Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Danh môn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Danh môn Bàn luận về các môn phái và nhân vật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-06-2008   #28
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 12.996
m0ney đang offline
 
16. Chưởng môn phái "nhường 3 đòn" thử tài "vua ám khí"


Võ sư Băng Sơn thời trẻ

Hành trình bái sư của võ sư Băng Sơn vô cùng gian khổ, bởi vô số người muốn một lần diện kiến nhân vật huyền thoại Thiện Tâm Thiền Sư mà không được, chưa nói đến việc được thu nạp làm đệ tử.



“Có phải Lý sư phụ giới thiệu tới tìm ta?”

Bởi lý do đó, vào Sài Gòn suốt mấy tuần trời, tìm đến khắp các võ đường của Võ lâm Côn Luân nhưng ông vẫn không một lần được thấy mặt Thiện Tâm Thiền Sư. Thấy ông vất vả, kỳ công, các trợ giáo của đại sư đã thương cảm, khuyên ông nên ra Bắc, bởi đại sư không bao giờ tùy tiện gặp người mình không quen biết.

Thế nhưng, nhớ lời dạy của Lý sư phụ trước lúc chia tay, ông quyết chí tìm gặp Thiện Tâm Thiền Sư cho kỳ được, dù có phải đi làm thuê để kiếm kinh phí trang trải trong những ngày chờ đợi.

Thế rồi, cơ duyên đến. Một lần viếng thăm một võ đường của đại sư nằm khuất sâu trong con hẻm nhỏ yên tĩnh, ông đã được một trợ giáo của đại sư đon đả mời vào. Chưa hết ngạc nhiên thì vị trợ giáo ấy đã bảo: “Đại sư đang chờ ông ở trong. Người biết thế nào ông cũng đến nên đã cố tình chờ đấy!”.

Võ sư Băng Sơn kể, nghe câu nói đó ông mừng đến nỗi ú ớ chẳng nói được câu nào. Quãng đường từ võ đài vào phòng đại sư chỉ vòng vèo qua mấy gian nhà mà ông thấy như xa vời vợi. Cái giây phút căng thẳng ấy đã nhanh chóng trôi qua khi cánh cửa phòng của đại sư bật mở.

Đang ngồi trầm ngâm, thấy ông vào, đại sư đứng dậy, vồn vã: “Con vào đây! Ta chờ con cũng đã lâu rồi!”. Khi vừa an vị, một câu hỏi nữa của đại sư càng khiến ông thêm phần bối rối, khó hiểu: “Có phải Lý sư phụ giới thiệu con tới tìm ta?”. “Ôi, sao đại sư biết!?”.

Trước câu hỏi đầy sự kinh ngạc ấy của ông, Thiện Tâm Thiền Sư chỉ khẽ mỉm cười. Sau này, ông đoán rằng, trước đây, bôn tẩu giang hồ, hai vị đại sư đã có lần hội ngộ nên đã hứa hẹn chuyện dìu dắt đệ tử cho nhau.

Môn đồ cuối cùng trong Thập nhị đại đồ đệ

Ngay buổi gặp gỡ ấy, đại sư Đoàn Tâm Ảnh đã thử tài năng võ nghệ của người đệ tử tương lai của mình.

Ngồi trên sập, đại sư bảo ông thi triển quyền cước trong nhà. Ban đầu, đại sư bắt ông đánh phá 2 cửa, rồi tăng lên 4 cửa, 6 cửa. Sau một thôi một hồi thi triển tất cả những kỹ năng mà mình có được, đã thấm mệt, đang chực dừng lại thì Thiện Tâm Thiền Sư lại giục tiếp: “Đánh 8 cửa!”. Mệt, thêm nữa, trong căn phòng nhỏ ấy, không đủ diện tích để ông thực thi “mệnh lệnh” lạ lùng của vị đại sư, nên ông đành chắp tay mà rằng: “Cái đó thầy con chưa dậy!”. Nghe ông nói vậy, đại sư bỗng phì cười.

Thế nhưng, sau nụ cười ấy ông bỗng trầm ngâm, như đang mải mê với một suy nghĩ vô cùng sâu sắc. Đăm đăm nhìn ông, bất chợt đại sư hỏi: “Con có muốn làm đệ tử ta không? Nếu đồng ý, ta sẽ đích thân chỉ giáo!?”. Câu hỏi ấy đã làm ông vô cùng sung sướng, bởi đó là mục đích của chuyến đi đầy gian khổ mà ông đã phải chịu đựng.

Thế nhưng, nghĩ đến hàng ngàn đệ tử của đại sư, có mấy người được hưởng ân sủng đặc biệt ấy. Sợ hiềm khích, đố kỵ nên ông đã e dè: “Con sợ mình không có khả năng với lại còn sư huynh, sư đệ...”. “Cái đó thì con khỏi phải lo, khả năng của con đến đâu ta biết! Còn về môn phái, ta sẽ đặc cách cho con!”.

Sự kiện Thanh Hư Chân nhân đặc cách thu nạp đệ tử ấy chẳng mấy chốc lan rộng ra khắp sư môn, thậm chí cả làng võ phía Nam. Thế nhưng, với những người luyện võ chân chính thì lại cho đó là một điều vô cùng có lợi cho võ lâm, bởi họ tin vào con mắt tinh đời của ông. Và cũng qua sự kiện ấy, võ lâm mới hiểu hết khát khao cháy bỏng mà suốt cả cuộc đời, Thanh Hư Chân nhân chưa hội đủ điều kiện để thực hiện.

Từ năm 1960, khi sáng lập Tổng hội Võ lâm Việt Nam và Võ lâm đạo Việt Nam, sáng tổ Đoàn Tâm Ảnh đã có dự định hưng chấn võ đạo Việt Nam cùng với Thập nhị đại đồ đệ như truyền thống của các danh sư Côn Luân thủa trước ở Trung Hoa. Mỗi danh sư của phái Côn Luân thì có thể có nhiều đệ tử nhưng chỉ có 12 người được phong pháp danh và được truyền thụ tất cả những bí kíp võ công của môn phái.

Võ sư Băng Sơn kể, trước ông, đã có 11 đại đồ đệ được đại sư Đoàn Tâm Ảnh thu nạp. Trong số họ, đã có nhiều người danh chấn giang hồ như Hàng Thanh, Lạc Hà, Hùng Phong, Vũ Đức... (các cao thủ này hiện đang sinh sống và truyền bá võ thuật ở nước ngoài). Thu nạp ông làm đại đồ đệ cuối cùng, thứ 12, Thanh Hư Chân nhân đã đặt pháp danh cho ông là Bắc Phong Chân nhân với uớc muốn, ông sẽ đưa môn phái phát triển rực rỡ ở miền Bắc.


Thanh Hư Chân nhân Đoàn Tâm Ảnh

Lần thứ hai “rút ruột” sư phụ

Từ dạo đó, ngày nào cũng vậy, võ sư Băng Sơn được Đại sư trực tiếp truyền thụ võ công. Đại sư là người rất nghiêm khắc trong việc dạy học trò. Còn nhớ, khi mới vào, tiếp xúc với một số đồ đệ của đại sư, ai cũng bảo: “Ổng khó tính lắm! Lôi thôi là ổng uýnh liền à!”. Và, võ sư Băng Sơn cũng không ngoại lệ.

Tuy chưa bị “uýnh liền” nhưng Thanh Hư Chân nhân đã ra với ông một điều kiện, các bài mà thầy dạy ngày hôm trước, hôm sau phải tinh thông cho kỳ được. Nếu không làm được như thế thì đại sư sẽ không dạy nữa và coi như duyên số giữa hai thầy trò đã đến ngày cạn phai.

Chỉ ít lâu theo đại sư Đoàn Tâm Ảnh, ông đã lãnh hội được toàn bộ Thập bát chưởng công - võ công cơ bản của Côn Luân Bắc phái. Võ công của Côn Luân thiên về việc tu thân luyện sức, toát lên tinh thần nhân ái, các môn sinh thích sống cuộc đời ẩn dật, không phô trương. Bởi thế, võ lâm giang hồ bảo, võ của Côn Luân là Võ tiên.

Bởi còn công việc ngoài Bắc, nên khi đã thấm nhuần cái đạo của Võ tiên, thầy trò đành phải nói lời giã biệt. Mãi đến năm 1991, nhân Đại hội Võ thuật toàn quốc lần thứ nhất, Thanh Hư Chân nhân mới ra Hà Nội. Tái ngộ nhau, hai thầy trò mừng mừng tủi tủi. Võ sư Băng Tâm kể, lần gặp gỡ ngắn ngủi ấy, đại sư đã trao cho ông cuốn Cẩm nang bí kíp. Đây là cuốn sách ghi lại đầy đủ những bí kíp võ công của môn phái Côn Luân, do đại sư tự tay chép lại. Về cuốn sách đặc biệt này, võ lâm giang hồ xem như báu vật.

Có giai thoại rằng, trước đó, đã có rất nhiều nhà xuất bản đến nài nỉ xin mua lại bản thảo với số tiền khổng lồ. Riêng nhà sách Khai Trí ở Sài Gòn đã trả cho đại sư 200 cây vàng nhưng ông vẫn không chịu bán. Tiếp những nhà xuất bản ấy, đại sư chỉ bảo: “Sách quý, không bán được! Nhưng gặp ai, thấy thích tôi sẽ tặng ngay!”.

Cũng trong lần gặp ấy, đại sư đã bảo ông rằng: “Ta 18 năm lang bạt học võ thì đến giờ đã truyền cho con được 9 năm rồi. Khi nào vào đó (Sài Gòn) ta sẽ truyền nốt 9 năm còn lại cho con!”. Nghe lời dạy của đại sư, thu xếp ổn thỏa công việc, năm 1995, ông lại khăn gói vào Sài Gòn “rút ruột” tinh hoa võ thuật của sư phụ mình. Và, chuyến đi này, khả năng hấp thụ võ công của ông đã khiến Thanh Hư Chân nhân vô cùng mãn nguyện.

Võ sư Băng Sơn thi triển quyền cước

Thọ giáo “Vương kiếm” Huyền Công Đạo

Ra Bắc, vừa tập trung sức lực gây dựng môn phái, võ sư Băng Sơn còn được “Vương kiếm” - "vua ám khí" Huyền Công Đạo Trần Công quý mến chỉ giáo thêm. Nhờ sự tận tình ấy, ông đã lãnh hội được ở đại sư nhiều môn binh khí đặc dị và những bí pháp có một không hai. Và chuyện võ sư Băng Sơn diện kiến Huyền Công Đạo Trần Công đến giờ vẫn được giới võ thuật truyền tai nhau như một giai thoại đẹp.

Võ sư Băng Sơn kể, nghe tiếng tăm của cụ Trần Công đã lâu, đặc biệt là khả năng khí công siêu phàm của cụ, đã nhiều lần ông muốn thử. Thế nhưng, ngại mình là bậc hậu sinh, lại thêm phần Huyền Công Đạo nổi tiếng kỹ tính nên loay hoay mãi mà ông chẳng biết chọn cách nào. Cho đến một buổi, sau hôm gặp đại võ sư ở Hội võ thuật Hà Nội, ông đã quyết định “diện kiến” sự cao thâm của bậc danh nhân làng võ ấy. Ông lấy côn và tự đánh một đòn rất nặng vào tay trái của mình.

Cú “tự xử” ấy khiến khuỷu tay ông bầm tím, sưng vù. Ôm cánh tay đau đớn ấy, ông đã gõ cửa nhà Huyền Công Đạo. Võ sư Băng Sơn kể, hôm ấy ông đã được mấy phen kinh ngạc. Thấy bộ dạng của ông, Huyền Công Đạo như đã biết tỏng sự việc, nhưng ông vẫn vui vẻ mời ông vào và nói: “Ông muốn ta phóng khí chữa vết thương phải không, được rồi, ông cứ ngồi nguyên đó, ta sẽ chữa cho!”.

Nghe đại sư nói thế, biết là “âm mưu” của mình đã bị đại sư “bắt vị”, nhưng ông vẫn ngồi xuống và toan cởi bỏ hết áo rét để xem bậc trưởng lão... phóng khí chữa bệnh thế nào. Thế nhưng, việc ấy đã bị Huyền Công Đạo ngăn lại: “Không cần, ông cứ ngồi nguyên đó!”. Lời của đại sư khiến ông rất kinh ngạc, bởi hôm đó trời rét như cắt da cắt thịt nên ông đã ních vào người rất nhiều áo rét. Ngoài 2 chiếc áo len, ông còn khoác thêm cả chiếc áo Na- tô dày ở ngoài.

Bởi ăn vận như vậy nên ông không thể tin lão võ sư có thể truyền khí xuyên qua ngần ấy áo để mà chữa thương cho mình. Thế nhưng, lạ kỳ thay, sau khi vận khí, tay đại lão võ sư để cách vết thương của ông đến cả gang tay. Vậy mà, chỉ trong tích tắc, ông đã cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt ở ngay tại nơi “mình tự làm mình khổ” ấy. Tay ông lúc thì nóng ran, lúc thì lạnh toát.

Chừng 3 phút sau, Huyền Công Đạo kết thúc công việc của mình. Và thật bất ngờ, ông thấy tay mình tuyệt nhiên không còn đau đớn nữa. Vết thương thì chỉ qua đêm đó đã lành lại như chưa hề bị va đập.

Cuộc rượu định mệnh

Năm 1985, sau khi đi bộ đội về, võ sư Băng Sơn mở võ đường ở Hà Nội. Ông kể, cái thủa ban đầu cam khó ấy, để võ đường tồn tại được, ông đã phải nhiều lần đích thân đứng ra thi thố võ nghệ để giữ vững uy danh của võ đường. Trong số những đối thủ, có cả những kẻ cố tình phá đám, dẫm đạp lên tinh thần võ đạo.

Thế nhưng, từ sau trận đấu với một võ sư ở quận Hoàn Kiếm, ông đã rất ăn năn, tự hứa với mình không bao giờ ra tay nếu thật sự thấy không cần thiết. Nghe tiếng ông đã từng thọ giáo nhiều bậc đại sư tiếng tăm lừng lẫy và biết ông là đệ tử chân truyền của Chưởng môn Lý Chấn Hòa, một võ sư ở quận Hoàn Kiếm – Hà Nội (cũng theo học một thầy Tàu), đã nhiều lần gửi lời thách đấu. Vị võ sư ấy lực lưỡng, sức mạnh thì kinh hồn, mỗi cú thôi sơn có sức nặng ngàn cân.

Để biểu diễn sức mạnh của mình trước võ lâm đồng đạo, vị võ sư ấy từng dùng tay trần đấm tróc vỏ cây già. Khiêu chiến mãi không được, vị võ sư đó đành qua một người quen của ông, mời ông tới nhà uống rượu. Nghĩ đó là sự ân tình, ông đã vui vẻ nhận lời mà không ngờ nó trở thành cuộc rượu định mệnh của vị võ sư kia.

Võ sư Băng Sơn kể, ban đầu cuộc rượu đó diễn ra rất vui vẻ, thế nhưng, rượu vào thì lời ra, chủ đề võ thuật lại được chủ nhà nhắc tới. Và ông ta có những lời miệt thị, xúc xiểm đến việc mấy lần ông từ chối lời thách đấu. Cùng với sự chế nhạo đó, ông ta khoe những thế võ độc của mình.

Rượu cũng đã ngà ngà, trước sự khoe khoang vô lối của đối phương, võ sư Băng Sơn bảo, những thế võ đó, ông có thể hóa giải được. Và, ngay trong cuộc rượu đó, ông đã “diễn thuyết” cách thức phá chiêu của mình. Bị bóc mẽ trước đám đệ tử của mình, gia chủ đã vô uất ức. Ông ta bảo, Băng Sơn chỉ giỏi... võ mồm, còn quyền cước thì chẳng đến đâu.

Một lần xuất chiêu cả đời day dứt

Vẫn bằng cái giọng khiêu khích, hợm hĩnh, ông ta thách người ngồi đối diện với mình ra sân thi đấu. Trước thái độ quá quắt ấy, hơi men trong người đã làm võ sư Băng Sơn tức giận. Ông đứng phắt dậy, ra sân. Nhưng, với “thói quen” vốn có khi thi đấu của mình, võ sư Băng Sơn kể, ông vẫn nhường cho đối thủ tấn công trước 3 đòn.

Và đúng như đã nói ở trong mâm rượu, hai đòn đầu, khi đối phương tung chiêu độc, ông đã lần lượt hóa giải và nhứ đòn vào những chỗ hiểm của đối phương. Đòn thứ ba cũng vậy, như mãnh thú say mồi, đối phương hùng hục lao tới, nhưng ông cũng nhanh chóng vô hiệu hóa chiêu thức ấy.

Đã quy ước trước, khi hai bên giao đấu, không được cố tình đánh vào những tử huyệt của nhau như yết hầu, mắt, hạ bộ... Sau đòn thứ 3, đáng ra vị võ sư kia phải dừng lại và coi như cuộc đấu đã phân biệt rõ kẻ thắng người thua. Vậy mà, khi ông đã dừng đòn, gia chủ vẫn bất thình lình chơi ngay đòn hiểm, x** thẳng tay vào mắt đối phương. Không đề phòng nên trước cú đánh bẩn ấy, ông chỉ kịp ngửa mặt tránh. Tuy thế, ngón tay của đối phương vẫn cầy rách mí mắt trái của ông.

Sau cú đánh đó, tiện tay, gia chủ tung ngay một đòn như trời giáng vào vai trái khiến ông loạng choạng. Biết đối phương quyết hạ độc thủ, hết đường lùi, ông quyết định phản đòn. Khi đối phương chưa kịp thu tay về thì đã bị ông túm lấy giật mạnh về phía trước...

Võ sư Băng Sơn kể, khi đối phương lỡ chớn, lao theo cú giật đó thì ngay lập tức, ông lách sang bên rồi giáng luôn một đòn vào mang tai đối phương và tiếp theo là một đòn vào phần gáy. Đồng thời với sê-ri đó là một cú gối thốc ngược lên phản đà đổ xuống của đối thủ. Dính 3 đòn liên tiếp, vị võ sư cao to ấy bật ngược ra phía sau và nằm bất động.

Võ sư Băng Sơn kể, vài tuần sau, có người đến tìm ông báo tin, vị võ sư ở Hoàn Kiếm đó sau lần tỉ thí với ông đã nằm liệt giường, không thể nào đi lại được nữa. Tin ấy làm ông giật mình, kinh hãi. Có lẽ tại bởi uống rượu, bởi tức giận nên hôm đó ông đã xuống tay quá nặng và những cú đòn đó đã làm kinh mạch của đối phương bị tổn thương, sinh ra bại liệt.

Hối hận, ông đã vội vàng đường sữa lên thăm. Gặp ông, vị võ sư đó buồn bã bảo: “Lỗi này do tôi, ông không phải bận tâm gì. Suốt mấy tuần qua, nằm suy nghĩ, tôi biết, với tính khí ấy của mình thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ gặp cảnh này!”.

Võ lâm Việt Nam tùng thư

Theo võ sư Băng Sơn thì cho đến tận bây giờ, vị võ sư ấy vẫn phải sống cảnh liệt giường. Tâm sự với tôi, day dứt ông bảo, nếu có thể thì qua bài báo này, một lần nữa ông gửi lời xin lỗi tới vị võ sư đó và gia đình. Một lời xin lỗi tự đáy lòng mình.

Sự day dứt ấy của võ sư Băng Sơn đã “ngấm” rất sâu vào phong cách dạy môn đồ. Nội quy môn phái, ông nhấn mạnh tinh thần võ đạo, ấy là không được dùng võ công để khuất phục người khác. Đặc biệt hơn, môn sinh của ông, nếu thi đấu với ai mà không được sự đồng ý của thầy thì coi như tự xóa tên mình ra khỏi môn phái.

Đặc biệt, tinh thần ấy đã “chuyển hóa” thành sự trượng nghĩa, nhân ái: Tất cả các môn đồ, nếu cực chẳng đã phải thi đấu thì dứt khoát phải nhường đối phương trước 3 đòn rồi mới được ra tay. “Quy chế” đó đã bất di bất dịch từ lâu lắm rồi!

Mấy lần tôi đến, trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng ở ngay cạnh hồ Thanh Nhàn, đều bắt gặp cảnh võ sư Băng Sơn đang loay hoay viết sách. Ông đang tập trung sức lực của mình để cho ra đời bộ sách Võ lâm Việt Nam tùng thư. Theo võ sư Băng Sơn thì đó là bộ sách ghi chép khá đầy đủ những chặng đường phát triển của võ học Việt Nam.

nguồn : vocotruyen.vn

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-06-2008   #29
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 12.996
m0ney đang offline
 
17. Cao thủ Hoa quyền và tuyệt kỹ Hồng gia



Võ sư Vũ Quang Tín



Khi thực hiện loạt bài về những "thiên hạ đệ nhất" cao thủ, Có 2 cao thủ là Trưởng tràng Hoa quyền - võ sư Vũ Quang Tín; và Chủ nhiệm võ đường Hồng gia - võ sư Chu Há.

Người có khuôn mặt của một võ tướng

Vài năm trước, trên một tờ báo của ngành Công an có đăng câu chuyện về một võ sư dũng cảm, dùng võ thuật khống chế một tên côn đồ nguy hiểm khi hắn hung hãn dùng dao tấn công dân lành.

Bài báo viết: “Hôm ấy, khi ông đang ngồi trò chuyện với một người bạn ở trước của nhà, thì không biết từ đâu một tên du đãng bất ngờ xuất hiện. Không biết có mối thù hận từ trước hay do nhầm lẫn mà tên này đã thình lình túm ngay tóc người bạn, giật ngược ra phía sau rồi như thú hoang, dùng dao nhắm vào cổ nạn nhân chém tới. Trước diễn biến bất ngờ ấy, vị võ sư ngồi đối diện đã bật dậy và bằng một động tác võ thuật điêu luyện, ông đánh văng hung khí trên tay của tên sát nhân, đồng thời, nhanh chóng khống chế, bắt giữ kẻ manh động ấy”.

Người hùng năm đó chính là võ sư Vũ Quang Tín, Trưởng tràng môn phái Hoa quyền, đệ tử chân truyền của lão võ sư nổi tiếng Hoàng Thanh Vân (Chưởng môn đời thứ 2 của Hoa quyền).

Vũ Quang Tín (sinh năm 1952) mắt sắc, mày rậm, tóc búi củ hành, bộ râu thì vô cùng ấn tượng: Rậm và được t** tót công phu như để tôn khuôn mặt thêm phần... dữ dằn, chẳng khác nào một võ tướng thời Trung cổ. Tuy thế, khi tiếp xúc lại thấy ông khác hẳn với “phong thái” bề ngoài: Gần gũi, thân thiện, thậm chí có phần e dè, khiêm tốn.

Thế nhưng, sự kín kẽ trong cách ăn nói ấy vẫn chẳng làm cuộc nói chuyện giữa tôi và ông trong căn gác nhỏ ở khu Thanh Nhàn - Hà Nội, vốn đông đúc dân cư, kém phần hấp dẫn. Võ thuật, dường như với ông, đó là lẽ sống duy nhất của mình. Ông bảo: May mắn lớn nhất của đời mình là được bái võ sư Hoàng Thanh Vân làm sư phụ.

Cuộc bái sư kỳ lạ

Ông kể, nghe tiếng tăm của lão võ sư, chưa một lần giáp mặt nên ông cứ nghĩ, lão võ sư là một người to lớn, khuôn mặt thì tinh anh, phong thái thì vô cùng ung dung, thanh thoát, khác xa với những kẻ... “phàm trần”. Thế nhưng, buổi đầu tiên diện kiến, thì thần tượng trong đầu ấy của ông đã... thay đổi hoàn toàn.

Lão võ sư Hoàng Thanh Vân là người nhỏ bé và trông bộ dạng thì rất... cù lần. Tuy thế, đã đến nơi thì ông vẫn ngỏ lời xin theo học. Đồng ý nhận ông làm đệ tử, nhưng trong năm đầu tiên, về võ thuật, sư phụ Hoàng Thanh Vân tuyệt nhiên không đả động gì đến ông.

Tới võ đường, lão võ sư chỉ dạy ông cách thức bốc thuốc chữa bệnh và thực hành ngay việc đó - chữa bệnh cho mọi người quanh vùng. Trong khi ấy, các sư huynh thì được lão võ sư tận tình chỉ bảo khiến ông rất đỗi tủi thân. Thi thoảng rảnh việc, thấy ông ngồi một mình tư lự, lão võ sư vời ông đến nhưng không phải để dạy võ công mà... đọc thơ cho ông nghe!

Buồn. Chán. Nản. Thấy biểu hiện ấy của ông, lão võ sư chỉ liếc mắt, rồi mủm mỉm cười. Mãi hơn 1 năm sau, một sớm, đến võ đường, đang chực bốc thuốc chữa bệnh thì ông bất ngờ được lão võ sư gọi lại và bảo: “Con theo ta cũng đã lâu, ta biết, con là người kiên định! Đức ấy, học võ thì quý vô cùng. Từ nay ta sẽ đích thân dạy võ cho con!”.

Nghe sư phụ mình nói vậy, ông mừng vui khôn xiết. Thế nhưng, nỗi niềm rạng rỡ ấy bỗng chốc hoá thành sự lo lắng khi sư phụ ông tiếp lời: “Ta để con vào lớp của các sư huynh của con. Con phải cố mà theo kịp họ. Nhược bằng không thì ta cũng chẳng biết phải giáo dưỡng con cách nào cho phải nữa?!”.

Nhắm mắt... vẫn nhìn thấy sự chuyển động của đối thủ

Bắt đầu từ hôm đó, ông đã có những tháng ngày theo đuổi nghiệp võ vô cùng khắc nghiệt. Các sư huynh ông đa phần là những người đã theo thầy rèn luyện được vài năm và ai cũng như hộ pháp. Bởi thế, sau mỗi buổi tập, về nhà là ông thấy toàn thân mình đầy vết bầm dập bởi bị... dính đòn.

Hoa quyền có phần cơ bản là công phu rèn luyện thập hình gồm thủ, nhãn, thân, yêu, túc, thức, đảm, khí, kình, thần. Các môn sinh của môn phái chỉ được tiếp cận đến quyền thuật khi đã “chín” ở giai đoạn “đào tạo cơ bản”. Giai đoạn này, môn sinh phải khổ luyện mất những 3 năm, thậm chí lâu hơn. Khi đã thông thạo thập hình, môn sinh mới được truyền thụ 18 bài Hoa quyền cùng các loại binh khí như kiếm, côn, đao, song ngư, lưỡng đầu thiết lĩnh, thiết phiến, song phủ, song chuỳ...

Thời gian thấm thoắt trôi, với sự lanh lẹ vốn có, khả năng hấp thụ công phu của ông đã khiến Hoàng sư phụ vô cùng mãn nguyện. Võ sư Vũ Quang Tín bảo, người tập Hoa quyền được gọi là thành công chỉ khi phối hợp được đồng nhất Thân, Thủ, Bộ. Khi ấy, người luyện võ dường như rơi vào “trạng thái” tự do, có thể thích ứng linh hoạt từng tình huống chiến đấu cụ thể. Và, mỗi hình thức thích ứng ấy đều là những đòn thế vô cùng lợi hại, có thể hạ gục đối phương ngay lần “tiếp xúc” đầu tiên.

Theo Hoàng sư phụ được hơn 20 năm, khi công phu đã đạt tới trình độ xuất kỳ bất ý (đòn đánh ra như ý muốn, có thể nhắm mắt, nghe được chuyển động của đối phương). Năm 1993, hai thầy trò phải tạm chia tay. Hoàng sư phụ sang Nga dạy võ. Sống ở xứ lạnh lâu ngày thành quen, lão võ sư Hoàng Thanh Vân đã định cư luôn ở đó.


Võ sư Vũ Quang Tín

Một đòn... “chết bảy”

Có lẽ, trong số các võ sư mà tôi đã gặp, thì võ sư Vũ Quang Tín là người phải “cọ xát” quyền thuật nhiều nhất trong hành trình lập nghiệp của mình. Điều này đã được võ lâm đồng đạo xác nhận.

Lần ấy, ông đến thăm một anh bạn cũng luyện võ ở trên phố Trần Quốc Toản. Bởi cuộc viếng thăm không báo trước nên khi vào nhà, ông bất ngờ khi thấy nhà bạn mình lố nhố kẻ đứng, người ngồi. Thì ra, hôm đó, có một toán võ sĩ học công phu ở nước ngoài về, muốn vào so tài cao thấp cùng bạn ông.

Thấy một người đàn ông thấp bé xuất hiện, một gã trong đám bảo, ông nên ngồi vào góc giường, nếu không muốn vạ lây bởi sắp có đánh nhau to. Điệu bộ hống hách của đám võ sĩ ấy khiến ông khó chịu, nhưng nghĩ chẳng phải chuyện của mình, ông đành... ngoan ngoãn ngồi vào nơi mà họ đã “tận tình” chỉ bảo.

Tuy cuộc đấu chưa diễn ra nhưng quan sát, thấy sắc mặt của bạn mình... không được tốt, ông đoán biết, bạn mình đã có phần e ngại. Không tự tin thì khi thử tài chắc chắn chuốc lấy thất bại nên ông đã đứng dậy tham gia: “Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên trao đổi võ thuật thôi. Như vậy thì cũng đủ để rạch ròi cao thấp!”. “Không đánh hết lực thì làm sao phân biệt được! Phải đánh thẳng tay!”. Một gã trong toán “khách mời” quả quyết và cả bọn đã đồng thanh hưởng ứng theo như muốn “ăn tươi nuốt sống” chủ nhà.

Trước tình thế ấy, với sự nao núng hiển hiện trên mặt bạn, nghĩ bạn mình không phải là đối thủ của toán người lực lưỡng trên, ông đã quyết định đứng ra tỉ thí thay bạn. Trước quyết định của ông, toán người trên chỉ cười khẩy nhưng họ vẫn gật đầu chấp thuận. Có lẽ, họ đã nghĩ, tạng người như ông thì chẳng được mấy hiệp. Thế nhưng, phòng trường hợp “ngoạ hổ tàng long”, họ vẫn cử một người cao to nhất ra ứng đấu.

Chẳng cần nhiều, chỉ một lần vào đòn, kẻ kiêu ngạo đã bị người đàn ông thấp bé đánh bật ra góc sân, phải hồi lâu mới loay hoay gượng dậy. Sau cú đòn ấy, gã ta đã chắp tay xin thua rồi đứng dạt ra phía sau. Vẫn đứng nguyên vị trí đó, ông ra hiệu cho người khác vào sới.

Thế nhưng, chứng kiến đòn đánh của ông “dành cho” đồng đội mình, toán người ấy đứng như trời trồng, không ai nhúc nhích chân tay “xung trận” nữa. Chờ một hồi không thấy ai vào, ông mới chắp tay, từ tốn bảo: “Làng võ Việt Nam nhiều người tài giỏi hơn tôi gấp mấy trăm lần. Các cậu còn trẻ, học võ mà quên mất đạo thì thành tài sao được! Thôi, về học thêm đi. Khi nào thấy đủ, cứ tìm tôi mà thử!”.

Học võ của danh sư “bát quái thần côn”

Võ sư Chu Há không uống rượu, thế nhưng nhà ông lúc nào cũng đông đúc bạn bè, quây quần chén thù chén tạc, rồi say mê luận chuyện võ công.

Võ sư Chu Há sinh năm 1947, quê gốc ở huyện Đầm Hà, Quảng Ninh. Bởi mưu sinh, nên ngay từ khi còn bé, ông đã theo cha mẹ rời lên Hà Nội. Cha ông là người mê võ nên ngay từ tấm bé, ông đã được cha mình truyền thụ những kỹ năng cơ bản của võ thuật.

Năm 1963, khi 16 tuổi, ông đã được người quen giới thiệu đến danh sư Tô Tử Quang, Sáng tổ môn phái Hồng gia quyền ở Việt Nam bái sư, học võ. Thầy Tô Tử Quang khi ấy ở phố Nguyễn Công Trứ, không mở võ đường mà chỉ dạy võ cho những người thân thiết. Võ sư Chu Há là một người như thế.


Võ sư Chu Há thời trẻ

Theo võ sư Chu Há, cụ Sú Tàu (tên thân mật của Tô sư phụ) là người Trung Quốc. Ông sinh năm 1910, ở huyện Long Châu, Quảng Tây trong một gia đình 8 đời theo nghiệp võ. Ngay từ nhỏ, Tô sư phụ đã được cha mình là võ sư nổi tiếng Tô Cao Lân truyền dạy công phu Hồng gia quyền. Có giai thoại rằng, năm lên 7 tuổi, Tô sư phụ đã được Hoàng Phi Hồng, cũng một danh sư của Hồng gia chỉ bảo thêm về quyền thuật. Với năng khiếu bẩm sinh, năm 18 tuổi, trong một cuộc thi võ hàng năm ở Quảng Tây, ông đã giành giải nhì và được mệnh danh là “Thần đồng võ thuật”.

Sau khi thành danh ở Quảng Tây, như bao thanh niên khác, Tô Tử Quang tìm về Thượng Hải. Chốn nhiễu nhương ấy, bằng khả năng công phu của mình, ông đã được một đại thương gia trọng dụng khi một lần, dùng công phu giải cứu cô con gái rượu của vị thương gia ấy thoát khỏi tay bọn bắt cóc, tống tiền.

Thế nhưng, bởi mến mộ tài năng, khí phách của chàng trai trẻ, cô tiểu thư ấy đã đem lòng yêu mến. Mối tình không hộ đối, môn đăng ấy đương nhiên vướng phải sự cấm đoán cay nghiệt từ phía nhà cô gái. Vậy là, để mọi chuyện được yên bề, Tô sư phụ đành phải hi sinh tình yêu của mình. Ông lại tiếp tục lên đường phiêu bạt. Và Việt Nam là nơi dừng chân cuối cùng trong chặng đường giang hồ ấy.

Được biết, trong quãng thời gian ở Thượng Hải, Tô Tử Quang đã hai lần đoạt giải quán quân quyền thuật. Và, cũng chính ở đất này, ông đã được võ lâm giang hồ tôn sùng là “Bát quái thần côn” bởi khả năng siêu đẳng khi sử dụng binh khí này.

Công phu làm hài lòng cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Theo võ sư Chu Há, Tô sư phụ đến Hà Nội từ năm 1954. Ông làm việc tại Nhà máy in Tiến bộ. Mãi đến năm 1963, ông mới chính thức phổ biến Hồng gia quyền cho mọi người. Thế nhưng, việc truyền thụ ấy cũng chỉ ở phạm vi rất hẹp, đa phần môn đồ chỉ là những người gốc Hoa. Cùng với võ sư Làm Ốn Và, Voòng Sìu Khoóng, Chu Há là một trong ba đại đệ tử của thầy Tô (những đệ tử này được Tô sư phụ đặt hiệu riêng là Và Cố, Khoóng Cố, Há Cố).

Là người có tư chất võ thuật nên theo Tô sư phụ được ít lâu, võ sư Chu Há đã lĩnh hội xuất sắc những kỹ năng công phu mà sư phụ mình truyền dạy. Điều ấy đã được minh chứng bằng việc năm 1965, trong lễ hội Hoa Liên do Hoa kiều tổ chức ở Hà Nội, võ sư Chu Há đã vinh dự được Tô sư phụ chọn để biểu diễn quyền thuật cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bác sĩ Trần Duy Hưng thưởng thức. Sau buổi biểu diễn đó, võ đường của Tô sư phụ đã được Thủ tướng gửi gắm nhiều lời khen ngợi.

Tuyệt kỹ cho người thích… la cà quán xá

Năm 1982, Chu Há tham gia Hội võ thuật cổ truyền Hà Nội và đứng ra thành lập võ đường riêng.

Võ sư Chu Há là người đam mê sáng tạo. Với võ thuật cũng vậy. Với những tinh hoa học được từ sư phụ mình, ông đã góp phần làm rạng danh Hồng gia quyền với nhiều bài võ do tự mình phóng tác. Với các bài võ ấy thì các môn sinh của võ đường Chu Há đã giành được rất nhiều huy chương vàng ở các hội diễn, liên hoan võ thuật.


Võ sư Chu Há bây giờ

Đặc biệt, khi sáng tạo, võ sư Chu Há luôn hướng về những thứ “binh khí” gần gũi, giản đơn gắn liền với đời sống của con người. Mễ, điếu cày, ba toong... là những thứ thường thấy trong những bài võ do ông ngẫu hứng sáng tạo. Nói về lối tư duy lạ lùng ấy của mình, ông cười bảo, quán nước trà lá thường là nơi dễ bị... ăn đòn nhất. Bởi thế, với mễ để ngồi, điếu cày hút thuốc lào trong tay thì những người học bài võ này sẽ an tâm tuyệt đối khi... lê la quán nước!

Tên tuổi võ đường Hồng Gia cùng võ sư Chu Há ngày một nổi tiếng qua mỗi lần “võ lâm đại hội”. Điều đó đã được thể hiện qua các tấm huy chương mà môn sinh của võ đường giành được sau những kỳ ứng võ thi tài. Sự nổi tiếng ấy không chỉ ở trong nước, mà nhiều môn sinh ở nước ngoài cũng vô cùng mến mộ ông.

Năm 1990, võ sư Chu Há được Sở Thể dục thể thao Hà Nội cử sang Nga, Tiệp Khắc (cũ) biểu diễn. Ông kể, ở những nước này, người dân rất đam mê quyền thuật phương Đông. Bởi thế, mỗi đêm biểu diễn, có đến 7- 8 vạn khán giả tới xem, cổ vũ. Cũng tại chuyến biểu diễn ấy, ông đã được mời ở lại để dạy công phu cho những võ sinh mến mộ mình.

Vậy là, suốt một năm trời, ông miệt mài truyền bá Hồng gia quyền tại Nga. Có lần, việc gia đình, ông phải về nước. Thế nhưng, về chưa đầy tuần thì học trò ông đã điện thoại tới tấp vì thấy ông đi... lâu quá! Theo võ sư Chu Há, hiện tại, ở Nga, những môn đệ năm nào của ông vẫn đang tiếp tục khuếch trương Hồng gia quyền và cũng thu hút được đông đảo môn sinh.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-07-2008   #30
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 12.996
m0ney đang offline
 
18.Tam Nhựt


võ sư Hàn Bái (1889-1928)

Theo các bật tiền bối võ học Việt Nam, sau khi đàn áp phong trào kháng chiến võ trang của dân tộc ta, thực dân Pháp đã ban hành một đạo luật cấm hoạt động võ thuật dưới mọi hình thức. Các thấy võ bị truy lùng , những người tập võ bị bắt bớ...khiến phong trào võ thuật Việt Nam đầu thế kỷ XX hấu như bị chựng lại bởi lẽ thực dân Pháp nhận chân được rằng lực lượng kháng chiến Việt Nam hầu hết đều xuất thân từ dân nhà võ, nhất là những vị lãnh tụ
Tuy nhiên, từ những năm 1925 trở đi, khi các cao trào kháng Pháp phát triển ngày một sâu rộng và liên tục hơn, cùng với nhiếu môn thể dục thể thao (TDTT) khác, võ thuật được thực dân Pháp cổ động mọi người tập luyện, nhất là thanh niên. Mục đích sâu xa của thực dân Pháp là dùng các hoạt động TDTT để ru ngủ thanh niên Việt Nam hầu tránh xa các hoạt động chính trị yêu nước, gây bất lợi cho họ. Chính trong giai đoạn này, làng võ Việt Nam đã rực sáng tên tuổi của ba võ sư: Ba Cát, Bảy Mùa và Hàn Bái. Đây là những vị xuất thân từ dòng dõi võ tướng của triều đình nhà Nguyễn, tinh thông võ thuật truyền thống dân tộc, từng dự các kỳ thi cử nhân võ sau cùng của triều đình Huế cũng như học thêm một số kỹ thuật của võ thuật Trung Quốc. Ba vị võ sư này nổi tiếng cả nước, là ngọn đuốc dẫn đường cho mọi người yêu chuộng võ thuật truyền thống Việt Nam lúc đó. Nhiếu ngườ đã gọi ba vị là " tam nhựt" tức 3 vầng thái dương rọi sáng sự hồi sinh võ học dân tộc sau thời gian dài cấm đoán.
Ba vị "tam nhựt" chào đời vào những năm cuối TK XIX và đều học thêm võ thuật Trung Hoa với quyền sư Triệu Quang Chảo, một người hoa sống ở tỉnh Vân Nam( Trung Quốc). Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu về võ sư Ba Cát, còn võ sư Nguyễn Văn Mùa (Bảy Mùa) sinh năm 1879, gốc người Nam bộ, từng làm thông phán tại sở công chánh Sài Gòn thời thuộc Pháp. Về võ sư Lê Bái (Hàn Bái) ,ông sinh năm 1889, là con của một quan Lãnh binh triều đình Huế. Từ tuở nhỏ. Lê Bái đã được phụ thân truyền dạy võ thuật và sớm nổi tiếng là thần đồng trên lãnh vực này. Bước vào tuổi 20, ông làm việc tại sở Hỏa xa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).Nhờ vậy, ông có dịp học võ Trung Quốc với vợ chồng quyền sư Lý Quân (phụ trách huấn luyện cho quân đội Trung Quốc ở tỉnh Phúc Kiến) và quyền sư Triệu Quang Chảo (Ở Vân Nam). Sau gần 10 năm sống trên đất nước Trung Quốc, năm 1918, Lê Bái trở về nước và mở võ quán Hàn Bái Gia tại Hà Nội với niềm kỳ vọng phục hưng truyền thống hào hùng của võ thuật Việt Nam. Các môn đệ trưởng tràng của ông là Nguyễn Văn Đắc, Vũ Bá Oai...Đáng tiếc thay! Ông Lê Bái thực hiện ước Mơ của mình chỉ được 10 năm và bất ngờ qua đời ngày 06/3/1928, hưởng dương 39 tuổi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-07-2008   #31
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 12.996
m0ney đang offline
 
19.Võ sư Trương Thanh Đăng



Võ sư Trương Thanh Đăng (1895-1985)


Ông sinh năm 1895 tại Phan Thiết (nay thuộc Bình Thuận). Từ năm 14 đến 29 tuổi, ông học võ cổ truyên với các bậc danh sư đất Bình Định như: ông Đinh Cát Cụt (Cẩm Thượng), ông Trương Trạch (Phù Mỹ), ông Đinh Cát (An Nhơn)...và tập thêm Thiếu Lâm cùng võ sư Vĩnh Phúc rồi trở về Phan Thiết thọ giáo hai võ sư Trung Quốc (một người gốc Phúc Kiến, một người gốc Hẹ) các bài cửu liên hoàn, tứ môn thương...và ám khí. Năm 30 tuổi, võ sư Trương Thanh Đăng bắt đầu truyền dạy võ thuật và nghiên cứu, góp công tạo dựng phần bộ pháp căn bản mà thành tựu là bài Bát bộ chơn quyền...Năm 1930, ông vào làm việc ở Sài Gòn và vẫn tiếp tục dạy võ tại gia. Mãi đến năm 1964 mới mở lớp dạy công kha, đặt tên võ đường theo võ hiệu của mình là Sa Long Cương. Những lớp đệ tử kế thừa sở học của Sa Long Cương là các ông Trương Bá Đương (trưởng nam), Lê Văn Vân, Lê Quang Hùng, Lê Ích, Từ Nghĩa, Phạm Văn Điền, Nguyễn Văn Tây, Tạ Văn Đạt...Hiện Nay, Võ Phái Sa Long Cương được phổ biến ở một số tỉnh, thành trong nước và ở Pháp, Mỹ, Canada, Ý, Ba Lan...Võ sư Trương Thanh Đăng qua đời ngày 17/9/1985 (mồng 3 tháng 8 năm Ất Sửu) tại Cầu Xáng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, hưởng thọ 91 tuổi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-07-2008   #32
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 12.996
m0ney đang offline
 
20.Võ sư Quách Văn Kế



Võ sư Quách Văn Kế (1897-1976)

Ông sinh năm 1897 tại Hà Nội. Ông vốn là môn đệ của thầy Ba Cát vào Sài Gòn sinh sống từ năm 1930. Sau cách mạng tháng tÁM 1945, ông tham gia dạy võ cho lực lượng Thanh niên Tiền Phong tại sân Hoa Lư và câu lạc bộ (CL Phan Đình Phùng. Từ năm 1947-1948, ông huấn luyện cho một đơn vị bộ đội ở Vườn Thơm , huyện Đức Hòa rồi hoạt động cơ sở nội thành từ năm 1948-1954 và được tặng bằng khen cùng Huy chương Kháng chiến hạng 2 . Năm 1949, với tư cách Hội phó Hội Bắc Việt tương tế, võ sư Quách Văn Kế thành lập hội thể dục thể thao Lam Sơn và trong tổ chức này xuất hiện võ đường Lam Sơn, sau đó trở thành “Lam Sơn võ thuật đạo” do chính ông làm chưởng môn. Lam Sơn võ thuật đạo do võ sư Quách Văn Kế chắt lọc và tổng hợp từ những bài bản, kỹ thuật của ba vị danh sư nêu trên, đồng thời dựa vào nguyên lý âm dương để chế tác thêm những bài bản mới , ling động , nhanh gọn và có hiệu quả khi tự vệ . Phượng hoàng quyền , Quách gia đại đao, Phượng hoàng trượng, Phượng hoàng song đao, Cửu khúc liên hoàn tiên…là những bài thảo kỹ thuật cao của môn phái.Võ sư Quách Văn Kế từng làm chủ tịch Tổng cục quyền thuật miền Nam Việt Nam vào năm 1960. Những võ sư kế thừa sở học võ thuật của ông là: Quách Văn Phước (tức Quách Phước – nhà giáo, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, đảm nhận nhiệm vụ chưởng môn Lam Sơn võ thuật đạo từ năm 1967), Nghiêm An Thạch, Huỳnh Ngọc Sương, Nguyễn Văn Du ( Ba Du) , Nguyễn Sô…Võ sư Quách Văn Kế qua đời ngày 20/5/1976 tức 22 tháng 4 năm Bính Thìn tại Dĩ An ( nay thuộc tỉnh Bình Dương), hưởng thọ 80 tuổi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-07-2008   #33
Ảnh thế thân của trieu van
trieu van
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-04-2008
Bài viết: 3
Điểm: 1
L$B: 1.431
trieu van đang offline
 
Anh ơi còn một vị sống trong thời Pháp thuộc cũng thuộc hang cao thủ từng đụng độ với nira Nhật một trận long trời nở đất.Vị đó là Quảng Bạt

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-07-2008   #34
Ảnh thế thân của hanphiquan
hanphiquan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-07-2007
Bài viết: 19
Điểm: 1
L$B: 7.093
hanphiquan đang offline
 
Tui thấy cử làm sao mà vang danh giang hồ nhu bon chinẻ là được, ỗ học việt nam mình võ gì cũng được miên sao đừng để ê mặt trước họ, còn lại tất cả là văn hóa việt nhưng ý chí thì phải cao cơ, chứ cứ nói xuông thế này, ai biết được võ thuật việt nam thế nào, hoặc có biết cũng chỉ dân minh biết với nhau, thế thì không so sánh được nữa chán lắm

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-07-2008   #35
Ảnh thế thân của hanphiquan
hanphiquan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-07-2007
Bài viết: 19
Điểm: 1
L$B: 7.093
hanphiquan đang offline
 
Võ thuật mình cũng lợi hại đó chứ, bao nhiêu võ sư nỗi tiếng với nhiều chiến công hiễn hách từ xưa đến nay, nhưng mà tui chưa nghe tên tuổi ai hết hoặc có biết cũng biết sơ sơ thôi akf, nhưng 1 chặp rồi quên ngay, còn mấy thằng bên trung quốc, thằng nào tôi cũng biết tên, Hoàng Phi Hồng nè,Hồng Hy Quan nè, Hoắc Nguyên Giáp nè.... ( ko phải tôi chê dân mình đâu nha!!!!) nhưng mà hầu hết dân việt nam nhà ta đều như tôi, Tai sao vậy????? tui căm thù điều này

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2008   #36
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 12.996
m0ney đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi hanphiquan Xem bài viết
Võ thuật mình cũng lợi hại đó chứ, bao nhiêu võ sư nỗi tiếng với nhiều chiến công hiễn hách từ xưa đến nay, nhưng mà tui chưa nghe tên tuổi ai hết hoặc có biết cũng biết sơ sơ thôi akf, nhưng 1 chặp rồi quên ngay, còn mấy thằng bên trung quốc, thằng nào tôi cũng biết tên, Hoàng Phi Hồng nè,Hồng Hy Quan nè, Hoắc Nguyên Giáp nè.... ( ko phải tôi chê dân mình đâu nha!!!!) nhưng mà hầu hết dân việt nam nhà ta đều như tôi, Tai sao vậy????? tui căm thù điều này
Vì nước mình nghèo không có tiền làm phim quảng cáo, vì mấy ông lãnh đạo không quan tâm mấy, tồn tại hay không tồn tại các ông mặc xác ..., muôn vàn lý do bạn ạ. Bởi vậy tôi lập topic để các ACE thấy tinh hoa võ thuật Việt Nam để có ý thức giữ gìn nó.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:27
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,12245 seconds with 15 queries