Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Huyền Vũ Môn > Xóm Hẻo
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Xóm Hẻo Mãnh Long thì hẵng quá giang.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 31-10-2006   #37
Ảnh thế thân của NeOn
NeOn
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-10-2006
Bài viết: 369
Điểm: 37
L$B: 7.397
Tâm trạng:
NeOn đang offline
 
phải quê hương ai cũng có, với những kí ức tuổi thơ của mình thật khó phai.
Như hoàng cầm với ông con sông chính là máu thịt và cũng là quê hương của ông với những kỉ niêm đẹp và nhưng hình ảnh thật đẹp về con sông" cát trăng phẳng lì" và rất nhiều rất nhiều nhưng kỉ niệm vê quê hương.
Nhưng với tôi quê hương tôi với những phố phường cổ kính nơi xư có tên là Bắc Hà với câu nói Băc Hà địa linh nhân kiêt . Nơi mà có gò đống đa chôn xác quân thanh, với những con phố cổ dài heo hút , với mặt hồ gươm xanh phẳng lì như gương. và điều quan trọng nhất là con sông tô lịch với dòng nươc đen ngòm ôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii thới oach liệt nay còn đâu. Sau khi nghe những bô lão kể chuyện thì sông tô lịch xưa kia rất trong rất sạch nhưng cùng với sự đô thị hóa. Là sự tỉ lệ thuân với môi trường nhưng người ở mọi nơi đổ về hà nội càng nhiều thì càng thể hiện sự phồn hoa của nó nhưng lại để lại một hậu quả nghiêm trọng về môi trương ( đỡ làm sao được). Nhưng chúng ta với những con người đất thăng long hãy cố lên thế hệ 8x sẽ cố đẩy trừ ô nhiễm để thế hệ cn ta chấu ta có thể tìm lại dòng sông xư dòng sông tô lịch xanh sạch và đẹp


Chữ ký của NeOn

Tài sản của NeOn
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-11-2006   #38
Ảnh thế thân của KhùngLãngTử
KhùngLãngTử
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 01-09-2006
Bài viết: 426
Điểm: 65
L$B: 5.692
KhùngLãngTử đang offline
 
Viết gì mà dài thế coi lòi hai mắt lụm chài ai rảnh dữ ha
Vài dòng thôi
"
Quê hương là bầu rượu trắng
Một ít me chua một tí tình
Thêm vài tâm sự vài nỗi nhớ
Nhìn cảnh thương người thế là yêu
"
Hen làm ơn thì cho 1 thẻ đeo chơi thui mà có gì đâu dữ dạ
"
Mĩ mều mây lộng đáy sông
Lăn tăn sóng dợn buồn eo ôi buồn
Quê hương là những dòng thương
Ngàn năm trôi mãi vẫn thường như không...
"


Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-TongGiang: 22-11-2006 lúc 03:36.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-11-2006   #39
Ảnh thế thân của LSB_Thanh Giang
LSB_Thanh Giang
-=[ Ngự Thủy Đầu Lĩnh ]=-
Lục Y Nương
Gia nhập: 09-01-2006
Bài viết: 1.093
Điểm: 838
L$B: 1.460
Tâm trạng:
LSB_Thanh Giang đang offline
 
Cool Bình Dương quê tôi .

Thấy mọi người viết về quê hương mình mà cũng nhớ quê quá , tiểu muội cũng xin mạn phép góp một bài thơ nói về quê hương mình
***********************************
Quê hương tôi nơi Bình Dương Đất Thủ
Nổi tiếng lâu đời làng gốm đất nung
Trái cây,Măng Cục,Sầu Riêng cũng nhiều
Xa quê hương lâu ngày càng thêm nhớ

Nhớ tiếng chày đêm ngoại vẫn giã bàng(1)
Nhớ lắm ngoại ơi , mùa điều chín vụ
Con chưa về ngoại có nhớ lắm không ?
Cơm quê người nhớ nồi canh ngoại nấu

Canh chua lá dang ,tình đất bưng biền
Xe Bình Dương về miền tây bao chuyến
Lâu chưa về chợt nhớ đất Thuận An
Nghe ai nhắc Bình Dương lòng xao xuyến

Quê mình xưa tên gọi :Đồng Chó Ngáp(2)
Nay trên đà đô thị hóa vươn lên
Quê mình xưa bọn giặc Tây đàn áp
Phá bỏ gông xiền ta lại tiến lên

Mạch nguồi nhựa sống tuôn tràng lên mãi
Khu công nghiệp Bình Dương đã vang danh
Con sẽ trở về chung sức đấu tranh
Xây dựng quê ta ngày thêm đổi mới .

(1)giã bàng : cọng bàng dùng trong đang nón , đang đệm , trước lúc đang phải dùng chày nện cho dẹp xuống.
(2) Đồng chó ngáp : ngã tư Bình phước xưa là nơi hoang vu , chì có đồng cỏ năng bao la , ở đây người đi đường hay bị cướp vì vậy nó đã có tên này .


Chữ ký của LSB_Thanh Giang
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao

Tài sản của LSB_Thanh Giang

Chỉnh sửa lần cuối bởi ôn tiểu vân: 02-11-2006 lúc 15:05.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-11-2006   #40
Ảnh thế thân của KhùngLãngTử
KhùngLãngTử
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 01-09-2006
Bài viết: 426
Điểm: 65
L$B: 5.692
KhùngLãngTử đang offline
 
Quê hương tôi một miền quê hẻo lánh yên bình nằm men theo con sông tiền uốn khúc, lúc đục lừ, lúc trong vắt trăng thu.

"Quê hương là chiếc lá nghiêng nửa vành trăng khuyết
Là tiếng gió đùa khe khẽ chở mây trôi
Trong dòng nước lăn tăn lìm kìm lội
Con tôm tích nằm thơ thẩn ngắm mộng mơ./....."

Chỉ vậy thôi

"Quê hương là bàn tay mẹ tát
Là cái bộp cha quất roi mây
Là bạc bài đủ trò con nít phá
Là cục đá cụi giận giỗi tức chọi trăng./..."

Chỉ vậy thôi

"Quê hương trong giọt sương con cào ve vuốt đôi râu
Là long lanh tia nắng mành soi lồi hai con mắt muộn
Muốn nướng thêm tí nữa mà nào có được đâu???"

Mèn ơi với tui chỉ vậy thôi hen
hà hà

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-11-2006   #41
Ảnh thế thân của .::Hitman::.
.::Hitman::.
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Độc Cô Cầu Bại
Gia nhập: 26-04-2006
Bài viết: 355
Điểm: 216
L$B: 21.774
Tâm trạng:
.::Hitman::. đang offline
 
Tôi yêu Hà Nội vì đơn giản đó là quê hương, nơi tôi sinh ra và lớn lên,nơi tôi đã sống những tháng ngày hạnh phúc với những kỉ niệm không thể nào quên. Nơi đây bố mẹ và em gái tôi,những người bạn đã lớn lên cùng tôi,tôi yêu nó vì Hà Nội là một phần máu thịt của tôi,một tình yêu dù không nói thành lời nhưng ai cũng có thể cảm nhận được.

Mỗi người đều có cách yêu và cảm nhận về Hà Nội của riêng mình bởi Hà Nội quá nhiều nét đẹp pha trộn với nhau.Tôi yêu Hà Nội vì nó có quá nhiều điều nhỏ bé và đơn giản thân thuộc với tôi tựa như chính hơi thở của tôi,tôi yêu Hà Nội vì nó là nơi tôi luôn tìm về để lấy lại sự bình yên trong tâm hồn để nghỉ ngơi rồi lại quay vào guồng quay của cuộc sống luôn hối hả.

Hà Nội ơi.................!


Chữ ký của .::Hitman::.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-11-2006   #42
Ảnh thế thân của *=Tiểu_Yêu=*
*=Tiểu_Yêu=*
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 12-02-2006
Bài viết: 1.038
Điểm: 226
L$B: 638.628
*=Tiểu_Yêu=* đang offline
 
Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thành người

Trời lại mưa ! Ngồi nhìn mưa rơi tôi lại nhớ đến những câu chuyện của tôi lúc bé . Lúc bé mỗi khi trời mưa là tôi thích lắm , trời mưa là tôi được sang nhà ông chơi , được nghịch nước thoải mái mà ko sợ bị ba má mắng . Nhưng cũng chính những lúc trời mưa ấy tôi lại thấy ông buồn , đôi mắt ông hướng về một cái gì đó ở rất xa , rất xa . Đôi lúc tôi lại thấy mắt ông ươn ướt những lúc ấy tôi lại đến ngồi nói chuyện với ông và rồi lắng nghe ông kể chuyện về quê hương . Giọng ông run run dồn dập dường như ông không thể nén chặt hay kiềm chế được cảm xúc của mình nữa . Ông luôn nói " Quê mình đẹp lắm , đẹp lắm cháu ạ ! " với một giọng đầy tự hào và xen lẫn nhiều cảm xúc . Lúc ấy tôi không biết quê hương là gì nó ở đâu và vì sao nó lại khiến ông buồn đến vậy . Tôi nhớ có một hôm tôi thấy ông ngồi khóc tôi liền chạy đến gần ông và lau mấy giọt nước mắt cho ông lúc đó tôi nói với ông là " Quê hương hư ông nhỉ ! Cứ làm ông buồn hoài .Ông nói cho cháu nó ở đâu cháu bảo ba đi bắt nó về cho ông " . Lúc ấy ông chỉ cười và xoa đầu tôi mắt lại nhìn vào một cõi xa xăm nào đó . Tôi mang cái thắc mắc ấy mãi cho đến khi năm tôi 8 tuổi được ông dẫn về quê lần đầu tiên . Thế là cái câu hỏi ngốc nghếch của tôi và cái trí óc tò mò của tôi sắp có câu trả lời rồi .

Bây giờ nghĩ đi nghĩ lại một câu nói về quê hương tôi tôi không biết nói gì hơn ngoài câu nói của ông " Quê tôi đẹp lắm , đẹp lắm " . Đó không phải là một lời nói sáo rỗng mà chính là lời nói xuất phát từ đáy tâm hồn tôi . Quê tôi không phải là một thành phố sôi động ồn ào như Sài Gòn , không có bề dày văn hoá như Hà Nội , quê tôi chỉ là một thành phố nhỏ có con sông Hương êm đềm và có núi Ngự Bình hùng vĩ .

Nhắc đến sông Hương núi Ngự thì ta nghĩ ngay đến một Huế cổ kính , trang nghiêm . Nhưng trong bài viết này tôi chỉ muốn nói đến làng tôi mà thôi , là nơi có những cánh đồng lúa xanh mướt , có con sông hiền hoà , có những người dân hiền lành chất phát và đó cũng là nơi có mồ mả cha ông của tôi . Ngôi làng Thuỷ Dương của tôi nghèo lắm , đi đâu cũng thấy có những căn nhà lụp xụp , trẻ con trong làng tuy còn bé nhưng cũng sớm biết lao động . Bố mẹ chũng làm việc quanh năm vất vả vẫn không đủ tiền cho nó ăn học huống gì là mua những thứ đồ chơi đắt tiền xa xỉ . Nhưng chúng nó có rất nhiều trò chơi vui và thú vị mà những đứa thành phố như tôi lại không biết . Lúc về quê tôi thấy ở đây có một không khí buồn bã , tẻ nhạt làm sao ấy , đi đâu cũng thấy cũ kĩ không như ở thành phố nhà nào cũng khang trang , hiện đại . Nhưng một đứa hiếu động quậy phá như tôi dễ gì ngồi yên một chỗ , thế là tôi chạy ra đồng bắt bạn với mấy đứa nhóc đang chơi bắn bi . Lúc đầu tụi nó chả hề chú ý gì đến tôi , không cho tôi chơi chung . Tôi giận liền chạy về nhà mặt đùng đùng không thèm nói chuyện với ông , ông dỗ thế nào cũng không chịu ăn . Thương tôi thế là ông chạy ra đồng đem theo kẹo bánh cho mấy đứa trẻ đó ăn và nói tụi nó cho tôi chơi chung . Nhưng trò chơi nào tui cũng chơi được 1 lúc rồi chán , tôi thích được chơi trò cưỡi trâu đánh nhau với tụi xóm dưới giống như Hai Bà Trưng quánh nhau với Tô Định ấy. Tụi nhóc chê tôi là dân thành phố lại là con gái nên không cho chơi . Tôi giận tôi ngồi bệt xuống đường khóc bù lu bù loa lên . Cái chiêu " khổ nhục kế " của tôi khôgn những thành công khi tôi thực hiện với ông mà khi tôi giở quẻ đó ra đối phó với tụi nhóc thì tụi nó đứa nào cũng tái xanh mặt đều đồng ý cho tui chơi . Trò đó thú vị ra phếch mình thì cưỡi lên những con trâu đen tay cầm những cành cây gãy làm kiếm trông tui như một nữ tướng ( cướp ) .

Suốt mấy ngày liên tiếp tôi chơi với tụi nhỏ mà không biết chán hết bắn bi , đá banh thì lại chơi quánh nhau . Chơi chán thì lại rủ nhau ra sông chơi trò nhảy sông . Nói là tụi tui chơi chú thật ra toàn bọn nhóc đó chơi chứ mấy . Tui vốn sợ nước từ bé lại khôgn biết bơi nên sợ khôgn dám chơi trò đó . Nhìn thây tụi nó nhảu ầm ầm cười sảng khoái tui thấy tức lắm . Không những thế tụi nó lại trêu tui bảo tui là nhát gan , sợ chết . Tui bực lắm bèn thu hết dũng khí trèo lên một cây cao nhất mọc gần bờ sông , thu hết can đảm của mình trèo ra cành cây nhô ra con sông ấy và nhảy xuống . Ầm ! Tôi thấy người mình dường như nhẹ bổng và đang trôi bồng bềnh , bồng bềnh văng vẳng đâu đây là tiếng la hét của bọn nhóc . Tôi chợt nghĩ chắc là tụi nó đang la hét há hốc miệng vì kinh ngạc cho cú nhảy vừa rồi của tôi . Hoá ra đó chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng tôi mà thôi . Khi tôi nhảy xuống sông không hiểu vì lý do gì mà tui hét lên và ngất đi báo hại tụi nhóc kia khiếp đảm một mặt thì sai một đứa chạy về nhà báo ông tui một nhóm khác nhảy ra sông vớt tui lên . Sau lần chết hụt ấy tôi trở nên sợ nước hơn nữa và ông tôi cấm không cho tôi chơi mấy trò nguy hiểm ấy nữa .

Đó là ban ngày còn đêm đêm tôi và tụi nhóc trong làng lại tập trung về sân đình cũng nhau ca hát , nhảy múa . Ở đó có không khí yên tĩnh và trong lành , có những cơn gió mang hương lúa bay đi khắp nơi làm cho tôi cảm thấy thoải mái đến lạ kì . Khi đã thấm mệt thì tụi tôi lại ngồi xuống mắt nhìn ra xa . Những con đom đóm mang ánh sáng lập loè bay qua bay lại làm cho khung cảnh thêm phần lung linh huyền ảo .

Khi nghe ông nói là ngày mai sẽ về thành phố tôi chợt có cảm giác hụt hẫng , tiếc nuối , một cảm giác tôi sắp phải mất đi một cái gì thiêng liêng , quý báu lắm . Không hiểu sao cái cảm giác buồn tẻ chán nản của tôi lúc đầu đặt chân lên đây lại biến đâu mất và tôi vẫn không hiểu tôi trở nên gắn bó với mảnh đất nghèo nàn này từ lúc nào . Tôi yêu quê tôi , yêu cái làng quê nghèo khó , có những căn nhà lụp xụp , có những dáng người lom khom của các bác nông dân cần cù , có những đứa trẻ chăm làm . Và hơn hết tôi yêu cái không khí yên bình của nơi đây. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của tôi lúc bé " Quê hương là gì mà sao khiến cho con người ta nhớ nó đến thế ....

Giờ đây tôi không biết nên dùng từ gì hay dùng một câu nói gì để diễn tả sự tự hào của tôi về quê hương cũng như lòng yêu quê hương của tôi ngoài bài thơ về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân :


Bài học đầu cho con

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ...

Tài sản của *=Tiểu_Yêu=*

Chỉnh sửa lần cuối bởi *=Tiểu_Yêu=*: 08-11-2006 lúc 09:39.
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến *=Tiểu_Yêu=* vì bài viết hữu ích này:
Nhất Chi Mai (08-05-2011), sao_phu08 (24-03-2010)
Cũ 08-11-2006   #43
Ảnh thế thân của 1410
1410
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Yêu Thương Vợ Chồng
Gia nhập: 29-06-2003
Bài viết: 8.150
Điểm: 1737
L$B: 2.562.499
Tâm trạng:
1410 đang offline
 
Thái Bình Quê Tôi....


Quê Tôi ngày ấy......

Tôi sinh ra và lớn lên giữa những cánh đồng đầy lúa và nhiều cánh cò bay. Quê Tôi ngày ấy nghèo lắm, Tôi nhớ hồi Ba, Má Tôi làm cái nhà mới, (Ba Má xin phép Ông Bà Nội cho ra ở riêng, và chuyển về ở cùng Bà Ngoại đê tiện chăm sóc Bà lúc Bà ốm đau....) cơm không đủ ăn, Má thường phải mua khoai lang luộc về ăn thay cơm..... Nghèo, nghèo 1 cách kinh khủng. Cuộc sống ở Quê ngày ngày cứ thế trôi đi, Con Người ở đây người ta cũng không biết làm gì để thay đổi cuộc sống, Người ta toàn an phận thủ thường. Bây giờ nghĩ lại mà cũng có cái gì đó Man mác buồn.

Ngày đó, Bà Ngoại tôi còn khỏe, còn làm nhiều nghề để xoay xở từng đồng tiền nhỏ nhặt cho các Bác, các Cậu tôi ăn học. Bà hết làm bánh Đúc rồi làm xôi Khúc, làm bánh Quấn rồi lại muối dưa đem ra Chợ bán.... Bà không quản những khó khăn, vất vả... công việc hàng ngày Bà làm Bà chỉ mong có tiền để cho Con, Cháu được ăn học thành Người.... Ngày ấy, Tôi thường nhìn Bà gánh những gánh nặng đi chợ mà Tôi thương Bà quá,... hồi đó Tôi bé quá, chỉ đứng nhìn được Bà thôi... ko thể giúp gì được cho Bà cả.... Tôi lớn lên cũng nhờ những miếng Bánh Đúc cháy Bà phần Tôi hàng sáng... Bà cho Tôi ăn những thứ mà bây giờ gọi là Đặc sản của 01 vùng.....


Ngày đó, khi sinh Tôi ra, Ba không ở nhà vì phải đi Bộ Đội. Một mình Mẹ Tôi tự tay xoay xở với biết bao công việc nặng nhọc,... Mẹ Tôi lo cho Tôi những lúc Tôi ốm đau, những lúc Tôi sốt Tôi gọi: Mẹ ơi... Rồi những lần Chị Em Tôi phải vào viện nằm.... Ông Bà Nội cũng thương cho Mẹ Con Tôi mà chăm sóc, nâng đỡ Mẹ con Tôi rất nhiều..... Bây giờ tuy Ông Nội không còn nữa nhưng Tôi vẫn muốn gửi tới Ông một lời cảm ơn...

Rồi những khi Đông đến, Tôi nhìn những làm khói bay từ các bếp lửa mà lòng cảm thấy ấm áp vô cùng.... Nhà Tôi nghèo, chỉ có tình cảm là giàu thôi. Tôi được lớn lên giữa những tình cảm yêu thương mà Bố, Mẹ giành cho Chị, Em chúng Tôi. Tôi cũng phải cảm ơn Người, những bậc sinh thành đã nuôi dậy chúng tôi thành Người...... đến có được ngày hôm nay, tôi phải cám ơn Người, cám ơn đời rất nhiều...


Chữ ký của 1410



Tài sản của 1410
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến 1410 vì bài viết hữu ích này:
Nhất Chi Mai (08-05-2011), sao_phu08 (24-03-2010)
Cũ 10-11-2006   #44
Ảnh thế thân của LSB-NguyenPtit
LSB-NguyenPtit
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Chút xí nữa thôi à!
Gia nhập: 13-09-2006
Bài viết: 1.847
Điểm: 472
L$B: 31.478.046
Tâm trạng:
LSB-NguyenPtit đang offline
 
Cool

Quê em hai mùa mưa nắng, hai thôn nghèo nối liền bờ đê...

Cha! bài này lâu dữ không nghe lại à nghen! Quả là quê tôi chỉ có 2 mùa mưa nắng, nghèo thì có nghèo thiệt nhưng mà cái từ thôn thì chắc chắn ko phải của quê tôi rồi. Làng! Ừh, làng của tôi nằm trải dọc theo con sông nhỏ mà người ta vẫn thường gọi là Rạch Bà Đặng.

Rạch Bà Đặng bắt nguồn từ con sông Trẹm, và kết thúc ở đâu thì tôi cũng không biết, chỉ biết rằng nơi đó người ta gọi là Ngọn Bà Đặng. Nói tới sông Trẹm tự nhiên tôi lại nhớ tới hai câu hát mà lũ trẻ tụi tôi ngày xưa thường hay hát
Dòng sông Trẹm uốn mình về Minh Hải
Cùi Thanh Bình mãi mãi rút gân
chả biết là cái câu này xuất phát từ đâu mà tụi tôi vẫn cứ hát như thế, giờ lớn rồi, nghĩ lại, sao mà mình mất dạy dữ vậy trời

Nội tôi kể thời Pháp thuộc, làng tôi có một bà Hội đồng rất giàu có, bả họ Đặng, bả có công khai phá vùng đất này, rồi bả cũng ăn ở nhân đức lắm. Rạch Bà Đặng có tên từ đó.

Tôi còn nhớ rất rõ!
Mỗi khi mùa mưa về, sông Bà Đặng lại lênh láng nước, tràn lên cả bờ, ngập lên tới hàng ba (*) nhà tôi. Lũ nhóc chúng tôi có đến chục đứa, không trận mưa nào mà không chạy ra tắm, mặc cho nội tôi cứ réo ơi ới trong nhà . Còn ba mẹ thì đi làm đồng rồi, đây là mùa chính cho vụ lúa Đông Xuân, không nghỉ ngơi được, nông dân là cực thế đấy

Tắm rửa gì, chủ yếu là vui thôi. Vô tư mà có biết gì ngoài vui đâu nà. Có khi chỉ rượt nhau cời cời trên đường. Chán rồi thì đi bắt cá lên - mưa nước ngập đường, cá thường hay lên tận trên bờ, đi bắt cá lên sướng lắm . Tôi thì chả khi nào bắt được cá, chỉ theo phá đám là hay.

Do sông Bà Đặng liền mạch với sông Trẹm - sông chạy thẳng ra biển, nên được vài con nắng thì nước xuống ngay. Khí trời này thì tôi thường theo anh tôi đi câu cá. Anh tôi câu cá hay lắm, câu được cá suốt. Tôi cũng câu, nhưng ...., tôi hay chạy lại giành bãi với anh tôi lắm, anh tôi nhường tôi ngay, nhưng rồi đâu vẫn vào đấy, tôi vẫn chả câu được cá

Nhớ nhất là lần đi nhấp vịt (**), tôi nhớ lần đó con cá lóc cũng hơi to, nó táp trúng ngay cái cổ của con vịt. Tôi tưởng con vịt chết rồi chứ. Ai dè, anh tôi đem nó về khâu lại cho nó, rồi nhốt nó ở nhà. Anh tôi không cam tâm, nên bẻ một trái chuột già, quyết bắt cho bằng được con cá ấy (bấy giờ muốn mua con vịt khác phải ra tận chờ cơ). Ấy thế mà cuối cùng con cá ấy phải chịu nằm ngay ngắn trên măm cơm chiều nhà tôi đấy, tôi quả phục anh tôi vô cùng. Còn con vịt được anh tôi khâu, vẫn sống nhăn răng, nhưng nó không được mang đi nhấp nữa Về sau, nó vẫn phải chết, vì sao ư? tôi thịt nó mà ai biểu nó to lớn lên làm chi

Mùa nắng thì chỉ có nắng, hiếm hoi lắm mới có một cơn mưa nhỏ. Thế nên trò tắm mưa với bắt cá lên thì không thể rồi. Nhưng lại có trò khác vui hơn

Tụi tôi vẫn thường tắm sông Sông lúc ấy nước trong xanh, có thể thấy cả đáy sông. Khi ấy đáy sông toàn là những rong và hẹ nước. Có một số ít rong có cả trứng rong, cái này rất thích hợp cho việc nuôi cá lia thia. Ngày ấy, tôi vẫn hay theo anh tôi đi vớt cá lia thia đồng về nuôi, nó nhỏ nhưng nhìn nó cứng cáp lắm (đâu như giờ, ra chợ là mua được lắm con đẹp ). Xa xa trên bờ sông có những bụp dừa nước, cá lia thia thường hay ở những bụp dừa nước như thế. Anh tôi thì hì hục vớt cá, tôi thi chặt búp dừa ra làm kiếm chơi

Trở lại việc tắm sông. Đứa nào bơi được thì ra bơi, đứa nào bơi không được thì tắm gần bờ. Còn muốn bơi ra như người ta thì phải dùng đến công cụ hỗ trợ: dừa, chuối không biết có ai biết cái này ko nhỉ
- Hai trái dừa khô, nạy ra trên võ mỗi trái ra 1 cái quai nhỏ, rồi cột 2 cái quai ấy lại với nhau, rồi kẹp 2 trái dừa vô nách, cho sợi quai ấy kèm vào giữa người, chân thì tập tầm vũng, bơi ra . Tắm kiểu này khi lên bở, ngực tôi hằn một đường đỏ, sâu, có khi còn bầm nữa, đau lắm, thế nhưng vui
- Cái tụi tui thường dùng là thân cây chuối, chặt nó ra một khúc khoảng 1m hơn gì đấy rồi quăng xuống sông, ôm nó mà bơi Nhưng nó trơn, dể tuột ra, nên dễ bị uống nước hụt lắm . Đứa nào siêng hơn thì chặt nhiều cây chuối, sắp dọc ra cạnh nhau, rồi dùng một cây dài (thường là cây bình bát) xỏ lụi qua 2 đầu của mấy cái khúc chuối ấy để xâu chúng lại với nhau, rồi quăng xuống sông, đứa ko biết bơi thì leo lên đó ngồi, đứa ở dưới nước đẩy chiếc tàu chuối ấy đi. Có khi đẩy nhanh quá, hay tụi nó cố ý lắc tàu chuối, mấy đứa ở trên tàu la í ới, inh ỏi cả một khúc sông.

Rồi thì cái trò chuồn chuồn cắn rốn biết bơi. Tụi bị chuồn chuồn cắn muốn sưng rốn luôn, mà cũng biết bơi đâu, uống nước sông gần chết.

Vui nhất là trò cút bắt chọi nhau trên sông. Một đứa chịu trách nhiệm bắt những đứa còn lại, dùng bùn non móc lên từ đáy sông, chọi trúng đứa nào, đứa đó sẽ vô thế chỗ . Tụi nó đứa nào cũng lặn hay hết, tụi nó quay nhau, lặn từ chổ này đến chỗ kia. Móc bùn non nhiều quá, nước cả một khúc sông đục hẳn lên, miệng đứa nào cũng đóng một đường râu bùn đen sì, trong tức cười vô cùng. Có đứa làm trò, lặn xuống rồi chổng mông lên mặt nước, có khi còn tuột cả quần đùi ra làm lộ ra cả 2 cái "chảo" trắng muốt. Mấy nhỏ con gái cũng vô tư, cầm bùn chọi cho nó mấy phát

Nội tôi hay cầm một cây roi đứng trên bờ la xuống sông, bảo tụi tui lên, nhưng có đứa nào lên mới lạ

Nhớ cái thời ấy, xà phòng giặt, xà phòng gội, xà phòng tắm đều dùng chung 1 thứ - xà bông kem - một thứ kem xền xệch đựng trong hủ nhựa, mà tôi chả biết lúc đó mẹ tôi mua bao nhiêu đồng nữa Khổ đến thế mà vẫn thấy vui. Mỗi lần lên xả lại nước mưa (tắm sông tới nước đen ngầu luôn thì phải xả lại bằng nước mưa chứ ), tụi tôi lại tranh nhau mà tắm. Nhà có hàng tá cái lu nước, ấy thế mà cả lũ cứ bu vào một cái rồi giành giật nhau mà tắm, rồi la í ới cả làng. Ngặt nỗi mấy đứa kia cũng bò vào nhà tôi mà tắm, chả chịu về nhà - nhà nó có thiếu nước đâu.

Tắm sông không đã, anh em tôi rủ nhau vào ao để tắm Ngặt ao đấy là ao nước dùng để nấu ăn của gia đình - lúc ấy đâu có nước máy hay nước bơm như bây giờ
Làm đục nước ao nấu ăn, mẹ tôi tức quá, bắt 3 anh em tôi cúi xuống, đánh mỗi đứa 5 roi cho chừa. Đánh thế nào ư?
Bắt 3 đứa nằm dọc, mẹ đánh cho 15 roi luôn, xong mẹ bảo, mẹ chỉ đánh mỗi 5 roi thôi, còn 15 roi chung ấy, 3 đứa tự chia đi.
Trời ơi, vậy thì khác nào đánh mỗi đứa 15 roi. Tôi khóc quá trời luôn Vậy mà anh tôi với thằng em tôi tỉnh bơ. Chả hiểu

2h30' sáng rồi

Tôi rời quê từ năm lớp 7. Mỗi năm tôi chỉ về được mỗi dịp Tết, được vài ngày tôi lại đi. Giờ ra trường tôi lại trở về quê làm. Giờ tôi cảm thấy hình như đây ko còn là quê tôi nữa thì phải. Hơn 13 năm rồi còn gì. Bạn tôi có mấy đứa ở lại quê đâu. Ngay cả anh tôi và em tôi cũng không còn ở đây nữa.

Sông Bà Đặng giờ không còn trong xanh như xưa. Có lúc nó đục màu nâu sữa, có lúc nó đục màu nâu rêu. Chẳng bao giờ biết được dưới đáy sông có được những gì. Nhưng bụp dừa nước với những chú cá lia thia đồng, giờ chỉ là dĩ vãng.

Tôi cũng chẳng biết tại sao tôi lại nhớ đến những kỷ niệm này, và tôi cũng chẳng biết tôi nêu ra đây để làm gì. Hoài niệm, nhớ,....rồi cũng chỉ để nhớ....

Chẳng bao giờ tôi có thể trở lại như ngày xưa......
(chắc bỏ quê đi SG làm quá )

Thân!
Best regard!




(*) hàng ba: không biết chỗ khác thế nào, quê tôi, mặt tường phía trước nhà còn nhô ra thêm mấy cái cột, khoảng trống giữa mấy cái cột và tường được gọi là hàng ba
(**) nhấp vịt: dùng một cần câu với 2 sợi nhợ câu, 1 sợi để cột con vịt vào, một sợi để lưỡi câu có mồi, thấp hơn con vịt một khoảng. Loại này chỉ để nhấp cá lóc (cả quả, cá chuối đấy) thôi. Con vịt con sẽ làm động và ăn lũ con của cá lóc, cá lóc thấy tức sẽ táp con vịt. Nếu người nhấp khéo léo, canh chính xác sẽ giở con vịt lên kịp lúc, con cá sẽ táp trúng lưỡi câu phía dưới con vịt, thế là con cá đã bị bắt


Chữ ký của LSB-NguyenPtit
Đến khi có kẻ xô ta xuống vực, thì lúc đó, ta mới thực sự biết mình chết....
.

Tài sản của LSB-NguyenPtit
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-NguyenPtit vì bài viết hữu ích này:
Nhất Chi Mai (08-05-2011), sao_phu08 (24-03-2010)
Cũ 15-11-2006   #45
Ảnh thế thân của 1410
1410
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Yêu Thương Vợ Chồng
Gia nhập: 29-06-2003
Bài viết: 8.150
Điểm: 1737
L$B: 2.562.499
Tâm trạng:
1410 đang offline
 
...Khi Tôi lớn lên, lúc Tôi biết suy nghĩ, cảm nhận thì cũng là lúc Tôi phải rời xa Quê Hương Tôi. Tôi đi học ở Trường Học, Trường Đời.... Cuộc sống dậy cho Tôi rất nhiều... Đi xa và hiểu biết hơn thì Tôi càng nghĩ về Quê nhiều hơn, những kỉ niệm cũ chợt ùa về....:

Ngày đó, Ông Nội còn sống, Ông thường đan những cái rổ nhỏ xinh xinh, hàng sáng Ông đem ra Chợ bán. Ông kiếm từng đồng tiền nhỏ một để nuôi Con Cháu. Thương Ông vô cùng... Bây giờ Tôi vẫn còn nhớ như in, ngày đó... Tôi chỉ giúp Ông được bằng cách quyét Nhà cho Ông... Mỗi lần Ông đi chợ về, nhìn thấy Nhà cửa sạch sẽ, miệng Ông nở nụ cười mà làm tôi mãn nguyện... Mình đã làm được một việc nhỏ bé giúp Ông.... Ôi cái ngày đó...

Nhớ lại chuyện cả nhà Ngoại đốt lò để lấy gạch xây cái Nhà của Bố, Mẹ Tôi bây giờ... Người ta thì có tiền thuê Thợ, nhưng gia đình Tôi thì toàn phải làm lấy... Bao nhiêu công sức của các Bác, Cậu Tôi mà mới xây được cái nhà của Bố, Mẹ Tôi bây giờ... Ban ngày thì xếp lò, tối đốt lò thì Cậu, Cháu ngồi trông và nướng Khoai ăn.... Ngày ấy đốt lò là đúng dịp mùa, những Con Bọ Xít nó bâu xung quanh.........

Rồi những hôm trời đổ mưa, Tôi không đi học được, ở nhà Tôi là Người rất sợ sấm chớp khi mưa... Cô Út Tôi ôm Tôi vào lòng che chở,... Chỉ sợ Tôi khóc... Tôi sợ quá, ghì chặt láy Cô... Cô vỗ về Tôi, che chở cho Tôi.... Tôi ấm lòng và cảm thấy đỡ sợ đi rất nhiều....

Cảm ơn, xin cảm ơn rất nhiều những tình cảm mà gia đình đã giành cho Tôi.... Cảm ơn Bố, Mẹ đã sinh thành ra Tôi, cảm ơn những Người đã chăm sóc, nuôi giưỡng chúng Tôi, dạy chúng Tôi thành người... Cám ơn Đời...


Chữ ký của 1410



Tài sản của 1410
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến 1410 vì bài viết hữu ích này:
Nhất Chi Mai (08-05-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 06:17
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09623 seconds with 15 queries