Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 31-12-2009   #1
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.209
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Ấn Độ - những ngày đông rực nắng

Loạt bài viết này là của thành viên Backpackervn thành viên diễn đàn Phuot.com chia sẻ chuyến đi Ấn Độ của bạn ấy, hình ảnh rất rát sinh động, bài viết tinh tế và tình cảm.
http://www.phuot.com/forums/showthread.php?t=4616
Ấn Độ - những ngày đông rực nắng
Như vậy, cuối cùng tôi đã đặt chân đến Ấn Độ một ngày mùa đông nắng vẫn còn vàng óng, vẫn tươi màu rực rỡ. Hành trình dài đăng đẵng lần này, tôi không thật sự nghĩ là sẽ thực hiện được ngay từ lúc bước chân lên đường. Đã hơn 2 tháng xa quê, xa nhà, xa bè bạn,… con đường độc hành lang thang qua nhiều vùng đất mơ ước, nhiều học hỏi, nhiều khám phá… có lắm điều hay ho nhưng cũng nhiều khi buồn tê tái. Không biết đã có bạn nào một mình lang thang từ Saigon đến Ấn Độ, chỉ bằng đường bộ hay chưa, nhưng tôi rất vui vì cuối cùng mình đã làm được điều mà-tôi-đã-từng-nghĩ-là-mình-sẽ-không-bao-giờ-làm được – thực hiện được chuyến đi hoàn toàn bằng đường bộ từ Việt Nam đến Ấn Độ.



Vẫy tay chào Nepal những ngày thu xanh, tôi một mình lầm lũi len lỏi qua dòng người đông đúc đi kiếm chuyến xe về Gorakhpur.


Một mình lặng lẽ rời Saigon vào một đêm mưa cuối mùa tầm tã, tôi không ra Bắc để tiện đường sang Trung Quốc mà lại bắt đầu hành trình này bằng chuyến xe đêm đi Gialai, để từ đó sang Lào. Từ Nam Lào những ngày mưa mù, tôi chôn chân ở Siphandon những hoàng hôn rực lửa, rồi mải miết trượt dài đến Bắc Lào để sang vùng Xinhuabanna, Vân Nam, Trung Quốc. Lang thang mê mải vùng Vân Nam, Tứ Xuyên trong những ngày mùa thu vàng mù sương cao nguyên tuyệt đẹp … cũng là thời gian tôi chờ đợi, chuẩn bị cho hành trình mơ ước lên Tibet – chuyến đi mà tôi đã chuẩn bị nhiều lần trước đây những đến lúc này vẫn chưa thực hiện được.



Một buổi sáng yên bình ở Kushinagar, Ấn Độ, nơi Đức Phật nhập cõi Niết Bàn – đây là nơi được cho là đã làm lễ hỏa táng Đức Phật.




Những gì còn lại ở Sarnath, Varanasi, nơi Đức Phật thuyết giảng kinh kệ cho chúng sinh


Cuối cùng, chuyến tàu Thành Đô – Lasha cũng đưa tôi đến được miền đất của các chư thiên – Tây Tạng huyền bí. Choáng ngợp với một Tây Tạng hùng vĩ về thiên nhiên, huyền bí về tâm linh, chân tình mộc mạc trong cuộc sống của người bản xứ… với quá nhiều điều hay ho, mà một chuyến đi ngắn ngủi chỉ để mở đầu cho những mơ ước kế tiếp, tôi tìm đường sang Nepal trong những ngày thu xanh vời vợi, để rồi lại bị mê mệt, đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và tình người nồng hậu nơi đây.



Rắc tro trên sông Hằng – để thỏa ước nguyện của những người không được hỏa táng bên bờ sông thiêng.



Một sáng mai sớm ở Chùa Vàng – Thánh địa của đạo Sikkim, ở Amrista[/i]



Thánh đường Hồi Giáo ở Delhi




Tham dự một lễ cưới lúc 1 giờ sáng ở Agra – tự nhiên được mời!


Lần khân mãi, rồi cuối cùng tôi cũng rời Nepal và đặt chân được lên đất nước Ấn Độ vào một ngày mùa đông nắng vẫn tràn ngập, vẫn mênh mang khắp chốn… Như vậy, tôi đã đến Ấn Độ một cái nôi của văn minh nhân loại, một đất nước của huyền thoại, xứ xở của nhiều điều kỳ bí và cả nhiều mâu thuẫn…để bắt đầu hành trình hăm hở khám phá mới – dù đây không phải là lần đầu tôi đến Ấn Độ.


Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 31-12-2009   #2
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.209
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Tôi đã đến Ấn Độ nhiều năm trước, trong chuyến huấn luyện ngắn ngày của công ty, tại Calcutta. Hai tuần ở Ấn Độ thời đó gần như là 1 cực hình với tôi. Mới vừa đi làm không lâu, ngoại ngữ lõm bõm, giao tiếp nhút nhát… những ngày đó chỉ là học hành, hội thảo từ sáng đến tối với những đồng nghiệp hay diễn giả trình bày tiếng Anh theo kiểu India-English mà tôi chỉ nghe loáng thoáng đâu được chừng khoảng ¼ những gì họ nói. Sau đó là những bữa tối dài lê thê, rồi thỉnh thoảng có những đêm tổ chức biểu diễn ca nhạc truyền thống, rồi có những chiều cho tham quan các điểm du lịch như New Market,… nhưng luôn được nhắc nhở là phải đi tập trung theo nhóm, không được tách đoàn… Một trong những điều tôi mãi nhớ đến tận bây giờ là ánh mắt của 2 ông cháu của nhóm biểu diễn múa lửa, nhảy vòng… khi họ được kêu đến diễn trong khách sạn. Dáng điệu họ thật khốn khổ, ánh mắt của họ thật nhẫn nhục và chỉ lâu lâu mới len lén liếc nhìn lên những thực khách béo tốt. Không phải là bị ám ảnh, nhưng sao tôi còn nhớ hoài ánh mắt đó. Một ấn tượng khác là những chuyến tàu lửa luôn luôn đông đặc những người đứng ngồi đu bám trên nóc, trên thành, bên cửa toa xe… . Tiếp nữa là ấn tượng về những con quạ to lớn thật đáng ghét suốt ngày cứ quang quác, quàng quạc ầm ĩ từ sáng sớm đến đêm khuya, dù nơi tôi được ở là khách sạn 5*… Calcutta, Ấn Độ trong tôi nhiều năm vẫn hoài như vậy!

Lăng mộ vua Hamayun ở Delhi

Theo thời gian, tôi lớn khôn thêm chút đỉnh và học hỏi được nhiều qua cuộc sống nhiều va chạm, qua những lần vấp ngã, những lúc thất bại, qua những chuyến đi, để biết rằng ngày xưa mình ngây ngô đến dường nào. Chỉ khác là bây giờ, khi những chuyến đi là một niềm háo hức khám phá, là thời khắc hạnh phúc vô biên, là những phút giây tận hưởng niềm vui cuộc sống … thì nỗi niềm thúc bách cơm áo, gạo tiền, danh vọng, nhà cửa, tiền tài, trách nhiệm, nghĩa vụ… cùng nhiều thứ khác đè nặng trên hai vai. Do vậy, để dứt áo ra đi cũng là 1 điều không đơn giản. Nhưng không đi thì làm sao tới? Với lại, việc gì mà không có một lần đầu tiên…? Vậy sao tôi lại không dám bỏ lại sau lưng nhiều thứ… để đi chuyến này đến Ấn Độ nhỉ?


Rất nhiều hình về Taj Mahal nhưng tôi rất thích tấm hình hoàng hôn mờ sương bên sông này

Những ngày đi rong ở Ấn Độ lần này, tôi đã thật sự trải nghiệm được nhiều điều mà trước kia tôi đã nhìn qua cửa kính khách sạn hay cửa kính xe hơi. Tôi đã lang thang trên chuyến tàu chợ từ Gorakhpur đi Varanasi, ngay chuyến tàu đầu tiên tôi đi trên đất Ấn. Chuyến tàu mà tôi phải vác balo đi gần hết con tàu mới được một gia đình người Ấn thương tình sẻ chia cho một chỗ ngồi, để rồi sau đó con tàu lại đông đen những người đu bám bên ngoài thành tàu. Cũng chuyến tàu này đã chạy trễ đến 6 giờ đồng hồ để quăng tôi đến một Varanasi nổi tiếng phức tạp lừa lọc lúc 12.30g đêm. Rồi có 1 chuyến tàu đêm khác, lên tàu lúc hơn 3 giờ sáng, cãi nhau ầm ĩ để giành chỗ ngồi, rồi phải ngồi bó gối chật chội suốt cả đêm, cả ngày sau đó trên chuyến tàu Gaya – Delhi. Tôi đã có một đêm trải giấy báo ngủ vật vạ ở ga Gaya, giữa những người dân bản địa, để chờ chuyến tàu khuya, trễ đến 3-4g đồng hồ, mà tôi cứ phải bật dậy mỗi khi có một chuyến tàu đến vì không biết đó có phải là tàu của mình. Nơi hành lang ga đó, thỉnh thoảng những chú bò thiêng táo tợn lê la mò tận vào đây để kiếm ăn.


Thành cổ Amber, Jaipur – như 1 Tiểu Vạn lý Trường thành?!

Hoàng hôn ở sa mạc Thar, với những cô gái Digan, những chú lạc đà và những chiếc chuông leng keng ngân xa trong chiều sa mạc…

Tôi cũng đã có một nửa đêm về sáng, lúc 4am, ngái ngủ chập choạng xuống xe ở Jodhpur, phập phồng ở ghế đá bến xe chờ trời sáng để mua chiếc vé xe đầu tiên đi Udaipur, hay một nửa đêm về sáng khác, xe cũng đến sớm, lang thang ở bến xe Jaipur, ra quán trà sữa đầu bến ngồi uống hết mấy ly trà, trời mới sáng để lóc cóc vác balo về nhà trọ. Tôi cũng đã có nhiều đêm liền lấy những chuyến xe đêm làm nhà nghỉ, ban ngày đi lang thang khám phá đó đây, đêm về lại lên xe, cứ thế… để mãi đến một ngày, được tắm rửa sạch sẽ trong một nhà nghỉ nhì nhằng xập xệ… cũng là một niềm hạnh phúc lớn lao...



Thành cổ Jaisalmer, như một đóa hồng sa mạc

Thiên đường du lịch Goa.


Ở hành trình Ấn Độ kỳ này, không nói đến những người dân lành tốt bụng luôn nhiệt tình giúp đỡ, hầu như không ngày nào tôi không bị giăng bẫy lừa đảo, dù chỉ là chút tiền mọn. Việc đó, làm cho thời gian ở đó, tôi lúc nào cũng xù ra như một con nhím trước người khác, mà sau này, về nghĩ lại mới thấy mình quá sân si, đã làm hành trình đôi lúc kém vui. Giờ đây, khi nhiều những trải nghiệm, cả về tâm linh, ở miền đất huyền bí Tibet, ở 4 vùng đất Phật linh thiêng… đã thay đổi tôi ít nhiều, khi nhớ về Ấn Độ, tôi chỉ còn nhớ về những điều hay ho mình đã khám phá, tận hưởng,… những vùng đất mà-trước-đó-tôi-nhiều-lúc-chưa-nghĩ-tới-là-mình-có-diễm-phúc-sẽ-được-đến.


Đền đài Hindu xưa của Hampi một thời vang bóng – một Angkor thu nhỏ?



Vậy bây giờ, mời bạn cùng tôi đi khám phá những vùng đất mà-trước-đó-chắc-sẽ-có-nhiều-người-nghĩ-rằng-là-mình-khó-đến-được nhé! Không đi thì làm sao tới! Bắt đầu nào!


Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 31-12-2009   #3
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.209
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Sunauli – Gorakhpur – Kushinagar, hành trình đến miền đất Phật

Sunauli – Gorakhpur – Kushinagar, hành trình đến miền đất Phật
Tôi đến biên giới Bhrairawa, Nepal – Sunauli, Ấn Độ – vào một sáng mùa đông nắng tràn trề, nắng vẫn như nắng hè Saigon. Đây là miền đất nhà văn Hồ Anh Thái có mô tả trong phần mở đầu cuốn tiểu thuyết có liên quan đến tôn giáo và Ấn Độ mà tôi có đọc vài lần trước khi lên đường, “Đức Phật, nàng Savitri và tôi”. Theo nhà văn “chuyên trị” về Ấn Độ này, đây là vùng đất mà có những lúc từ đâu chẳng biết, sẽ có những đợt sương trắng như đông đặc như bánh đúc, đục trời mờ đất ùa về rất nhanh. Lúc đó, mọi người chỉ có thể đứng yên tại chỗ không thể chuyển động để chờ sương tan, vì không thể định hướng. Tôi cũng mong có được cảm nhận như vậy, một lần cho biết trong đời nhưng mà chỉ thấy nắng chát chúa và những tiếng còi ồn ã của những chiếc xe tải đang cạnh tranh chen lấn từng bước nhau làm cho không khí vùng biên giới thêm hỗn độn và ngột ngạt.



Tôi đi một mình, không gặp các trở ngại về thủ tục giấy tờ cũng như nạn yêu cầu hối lộ tiền tip ở cả 2 cửa khẩu Nepal, Ấn Độ như một số bạn đề cập trên blog, forum… Chỉ có điều là cô hải quan ở Nepal hơi nhướng mày khi thấy con tem visa tôi vào Nepal bằng đường bộ ở Kodari rồi lại cũng ra bằng đường bộ ở Bhrairawa. Trên đường rời Nepal, tôi thấy rất nhiều đoàn du khách hành hương Châu Á đi ngược từ Ấn Độ sang Nepal để vào Lumbini. Theo thỏa thuận giữa 2 nước, nếu bạn đã có visa vào Ấn Độ, khi thăm viếng Ấn Độ xong, bạn có thể từ Ấn Độ sang thăm Lumbini, Nepal trong vòng 3 ngày mà không cần phải xin visa Nepal. Do vậy, rất nhiều đoàn khách hành hương 4 vùng đất Phật thường khởi hành viếng 3 vùng đất ở Ấn Độ trước, rồi mới đến viếng Lumbini trong vài ngày. Ở Lumbini, tôi cũng đã từng vui mừng khi nghe tiếng Việt sau hơn 2 tháng xa nhà, nên liền sà vào hỏi han 1 đoàn khách. Mới biết các cô chú này là Việt Kiều ở Pháp và Canada đang đi tour hành hương. Các cô chú xa quê đã lâu, nên chăm chút hỏi han nhiều chuyện từ đứa con cháu đến từ quê nhà và cũng rất lo lắng cho việc tôi đi lang thang một mình, còn kêu tôi đi chung xe đi đây đi đó… làm tôi mủi lòng vô cùng. Nhưng tôi chỉ cảm ơn nhiều và mong dịp gặp lại chứ làm sao để 1 kẻ lang thang (suốt ngày rượu chè bia bọt!!!!) như mình làm vướng bận các cô chú ấy.

Theo nhiều cảnh báo trên mạng, trong sách cũng như chủ nhà trọ ở Lumbini là khi sang đến Sunauli, nên đi xe bus lớn, dù chậm, để an toàn, nhưng tôi lại đang rất nóng lòng đến Gorakhpur nên tìm 1 chiếc xe pick-up có chở khách để hỏi. OK, xe cũng gần đầy và tôi được nhét lên chiếc xe đó, với 1 băng ghế trước 4 - 5 người ngồi. May mà tôi được ngồi trên ghế trước và ngay bên cửa nên còn ngó ngang ngó dọc được tý chút.



Thời gian ngồi chờ xe chạy ở đây, tôi có quan sát được 1 cảnh hay hay. Đó là những thanh niên nam nữ khi tiễn người thân lên đường, khi chào nhau lần cuối thì người ở lại hay vỗ vỗ vào chân người đi, rồi vỗ vào tim mình. Có lẽ là “chân bạn đi mạnh giỏi” và bạn “vẫn ở trong tim mình” – đại loại vậy. Ngồi nhìn một hồi tôi lại buồn cười, lỡ mai mốt tiễn bạn đi lấy chồng lấy vợ thì vỗ vào đâu ta?! Đúng là cái đầu “vớ vẩn”, không biết đã đi bao nhiêu chùa, bao nhiêu nhà thờ… rồi mà vẫn chẳng đổi thay.



Xe chạy mải miết qua những thôn xóm làng quê Ấn Độ, ruộng đồng đã xám xịt khô trơ gốc rạ sau vụ mùa. Trên suốt hành trình, ngoài quan cảnh làng quê, đường sá… tôi bị ấn tượng 2 điều: xe có dừng tại 1 trạm bên đường đón khách, nơi đó có xác của một người phủ khăn trắng đang nằm bên đường, chờ đưa đi hỏa thiêu, hình ảnh đôi chân đen đủi gầy guộc thò ra ngoài chiếc khăn liệm trắng cứ ám ảnh tôi rất lâu. Việc thứ 2 là tôi có thấy những lớp học ở ngay ven đường, dưới bóng mát của những cây cổ thụ, do những thấy giáo cũng đã già già đứng lớp. Những hình ảnh này lại vô cùng đáng yêu, chỉ tiếc là xe chạy nhanh quá không chụp hình được.


Cuối cùng, xe đến Gorakhpur lúc gần 1pm, sau khoảng 2.30p bạt mạng trên đường. Ôi trời ơi là cái thành phố này nó ồn ào tấp nập và bẩn. Có điều, cũng đã chuẩn bị tinh thần trước nên cũng chỉ nhún vai 1 cái là xong. Gorakhpur hiện là trạm trung chuyển đông đúc nhất cho các chuyến đi từ Nepal sang India, từ đây khách sẽ tiếp tục đi viếng đất Phật Kushinagar hay đến vùng Varanasi tham sông Hằng huyền bí đều được. Do vậy, hầu như ít có du khách nào lưu lại đây cũng như không có các điểm viếng thăm nào đáng kể ở đây.
Bến xe, may mắn là cũng gần gần cái nhà ga to đùng, bự vật vã. Việc đầu tiên tôi cần làm là xác định giờ giấc các chuyến tàu từ Gorakhpur đi Varanasi để dự trù. May mắn, tôi được hướng dẫn vào phòng Tourist Information gặp 1 phụ nữ Ấn to béo nhiệt tình giúp đỡ ghi vào giấy lịch trình tất cả các chuyến tàu đi Varanasi trong ngày. Dì còn định giúp tôi mua vé trước luôn chứ nhưng biết trước cái tính hay la cà hay ăn chơi quên ngày quên tháng, tôi cám ơn và hẹn ngày gặp lại.


Đối diện với cổng chính nhà ga Gorakhpur là 1 con đường nhỏ, đi vào khoảng 200m sẽ đến bến xe bus nội tỉnh. Tôi bỏ qua luôn bữa trưa, chỉ mua mấy cái bánh nan (bánh mì dẹt như bánh tráng nhỏ) vừa đi vừa ăn chay và leo lên chiếc xe bus địa phương đi Kushinagar. Đến hơn 4 giờ chiều, tôi mệt mỏi nhưng vui mừng thoát được chiếc xe đông cứng và rất hân hoan nhảy khỏi chiếc xe để đặt chân đến miền đất thiêng.


Cổng chào vào làng Kushinagar

Cảnh tượng trên đường cũng giống làng quê Việt Nam với những người dân lam lũ trên những chiếc xe đạp…


…và những em bé chiều tan trường về


Kushinagar đây rồi – vùng đất Phật thứ 2 tôi có vinh hạnh được viếng thăm sau Lumbini!
À, mà trước khi kể tiếp chuyện Kushinagar, tôi phải chia sẻ với các bạn ít thông tin về chuyến xe bus từ Gorakhpur đi Khushinagar. Để các bạn có một cái nhìn đa chiều hơn về Ấn Độ.


Sau khi rất ấn tượng về sự nhiệt tình và lòng tốt của dì ở phòng Tourist Information ở nhà ga, tôi lớ ngớ ra bến xe bus nội tỉnh hỏi thăm xe đi Kushinagar và được chỉ đến nơi chờ xe bên 1 góc đường. Tôi chờ khoảng 15p thì có 1 chuyến xe đậu lại và dân tình bu kín cửa xe, nhanh chóng leo lên. Chỉ vài phút là xe hết chỗ, thế là tôi cũng không leo lên được, lại đứng lùi ra xa và xe chạy. Thế là có 1 chú già già bán báo dạo hỏi tôi đi đâu… sau khi biết tôi hụt chuyến xe vừa rồi, chú nói “để tao giúp cho”. Thế là khi chiếc xe sau đậu lại, chú tả xung hữu đột chen lấn mọi người để leo lên, rồi kéo tôi lên, ấn tôi vào 1 cái ghế, bảo mày cứ ngồi đó và nói “lát mày chỉ trả 28Rp thôi nghen”, rồi chú đi xuống ngay khi tôi chưa kịp cảm ơn, mà chú cũng không hề nói tôi mua báo giúp chú (tiếng Anh – đọc được) như ở vài nơi khác. Tiếp nữa, khi xe chạy, chú bán vé ngồi ở gần cửa xe bắt đầu hỏi tuyến đường của từng ngươi rồi xé vé. Đến tôi, dù chỉ ngồi cách chú ấy 2 hàng ghế, dãy bên kia nhưng tôi đang kẹt cứng ngắt giữa cơ man nào là người và hàng hoá, chỉ kịp nhờ người phía trước đưa giùm cho chú ấy tờ 50Rp. Chú ấy chỉ trả lại vé với vài chữ Ấn ngoằn ngoèo trên đó, mà chẳng trả lại tiền thối. Tôi thấy mấy người khác cũng vậy nên im lặng để xem sao. Sau khi chú bán hết vé, tôi thấy 1 số người đưa trả vé cho chú và chú ấy đưa lại họ tiền. Tôi bắt đầu hiểu, nhưng chưa kịp hành động thì 1 anh tre trẻ phía trước đã nhắc tôi đưa vé có ghi mấy chữ gì đó lại cho chú bán vé. Chú ấy xé tẹt 1 cái rồi nhìn nhìn gì vào mấy dòng chữ rồi gửi lại tôi 22Rp. Biết được cách xử thế như thế này ở Ấn Độ khi mua vé trực tiếp trên xe bus, tôi đã áp dụng và hầu như không hề bị xí gạt hoặc over-charge bất kỳ một lần nào trên những chuyến xe bus, mà nhiều người nói là nổi tiếng về phức tạp ở Ấn Độ. Cũng phải nói thêm là chuyến xe đó cực kỳ đông và tôi bị nêm cứng ngắc giữa những người Ấn mà hẳn các bạn đều biết họ “nổi tiếng” về mùi cơ thể (!).


Kể lể dài dòng câu chuyện này, bên cạnh chia sẻ thông tin cho các bạn đi sau, tôi chỉ muốn nói thêm là những người dân Ấn Độ bình thường rất tốt bụng. Còn việc nói thách, lừa lọc của những người làm du lịch, buôn bán… là 1 câu chuyện khác hẳn. Và câu chuyện này, nó lại đối nghịch với 1 câu chuyện kế tiếp ở trong chùa Linh Sơn, Kushinagar. Thật tình mà nói, tôi cũng không muốn kể câu chuyện này lắm, vì nó hơi đáng buồn – nhưng, âu cũng là 1 trải nghiệm.


Ngôi chùa Linh Sơn là ngôi chùa đầu tiên trên đường từ ngoài vào Kushinagar. Vì tôi đã hụt việc xin trú ngụ trong chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Lumbini, nên kỳ này tôi quyết tâm sẽ ngụ ở Linh Sơn, và tôi còn biết rõ là chùa có mấy dãy phòng dùng làm nhà nghỉ cho khách hành hương. Do vậy, khi đang mệt mỏi sau 1 ngày dài, thấy ngôi chùa đầu tiên, thấy chữ Việt, chùa Việt là tôi rất mừng nên ghé ngay vào chùa hỏi han chỗ nghỉ - khác hẳn việc tôi hay đi lòng vòng ngó nghiêng tìm kiếm thông tin như ở những nơi khác. Chỉ có 2 người Ấn đang làm việc, 1 chú già và 1 anh trẻ hơn, tầm độ trên dưới 40-45 gì đó. Lúc đầu anh ấy nói hết phòng, nhưng khi tối nói là người Việt thì anh ấy nói là “thôi tao để cho mày một phòng” / 250Rp để cúng dường. Anh ta còn khoe “tao có tên Việt là Minh Tâm nữa đó”. Tôi cũng vui vẻ nói nói cười cười và hỏi thăm anh ấy có biết chỗ nào gần đây đổi tiền hay không. Anh ấy trả lời là “không có đâu, mày muốn đổi để tao gọi bạn tao ở xa lắm tới đổi giúp cho”. Tôi cũng OK tin tưởng dù anh ta cho báo tỷ giá thấp hơn nhiều khi tôi có đổi chút ít tại biên giới bên Nepal. Nhưng mà các bạn ơi, sau khi tôi vừa tắm rửa tẩy trần xong, lững thững ra trước cổng chùa thì ôi thôi, cả 1 hàng dọc dài những quầy đổi tiền nằm ngay kế bên. Tôi không giận, nhưng rất buồn vì ở những nơi mình cảnh giác thì người ta lại nhiệt tình vui vẻ giúp, còn ở nơi tôi trao niềm tin, ở trong 1 ngôi chùa, thì một người, có tên là “Minh Tâm” lại như vậy.

Chưa hết ngày đầu tiên trên đất Ấn, trên miền đất Phật nhưng trong tôi ngập tràn nhiều những suy nghĩ buồn vui lẫn lộn… Nhưng hãy để mọi thứ trôi đi theo mây gió, chúng ta cùng đi thăm Kushinagar nhé!


Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 31-12-2009   #4
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.209
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Tôi chỉ chia sẻ góc nhìn của 1 người may mắn đến được những miền đất hằng mơ từ những ngày xưa nghe chuyện cổ tích.

Lúc tôi ra đường, chiều cũng đã hơi muộn ở Kushinagar rồi. Tôi lang thang trong chùa Linh Sơn, khuôn viên chùa cũng rộng lớn và đẹp nhưng tôi có 1 điều hơi băn khoăn là ở cổng chính của chùa không có bảng hiệu tiếng Việt, chỉ có ở trước gian chánh điện mà thôi (bạn xem hình). Từ chùa Linh Sơn, tôi đi lòng vòng viếng thăm chùa Myamar Mahasukhamdadachan vàng rực hoành tráng, điện thờ Tibet bé nhỏ do Đức Dalai Latma của Phật giáo Tây Tạng xây dựng, … trước khi hòa vào dòng người thành kính đi khấn nguyện vòng quanh chùa Mahaparinirvana, nơi có bức tượng Đức Phật từ TK V, mô phỏng tư thế lúc Ngài nhập Niết bàn. Phía sau chùa là 1 stupa lớn, mà mô hình của ngôi chùa và stupa này đã được thu nhỏ và được xây dựng ở nhiều ngôi chùa khác mà tôi đã được gặp về sau. Xung quanh chùa là những di tích của thời huy hoàng ngày xưa, giờ cũng là nơi tu tập của rất nhiều sư tăng trên toàn thế giới. Cạnh ngôi chùa này, có 1 chiếc chuông lớn, do Đức Dalai Latma và cộng đồng người Tibet dâng tặng.

Chùa Linh Sơn nhìn từ bên ngoài – không thấy tiếng Việt

Chỉ thấy tiếng Việt trước chánh điện

Các chùa khác trên đường lang thang chiều Kushinagar

Chùa Myanmar rực rỡ trong chiều xám

Điện thờ của Phật giáo Tây Tạng, tấm bảng nhỏ ở góc phải nói rằng do Đức Dalai Latma đóng góp năm 1981.

“Tu viện Liên Hiệp Quốc” Japan - Srilanka trong chiều muộn

Vì chiều quê đã sẫm màu, tôi tranh thủ rảo bước ra trước chùa và đi tiếp. Có những ngôi chùa nhỏ khác nữa trên đường nhưng không có tên tiếng Anh nên tôi cũng không rành lắm. Đi tiếp nữa, gặp tu viện của Japan-Srilanka, chẳng hiểu sao 2 quốc gia này giờ lại xây chung 1 tu viện ở đây nữa. Nhưng giờ đã trễ nên tôi cũng chỉ lòng vòng bên ngoài, chưa được vào viếng bên trong.

Chùa Mahaparinirvana và Stupa với hình dáng rất lạ phía sau

Đoàn người hành hương Srilanka thành kính quanh chùa Mahaparinirvana


Cũng theo con đường độc đạo này, đi tiếp sẽ đến những cánh đồng rồi mới đến 1 điểm đến thú vị khác của Kushinagar, nơi có di tích của 1 stupa lớn, Ramabhar Stupa, cao 15m, được xây bằng gạch đỏ trên địa điểm cho rằng là nơi ngày xưa đã làm lễ hỏa táng Đức Phật. Nhưng giữa đường đi, trời đã tối sập xuống, đường quê Ấn đêm ngày đông tối đen mờ mịt sương bay là đà... ngày đầu tiên vừa đến còn nhiều lạ lẫm nên cũng có chút hoang mang, bèn quay về, hẹn sáng mai sẽ quay lại viếng.


Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 31-12-2009   #5
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.209
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Kushinagar vốn là 1 làng quê nghèo, bây giờ vẫn còn nghèo. Từ con đường tỉnh lộ đi vào làng chỉ có 1 con đường nhựa độc đạo, còn các ngả rẽ đều là đường đất. Ở đây chỉ có các ngôi chùa là to lớn hoành tráng còn nhà cửa của người dân vẫn lụp xụp, xiêu vẹo. Dịch vụ du lịch cho khách hành hương cũng chỉ kéo theo được 1 cái khách sạn, Pathik Niwas, nhìn bề ngoài to to, mới mới nhưng bên trong cũng đã xuống cấp – nhưng dù sao cũng cao cấp hơn tiêu chuẩn của tôi rồi. Điểm đặc biệt là khách du lịch đến đây hầu hết là từ các nước Châu Á, theo Phật giáo. Trên đường phố, tôi cũng có thấy vài bạn “tóc vàng hoe” nhưng rất hiếm hoi.

Các kiến trúc mô phỏng 4 vùng đất Phật trong khuôn viên chùa Linh Sơn

Trên con đường, quanh các chùa, dân làng bày bán nhiều thứ trái cây rau quả, hàng hóa linh tinh… nhưng đặc biệt nhiều là các quà lưu niệm với những chiếc lá bồ đề, những postcard hình ảnh của ngôi chùa Mahaparinirvana, tượng Đức Phật đang nằm… và có rất nhiều ki-ốt kinh doanh dịch vụ gọi nhờ điện thoại, như ở Việt Nam một thời xa xưa lâu lắm.

Chuông đồng trong khuôn viên chùa Mahaparinirvana, do Đức Dalai Latma và cộng đồng Phật giáo Tibet kính tặng

Một ngôi chùa hay ngôi đền… tôi chỉ biết ký tự chữ “Om” trước cửa chùa, hay gặp ở Tibet & Nepal

Tượng Phật trong 1 ngôi đền nhỏ, kế bên 1 khu phế tích, ngay ngã rẽ trái để đi đến Ramabhar Stupa

Ở đây, buổi tối không có quán xá gì hết, chỉ có mấy quán bên đường nhưng vì đường nhiều bụi quá nên tôi cũng không dám ghé vào. Chỉ đi lơn tơn ngó nghiêng và đi tìm mua cái sim điện thoại có chức năng sms quốc tế. Hỏi thăm mãi mới mua được cái sim của Vodaphone và nhờ anh chàng bán sim kích hoạt cho nó được national-roaming (rút kinh nghiệm từ Trung Quốc), nếu không qua bang khác sẽ không xài được. Xong xuôi đi kiếm internet để chia sẻ niềm vui với bạn bè ở quê nhà về hành trình mới, thông báo số ĐT mới qua email để lỡ khi có việc cấp bách… nhưng than ôi, cả cái làng chỉ có 1 tiệm duy nhất, có 1 cái máy duy nhất, xài internet dạng dial, nối kết qua điện thoại, chậm rì rì và liên tục rớt lên rớt xuống. Rồi còn không cho cắm USB vào máy nữa, sợ virus (!). Thế là tan tành luôn net, vỡ toang giấc mộng copy hình vào thẻ… Mà đâu phải đơn giản là tôi biết được thông tin đó ngay từ đầu đâu. Trước đó, có phải đến là được ngồi vào máy liền đâu, phải chờ chú nhóc trông hàng (kiêm luôn nhiệm vụ photocopy) đi kêu, cả hơn 30p, “kỹ thuật viên” mới đến và cho tôi sờ vào máy. Hơi buồn cười một tý cho cường quốc hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin hén.

Chiều về trên những hàng cây sau chùa Mahaparinirvana

Xong xuôi (!) tôi lại ra đường nhưng chẳng có ai ngoài đường. Tôi ra cả đường cái chính nhưng cũng chẳng có ai bán buôn gì cả. Trời lại tối đen, đèn đóm chập chờn mờ mờ ảo ảo, chẳng biết làm gì cả, bia bọt thì không có chỗ nào bán, trừ trong cái khách sạn Pathik Niwas, lúc nãy có làm 1 chai nhưng giờ đóng cửa nhà ăn luôn rồi – đành về ngủ sớm. Đêm đầu tiên trên đất Ấn trôi qua nhẹ nhàng như vậy đó.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật sớm, vì ước muốn được đón bình minh trên đất Phật. Và tôi đã được toại nguyện, dù tôi có dậy trễ hơn nữa. Vì ở đây sương mù buổi sáng dày đặc nên khi mặt trời ló dạng (gọi là bình minh ấy mà) thì cũng đã ngang ngang ngọn tre rồi.

Tôi không biết nhà văn “chuyên trị” về Ấn Độ, Hồ Anh Thái có lấy ý tưởng gì về bình minh ở đâu đó để đặt tên cho các tác phẩm của mình hay không? Nhưng tôi tin chắc rằng tựa đề 1 tác phẩm của anh, “Trong sương hồng hiện ra”, nhất quyết là có lấy từ bình minh Ấn Độ. Bạn thử nhìn xem có phải không nhé.

Chùa Mahaparinirvana trong sương hồng và không gian yên tĩnh – như trong một cõi nào đó khác.

Rất hạnh phúc đắm chìm trong sương hồng ban mai, tôi lại lang thang vào chùa Mahaparinirvana. Trong sáng sớm, chùa yên bình hơn chiều qua rất nhiều và không khí lặng yên vắng vẻ buổi sáng sớm đã trả lại cho ngôi chùa không gian thật trang nghiêm thanh tịnh. Ngay trong chánh điện, nơi bức tượng Đức Phật tọa lạc, lúc này chỉ có mình tôi. Tôi kính cẩn quỳ xuống trước Người, trong một không khí thật tinh khôi và thanh khiết ban mai, tôi cảm thấy thật yên bình, hạnh phúc. Và tôi cũng cảm thấy rằng mình đã thật may mắn đã được đến đây, để quỳ trước Người.


Tượng Phật từ TK V trong chánh điện chùa Mahaparinirvana. Thật hạnh phúc được ở đây trong 1 sáng yên tĩnh.

Nhẹ nhàng rời khỏi chùa, tôi đi lang thang trong khuôn viên quanh chùa. Dù còn rất sớm và sương vẫn còn dày đặc, tôi thấy có rất nhiều vị tăng, sư nghiêm trang ngồi thiền trên các phế tích xưa quanh chùa. Trong sương hồng bãng lãng và trong cái im lặng không có cảnh mua mua bán bán lúc sớm, tôi yêu và kính làm sao hình ảnh những vị sư già nghiêm trang ngồi thiền trên những phiến gạch xưa cũ, dưới bóng bồ đề và sương nhẹ vây quanh… Không khí nơi đây giờ mới thoát tục làm sao.

Những vị sư già ngồi tụng niệm trong sương sớm

Trong sương mờ, những ngôi chùa cũng hiện lên mờ mờ với những nét đẹp rất riêng, rất khác chiều qua trong nắng muộn hay lúc hoàng hôn xuống trời mờ buồn… Tôi cảm thấy mình rất may mắn được đến đây, có 1 buổi sáng thoát tục như thế này ở Kushinagar, rất khó có lần thứ 2…


Thiện nam tín nữ của đoàn khách hành hương Srilanka chuẩn bị đến cúng dường ở chùa Mahaparinirvana

Tôi rời chùa, hướng về Ramabhar Stupa thẳng tiến. Trên con đường mai sớm, tôi lại gặp những thiện nam tín nữ Srilanka đang kính cẩn, nghiêm trang đi vào chùa để dâng lễ sáng. Tôi chân thành mong những điều tốt lành đến cho họ.
Càng đi xa chùa, tức là đi vào làng, nhiều cây cối, ven đường, 2 bên là cánh đồng mía cao rậm rì nên sương càng nhiều hơn, càng dày hơn. Mặt trời lúc này cũng đã lên cao, sương càng hồng thắm hơn, rực rỡ hơn. Tôi đi vào con đường sương, như vô định, như tự trôi về cõi nao thâm nghiêm huyền bí. Con đường sương vắng tanh, tôi lang thang một mình, chỉ có những chiếc xe đạp của những người dân, chầm chậm lướt qua, đi vào trong màn sương, rồi như tan biến vào trong sương…


Con đường chạy hun hút trong sương hồng. Một mình tôi lang thang trên đó. Cô đơn nhưng hạnh phúc.

Tôi đến Ramabhar Stupa lúc chưa có đoàn khách nào đến, dù tôi phải đi bộ gần 20p, còn khách hành hương thường đi theo xe đoàn. Trong khu vườn quanh stupa chỉ có những vị sư đang trang nghiêm ngồi thiền, tụng kinh... Nhẹ bước một vòng quanh stupa, tôi chọn 1 góc vắng, khẽ khàng ngồi trên đám cỏ xanh mềm còn lung linh sương sớm. Ngồi xuống, chẳng nghĩ gì, thật lâu.


Stupa yên tĩnh trong nắng sớm – chỉ có các vị tăng sư nghiêm trang ngồi thiền và tụng niệm.

Stupa này được xây bằng gạch đỏ, trên vị trí được cho là nơi ngày xưa đã làm lễ hỏa táng Đức Phật, sau khi ngài nhập cõi Niết Bàn. Không đọc được ở đâu là ngôi stupa này được xây dựng từ năm nào nhưng cũng đã cổ xưa lắm rồi. Những viên gạch đỏ cũng đã nhẵn mòn vết thời gian, đẹp lạ thường trong sương sớm.


Những đoàn khách hành hương bắt đầu làm lễ quanh stupa

Những sắc màu đơn sơ nhưng phối nên một một bức tranh đẹp thuần khiết

Khu vườn quanh stupa có 1 góc trồng nhiều cây bồ đề. Nơi góc vườn tôi đang ngồi bỗng dưng có vài chiếc lá, vẫn còn xanh, chao nghiêng là đà và rơi xuống, cùng sương, khi một cơn gió mai lành lạnh ùa về. Tôi nhặt lấy những chiếc lá bồ đề, còn lóng lánh những giọt sương mai li ti, trong khu vườn thiêng, nhẹ ép vào cuốn L.P, để chúng đi cùng tôi suốt cuộc hành trình – và cả đến hôm nay.
Tôi rời Ramabhar Stupa khi sương đã tan và những đoàn khách hành hương đã bắt đầu kéo đến. Trên đường lang thang đi bộ về, khi đang ngó nghiêng 1 cái quán tre nho nhỏ bên đường, thì có một bác gái người Ấn đã chân tình chạy ra nắm tay tôi, dắt vào quán, kêu tôi ngồi trên chiếc sạp tre cũ kỹ, dọn dẹp cho tôi mấy món nho nhỏ ăn sáng, rót trà sữa cho tôi, chăm sóc tôi như 1 đứa trẻ bơ vơ. Lúc đầu tôi hơi bỡ ngỡ, nhưng sự chân tình đã làm tôi mạnh dạn hơn, nhưng rất tiếc là tôi chỉ biết cười và giao tiếp bằng tay thôi. Sau đó, bác có tính cho tôi 1 số tiền, rất ít, tôi chẳng nhớ, đâu chừng 20-30Rp, nhưng sự ấm áp của buổi sáng hôm đó, bây giờ tôi vẫn nhớ.


Trên đường về lại, tôi cũng có ngang qua khu Chùa Thái, có kiến trúc rất đa dạng và đẹp dù chỉ nhìn từ xa xa bên ngoài, nhưng tôi hơi ngạc nhiên vì thấy cách quản lý ở đây khác hẳn những ngôi chùa khác trên đất Thái mà tôi đã từng viếng thăm – hầu như luôn rộng mở cửa cho khách thập phương bất cứ giờ nào. Ở đây, chùa có giờ đóng, mở cửa rạch ròi và giờ mở cửa buổi sáng là 9.00g. Giờ còn rất sớm, tôi không thể đợi đến mãi 9g, nên tôi đi tiếp và cũng không chắc là mình sẽ quay lại sau 9 giờ.


Học sinh trong vườn chùa Linh Sơn

Mô hình các Di tích Phật giáo trong chùa Linh Sơn, cái tháp màu hồng là mô phỏng Đại Bảo Tháp ở Bodhgaya, nhưng tháp gốc thì màu trắng chứ không phải hồng

Trở về Kushinagar, tôi đi lang thang viếng thăm lại một số ngôi chùa, rồi lang thang phố xá, nhưng chẳng có gì mới vì phố chỉ là con đường ngắn, đâu hơn 500m. Tôi lại quay về Linh Sơn, lang thang trong chùa chụp hình chùa và các trẻ em mà chùa đã tài trợ cho việc học hành, đang có buổi học ngoài sân ở đây. Tôi cũng không gặp được sư cô Trí Thuần, trụ trì chùa – hình như sư cô đã đi công việc Gorakhpur. Anh Minh Tâm của tôi thì giờ đã biến mất, chắc cũng ngại gặp tôi.

Thông tin về hoạt động của chùa Linh Sơn

Trong chánh điện của chùa Linh Sơn

Tôi vào chánh điện vắng vẻ, thành tâm khấn vái rồi nhẹ nhàng rời chùa, ra đường đón xe về lại Gorakhpur.

Nắng sớm đã lên ngập tràn con đường cây xanh của Kushinagar. Tôi chia tay vùng đất Phật thiêng liêng và mang theo mãi cảm giác yên bình thanh thoát của 1 buổi sáng Kushinagar chợt trở lại thoát tục, tinh khôi, như ngày xưa, trong sương hồng ban mai, bồng bềnh...
Như vậy, tôi vừa đặt chân xuống miền đất huyền thoại Varanasi khi ngày mới vừa sang được 10p, lúc 12.10pm.


Rời Kushinagar trong 1 sáng nắng vừa lên ngập tràn phố phường, tôi về lại Gorakhpur ồn ào náo nhiệt người đông mà bò cũng đông. Đến nơi, tôi vào ga, nhờ dì người Ấn mua giúp vé chuyến tàu gần nhất, lúc 2.30pm, cho dù dì ấy nói là “mày không nên đi tàu đấy vì nó hơi phức tạp”. Nhưng vì đó là chuyến tàu gần nhất, hơn nữa là nếu đi chuyến tàu này tôi sẽ đến Varanasi vào khoảng 8-9 giờ tối nên sẽ thuận tiện cho việc tìm nhà nghỉ ở khu bờ sông… nên tôi vẫn nhất định sẽ đi chuyến tàu này. Có điều tôi hơi ngạc nhiên khi giá vé chỉ có 33Rp # 11.000VND cho đoạn đường 6 giờ đồng hồ (có cộng thêm 20Rp phục vụ phí, ghi rõ ràng trên vé), trong khi đó giá thấp nhất theo LP là khoảng 70Rp. Mọi chuyện cũng bắt đầu từ đó.


Gần tới giờ khởi hành, tôi đến chào dì người Ấn, lấy cái balo đã gửi và lên đường. Trước khi đi, tôi quay lại hỏi dì là vé này sao không ghi toa nào và sao không có số ghế. Dì cười và bảo, “mày muốn ngồi bất cứ chỗ nào thì ngồi”. Tôi cũng hơi ngạc nhiên nhưng cứ nghĩ đây là cách của tàu Ấn Độ, vì đây là chuyến đi đầu tiên của tôi bằng xe lửa trên đất Ấn mà. Thế là cười thật tươi, cám ơn dì lần nữa, tôi thẳng tiến, hòa cùng đoàn người đang rầm rập trên ga, tiến về phía con tàu của mình, đang nằm chen chúc với cả mấy con tàu khác trên cái sân ga có đến mười mấy cái đường ray này.


Hỡi ôi, sau khi chìa cái vé ra và hỏi đúng có phải đây là con tàu đi Varanasi không, với 3 người, cho nó chắc. Tôi bắt đầu leo lên tàu, dù còn hơn 30p nữa mới tới giờ tàu chạy. “Pà Mẹ Việt Nam anh hùng ơi!”, các toa tàu chất cứng người ngồi nằm la liệt. Thôi chết rồi, tôi đi phải tàu chợ rồi. Nhưng sao bây giờ, cùi thì đâu còn sợ lở, tôi chơi luôn. Thế là vác balo đi hết toa này đến toa khác, nơi đâu cũng chen kín người. Tôi cũng đã bắt đầu tính đến chuyện trải báo xuống sàn ngồi thì đến toa gần cuối, gặp 1 băng ghế còn thưa, bèn hỏi. Té ra là ghế kín rồi, nhưng mấy ku con trai trong nhà đang đi lòng vòng đâu đó, còn lại các dì đang giữ chỗ cho con cái. Mệt quá tôi đứng thở một tý rồi tính đi tiếp thì mấy anh trai trong nhà kêu tôi lại và bảo tôi ngồi xuống. Mừng quá trời đất luôn, cám ơn rối rít xong, tôi ngồi ngay xuống, sợ họ đổi ý!?
Tàu khởi hành, đúng giờ khi trên vé làm tôi mừng thầm. Nó đi đúng giờ như vậy, chắc tới nơi cũng đúng giờ thôi. Thế là yên tâm vụ nhà trọ nghỉ ngơi ở Varanasi rồi, bắt đầu lôi sách ra đọc. Toa tàu bây giờ đã chật kín người ngồi nằm, cả đứng bên cửa toa xe nữa… Vấn nạn kế tiếp của tôi là vấn đề đi “xì trum”. Bạn nào đi tàu Ấn Độ rồi thì biết toilet của nó như thế nào, chưa kể đây là toilet của tàu chợ. Nhưng vấn đề của tôi không phải ở đó, mà là cái balo của tôi ai sẽ trông khi tôi đi vào nơi ấy. Không lý mỗi lần đi lại vác cái balo đi, rồi nếu vác cái balo đi người ta tưởng mình đi luôn, xí chỗ của mình thì sao…? Thế đành tiến hành 2 việc, nhịn là việc đầu tiên, việc thứ 2 là lúc nào nhịn hết nổi phải tranh thủ lúc nào tàu đang chạy nhanh vội vã chen lấn chạy tọt đến toilet rồi nhanh chóng quay về. Vì hy vọng tàu đang chạy nhanh thì sẽ không ai ôm cái balo mình nhảy tàu được… Thật khổ cho những người đi bụi một mình là vậy đó.


Tiếp đến là tàu chạy chậm rì rì, dừng lại ôi thôi là nhiều chỗ, mà nào tôi có dám rời khỏi chỗ ngồi đâu. Cứ ngồi chết gí một chỗ nhìn thiên hạ đi lên đi xuống mà thèm. Nhưng việc đó không quan trọng bằng việc đã hơn 8pm rồi 9pm… mà Varanasi đâu vẫn chưa thấy. Hỏi thăm thì biết là còn xa lắm. Tôi cứ thấp thỏm bồn chồn, đến ga nào tôi cũng hỏi có phải là Varanasi hay không, cho mãi đến gần 12 giờ đêm, khi con tàu bắt đầu tiến vào nơi đèn đuốc bắt đầu xanh xanh đỏ đỏ thì mới yên tâm chút chút, Varanasi đây rồi!

Ở băng ghế kế bên có 1 anh là bác sĩ, rất tử tế hỏi han tôi đi đâu, về đâu. Khi biết rằng tôi sẽ đến khu nhà nghỉ ở gần bờ sông anh ta rất lo ngại và cho tôi số điện thoại, nói là “mày có rắc rối gì hay không kiếm được chỗ ở thì gọi lại cho tao”. Mà ai chẳng biết là khu gần bờ sông đó nổi tiếng phức tạp trên toàn cõi Ấn Độ….


Cám ơn anh trai Ấn, sửa sang lại y trang, hành lý, tôi nhảy xuống tàu theo dòng người ùa ra cổng, đi qua cái sảnh của nhà ga, nơi dân tình Ấn Độ đang nằm la liệt mà tôi bùi ngùi thương cảm. Có đâu ngờ, mai mốt tôi cũng như họ, la lết ở sân ga. Không biết lúc đó có ai thương cảm cho tôi không?


Ra khỏi ga lúc đã gần 12.30 giờ đêm, tôi rẽ trái đi ra xa xa ga để kiếm một chiếc xe lôi đạp. Mấy anh ku Ấn Độ đón khách ở gần ga chặt chém ghê quá nên tôi đi xa hơn nữa, gặp 1 bác già già, có vẻ tử tế hơn. Cũng may là từ chiều tôi đã gọi điện thoại đặt chỗ ở 1 nhà nghỉ ở đây (Yogi Lodge) nên giờ móc điện thoại, gọi anh chủ nhà nghỉ, rồi đưa điện thoại cho bác xe lôi xí lô xí là. Xong, leo lên xe ngồi thẳng tiến về khu bờ sông.


Bạn nghĩ sao khi ngồi trên xe lôi lóc cóc chạy giữa đêm lành lạnh, vắng tanh vắng ngắt, đường phố đèn đuốc chập chờn ở 1 thành phố xa lạ vốn nức danh vì sự phức tạp. Thú thật là ban đầu tôi cũng hơi rờn rợn khi thấy chẳng có ai trên đường phố. Mà tôi cũng không nghĩ Varanasi nó vừa hoang vắng vừa cũ kỹ xập xệ như vậy, vì cứ tưởng ít ra nó cũng cỡ Calcutta ngày xưa tôi đến chứ. Nhưng lòng cứ nghĩ mình “nothing to loose” nên chơi luôn. Đến khu bờ sông, mọi việc đỡ hơn vì đèn đuốc sáng choang nhưng lại bị chèo kéo bu níu trên mức nhiệt tình của các cò nhà nghỉ, cho dù bác tài xe lôi đã nói rõ với họ là tôi đã có nơi nghỉ. Thấy đám cò bu đông đông, cũng hơi hãi, tôi nhờ bác tài cùng tôi đứng chờ đến lúc anh chủ nhà trọ ra đón. Mãi lúc sau anh ấy mới ra và tôi lại lóc cóc vác balo đi theo anh ấy vào con hẻm nhỏ, vòng vèo quanh co (mà sáng hôm sau tôi đã lạc khi đi ra phố) để đến nhà nghỉ Yogi Lodge.


Leo lên cái phòng dormitory 6 giường nhưng chỉ có 1 mình tôi, tôi vật ra, lăn đùng xuống giường và chìm sâu vào giấc ngủ nhiều mộng mị của ngày đầu tôi đến bên “sông Hằng mẹ tôi”!


Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-01-2010   #6
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.209
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Về chùa Linh Sơn ở Kushinagar, rất dễ tìm. Khi xe bus từ Gorakhpur đến Kushinagar, sẽ bỏ bạn xuống ở ngã 3 (có cái cổng chào, trong bài trước bpk có đưa hình lên đó). Bạn đi bộ vào làng, sau khoảng 200-300m bạn sẽ thấy bên tay trái có cái chùa hơi giống chùa Tàu (vì không có chữ tiếng Việt trước cổng). Đó cũng là cái chùa đầu tiên bạn sẽ gặp, do vậy bạn khó có thể nhầm lẫn được. Vì trong L.P không có bản đồ Kushinagar nên có lẽ bạn thấy hơi hoang mang ban đầu, nhưng đến nơi, nó nhỏ xíu à, nên bạn đừng ngại.

Ở Lumbini (Nepal) cũng có 1 ngôi chùa Linh Sơn khác cũng rất to lớn, nhưng hôm bpk ghé Lumbini thì chùa Linh Sơn đó đóng cửa để tu sửa nên bpk không vào được. Ngoài ra, trên đường từ Bhairawa (hầu như là điểm dừng bắt buộc để chuyển xe trước khi đến Lumbini) vào Lumbini, bên tay phải, bạn sẽ thấy 1 Cô Nhi Viện (có ghi tiếng Việt) của Chùa Linh Sơn. Nếu bạn có thời gian và quan tâm, bạn cũng có thể ghé thăm. Chừng nào bạn đi Ấn vậy?

Chiều hôm qua tôi nhịn đói trên tàu vì đâu có chuẩn bị gì, mà cũng đâu có ngờ tình hình lại bi đát giống vậy. Mà thỉnh thoảng tàu ngừng ở các ga thì thiên hạ có xuống mua lấy cái gì đó để chén nhưng tôi thì lo ngồi ôm cái balo có dám đi đâu đâu. Xuống tàu lúc khuya, lo tìm đường về nhà trọ, đến nơi, làm thủ tục giấy tờ … xong xuôi lên phòng là 1.30am, chính xác luôn. Giờ đó thì còn ăn uống gì nữa, do vậy trong giấc ngủ chập chờn, có tiếng kêu gào sùng sục của cái bụng rỗng. May mà tôi cũng đã quá quen với chuyện này, đôi lúc đi chơi bụi cũng là 1 phương thức điều trị béo phì hữu hiệu, sao ai đó lại không thử ta?


Varanasi nổi tiếng về nhiều điểm nhưng có 2 thứ mà LP hay bất cứ các sách, tour du lịch nào cũng khuyến cáo nên tham dự, đó là tour đi thuyền trên sông, lúc bình minh và lúc hoàng hôn. Biết là vậy, nhưng sáng hôm sau, tôi vẫn không thể dậy sớm được để đi ngắm bình minh, dù tôi đã thức giấc rất sớm. Bị đánh thức, bởi những chú bò. Yogi Lodge nằm trong 1 con hẻm rất nhỏ, bề ngang khoảng 1m, vậy mà có nhiều chú bò lang thang vào tận đây. Đêm qua, lúc đi theo anh chủ nhà trọ, tôi đã rất vất vả để tránh những bãi phân bò to tướng nằm chình ình trong ngõ nhỏ tối đen tối mù. Trước Yogi Lodge là 1 cái giếng xưa, hơi rộng rãi nên có 1 -2 chú bò cứ tập trung nơi đây. Không biết vì lạnh, đói hay cô đơn mà những tiếng rống của các chú lúc sáng sớm nghe rền vang như những trái đại bác bắn phá vào giấc ngủ chập chờn của tôi.


Lý do tôi quyết định không đi thuyền ngắm bình minh trên sông sáng nay là vì còn quá lạ nước lạ cái với vùng đất này. Tôi cần có thời gian để tìm hiểu, làm quen trước, vả lại, tôi vẫn còn nhiều thời gian ở đây mà. Do vậy, tôi chỉ rời nhà khi trời đã sáng hẳn, dù sương vẫn còn đôi chút đó đây. Từ nhà nghỉ, dù có bản đồ, tôi vẫn đi lạc khi ra phố. Và để cho chắc ăn, từ ngoài phố, tôi hỏi anh cảnh sát chỉ đường tôi vào lại nhà nghỉ và tôi đã đi ra đi vô 2 lần, chọn 1 vài điểm mốc để khỏi lạc nữa. Rồi sau đó, tôi mới bắt đầu lững thững đi xuống bờ sông, viếng thăm sông Hằng huyền thoại – đã nhiều lần tôi mơ.

Sông Hằng trong một buổi sáng mùa đông


Việt Nam Phật Quốc Tự và cổng chùa ở Lumbini
Con đường từ ngoài đường vào Yogi Lodge đi ngang qua 1 cái chợ mà đêm qua tối thui, tối mò tôi đâu có biết. Đổ ra ngoài đường, rẽ trái vài chục bước là đi xuống bờ sông mà lúc đầu tôi lại không biết cứ đi ngược lại, sau thấy đoàn khách Tây già đang ngoan ngoãn xếp hàng theo 1 bạn cầm cờ đỏ đi về hướng đó, tôi mới lon ton đi theo, chẳng mấy chốc đã đến bờ sông, ngay Dashashwamed Ghat. Như vậy, từ nơi tôi trú ngụ đi ra đây cũng rất gần. (Thực ra có rất nhiều đường hẻm thông vào Yogi Lodge. Tối hôm qua, anh chủ nhà trọ muốn tôi đứng tại Đền Vàng để anh ra đón, vì chỗ đó khuya vẫn đông người và để tôi dễ hỏi đường người ta đến ngôi đền đó mà thôi.)

Đường phố Varanasi khu gần bờ sông đông đúc nhờ sự đóng góp của những chú bò (có đến 2 chú trong hình này đấy)


Đường phố đông đen lúc sáng sớm và có cả các chú bò cũng tham gia góp phần làm đường phố thêm đông. Rất nhiều tiếng người chèo kéo du khách trước các cổng xuống ghat, may là tôi đi một mình, lại nhỏ con so với người Ấn nên tôi giả điếc làm ngơ nhanh nhẹn lướt tọt qua các tay cò, đủ thứ loại, để xuống đến bên bờ sông.

Sông Hằng trong chút sương muộn, những còn đò vẫn ngược xuôi đi về trên sông

Một trong những bến đò nơi bờ sông, giờ thì lặng lẽ, để trở nên ồn ào nhộn nhịp lúc ngày lên hay khi đêm xuống


Sông Hằng đây rồi, nhưng sao không giống như tôi đã từng nghĩ (ở nhiều năm trước thôi, còn thời gian gần đây, khi lang thang qua con sông thiêng Bagmati, Nepal, thấy L.P. so sánh sự ô nhiễm giữa sông Hằng và sông Bagmati thì tôi cũng đã nghĩ khác rồi). Sông rộng nhưng không xanh trong mà đùng đục, không phải cái đùng đục mạnh mẽ kiểu phù sa của dòng Cửu Long mà cái đục vì có nhiều rác và bụi bẩn – tôi cảm nhận như vậy. Bên bờ sông vẫn có nhiều những người dân rất thành kính tắm rửa ngụp lặn mê đắm trên sông. (Theo LP, giờ đây dường như không có oxy hiện diện trong nước sông Hằng, nhất là đoạn chảy qua Varanasi. Cũng theo LP, trong 100ml nước sông Hằng có đến 1,5 triệu vi khuẩn coliform, mà tiêu chuẩn nước an toàn chỉ để tắm thôi là số vi khuẩn này phải ít hơn 500 con/100ml.). Phần lớn những người dân đang tắm bên sông ở đây đều đi từ nơi xa đến. Họ thường đi cả gia đình và tất cả đều rất vui vẻ tắm rửa, gột sạch những tội lỗi và cả bụi trần trên dòng sông linh thiêng.


Hạnh phúc gột rửa bụi trần trong dòng sông thiêng

Các holyman bên bờ sông


Đi lang thang bên bờ sông, tôi lại thích những tiểu tiết nhỏ như cây bồ đề "cổ thụ" mọc trên vách tường đá này. Có khác gì cuộc chiến giữa cây & đá ở Angkor đâu?


Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-01-2010   #7
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.209
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
P/S: Tip cho bạn: Nhân nhắc đến chuyện cò mồi ở Varanasi, bạn có biết tuyệt chiêu tôi sử dụng trong thời gian ở Varanasi không? Nếu im lặng mãi vẫn không từ chối các cò được, tôi cứ lắc đầu và “No speak Enghlish!” rồi bỏ đi. Chiêu này rất hiệu quả vì tất cả các bạn cò mồi từ bán cần sa, đến massage, đến đi thuyền, đến… đều bắt đầu bằng câu chào “Where are you from? How are you doing?....” Rồi sau đó là gạ gẫm đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, mà cứ đi 3 bước là gặp. Do vậy, nếu không có ý định làm phóng sự tìm hiểu cuộc sống nơi đây thì tốt nhất nên thô lỗ 1 tý, từ chối cuộc giao tiếp ngay từ đầu. Thật đó. Thêm 1 màn nữa là ở đây, sau câu chào là họ đưa tay ra bắt tay mình, mà mình có biết tay họ sạch hay không sạch, nhất là ở thời buổi vi trùng virus, cúm chim, cúm heo... này nữa. Do vậy cứ bơ bơ giả vờ lơ ngơ như con gà mái tơ, rồi lượn, là yên thân.
Sáng nay, ý định chính của tôi là ra thăm sông Hằng, lần đầu tiên trong đời, để được tận mắt nhìn thấy con sông đã đi vào huyền thoại, thơ ca... Và tôi đã đến đây rồi. Thơ thẩn bên sông, tôi nhìn trời, nhìn đất, nhìn sông, nhìn người, nhìn cuộc sống nhộn nhịp bên sông, bên đời… nhìn sông Mẹ có lẽ đang ngày càng trĩu buồn vì gồng gánh mỏi mệt những tội lỗi, những bụi bặm trần gian ngày càng dồn dập về như lũ mùa vì những cuộc mưu sinh, cạnh tranh, bon chen mà người hiền ngày càng khó sống, của cuộc đời ngày càng phàm tục, càng nhiều tham vọng, dày mưu mô… mà con người đã trút xuống dòng sông, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Người đến rồi về thơ thới hân hoan trong thân xác tươi mới nhẹ nhõm, tội lỗi để lại bên bờ sông, trong lòng sông, để rồi, chính con sông lại chở nặng những tội đày, oằn mình chảy … Chảy đến bao giờ sông ơi? Bao giờ sông lại trong? Đến bao giờ…?


Lòng vòng bên bờ sông, không dự định lang thang nhiều, nên sau khi quanh quẩn ở gần khu Dashashwamed, tôi rẽ trái đi dọc bờ sông tiếp để đi từ cái ghat nổi tiếng nhất dọc bờ sông Hằng ở Varanasi, ghat Dashashwamed này, đi qua vài ghat có niên đại từ những năm 1.600 để lên đến ghat Manikarnika, ghat làm lễ hỏa táng lớn nhất ở Varanasi. Các ghat này do các quốc vương hoặc các quận công giàu có xây dựng nên trong vài trăm năm gần đây. Tuy không mang lại được kiến trúc huy hoàng của thành Varanasi của 3.500 năm về trước, nhưng những chiếc ghat với các kiến trúc độc đáo này đã làm cho Varanasi đã mang một vẻ duyên dáng bên sông rất lạ.


Tôi muốn đến Manikarnika, sau khi đã viếng thăm sông Hằng để tìm hiểu, chiêm nghiệm thêm về tập tục hỏa táng của người Hindu, … Trước đây vài tháng, tôi có một người bạn, nữ, cũng từng đi đến Varanasi 1 mình, đã ngồi bên bờ sông ở ghat Manikanika cả ngày trời, để chiêm nghiệm về sự ngắn ngủi của một kiếp người. Khi về Sài Gòn, bạn có chia sẻ lại cảm nhận về “cuộc sống sao mà phù du” ngay lúc đó của bạn, và cả việc bạn bỏ cơm cả mấy ngày sau mỗi khi liên tưởng đến mùi mỡ người cùng khói bốc lên đậm đặc, quẩn quanh hoài ở 1 khúc sông... Cũng “may” (?!) là tôi đã từng ngồi cả buổi để quan sát nghi lễ hỏa táng ở bờ sông thiêng Bagmati, kế bên đền Pashupatinath, Kathmandu, nên tôi cũng bớt lạ lẫm hay ít bị sốc, chỉ có chút ngạc nhiên về 1 điều khác. Ở Nepal, người ta xây từng bệ xi măng hay bê tông bên bờ sông và thủ tục được tiến hành trên đó nên mọi thứ trông gọn ghẽ, tươm tất. Còn ở đây, người ta chất củi thành từng ụ bên bờ sông, rồi cứ thế mà đốt, luân phiên hết chỗ này chuyển qua chỗ khác rồi quay lại chỗ cũ, nên trông bờ sông nơi tiến hành nghi lễ hơi lộn xộn và ít vẻ trang nghiêm.


Ghat Manikarnika, nơi tiến hành nghi lễ hỏa táng lớn nhất ở Varanasi



Thêm 1 điều khác nữa là ở đây cấm chụp hình, (bị bắt sẽ phạt tiền rất nặng) không như bên Nepal, bạn có thể chụp hình tự nhiên (đừng quá thô lỗ, lăng xăng chạy tới chạy lui chọn góc hình đẹp (!?) lúc tang gia bối rối… là được). Rồi thêm 1 điều nữa là ở đây luôn có các cò từ gạ gẫm đến dụ dỗ rồi hù dọa khách về việc mời đến nơi có vị trí tốt để xem các nghi lễ này, không được thì hù dọa là cấm không cho người ngoại đạo vào xem… Nhưng tôi cứ lờ đi tất cả để đến tận nơi. Và khác với ở Nepal, khách chủ yếu ngồi từ bờ sông bên này nhìn sang lễ hỏa táng bên kia (sông rộng chừng 8-10m, cỡ kênh Nhiêu Lộc), còn ở đây, thiên hạ (nhất là mấy bạn khoai Tây) xông đến đứng ngồi rất gần nơi làm lễ, làm bpk cũng tò mò lân la theo đóm ăn tàn ghé đến gần hơn, nên cảm giác lại “thật” hơn, nặng nề hơn và ám ảnh nhiều hơn khi nhìn thấy rất gần mọi công đoạn, quá trình của việc hỏa táng, có khi chỉ cách 3-4m trước mắt mình. Rất ấn tượng và ám ảnh khi nhìn những thân xác vừa mới đó, giờ đang cháy đen, rồi thành tàn tro trong củi lửa đang phừng phực suốt ngày đêm nơi đây... Các nghi lễ hỏa táng cho từng người có phân biệt khác nhau bởi gỗ tốt gỗ xấu, có bổ sung gỗ có hương liệu hay không… nhưng mỗi một phận người giờ chỉ cần vài ba giờ đồng hồ là về với đất trời, với sông Mẹ… Sao vẫn còn mê mải!

Tôi ngồi lặng bên bờ sông, sông Hằng vẫn lờ lững chậm trôi trong 1 buổi sáng trời đùng đục không có nắng. Trên dòng sông xám, nhiều con thuyền nhỏ to ngược xuôi qua lại, đi về. Có những đoàn khách tham quan lặng lẽ quan sát, để có thể hiểu được phần nào cuộc sống tâm linh huyền bí nơi đây, có những con thuyền nhỏ chở đầy hàng hóa của những người dân đang bán buôn kiếm sống tất tả ngược xuôi, có những con thuyền chở đoàn người hành hương vui mừng hát ca rộn ràng trên dòng sông thiêng liêng họ mơ được viếng 1 lần trong đời, rồi có chết cũng mãn nguyện…. Nhưng cũng có những con đò nhỏ lặng lẽ chầm chậm trôi trên sông, theo sau là thật nhiều những chú chim bay lượn dập dìu. Hỏi han và nhìn kỹ mới biết, đó là những chiếc thuyền đi rải tro tàn của những phận người đã không đến được sông thiêng trước khi mất. Không phải ước nguyện 1 lần đến sông Hằng nào ai cũng sẽ có, không phải ước mong khi mất được hỏa táng bên bờ sông thiêng ai cũng làm được… do vậy, để thỏa ước nguyện được đến sông Hằng, trở về với cát bụi, với Mẹ sông Hằng, nhiều người đã mang tro tàn của những người thân từ xa xôi đến đây, rải trên sông Hằng, để thỏa ước nguyện cuối cùng của người thân, để người ra đi được hạnh phúc trở về bên sông Mẹ. Ngoài kia thuyền đang trôi hay sông đang trôi...? Ra đi hay trở về…? Hay ra đi để trở về...?


Những con đò lặng lẽ rải tro tàn của những kiếp người trên sông Mẹ.


Lang thang bên sông Hằng trong 1 buổi sáng với quá nhiều cảm xúc lộn xộn và như đang muốn vỡ òa trong tôi, rất lâu mà tôi vẫn chưa “định thần” lại được. Do vậy, tôi rời bến sông, leo lên 1 cái nhà hàng ở sân thượng của 1 tòa nhà cao tầng cũng ngay bên bờ sông. Nhưng sao ở đây bỗng như ở 1 thế giới khác, khi những thứ lao xao, ồn ào,… giờ cứ chậm chậm im tiếng… trôi từ từ bên dưới, rất xa, như tôi đang xem 1 cuốn phim chiếu chậm nào vậy… trên 1 khung nền xám của sông Hằng một sáng mùa đông, nắng còn ngủ muộn trong mây…

Quán trên cao thoáng đãng, như tách xa khỏi bờ sông ồn ào xô bồ bên dưới

Nhìn xuống sông Hằng xa xa vẫn còn mờ mờ trong sương muộn

Các kiến trúc bên bờ sông nhìn từ quán. Kiến trúc đặc sắc của các ghat tạo cho bờ sông Hằng có nét lôi cuốn rất riêng.

Có những chú chim xanh cứ hồn nhiên vui đùa giữa chút sương mỏng và những làn khói bay lên từ các ghat đang làm nghi lễ hỏa táng. Có phải là chim Vàng Anh của ai đó còn vấn vương?



Tôi đã có 1 bữa sáng tươm tất đầu tiên, kể từ lúc sang đến Ấn Độ đến giờ, ở đây. Thong thả nhấp từng ngụm café ấm áp, trong gió sáng mát lạnh nhè nhẹ trên cao, tôi để những cơn gió lành mang đi bớt những cảm xúc ngập tràn, thanh thản ngắm sông Hằng mờ xa, trôi chầm chậm như đang sắp ngừng trôi, bên dưới, suy nghĩ về các dự định của hôm nay và những ngày sắp đến. Để lòng nhẹ hơn, tôi quyết định sẽ đi đến viếng miền đất Phật Sarnath (Vườn Lộc Uyển) ngay bây giờ, trước khi quay lại tiếp tục khám phá miền đất huyền bí Varanasi. Đây là điều tôi vẫn thường cố gắng làm, mỗi khi lòng có quá nhiều tội lỗi hay nhiều vấn vương, xáo trộn… tôi cần được đến dưới bóng từ bi, để lòng tịnh lại, tâm an hơn…

Thật lạ, Varanasi là thánh địa của người Hindu với dòng sông Hằng linh thiêng, cũng là nơi gần kề với Thành Xá Vệ, tên tiếng Anh là Sarnath, 1 trong 4 vùng đất thiêng của Phật giáo, nơi ngày xưa Đức Phật đã giảng kinh, thuyết pháp cho rất nhiều tăng sư cũng như những người mộ đạo, ngay sau khi Ngài đắc đạo tại Bodhgaya. Đây cũng là nơi vào TK III trước Công Nguyên, Quốc vương Ấn Độ Ashokar đã cho xây dựng những tu viện, bảo tháp to lớn, cùng trụ đá với những sắc dụ nổi tiếng của ông. Vào những năm 640, cao tăng Huyền Trang của nhà Đại Đường cũng đã đến viếng miền đất thiêng Sarnath này. Lúc này, Phật giáo còn đang hưng thịnh ở Ấn Độ, nơi đây còn có tòa bảo tháp cao 100m, nhiều tu viện to lớn với hơn 1.500 tăng sĩ cư ngụ… Sau đó là thời gian suy thoái của đạo Phật tại đây, những đạo quân Hồi giáo đã tràn qua tàn phá và hầu như đã phá hủy sạch sẽ nơi đây. Thành phố Sarnath cũng biến mất, không còn cư dân sinh sống. Mãi đến năm 1835, những nhà khảo cổ học người Anh mới khám phá, phát hiện và khai quật lại thời vàng son lộng lẫy của Sarnath.


Nằm cách trung tâm Varanasi khoảng 10km, từ bờ sông Hằng, bạn có thể đi taxi hoặc xe lôi máy lên đến tận Sarnath, với giá khoảng 200Rp. Nếu không, bạn đi xe lôi đạp (30Rp) lên đến bến xe bus đi Sarnath, nằm ngay trước ga Varanasi, đi xe bus mất thêm 10Rp nữa sẽ đến nơi. Dĩ nhiên là tôi đi bằng phương tiện này. Đi xe lôi đạp chầm chậm ngắm nghía phố phường Varanasi xem sao, vả lại tôi còn phải quay lại ga Varanasi chuẩn bị vé, hỏi thăm thông tin đi Gaya nữa, nên đi xe lôi là thích hợp nhất, lại tiết kiệm nữa (mách nhỏ, bia ở đây đắt gấp đôi bên Nepal, nên cần phải tiết kiệm mấy khoản khác nhiều hơn nữa (!)).


Đường phố Varanasi, đoạn vừa ra khỏi khu bờ sông – đông ơi là đông

Lên chút nữa thì đường vắng hơn, giờ thì các chú bò thiêng cứ xem đường là nhà, thảnh thơi nằm nhai cỏ. Cái xe có tên Rickshaw mỹ miều trong L.P là cái xe lôi đạp này đây. Tôi cũng đang ngồi chễm chệ trên đó nhưng 2 tay ôm khư khư cái túi xách và cái máy chụp hình vì Varanasi cũng có tiếng về nạn giựt dọc.

Chiếc xe bus đến Sarnath lúc mặt trời cũng đã lên khá cao, bỏ tôi xuống ngay ngã 3 vào khu di tích với con đường vào thị trấn, vì xe còn đi tiếp 1 đoạn vào phố. Tôi hân hoan nhảy xuống miền đất linh thiêng. Như vậy, tôi đã may mắn đến được vùng đất thiêng thứ 3 của Phật giáo, sau Lumbini và Kushinagar. Niềm tự hào và hạnh phúc chợt ùa về trong tôi. Xin chào vườn Lộc Uyển, chào Sarnath

Thay vì đi thẳng vào trong thành xưa Sarnath, bây giờ tôi lại đi ngược đường trở ra, vì lúc nãy trên đường xe chạy, tôi có thấy có 2 khu di tích trông cũng rất lôi cuốn. Đó là quần thể chùa Thái đang xây dựng và di tích của Chaukhandi Stupa nổi tiếng. Chúng ta bắt đầu thăm chùa Thái trước nhé.

Đường vào chùa Thái

Nét duyên dáng cao ráo khó lẫn vào đâu của chùa Thái



Quần thể chùa chiền và cả tu viện của Phật giáo Thailand đang bắt đầu được xây dựng tại đây. Nhiều công trình chỉ vừa mới bắt đầu. Chùa chắc cũng có tài trợ việc học tập cho các em học sinh nên trong khuôn viên có rất nhiều các em chơi đùa và đều rất ngoan ngoãn. Không có các bảng nói về các điển tích, sự tích nên tôi đi lang thang trong chùa nhìn ngó thôi chứ cũng không biết được nhiều.


Trong chùa, rất ấn tượng là bức tượng chỉ của 1 gương mặt Đức Phật thôi nhưng rất to. Vì chưa thấy ai chỉ thờ phụng 1 gương mặt của Ngài không thôi nên tôi nghĩ đây sẽ là một phần trong 1 bức tượng lớn – mà sao lại làm tượng tách bạch như vậy. Tôi không hiểu nhưng không biết hỏi ai nên chỉ ôm những câu hỏi vào lòng. Trong khuôn viên còn có ngôi chùa theo kiến trúc Thailand nhưng rất lạ là những bức tượng Phật đứng chỉ khác nhau với các tư thế của 2 bàn tay. Tôi có biết chút chút về các tư thế bàn tay khi Ngài ngồi, về các giai đoạn trong quá trình tu và đắc đạo của Ngài, nhưng các tư thế đứng này tôi không biết. Bạn nào biết giải thích giúp nhé.

Gương mặt thánh thiện của Đức Phật


Các tư thế khác nhau của các tượng Phật

Những người bạn Ấn dễ mến


Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-01-2010   #8
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.209
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Trong khuôn viên này, tôi có chụp hình giúp một gia đình người Ấn đi viếng chùa. Họ vui
vẻ cảm ơn và cả ngày hôm đó tôi lại gặp họ rất nhiều lần trong thành Sarnath, tôi đều nhận được những nụ cười chào, dù có lúc tôi đã quên bẵng họ, khi họ lẫn vào đám đông đang thành kính đi lễ.
Chỉ dừng trong khuôn viên chùa Thái một thời gian ngắn, tôi lại đi ngược ra tiếp đến Bảo tháp Chaukhandi. Đây là nơi Đức Phật gặp 5 vị đệ tử đầu tiên của người. Bảo tháp Chaunkhandi được xây dựng vào khoảng TK IV-V Công Nguyên, cũng có những tài liệu nói rằng cao tăng Huyền Trang của nhà Đại Đường cũng đã đến đây vào TK VII. Bảo tháp này được phát hiện vào 1835 và khai quật, trùng tu mãi đến 1904-1905, có chiều cao khoảng 30m. Trên đỉnh của bảo tháp, đặc biệt có 1 tháp bát giác, kiến trúc Mughal, được xây dựng sau này, vào 1588 để tưởng nhớ cuộc viếng thăm nơi đây của vị quốc vương Hồi giáo vĩ đại Humayan.

Chaukhandi stupa nhìn từ cổng chính

Và góc sau

Rồi cận cảnh tháp bát giác.


Trải qua thời gian bao nhiêu năm, bảo tháp vẫn còn giữ được hình dáng uy nghi dù những viên gạch, những gờ cạnh, những phù điêu đã mòn đi biết bao nhiêu theo dấu thời gian. Dù bạn thấy có người trên bảo tháp nhưng việc leo lên bảo tháp là điều cấm. Bpk không thể leo lên đó như những bạn trẻ Ấn nên đành chiêm ngưỡng bảo tháp từ bên dưới và đi vòng thật nhẹ quanh bảo tháp, mới phát hiện sau lưng khu vườn bảo tháp hiện đang được đào bới rất nhiều để xây dựng 1 công trình gì đó. Không biết nó có ảnh hưởng đến bảo tháp hay không. Trong khuôn viên và ở công viên kế bên bảo tháp Chaukhandi cũng có rất nhiều những cây bồ đề to lớn với rất nhiều chú sóc hồn nhiên chơi đùa, thỉnh thoảng gương những đôi mắt đen ngây thơ nhìn khách lạ, như hỏi, như chào.

Những chú sóc hồn nhiên, dạn dĩ
Sau khi lang thang trong Chaukhandi stupa vắng vẻ và yên bình, tôi bắt đầu đi trở lại vào khu di tích chính của thành Sarnath. Bảo tháp Dhanekh còn sót lại, nằm trong 1 khuôn viên rộng lớn của những di tích của ngày xa xưa.

Tài hoa của những nghệ nhân từ hơn 2.000 năm trước vẫn sáng ngời qua từng viên gạch vỡ.


Ở đây, mỗi phiến đá, mỗi viên gạch đều chất chứa một câu chuyện dài của 2.000 năm về trước. Thời gian và con người đã cùng nhau góp phần tàn phá nơi đây, nhưng những giá trị lịch sử vẫn còn mãi trường tồn. Khu vực này, theo sử sách, ngày xưa là cơ man những tu viện, chùa chiền, bảo tháp, lên đến cả ngàn. Quốc vương Ashokar trong thời gian đến đây cũng đã dừng chân rất lâu để tu tập trong 1 ngôi chùa lớn, gần nơi ông cho dựng chiếc cột đá nổi tiếng của mình, nhưng giờ những gì còn lại chỉ là những dấu tích….



Dấu xưa


Mỗi cụm đá, gạch bạn thấy nơi đây ngày xưa có thể là 1 ngôi chùa hay 1 bảo tháp, như dấu tích bên dưới chính là bảo tháp Dharmarajka được xây dựng bởi quốc vương Ashoka để cất giữ các thánh tích của Phật. Bảo tháp có đường kính 13.49m này đã bị phá hủy năm 1749 bởi quốc vương Jagatshingh. Khi đó, người ta phát hiện trong bảo tháp có một hộp bằng thạch anh đựng tro, nằm trong 1 hộp đá khác to hơn. Chiếc hộp thạch anh và tro đã được rải xuống sông Hằng, còn chiếc hộp đá hiện được lưu giữ trong bảo tàng, cùng với 2 bức tượng Phật, mới được tìm thấy gần đây, khi các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật lại Sarnath.

Những gì còn lại của Dharmarajka Stupa

Thành kính
Những người theo đạo Phật không thể không biết đến quốc vương Ashokar và công lao to lớn của người trong việc phát triển và tôn vinh đạo Phật. Di tích của ông để lại ở các vùng đất Phật được tìm thấy gần đây đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề ngày trước còn chưa được làm sáng tỏ về Phật giáo. Ở Sarnath, ông để lại nhiều di tích nhưng nổi tiếng nhất là chiếc trụ đá mang tên ông và tượng 4 chú sư tử chụm lại. Trụ đá ở Sarnath giờ đã gãy làm nhiều khúc nhưng vẫn dễ nhận biết vì những dòng chỉ dụ ông cho khắc trên đó có gần 2.300 năm tuổi. Cây cột đá nguyên thủy cao 15.25m, có đường kính ở gốc là 0.71m, ở đỉnh là 0.56m, đã được quốc vương Ashokar cho làm vào thế kỷ thứ III trước CN. Trên đỉnh của cây cột đá này còn có 4 chú sư tử đá oai vệ, mà giờ đang là biểu tượng nằm trong quốc huy Ấn Độ. Trên cột đá này có khắc 3 chỉ dụ của quốc vương Ashokar. Ở Lumbini, Nepal cũng có 1 trụ đá như vậy và vẫn còn nguyên vẹn chứ không bị gãy như ở đây.

Tượng 4 sư tử, giờ là quốc huy Ấn Độ, được giữ trong bảo tàng Sarnath (cấm chụp hình), hình từ net

Các phần còn lại lại của cột đá Ashokar.


Dhanekh stupa là di tích còn được bảo quản tương đối nguyên vẹn nhất ở đây. Toà bảo tháp cao 34m, này được xem là để đánh dấu nơi Đức Phật thuyết giảng lần đầu tiên, sau khi Ngài đắc đạo ở Bodhgaya. Hầu như thời gian đã bào mòn tất cả nhưng may mắn thay, đâu đó trên các góc của bảo tháp vĩ đại này, người ta vẫn thấy được những chạm trổ, hoa văn điêu khắc tinh xảo của 2.000 năm trước còn sót lại. Những hoa văn này, được cho là mới làm vào thế kỷ thứ V, còn ngôi bảo tháp làm bằng này gạch được cho là đã được xây dựng vào những năm 200 trước CN.


Dhanekh stupa



Các hoa văn sắc sảo còn lại (một số đã trùng tu)


Tôi cứ miên man đi trong khu vườn thênh thang nắng, mênh mang những dấu tích xưa... lòng đã nhẹ tênh. Trong khu vườn, bên cạnh những khách Tây thơ thẩn như tôi thì còn lại là những đoàn khách hành hương, cả châu Á và những gia đình Ấn độ. Mọi người đều rất thành kính và im lặng, và có những đoàn người ngồi nghe giảng kinh kệ trên nền của 1 ngôi chùa ngày xưa, thật yên bình trong 1 trưa nắng nhẹ ở Sarnath. Giá bây giờ là 2500 năm về trước và tôi vẫn đang ở đây!


Cuộc sống vẫn tiếp diễn, tình yêu vẫn muôn đời... khắp nơi nơi. - Trong vườn quanh Dahnekh stupa


Rời khu vườn thiêng có Dhanekh stupa, tôi vào tham quan Bảo tàng Khảo cổ học Sarnath. Bảo tàng rất hay nhưng vì cấm chụp hình nên tôi không chia sẻ nhiều được với các bạn. Bạn nào rành về Phật giáo vào đây sẽ mê mệt với các hiện vật nơi đây. Cả tượng 4 chú sư tử đá của quốc vương Áhoka cũng đang chễm chệ nơi đây. Hơn 2.000 năm đã qua mà các chú vẫn mạnh mẽ oai phong như ngày nào. Do không chuẩn bị về thời gian nên tôi không dừng lại ở đây nhiều lắm, nhưng chân tình khuyên các bạn nào muốn yêu mến hoặc muốn tìm hiểu về Phật giáo, các bước thăng trầm… qua các di tích,… nên dành thời gian đến đây thăm viếng.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn, tình yêu vẫn muôn đời... khắp nơi nơi. - Trong vườn quanh Dahnekh stupa


Rời khu vườn thiêng có Dhanekh stupa, tôi vào tham quan Bảo tàng Khảo cổ học Sarnath. Bảo tàng rất hay nhưng vì cấm chụp hình nên tôi không chia sẻ nhiều được với các bạn. Bạn nào rành về Phật giáo vào đây sẽ mê mệt với các hiện vật nơi đây. Cả tượng 4 chú sư tử đá của quốc vương Áhoka cũng đang chễm chệ nơi đây. Hơn 2.000 năm đã qua mà các chú vẫn mạnh mẽ oai phong như ngày nào. Do không chuẩn bị về thời gian nên tôi không dừng lại ở đây nhiều lắm, nhưng chân tình khuyên các bạn nào muốn yêu mến hoặc muốn tìm hiểu về Phật giáo, các bước thăng trầm… qua các di tích,… nên dành thời gian đến đây thăm viếng.

Bảo tàng khảo cổ học về Phật giáo ở Sarnath


Không nhiều chùa chiền như ở Lumbini, cũng ít hơn ở Kushinagar, bao quanh Sarnath cũng có chùa chiền của vài nước trên thế giới, cũng như của Ấn Độ. Và cũng không có chùa Việt Nam nào ở đây, dù trong chùa Mulganda Kuti Vihar có 1 bản kinh Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Việt khắc trên đá. Như vậy, có lẽ trong 4 miền đất Phật, chỉ có ở đây là chưa có chùa và sự hiện diện của các tăng ni Việt.


Ngôi chùa đầu tiên tôi viếng là Mulganda Kuti Vihar, được xây dựng vào năm 1931 bởi cộng đồng Mahabodhi Society, Srilanka. Bài thuyết giảng đầu tiên của Phật, kinh Chuyển Pháp Luân, vẫn được thuyết giảng lại tại đây hàng đêm, vào khoảng giữa 6-7pm, tùy theo mùa. Cây bồ đề trong khuôn viên chùa, được trồng vào năm 1931, có nguồn gốc từ Srilanka. Mà cái cây ở Srilanka, lại có nguồn gốc từ cái cây đầu tiên ở Bodhgaya, nơi Đức Phật đắc đạo. Cây bồ đề đầu tiên tại Bodhgaya cũng không còn nữa, cây hiện tại, mọc đúng tại vị trí Ngài đắc đạo, cũng lấy từ chính cái cây tại Srilanka. Tiếc là lúc đó chẳng hiểu tôi lơ đãng làm sao nên đọc lướt qua điểm này, khi rảnh rỗi đọc kỹ thấy mới thấy tiếc. Ngôi chùa này có kiến trúc rất lạ, và phần trang trí bên trong lại được thực hiện bởi 1 nghệ sĩ người Nhật. Màu sắc nâu nâu, kiến trúc thanh mảnh của ngôi chùa này rất ấn tượng. Nhiều gia đình đến đây rồi đi tiếp vào tham quan vườn nai bên trong. Lúc nãy mon men đi dọc theo bức tường bao quanh Dhanekh stupa, tôi cũng nhìn qua hàng rào và đã nhìn thấy mấy chú nai đáng yêu rồi nên tôi không vào nữa mà đi tiếp.

Đường vào Mulganda Kuti Vihar


Mulganda Kuti Vihar ở các góc nhìn

Vườn nai ở Sarnath
Sarnath bé nhỏ, yên bình. Chỉ có vài nhà nghỉ ở đây, có lẽ do cũng gần Varanasi quá. Mà khách hành hương thì có thể xin ngủ trong chùa được, nên dịch vụ không phát triển nhiều nơi đây, thế mà hay.


Trên đường đến thăm chùa Tàu, tôi thong dong đi cùng đoàn các cô các dì đi làm đồng về. Chẳng khác gì những mẹ những dì lúc nào cũng lam lũ, cần mẫn, chăm chỉ… ở Việt Nam hay khắp châu Á. Và cũng phải nói là đi chung với những chú bò nữa chứ. Các chú lang thang khắp nơi, chẳng biết ai quản lý mấy chú này ta, ăn uống, bệnh tật, sinh nở… thì làm sao, vì tôi thấy các chú cứ đi rông ngoài đường cả ngày lẫn đêm.

Trên con đường làng ở Sarnath

Các chú bé Sarnath, cái chú nhóc bìa phải đang mặc theo model gì vậy không biết nữa.

Một bức tượng Phật rất lạ so với những tượng tôi hay nhìn thấy (về gương mặt của Người), khi lang thang ở Sarnath

Bò cũng đi chùa? Phải không vậy trời?


Chùa Tàu ở đây lại rất đơn giản, không rồng phượng sơn son thếp vàng như hầu hết ở các nơi khác. Điều này làm tôi cũng hơi lạ lạ nhưng lại thấy mến mến hơn. Trong chùa, có thông tin ngắn gọn về cuộc đời và về chuyến đi Tây thiên thỉnh kinh của vị cao tăng Huyền Trang, và có 1 bản đồ ghi lại hành trình đó của ngài. Vì cao tăng cũng đã có ghé đến Sarnath trong hành trình gian khổ của mình và có ghi chú lại nhiều điều về vùng đất này, trong hành trình. Do nhờ những thông tin của ngài đã giúp nhiều người biết về vùng đất Phật này… nên miền đất này cũng cần tôn vinh người nhiều hơn.


Ngôi chùa Tàu giản dị

Hành trình Tây thiên thỉnh kinh của cao tăng Huyền Trang. Sao không giống con đường của mình vậy ta?


Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-01-2010   #9
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.209
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Rời chùa Tàu, tôi lại lang thang đi tiếp đến chùa Nhật Bản. Ngôi chùa toát lên vẻ trầm mặc tao nhã khác hẳn màu sắc ấm cúng của những ngôi chùa Việt hay hơi nhiều màu của những ngôi chùa Tàu. Sắc màu thâm trầm của ngôi chùa Nhật này chẳng hiểu sao lại khác hẳn với hầu như tất cả các ngôi chùa Phật giáo châu Á khác hay có màu chủ đạo vàng và đỏ, nhưng do vậy lại làm cho ngôi chùa Nhật có 1 vẻ quyến rũ “lạnh lùng giá buốt” rất riêng. Tưởng tượng rằng ngôi chùa này nằm trong 1 khu vườn đá trắng, bên 1 dòng suối róc rách, dưới những rặng trúc quân tử hiên ngang… chắc tôi xin ở lại đây làm công quả quét dọn vườn tược luôn quá đi mất. Trong chùa có 1 bức tượng Phật nằm, phỏng theo mô hình của bức tượng Phật lúc ngài nhập Niết bàn ở Kushinagar, nằm ngay giữa chánh điện. Điều này tôi rất ít gặp ở các chùa khác, nơi bức tượng Phật nằm hay được nằm riêng, bên ngoài.

Chùa Nhật bản trầm mặc

Bên trong chùa Nhật bản


Viếng xong chùa Nhật, tôi lại đi tiếp đến chùa Tibet, lòng vui vui như gặp lại người thân quen xa nhớ. Không thể lẫn vào đâu được chiếc cổng chùa vàng, đỏ, với 2 chú dê xinh xắn ở trên, những chiếc màn che thân quen, cờ phướn Tibet tung bay phần phật trong gió... Ở ngay trước cổng chính của chùa là lời kêu gọi của cộng đồng Tibet lưu vong về việc giải phóng Tibet, điều mà tôi chưa thấy ở các ngôi chùa Tibet trên đất Nepal. Có lẽ do chính quyền Ấn Độ mạnh mẽ và cũng không thuận thảo với Trung Quốc nên ủng hộ các vị sư Tây Tạng. Còn Nepal bé nhỏ, nằm sát TQ, chịu nhiều sức ép từ vị láng giềng đại ca nên tuy có cưu mang nhiều ngôi chùa Tibet nhưng không cho phép các sư thầy Tibet lên tiếng kêu gọi tự do. Tôi cũng chỉ đoán vậy thôi vì cũng chẳng biết hỏi ai về việc này.

Lời kêu gọi trước chùa Tây Tạng


Chùa Tây Tạng vắng vẻ


Chùa Tây Tạng vắng vẻ, tôi lặng lẽ vào chùa, đi theo những hàng bánh xe chuyển pháp luân, vừa đi vừa quay những chiếc bánh xe cầu nguyện, vừa bồi hồi nhớ mới đây thôi mình cũng đã vừa đi vừa quay như vậy ở chùa Jokhang, cung Potala... nơi miền đất Lasha yêu thương. Bao giờ mình mới quay lại nơi ấy?
Chiều đã muộn, tôi rời Sarnath lòng tràn ngập niềm hân hoan thơ thới. Về đến ga Varanasi, tôi đi lon ton vào phòng Tourist Information để hỏi thăm thông tin về chuyến tàu rời Varanasi ngày mai. Đang lớ ngớ nhìn quanh nhìn quẩn thì thấy có chú kia đang ngồi không nhổ râu nên bước tới hỏi thông tin. Chỉ vừa mới hỏi “vui lòng cho tôi hỏi thăm…?” thì chú ấy bảo luôn, “mày muốn mua vé đi đâu tao mua giúp cho”. Rồi tẹt 1 cái rất nhanh tôi đã có vé tàu. Lúc này quay lại mới thấy các bạn khoai Tây nhìn tôi với ánh mắt mang hình viên đạn, đầy vẻ căm hờn. Té ra là các bạn ấy đang ngồi xếp hàng chờ để giải quyết vé, mà người đang giải quyết cho họ là 1 chú khác, ngồi gần chú đã giúp tôi. Tôi đâu có biết, lúc tôi đến cũng thấy chú kia đang giải quyết vé nên tôi đâu có chen ngang, chỉ tính hỏi thăm thông tin ở chú đang rảnh rỗi thôi mà. Dù sao thì sự đã rồi, tôi cũng hơi quê quê, rón rén đút cái vé vào túi rồi âm thầm đi ra cửa, rồi ung dung ra khỏi ga, lòng càng thêm phơi phới khi vé đã nằm trong tay, nhảy phốc lên chiếc xe lôi thẳng tiến về phía bờ sông.


Kẹt xe ở Varanasi


Chiều nay ở Varanasi kẹt xe, tội nghiệp anh tài xế xe lôi phải đi lòng vòng tìm đường tránh rồi cũng bị kẹt. Cuối cùng, sau 1 hồi lòng vòng hơn tiếng đồng hồ đám kẹt xe mới rã, dù sao cũng đỡ hơn ở quê nhà. Mà sao thấy Ấn Độ, Varanasi cũng có nhiều cái giống giống Việt Nam. Nếu thay hết những người Ấn da đen cao lớn bằng những người Indochine da vàng mũi tẹt thì có lẽ Varanasi cũng chẳng khác Việt Nam là mấy, nhất là cái cảnh tượng bon chen giành đường, lấn trái, bóp còi inh ỏi… chẳng khác gì nhau.

Ngồi trên xe làm tấm hình với mấy nhóc cũng chung cảnh ngộ kẹt xe


Rồi tôi cũng về được khu phố bờ sông, đã bớt ồn ào hơn khi chiều xuống. Tôi bắt đầu xuống sông chiến đấu với các bạn cò, bạn vạc để thuê thuyền đi ngắm hoàng hôn trên sông. Sau 1 hồi rèn luyện, tăng cường phát huy kỹ năng thương lượng, kỹ năng chiến đấu, kể cả khả năng chửi bới văng tục khi bị chèo kéo quá mức, bị nắm tay nắm chân lôi kéo xô đẩy… tôi leo lên 1 chiếc đò nhỏ, chỉ một mình tôi là khách du, với chỉ giá 70Rp cho 1 chuyến đò đi ngắm hoàng hôn trên sông. Giá ban đầu là 300 Rp/đò, vì theo các chú, dù đi 1 người phải trả ít nhất như vậy. Nhưng cuối cùng thì đã không “là như vậy”.
Trước khi tôi cùng bạn lang thang trôi trên sông Hằng một chiều đông muộn, chúng ta lướt nhanh qua lịch sử sông Hằng và thành Varanasi một tý nhé. Thông tin này cũng tích cóp từ net, L.P. các brochure du lịch…, sơ lược lại cho các bạn nào lười tìm hoặc lười đọc L.P.


Sông Hằng là một con sông quan trọng ở Ấn độ, dài 2510 km, bắt nguồn từ rặng Hymalaya, chảy vào Ấn độ qua Bangladesh và đổ vào vịnh Bengal, lưu vực sông có diện tích khoảng một triệu km². Tên của nó liên quan đến một vị thần của Ấn độ giáo – Ganga. Đây là là con sông phì nhiêu và có nhiều cư dân sinh hoạt đông đúc 2 bên bờ, trong đó đoạn sông chảy qua Varanasi được xem là dòng sông thiêng của đạo Hindu. Đoạn sông có nhiều huyền thoại khiến những đạo sỹ khổ hạnh, thường dân bá tánh… tụ tập ở đây cầu nguyện, tắm gội để tẩy rửa những tội nghiệp của cõi nhân gian. Hầu như cảnh quan và nghi thức sinh hoạt ở đây không có nhiều thay đổi suốt hơn 2.500 năm qua. Khi Đức Phật đến đây vào 2.500 trước đã như vậy, thế kỷ thứ bảy Ngài Huyền Trang thỉnh kinh đến đây vẫn vậy, đến ngày nay sinh hoạt xã hội và con người vẫn gần như vậy - và đó là nét hấp dẫn và làm kinh ngạc du khách toàn thế giới.


Varanasi, nằm dọc theo bờ sông Hằng, là 1 trong những thành phố lâu đời nhất trên hành tinh. Ra đời từ 3.500 năm trước, thành phố phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ thứ VIII Công Nguyên, khi Hindu giáo, vốn rất cực thịnh thời bấy giờ đã chọn thành phố làm nơi thờ phụng thần Shiva. Sau đó, vào những năm 1.300, những người Afghan đã bắt đầu tàn phá thành phố. Tiếp đến, những cuộc chinh phục của các lãnh chúa Hồi giáo đã phá tan hầu hết những đền đài xưa cũ. Tuy giờ đây vẫn có thể thấy nhiều đền đài xưa, nhưng chúng cũng chỉ vài trăm năm tuổi (!) chứ những đền đài của thời vàng son Varanasi hầu như không còn nữa. Hơn một trăm tòa tháp dọc bờ sông, gọi là Ghat, được sử dụng làm nơi tắm rửa để gột sạch tội lỗi và cũng là nơi cầu nguyện của những nhà khổ hạnh, đạo sỹ, cư dân Varanasi cũng như ở khắp Ấn độ. Ngoài ra còn vài Ghat được dùng làm nơi hỏa táng. Từ lúc bình minh, các đạo sỹ cùng tín đồ của họ tụ tập tắm gội và cầu nguyện. Trong tất cả Ghat, Dasaswamedh Ghat là tráng lệ và đồ sộ nhất. Có Ghat dùng để làm bến tắm gội, có Ghat để thực hành Yoga, cầu nguyện, cũng để làm nơi bán trầu cau, tràng hoa, đấm bóp trị liệu, bơi lội, và cả hành khất xin ăn…


Varanasi là 1 trong những thành phố cuốn hút du khách nhất của Ấn Độ, bởi những đền đài xưa cũ, bởi những ghat cũng cũ xưa, bởi cuộc sống nhiều màu sắc và đặc biệt bởi dòng sông Hằng linh thiêng chạy ngang qua. Thành phố còn có các tên khác như Benares, thành phố của thần Shiva… Nổi tiếng như Taj Mahal,… nhiều người nói rằng, đến Ấn Độ mà chưa đi thuyền trên dòng sông Hằng để chiêm ngưỡng Varanasi soi bóng bên sông thì cũng xem như chưa đến Ấn Độ vậy.


Ngoài ra, có những điều tôi ít đề cập, tuy cũng đã có nhắc nhẹ đến ở đầu hành trình, là ở Varanasi cũng như ở nhiều nơi trên đất Ấn, mọi việc không yên bình, nhẹ nhàng như trong loạt bài này đâu. Tôi cũng có nhắc đến những chuyện giựt dọc, lừa gạt… nhưng rất nhẹ, vì sau chuyến đi này, tôi đã nhìn Ấn Độ với một cách nhìn khác. Còn chuyện “tệ nạn” ở Ấn Độ, của mỗi ngày, nếu kể, tôi sẽ phải kể miệt mài. Do vậy, chỉ nhắc các bạn là nên hết sức cẩn thận, tỉnh táo, cảnh giác và cố gắng hạn chế tiếp xúc với những người làm dịch vụ du lịch mà nên tiếp xúc với người dân thường. Có gì cần, các bạn cứ hỏi thăm mấy anh cảnh sát hoặc mấy bác lớn tuổi… thì sẽ đỡ hơn rất nhiều. Có điều là, khi bạn đến Ấn, nhìn thấy cuộc sống của người dân ở đây… bạn sẽ phần nào hiểu và thông cảm cho họ.
Tôi leo lên chiếc đò chậm rãi trôi ra giữa dòng sông Hằng lúc trời chiều đã chập choạng. Vì không đoán trước việc kẹt xe ở Varanasi nên tôi đã về đến bờ sông trễ hơn dự định. Cũng chẳng sao, vì cả chiều hôm nay có thấy mặt trời đâu nên việc ngắm hoàng hôn bên sông chắc chắn là không thể. Với lại, mặt trời sẽ chìm xuống bên này sông, tức là phía các ghat, cũng như thành Varanasi, do vậy muốn ngắm hoàng hôn trên sông Hằng thì phải qua bên kia sông. Thôi, đi đò trên sông chiều là được lắm rồi – được xem như là đã đến Varanasi rồi còn gì.

Sông Hằng huyền thoại đã bị làm ô nhiễm đến mức này đây!

Tôi lên đò rời bến lúc sông đã lên đèn nhưng vẫn còn chút ráng muộn trên thành xưa.

Nhiều những con đò của những gia đình, bạn bè vui vẻ trên sông, đò tôi chỉ riêng mình tôi…



Đò lặng lẽ trôi trên sông chiều chập choạng. Ông lái đò cũng đã già lắm rồi nhưng vẫn còn mạnh khỏe và vui tính, nhiều lúc cứ ngân nga những bài dân ca Ấn Độ nho nhỏ trong lúc chèo đò làm không khí càng thấm đẫm hương vị Varanasi.


Đò bắt đầu đi vào sương khói chiều lan man trên sông


Bờ sông nhiều bùn và rác bẩn, ra giữa sông thì đỡ hơn nhưng sông vẫn đùng đục, lại càng tối màu hơn trong chiều tắt nắng. Có 2 hướng để đi thuyền trên sông từ Dasaswamedh Ghat, rẽ phải đi xuống hướng Assi Ghat, rẽ trái đi về hướng Manikarnika Ghat, nơi hỏa táng người nhiều lớn nhất ở Varanasi. Tôi chọn hướng đi Manikarnika vì hướng này ngắn, hướng kia dài hơn sẽ để dành cho chuyến đò ngày mai đi trong bình minh. Và tôi chọn hướng này vì muốn có 1 cái nhìn khác về Manikarnika Ghat, từ giữa sông nhìn về, thay vì từ trên bờ sông.


Đền đài xưa bên sông chiều


Con đò cứ lặng lẽ trôi chậm chạp, từ từ lướt qua những lâu đài theo nhiều kiến trúc xưa cũ đa dạng khác nhau. Trong bóng chiều quá cũ, những toà lâu đài này không tỏa nổi bóng xuống dòng sông cũng sẫm màu, dường như chúng cô đơn đến mức không có chiếc bóng để làm bạn?! Trên dòng sông còn có nhiều di tích giờ nằm dưới lòng sông tuy đã cũ xưa nhưng vẫn cho thấy dáng kiêu hãnh của ngày nao lầu đài thành quách còn kiêu hãnh soi bóng trên cao.
Trên bờ, những gia đình vẫn tụ tập tắm sông lần cuối trước khi đêm về. Trên những bệ đá ven bờ sông những gia đình vừa làm lễ hỏa táng xong cho người thân vẫn nghiêm trang ngồi khấn nguyện, những chiếc áo đỏ vàng của các đạo sĩ giờ là những điểm nhấn rực rỡ cho dòng sông đã gần sang đêm.

Tẩy trần lần cuối trước khi đêm về

Đạo sĩ vẫn còn bên bến sông

Đền đài xưa trong bóng chiều chập choạng


Trên dòng sông, ngoài những chiếc đò bé cô đơn dập dềnh như chiếc đò tôi đang đi còn có những chiếc thuyền lớn hơn, có những gia đình Ấn đi làm lễ hay tham quan. Họ thả xuống dòng sông những ngọn nến khấn nguyện nằm trên những đóa sen giấy nhỏ xinh, những hoa đăng. Những đốm lửa cứ chập chờn trên sông theo sau những lọn sóng nhỏ từ con thuyền, rồi dần tản ra thành những đóa hoa lửa li ti nhấp nháy trên dòng sông phẳng lặng. Trên dòng đã dần tím sẫm, đôi lúc những đóa sen nguyện cầu mang nến tập trung thành một thảm hoa lửa li ti, vừa đủ tạo nên 1 vầng sáng mờ ảo huyền hoặc trên những vùng sông xa xa, tạo cho sông Mẹ một vẻ đẹp huyền bí của lúc ngày tàn.

Hoa đăng bé nhỏ dập dềnh trên sông

Manikarnika Ghat lúc chiều muộn, lửa rực sáng góc sông, khói vấn vương bay là đà trên sông như khói sóng…


Đi tiếp lên nữa, gần Manikarnika Ghat, nơi giờ đây những đốm lửa hoa đăng giờ như lụi tàn hoặc quá mờ nhạt nên chúng đành bỏ đi tan thân theo sóng. Những ngọn lửa rừng rực từ các hỏa đàn bên sông đã làm chúng đã quá mong manh lại càng trở nên quá nhỏ bé. Trong chiều muộn, từ ngoài sông nhìn vào các đống lửa đang rực cháy đốt thiêu thân xác của những kiếp người vừa rời cõi tạm, cứ phừng phực, phừng phực như quấn quíu hồn ai đang bay cao. Trong đám tro bụi đang bay tít mù quẩn quanh trên cao kia, có còn chút gì của ai đó còn vương vấn, có ai nào biết? Chỉ biết là những con thuyền đi qua đây đều lặng lẽ nhẹ nhàng chầm chậm trôi, để người ngồi trên thuyền có chút yên ắng, chút thời gian để suy ngẫm về thân phận, về kiếp người, về cuộc sống, về con sông nào có thể rửa trôi, có thể mang đi những tội nghiệt của một kiếp người. Có con sông nào?


Chiều muộn lắm, những con đò từ từ trôi vào trong khói sương


Sông dần chìm vào trong sương, những đốm lửa hoa đăng, những vạt lửa hoa đăng giờ càng chập chờn huyền bí. Những chiếc thuyền lặng lẽ đi vào màn sương, biến mất trong sương. Từ xa phía sau, những ánh lửa hừng hực của Manikarnika Ghat giờ chỉ đủ sức làm màn sương khói vây quanh, tạo thành một khối hồng hồng nơi xa xa. Những chiếc bóng đèn cao áp rọi sáng bên bờ sông giờ sương ôm ấp vây quanh, chỉ tỏa ra những quầng sáng mờ mờ, vừa đủ cho những con thuyền biết được là đang đi không quá xa bờ. Cái lạnh của hơi nước đã bắt đầu theo những cơn gió nhẹ bay lên sông đêm, cái màn sương khói quẩn quanh quấn quíu, cái ánh sáng mờ mờ từ những chiếc đèn bên sông,… rồi những con thuyền đi vào trong sương như chợt tan biến, chợt tiếng quạ chao chát vang lên trong sương mờ… làm tôi chợt rùng mình, co ro ôm gối thu mình lại thật nhỏ bé trên con đò, dù biết con đò đã gần về đến bến. Đêm chưa lạnh sao tôi bỗng thấy lạnh.

Những đèn hoa bé nhỏ này rồi sẽ lênh đênh trên sông, như những kiếp người lênh đênh trong cuộc dâu bể.

Tôi chuếch choáng leo lên bờ, ngay Dasaswamedh Ghat, nơi sắp có nghi lễ cúng Mẹ sông Hằng hàng đêm lúc 7pm, định thần một lúc trước khi đi tiếp. Tôi quay về nhà trọ để gột rửa bụi trần và chắc còn nhiều thứ bụi khác đã vấn vương của 1 ngày dài Varanasi.


Chuẩn bị làm lễ ở Dasaswamedh Ghat


Đêm Varanasi không yên tĩnh. Ngoài phố vẫn đông đúc và ồn ào. Bên bờ sông, khi đi dọc các ghat theo hướng ngược về Assi Ghat để tìm xem có gì mới, tôi chẳng tìm thấy được điều gì mà còn bị quấy rầy rất nhiều bởi nhiều thanh niên Ấn bán buôn gạ gẫm đủ thứ. Tôi quay về ghat cũ, leo lên ốc đảo mà sáng nay tôi cũng đã “lẩn trốn” Varanasi ở đó. Những ly Kingfisher hôm nay sao mau làm tôi lưng tưng hơn mọi bữa.

Bia một mình bên dòng Ganges

Về khuya, phố bờ sông vắng tanh vắng ngắt, tôi vẫn lặng ngồi, cô đơn ôm gối nhìn xuống sông xa bên dưới. Khi không còn những ồn ào nhộn nhịp, không còn những con đò ngược xuôi, không còn những đám người tới lui ồn ã… khi những con đò nhiều màu sắc giờ tụ tập về nằm im lìm bên bến sông, khi sương đầu đêm đã tan, mang theo nhiều bụi bặm để lại bầu không khí trong trẻo hơn, khi những cơn gió đêm nhẹ về khơi gợi những nỗi niềm riêng, chút hương hoa đêm quen thuộc thoảng nhẹ từ 1 góc quán chợt gợi nhớ… sông Hằng bỗng mang một vẻ quyến rũ khác, của dòng sông đêm huyền hoặc, của 1 dòng sông như không có thật trên cõi trần gian nhiều tội nghiệt chỉ muốn rũ hết cho sông mang đi...

Bờ sông Hằng về đêm vắng vẻ, tĩnh mịch, những con đò nhiều màu sắc ngoan ngoãn ngủ ngon,
đem lại cho dòng sông một vẻ đẹp rực rỡ khác hẳn ban ngày.


Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
ấn độ


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 14:55
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,23528 seconds with 15 queries