Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-12-2010   #1
Ảnh thế thân của Sama
Sama
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 07-02-2010
Bài viết: 127
Điểm: 60
L$B: 5.472
Tâm trạng:
Sama đang offline
 
Wink 10 Nữ Hoàng Quyền Lực Nhất Trong Lịch Sử Thế Giới

Là những người có sắc đẹp và trí thông minh tuyệt đỉnh, cùng với quyền lực trong tay họ đã gây ảnh hưởng vô cùng to lớn tới đất nước của mình cũng như toàn thế giới. Đó chính là những nữ hoàng một thời - những người phụ nữ được mệnh danh “quyền lực nhất trong lịch sử thế giới”.

1. Nữ hoàng Ekaterina II



Ekaterina II còn gọi là Ekaterina Đại đế, là Nữ hoàng Nga, cai trị toàn bộ lãnh thổ đế quốc Nga từ 28 tháng 6 năm 1762 cho tới khi qua đời. Có thể nói bà là hiện thân của chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, tuy nhiên bà có công lớn trong việc đưa nước Nga thực sự trở thành một cường quốc tại châu Âu vào thế kỷ 18.

Trong hơn 30 năm trị vì, Nữ hoàng Ekaterina II đã đưa nước Nga tiến lên một bước để trở thành cường quốc thực sự sánh vai với các cường quốc khác ở châu Âu cuối thế kỷ 18. Là nhà hoạt động nhà nước cơ mưu, Ekaterina II biết nhìn nhận nước Nga trong mối tương quan ở khu vực châu Âu và toàn cầu. Nhưng mặt khác, xét trên bình diện phản tiến bộ, Ekaterina đã lợi dụng trí tuệ và nền văn minh thế kỷ Khai sáng ở Tây Âu để trị quốc, trấn áp những phong trào quần chúng và khởi nghĩa nông dân, bóp nghẹt các lực lượng tri thức chủ trương lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế theo gương Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.

2. Nữ hoàng Hatshepsut



Hatshepsut là con gái lớn của Thutmose I và Hoàng hậu Ahmose, vị vua và hoàng hậu đầu tiên của dòng họ Thutmoside của vương triều thứ mười tám. Khi cha bà băng hà vào năm 1493 trước Công Nguyên, Hatshepsut đã kết hôn với người em cùng cha khác mẹ là Thutmose II và lấy danh hiệu Phu nhân Đại Hoàng gia. Khi Thutmose II mất, ông chỉ có một người con trai còn trẻ là Thutmose III kế vị. Tại thời điểm đó, Thutmose III mới chỉ 10 tuổi nên ông không thể thực hiện các nhiệm vụ của một pharaoh. Chính vì vậy, Hatshepsut đã trở thành nhiếp chính của Ai Cập, nắm giữ các trách nhiệm và được công nhận bởi giới lãnh đạo tôn giáo.

Hatshepsut là nhân vật chính trị đầy quyền lực ở Ai Cập trước khi bà tiếp nhận tước hiệu Pharaoh. Bà đã tạo nên một triều đại bình ổn cho nhân dân của kim tự tháp đồng thời đẩy mạnh phát triển về thương mại cũng như nghệ thuật. Song sau khi bà qua đời, Thutmose III cùng con trai của ông đã đập phá lăng mộ của Hatshepsut nhằm tìm mọi cách để xóa bỏ hình ảnh của bà trong tâm trí của nhân dân đất nước sông Nile.

3. Nữ hoàng Eleanor



Nữ hoàng Eleanor là một trong những người phụ nữ giàu có và quyền lực nhất của Tây Âu vào thế kỷ 12. Bà là người con gái đầu tiên của Công tước xứ Aquitaine, William X và vợ là Aenor. Từ nhỏ Eleanor đã được hưởng một nền giáo dục hoàn hảo và toàn vẹn.

Mùa xuân năm 1130, mẹ và em trai của bà qua đời. Chính vì vậy, bà trở thành người kế vị chính thức của cha mình. Lịch sử đã ghi nhận Eleanor là người phụ nữ giàu có và tài giỏi nhất trong lịch sử với quyền kiểm soát những vùng đất rộng lớn ở miền Nam nước Pháp và số tài sản khổng lồ.

4. Nữ hoàng Victoria



Nữ hoàng Victoria hay Alexandrina Victoria, là nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ailen từ 20 tháng 7, 1837 và là Nữ vương Ấn Độ đầu tiên của Chế độ Anh từ 1 tháng 5, 1876 cho tới khi bà chết. Sự cai trị của bà với tư cách nữ hoàng kéo dài 63 năm và 7 tháng, dài hơn sự trị vì của bất cứ vị quân chủ Anh nào trước đó. Giai đoạn với tâm điểm là thời kì trị vì của bà được biết đến với tên gọi Thời đại Victoria, một thời kì với những tiến bộ công nghiệp, chính trị và quân sự tại Vương quốc Anh.

Thời đại Victoria thể hiện rõ đỉnh cao của Cách mạng Công nghiệp, một giai đoạn của những tiến bộ xã hội, kinh tế và công nghệ đáng kể tại Vương quốc Anh. Sự trị vì của Victoria được đánh dấu bởi sự bành trướng vĩ đại của Đế quốc Anh; trong giai đoạn này nó đạt được đỉnh cao, trở thành cường quốc hàng đầu của thời đại đó.

5. Nữ hoàng Theodore



Sự phóng túng tính dục của người La Mã được đẩy lên cao điểm qua hình mẫu một nhân vật trứ danh thời đó: hoàng hậu Theodore. Từ một diễn viên ca kịch, Theodore đã leo lên địa vị quý tộc, trở thành một nữ hoàng đầy quyền lực.

Nhờ sắc đẹp và sự phóng đãng, Theodore nhanh chóng nổi tiếng và trở thành tình nhân của hoàng đế Byzantine. Sau khi được "thăng cấp" quý tộc, Theodore kết hôn với vua La Mã Justinian. Lúc đó nàng mới 16 tuổi. Theodore cùng chấp chính với Justinian trong tư cách hoàng hậu. Nàng được ghi nhận là một nữ hoàng quyền lực và đầy dục vọng. Cho dù các sử gia không tiếc lời bình luận về tính dâm đãng của nàng, nhưng họ cũng phải thừa nhận năng lực của Theodore trong vai trò phụ tá Justinian.

6. Nữ hoàng Elizabeth I



Elizabeth I là Nữ hoàng Anh và Nữ hoàng Ireland từ ngày 17 tháng 11 năm 1558 cho đến khi qua đời. Elizabeth I là người thứ sáu, cũng là người cuối cùng, của triều đại nhà Tudor. Thời trị vì của Elizabeth I kéo dài 45 năm, nổi bật với hai sự kiện: Vương quốc Anh trở nên một thế lực có ảnh hưởng toàn cầu, và những tranh chấp tôn giáo luôn sục sôi trong nước.

Trong suốt 45 năm trị vì đầy ý nghĩa, Elizabeth I đã làm cho nước Anh trở thành một cường quốc châu Âu với sức mạnh thương mại và đã trở thành nơi gặt hái được thành quả trí tuệ to lớn. Công bằng mà nói “thời đại Elizabeth” là thời kỳ vàng trong lịch sử của nước Anh.

7. Nữ hoàng Maria Theresia



Maria Theresia là một nữ hoàng của Đế quốc La Mã Thần thánh, nữ hoàng của Hungary và là công chúa nước Áo. Maria Theresia không có bất kỳ một người anh em trai nào để có thể thừa kế ngai vàng sau khi cha bà- hoàng đế Karl VI mất, Vì vậy vào năm 1713, hoàng đế Karl VI đã ban bố một đạo luật theo đó công nhận Maria Theresia sẽ là người kế vị của vương triều và thừa kế toàn bộ đất đai của vương quốc sau khi ông qua đời.

Maria Theresia đã góp phần xây dựng những cải cách tài chính và giáo dục. Kinh tế, văn hóa của Đế quốc Áo phát triển mạnh dưới sự cai trị của bà. Bên cạnh đó, Maria Theresia còn tổ chức lại quân đội, cải thiện sức mạnh quân sự của nước Áo. Bà được công nhận là một trong những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất của vương triều Habsburg trong thế kỉ 18.

8. Nữ hoàng Isabella I



Trở thành Nữ hoàng khi 23 tuổi, Isabella I là một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh và dũng cảm. Bà là người có công lớn trong việc thống nhất Tây Ban Nha sau 700 năm phân tán đất đai. Đặc biệt, bà đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong việc nhà thám hiểm hàng hải Columbus phát hiện ra châu Mỹ.

Tuy vậy, Isabella lại rất tàn bạo về mặt tôn giáo. Là người sùng đạo, bà đã giúp xây dựng một Toà án dị giáo tại Andalusia và trục xuất hơn 170.000 người Do Thái ra khỏi Tây Ban Nha. Những kẻ dị giáo cứng đầu không chịu cải đạo đều phải chịu hình phạt cao nhất là bị hỏa thiêu. Song cũng không thể phủ nhận Isabella là người có công lớn trong việc thống nhất Tây Ban Nha sau 700 năm phân tán đất đai.

9. Từ Hi Thái Hậu



Thái hậu Từ Hi (1835–1908) là người nắm quyền lực thực tế của triều đình Thanh trong hơn 40 năm. Bà cùng với Võ Tắc Thiên được xem như là hai người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa, nơi vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề trong một thời gian dài.

Cuộc đời của Từ Hi Thái hậu gắn liền với triều đại Mãn Thanh - triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa đang trong giai đọan suy tàn và khủng hoảng tột độ. Từ một mỹ nữ trong dân dã được chọn vào cung làm quý nhân, rồi từ địa vị quý phi nhảy lên ngôi thái hậu, thâu tóm quyền lực, gây bao tội ác. Nói chung, Thái hậu Từ Hi là con người có nhiều tham vọng, quyết đoán và độc tài, nhưng biết dùng cận thần có năng lực để tham mưu cho bà. Bởi thế có tài liệu của Trung Quốc buộc tội bà "Cắt đất cầu hoà, thờ giặc như cha".

10. Võ Tắc Thiên



Võ Tắc Thiên tên thật là Võ Chiếu, là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, và để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học. Bà đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc đã lập ra triều đại của riêng mình, nhà Võ Chu và cai trị dưới danh hiệu Thánh Thần Hoàng Đế từ 690 đến 705.

Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn, theo một số nhà sử học, nhà Võ Chu đã có được một hệ thống bình đẳng xã hội về giới tốt hơn so với nhà Đường giai đoạn tiếp sau nó. Nhìn vào các sự kiện trong cuộc đời bà theo ám chỉ trong văn chương có thể mang lại nhiều ý nghĩa: một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp, thái độ đạo đức giả khi thuyết giáo về lòng trắc ẩn trong khi cùng lúc ấy lại tiến hành mô hình tham nhũng và hành xử một cách xấu xa, và cai trị bằng cách điều khiển từ phía hậu trường.

Nguồn : Sưu Tầm.


Chữ ký của Sama

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Sama vì bài viết hữu ích này:
huatrung1981 (15-05-2012), Lăng Độ Vũ (13-12-2010), Tiêu Vũ Đại Dương (14-12-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 03:34
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05033 seconds with 15 queries