Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 02-01-2011   #1
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.311
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Nghi án hồ Dâm Đàm

Lật lại vụ án hồ Dâm Đàm cho chư vị huynh đệ tỉ muội cùng luận bàn. Dưới đây là đoản ý của Dương mỗ, huynh muội đọc thử.

Sách sử có chép, vụ án "hồ Dâm Đàm" xảy ra vào tháng 3 năm Bính Tý 1096 rằng:
Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt thấy có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: Việc nguy rôi! Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp nước, không nỡ giết, đày lên trại Thao Giang. Thưởng cho Mục Thận quan chức và tiền của, lại cho đất ở Hồ Tây làm thực ấp. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý (vùng Vân Nam, Trung Quốc) có pháp thuật lạ, cho nên mượn thuật ấy mưu toàn làm thí nghịch.
Địa điểm vụ án xảy ra là ở Hồ Tây- Hà Nội nay (sở dĩ gọi là vụ án Dâm Đàm là bởi vì vào thời Lý, Hồ Tây có tên gọi là Hồ Dâm Đàm). Vị vua được nhắc đến đây là vua Lý Nhân Tông.

Nói về Thái Sư Lê Văn Thịnh. Ông được xem là Trạng Nguyên đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam. Được bổ nhiệm làm quan, ông đã có nhiều cống hiến cho triều đình. Trong đó, phải kể đến công đàm phán đòi lại được 6 huyện, 3 động bị quân Tống lấn chiếm. Một điểm đáng chú ý là khi được thăng lên Thái Sư, Lê Văn Thịnh đã rất đề cao Nho học, còn cử Nho sĩ quản lý tài sản nhà chùa (Phật giáo).

Nói về vua Lý Nhân Tông. Ông là một trong những vị minh quân trong lịch sử. Lý Nhân Tông cũng là một vị vua khổ luyện, phấn đấu đạt đến độ “học thức cao minh, hiểu sao đạo lý” (Phan Huy Chú). Điểm đáng quan tâm là thời Lý, các vua rất tôn Phật giáo, và tất nhiên vua Lý Nhân Tông cũng không phải ngoại lệ.

Trên câu chuyện, Lê Văn Thịnh bị đày ở trại Thao Giang. Tại hạ có tìm hiểu thông tin về địa điểm này, được cho là ở ven sông Thao thuộc Phú Thọ (có tài liệu cho là ở Thanh Hoá), nhưng chung quy rằng, đây không phải là vùng rừng thiêng nước độc, không khắc nghiệt đáng để đày đoạ một kẻ phản nghịch như Lê Văn Thịnh.

Hội chung, đây là một câu chuyện hoang đường ở chi tiết "trạng hoá hổ". Có ý kiến cho rằng vua bị ảo ảnh. Giả thuyết này có vẻ không hợp lý mấy. Không thể có chuyện vua và tất cả các vị quan chức cùng thuyền đều bị ảo ảnh. Hơn nữa, Nhân Tông là vị vua sáng suốt, minh mẫn. Khí tiết mờ mịt gây ảo ảnh lại ngự thuyền xem đánh cá, hoá ra vô lý!

Nếu Lê Văn Thịnh bị vua kết tội là kẻ "phản nghịch" thật, thì hình phạt cho ông không phải chỉ nhẹ như việc đi đày, hơn nữa là đi đày ở một nơi như ở "Thao Giang".

Như đã nhấn mạnh ở trên, thì có thể nói, đây là sự đối đầu giữa Nho giáo và Phật giáo ở nước ta. Phật giáo thời điểm này chiếm vị trí độc tôn, nó nhấn chìm Nho giáo (và các giáo phái khác). Khi Nho giáo vươn lên (Lê Văn Thịnh trọng Nho), thì phải có thế lực đối lập (Phật giáo) để đàn áp. Mà Phật giáo có một người đại diện quyền lực hơn tất cả mọi người. Kết quả là Lê Văn Thịnh bị loại trừ khỏi triều đình trong tai tiếng.

Giữa một trí tuệ tinh hoa- tài đức vẹn toàn và một hành động nghịch phản, ắt hẳn có sự mâu thuẫn và sự vô lý. Cũng như khi lật lại vụ án Lệ Chi Viên vậy.

Xin tạm dừng. Huynh đệ tỷ muội có cao kiến gì nữa, xin bộc bạch, tại hạ trân trọng vô cùng.
Dương Nghiệp.


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
6 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Dương Nghiệp vì bài viết hữu ích này:
datanhan_07 (03-01-2011), huatrung1981 (15-05-2012), kimduongbachnhat (03-01-2011), LSB-Truy Vân (02-01-2011), Lăng Độ Vũ (08-01-2011), Nắng (04-01-2011)
Cũ 03-01-2011   #2
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.786
datanhan_07 đang offline
 
Lê Văn Thịnh là tiến sỹ đầu tiên của Việt nam ( tiến sỹ thật có học hành thi cử đoàng hoàng đấy ). Ông thi và đỗ thủ khoa năm 1075 vào thời Lý Nhân Tông. Năm 1084 khi còn đương chức Thị Lang Bộ binh được Vua giao đến trại Vĩnh Bình để cùng người Nhà Tống bàn việc biên giới và Ông đóng góp công lớn trong việc gìn giữ biên cương cho triều đình. Năm 1085 Ông được phong chức Thái Sư.
Trong sử sách ghi chép không có bất kể một hiện tượng nào dẫn đến việc Lê Văn Thịnh có ý làm phản hại vua cả, tại hạ nghĩ đây là do tranh chấp quyền lực, một nhóm lợi ích nào đó trong triều đình ghen ăn tức ở nên dèm pha giăng bẫy Lê Văn Thịnh khiến nhà Vua ngộ nhận ghép tội phản nghịch.
Nhà sử học Giáo sư Hoàng Xuân Hãn giải thích như sau: “Chuyện trên đây, tiêu biểu cho sự mê tín có ảnh hưởng lớn đến chính trị triều Lý. Về thời tiết lúc đó, một trận mây mù thình lình xuất hiện bên hồ là một sự thường gặp. Nhưng với tâm thần hay bị xúc động như vua Lý khi thấy trời tối mà mình vẫn ở trên mặt nước thì đâm ra hoảng hốt. Có lẽ Lê Văn Thịnh cũng vì thấy trời tối nên vội vã sai người chèo thuyền nhanh ra để hộ giá vua về. Ngồi trên thuyền tròng trành không vững nên Lê Văn Thịnh phải khom mình bám vào mạn thuyền. Hình dáng giống như con hổ. Mặt khác, có lẽ Lê Văn Thịnh cũng tin vào các thuật và có tiếng sẵn là đã học phép hoá hổ. Nên kẻ nhìn thấy hình dáng con hổ lại càng nghi ông muốn hại vua”.
Thời phong kiến nếu bị ghép vào tội phản nghịch là dứt khoát chém đầu thậm chí còn chu di nữa chứ đâu mà chỉ có bị đi đầy nơi trung du không phải rừng thiêng nước độc.
Phải chăng đây chỉ là chuyện hết thỏ thì chó săn bị làm thịt, hết chim thì xếp xó cung tên ??? Chắc tại hạ phải tham vấn ý kiến của các thầy cãi rồi sẽ tiếp tục luận bàn.
Trên đây chỉ là một vài thiển ý, mời các huynh muội tiếp tục phá án giải oan cho LVT.


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (04-01-2011), Lăng Độ Vũ (08-01-2011), Nắng (04-01-2011)
Cũ 04-01-2011   #3
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.311
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi datanhan_07
Trong sử sách ghi chép không có bất kể một hiện tượng nào dẫn đến việc Lê Văn Thịnh có ý làm phản hại vua cả
Không hẳn. Trong chính sử đều đề cập đến tội phản nghịch của Lê Văn Thịnh. Hơn nữa Lý Tế Xuyên trong Việt Điện U Linh còn giải thích thêm rằng, "Quan Thái sư Lê Văn Thịnh nuôi được một gia nô người Đại Lý (Vân Nam) có thuật lạ: đọc thần chú xong biến thành hổ báo. Văn Thịnh cố dỗ để dạy mình thuật ấy, học được thuật rồi, liền lập mưu giết tên gia nô và dùng thuật hại vua để cướp ngôi".

1. Cái tại hạ đang nghi vấn bây giờ là nguyên do của sự đào thải này có phải do mâu thuẫn Nho - Phật hay không? Hay nó đơn thuần là một chiến chính trị (bởi Lê Văn Thịnh bất đồng quan điểm với vua chăng?).

2. Tại hạ có đọc giả thuyết Lê Văn Thịnh dâng sớ vua cải cách theo Biến pháp của tể tướng Vương An Thạch đời Tống, (được biết lối cải cách này đả kích mạnh mẽ vào đời sống của bọn Thượng Lưu). Không biết, tài liệu nào có thể xác thực giả thuyết trên?


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Dương Nghiệp vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (08-01-2011), Nắng (04-01-2011)
Cũ 04-01-2011   #4
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.786
datanhan_07 đang offline
 
Hai điều Duong Nghiep phân vân cũng có cái lẽ của nó. Điều thứ nhất về sự tranh chấp giữa Nho Và Phật thì sử có viết là vào thời nhà Lý thì Tam giáo đồng nguyên ( Nho-Phật-Lão ), triều đình nhà Lý muốn áp dụng cái tinh hoa của cả ba đạo vào việc trị quốc. Quản lý Xã hội thì theo Nho, hướng tâm con người theo Phật và cũng là Quốc giáo, hòa đồng đẳng cấp theo Lão.

Nhà nghiên cứu Hoàng Quốc Hải phân tích sâu hơn về mối quan hệ tam giáo đồng nguyên thời Lý như sau:

“ Sở dĩ nói “đồng nguyên” là bởi mục tiêu tối thượng của cả ba tôn giáo này đều hướng tới tính thiện, tính nhân văn. Và nhà Lý chiết xuất ra ở mỗi dòng đạo những điều ưu việt nhất làm định hướng căn bản cho việc xây dựng xã hội. Đó là: Xã hội Nho - tâm linh Phật - Thiên nhiên Đạo. Muốn tổ chức một xã hội có kỷ cương trật tự, có lề luật chặt chẽ thì không thể không dựa vào sự ràng buộc của tam cương, ngũ thường của Nho giáo. Nhưng điểm yếu nhất của Nho giáo là vị kỷ, là phân chia đẳng cấp, là trọng giầu khinh nghèo, trọng nam khinh nữ… sẽ tạo ra nhiều nhân tố bất ổn cho xã hội. Vậy muốn điều chỉnh nó thì con người phải biết tôn trọng lẫn nhau, sống trong hiếu hòa, hiếu thiện và từ bỏ lòng tham lam ích kỷ, sân hận cố chấp, để tiến tới giác ngộ mà giải thoát ra khỏi cám dỗ vật chất của đời thường, và để đạt tới sự tiến hóa ấy thời phải lấy tâm linh Phật làm cứu cánh. Lại nữa con người cùng với muôn loài được sinh ra dưới ánh mặt trời kể cả các loài thấp sinh, noãn sinh và thảo mộc đều bình đẳng. Vì vậy Lão Tử chủ trương muôn loài phải nương tựa vào nhau, cùng tồn tại chứ không loài nào được chèn ép loài nào. Con người cũng như các loài khác phải tôn trọng thiên nhiên, như Thượng đế đã an bài. Do đó, cái thiên nhiên sinh tồn phải là thiên nhiên Đạo (giáo)".

Cứ tạm chấp nhận sự phân tích trên thì thấy rằng sự tranh chấp và đối kháng giữa Nho và Phật chưa phải là cuộc đấu sinh tồn mà phải âm mưu triệt tiêu lẫn nhau khiến cho Lê Văn Thịnh phải vương vòng lao lý.
Vậy thì phải chăng do Lê Văn Thịnh đưa sách lược của Vương An Thạch vào việc trị quốc dẫn đến mâu thuẫn do va chạm lợi ích ???
Vương An Thạch là người như thế nào? Ông này đường quan lộc thăng trầm, hai lần tham gia chính sự với triều đình nhà Tống cả hai lần đều bất đắc chí phải từ bỏ đường quan lộ về quê. Cũng chỉ vì quan điểm của ông là muốn trị quốc tốt thì phải cải cách thông qua luật lệ và phải coi trọng nhân dân. Cũng chính vì vậy mà sự chống đối quan lại ngày càng dâng cao ( tất nhiên đó là sự chống đối của nhân dân với lũ quan tham sâu mọt ). Chính vì vậy Ông bị tầng lớp quan lại phản đối quyết liệt và phải từ quan. Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng Vương An Thạch cũng chẳng vì nhân dân đâu mà chỉ vì muốn giai cấp thống trị vững bền thì phải như vậy. Xin nói thêm là chính Vương An Thạch là người chủ mưu xâm lược nước Đại Việt thời nhà Lý từ năm 1070 và sau cũng chính vì những thất bại quân sự của nhà Tống trước Nhà Lý nên Vương An Thạch bị vua Tống loại bỏ. Sử sách có chép dẫn là Vương An Thạch cũng hay cãi ý vua Tống ( phải chăng vì cậy tài năng, nếu vậy thì phải nhờ cụ Nguyễn Du dạy cho câu thơ Chữ Tài đi với chữ Tai một vần ).
Dẫn chuyện để thấy mọi tư duy suy nghĩ và quan điểm của Lê Văn Thịnh có phải là bắt chước Vương An Thạch và rồi kết cục cũng phải giống như Vương An Thạch bởi cái tư duy lãnh đạo thời phong kiến và của chế độ kiểu phong kiến nó là như vậy.
Nói thì nói như thế nhưng nếu chỉ có như thế thôi thì việc Lê Văn Thịnh có tội hay không có tội thì datanhan vẫn chưa dám đoan quyết. Cần có những tư duy của các bằng hữu tham gia cho sáng ý.


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07

Chỉnh sửa lần cuối bởi datanhan_07: 04-01-2011 lúc 20:18. Lý do: sửa chữ vương thành Vương
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (08-01-2011)
Cũ 05-01-2011   #5
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.786
datanhan_07 đang offline
 
Tại sao một đại thần như Lê Văn Thịnh bị ghép tôi làm phản, hại Vua ? Chúng ta tìm hiểu thêm về Nhà nước Pháp quyền thời Nhà Lý để làm sáng tỏ thêm vụ án này.
Nhà nước Lý là nhà nước quân chủ quí tộc. Trong chế độ phong kiến nói chung, hoàng tộc luôn là hậu thuẫn chính trị của vương triều. Dưới các triều Ngô- Đinh – Tiền Lê trước đây cũng vậy nhưng các triều đại này trị vì trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, ngoài hoàng tộc thì việc thu phục các thế lực chính trị- quân sự khác cũng không kém phần quan trọng. Bởi vậy tính quí tộc của nhà nước chưa nổi trội hẳn lên. Đến thời Lý, trong bộ máy nhà nước, tầng lớp quí tộc nắm giữ hầu hết các trọng trách ở triều đình và địa phương. Các hoàng tử được phong vương và được cử đi trấn trị các nơi trọng yếu. Quan lại các cấp hầu hết được tuyển lựa trong số con em quí tộc. Tuy từ năm 1075, nhà Lý bắt đầu mở khoa thi nhưng quan lại xuất thân từ khoa cứ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.!?

Đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ quí tộc:
- nhà nước quân chủ quí tộc là nhà nước chỉ có vua nhưng quyền lực tập chung vào tay vua chưa cao độ
- trong nhà nước quân chủ quí tộc, bên cạnh nhà vua còn có đội ngũ quí tộc là hậu thuẫn, bệ đỡ cho vương triều
- trong nhà nước quân chủ quí tộc, nhà vua được thế tộc ( truyền ngôi ).
- Nhà nước Lý là nhà nước quân chủ quí tộc được thể hiện trước hết ở địa vị, phương thức xác lập ngôi vị. Trong nhà nước Lý vua là người đứng đầu nhà nước nhưng mức độ tập chung quyền lực trong tay vua chưa cao độ, quyền lực ấy bị hạn chế bởi hoàng tộc. Quyền lực của vương hầu, tôn thất rất lớn
+ tầng lớp quí tộc nắm giữ hầu hết các trọng trách ở triều đình, địa phương, trấn thị các vùng quan trọng, chỉ huy quân đội
+ Các hoàng tử được phong vương và được cử đi trấn trị ở các nơi trọng yếu
+ Vương hầu tôn thất được phong cấp thực ấp, thực hộ, cho lập điền trang phủ để. - Trong quan chế, quan lại các cấp hầu hết được tuyển lựa trong số con em quý tộc.
Sở dĩ bộ máy nhà nước Lý tổ chức theo chính thể quân chủ quí tộc là do triều đại này được thiết lập mà không hề có sự đố máu, không hề có binh đao trong việc hình thành ngôi vị. Để củng cố vững chắc ngôi vị thì nhà vua cần một chỗ dựa đó chính là quí tộc.
Việc xây dựng mô hình quân chủ quý tộc trước hết góp phần củng cố địa vị của nhà vua, giúp vua quản lý đất nước. Tuy nhiên việc trao quyền lực cho một tầng lớp vương hầu quý tộc cũng tiềm ấn một sự chuyên quyền, đội ngũ quí tộc nắm trong tay nhiều quyền lực dần bị tha hóa, trình độ năng lực quản lý nhà nước không có, không đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Do đó việc Lê Văn Thịnh muốn cải cách theo con đường bắt chước Vương An Thạch rõ ràng là đụng chạm quá lớn đến các thành phần hoàng tộc đang có nhiều thực quyền. Trong số đó chắc hẳn không ai muốn có cuộc cải cách để rồi quyền lực của mình sẽ bị thu hẹp.

Sau khi LVT bị bắt thì việc sử án lưu đầy là nhẹ hay nặng, tại sao không bị sử trảm. Chúng ta tìm hiểu thêm về luật pháp dưới thời Nhà Lý.
Thời nhà Lý, luật pháp Đại Việt hầu như dựa chủ yếu vào các chiếu Vua ban, tuy nhiên có một bộ luật có thể coi như tổng hợp của luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luật hôn nhân gia đình ngày nay, gọi là Hình thư, sau thời kỳ phá hủy văn hóa Đại Việt của nhà Minh nay đã thất truyền.

Tuy nhiên, do bản chất sùng bái đạo Phật của triều đại này mà các hình phạt nói chung không quá nghiêm khắc. Ví dụ, năm 1042 vua Lý Thái Tông xuống chiếu rằng các quan chức đô mà bỏ trốn thì phạt 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ và xử tội đồ. Các quân sĩ đã bị tội đồ, nếu trốn vào núi rừng, cướp của thì xử 100 trượng, thích vào mặt 30 chữ. Người coi trấn trại mà bỏ trốn cũng phải tội như thế. Tháng 7, xuống chiếu xử kẻ ăn trộm trâu của công 100 trượng, 1 con trâu phạt thành 2 con. Tháng 9 nhuận, xuống chiếu xử kẻ gian dâm, cho phép người chủ đánh chết ngay lúc bắt được thì không bị tội. Xuống chiếu về việc phú thuế của trăm họ, cho phép người thu, ngoài 10 phần phải nộp quan được lấy thêm 1 phần nữa, gọi là "hoành đầu". Lấy quá thì xử theo tội ăn trộm, người tố cáo được tha phú dịch cả nhà trong 3 năm, người ở kinh thành mà cáo giác thì thưởng bằng hiện vật thu được. Nếu quản giáp, chủ đô và người thu thuế thông đồng nhau thu quá lệ, tuy xảy ra đã lâu, nhưng có người tố cáo thì vẫn phải chịu tội như nhau. Tháng 10, ban Hình thư gồm 3 tập, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Tháng 11, xuống chiếu cho những người từ 70-80 tuổi, từ 10-15 tuổi và những người ốm yếu, các thân thuộc nhà vua từ hạng Đại công trở lên phạm tội thì cho chuộc bằng tiền, nếu phạm tội thập ác thì không được theo lệ này ( trong Thập ác thì tội mưu phản đứng hàng đầu ).
Như vậy phải chăng Vua là người có quyền nhưng không muốn sử LVT vì thực tế có thể nhà Vua hiểu LVT không có ý đồ làm phản nhưng bị sức ép vá áp lực của giới quý tộc trong Hoàng tộc nên phải sử miễn cưỡng nên có phần nhẹ tay chăng ??? Vua Lý Nhân Tông là một trong những Vua của thời nhà Lý được liệt vào hàng những Minh quân cho nên không thể có chuyện nhà Vua ghét bỏ tài năng của cận thần hoặc đối nhân sử thế như Lưu Bang sử Hàn Tín được.
Nhưng cái chính là việc làm sao để cãi mà gỡ tội cho Lê Văn Thịnh thì... quả thật datanhan vẫn chưa tìm được cái lẽ nào cho thuyết phục được cả. Hay là phải viện dẫn sự giải thích của cố Giáo sư Hoàng Xuân Hãn như bài trên đã nói.

Ghi chú: Trong bài viết datanhan có sưu tầm một số tư liệu lịch sử.

Để cho rõ ràng trắng đen, phải quấy chúng ta thử lập ra một phiên tòa xét sử. Bởi trong sử thì chỉ nói vắn tắt thế thôi chứ còn định tội một đại thần thì ắt phải có một phiên tòa chứ.
Vua là Chánh án, đại diện các nhà quý tộc trong Hoàng tộc vào vai Công tố viên, nhân chứng là dân chài Mục Thận và anh lính nào đó đưa cái giáo cho nhà Vua, vật chứng là tấm lưới đánh cá dùng quăng trùm con hổ. Người có nghĩa vụ liên quan là tên gia nô người nước Đại lý bên tầu ( có sử thì lại chép là Lê Văn Thịnh đã dùng mưu giết chết tên gia nô này để chiếm đoạt phép lạ, nếu vậy thì phải xác định quê quán nó ở đâu, điều tra ngọn ngành và mời gia đình hoặc đại diện đia phương tên gia nô này tham dự phiên tòa- ở đây là có yếu tố ngoại quốc đấy ). Thầy cãi ( luật sư ) cho Lê Văn Thịnh là ai ? Hỏi ý kiến bác Duong Nghiep ? Sau đây là tóm tắt tình tiết vụ án :


Sách sử có chép, vụ án "hồ Dâm Đàm" xảy ra vào tháng 3 năm Bính Tý 1096 rằng:

Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt thấy có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: Việc nguy rôi! Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp nước, không nỡ giết, đày lên trại Thao Giang. Thưởng cho Mục Thận quan chức và tiền của, lại cho đất ở Hồ Tây làm thực ấp. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý (vùng Vân Nam, Trung Quốc) có pháp thuật lạ, cho nên mượn thuật ấy mưu toàn làm thí nghịch.


Trước khi vào phần sử án, mời các bằng hữu góp ý xem đã đủ lệ bộ chưa.

Không được rồi. Sau khi đăng thông báo sử án, Vua Lý Nhân Tông có khiếu nại là nhà Vua là người bị hại thì làm sao ngồi ghế chánh án được. Không khách quan. Thật là một sai lầm của datanhan, mà Lý Nhân Tông quả thực là một Minh quân.


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07

Chỉnh sửa lần cuối bởi Dương Nghiệp: 06-01-2011 lúc 10:04. Lý do: Gộp bài...
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (08-01-2011)
Cũ 08-01-2011   #6
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.311
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Những vụ án cách nhau hàng thế kỉ kỳ thực là không cần đến một phiên tòa xử án, huống chi vua Lý cũng là một trong những người bị nghi ngờ về nguyên nhân vụ án. Ta cứ thảo luận, ai đọc được thì đọc, ai nhận định thế nào tùy sở học mỗi người. Việc phân định chữ nghĩa là của những vị Sử học gia. Nếu huynh đệ hỏi thầy cãi là ai, thì xin hỏi, huynh đệ chẳng phải đang làm việc đấy ư?
- Câu chuyện "hồ Dâm Đàm" là một câu chuyện hoang đường. Trước câu chuyện này, cũng có một sự tích "đền thờ Võng Thị" với những tình tiết tương tự.
- Việc vua không khép cho tên phản nghịch vào tội chết nếu lý giải bằng "lòng từ bi" nơi đạo Phật là vô lý. Bằng chứng là vào nhà Lý, tất cả những hành vi phản nghịch đều bị xử tội chết (như vụ Tô Hậu, Đỗ Sùng, hoàng thái hậu Thượng Dương,...)
- Xung quanh nhà vua là bà Thái Hậu Ỷ Lan, thái úy Lý Thường Kiệt là những người kiệt xuất, mặt khác lại tin dùng Lê Văn Thịnh (lên tới chức Thái sư), thì Lê Văn Thịnh phải là người tài cao đức trọng. Bằng chứng là những đền thờ ông ở nhiều nơi sau khi chết, đặc biệt là bức tượng rồng tự cắn mình được tìm thấy gần đây.
Mấy điều trên đã được xác thực, đủ làm căn cứ để minh oan cho Lê Văn Thịnh.

Trích dẫn:
2. Tại hạ có đọc giả thuyết Lê Văn Thịnh dâng sớ vua cải cách theo Biến pháp của tể tướng Vương An Thạch đời Tống, (được biết lối cải cách này đả kích mạnh mẽ vào đời sống của bọn Thượng Lưu). Không biết, tài liệu nào có thể xác thực giả thuyết trên?
Theo tìm hiểu, Sử học có ghi nhận những việc làm của Lê Văn Thịnh (khá giống với cải cách Vương An Thạch):
Năm 1086: Tổ chức thi tuyển người vào Hàn lâm viện
Năm 1088: Định các chùa trong nước làm 3 hạng, cho quan văn tham gia vào việc quản lý
Năm 1089: Định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu
Năm 1092: Định sổ ruộng thu tô...

Mong chư vị huynh đệ có thể cung cấp thêm một vài tư liệu?

Dương Nghiệp.


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Dương Nghiệp vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (08-01-2011)
Cũ 09-01-2011   #7
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.786
datanhan_07 đang offline
 
Thực ra thì chính Giáo sư Hoàng Xuân Hãn qua lời giải thích đã gần như minh oan tương đối đầy đủ cho Trạng Lê Văn Thịnh rồi.
Tuy nhiên chúng ta nói thêm về phần chép sử của nước ta. Như mọi người đều biết là các vương triều phương Bắc không bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính hoặc đồng hóa dân tộc Việt ( Lạc Việt ). Nhưng kết cục là nếu xâm lược thì thất bại, đô hộ tuy có kéo dài ngàn năm nhưng lại không đồng hóa được người Việt. Cái thiệt thòi của dân tộc ta là bị phương Bắc chiếm đoạt hầu hết các tư liệu lịch sử khiến chúng ta nay ( và cả từ trước đây hàng trăm năm ) muốn viết về sử của mình thì phải sao lục lại chính một phần lớn từ sách sử của phương bắc. Vậy thí tính khách quan trung thực còn lại là bao nhiêu ??? Không loại trừ chính người phương bắc đã lồng ghép dựng nên câu chuyện Lê Văn Thịnh mưu phản rồi bị sử tội ( mình không vu oan cho họ dựng chuyện ) để làm xấu đi hình ảnh một quan đại thần người Việt vào lúc mà cơ đồ Vương triều nhà Lý thời Lý Nhân Tông đang cực thịnh hòng làm suy yếu nền tự trị của nước ta gây nhiễu loạn dần dần đến lúc suy yếu để lại dễ bề thôn tính chăng ???
Mặc dù ai cũng thấy là Lê Văn Thịnh bị oan, nhưng từ sau thời nhà Lý chưa thấy một vương triều nào chính thức minh oan cho Ông cả. Chỉ có trong dân gian thì vẫn trân trọng công lao của Ông, rồi khi phát hiện bức tượng đá Rồng cắn chân, chân cào xé thân thể hiện nỗi oan khiên ngút trời thì cũng chỉ từ trong dân gian tiến hành thờ cúng. Tại sao chưa một vương triều nào chính thức minh oan cho Lê Văn Thịnh ??? Ngay cả thời nước Việt Nam ta bây giờ cũng chỉ có những buổi hội thảo rồi thì vài thông báo chỉ dẫn không nên dựng những vở kịch nêu cái vụ án Lê Văn Thịnh hóa hổ hại vua vì nó hoang đường. Cũng chưa có thông báo nào chính thức ghi vào sách sử để minh oan trả lại công bằng cho Lê văn Thịnh. Phải chăng là vẫn còn hồ nghi cái vụ án này thực hư chưa tỏ nên chưa dám kết luận cuối cùng chăng, phải chăng chúng ta còn hồ nghi ngay cả những trang sách sử ghi chép chắc gì đã đúng ???
Vào những ngày cuối năm Canh Dần có rất nhiều bài trên Internet viết về vụ án Lê Văn Thịnh ( từ năm 1993 đã có những buổi hội thảo chuyên đề về vụ này ). Vậy thì oan khiên đã rõ, nhưng vì sao Lê Văn Thịnh lại bị oan??? Chỉ còn có hai điều cần suy nghĩ mà Duong Nghiep đã nêu là đối kháng giữa Phật giáo và Nho giáo hoặc là tranh chấp quyền lực. Chúng ta nên chăng chỉ tập trung phân tích hai điều này để làm rõ lý do oan khiên của Lê Văn Thịnh rồi thì Lương Sơn Bạc ta làm thủ tục TRẢ LẠI TÊN CHO EM chăng ???


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-01-2011   #8
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.786
datanhan_07 đang offline
 
Trước khi viết tiếp, tại hạ lưu ý các bằng hữu một điều là khi gõ chữ Nghi án Hồ Dâm đàm trên Google thì lập tức ta thấy ngay trang diễn đàn Lương Sơn Bạc với bài viết của Duong Nghiep. Nói vậy để thấy rằng diễn đàn Luongsonbac của chúng ta cũng có một giá trị nhất định trong cộng đồng cư dân mạng. Kể cũng tự hào lắm thay.

Nói tiếp về nghi án Lê Văn Thịnh thực ra cũng để hiểu thêm sử xưa mà ngẫm chuyện thời nay mà thôi. Chứ nghi án này muốn tìm hiểu thì trên các trang mạng chẳng thiếu gì lời nghị luận. Hầu hết các bài viết đều đi đến một ý chung là do cuộc đối kháng giữa hai ý thức hệ của Phật giáo và Nho giáo. Tại hạ lại có suy nghĩ không giống như vậy. Như đã trình bày ở các bài trên thì vào thời Nhà Lý, ba tôn giáo là Phật-Nho-Lão ( Đạo ) cùng tồn tại và phát triển.
Trích từ :
Nguyệt san ĐĐK
Tam giáo đồng nguyên - sức mạnh thời Lý (24/10/2010)


Sở dĩ nói “đồng nguyên” là bởi mục tiêu tối thượng của cả ba tôn giáo này đều hướng tới tính thiện, tính nhân văn. Và nhà Lý chiết xuất ra ở mỗi dòng đạo những điều ưu việt nhất làm định hướng căn bản cho việc xây dựng xã hội. Đó là: Xã hội Nho - tâm linh Phật - Thiên nhiên Đạo.

Vì rằng muốn tổ chức một xã hội có kỷ cương trật tự, có lề luật chặt chẽ thì không thể không dựa vào sự ràng buộc của tam cương, ngũ thường của Nho giáo. Nhưng điểm yếu nhất của Nho giáo là vị kỷ, là phân chia đẳng cấp, là trọng giầu khinh nghèo, trọng nam khinh nữ… sẽ tạo ra nhiều nhân tố bất ổn cho xã hội. Vậy muốn điều chỉnh nó thì con người phải biết tôn trọng lẫn nhau, sống trong hiếu hòa, hiếu thiện và từ bỏ lòng tham lam ích kỷ, sân hận cố chấp, để tiến tới giác ngộ mà giải thoát ra khỏi cám dỗ vật chất của đời thường, và để đạt tới sự tiến hóa ấy thời phải lấy tâm linh Phật làm cứu cánh. Lại nữa con người cùng với muôn loài được sinh ra dưới ánh mặt trời kể cả các loài thấp sinh, noãn sinh và thảo mộc đều bình đẳng. Vì vậy Lão Tử chủ trương muôn loài phải nương tựa vào nhau, cùng tồn tại chứ không loài nào được chèn ép loài nào. Con người cũng như các loài khác phải tôn trọng thiên nhiên, như Thượng đế đã an bài. Do đó, cái thiên nhiên sinh tồn phải là thiên nhiên Đạo.
Tam giáo đồng nguyên là như vậy, và nó chính là triết lý nhân sinh cũng đồng thời là định hướng chính trị cho xã hội thời đại nhà Lý.


Nếu đặt vấn đề Lê Văn Thịnh là người đứng đầu phái Nho giáo để đối kháng với phái Phật giáo do chính Vương phi Ỷ Lan là mẹ của Lý Nhân Tông đứng đầu thì không thuận chút nào. Bởi lẽ Lê Văn Thịnh là người muốn áp dụng công cuộc cải cách theo kiểu của Vương An Thạch nhà Tống . Mà tính chất của cuộc cải cách đó có điểm đánh vào tầng lớp quý tộc, chống lại việc phân chia giai cấp theo quan điểm Nho giáo. Nhất là trong bối cảnh chính trị xã hội nhà Lý lúc đó là tương đối ổn định và thịnh vượng, do vậy không thể nói là có cuộc phân tranh giữa hai ý thức hệ giữa Phật giáo và Nho giáo bởi quốc sách lúc đó đã là Tam giáo đồng nguyên.
Nên chăng chúng ta gạt sang một bên lý do vì tranh chấp tôn giáo dẫn đến việc Lê Văn Thịnh bị ghép tội và sử oan ?


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-01-2011   #9
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.786
datanhan_07 đang offline
 
Lý do tranh chấp tôn giáo giữa Phật và Nho thì theo ý riêng datanhan loại trừ. Còn lại là lý do tranh chấp quyền lực hoặc lý do nào khác ???

Sau khi đọc lại vụ án Hồ Dâm Đàm mới thấy sự oan khiên ngút trời của Lê văn Thịnh ai oán như thế nào. Nhất là sau khi tìm thấy tượng rống Miệng cắn thân, Chân xé mình:

Bức tượng đá cao cả 1m, rồng dữ cắn phập vào thân mình, tay chân xé cơ thể mình, thật rợn người
Tay phải xé từng khúc thân thể, tay trái cũng xé nửa còn lại của thân thể,
rồi vật cả cái đuôi của mình như muốn xé toang, muốn dứt ra vứt bỏ. Bức
tượng như nỗi dày vò của Thái sư Lê Văn Thịnh và vua Lý Nhân Tông sau
nghi án Lê Văn Thịnh hóa hổ giết vua trên hồ Dâm Đàm?!
Dù một phần thân thể đã bị chặt thành khúc, răng và nanh vuốt sắc như dao kiếm vẫn tiếp tục cấu xé để tự vẫn bằng mọi giá. Đó là xúc cảm tận cùng của sự oan khiên? Hàm răng cụ rồng to như lưỡi bừa. “Bộ nhá” sắc nhọn, tàn độc, phẫn uất của cụ rồng cắn phập vào chính thân cụ! Một sự điên dại, một sự trả thù đời, một sự hoang mang, hoảng loạn, mất niềm tin tột độ?! Răng cắn phập vào từng khúc thân để tàn sát thân mình; “tay chân” cụ rồng còn độc địa hơn, “chúng” cũng lởm chởm nanh vuốt, “chúng” vận công lực bẻ quặt cái đuôi mình lên phía trước để cào xé, muốn cắn đứt cái phần thân, phần đuôi đem vứt bỏ. Một tay thì bấu lấy khúc thân bên đối diện, vuốt sắc cắm phập, cảm tưởng cụ như một con gấu hung dữ đang vả vào một cây chuối hột sắp giật toang cho hả giận sau khi trúng đạn của thợ săn. Dân gian gọi rất hình tượng: bức tượng ông rồng “miệng cắn thân, chân xé mình”. Chỉ một nhát là tan xác để cụ rồng tự ăn thịt mình, tự đưa mình về cõi chết. Tư thế kéo xé thân mình, mắt trợn ngược, đầu gục ủ rũ, tai thông tai điếc, miệng há hoác, răng lởm chởm kinh sợ, “tay chân” đều 5 ngón sắc như dao kiếm, một phần thân đã biến mất đi đâu (giống như cụ rồng đang bị truy sát, đã trọng thương)… của cụ rồng, khi nhìn vào còn thấy kinh sợ hơn cả cái chết. Đó là một bức tượng cổ cực kỳ thành công ở góc độ nghệ thuật.
( Sưu tầm ).


Tượng rồng này do ai tạc ???? Không ai biết cả. Chắc chắn Lê Văn Thịnh không thể đứng ra tổ chức tạc bức tượng này được vì đã phải chịu tội đi đày rồi. Thời phong kiến đã nói đến rồng là nói đến Vua, một người dân dù đã làm đến Thái sư cũng chỉ là quân thần nên tượng rồng này ắt không phải là thể hiện hình ảnh của Lê Văn Thịnh. Vậy thì phải là hình ảnh của nhà Vua tức là Lý Nhân Tông! datanhan suy luận bức tượng rồng thể hiện nỗi oan khiên đó chính là sự dằn vặt muộn màng của Lý Nhân Tông mà người đứng ra tổ chức tạc bức tượng đó chính là Vương phi Ỷ Lan tức Linh Nhân Hoàng Thái Hậu để vừa có hàm ý thể hiện sự day dứt của Lý Nhân Tông ( và cũng của chính mình ) đồng thời cũng có hàm ý giải oan cho Lê Văn Thịnh nhưng phải để cho hậu thế phán xét chứ không giải oan vào ngay thời kỳ đó. Vì sao, xin đọc thêm những ghi chép từ sách sử về Vương phi Ỷ Lan:

Câu chuyện Ỷ Lan vào cung vua Lý đã trở thành một giai thoại nổi tiếng, nhưng có một vài chi tiết nhỏ còn mâu thuẫn.
Năm Quý Mão 1063, Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai. Vua và hoàng hậu đi cầu tự nhiều nơi nhưng không thành. Một sáng mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dương Quang, phủ Thuận Thành) dân làng mở hội nghênh giá.
Vua ngự giá đến trang Thổ Lỗi, thấy một cô thôn nữ xinh đẹp vẫn điềm nhiên hái dâu bên cạnh gốc lan. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, cho người gạn hỏi. Người con gái đối đáp thông minh, cử chỉ đoan trang dịu dàng. Đó chính là cô Yến. Vua truyền lệnh tuyển cô gái ấy vào cung, rước về Lan Cung thuộc đất làng Kim Cổ, huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long. Lý Thánh Tông phong cô là Ỷ Lan phu nhân, cũng có ý kỷ niệm hình ảnh cô gái đứng tựa bên gốc lan.

Trong cung Ỷ Lan được học hành. Khác với các cung phi khác, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Bà khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách. Chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan, triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài.
Khi sinh người con trai thứ nhất là Càn Đức (Bính Ngọ 1066), bà được phong là Thần phi, sinh người con trai thứ hai là Sùng Hiền hầu, bà được phong là Nguyên phi. Càn Đức được lập làm thái tử. Khi vua Lý Thánh Tông mất (1072), Càn Đức lên nối ngôi, tức là vua Nhân Tông, bà được phong là Linh Nhân Hoàng Thái hậu.
Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan) vốn là người tài trí, thấy bà đích mẫu (tức bà Thái hậu họ Dương ở cung Thượng Dương) được tham dự việc triều chính lấy làm buồn lòng và oan ức cho mình nên mới bảo vua rằng:
Mẹ già khó nhọc nuôi con để có ngày nay, đến lúc phú quý thì người khác hưởng, ăn ở như thế thì đặt con mẹ già này vào chỗ nào?
Nhà vua tuy nhỏ bé nhưng cũng có hiểu biết chút ít rằng, mình không phải là con của Thái hậu Thượng Dương, bèn giam Thái hậu Thượng Dương và 72 người thị nữ ở cung Thượng Dương rồi bức bách bắt đem chôn sống theo vua Thánh Tông.


Ỷ Lan đã hai lần làm nhiếp chính.
Lần thứ nhất
Năm Kỷ Dậu 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh Chiêm Thành, trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Ỷ Lan trông coi việc nội trị rất được lòng dân chúng. Trong nước tình hình ổn định vững vàng, nhân dân mang ơn, gọi là bà Quan Âm.
Lý Thánh Tông đánh giặc lâu ngày không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến Mạt Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên ngày nay), Lý Thánh Tông hay tin Ỷ Lan trị nước vững vàng, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về. Trong sự nghiệp chấn hưng đất nước của Lý Thánh Tông, có vai trò không nhỏ của Nguyên phi Ỷ Lan.
Lần thứ hai
Năm Nhâm Tý 1072, Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, hoàng thái tử Lý Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi (tức hoàng đế Lý Nhân Tông), bà được tôn làm Hoàng thái phi, rồi Hoàng thái hậu. Ban đầu vợ chính của Thánh Tông là Thái hậu Thượng Dương làm nhiếp chính, nhưng sau đó Ỷ Lan đã dựa vào Lý Thường Kiệt giành lại quyền hành và bức hại Thượng Dương. Lý Đạo Thành có ý không thông thuận với việc làm của Ỷ Lan nên bị bãi chức và điều đi trấn thủ vùng Nghệ An. Ỷ Lan cùng Thái úy Lý Thường Kiệt coi việc triều chính, điều hành quốc gia.
Hai lần chiến tranh với nhà Tống (1075 và 1077), vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao lại chức Thái sư, cùng Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.
Là một phụ nữ tài trí, lại được Lý Thường Kiệt ủng hộ nên Hoàng Thái hậu đã có những đóng góp tích cực vào cơ nghiệp nhà Lý.
Hoàng Thái hậu Ỷ Lan còn chăm lo đến việc mở mang dân trí, thi cử học hành. Bà ban hành nhiều chính sách tiến bộ như chuộc nô tỳ, tha cung nữ, giảm tô thuế, cấm giết trâu bò. Ngô Sĩ Liên có lời bàn: "Con gái nghèo đến nỗi phải đợ mình làm mướn, con trai nghèo đến nỗi không vợ đó là cùng dân của thiên hạ. Thái hậu (tức Ỷ Lan) đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy".
Là người rất am hiểu và hâm mộ đạo Phật, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có công xây dựng hàng trăm ngôi chùa. Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý, mà đến nay mới biết được gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào Việt Nam.
Nhưng trong đời Ỷ Lan không phải không có tì vết. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mới trở lại nắm quyền nhiếp chính. Bà đã xui vua bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến chết. Về cuối đời Ỷ Lan đã hối hận về hành động của mình, bà cho lập nhiều chùa để tỏ lòng sám hối và độ siêu sinh cho hoàng hậu Thượng Dương và các cung nữ.
Bà mất ngày 25 tháng 7 (âm lịch) năm 1117, năm Đinh Dậu, Hội Tường Đại Khánh năm thứ 8 đời Lý Nhân Tông, thọ 74 tuổi. Bà được hỏa táng, dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức. Tại quê hương và nhiều nơi đã xây dựng chùa tháp, đền thờ bà. Cùng với những ngôi đền lớn thờ bà ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, hiện ở Hưng Yên có hai ngôi: Đền Ghềnh, xã Như Quỳnh và chùa Hương Lãng, xã Minh Hải đều thuộc huyện Văn Lâm.
Sưu tầm


Qua giai thoại lịch sử trên cho chúng ta thấy Ỷ Lan cũng có những vấn đề tranh chấp quyền lực với Dương Thái Hậu và cũng không loại trừ việc khi tiến hành công cuộc cải cách Lê Văn Thịnh cũng có ít nhiều đụng chạm đến quyền uy nhiếp chính của Vương phi Ỷ Lan khiến cho chính Ỷ Lan cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy việc loại bỏ Lê Văn Thịnh. Còn chuyện bắt tội mưu hại vua Lý Nhân Tông chắc là cũng có nhiều ý kiến bàn bạc phải làm cách nào cho xuôi thuận vì Lê Văn Thịnh khi đó đã là Thái sư quyền uy chỉ dưới một người ( nhà Vua ) và trên muôn người.
Do vậy suy đi tính lại muốn sử LVT chỉ còn có cách ghép vào tội khi quân thế là xuôi được lòng của giới quý tộc ( giới quý tộc thời nhà Lý rất có ảnh hưởng đến việc cai trị đất nước của nhà Vua ), bên ngoài thì cho phương bắc thấy rằng tàn dư của Vương An Thạch ( dù chỉ là phương pháp trị quốc ) cũng không thể tồn tại được trong triều đình của Đại Việt.

Xem lại bài văn PHẠT TỐNG LỘ BỐ VĂN của Lý Thường Kiệt thì từ năm 1075 (khi đó Lê Văn Thịnh chưa thi đỗ Trạng nguyên) đã có nhắc đến tên của Vương An Thạch người chủ xướng cho ý đồ tấn công xâm lược nước Đại Việt của triều đình nhà Tống vào năm 1075 do vậy nhà Lý của nước Đại Việt cho đó là con người trở thành cựu thù của Đại Việt. Khi vụ án Hồ Dâm Đàm xảy ra vào năm 1096 lúc đó Vương An Thạch ( 1021-1086 ) đã chết. Trước đó Lê Văn Thịnh đã bắt đầu chương trình cải cách theo cách của Vương An Thạch thì thử hỏi có quý tộc nào của vương triều nhà Lý chấp nhận được chương trình đó nhất là chắc chắn sẽ đụng chạm đến quyền lợi của họ. Vậy phải chăng Lê Văn Thịnh bị buộc phải nhận một án oan để yên lòng giới quý tộc giữ hòa khí cho triều đình Đại Việt ???

Nếu đúng như vậy thì sau khi xét sử cái tội tày đình nhưng chỉ là sự ghép tội nên mới phá lệ không ghép tội xử trảm cho Lê Văn Thịnh. Sau đó chắc chắn Vua Lý Nhân Tông ( và cả Linh Nhân Hoàng Thái Hậu ) sẽ phải trải qua những ngày tháng hối hận về việc làm của mình ( không chỉ có trong vụ án Lê Văn Thịnh mà còn cả vụ bức hại Dương Thái Hậu cùng 72 cung phi !? nếu lịch sử ghi chép là có thật ) để rồi mới có bức tượng rồng Miệng cắn thân, Chân xé mình như nhân dân đang thờ cúng hiện nay.


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
BaZai (24-05-2011), Dương Nghiệp (16-01-2011)
Trả lời

Tags
hồ tây, lê văn thịnh, nghi án hồ dâm đàm


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 12:20
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,12257 seconds with 15 queries