Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Danh môn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Danh môn Bàn luận về các môn phái và nhân vật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 25-05-2008   #19
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.003
m0ney đang offline
 
Thumbs up

8."Vua ám khí" và những lần "đàm đạo" võ học cùng Bác Hồ

[IMG][/IMG]

Nhờ công phu xuất chúng nên Huyền Đạo Công Trần Công nhiều lần được biểu diễn võ cho Bác Hồ xem, thậm chí còn được Người bất ngờ vào nhà ân tình thăm hỏi...

Một que tăm, một chiếc lá, một nhúm cát cũng có thể được Huyền Công Đạo Trần Công biến thành "vũ khí tối thượng" để hạ gục đối phương trong nháy mắt. Đó không phải là những điều chỉ có trong phim chưởng...

Những mũi tiêu kinh hoàng

Khi còn ở Việt Nam, ông đã được Mao sư phụ truyền dạy rất nhiều môn ám khí độc chiêu. Ông bảo, muốn ám khí đạt hiệu quả tốt nhất thì ngoài khả năng về nội công, đòi hỏi người sử dụng phải tập luyện thường xuyên, kiên trì. Ngưng luyện tập thì chỉ ít lâu, ám khí phóng ra sẽ không trúng đích như mong muốn.

Môn ám khí đầu tiên ông được sư phụ truyền dạy là phóng tiêu. Tiêu của Mao sư phụ rất đơn giản, chỉ là những chiếc đũa được chế từ những cây thép nhỏ, vát nhọn một đầu, sức đàn hồi lớn. Khi cần phóng tiêu, tuỳ khoảng cách xa, gần mà người sử dụng chỉ cần giữ cố định một đầu, vít cong đầu còn lại, dựa vào lực đàn hồi mà bật tiêu đi. Điều quan trọng nhất khi dùng ám khí đó là độ chính xác. Chính thế, người sử dụng phải luyện tập không ngừng.

Lão võ sư Trần Công kể, ban đầu tập phóng tiêu, Mao sư phụ dựng cho ông một hình nhân bằng rơm rồi bắt ông đứng cách chừng 7 - 10 m, phóng đũa sắt tới. Bước đầu là phóng sao cho trúng được phần ngực của hình nhân; Bước sau cao hơn, đó là phóng vào phần đầu; Tiếp đến là phóng vào phần mắt. Bài ám khí này chỉ được coi là thành công khi người tập trong tích tắc với cả chục chiếc đũa sắt trên tay, phóng đích xác vào phần mắt hình nhân.

Ngày còn ở bên Mao sư phụ, cũng như sau này, dạy độc chiêu phóng tiêu cho một số đệ tử, võ sư Trần Công thường lấy mục tiêu là những quả trứng, khi thì đặt ở khắp nơi, khi thì rút hết ruột, treo lên để gió đẩy đưa tứ phía. Nắm đũa giắt bên hông, tả xung hữu đột, chỉ nghe tiếng gió rít lên rất khẽ thì những chiếc đũa nhọn hoắt đã được ông phi bách phát bách trúng vào những quả trứng.

Búng ngón tay, đối phương mù mắt

Biến thể của tiêu đũa là tăm. Những chiếc tăm cật tre già, vót nhọn một đầu, trừ phần cật tre, với người bình thường thì chỉ dùng để vệ sinh răng, nhưng với Huyền Công Đạo Trần Công thì chúng là một ám khí vô cùng lợi hại, sát thương kinh hồn. Chỉ bằng động tác búng ngón tay, trong vòng 3 - 5 thước, chiếc tăm nhọn của ông có thể khiến đối phương mù mắt.

Thủa thanh niên, phiêu bạt giang hồ, lúc nào trong túi áo ngực của ông cũng có những chiếc tăm ấy để phòng thân. Chỉ có điều, chúng không làm từ tre mà được ông cần mẫn chế từ dây tanh của lốp xe đạp. Bởi luyện tập nhiều nên giờ, trông chúng vẫn sáng bóng, tựa như những chiếc kim mà người ta vẫn dùng để khâu giày dép.

Một loại ám khí khác mà nhiều người vẫn thấy trong phim truyện chưởng của Trung Quốc, ấy là cát. Ngày trước, tập loại ám khí này, tuy chưa một lần phải sử dụng nhưng bôn tẩu giang hồ, Huyền Công Đạo vẫn "trang bị" cho mình.

Chế loại ám khí này cũng công phu lắm. Ban đầu là phải chọn tìm cát hạt mịn, sau đó lọc qua nước để gạt bỏ rác bẩn và đất. Phơi khô rồi cho vào rang lẫn với muối, bột ớt, bột tiêu... Những "hợp chất" ấy khi quyện vào nhau sẽ vo thành những viên nhỏ xíu, tựa như hạt vừng. Lão võ sư đổ những "sản phẩm" ấy vào những lọ nhỏ, khi ngược xuôi thì bỏ trong tay nải, để ở tư thế tiện dùng.

Tao ngộ chiến, bị vây hãm bởi đông đối thủ, chỉ cần nhanh tay hất một lọ hỗn hợp ấy ra thì đảm bảo rằng không kẻ nào còn nhìn thấy nổi ánh sáng mặt trời. Khi đó, nếu cảm thấy cần phải đánh thì đánh, không cần thiết thì chỉ việc... đủng đỉnh bỏ đi.

Sát thương kẻ thù cách 50m bằng tiêu

Một loại ám khí nữa đã đưa tên tuổi Huyền Công Đạo nổi như cồn suốt mấy chục năm hành tẩu giang hồ ấy là thuật thổi tiêu. Bởi là người có nội công thâm hậu, nên đường tiêu của lão võ sư vừa đi xa, vừa vô cùng chuẩn xác.

Theo lão võ sư thì ống tiêu làm từ trúc, từ gỗ, hay từ thanh sắt rỗng ruột. Loại ám khí này tàn khốc và nguy hiểm ở chỗ mũi tiêu được ông làm từ những cây kim mà mọi người vẫn dùng để khâu vá hàng ngày. Đầu mũi kim, ông đánh ngạnh, khi găm vào người đối phương chỉ tạo cảm giác hơi buốt. Tuy nhiên, sự nguy hiểm là ở chỗ, khi đối phương rút tiêu ra, phần mũi tiêu sẽ gãy và nằm lại trong ra thịt.

Theo Huyền Công Đạo, loại ám khí vô cùng lợi hại này có thể gây sát thương ở khoảng cách tới 50m. Chính thế, khi còn lãng du ở vùng cương thổ, ông vẫn dùng nó để... bắn chim. Thậm chí, cá dưới sông, dùng loại ám khí này, ông vẫn đều đều đánh bắt.



Cuộc biểu diễn lạ lùng trong sân vận động

Có lẽ trong làng võ Việt, ông là người may mắn được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất. Lão võ sư kể, một sớm (năm 1961) có người đi ô tô tìm đến nhà ông, nói là ra sân Hàng Đẫy gấp, khi đi nhớ mang theo đôi Song hổ vĩ côn. Ngạc nhiên vì lời mời lạ lùng ấy, nhưng khi thấy phong thái của người khách lạ, linh tính mách bảo rằng đó chẳng phải chuyện bình thường, nên chẳng suy nghĩ nhiều, ông vào nhà xách côn đi luôn.

Gần đến nơi, vị khách mới cho ông biết một tin bất ngờ, Bác Hồ muốn xem ông múa võ nên đã bí mật mời ông đến. Thông tin ấy làm ông sững sờ. Ông không ngờ mình lại có được vinh dự lớn lao đến vậy. Niềm vui sướng đó khiến trống ngực ông nện liên hồi. Vào sân, ông đưa mắt nhìn khắp lượt, khán đài chẳng có ai, cũng chẳng thấy Bác đâu. Người dẫn đường chỉ lên góc khán đài cao nhất. Ngước mắt lên, ông thấy Bác cười hiền, giơ tay vẫy, ông cảm động đến suýt rơi nước mắt.

Không để mất thời gian của Người, ông ra sân với một suy nghĩ sẽ tung tất cả những tuyệt kỹ công phu mà suốt mấy chục năm trời mình rèn luyện để Bác thưởng thức. Thế nhưng, ra đến giữa sân, có lẽ chưa bao giờ biểu diễn trước một khán giả vĩ đại đến vậy, nên dù mấy lần xuống tấn nhưng ông vẫn thấy chân tay mình mềm nhũn. Sau cùng, thêm một lần nữa ngước lên khán đài, thêm một lần nữa bắt gặp nụ cười đôn hậu của Bác, ông trấn tĩnh lại.

Và hôm ấy, với đôi Song hổ vĩ côn, một binh khí sở trường, ông thi triển vun vút, để trên khán đài, những tiếng vỗ tay của Bác và tùy tùng cứ vang lên không ngớt.

Kết thúc buổi biểu diễn, người dẫn đường khi trước đã từ chỗ Bác ngồi chạy xuống, đưa cho ông một chiếc phong bì nói là Bác tặng và Người dặn rằng, khi về đến nhà mới được mở ra xem.

Ông cho chiếc phong bì đó vào túi ngực, hướng về phía Người cúi chào và ra về. Trên đường đi, ông như thấy túi áo mình nóng ran bởi ý nghĩ, không biết Bác tặng mình thứ gì mà bí mật đến vậy?

Về đến nhà, ông vội vàng bóc chiếc phong bì đó ra xem. Thì ra Người tặng ông mấy vần thơ giản dị: "Thể lực đứng đầu há phải tiền. Luyện rèn vũ thuật vẫn thường xuyên. Tiền nhiều thượng võ mua chẳng được. Vui mạnh sống lâu khác gì tiên".

Triết lý của người học võ

Đến giờ, ông vẫn nhớ như in câu chuyện võ học mà ông từng may mắn được đàm đạo cùng với Bác. Sau lần biểu diễn võ cho người xem ở sân vận động Hàng Đẫy, có lần Bác đã mời ông vào nơi mình ở.

Tại đây, thấy Bác đang mải miết tập quyền cước, ông buột miệng hỏi: "Dạ thưa, Bác cũng tập võ Tàu?". Nghe câu hỏi của ông, ngừng tập Bác quay sang từ tốn: "Sao chú lại hỏi thế?". "Dạ, cháu thấy bài quyền Bác đang tập có xuất xứ từ Trung Quốc".

"Đúng, chú nói đúng rồi! Đây chính là bài quyền bác học được của người Trung Quốc, nhưng không thể gọi là võ Tàu được!". "Thế gọi là võ Trung Quốc, thưa Bác!". "Chú nói thế cũng không phải, mà phải gọi là võ Việt Nam!".

Câu khẳng định của Bác làm ông ngạc nhiên, không hiểu. Thấy vẻ bối rối của ông, Bác khẽ mỉm cười, kéo ông ngồi xuống, Người nói: "Nhà chú có ao thả cá, nhà hàng xóm của chú cũng có ao thả cá. Một hôm, trời mưa, nước lớn, cá nhà chú tràn sang ao nhà hàng xóm thì chú có sang đó mà nhận hay đòi lại cá nhà mình được không? Võ cũng vậy, từ Trung Quốc chảy xuống nước ta thì phải gọi là võ ta chứ!". Triết lý đơn giản nhưng vô cùng chí lý của Người khiến ông suy nghĩ.

Thấy thế, Bác liền vỗ vai, thân mật: Chú là người giỏi võ, chú phải cố gắng làm sao để cả dân tộc ta học được võ, có thế thì mới có sức khoẻ để bảo vệ và kiến thiết đất nước! Phong trào học võ, rèn luyện sức khoẻ phải nở như hoa!. Ông bảo, chỉ một lần gặp ấy thôi, ông đã phục sát đất sự uyên bác của Bác Hồ, người mà ông cả đời kính trọng, quý yêu.


Anh thợ cắt tóc và chuyến thăm bí mật của Bác Hồ

Ông từng được Bác Hồ đến thăm. Chuyện đó, trong giới võ lâm có lẽ chẳng có võ sư nào được vinh hạnh ấy. Lão võ sư Trần Công bảo, ấy là phần thưởng cao quý nhất mà cả đời ông không thể nào quên được.

Ngày đó, ông thuê nhà ở dốc Tam Đa, sống bằng nghề cắt tóc. Hôm ấy, một sáng mùa thu, đang tha thẩn trước sân thì ông thấy một chiếc xe ô tô con đậu gần cửa nhà mình.

Cứ ngỡ đó là khách của hàng xóm nên chẳng bận tâm, ông vẫn mải mê với những suy nghĩ riêng tư của mình. Thế nhưng, một cái vỗ vai đã làm ông giật mình bừng tỉnh. Chưa kịp hỏi thì ông đã bàng hoàng khi vị khách đó từ từ tháo mũ ra. "Bác!". Thấy ông mừng rỡ quá đỗi, vị khách lạ vội vàng ra dấu, ý rằng, không nên để người khác biết sự xuất hiện của Người.

Kéo ông vào nhà, Bác hỏi: "Thế chỗ chú luyện võ đâu?". Câu hỏi của Bác làm ông bối rối bởi khi ấy, gia cảnh khó khăn, ông thuê một gian nhà rất chật, chỗ ông tập võ hàng ngày cũng là chỗ ông cắt tóc kiếm sống qua ngày. Chỗ ấy lổn nhổn những gạch đá, khi dọn về đó ở ông vẫn chưa kịp sửa sang.

"Chú tập võ ở đây?". Chỉ vào khu nền nhà mấp mô đó, Bác ngạc nhiên hỏi. Không muốn Bác phải bận tâm nhiều về hoàn cảnh của mình, ông vội vàng đáp: "Dạ, chỗ này là cháu xới lên! Luyện võ ở đây chân sẽ cứng cáp hơn!". Nghe ông nói vậy, Bác gật đầu cười: "Chú này tập chi mà lạ!".

Cứ thế, câu chuyện về nghiệp võ và đời võ được ông và Bác đàm đạo say sưa, mãi khi phía ngoài, khách đến cắt tóc đã đứng chờ lố nhố, Bác mới lặng lẽ ra về... Đã mấy mươi năm trôi qua, nhưng lão võ sự nổi danh một thời vẫn không hết bùi ngùi khi kể về những kỷ niệm được gặp vị lãnh tụ kính yêu.

Lão võ sư Trần Công bảo, dù thành thạo nhiều ám khí độc môn như vậy, nhưng cả đời ông, ông mới sử dụng nó bất đắc dĩ một lần. Đó là trận chiến kinh hồn với một băng đảng giặc cướp.

(còn nữa)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-05-2008   #20
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.003
m0ney đang offline
 
Thumbs up

9."Vua ám khí" và lần duy nhất dùng... đũa đánh cướp

Lão võ sư Trần Công bảo, tất cả các vật dụng ở xung quanh với ông đều có thể thành một loại ám khí kinh hồn. Dùng một chiếc lá cứng, một hòn sỏi, một mẩu que... ông vẫn có thể hạ gục đối thủ chỉ trong chớp mắt.

Theo học chủ nhân của bí kíp Gồng trà kha

Tuy thiên hạ vô song về độc chiêu ám khí nhưng theo lão võ sư Trần Công, trong suốt cuộc đời bôn tẩu giang hồ, ông chỉ duy nhất sử dụng chúng một lần khi giao chiến. Ông bảo, ám khí đã phóng ra là tàn khốc, là gây sát thương cho đối thủ, nên tuyệt đối không được dùng khi chưa thấy thực sự cần thiết.

Lần phải vận đến tuyệt chiêu đã diễn ra cách đây lâu lắm rồi, ông cũng không còn nhớ rõ đích xác vào năm nào nữa. Khi ấy, ông mới từ biệt Mao sư phụ trở về Việt Nam, lên khu Nghĩa Đô, bái danh sư Lại Phú Dương, cũng là một sư phụ rất giỏi về võ Tàu làm thầy để tiếp tục rèn thêm kĩ năng chiến đấu cho mình.

Nói thêm về võ sư Lại Phú Dương, theo lão võ sư Trần Công thì trước Cách mạng danh tiếng của cụ Lại đã nổi như cồn, đặc biệt với tuyệt chiêu Gồng trà kha. Có lần ngay gần chợ Bưởi, với tuyệt chiêu trên, cụ Lại đã để cho mọi người thẳng tay dùng dao chém vào người mà da thịt không hề sây sát, hệt như người ta dùng thanh gỗ mà nện vào bị bông.

Cụ Lại theo Cách mạng. Một lần, tại nhà người bạn của mình, Lại sư phụ bị giặc Pháp vây hãm. Chạy vọt lên tầng thượng của toà nhà cao 3 tầng nhưng quân giặc vẫn rầm rập đuổi theo. Trong cơn khốn quẫn, tài trí và sức mạnh phi thường của cụ đã vô cùng hữu dụng.

Thấy trên lầu có chiếc cối đá nặng đến cả trăm cân, phía dưới, bên nhà hàng xóm lại có chiếc ao rộng, cụ liền bê luôn chiếc cối ấy mà ném sang ao. Thấy tiếng động mạnh, tưởng cụ đã liều mình nhảy xuống ao, hòng tìm đường thoát, quân Pháp liền xì xồ hô nhau quay xuống, vây kín khắp bờ ao, chờ “con mồi” nổi lên để... bắt. Đánh lạc hướng kẻ thù, Lại sư phụ đã ung dung tìm đường thoát thân.

Cơ hội hiếm hoi dùng tuyệt kỹ

Lão võ sư Trần Công kể, ngày ấy, bởi nhớ lời dặn của Mao sư phụ nên ông đã giấu biệt không cho cụ Lại biết khả năng võ công của mình. Theo học cụ Lại được chừng một năm, một đêm, cụ dựng ngược ông dậy nói là đi đánh nhau. Tưởng thầy mình nói chơi, hoá ra đúng là đi đánh nhau thật.

Đối thủ của hai thầy trò là đảng cướp hung hãn ở khu chùa Thầy, cứ đêm đến chúng kéo nhau về khu ven Hà Nội ngang nhiên cướp bóc. Mỗi lần “ra quân” chúng thường gửi tối hậu thư cho gia chủ, thông báo luôn ngày giờ và những thứ... cần cướp. Nhận được thông báo ấy, nếu khổ chủ không kiếm đủ những thứ trên, hay cố tình tẩu tán tài sản thì chúng sẽ xuống tay vô cùng tàn bạo.

Đêm đó, địa chỉ mà chúng định mò tới là một gia đình ở ngay trong làng Nghè, nơi võ sư Lại Phú Dương sinh sống. Hoảng hốt, không biết cầu cứu ai, khổ chủ bèn tìm tới cụ Lại, những mong vì lòng trượng nghĩa mà lão võ sư ra tay cứu giúp.

Bất bình với toán cướp đã lâu, cụ Lại đã gật đầu ưng thuận. Trước lúc lên đường, cụ Lại nói với đệ tử của mình: “Binh khí cho con tự chọn, nên nhớ đây là toán cướp giết người không gớm tay!”.

Lão võ sư Trần Công kể, nghe sư phụ mình nói thế, ông... mừng lắm. bởi toán cướp càng hung dữ bao nhiêu thì ông càng “có điều kiện” để thử nghiệm võ công của mình, thứ mà ông còn thấy thiếu vì từ trước tới giờ, ngoài mấy trận đánh võ đài toàn thắng ra, ông chưa bao giờ có cơ hội để dụng võ ngoài đời.

Đường phi tiêu thần sầu quỷ khốc

Khoác đôi song hổ vĩ côn vào tay, ra cửa, như sực nhớ ra điều gì, ông quay lại cầm thêm nắm đũa sắt, món ám khí mà ông tập luyện đã lâu. Đến nơi, bởi chưa đến giờ như đã hẹn nên toán cướp kia chưa xuất đầu lộ diện. Thấy hai thầy trò, gia chủ mừng quýnh nhưng vẫn có phần e ngại. Có lẽ, họ sợ hai thầy trò không phải là đối thủ của toán cướp tàn bạo.

Vẻ ái ngại, lo lắng ấy càng trầm trọng hơn khi vào đến nhà, cụ Lại sai cậu học trò miệng còn hơi sữa của mình ra cửa đứng canh, còn cụ thì cứ ngồi ung dung uống trà.

Đứng gác chưa mỏi chân thì phía đầu làng, đèn đuốc đã sáng rực. Quân ăn cướp đến. Thấy ầm ĩ, mấy nhà bên cạnh vội vàng tắt đèn, đóng cửa đánh rầm. Đạp cổng, ập vào sân, chúng hùng hổ quát mắng tựa như đang ở chỗ không người.

“Bọn kia đi đâu?” - đứng ngoài cửa, dù đã lấy hơi để giương oai, nhưng giọng quát bọn cướp của ông là cái giọng trẻ con, nghe rất đỗi buồn cười. “Á, thằng này láo! Các ông đi ăn cướp chứ còn đi đâu! Khôn hồn thì cút để các ông vào!” - một tên trong đám sừng sộ.

“Thích vào à? Thích vào thì cứ chui qua đây mà vào!” - chỉ tay xuống dưới háng mình, ông khiêu khích. “Chúng mày đâu, lôi thằng nhãi nhép này ra tẩm dầu đốt cho tao!” - không chịu được màn khiêu khích ấy, tên tướng cướp đùng đùng nổi giận, quát nạt đám lâu la.

Tiếng quát như sư tử hống ấy chưa dứt, một tên tiên phong đã vác binh khí lao lên tưởng sẽ ăn tươi nuốt sống cậu nhóc thư sinh mang gan cóc tía. Thế nhưng, vừa tiến lên được vài bước, hắn bỗng rú lên rồi ôm chân quị xuống. Một chiếc đũa sắt từ tay cậu thiếu niên phóng ra đã cắm phập vào đầu gối, khiến hắn không thể lê bước.

Thấy thuộc hạ bị dính đòn quá nhanh, tên tướng cướp đã giật mình lùi lại. Sợ mất mặt với đám đàn em, hắn lại rống lên đồng thời tuốt kiếm chực xông lên. Nhưng, cũng chỉ trong chớp mắt, một chiếc đũa nữa được “thằng nhóc láo toét” phóng ra. Lần này, chiếc tiêu đi một đường kinh hãi hơn, sượt qua mặt, xuyên qua vành tai của tên trùm sỏ. Vừa thoảng nghe tiếng gió rít bên tai, đã thấy máu rơi xuống vai áo lạnh toát, mặt cắt không còn giọt máu, quá kinh hãi, tên tướng cướp thối lui mấy bước rồi chẳng kịp hô đám lâu la, hắn co cẳng chạy.

Ngồi trong nhà, thấy “kỹ nghệ” lạ lùng ấy của ông, cụ Lại lấy làm ngạc nhiên lắm. Hỏi ai dạy, ông chỉ cười trừ nói rằng cái đó là ông tự mày mò, rồi năng luyện tập mà thành.

Từ lần bị dính đòn thảm khốc đó, toán cướp bỗng bặt vô âm tín. Người dân ven đô ai cũng mừng như vừa trải qua một kiếp nạn kinh hoàng.

Một mình vào hang cọp dữ

Sau đó chừng gần một tháng, ông nhận được một lá thư do một người lạ mặt chuyển đến. Người viết lá thư ấy chính là tên tướng cướp đã dính đòn của ông tháng trước. Hắn mời ông về đại bản doanh của hắn ở gần chùa Thầy để dự một bữa cơm giao hảo. Nhận bức thư ấy, nghĩ không đi không được, nên ông đã viết thư trả lời, hứa sẽ đến như đã hẹn.

Theo yêu cầu của tên tướng cướp, ông đi một mình và tuyệt nhiên không mang binh khí gì, đặc biệt là những que đũa sắt, thứ mà bọn chúng đã được một lần... “nếm mùi đau khổ”.

Lão võ sư Trần Công kể, đợt ấy, không muốn cụ Lại và gia đình lo lắng, ông đã giấu nhẹm chuyện mình được mời vào “hang cọp”.

Hôm đó, đúng hẹn, ông cứ một mình chạy bộ vào chùa Thầy cùng chiếc khăn mặt vắt vai. Gần đến nơi, qua mương nước, ông nhúng ướt chiếc khăn mặt và nghĩ, nếu trúng gian kế, bị phục kích thì đó cũng là một vũ khí có sức công phá kinh hồn, có thể đánh bại cả chục tên lưu manh trong vòng vài phút.

Sào huyệt của đảng cướp nằm trong một ngôi nhà kiên cố. Nhác thấy bóng ông, tên đầu lĩnh với vết thương trên tai còn chưa lành, vội vàng ùa ra vồn vã, xun xoe: “Cậu đến rồi à? Mời cậu vào trong! Biết hôm nay thế nào cậu cũng đến nên tôi đã triệu tập tất cả anh em đến đây để đón tiếp đấy!”.

Vừa ngoắc tay mời, hắn vừa gỡ chiếc khăn trên vai rồi đẩy ông vào gian nhà trong, nơi đã đặt sẵn mâm cỗ với ê hề rượu thịt. Bị đẩy vào góc trong, tì lưng vào tường, ông hơi nghi ngại vì tư thế ngồi đó, nếu bị chúng dùng bàn ép chặt vào trong mà tấn công trực diện thì sẽ vô cùng nguy khốn.

Tuy thế, ông vẫn vui vẻ ngồi vào nơi mà tên đầu lĩnh đã định sẵn cho mình và hai tay thì luôn đặt trên mặt bàn để nếu có biến, ngay lập tức những chiếc thìa, đũa trong tầm với sẽ giúp ông chống trả.

Song thật lạ lùng, khi tất cả đều đã yên vị, tên đầu lĩnh bỗng đẩy ghế, quỳ thụp xuống nói: “Cám ơn cậu đã đến với chúng tôi! Thưa cậu, từ hôm ở làng Nghè về đến giờ, chúng tôi đã không còn đi cướp nữa! Cảm ơn cậu hôm đó đã nương tay!”.

Nói vừa dứt câu, hắn tu ực bát rượu như vừa để cảm ơn, vừa để chuộc lỗi. Cuộc rượu cứ thế kéo dài mấy tiếng đồng hồ, ai lấy đều say nghiêng ngả...

Kiếp lãng du và một lần chết hụt

Ông là người thích lãng du, phiêu bạt. Ông bảo, giờ có tuổi, ông mới chịu xếp chân ở yên một chỗ chứ khi trước, đời ông là những chuyến đi. Bởi yêu thích cảnh tự do tự tại, ông đã từng bỏ phố xá, ngược lên biên giới ở đến cả chục năm. Đến đâu, ông cũng truyền dạy võ công hay bốc thuốc giúp mọi người nên luôn được đối đãi như thượng khách.

Ông kể, hồi ở Lào Cai, khi giặc phỉ hoạt động mạnh, với những độc chiêu võ thuật của mình, ông đã được mời dạy võ cho rất nhiều đơn vị tham gia tiễu phỉ.

Ở Lào Cai chán, ông lại vòng vào Quảng Trị, nơi bom đạn đang thời khốc liệt. Tại đây, ông lại được mời huấn luyện võ thuật cho các đơn vị đặc công. Ông tâm niệm, người luyện võ thì phải nay đây mai đó, có vậy thì mới trau dồi được vốn liếng võ thuật của mình.

Nhưng cũng vì thế mà trong một chuyến phiêu bồng, ông đã suýt bỏ mạng...

Năm 1960, ông và một số võ sư nổi tiếng khác về Ninh Bình để phát động phong trào học võ và dạy võ cho dân quân tự vệ tại Phát Diệm. Để dập tắt phong trào trên, gián điệp đã dùng thủ đoạn thâm độc là hạ sát các võ sư, đặc biệt là ông, người được quần chúng vô cùng yêu mến.

Chúng bỏ độc vào nồi canh tại nhà ăn tập thể. Vì thế, vừa buông đũa, gần 100 võ sư cùng các môn sinh bỗng thấy ruột mình quặn thắt, sau đó lịm đi. Biết là bị kẻ gian hạ độc, ông bình tĩnh ngồi xuống, vận khí bế huyệt để chất độc không thể ngấm nhanh chóng vào cơ thể mình.

Sau khi giúp đỡ các nhân viên y tế đưa mọi người ra Bệnh viện huyện chạy chữa, ông thấy mình choáng váng. Chất độc đã bắt đầu ngấm. Khi bác sĩ đưa ông lên giường bệnh, trong cơn đau đớn, vật vã, để giải toả, ông đã bẻ gãy cả... hai chiếc chân giường. Nhờ các bác sĩ cứu chữa tận tình, cùng với một thể trạng khoẻ mạnh vốn có, sự nguy kịch cũng dần qua.

Phát công chữa bệnh cứu người

Từ ngày thôi làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn cao cấp của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Hà Nội, Huyền Công Đạo Trần Công đã lui vào sống đời ẩn dật.

Tuy thế, hầu như ngày nào ông cũng có khách. Đó là những người vì mến mộ ông mà cố gắng tìm đến để thỉnh giáo võ công. Đó là những bệnh nhân không may gặp chứng nan y, từ khắp mọi nơi, nghe dân tình mách bảo mà lặn lội tìm về, những mong nhờ thành tâm của mình mà được ông cứu chữa.

Lão võ sư Trần Công bảo, khách võ thì ông có thể chẳng mặn mà nhưng bệnh nhân thì ông vô cùng chu đáo. Cũng giống như Mao sư phụ, ông chữa bệnh là để cứu người chứ không bao giờ tính chuyện nhận thù lao.

Với tuyệt chiêu dùng công lực phát công chữa bệnh, ông đã cứu sống được nhiều người, trong số ấy, có cả những bệnh nhân đã bị các bệnh viện lớn trả về bởi hết đường chữa chạy.

(Còn nữa)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-05-2008   #21
Ảnh thế thân của daicagiangho
daicagiangho
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 14-04-2006
Bài viết: 208
Điểm: 6
L$B: 5.986
Tâm trạng:
daicagiangho đang offline
 
nhiều câu chuyện nhỉ, tiếp tục phát huy nhé các bác ^^


Chữ ký của daicagiangho

Yêu là gì hỡi em để bây giờ em khóc ướt vai anh ?
--
Giang hồ đẫm máu anh không sợ,
Chỉ sợ đường về vắng bóng em,
Rạch tim mình khắc ghi ba chữ,
"Anh yêu em", lãng tử giang hồ!
--
Rượu trên môi, tiền trên bàn, và em trên tay...

Tài sản của daicagiangho
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-05-2008   #22
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.003
m0ney đang offline
 
Thumbs up

10.Điều tối thượng của võ đạo



Những câu chuyện dưới mái cổ tự với những bậc võ sư thượng thừa võ công cả một đời khổ luyện để truyền cái tâm cho những thế hệ sau, những trận thượng đài khắp trời Tây để có thể nói võ đạo là một con đường dài của bậc trượng phu. Luyện võ công để biến thù thành bạn, khuất phục giang hồ. Đó là tâm thế của võ đạo VN.

Lão võ sư đã bỏ ra hàng mấy năm ròng rã chân truyền để luyện tập cho đệ tử với những tử đòn tuyệt kỹ công phu. Nhưng rồi một đêm, ông bảo đệ tử hãy cùng ngồi thiền quán tưởng về đòn thế hiểm độc và bất ngờ nói: “Ta muốn các con hãy rũ bỏ tất cả trong tâm tưởng những tử đòn này đi”.

Mồ hôi chảy hôm nay để máu không đổ ngày mai

Gần 90 năm trước, dưới mái một ngôi chùa cổ ở Hải Phòng, sư phụ lão võ sư Trần Tiến từng yêu cầu các đệ tử tâm phúc của mình như thế. Các môn sinh cao đẳng, qua nhiều năm được chân truyền võ đạo, thấu đạt tâm ý thầy. Nhưng những võ sinh còn nhỏ tuổi, mới bắt đầu luyện võ như Trần Tiến thì thật sự bất ngờ: “Tại sao thầy trò ta đã đổ biết bao mồ hôi, thậm chí cả máu để luyện tập, rồi lại bỏ đi? Học võ để làm gì?”.

Con đường tầm sư học võ của võ sư Trần Tiến cũng do cơ duyên. Là hậu duệ của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cha con Trần Tiến (quê ở Bắc Giang) phải lánh nạn về Hải Phòng khi cuộc kháng chiến tan rã. Cha ông đổi họ tên xin được chân khuân vác và giữ kho đường để mưu sinh qua ngày. Một hôm, ba lính Pháp xông vào cướp kho đường, cha con Trần Tiến lao ra chống trả quyết liệt, nhưng sức vóc hai cha con không thể nào chống chỏi nổi toán lính to kềnh càng. Đang núng thế, bất ngờ một bóng áo nâu bay vụt vào. Chỉ trong chớp mắt, người này tung ra mấy cú liên hoàn cước đá văng cả ba tên lính ra đường. Người nghĩa hiệp đó xoa đầu khen Trần Tiến: “Cậu bé nhỏ tuổi mà có dũng khí. Nếu cậu có chí luyện võ phòng thân, đến chùa gặp ta”.

Ngay tối đó, cậu bé Trần Tiến tìm đến ngôi chùa cổ, cậu mới biết ân nhân của cha con mình chính là nhà sư, võ sư Lý Giang Nam. Ông là một cao thủ Thiếu Lâm Nam phái, bị Nhật truy lùng nên bỏ quê hương Trung Quốc sang VN lánh nạn. Lễ bái sư đơn sơ nhưng trang nghiêm khi sư phụ yêu cầu người đệ tử nhỏ phải tuyên thệ tinh thần tối thượng của võ đạo “học võ để tu thân, để hành đạo nghĩa”. Cậu bé Trần Tiến bắt đầu những ngày khổ luyện, bởi thầy luôn dạy rằng: “Mồ hôi chảy hôm nay để máu không đổ ngày mai”. Bất chấp trời mưa gió hay đêm đông rét buốt, ông vẫn luôn bắt đệ tử lao vào luyện tập, có những bài phải luyện tập đến hàng ngàn lần cho thuần thục đến mức như phản xạ tự nhiên dù là đòn thế tuyệt kỹ hay chỉ các bộ tấn pháp đơn giản.



Cậu bé Trần Tiến mê võ, hăng say tập luyện, nhưng nhiều khi chỉ muốn buông xuôi vì... đói! Một tối, Trần Tiến đến sân võ với cái bụng trống rỗng. Cậu cố tập vận đòn tay phát khí, nhưng bộ chân trụ tấn cứ lỏng và tay càng lúc càng run. Sư phụ Nam nghiêm giọng hỏi đệ tử. Trần Tiến đành phải nói thật: “Cả ngày hôm nay con chỉ được ăn một bát cháo”. Sư phụ nhíu mày, không nói tiếng nào và lần đầu tiên ông cho phép đệ tử được nghỉ sớm. Trưa hôm sau, gia đình Trần Tiến đang xì xụp húp cháo độn rau thì thầy Lý Giang Nam bất ngờ đến. Ông đứng lặng nhìn nồi cháo rồi ra về. Buổi tập tối đó, ông bảo các đệ tử ngồi lại, rồi trầm ngâm nói: “Một đồng môn nhỏ của các con đang bị đói. Ta muốn các con mỗi buổi tập hãy góp vào cho em các con được một ổ bánh mì hoặc bát cơm đầy. Điều tối thượng của võ đạo chính là tình thương”. Trần Tiến thấm dần những điều ẩn chứa sau những đòn thế và quyền pháp.

Có lần, võ sư bất ngờ quyết định đuổi một lúc sáu đệ tử thuộc loại cao thủ nhất võ đường, bởi họ tính tình nóng nảy thường hay gây sự với mọi người. Ngồi xếp bằng trước sáu đệ tử đang quì gối, ông nghiêm nghị: “Ta đuổi không phải vì ghét giận mà vì thương các con. Nếu học võ để giỏi đánh nhau thì chỉ là hạng võ phu không sớm hại người cũng hại chính bản thân mình. Ta chỉ nhận lại các người khi đã thật sự thay đổi tính nết, hiểu rõ được tâm nguyện mình học võ để làm gì”. Chuyện qua lâu, bất ngờ một hôm ông gọi Trần Tiến đem mấy thang thuốc trị đả thương cho một số người. Khi đến nơi Trần Tiến mới biết đó là những võ sinh cao thủ bị đuổi ngày nào.

Tuyệt kỹ võ công

Nhà sư, võ sư Lý Giang Nam được nhiều người yêu mến vì ông là một thầy thuốc giỏi, đặc biệt trị các chấn thương xương cốt. Một số võ sinh cũng được ông truyền lại các thuật chữa thương cho đến tận ngày nay. Có người đã thật lòng hỏi ông: “Tại sao thầy vừa dạy cách đánh người lại vừa chỉ cách cứu người?”. Ông trầm ngâm trả lời: “Đó là điều con hãy tự chiêm nghiệm lòng mình. Võ hay đạo cũng là một”.

Sư phụ chữa bệnh không thu tiền, nhưng những người giàu có vẫn tìm cách tạ ơn. Và ông dành tiền của họ để làm phí chữa bệnh cho người nghèo. Cuối đời, ông tiên đoán được thời gian mình qua đời nên chia tay học trò để về nước. Tối trước ngày thầy ra đi, trăng rằm tỏa ánh sáng vằng vặc xuống sân chùa. Các đệ tử ngồi xếp bằng lặng nghe lời thầy dạy lần cuối. Bất ngờ, ông cầm con dao cắt vào ngón tay mình, rồi để máu chảy ròng ròng và nói: “Các đòn thế độc ta đã truyền dạy cho các con cũng như lưỡi dao bén này, nó có thể làm hại người. Ta muốn các con học để biết lợi hại của võ thuật mà phòng tránh nó, chứ không phải sử dụng nó. Hãy rũ bỏ nó đi”.



Sư phụ Lý Giang Nam về nước được ít hôm, các đệ tử góp tiền tổ chức một nhóm đi đường bộ qua ngả Vân Nam sang Trung Quốc thăm thầy lần cuối. Hình ảnh cuối đời của một bậc cao thủ võ công lừng danh cả hai nước thật đạm bạc chỉ với chiếc giường gỗ cũ. Một người trong gia đình kể: “Từ hôm về nước, sư phụ đem phân phát tất cả tài sản còn lại của mình cho dân làng, rồi nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống nước trắng và ngồi thiền. Cách đây mấy hôm, sư phụ biết mình sắp chết, có dặn dò lại nếu có học trò sang tìm thì khi thiêu xác ông, nửa tro cốt đem rải trước chùa Thiếu Lâm, nửa còn lại đem về rải ở đất Hải Phòng”.

Trần Tiến cùng đồng môn nghe kể lại đã bật khóc trước tấm lòng của người thầy phương xa. Họ đã thật sự ngộ ra được lời thầy, chẳng phải đòn thế nào, dù cao siêu đến bao nhiêu bằng tấm lòng khi thu phục được nhân tâm con người. Đó mới chính là tuyệt kỹ võ công, là võ đạo thượng thừa.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 31-05-2008   #23
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.003
m0ney đang offline
 
Thumbs up

11.Trận đấu sinh tử



Hạ thấp tấn pháp, người võ sĩ trườn người nhập nội, rồi mãnh liệt tung đòn “xà vương phún khí”. Đối thủ đau đớn ngã gục. Trọng tài quyết định người chiến thắng. Nhưng bất ngờ, ông lại chắp tay vái xin nhận thua.

“Xà vương phún khí”

Sau khi thọ giáo với sư phụ Lý Giang Nam, chàng trai mê võ Trần Tiến còn tiếp tục học hỏi thêm nhiều môn phái khác, đặc biệt là khổ luyện nhu thuật và kiếm đạo của Nhật. Không chỉ học hỏi, Trần Tiến còn phân tích tinh hoa của hai dòng võ Trung Quốc và Nhật Bản để sáng tạo thành những đòn thế độc đáo cho riêng mình. Máu nóng tuổi trẻ cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã dần dần đẩy đưa Trần Tiến bước lên nhiều sàn đấu võ thuật trong nước và quốc tế. Sau khi giành ngôi vô địch kiếm thuật Bắc kỳ, ông tiếp tục giành chiến thắng trong hầu hết trận đấu quyền thuật nhờ sự khổ luyện công phu. Những năm đầu thập niên 1940, trong màu áo quảng cáo của một hãng giày, Trần Tiến bắt đầu sự nghiệp đấu võ đài chuyên nghiệp ở các nước Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines... Trong một giải quyền thuật tự do ở Singapore, ông đã giành chiến thắng hết các lượt đấu vòng ngoài. Đối thủ cuối cùng của Trần Tiến họp báo trước trận chung kết tuyên bố nhất định sẽ rửa hận cho đồng hương đã bị ông đánh bại.



Trận đấu được qui định trong tám hiệp, mỗi hiệp dài 3 phút. Các võ sĩ chỉ bị cấm đánh xòe tay, còn đòn hiểm như cùi chỏ, đầu gối đều được sử dụng và không mặc áo giáp bảo hộ. Võ sĩ Tiểu Lâm Xung nặng 75kg, cao 1,76m trong khi Trần Tiến lúc ấy nặng chưa tới 65kg và chỉ cao 1,69m.

Ngày trước đêm thượng đài, đại diện của hãng giày lặng lẽ đi cửa sau đến tìm Trần Tiến và truyền đạt mệnh lệnh: “Anh cũng phải thắng trận này. Giới cá cược và truyền thông hiện đang thiên về võ sĩ Singapore. Nếu ta thắng ngược, tên tuổi anh sẽ nổi lên như cồn mà cũng có lợi cho thương hiệu giày”. Trần Tiến trầm ngâm không trả lời, nhưng trong lòng ông đã quyết thắng. Cả buổi trước giờ đấu ông chỉ ngồi thiền, lặng lẽ suy nghĩ về các đòn thế đã học.

Đêm quyết đấu bắt đầu. Tiểu Lâm Xung mặc quần ngắn, áo thun khoe cơ thể lực sĩ và liên tiếp dùng cạnh bàn tay chặt vỡ những tấm ván dày 5cm thay cho màn chào khán giả. Xong, anh ta quay sang hỏi Trần Tiến có thi chặt ván với mình không. Trần Tiến chỉ im lặng lắc đầu. Tiểu Lâm Xung hỏi tiếp: “Vậy thì tự xin thua đi”.

Trần Tiến vẫn mím môi lắc đầu. Tiếng chuông báo hiệp một vang lên, hai võ sĩ lao vào nhau. Tiểu Lâm Xung cậy sức tới tấp tung đòn mãnh liệt, Trần Tiến buộc phải lui vào thế phòng ngự nhiều hơn, thỉnh thoảng mới tìm cách nhập nội để ra đòn. Tiểu Lâm Xung ra hổ quyền thì Trần Tiến dùng hầu quyền để tránh. Tiểu Lâm Xung tiếp tục tung xà quyền. Trần Tiến lại khống chế bằng hạc quyền.

Bốn hiệp đấu trôi qua. Võ sĩ Trần Tiến chưa dính đòn hiểm nhưng bị trọng tài chấm thua điểm số vì ít tấn công. Chính trong khoảnh khắc chủ quan khinh địch của đối thủ, Trần Tiến bất ngờ hạ thấp tấn pháp, trườn người nhập nội như con rắn và bật ngược lên tung đòn “xà vương phún khí” hiểm hóc chính xác vào hạ bộ đối thủ.

Trong chớp mắt, Tiểu Lâm Xung rũ người đổ ập xuống lăn lộn, rồi bất tỉnh như thân chuối bị phạt ngang. Cả khán đài sững sờ. Trần Tiến cũng sững sờ. Chính ông cũng không hiểu tại sao mình ra đòn này. Ông lặng lẽ quì xuống xem Tiểu Lâm Xung bị thương thế nào. Miếng bảo hộ vùng hạ bộ của anh ta đã bị vỡ vì cú đánh quá mạnh.

Lòng tự trọng của võ sĩ

Trận đấu dừng lại vì Tiểu Lâm Xung không thể đánh tiếp. Các trọng tài hội ý với nhau và quyết định công bố người chiến thắng là võ sĩ Việt Nam. Sự thật Trần Tiến đã vô tình ra đòn xấu, nhưng võ đài tự do cũng không lạ với chuyện này và các trọng tài sẽ quyết định theo kết cục trận đấu.



Trọng tài chính đến nắm tay Trần Tiến giơ lên cao và trao huy chương cùng tiền thưởng cho ông. Nhưng bất ngờ, trong ánh mắt sững sờ của mọi người, Trần Tiến rút tay lại, chắp bái xin lỗi rồi tự nhận phần thua trước trọng tài, khán giả và đối thủ mới vừa hồi tỉnh. Sau cơn cuồng nhiệt quyết đấu thắng thua, Trần Tiến đã bình tâm trở lại. Võ đài không còn quyết đấu nữa. Thắng bại như gió thoảng qua. Bên tai ông văng vẳng lời thầy dạy ngày nào.

Trần Tiến lặng lẽ cúi đầu rời võ đài trong tiếng huýt sáo phản đối của những kẻ thua cược và cả tiếng vỗ tay của những người cảm phục khí khái ông. Người giận ông nhất đêm đó có lẽ chính là đại diện hãng giày. Suốt đêm Trần Tiến không ngủ được. Lần đầu tiên trong đời võ của ông xảy ra chuyện này, ông ray rứt buồn cho chính bản thân mình.

Ngồi lặng lẽ trước tấm hình thầy, ông suy nghĩ mãi về lời thầy dạy: “Người luyện võ khi phải sử dụng võ mà chỉ biết mỗi mục đích chiến thắng thì chỉ là hạng võ phu. Trên sàn thi đấu, con phải tìm chiến thắng trong nghệ thuật đẹp của võ. Còn nếu phải quyết liệt trên đường phố để tự vệ hay giúp đỡ người khác, con hãy cố tìm cách khống chế, thu phục đối phương chứ không nên sát hại họ”.

Sáng hôm sau, trời còn tờ mờ, đoàn võ sĩ Singapore đã cử ba huynh trưởng đi xe hơi đến gõ cửa phòng ông. Họ chỉ nói ngắn gọn sư phụ võ đường mình cần gặp võ sĩ Việt Nam. Khi đến võ đường Singapore, ông hơi sựng lại khi nhìn thấy 300 võ sinh đứng khoanh tay thành hai hàng vây lấy mình. Trong lúc ông đang hình dung đến chuyện sinh tử sắp xảy ra, bất ngờ vị sư phụ già bước xuống ghế, đến bắt tay ông và nói: “Cảm ơn con đã cho chúng ta một trận đấu đẹp. Chính cái đẹp phát sinh từ cái xấu mới là cái đẹp có ý nghĩa nhất”.

Sau đó, Tiểu Lâm Xung cũng bước lên chào ông: “Đêm qua, lúc dính đòn gục xuống, tôi chỉ muốn vùng dậy để giết anh, nhưng rồi tôi đã nể anh. Tuy nhiên, tôi sẽ không nhường anh nửa đòn trong trận tái đấu tới đâu nhé”. Trần Tiến mỉm cười: “Tôi sẽ phân thắng bại thật sự với anh trong trận tái đấu dù ở bất cứ đâu. Nhưng đối với tôi, đêm qua đã là trận đấu cuối cùng, trận đấu của tôi với chính tôi rồi”.

Người võ sĩ tự xin thua nay đã 96 tuổi. Sau trận thượng đài đáng nhớ đó, Trần Tiến rời võ đài tham gia kháng chiến, huấn luyện tay không cận chiến cho bộ đội đặc công. Đất nước thống nhất, ông vào TP.HCM dạy võ, làm chưởng môn Thiếu Lâm nội gia quyền cho hàng ngàn võ sinh. Hiện ông vẫn còn dạy võ tại quận Tân Bình. Ông thường kể cho đệ tử tâm phúc nghe trận đấu cuối cùng của đời mình làm bài học xóa đi lòng hiếu chiến và vọng danh của những người mới chập chững vào đường võ.
(còn nữa)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-06-2008   #24
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.003
m0ney đang offline
 
Thumbs up

12.Cành liễu trước cuồng phong

Lần giở lại kỷ vật, võ sư Lê Kim Hòa (phó chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền VN, chủ tịch Hội Võ cổ truyền TP.HCM) cứ ngồi lặng lẽ ngắm ảnh những đệ tử nước ngoài thân thiết của mình, tràn về những kỷ niệm.

Thử tài thầy

Buổi sáng mùa đông rét buốt năm 1989 ở sân bay tại thủ đô Matxcơva (Liên Xô) một người đàn ông VN nhỏ bé chậm rãi bước ra cổng sau chuyến bay dài. Ở đó, 10 thanh niên Nga và các nước Đông Âu to con lực lưỡng đã đứng đợi sẵn. Vừa thấy bóng ông, nhóm thanh niên này vội ùa tới, chắp tay kính chào thầy rồi trao tặng ông những bó hoa tươi rực rỡ.

Đó là lần đầu tiên võ sư Lê Kim Hòa (người gốc Phú Yên) đến xứ sở bạch dương theo lời mời sang dạy võ cổ truyền VN. Cả hai bên đều chưa quen nhau, nhưng các thanh niên mê võ ở nước bạn khi được báo võ sư VN sang đã âm thầm tổ chức buổi đón tiếp để làm ấm lòng thầy, trong đó có những người ở các nước Đông Âu cách xa hàng ngàn kilômet cũng đi xe lửa đến đón thầy. Sau vài khóa biểu diễn, huấn luyện ngắn tại Matxcơva, võ sư Hòa được mời đến dạy ở thành phố Minsk, Belarus. Lớp học gồm 30 thanh niên đến từ các vùng khác nhau, hầu hết họ đều đã trải luyện qua võ thuật, thậm chí một số đã đạt cao đẳng các môn judo, karatedo, taekwondo...

Trước người thầy Việt nhỏ nhắn, các võ sinh to con này luôn tỏ ra kính cẩn nhưng cũng rất thực tế khi vào tập luyện. Mỗi đòn thế võ sư Hòa dạy, họ hay hỏi đi hỏi lại sự hiệu quả thực tế. Là người đã trải luyện qua nhiều môn võ chiến đấu như taekwondo, Tây Sơn Bình Định rồi mới sáng lập môn Thanh Long võ đạo, võ sư Hòa rất hiểu tâm trạng các võ sinh nước ngoài. Họ có thể trạng cao to, khỏe mạnh lại từng tập các môn võ cương nên có thể nghi ngờ tính hiệu quả của các đòn nhu, mà đặc biệt là từ một người thầy cao chưa tới vai mình. Không dám công khai so đấu vì tôn trọng thầy, nhưng các võ sinh vẫn thường xuyên nhờ ông hóa giải những đòn sở trường, hiểm hóc của mình để thử môn võ và công phu của thầy.

Có hôm, một võ sinh đã “nhẹ nhàng” nhờ ông phá các đòn chân sở trường mà anh ta đã khổ luyện hàng năm trời. Cú đá vòng cầu bằng mu bàn chân vào ngang đầu thầy lúc đầu còn chậm và nhẹ, về sau càng mạnh, nhanh dần, nhưng ông chỉ di chuyển người, dùng tay khống chế được tất cả. Cuối cùng, võ sinh này nói: “Em sẽ tung hết đòn đấy nhé”. Cú đá bay ngang bằng cạnh ngoài bàn chân vừa tung ra, lại liên tiếp đến những cú đá thốc, đá chẻ, đá xoay, đá vòng cầu mãnh liệt như cuồng phong tưởng chừng có thể quật bay người thầy nhỏ bé, song trong thoáng chốc người thầy chỉ cần dùng vai hất nhẹ làm anh ta mất thăng bằng té lăn nhào ra sàn tập.

Võ sư Hòa kêu toàn thể võ sinh mở cửa bước ra sân và nói: “Các em có thấy gì không? Đó chỉ là một cành liễu nhỏ nhắn nhưng không dễ gì bị quật ngã bởi gió bão đêm đông, nó có thể uốn cong trong gió bão rồi sẽ bật ngược trở lại”. Lúc này, một số võ sinh nước ngoài bắt đầu hiểu ý thầy muốn mượn hình ảnh cây liễu để nói về những thế võ nhu mà họ đang luyện tập.

Nếu chỉ biết võ


Một số võ sinh nước ngoài thường hỏi thầy Hòa về võ đạo VN: “Đã là võ, tại sao lại có đạo? Kỹ thuật chiến đấu sao có thể song hành cùng với đạo?”. Nghe học trò hỏi, ông hiểu vài câu trả lời ngắn gọn của mình không dễ dàng nhận được sự thấu đạt sâu sắc, nhất là hai nền văn hóa quá khác biệt nhau.

Ông bèn lặng lẽ gọi một võ sinh lại gần, rồi bảo anh ta tung đòn vào mình. Võ sinh này cúi chào thầy, rồi tung thẳng một đòn đá vào tầm mặt ông. Ông lách người nhập nội để tránh cú đá và tung đòn “song chỉ đoạt nhãn” bằng hai ngón tay cứng như mũi dùi thép đâm thẳng vào mắt võ sinh. Tuy nhiên, đòn hiểm này vừa chớm đến mắt, ông bất ngờ thu lại, dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ vào xương quai hàm anh ta. Cú đánh này nhẹ nhưng làm tê điếng người dính đòn.

Lần thứ hai, ông lại gọi một võ sinh tấn công mình. Người này sử dụng một loạt mấy cú đấm thẳng vào mặt và ngực thầy. Ông bình tĩnh một tay gạt đỡ tất cả, rồi dùng chính ngón tay cái và trỏ của bàn tay đó tung đòn hiểm móc yết hầu người tấn công. Bất ngờ ông lại dừng tay, chuyển sang đòn khóa khống chế anh ta úp mặt xuống nền tập. Trước ánh mắt ngỡ ngàng của toàn thể võ sinh, ông chỉ nói: “Nếu chỉ biết có võ, tôi sẽ đâm mù mắt hay móc yết hầu của anh ta. Nhưng võ đạo sẽ không dùng những đòn ác độc này”. Các võ sinh ngồi lặng nghe thầy nói, thấu đạt dần. Một số người muốn được giảng giải thêm. Ông chỉ trả lời: “Rồi mọi người sẽ hiểu thêm từ chính quá trình khổ luyện của bản thân mình”.

Càng về sau, các võ sinh càng mến người thầy đến từ đất nước xa xôi. Những ngày cuối tuần nghỉ tập, họ hay tìm đến nơi thầy ở trọ để xem có thể giúp đỡ gì đó cho thầy ổn định cuộc sống nơi xứ lạ. Một số võ sinh còn mời ông về nhà dùng cơm với gia đình. Những đêm đó không chỉ có sự thân mật, mà còn để hai bên tìm hiểu văn hóa, lịch sử của nhau. Có lần, cha một võ sinh hỏi ông nền võ thuật cổ truyền của VN bắt nguồn từ đâu, ông trả lời: Từ trong chính các cuộc chiến tranh vệ quốc suốt hàng ngàn năm của dân tộc.

Trước khi võ sư Hòa về nước, một số võ sinh Nga đã mời thầy đi thăm biển Đen. Những ngày rong ruổi dưới rừng bạch dương, ngắm nhìn các đồng tuyết trắng bao la, thầy trò võ sư Hòa đã có thời gian trò chuyện với nhau rất nhiều. Ông nói cho các võ sinh hiểu chữ đạo luôn gắn liền với tên các phái võ như Việt võ đạo, karatedo, taekwondo mới chỉ chính thức xuất hiện gần đây nhưng tinh thần võ đạo VN đã có từ rất lâu. Ông không lý luận nhiều mà chỉ nói võ sĩ dám hi sinh mạng sống của mình để bảo vệ người khác chính là đạo, và một võ sĩ biết dừng lại đường kiếm sát thủ để tha mạng sống cho kẻ thù cũng là đạo. Lịch sử vệ quốc của VN cũng tràn đầy tinh thần võ đạo. Mấy lần vó ngựa chiến binh Nguyên Mông như cuồng phong xâm lược nước Việt nhỏ bé, vua tôi Trần Nhân Tông không hề nao núng, dũng cảm đánh trả đến cùng. Nhưng khi đã giành chiến thắng, chính họ lại đại xá mạng sống cho kẻ thù của mình để trở về quê hương.

Thời gian sau, một võ sinh Nga tên Vadim đã gọi võ sư Hòa là cha và treo quốc kỳ VN ở xứ sở bạch dương để truyền đạt lại môn phái Thanh Long võ đạo của ông.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-06-2008   #25
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.003
m0ney đang offline
 
13.Biến thù thành bạn

Hai người đàn ông, một là cao thủ giang hồ, một là võ sư, đứng lặng lẽ đối mặt gườm nhau trên con đường đêm vắng bóng người. Lát sau, người có vóc dáng thấp nhỏ lên tiếng: “Tôi sẽ không động thủ trước, nhưng nếu anh ra đòn tôi sẽ tiếp ngay. Và tôi nói trước dù thế nào anh cũng không phá được võ đường của tôi đâu”. Không gian căng cứng như sợi dây đàn sắp đứt...

Võ thuật và giang hồ

Đó là một đêm mà võ sư Lê Kim Hòa khó quên được trong đời mình. Trải luyện qua nhiều môn võ từ nhỏ và ra lập võ đường riêng từ năm 20 tuổi, ông hiểu nếu chỉ với nắm đấm và cú đá thì vài phút đã có kẻ thắng người thua nhưng ân oán chắc chắn sẽ còn dài. Với một người đã dành cả cuộc đời để tập luyện, truyền dạy võ thì không đáng gì để phải rơi vào vòng xoáy giang hồ.

Chuyện bắt đầu từ những năm đầu thập niên 1980 khi võ sư Hòa mở lại lớp võ. Cùng với phong trào nhiều võ phái khác được hoạt động trở lại, võ sư Hòa đi tìm thuê sân tập để truyền dạy môn Thanh Long võ đạo của mình. Ông cùng người bạn Nguyễn Quốc Tâm là võ sư cao đẳng môn taekwondo lang thang mãi cuối cùng cũng tìm được một địa điểm thích hợp trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh (TP.HCM). Buổi chiều hôm đó, hai người bạn võ đã phấn khởi, cặm cụi chở nhau trên chiếc xe đạp, đi thuê người vẽ bảng chiêu sinh.

Bảng võ vừa treo lên chưa ráo mực, nhiều người nghe tên tuổi đã đến xin đăng ký học, trong đó có cả những học sinh nhỏ tuổi. Chính điều này đã làm cho một cao thủ ở quận Bình Thạnh đâm ghét ông. Người này có biệt danh là Sáu Dao, trước năm 1975 từng tung hoành trên nhiều võ đài đánh độ. Võ sĩ này không luyện sâu một môn phái chính thống nào và thường hạ gục đối thủ nhờ những đòn thế cùi chỏ, đầu gối khét tiếng hiểm hóc. Thời kỳ này, Sáu Dao nổi lên như đại ca trong giới giang hồ. Tuy nhiên, khi phong trào võ thuật phát triển trở lại đầu những năm 1980, Sáu Dao không thể mở được lớp võ chính thức vì không có môn phái rõ ràng cũng như dính dáng đến chuyện bảo kê quán xá phức tạp.

Thấy lớp dạy võ của thầy Hòa thành công ngay “lãnh địa” của mình, Sáu Dao bắt đầu giở ngón quậy phá. Ban đầu, gã tung tin võ sư Hòa chỉ giỏi võ miệng, không có bản lĩnh giang hồ, có dạy võ sinh mười năm cũng chỉ giỏi... múa là cùng. Võ sư Hòa biết chuyện chỉ im lặng. Chẳng làm gì được, Sáu Dao càng điên tiết, tối tối gã canh chặn đường võ sinh nhỏ tuổi đi tập về để đạp ngã xe, giật đồ, thậm chí đánh đập các em và bắn tin “thách đấu với thầy của bọn mày”...

Cuộc rượu trước cuộc đấu

Biết chuyện quậy phá đã đến mức nguy hiểm cho võ sinh mình, võ sư Hòa nhận lời đối mặt với Sáu Dao để hẹn ngày thách đấu. Một số võ sinh thấy thầy một mình tay không, đi đối mặt với dao búa giang hồ, năn nỉ xin đi theo phụ thầy. Võ sư Hòa chỉ cười: “Đời người còn có nhiều trận đấu lớn hơn nữa. Nếu ta thua trận này thì làm sao còn xứng mặt dạy các con”.

Chín giờ tối, một người là võ sư, một người là cao thủ giang hồ đứng đối mặt nhau trên con đường vắng bóng người ở Thủ Đức. Gần năm phút trôi qua, cả hai chỉ đấu mắt nhau, không ai nói với ai một tiếng nào. Cuối cùng, người võ sư có vóc dáng nhỏ bé hơn lên tiếng: “Cuộc thách đấu này sẽ là trận đánh sinh tử cuối cùng của một trong hai người. Tôi muốn dời lại ba ngày nữa để anh suy nghĩ”. Nói xong ông nhún vai, lặng lẽ bỏ đi. Ba ngày sau, chính Sáu Dao lại đề nghị hoãn trận đấu ba đêm nữa.



Võ sư Hòa hiểu kẻ thách đấu đang phân vân. Hai lần đối mặt với Sáu Dao, võ sư Hòa hiểu con người này có tính cách đố kỵ, thích tranh hơn thua, còn bản chất chưa đến mức côn đồ để hễ **ng chuyện là say máu vung tay dao. Và ông quyết định cho một trận đấu của tâm pháp.

Ngay đêm hôm sau, ông nhấc điện thoại gọi cho Sáu Dao: “Tôi muốn đêm nay chúng ta sẽ quyết định luôn, nhưng hãy uống với nhau một cuộc rượu trước khi không còn nhìn mặt nhau được nữa”. Sáu Dao ngạc nhiên nhưng không từ chối.

Hai người đối mặt nhau giữa chiếc bàn chỉ có chai rượu trắng và hai cái ly. Võ sư Hòa rót ly rượu đầu tiên giơ cao trên đầu, rồi tưới xuống đất để cúng tổ võ là Đạt Ma sư tổ, xong mời Sáu Dao ba ly xoay vòng liên tiếp. Từ ngạc nhiên đến nể rồi phục dần khí khái của người võ sư, Sáu Dao nâng ly uống cạn. Hai người cứ thế ngồi uống rượu với nhau. Võ sư Hòa chủ động trò chuyện với Sáu Dao như bạn bè. Ông hết kể chuyện gia đình, đời sống lại quay sang bàn luận võ nghệ với giọng khiêm nhường nhưng cương quyết.

Bất ngờ, ông đề nghị Sáu Dao hãy đấu thử trên bàn rượu trước khi bước ra sân đấu thật, và đề nghị gã giang hồ tung đòn trước. Sáu Dao đang ngà say, hưng phấn nên liền tung ra một loạt mười đòn hiểm bằng cùi chỏ, ống quyển và đầu gối. Võ sư Hòa hóa giải từng đòn một cách nhẹ nhàng.

Sáu Dao bàng hoàng bừng tỉnh giữa cơn say. Từ tận đáy lòng một cao thủ suốt đời cầu danh từng tung hoành võ đài và ngang dọc giới giang hồ, gã ngộ ra mình chưa đấu đã bại trước võ sư Hòa. Sáu Dao nâng ly rượu uống tạ lỗi, xin được kết giao huynh đệ với người mà gã đã ba lần hẹn thách đấu. Võ sư Hòa mỉm cười: “Thôi, biến thù thành bạn nhé! Anh em mình cùng cạn ly”.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-06-2008   #26
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.003
m0ney đang offline
 
14.Tuyệt đỉnh bí kíp

Miền đất võ Bình Định có một ngôi chùa cổ từ lâu đã được giới võ thuật truyền tụng như một Thiếu Lâm Tự của VN. Một buổi chiều tôi tìm đến chùa, sư trụ trì đi vắng, các chú tiểu đang ngồi thiền và ôn luyện những thế võ công trong không gian tĩnh tại, bình yên dưới cội bồ đề.

Theo chỉ dẫn của những người bạn võ, tôi từ thành phố Quy Nhơn ngược lên phía sân bay Phù Cát, đến chân núi Phước Thuận thì hỏi ngôi chùa Long Phước. Một ông già tóc bạc như cước đang chăn dê trên đồng, cười hỏi có phải tôi muốn đi bái sư học võ, rồi chỉ ngôi chùa cổ nằm sâu trong con đường làng giữa đồng lúa và một dòng sông nhỏ uốn quanh.

Sân chùa tĩnh mịch trong buổi hoàng hôn đang dần tắt. Bóng đức Phật Quan Âm Bồ Tát cầm bình nước cải sinh cam lồ hắt xuống như che chở cho các chú tiểu đang ngồi thiền và luyện võ. Một chú tiểu nhỏ nhắn hăng say thi triển các đòn thế hạc, hầu trong một bài quyền cổ. Tấn pháp uyển chuyển, đòn vận chuẩn xác, dũng mãnh nhưng thật lạ là không bừng lộ sát khí hoặc tinh thần tranh đua như ở một số võ đường chuyên nghiệp mà tôi đã từng chứng kiến.

Mặc dù chùa Long Phước từ lâu đã được giới võ thuật truyền tụng như một Thiếu Lâm Tự của VN và đã đào tạo thành công nhiều võ sư, võ sĩ tên tuổi. Hàng trăm năm trước, thầy Hư Minh phiêu dạt tầm đạo qua miền cát nóng, đã chọn chân núi Phước Thuận làm nơi dừng chân và trở thành sư tổ tạo lập chùa Long Phước bây giờ. Tuy đã chọn đường tu đạo nhưng sư Hư Minh vẫn phải luyện võ để vệ thân, hộ chùa. Sư sưu tầm, gìn giữ các bài võ, binh thư của các vị dũng tướng đã từng thử thách trong chinh chiến, rồi nghiên cứu tổng hợp thành môn võ riêng của chùa. Đến nay đã trải qua nhiều đời với hàng ngàn nhà sư, chú tiểu tu luyện ở đây, nhưng không phải ai cũng được chân truyền võ công.

Ngày nay, sư Hạnh Hòa trụ trì chùa và các thầy dạy võ ở đây cũng rất cẩn trọng khi thu nhận đệ tử. Sau khi nhìn qua nhân tướng, đánh giá tâm tính từng người, sư mới quyết định nhận hay không. Buổi đầu bái sư, các đệ tử mới phải tuyên thệ trước bàn thờ Phật, sư tổ Đạt Ma và các thầy trò đồng môn. Nội dung đề cao tinh thần hiếu nghĩa với cha mẹ, thuận hòa với mọi người, kính trọng sư huynh và khi bắt buộc phải hành võ thì dựa trên lòng từ bi. Trong quá trình luyện tập, các đệ tử phải chịu sự chấp phạt rất nghiêm minh. Quì trước bàn thờ Phật hết vài tuần nhang hoặc quét rác sân chùa là hình thức phạt được áp dụng cho các vi phạm nhẹ. Lỗi nặng liên quan đến đạo đức, hành xử võ thuật, các đệ tử phải mời chính cha mẹ đến để nghe thầy nhắc nhở, khuyên bảo, thậm chí có thể bị khai trừ vĩnh viễn khỏi môn phái của chùa.

Long Phước luôn là một lò võ lớn được kính trọng ở đất võ Bình Định. Những chú tiểu đang luyện võ ở sân chùa là đời thứ tư của các thế hệ võ đạo xuất phát từ chùa vẫn đang còn sống. Hiện nay, sư Hạnh Hòa ngoài tu trì đạo pháp còn là một trong những người truyền dạy võ thuật đứng đầu ở chùa cùng với các thầy Đông Hải, thầy Sáu. Dưới họ còn có thế hệ các võ sư, huấn luyện viên nổi tiếng Trần Duy Linh, Võ Văn Tính, Huỳnh Văn Trung... Người vẫn ẩn dạy ở sơn cước, người đang dẫn dắt đội tuyển tỉnh đi gặt hái huy chương, và nhiều học trò của họ cũng đã trở thành huấn luyện viên.

Ngoài dạy võ, các võ sinh theo môn phái của chùa còn được chú trọng rèn luyện lối sống thể chất và tinh thần từ tinh thần từ bi, bác ái của Phật giáo. Hiện ngoài sư trụ trì Hạnh Hòa giỏi bốc thuốc cứu người, còn có thầy Đông Hải cũng đã học hỏi, nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này.

Tự thắng bản thân mình

Hôm tôi ghé chùa, một số đệ tử đến từ Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nam Định, Thái Bình... giã từ thầy sau khóa học, trở lại quê nhà. Họ là những người đã có bản lĩnh võ thuật từ các môn phái khác, xin vào chùa lĩnh hội thêm tinh hoa của dòng võ đặc biệt. Tất cả đều là người ngoài thế tục, không chỉ luyện võ mà còn cùng ăn chay, niệm Phật với mọi người trong những ngày lưu lại chùa. Buổi chia tay, trò quì tạ ơn thầy. Các sư không có gì để tặng, chỉ nói: “Ta chỉ tặng các con võ, còn đạo nằm ở trong tâm căn các con. Ta muốn các con luôn luôn hiệp nhất võ với đạo trên đường truyền dạy lại hay hành xử môn võ này ngoài thế tục”.

Trong bóng chiều chập choạng, chú tiểu Vạn Thành kết thúc bài quyền Lão Hổ Thượng Sơn, ngồi nghỉ trên phiến đá dưới cội bồ đề kể tôi nghe chuyện quê nhà ở tận miệt Đồng Tháp Mười. Mẹ chú bị tâm thần, nghe tiếng tài bốc thuốc và dùng pháp thiền chữa bệnh của thầy Hạnh Hòa nên đã tìm ra tận đây tá túc luôn tại chùa để chữa bệnh. Chú tiểu đi theo giúp mẹ như gặp cơ duyên phát nguyện tu hành. Nhỏ tuổi lại có bản tính hiếu động, chú tiểu nằn nì xin học võ ngay. Sư Hạnh Hòa gật đầu, nhưng bắt chú phải ra ngoài học thêm văn hóa để có nghiệp duyên tu hành bền vững mới đủ kiến thức mà tìm hiểu Phật pháp, còn trở lại thế tục thì cũng có trình độ mà sống.

Chú tiểu Vạn Thành mê võ, tập luyện hăng say, nhanh chóng trở thành một trong những chú tiểu giỏi võ ở chùa. Sư thấy, cất lời khen, nhưng cũng hiểu tâm tính còn vọng danh của người đệ tử nhỏ tuổi.

Nhiều lần sau buổi thiền dưới gốc bồ đề, sư giảng: “Điều đầu tiên mà người luyện võ ở chùa này phải nhớ là võ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn để làm việc đạo nghĩa. Nhưng nếu chỉ có vậy thì mới chỉ đạt đến hàng trung đẳng của con đường võ đạo”.

Ban đầu Vạn Thành ngơ ngác, không hiểu ý thầy muốn nói gì. Đến khi sư kể lời huấn thị võ đạo của sư tổ “một dũng tướng thắng ngàn quân địch vẫn chưa oanh liệt bằng tự thắng chính bản thân mình”, chú tiểu dần dần ngộ ra. Tâm bạo động, háo thắng của người mới vào đường luyện võ như chú bắt đầu bình lặng dần.

Gặp tôi ngay trong buổi hướng dẫn đội võ cổ truyền Bình Định chuẩn bị đi thi đấu, huấn luyện viên Trần Duy Linh, người đã trưởng thành võ đạo dưới mái cổ tự Long Phước, kể sư Hạnh Hòa từng nói với anh: “Trong ngôi chùa này có nhiều bí kíp võ công cổ xưa, nhưng có một bí kíp đặc biệt mà nếu con lĩnh hội được sẽ trở thành người bất bại”. Linh không hiểu, tưởng thầy muốn nói đến một loại võ công đặc dị nào đó. Sư nói: “Bí kíp đó là tự thắng chính mình. Một võ sĩ cao thủ có thể thắng được hàng trăm đối thủ, gặt hái được nhiều huy chương nhưng chưa chắc đã đánh bại được các thói hư tật xấu, lòng tham lam, ích kỷ, ham mê danh lợi ngay trong con người mình”. Anh ngộ ra.

Sau này, khi truyền dạy lại các võ sinh thế hệ sau, Trần Duy Linh luôn nhắc lời thầy về tinh thần tối thượng của võ đạo. Ngay cả những đợt dẫn dắt đội tuyển đi biểu diễn, thi đấu võ thuật trong nước và quốc tế, anh cũng nhắc nhở các em đừng quá chói mắt trước ánh hào quang thành tích, huy chương để quên đi đối thủ lớn nhất chính là bản thân mình và tinh thần tối thượng của võ đạo là tình thương yêu để không phải sử dụng một võ công nào nữa.

( còn nữa)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-06-2008   #27
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.003
m0ney đang offline
 
15.Bắc Phong Chân Nhân và môn phái "nhường 3 đòn"



Võ lâm giang hồ biết đến Bắc Phong Chân Nhân - võ sư Băng Sơn với tư cách là đệ tử cuối cùng trong nhóm "Thập nhị đại đồ đệ" của Chưởng môn phái Võ lâm Côn Luân, Thanh Hư Chân Nhân Đoàn Tâm Ảnh.


Bởi muốn hoằng dương tinh thần võ đạo, lòng nhân ái và sự bao dung, Bắc Phong Chân Nhân và các môn sinh của mình còn nổi tiếng ở cách hành xử lạ thường khi tỉ thí võ nghệ: luôn nhường trước đối phương 3 đòn, rồi mới xuất chiêu đánh trả.

Chuyển võ sang văn

Trong số những võ sư nổi tiếng mà tôi đã gặp của loạt bài này, dù sinh năm 1958 nhưng ông vẫn là người trẻ nhất. Thế nhưng, tài không đợi tuổi, đến giờ, ông đã có một võ nghiệp mà rất nhiều võ sư phải ao ước, thán phục. Ông là võ sư Băng Sơn (tên thật là Bùi Quốc Sơn), Chưởng môn phái Võ lâm Phật gia, đệ tử chân truyền của Chưởng môn đời thứ 44 môn phái Thiếu Lâm Phật Gia - đại sư người Trung Quốc Lý Chấn Hòa.

Quê ông ở Mao Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Tổng Mao Điền ngày trước nổi tiếng là đất học, với 128 vị tiến sĩ, trong đó nổi tiếng nhất là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thời phong kiến, nhà Mạc đã cho lập Văn miếu ở Mao Điền để tôn vinh sự hiếu học của nhân dân xứ này.

Ngoài văn, Mao Điền cũng nổi tiếng về võ, mà bằng chứng là thời giặc Pháp đô hộ, đội du kích Mao Điền đã trở thành nỗi khiếp sợ đối với kẻ thù bằng những chiến công vang dội ở khắp đường 5. Tại đất ấy, dòng họ Bùi Xuân của võ sư Băng Sơn cũng nổi tiếng bởi tinh thần thượng võ, với các bài võ gia truyền như võ gậy, lăn khiên, song đao... Ông nội ông, cụ Bùi Xuân Cật, còn gọi là Trương Cất, được võ lâm đương thời ái mộ bởi thông thạo nhiều đòn hay thế hiểm của Long quyền, Hổ quyền, Ngọc trản, Thiết lĩnh... Lớn lên trong “môi trường” ấy, được mọi người rèn giũa tối ngày nên khiếu võ trong ông đã “có đất” sinh sôi.

Gia đình ông chuyển ra Hà Nội đúng khi nghề võ suy tàn. Bởi thế, ông được mọi người chuyển hướng, bắt quay sang “học văn” vì nghĩ đó là đường lập thân tốt nhất.

Cơ duyên từ trận đòn hội đồng

Thế nhưng, như cái duyên trời định, dòng máu võ thuật trong ông vẫn không khi nào ngưng chảy.

Ngày ấy, nhà ông ở phố Huế, ông hay lang thang cùng đám bạn ra ga Hà Nội chơi. Bởi hiềm khích với đám choai choai ở ga nên nhiều lần hai “băng” đã đánh nhau biêu đầu, sứt trán. Một bữa, bị “phục kích” bất ngờ, ông bị đám “đầu gấu” quây vào góc ga, “hứa hẹn” một trận đòn tới số.

Đang lúc nguy khốn, như trong truyện kiếm hiệp, không biết từ đâu một cô bé xinh xắn trạc tuổi ông bất ngờ xuất hiện. Thân thủ nhanh nhẹn, xuất chiêu biến ảo, chỉ trong giây lát cô bé đã khiến mấy tên ma cà bông ngã sõng soài, ù té mỗi đứa một nơi.

Thấy cậu nhóc bị thương, da thịt bầm dập, cô bé đã đưa cậu về nhà để cha mình chữa chạy. Nhà cô bé ở khu Trại Nhãn (La Thành - Hà Nội), nơi ấy khi đó toàn những ngôi nhà lụp xụp của dân tứ xứ. Trên đường đi, cô bé ấy bảo, cha cô là người Trung Hoa. Ông sang Việt Nam sinh sống đã lâu và cũng từ một cơ duyên tình cờ, cô được nhận làm con nuôi của ông cụ.

Nhà cô bé cũng tạm bợ như bao ngôi nhà ở khu vực ấy, chỉ có điều rộng rãi hơn và phía trước, sau đều có khoảng sân rộng được nện phẳng lì, chắc nịch. Khoảng sân ấy chắc chắn là để tập luyện quyền cước - là người đã từng tập võ, cậu bé Sơn thầm đoán vậy.

Đón cô con gái nuôi ở cửa, sau khi nghe cô nói chuyện (bằng tiếng Trung Quốc), người đàn ông có khuôn mặt hiền hậu nhưng ánh mắt tinh anh đã mời cậu bạn mới quen của con vào nhà.

Võ sư Băng Sơn kể, chỉ bằng một phương thuốc gia truyền bôi ngoài da, như có phép tiên, các vết bầm tím trên người ông đã dịu mát và ít phút sau thì lành hẳn như chưa từng bị va đập bao giờ. Thấy con mình cần có bạn và cậu bé mới quen cũng hiền lành nên khi tiễn ra cổng, ông già người Tàu ấy đã thân thiện mời ông khi rảnh thì đến chơi.

Võ sư Băng Sơn biểu diễn võ thuật













Màn điểm huyệt sau sân nhà

Mấy ngày sau, thấy nhớ bố con ông lão tốt bụng, cậu bé Sơn lại tìm ra Trại Nhãn. Gọi cửa mãi mà không thấy ai ra mở, cậu đành lặng lẽ đẩy cổng bước vào. Trong nhà vẫn vắng hoe nhưng ở sân sau thì có tiếng hò hét, tiếng chân dậm huỳnh huỵch. Tò mò, cậu lại lặng lẽ tiến về nơi có những tiếng động lạ ấy.

Qua khe cửa sổ, cậu đã hết sức bất ngờ bởi trong khoảng sân rộng chừng chục mét vuông đang có cuộc tỉ thí lạ lùng. Mấy người cao to lực lưỡng đang thủ thế nhằm vào ông lão chủ nhà, người đã thoa “thuốc tiên” cho cậu hôm nào. Một tiếng hô vừa đủ nghe nhưng rất dõng dạc vừa cất lên thì cả đám người ấy tung đòn ào về phía góc sân, nơi chủ nhà vẫn điềm nhiên đứng tấn. Võ sư Băng Sơn kể, trong đời, ông chưa thấy một trận so tài nào mãn nhãn đến vậy.

Khi đối phương còn cách vài bước chân, ông lão người Tàu mới thi triển thân pháp. Thế nhưng, chỉ một cái nhún người, ông đã thoăn thoắt vòng đến trước mặt khắp lượt những đối thủ của mình. Và, mỗi lần “xuất hiện bất ngờ” ấy, ông đều điểm những đòn rất hiểm vào tử huyệt đối phương. Quần thảo một hồi, tất cả dừng tay. Sau động tác chào nghiêm nghị, mấy người lực lưỡng hổn hển bảo: “Thân thủ của sư phụ thiên hạ vô song, chúng con còn phải học hỏi rất nhiều!”. Truớc lời khen ngợi ấy, ông lão chủ nhà chỉ cười hiền rồi khoát tay mời tất cả vào nhà.

Vào đến nhà trong, thấy cậu nhóc loắt choắt đang đứng khép nép sau cánh cửa nhìn mình bằng ánh mắt vừa sợ hãi, vừa nể phục, ông lão người Tàu đã vẫy cậu lại, xoa đầu và hỏi: “Con có thích học võ không?”. Tim còn đang thình thịch đập, Sơn đã gật đầu bừa.

“Tốt lắm! Ta thấy con cũng có khiếu đấy! Nếu thích học thì cứ đến đây, ta sẽ dạy cho! Đây là những đệ tử của ta, họ đã theo ta được mấy chục năm rồi đấy!” - Chỉ vào những người vừa giao đấu với mình khi nãy, ông lão người Tàu ôn tồn giới thiệu.

Vị Chưởng môn đời thứ 44 Thiếu lâm Phật gia

Vậy là từ dạo đó, cứ tối đến là ông lại trốn gia đình chạy bộ từ nhà sang khu Trại Nhãn. Khi tình cảm của hai người đã nặng sâu, ông lão người Tàu mới tiết lộ cho cậu học trò bé nhỏ biết rõ thân phận thật của mình. Và, điều ấy đã làm cậu vô cùng bất ngờ, kinh ngạc.

Có lẽ, dù có nằm chiêm bao cậu cũng không thể ngờ có ngày mình lại gặp được Chưởng môn đời thứ 44 của môn phái nổi tiếng ở đất võ Trung Hoa: Thiếu lâm Phật gia. Ông tên là Lý Chấn Hoà, pháp danh là Băng Tâm (sinh năm 1989, quê ở tỉnh Hà Bắc), con trai của võ sư nổi tiếng và là Chưởng môn đời thứ 43 của môn phái, Lý Chấn Sinh. Ông sang đất Việt từ năm 1937.

Những ngày đầu, ông kiếm sống nhờ nghề bảo tiêu cho các thương gia chạy hàng đường dài, sau đó thì ổn định cuộc sống nhờ nghề bốc thuốc, chữa bệnh. Như để cậu học trò thơ ngây thực sự tin tưởng vào những lời mình nói, ông lão người Tàu đã mở tủ lấy cho cậu xem ấn, kiếm - những bảo vật của môn phái mà chỉ người chưởng môn mới được quyền gìn giữ. Lễ kết nạp ông vào môn phái được đại sư Chưởng môn tổ chức đơn giản nhưng đầy đủ thủ tục, nghi thức. Và, cũng tại buổi đó, Lý sư phụ đã đặt cho ông pháp danh theo pháp danh của người là Băng Sơn và nhận ông làm con nuôi.

Theo Lý sư phụ rèn luyện thành thạo Ngũ hình quyền (Long- Hổ- Báo- Xà- Hạc) và tinh thông thập bát ban cùng các kỹ năng cơ bản của Thiếu lâm Phật gia, võ sư Băng Sơn lên đường nhập ngũ. Những tháng ngày quân trường này, bởi tính ham học hỏi, bởi cơ duyên, ông đã được tiếp xúc với nhiều người luyện võ ở khắp mọi nơi, đặc biệt là tại các bản làng người dân tộc thiểu số sống rải rác khắp vùng cương thổ. Và, cũng từ những mối thâm tình ấy, ông đã được lãnh hội nhiều bí kíp võ công thuộc loại kỳ dị, hiếm có ở đời.

Xuất ngũ năm 1984, quẳng ba lô về nhà, ông vội vàng tìm đến nơi ở của Lý sư phụ. Dù đã mấy xuân nữa trôi qua nhưng sư phụ ông vẫn giữ nguyên phong độ ngày nào. Và, để kiểm tra xem sự tiến bộ của cậu học trò yêu sau mấy năm xa cách, Lý sư phụ cùng ông đã có cuộc so tài nảy lửa. Sau cuộc đấu đó, Lý sư phụ vô cùng mãn nguyện. Vỗ vai ông, đại sư bảo: “Khi đi con được 1 thì giờ về đã khá thêm tới 7- 8 phần!”.

Khi đó, được sự dìu dắt của sư phụ và sư thúc Viễn Trí, cũng là một cao nhân trong làng võ, giữa năm 1985, ông đứng ra mở võ đường, chiêu nạp môn sinh. Và, cũng được phép của sư phụ chưởng môn, ông lấy tên võ phái là Võ lâm Phật gia, ý chỉ môn võ xuất phát từ cửa thiền, được phóng tác theo lối chiến đấu của các loài mãnh thú. Khi võ phái được thành lập, thêm một trọng trách và vinh dự nữa khi ông được sư phụ giao cho nhiệm vụ là đại diện của môn phái, chịu trách nhiệm phát dương quang đại môn phái ở Việt Nam.

Xuôi phương Nam tìm Thanh Hư Chân Nhân

Năm 1988, tuổi đã cao (99 tuổi), nỗi nhớ quê hương vò xé, Lý sư phụ đã lên đường về nước. Chia tay nhau, nắm tay ông, đại sư nghẹn ngào bảo: “Tất cả những kỹ năng của ta, con đều đã lãnh hội vẹn toàn. Nay ta về cố quốc, chẳng biết có ngày hội ngộ nữa không? Trước khi ta đi, ta muốn dặn con một điều con nhớ mà cố gắng thực hiện. Con hãy tìm gặp cho kỳ được Thiện Tâm Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh để học thêm về đấu pháp. Trời Nam này, theo ta thì ông ấy là thiên hạ vô song. Hơn nữa, kinh nghiệm giang hồ là điều con còn thiếu mà ông ấy lại đã có thừa!”.


Võ sư Băng Sơn chụp ảnh cùng với đại sư Đoàn Tâm Ảnh

Nghe theo lời Lý sư phụ, ngay sau đó ít lâu, ông khăn gói vào Nam tìm Thiện Tâm Thiền sư. Về vị đại sư tiếng nổi như cồn này thì bây giờ, người luyện võ vẫn ước ao trong đời được một lần tham vấn. Thiện Tâm Thiền sư là Chưởng môn phái Võ Lâm Côn Luân, ông còn được võ lâm biết tới qua pháp danh Thanh Hư Chân Nhân.

Ông sinh năm 1900, ở miền Tây Nam Bộ, cha là người Triều Châu (Trung Quốc) mẹ là người Rạch Giá. Ngay từ nhỏ ông đã sống đời phiêu bạt. Năm 12 tuổi, ông được cha gửi sang Trung Quốc, trú tại chùa Phi Lai Tự, núi Sơn Đầu, tỉnh Mã Dương Cương. Người được “giao nhiệm vụ” rèn cặp Tâm Ảnh thì ở Trung Hoa đại lục hiếm người nào lại không biết tới. Ông chính là Mộc Đức Thiền sư, cố vấn cao cấp của Tổng thống Tôn Trung Sơn.

Sau gần chục năm luyện tập võ nghệ, khi tuổi ngoài 20, đại sư Đoàn Tâm Ảnh đã được Mộc Đức Thiền sư cùng đại sư Bắc Phong Hoà Thượng, Chưởng môn phái Thiếu lâm Bắc phái đứng ra tác hợp để cậu học trò yêu được kết tóc se duyên cùng cô nương Hoa Cẩm Tú (môn đồ của Bắc Phong Hoà thượng).

Sau đó, được sự đồng ý của hai vị đại sư phụ, vợ chồng Tâm Ảnh xuống núi hành hiệp với pháp hiệu là Ta Lô. Từ ngày xuống núi, tiếng tăm về cặp vợ chồng Tâm ảnh - Cẩm Tú cũng lẫy lừng khắp mọi nẻo đất Trung Hoa. Người chồng thì khiến đối phương nể sợ bởi đường côn dũng mãnh, biến hoá khó lường. Người vợ thì nức tiếng giang hồ với vuông lụa bạch, mỗi lần xuất chiêu thì có thể hạ gục đối phương ngay trong chớp mắt.

Chiến tranh Hoa - Nhật bùng nổ, vợ chồng ly tán mỗi người một phương. Sau nhiều năm tìm kiếm nhưng vô vọng, Đoàn Tâm Ảnh đành phải quay trở lại quê nhà. Về đất Quảng Ngãi vào năm 1932, nhưng máu phiêu bạt, ông lại khăn gói sang Lào và Campuchia. Năm 1944, Tâm ảnh trở về Việt Nam, trú tại Bạc Liêu. Lúc này, ông nương nhờ cửa Phật, sống ẩn dật ở các chùa chiền với pháp danh Thiện Tâm. Cũng thời kỳ này, bởi nạn cường hào ác bá, bởi sự hung đồ của quân cướp nước, ông đã đứng ra thành lập đảng Sao Trắng với sứ mệnh là trừ khử những tên tham quan, ô lại, nhũng nhiễu dân nghèo.

Chuyện đại sư Đoàn Tâm Ảnh hành hiệp trượng nghĩa thì bây giờ, dân các tỉnh miền Tây vẫn truyền tai nhau như một huyền thoại. Cứ khi mọi người yên giấc, bỏ áo thầy tu, khoác lên người bộ y phục kín mít, đại sư băng mình vào màn đêm tĩnh lặng. Và, lần nào đi thì lần ấy chí ít cũng một tên ác ôn phải đền tội ác.

Cứ sau mỗi lần ra tay, hiệp khách ấy luôn để lại trên “hiện trường” ám hiệu riêng của mình. Đó chính là chữ ký của ông. Chữ ký có hình ngôi sao 5 cánh. Suốt mấy năm trời, tại 6 tỉnh miền Tây, uy danh, sự lợi hại của vị đại hiệp có chữ ký lạ lùng ấy đã làm thực dân Pháp và bè lũ tay sai khiếp đảm. Bởi thế, nhiều dinh thự của những tên quan lại nợ máu với nhân dân đã vội vàng “nâng cấp”, che chắn kín cổng cao tường để đề phóng thích khách. Thế nhưng, như từ dưới đất chui lên, như từ trên trời rơi xuống, tất cả các hệ thống canh phòng ấy đều là vô dụng. Hễ hiệp khách muốn “đòi nợ” ai, thì dù có phòng bị nghiêm ngặt đến mấy, kẻ đó vẫn phải rơi đầu.

Năm 1944, đại sư Đoàn Tâm Ảnh lại tiếp tục cuộc đời phiêu bạt của mình. Ông đã lưu dấu chân mình ở khắp các nước như Mã Lai, Thổ Nhĩ Kỹ, Nhật Bản, Phi Luật Tân... Tại những nơi đó, ông đã truyền bá công phu cho rất nhiều người.

Về lại Việt Nam năm 1954, ông bắt đầu thâu nạp môn sinh, mở võ đường dạy võ. Năm 1960 ông đã sáng lập Võ lâm đạo Việt Nam và thành lập Tổng hội Võ lâm Việt Nam tại Cần Thơ.

(Còn nữa)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 14:19
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,18854 seconds with 15 queries