Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-05-2009   #1
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.118
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Việt Nam.

Lời Tựa

Chùa

Chùa thường xây ở nơi phong cảnh thanh u, bởi vậy người ta hay tìm nơi gò cao để xây chùa, nếu không người ta cũng tân đất lên cho cao hơn nền thường.

Nhiều làng cất chùa ở những nơi danh lam thắng cảnh thật là rộng rãi đẹp đẽ như chùa Hương làng Yến Vĩ, tỉnh Hà Đông, hoặc chùa Thầy làng Thụy Khê, tỉnh Sơn Tây. Những làng trung du thường xây chùa ở ven sườn núi hay trong hang núi như chùa Láp làng Tích Sơn, tỉnh Vĩnh Yên, chùa Trầm, làng Long Châu, tỉnh Hà Đông .v.v...

Chùa từ ngoài đi vào thường đi qua một sân đất ở trước tam quan. Hai bên có hai hàng phỗng đá hoặc chó đá.

Từ sân đất bước lên tam quan có một bực xây gạch.

Tam quan là một căn nhà ba gian có ba cánh cửa khá rộng, và ba cánh cửa này đều được coi như ba cửa chính, thường đóng quanh năm, trừ những ngày hội hè, sóc vọng hoặc Tết nhất.

Cạnh tam quan về phía tay phải, thường có thêm một cổng bên, cổng này luôn mở trong những ngày thường, và trên cổng này là gác chuông. Cũng có chùa, gác chuông ở trên tam quan. Trên gác chuông có quả chuông lớn. Tăng ni lên thỉnh chuông phải leo một cầu thang có khi xây bằng gạch có khi chỉ là một chiếc thang gỗ.

Nhà tam quan thường chỉ dùng làm nơi cho các hào mục trong làng hội họp khi bàn tính tới việc chùa.

Khỏi tam quan là một lớp sân rộng lát gạch.

Qua khỏi lớp sân này là nhà thờ Phật gồm chính điện và nhà bái đường.
Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (12-05-2009)
Cũ 12-05-2009   #2
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.118
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Ấn Quang


Tổ đình Ấn Quang được xây dựng cách nay không lâu, nhưng lại giữ một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nơi đây đã từng chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong những bước thăng trầm và phát triển của đạo Phật ở miền Nam. Chùa Ấn Quang đã là nơi đặt trụ sở của Phật học đường Nam Việt, Giáo hội Tăng già Nam Việt (1959-1963), văn phòng Viện Hóa Đạo và Viện Tăng Thống (1976 - 1980), nay là trụ sở Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (từ năm 1982).

Chùa Ấn Quang hiện tọa lạc tại 243 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được Hòa thượng Thích Trí Hữu từ chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn, Đà nẵng vào lập nên vào năm 1948. Lúc đầu đây chỉ là một ngôi Phật tự nhỏ bằng cây lợp lá, mang tên là Ứng Quang Tự.

Năm 1950, Hòa thượng Thích Thiện Hòa (1907 - 1978), thuộc dòng thiền Lâm Tế đời thứ 43, sau 10 năm tu học về đạo pháp và giới luật tại Tây Thiên Phật học đường, Báo Quốc Phật học đường và chùa Quán Sứ, trở về Sài Gòn. Ngài được Hòa thuợng Thích Trí Hữu giao cho quyền quản lý chùa Ứng Quang để hoằng dương Phật pháp. Với tư cách là Viện chủ, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã cho xây dựng ngôi chánh điện theo kiểu chùa Từ Đàm ở Huế. Từ đó trong suốt hơn một phần tư thế kỷ, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã hiến trọn tâm trí và công đức để tôn tạo ngôi chùa và thành lập trường Phật học để giáo dục và hoằng pháp.

Đầu năm 1951, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã vận động các trường Phật học Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức và Ứng Quang hiệp nhất thành Phật học đường Nam Việt. Chùa Ứng Quang được đổi tên thành Ấn Quang và được chọn làm trụ sở của Phật học đường. Hòa thượng Thích Thiện Hòa được bầu làm Tổng giám đốc.

Năm 1955, chùa xây dựng thêm dãy lẫu nhà tổ và trai đưởng. Liên tục hai năm sau đó, xây nhà in Sen Vàng, xưởng nhang Bổ Đè, thư viên, nhà xuất bản, nhà phát hành Hương đạo. Năm 1959, xây lại dãy lầu giảng đường. Đến năm 1966, chánh điện được tôn tạo; năm sau lầu tăng xá, nhà trai được tái thiết. Kiến trúc chùa được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Bên trong chùa ngoài tượng đức Bổn Sư Thích-ca và tượng các vị Phật được tôn trí trang nghiêm tại chánh điện, còn có tượng Tổ Sư Đạt ma (tạc bằng gỗ) và bộ tranh sơn mài Quan Âm, Văn-thù, Phổ Hiền do nghệ nhân Trương Văn Thanh (tức Đại đức Minh Tịnh) thực hiện.

Từ năm 1974, do Hòa thượng Thích Thiện Hòa lâm bệnh nặng, một Hội đồng Quản trị Tổ đình Ấn Quang gồm chín vị, do Hòa thượng Thích Huệ Hưng làm Tổng lý, đã được bầu ra để đảm đương Phật sự. Hòa thương Thích Thiện Hòa viên tịch năm 1978. Tên tuổi Hòa thương gắn liền không chỉ với sự nghiệp mở mang chùa Ấn Quang và còn với sự nghiệp đào tạo hàng trăm giảng sư và hàng nghìn Tăng Ni sinh làm sứ giả của Như Lai đi bổ xứ trụ trì các chùa ở các tỉnh miền Nam.
Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #3
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.118
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Am Cây Đề (Thanh Ninh tự)



Chùa Am Cây Đề ở số 2 phố Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội. Thanh Ninh là têng làng được dùng để gọi tên chùa. Tên chùa Am Cây Đề xuất hiện năm Cảnh Hưng 7 đời vua Lê Hiến Tông (1746) khi một viên quan họ Trịnh cho xây một am nhỏ dưới gốc cây bồ đề trước cửa chùa.

Chùa thờ Phật, ngoài ra còn có đền Ngọc Thanh là nơi thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo cùng các thân quyến. Tương truyền chùa được xây dựng từ đời vua Lý Thái Tông niên hiệu Thiên Thành (1031) và là một trong 95 ngôi chùa nổi tiếng ở nước ta thời bấy giờ. Dấu tích khởi dựng không còn nữa, năm Cảnh Hưng nguyên niên (1739), chùa được dựng lại đơn sơ nên có tên gọi là "Chùa Cỏ". Từ thời Lê về trước, khu vực quanh chùa là nghĩa trang của kinh thành vì thế viên quan họ Trịnh mới xây am nhỏ để thờ các cô hồn. Theo dân gian, vào đầu xuân Kỷ Dậu, một số thi hài nghĩa quân Tây Sơn hy sinh khi giải phóng thành Thăng Long đã được an táng quanh chùa.

Chùa xây trên một khu đất cao, trước đây là một khuôn viên rộng rãi, có nhiều cây cổ thụ. Hiện nay chùa gồm cổng, sân, đền Ngọc Thanh và toa tam bảo. Cổng chùa được xây kiểu tam quan có 3 cổng nhỏ, trên có 4 mái nhỏ. Đền Ngọc Thanh nằm theo hướng bắc, trông thẳng ra cổng. Đền có kiến trúc hình chuôi vồ gồm bái đường 5 gian, hậu cung 3 gian. Đền lợp ngói ta, hai đầu xây kiểu bít đdốc, các vì làm kiểu kèo cầu quá giang, tường gạch quây quanh.

Tòa tam bảo của chùa cũng hình chuôi vồ gồm tiền đường 5 gian, hậu cung 3 gian. Chùa dựng trên nền cao, quay hướng đông nam, xây kiểu tường hồi bít đốc. Các vì làm nhiều dạng khác nhau (có thể do đã sửa chữa nhiều lần). Ở tiền đường, vì kèo làm kiểu "thượng chồng giường giá chiên, hạ kẻ". Các vì kèo có chạm hoa lá, vân mây xoắn, tứ linh, tứ quý.

Chùa hiện còn giữ được 35 pho tượng tròn. 12 pho ở đền Ngọc Thanh, 3 đôi lọ độc bình sứ, 1 đôi choé sứ men trắng vẽ lam, 4 long ngai, 2 cửa võng, 5 hoàng phi, 1 ống bút, 1 chuông đồng đúc niên hiệu Cảnh Thịnh 6 (1797) có tên là "Thanh Ninh tự hồng chung".

Năm Gia Long 7 (1808) sư cụ Tịch Quang trụ trì tại chùa đã cho trùng tu, tô tượng và đúc chuông. Tấm bia "Thanh Ninh thiện tự bi ký" do tiến sĩ Phạm Quý Thích soạn năm 1779 có ghi: "Bên ngoài cửa tây thành Thăng Long nước ngọt mà đất thì hoang vu, chùa Thanh Ninh ở đó." Đến năm Khải Định 8 (1923) chùa lại được trùng tu. Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, chùa đã bị giặc đốt phá. Năm 1949 sư cụ Đàm Thìn đã cho xây lại chùa và đền Ngọc Thanh vì vậy dấu tích cũ không còn nữa.

Chùa đã được Bộ Văn hóa và thông tinh xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 22/7/1981.

Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (12-05-2009)
Cũ 12-05-2009   #4
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.118
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Anh Linh (Anh Linh Tự)



Chùa Anh Linh thuộc xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, ngoài thành Hà Nội, và cách trung tâm thành phố về phía tây bắc. Đi theo đường Hoàng Hoa Thám đến chợ Bưởi, qua Nghĩa Đô, rẽ tay phải khoảng 3 km là đến di tích.

Tương truyền chùa Anh Linh được lập từ thời Trần, do công chúa Trần Khắc Hãn vâng lệnh vua cha là Trần Nhân Tông, chiêu mộ những người phiêu tán đến phía bắc kinh thành Thăng Long để khai hoang và lập ra xã Cổ Nhuế. Khi lập làng cũng đồng thời lập chùa để thờ Phật.

Chùa có mặt bằng hình chữ "đinh", tiền đường gồm 3 gian xây kiểu "tường hồi bít đốc". Hai bộ vì gian giữa làm kiểu "giá chiêng, con nhị", phân cốn nách là nhà tổ, một bên là nhà Mẫu. Chùa đã bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp, đã qua nhiều lần sửa chữa. Tượng Phật trong chùa đầy đủ, có phong cách nghệ thuật cuối thời Nguyễn. Chùa còn lưu giữ được tấm bia năm Cảnh Trị đời Lê (1664) và bia năm Tự Đức 12 (1864).

Chùa Anh Linh (cùng với đền Bà Chúa) đã được bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật ngày 21/6/1993.


Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (12-05-2009)
Cũ 12-05-2009   #5
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.118
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Bảo Tháp



Đó là ngôi chùa cổ tên gọi là Bảo Tháp tự, dân gian gọi là chùa Bồ Tát, thuộc địa phận thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Làng Thượng Phúc thời trước thuộc tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Đông, có 5 xóm là Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. Sau cách mạng tháng Tám 1945 hợp với Nhân Hòa thành xã Phúc Hòa. Năm 1949 lập đại xã Tả Hòa gồm Tả Thanh Oai, Phúc Hoà và Siêu Quần, sau đổi tên thành xã Đại Thanh, huyện Liên Nam, Hà Đông. Đến năm 1966, xã Đại Thanh đổi tên thành xã Tả Thanh Oai gồm 4 thôn: Tả Thanh Oai, Nhân Hòa, Thượng Phúc và Siêu Quần.

Làng Thượng Phúc nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội, vùng cuối huyện Thanh Trì, trải dài theo bờ con sông Nhuệ. Một bên là làng mạc trù phú, một bên là dòng sông chảy lững lờ. Bờ sông có nhiều tre mọc ken chắn sóng, tạo thành một vẻ đẹp êm đềm của thôn quê. Đây cũng là nơi mà các bậc hoàng thân, quốc thích, đế vương tìm đến tu hành rồi đắc đạo thành Phật.
Về Thượng Phúc ta gặp chùa Bảo Tháp, một ngôi chùa được khởi dựng từ cuối đời Lý do vị hoàng thân nhà Lý là hoàng thúc Lý Thầm (con vua Lý Cao Tông, chú của Lý Chiêu Hoàng) đến lập am và tu, chân thân của Ngài đã hóa thành địa mạch liên hoa, nay tại chùa còn bảo tháp và đôi câu đối:

Hộ quốc, xuất gia, bát đại thiên hoàng quang Lý diệp
Chân thân hóa Phật, thiên thu địa mạch dũng liên hoa.

(Giúp nước, tu hành dòng dõi tám đời nhà Lý
Chân thân thành Phật, ngàn năm địa mạch đài sen)

Đến năm 1328 (thời nhà Trần) có vị cao tăng Hồ Bà Lam đến tu. Ông là hoàng thân nhà Hồ, khi tu ở chùa ngoài việc tụng kinh niệm Phật còn đi thu nhận những trẻ mồ côi, cô nhi, quả phụ về chùa nuôi dưỡng. Nhân dân đương thời ca ngợi, tôn Ngài là Bồ Tát sống; có câu ca rằng:

Cô nhi quả phụ các nơi
Đến chùa đều được Tổ nuôi hàng ngày
Không cơm mặn thì cơm chay
Nhiều khi Tổ phải đi “vay” nuôi người

Ngài tu ở chùa cho đến khi Hoàng thái hậu Minh từ Hồ Thuận Nương (mẹ vua Trần Nghệ Tông) về lánh nạn Chiêm Thành đánh phá Thăng Long. Bà mến cảnh chùa, mộ đạo Phật, nên xin ở lại chùa đi tu. Nhà sư thấy bà tướng mạo cốt cách quả là người nhân hậu, có căn duyên nên đã trao truyền Y Bát rồi tự lên giàn hỏa, hóa Phật. Đó là ngày 14 tháng Tư. Sử cũ không chép về sự kiện này, nhưng tại Thượng Phúc, mỗi khi nhà chùa làm giỗ Tổ, các bà vãi lại hát chèo đò, kể hạnh:

Tổ ngồi niệm Phật ung dung
Mặc cho lửa cháy tứ tung bốn bề
Dân làng thương khóc thảm thê
Tổ bảo: “Đi về, đừng có khóc thương
Ta lên Cực Lạc Tây Phương
Tháng Tư - Mười Bốn ta thường về đây…”

Hiện nay tại khám thờ Tổ vẫn còn tượng pháp của Ngài và đôi câu đối:

Lục dương sơ bát thời, Thần giáng phi duy Tây hữu
Tứ nguyệt thập ngũ nhật, Phật thành khởi thị Nam vô

(Tháng sáu, ngày tám thần giáng, chẳng phải Tây Trúc mới có
Tháng tư, ngày rằm thành Phật, khởi tự nước Nam)

Tuân theo đạo hạnh của Bồ Tát Hồ Bà Lam, làng Thượng Phúc mỗi khi mở hội chùa, nhà dân đều nấu cháo để ngoài cửa mời khách qua đường. Ai đói cứ ăn tự nhiên không câu nệ. Dân gian còn tin rằng mỗi khi đến ngày giỗ Tổ bao giờ cũng có sự chuyển thời tiết:

Đang nồm mà dậy gió may
Cả làng đều biết hôm nay Tổ về

Sau ngày làm lễ, thường có cuồng phong thổi từ Tây Nam về Đông Bắc báo hiệu Tổ đã ra đi.

Như kể trên, vị Bồ Tát thứ ba đến tu tại chùa chính là bà Minh từ Hồ Thuận Nương. Bà người huyện Diễn Châu, Nghệ An, lấy vua Trần Minh Tông, sinh ra hai con đều làm vua (Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông). Từ khi trông coi chùa Bảo Tháp, trong hơn ba năm, bà tu sửa chùa, lại xây thêm chùa Phúc Khê (còn gọi là chùa Dâu thờ Pháp Vũ) ở cuối làng. Đức độ của bà được dân mến phục, khi triều đình đón bà về kinh, làng lưu luyến tiễn đưa. Đúng lúc đó có đám mây ngũ sắc sà xuống bao phủ, khi mây tan, bà đã không còn ở cõi trần. Dân liền lập miếu thờ ngay trên nền đất nhà cũ, gọi là miếu Minh từ.

Khi Bình Định vương Lê Lợi khởi nghĩa, mang quân ra Bắc đánh quân Minh hành quân qua miếu Minh từ nghỉ lại, vua Lê được bà Minh từ báo mộng sẽ âm phù giúp vua “kháng Minh phục quốc”. Nhà vua tiến quân chém được Liễu Thăng, bức hàng Vương Thông, giải phóng Thăng Long, lập lại nền độc lập tự chủ. Nhớ ơn bà, vua Lê đã sắc phong đức Minh từ Hồ Thuận Nương là “Thượng Đẳng Phúc Thần Hưng Quốc”, sắc cho xây dựng đền miếu thờ làm Thành Hoàng làng.

Nay tại Minh từ và đình còn đôi câu đối ca ngợi:

Đế hậu vị tha, sơn thế cao phong tiêu vũ trụ
Thần uy Phật đức, độ nhân phúc lượng đẳng hà sa

(Lòng thương của Đế hậu cao như núi, sánh cùng vũ trụ
Uy đức Thần Phật cứu người, phúc nhiều như cát sông).

Như vậy là trên đất Thượng Phúc trong khoảng thời gian thịnh đạt của đạo Phật đã có 3 người tu đắc đạo, được nhân dân tôn thờ. Ngoài điển tích vừa kể, chùa Bảo Tháp là một ngôi chùa đẹp, mang nét nghệ thuật thế kỷ 17-18. Chùa có chùa Trong, chùa Ngoài, bố trí theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Nhà tiền đường, nhà thượng điện là nơi thờ Phật với nhiều tượng Phật còn nguyên nét xưa, các lớp sơn cổ truyền vẫn đẹp bền. Chùa Trong là nơi thờ Tổ Hồ Bà Lam. Sân trước tiền đường có hai tòa bảo tháp tượng trưng của Phật Tây Trúc và Phật nhà Lý.

Tại nơi đây còn giữ được nguyên bản 32 đạo sắc (chủ yếu của miếu Minh từ) ngọc phả, bia đá năm Quang Thái thứ 3 thời Trần Thuận Tông, bia “Mộc Bản” khắc năm Bảo Thái thứ hai, chuông đồng đúc thời Gia Long, khánh đồng đúc thời Thiệu Trị…

Miền quê Thượng Phúc với hai ngôi chùa, miếu Minh từ và các hiện vật cổ rất quý, cần chú ý giữ gìn, bảo vệ được nét đẹp của văn hóa dân tộc. Chùa Bảo Tháp đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa từ năm 1990.


Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (12-05-2009)
Cũ 12-05-2009   #6
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.118
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Bà Ngô



Chùa Bà Ngô còn có tên gọi là chùa Ngọc Hồ, ở số nhà 128 phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, Hà Nội. Theo cuốn Thăng Long cổ tích khảo thì chùa được xây dựng vào thời vua Lý Thần Tông (1127 - 1128), cũng theo đó vào thời Lê, có một người con gái đẹp lấy chồng là một nhà buôn người Hoa giàu có, bà đã bỏ tiền ra xây dựng lại ngôi chùa này to đẹp hơn chùa cũ, do đó mới có tên Bà Ngô (Ngô Khách). Chùa được sửa chữa và làm mới qua nhiều năm như 1863, 1864, 1865...Thời kỳ Bảo Đại, chùa được sửa chữa lớn nên đã có câu đối (tạm dịch): "Không nhớ tháng Bà Ngô sửa chữa, Chỉ biết năm Bảo Đại khánh thành". Về kiến trúc, tam quan của chùa là gác chuông 2 tầng, 8 mái với 8 góc đao cong. Một quả chuông đồng đúc năm Canh Dần Thành Thái 2 (1887) được treo ở giữa tam quan có dòng chữ Ngọc Hồ tự chung. Phật điện gồm tiền đường và hậu cung làm theo kiểu chữ Đinh. Hiên trong tiền đường dạng vòm cuốn mở rộng bằng một vì vỏ cua, là một kiểu kiến trúc ít có ở miền Bắc mà chỉ thấy ở Hội An, Huế với 2 đầu làm theo kiểu nhà kèn. Hậu cung 4 gian có nhiều của võng. Nhà Tổ, ngoài 2 ban thờ các sư tổ Bồ Đề đạt ma, các sư tổ của chùa đã viên tịch, còn có bàn thờ đức Văn Xương.

Điện Mẫu thờ các Mẫu, Ngọc Hoàng và vua Lê Thánh Tông ngồi trong ngai rồng. Hai bên thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo cùng hai gia tướng Yết Kiêu và Dã Tượng. Tượng trong chùa hiện có 35 pho được sắp xếp dọc Phật điện. Ngoài những pho như Tam thế, A di Đà tam tôn, Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, còn có 10 vị Diêm Vương và tượng Bà Ngô trang phục gần như tượng Mẫu. Tượng Tổ mang nhiều nét chân dung của sư nữ... Chùa Bà Ngô được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá năm 1993.


Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (12-05-2009)
Cũ 12-05-2009   #7
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.118
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Báo Quốc (Sắc Tứ Báo Quốc Tự)



Dừng chân ở giếng Hàm Long để tận hưởng những giây phút mát mẻ nhờ những gàu nước trong trẻo được kéo lên ở độ sâu hơn 4m, du khách sẽ thanh thản khi bước lên những bậc cấp vào chùa Báo Quốc trên đồi Hàm Long.

Tọa lạc ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế, chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Báo Quốc Tự" có ghi dòng chữ : "Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề".

Vào thời Nguyễn, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Năm 1808, Hoàng Hậu Hiếu Khương cho tái thiết ngôi chùa, xây tam quan, đúc đại hồng chung, bảo khánh ? và đổi tên là chùa Thiên Thọ. Thiền sư Phổ Tịnh được cử làm trụ trì trong thời gian này.

Năm 1824, vua Minh Mạng ngự thăm chùa và sắc lấy tên "Báo Quốc Tự". Nhà vua đã tổ chức đại giới đàn tại chùa nhân lễ Vạn thọ tứ tuần đại khánh vào năm 1830.

Đến năm 1858, do chùa bị hư hỏng nhiều, vua Tự Đức và Hoàng Thái hậu Từ Dũ đã ban tiền trùng tu ngôi chánh điện và các công trình khác. Chùa đã được liên tục trùng tu, mở rộng đến cuối thế kỷ XIX.

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo vào những năm 1930, chùa đã có nhiều đóng góp về mặt đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Năm 1935, trường Sơ đẳng Phật giáo được mở tại chùa. Đến năm 1940, trường Cao đẳng Phật giáo cũng lại được mở tại đây. Chùa trở thành một trung tâm đào tạo Tăng Ni cho đến ngày nay.

Năm 1957, Giáo hội Tăng già Thừa Thiên và Ban Quản trị chùa đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Hòa thượng Thích Trí Thủ, vừa là Giám đốc Phật học đường, vừa là trụ trì chùa, đã có những đóng góp to lớn cho Phật giáo nói chung và cho việc tái thiết ngôi tổ đình trang nghiêm với những nét kiến trúc cổ kính nói riêng.

Chùa được xây dựng kiểu chữ "Khẩu" trong khuôn viên rộng khoảng 2 ha. Qua cổng tam quan cổ kính, đồ sộ, du khách đi qua một sân rộng, đến sân trong trồng nhiều cây tùng và các cây cảnh khác, có lan can bao bọc. Phía trái là khu tháp Tổ, cổ nhất là tháp Ngài Giác Phong, xây năm 1714, cao 3,30m. Ở tiền điện có 4 trụ đắp rồng nổi, ở thành bậc tam cấp cũng có đôi rồng, hai vách trang trí hoa văn bằng mảnh sành rất công phu.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Các tượng thờ đều đặt trong khung kính. Án thờ cao nhất ở gian giữa là tượng Phật Tam Thân và hai bộ kinh tạng Đại Thừa. Trước tượng Tam Thân là bảo tháp thờ xá-lợi Phật. Án thờ kế là tượng đức Phật Thích-ca, hai bên là tượng A-nan và Ca-diếp. Án ngoài cùng đặt một bộ kinh Pháp Hoa, hai bên là chuông, mõ. Án hai bên thờ đức Phật Dược Sư và Bồ-tát Quan Âm. Đây là cách thờ tự đã được sửa đổi từ khi Hòa thượng Phước Hậu được phong Tăng cang và trụ trì chùa Báo Quốc vào năm 1939. Còn trước phong trào Chấn hưng Phật giáo, chùa Báo Quốc cũng như đa số các chùa cổ ở Huế đều chịu ảnh hưởng thuyết "Tam giáo đồng nguyên".

Từ năm 1959, trong khuôn viên của chùa, trường tiểu học Hàm Long được thành lập do thầy Thiên Ân làm Hiệu trưởng. Đến năm học 1961 -1962, trường mở thêm bậc trung học do thầy Thân Trọng Hy làm Hiệu trưởng. Kế tiếp Hiệu trưởng là các thầy Trương Như Thung, Thích Phước Hải, Thích Thiện Hạnh, Thích Đức Thanh, Thích Hải Ấn. Ban đầu trường có tên là Trường trung tiểu học tư thục Hàm Long, sau đổi tên là Trường Bồ Đề Hàm Long, hoạt động đến năm 1975.

Ngày nay, tên trường Hàm Long chỉ là một kỷ niệm ngọt ngào như nước giếng Hàm Long, nhưng đóng góp của chùa Báo Quốc về mặt giáo dục thật đáng ghi nhận.


Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #8
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.118
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Bích Động



Bích Động - Tam Cốc là khu di tích thắng cảnh nổi tiếng thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình, nằm trong rặng núi đá vôi Trường Yên, gần khu di tích Hoa Lư. Thăm Bích Động, ngồi trên con thuyền nhỏ chầm chậm di chuyển trên làn nước trong xanh in bóng mây núi, luồn lách dưới những mái đá phủ thạch nhũ óng ánh muôn màu, lướt qua những vách đá cao ngất còn ghi lại những vần thơ tức cảnh lưu đề của người xưa, chúng ta cảm thông sâu sắc với ý tưởng nghệ thuật của vua Trần Nhân Tông (1279 - 1293) trước vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên:

Tứ biên sơn nhiễu thủy bôi hoàn,
Sơn thủy như đồ cảnh tư nhiên.
(Bốn bề núi vây bọc, nước quanh co;
sông núi như tranh, phong cảnh đẹp tự nhiên).

Chùa Bích Động được xếp hàng thứ hai sau động chùa Hương Tích (Nam thiên đệ nhất động), được gọi là "Nam thiên đệ nhị động" (Động đẹp thứ nhì dưới trời Nam). Phía trước động là đồng lúa rộng mênh mông, có chi nhánh sông Hoàng Long chảy qua, uốn khúc quanh năm ngọn núi quây quần thành cụm như đóa hoa sen.

Trên núi cây cối xanh um, thấp thoáng ẩn hiện những vạt mái ngói rêu phong của ngôi chùa cổ. Chùa Bích Động được dựng với quy mô lớn từ đầu đời Lê. Trong chùa còn quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433), mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Thời Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông 1740 - 1786) chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi.

Vào Chùa Hạ phải qua một cầu đá ba nhịp. Chùa xây bằng đá tảng mài nhẵn trên khối nền kè đá cao tới gần 2m, trông khá bề thế. Cột thềm, lan can... chủ yếu đều được tạo dựng bằng chất liệu đá. Mái chồng lợp ngói mũi hài to bản; Hai bên là hai tòa giải vũ; phía trước là sân gạch rộng và phương đình.

Bên trái Chùa Hạ có lối lên Chùa Trung, đục đá thành bậc, mát rượi dưới tán lá cây lưu niên. Chùa Trung nằm kề cửa động, trên vách đá có khắc hai chữ Hán "Bích Động" cực lớn. Phía bên trái có tấm bia "Bích Sơn thiền tự bi" (Bia Chùa Bích Sơn) dựng thời Lê Dụ Tông (1705 - 1729); phía bên phải là tấm bia thời Cảnh Hưng, tạc ngay vào sườn núi.

Từ Chùa Trung, trèo 22 bậc đá nữa, qua Hang Tối có chuông cổ, tượng Phật bằng đồng, qua cổng đá cuốn, sẽ lên tới Chùa Thượng. Chùa dựng trên điểm cao chót vót gần đỉnh núi, đã đổ nát, chỉ còn lại mấy cột đá đứng chơ vơ giữa những cây đại cổ thụ. Đứng trên nền Chùa Thượng có thể ngắm nhìn toàn cảnh Bích Động, như bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp, trải rộng ra trước mắt.

Gần Bích Động là động nước Tam Cốc, đền Thái Vị và khu Hành cung - Vũ Lâm đời Trần. Từ Bích Động đến Tam Cốc tuy gần nhưng chỉ có đường thủy. Dòng sông nhỏ, nước xanh thẫm, in bóng vách núi, hoa rừng, đến núi Kiểu thì thắt hẹp lại, luồn quanh ba cái hang (Tam Cốc): Hang Cả, Hang Hai, Hang Ba. Trong hang nhiều nhũ đá, lóng lánh đủ mầu sắc, lại nhễ pha lẫn kim nhũ, ngân nhũ dưới ánh đèn đuốc. Không khí trong hang mát lạnh. Vua Trần Thái Tông (1255 - 1258) đã ví nơi đây với chốn non tiên:

Thủy thức Bồng Lai nguyên bất viễn
Thung dung tuế nguyệt độn phàm trần

(Đến đây mới biết cảnh tiên chốn Bồng Lai đâu có xa;
ngày tháng thong dong xa lánh cõi phàm trần).

Nhà vua đã dựng một am nhỏ trên vạt đất cao gần Hang Cả làm nơi tu hành. Nơi đây vẫn còn di tích một khu đất rộng khoảng hơn một sào, cao hơn mặt ruộng tới trên một mét, nước lên cũng không bị ngập, được gọi là Vườn Am. Hang Cả trong Tam Cốc tuy đẹp nhưng khuất nẻo. Vua Trần Thái Tông lúc đó tuy đã khoác áo cà sa nhưng vốn là ông vua có tài thao lược, đã từng lãnh đạo quân dân thời Trần đạp tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông. Nhà vua đã cho dựng am Thái Vị ở đây, chiêu mộ dân lưu tán đến để khai hoang lập ấp, mở mang đường giao thông, tôn tạo những nơi xung yếu, chuẩn bị sẵn sàng với tình thế khẩn trương, một khi chiến tranh chống xâm lược lại nổ ra. Nhiều cuộc họp quan trọng của triều đình, dưới sự chủ trì của Trần Thái Tông (với cương vị là Thái thượng hoàng) đã được tổ chức ở chính nơi đây. Câu đối ở đền Thái Vị (dựng sau này trên đền Thái Vị) cho ta biết nơi đây đã từng chứng kiến cảnh văn võ bá quan, áo mũ uy nghi, tới lui tấp nập. Cũng như ở phủ Thiên Trường (nơi phát tích của nhà Trần), nơi đây cũng đã từng có nhiều phủ đệ của các vương hầu. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Nguyên Mông lần thứ hai 1285), khu Hành Cung - Vũ Lâm trở thành căn cứ địa vững chắc của quân dân đời Trần.

Trải ra trên một địa bàn khá rộng, khu di tích Hành Cung - Vũ Lâm bao gồm nhiều xã thuộc huyện Hoa Lễ (tỉnh Ninh Bình) ngày nay, với nhiều địa danh gợi nhớ lịch sử như: Cửa Quan, Hành Cung, Cống Rồng, Tuân Cáo, Vườn Kho, v.v... Di tích am Thái Vị hiện còn đến nay là một khu đất rộng khoảng sáu sào, xung quanh có lũy đất, ở giữa là ngôi đền thờ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Hiển Từ Hoàng Thái hậu, có tượng đồng đặt trong hậu cung.


Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #9
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.118
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Bồ Đề



Chùa Bồ Đề thuộc xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố vào khoảng 7 km về phía Tây.

Chùa Bồ Đề là một ngôi chùa có quy mô kiến trúc vừa phải, đã qua nhiều lần sữa chữa. Chùa có tam quan đẹp, tòa tam bảo và nhà tiền đường, thượng điện xây theo kiểu bít đốc, Chùa có đầy đủ hệ thống tượng Phật. Chùa có 1 quả chuông cũ và 1 chuông đúc năm 1814.

Tương truyền khi nghĩa quân Lam Sơn bao vây thành phố Đông Quan (Hà Nội) có đóng bản doanh tại chùa và đình Cự Chính.

Chùa Bồ Đề (cùng đình Cự Chính và gò Đống Thây) đã được Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạn di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật ngày 28/9/1990.



Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
chùa, nam, việt


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 03:39
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10121 seconds with 15 queries