàn kết để chung tay truyền bá võ Bình Định ngày càng sâu rộng hơn”.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-08-2008   #44
Ảnh thế thân của Zig.Zag
Zig.Zag
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-08-2008
Bài viết: 5
Điểm: 1
L$B: 1.064
Tâm trạng:
Zig.Zag đang offline
 
Wink Tẩu hoả nhập ma là gì ?

( Trích trong tạp chí tìm hiểu võ thuật xuất bản 6/1993 . Bài này là tổng hợp ý kiến của các chuyên gia khí công Trung quốc Dương Văn Chí, Mặc Vĩnh Lợi, Vương Xuân Quyên )

Do tầm phổ biến của các loại chuyện võ hiệp, hầu như ai cũng có thể nghe nhắc tới mấy tiếng tẩu hoả, nhập ma theo cách hiểu tổng cương là một tai biến. Nhưng phần đông lại thường nghĩ loại tai biến này chỉ đến riêng với các cao thủ thượng thừa trong võ lâm. Đây là một lầm lẫn rất lớn.

Thực ra tẩu hoả, nhập ma là các tai biến xảy ra ở mọi trình độ luyện công và xảy ra nhiều ở trình độ sơ đẳng do kém hiểu biết về cánh luyện, thiếu trình độ để phát giác hầu kịp thời ứng phó.

Cũng cần phân biệt rõ tẩu hoả và nhập ma là 2 tai biến hoàn toàn khác biệt về cả tính chất lẫn nguyên do. Dù ở mức độ trầm trọng cả 2 tai biến đều đẩy người rèn luyện vào trạng thái mất trí, điên cuồng, nhưng ngay tính chất này cũng khác nhau. Người bị tẩu hoả trở nên điên cuồng do nội khí loạn chuyển , còn người bị nhập ma trở nên điên cuồng do các ảo ảnh huyễn hoặc chi phối.

Nói một cách khác, tẩu hoả là do tình trạng khí lực chuyển động bất chấp quy luật và vượt khỏi ý hướng điều phối của người luyện công. Còn nhập ma là trạng thái mê loạn của người luyện công do ảo ảnh huyễn hoặc không còn khả năng nhận chân nổi thực tế, tin tưởng tuyệt đối vào những điều không hề có hoặc chỉ có trong sự vọng tưởng mà thôi.

Bị tẩu hoả ở mức độ nhẹ sẽ cảm thấy ngực, bụng trướng thống, đầu nặng mắt hoa do khí lực chuyển nhiều tới các bộ phận này. Trong tình trạng nặng hơn, do khí loạn chuyển khắp toàn thân, người luyện không chỉ chịu cảm giác đau đớn mà còn mất hẳn quyền chủ động với thân thể của mình. Khi đó, mọi hành vi, mọi cử động ngoài hẳn ý muốn đều có thể xảy ra và bước cuối cùng là điên cuồng thực sự.

Bị nhập ma không có các hiện tượng như trên. Do bị luôi cuốn bởi các ảo ảnh, người luyện sẽ dần dần từng bước lấy giả làm thật, và cứ thế tiến dần vào trạng thái gần như hôn mê, tinh thần thất tán và cuối cùng cũng đi tới sự điên cuồng. Do không có các hiện tượng biểu hiện rõ rệt nên tai biến Nhập ma hết sức nguy hiểm vì thường chỉ được phát giác vào lúc đã trở nên khó trị.

Để tránh các mối nguy hiểm tai biến trên khi luyện công, nên nhận rõ nguyên nhân của tẩu hoả và nhập ma ra sao.

Quá trình luyện công luôn bao gồm nhiều bước quan trọng mà quan trọng đáng kể là giai đoạn “ nhập tĩnh ” . Chính trong bước nhập tĩnh, người luyện công sẽ khởi sự thâu hoạch các thành quả để nâng cao dần trình độ công phu của mình. Nhưng để bước vào nhập tĩnh người luyện công phải đạt được ít nhất 2 điều kiện là “ Điều phối ý khí “ và “ bài trừ tạp niệm “ . Điều phối ý khí là dùng ý dẫn khí đi khắp các bộ phận thân thể theo cac quy luật nhất định mà mỗi công pháp đã vạch rõ. Bài trừ tạp niệm là đạt tới sự tập trung ý tưởng ở mức hoàn hảo .

Tai biến sảy ra khi người luyện coi nhẹ các điều kiện trên hoặc quá nôn nóng muốn gấp rút thu hoạch các thành quả . Một trong các nguyên tắc lớn của luyện công là : “ DỤNG Ý BẤT DỤNG LỰC “ . Các dụng ý cũng được chỉ dẫn rõ là : “ HỮU Ý, VÔ Ý XƯNG CÔNG PHU “ tức càn trành sự chấp ý để đạt tới trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Ý đến và đi phải nhẹ nhàng, thanh thoát như một là gió thoảng không bị thúc đẩy bởi các mong muốn hay mưu tính. Do sở cầu bản thân, cố dồn ép nhịp điều phối Ý – Khí để thu ngắn quá trình rèn luyện là đã “ dụng lực ” , tức đã vi phạm nguyên tắc căn bản nêu trên. Đây là nguyên do chủ yếu đưa đến tai hoạ Tẩu hoả. Người luyện muốn mau bước vào giai đoạn nhập tĩnh dã đặt bản thân mình vào thế rèn luyện quá cuồng nhiệt, dùng lực để cưỡng bức nhịp thở, gấp gáp vận khí luân chuyển trong khi quên bẵng đòi hỏi quan trọng là phải đạt tới trạng thái hoàn toàn tự nhiên.

So với điều phối ý khí, việc bài trừ tạp niệm còn có vẻ khó hơn. Do dó nhiều phép luyện bài trừ tạp niệm đã được đề ra như : sổ tức pháp, ngoại quan pháp, kế số pháp, mục thị tị chuẩn pháp … Nhưng người luyện công thường không lưu tâm tới các phép luyện này và tự đánh giá chủ quan về thành tựu bản thân để mau chóng bước qua giai đoạn nhập tĩnh. Trên thực tế, các tạp niệm chưa thực sự tiêu trừ đã dần dần hồi sinh ngay trong quá trình nhập tĩnh hoá thành các loại ảo ảnh. Thông thường ảo ảnh từ các điều mà người luyện sẽ nhìn thấy, tưởng nghĩ tới hoặc ấp ủ mơ ước.

PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

Cách hay nhất là ngăn chặn trị dứt các chứng bệnh do các tai biến tẩu hoả, nhập ma đưa tới là tìm ngay một bậc thầy về khí công hoặc cac vị y sư chuyên về châm cứu.

Tuy nhiên, ngay khi phát giác tình trạng không may của mình cần tức khắc đình chỉ việc rèn luyện môn công của mình đang theo đuổi. Kế đó, tự mình có thể cố gắng điều trị bằng các phương pháp cụ thể nhất. Chẳng hạn như, người bị tẩu hoả có thể theo tập các môn công đưa lại tác dụng : tức hoả, thối hoả hoặc tán hoả, tức là các công phu chủ yếu đưa lực ra ngoài. Theo các chuyên gia khí công, người bị tẩu hoả nên chọn 1 trong 3 môn công sau để luyện:

1. Lục tự quyết , nhưng chỉ luyện 3 tiếng XU , KE , XI nên còn gọi là tam tự quyết

2. Xích long thám hải công

3. Thối hoả công

Trong lúc luyện , cần lưu ý các đặc điểm : Buông thả toàn thân, Bài trừ tạp niệm , Tâm thần an định , Dẫn khí xuống dưới.

Riêng những người bị nhập ma thì tự tạo một tâm lý nghịch hẳn với tâm lý đang có, tức là luôn ngờ vực , không tin vào một điều nào mà mình đã tin . Nhưng những người bị nhập ma thường không dễ nhận ra tai biến của mình nên vẫn phải sở cậy nhiều người ở xung quanh và đặc biệt là sở cậy nơi các y sư có thực tài về thôi nã , châm cứu.

Ngoài tẩu hoả, nhập ma , người luyện công còn có thể gặp một số tai biến khác và tai biến tẩu hoả, nhập ma còn có thể đến do một số nguyên nhân khác với nguyên nhân chính đã nêu. Phạm vi một bài viết ngắn không cho phép trình bày cặn kẽ các điều này, nên xin được kết luận bằng một lời nhắc nhở có tính cảnh giác : “ Muốn tránh tai biến trong luyện công nên kiên trì nhẫn nại và luyện tập trong khung cảnh ít bị ngoại cảnh chi phối “.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-08-2008   #45
Ảnh thế thân của ketractang
ketractang
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-08-2008
Bài viết: 8
Điểm: 1
L$B: 2.504
ketractang đang offline
 
Tài liệu các bạn tìm được thật là tuyệt vời... Giúp cho những hậu sinh, hiểu về truyền thống võ thuật của cha ông...


Chữ ký của ketractang
Giang Hồ Thêm Bạn Hữu !



Kiếm Hiệp Các nhiều truyện Kiếm hiệp, Sắc hiệp và Tiên hiệp đặc sắc --> www.kiemhiepcac.net

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 01:44
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11121 seconds with 15 queries