Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 02-08-2011   #46
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.786
datanhan_07 đang offline
 
Thiên Nam Ngữ Lục xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 17. Tuy không phải là một tài liệu chính sử ( lúc đầu cuốn này còn có tên là Thiên nam ngữ lục ngoại kỷ mang tính chất hiệu đính bổ xung cho những phần chính sử đã được lưư truyền, ví dụ như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư... ). Thiên Nam Ngữ Lục có thể được viết theo lệnh của một Bề trên nào đó, có giả thiết cho rằng theo lệnh của Chúa Trịnh ( không rõ niên đại ). Vì lúc đó Vua Lê tuy quyền thế bị thu hẹp nhưng vẫn là Vua. Chúa Trịnh tuy lộng quyền nhưng không có danh chính ngôn thuận nên cuốn Thiên Nam Ngữ Lục tuy được lệnh viết ra nhưng không được coi là chính sử.
Lại nói về Triệu Đà kể từ khi xâm chiếm xong Âu Lạc và tự xưng Triệu Võ Hoàng Đế ( Nam Việt Vũ Vương ) nhưng suốt thời gian cai trị Nam Việt chỉ luôn đóng đô tại thành Phiên Ngung ( Quảng Châu TQ ).
Việc nêu lên bốn câu thơ trong Thiên Nam Ngữ Lục để chỉ việc có thể tên Thăng Long là do Triệu Đà khởi đặt cũng chỉ là một dự đoán. Không loại trừ việc người viết đã bổ xung ý chí chủ quan gán cho Triệu Đà biến tên gọi Long Biên thành Thăng Long bởi muốn đề cao vai trò của Triệu Đà chính là vị Vua đầu tiên đã sáng lập nước Nam Việt. Dù tác giả là ai thì Thiên Nam Ngữ Lục cũng được viết ra sau khi Lý Công Uẩn đã thiên đô và kinh thành nhà Lý mang tên Thăng Long từ đầu thế kỷ 11. Người viết cuốn Thiên Nam Ngữ Lục chắc phải dựa vào những tài liệu chính sử đã có trước đó để bổ xung ( thời nay có thể gọi là Đạo Sử ) để làm vừa lòng Chúa Trịnh chăng ???
Phải chăng cái lý giải cho việc đặt vấn đề Triệu Đà là người đầu tiên đặt tên gọi Thăng Long để xác nhận và đề cao vai trò Triệu Đà là Vua đầu tiên của Nam Việt ( tuy rằng trong các tài liệu sử biết được không có tài liệu nào nhắc đến việc Triệu Đã đã từng ở hay đóng đại doanh tại Long Biên-Thăng Long trong suốt thời gian cai trị Nam Việt ).
Ngoài ra cũng cần nói tới việc xác định thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất của Lịch sử Việt nam hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất tại Việt nam bắt đầu từ khi Triệu Đà làm Vua xứ Nam Việt ( khoảng 179 TCN ). Lại có ý kiến cho rằng nó phải bắt đầu từ khi Hai Bà Trưng thất thủ trước Mã Viện ( thế kỷ thứ nhất ).
Cũng bởi từ hai chữ Nam Việt thời nhà Triệu Đà mà sau này nhà Thanh bên tầu khi xác nhận tên gọi nước ta từ lời yêu cầu của Nhà Nguyễn vào năm 1804. Khi đó vua Gia Long đổi tên nước thành Nam Việt, lý do là thống nhất An Nam và Việt Thường. Để tránh sự hiểu lầm với quốc hiệu của nhà Triệu và đề phòng việc yêu sách đất đai, vua Càn Long nhà Thanh đảo thứ tự hai từ thành Việt Nam. Năm 1838, dưới thời Nguyễn, tên nước được đổi tạm thời thành Đại Nam ).


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (04-08-2011)
Cũ 02-08-2011   #47
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.156
Bách Việt 18 đang offline
 
Thiên Nam ngữ lục nếu được viết theo yêu cầu của chúa Trịnh thì ... cần được coi là chính sử vì đây rõ ràng là một công trình nghiêm túc, được cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước xem xét. Sử viết cho vua hay viết cho chúa thì cũng là sử của dân tộc. Nhất là những thông tin về thời cổ đại, chẳng liên quan đến nhà Lê, chẳng ảnh hường gì tới vua Lê chúa Trịnh, thì giá trị sử liệu của Thiên Nam ngữ lục cần được coi ngang hàng với Đại Việt sử ký toàn thư.

Triệu Đà không đóng đô ở Thăng Long nhưng những dẫn chứng đưa ra cho thấy đã có cả thư tịch và di tích nói về việc Triệu Đà đã dựng hành cung ở đây. Hơn thế nữa Giao Chỉ là quê vợ ông ta (Đồng Xâm, Thái Bình), là nơi ông ta khởi nghiệp (Long Châu - Long Xuyên khi đó thuộc Giao Chỉ). Không có lẽ nào ông ta không tới Giao Chỉ.

Nếu quả thật chuyện Lý Công Uẩn đặt tên Thăng Long là quá rõ ràng từ trước thì Thiên Nam ngữ lục làm sao có thể "đạo sử" trước bàn dân thiên hạ thời đó được? Đây thực sự vẫn là một câu hỏi: ai đã đặt tên thành Thăng Long? và Thăng Long bao nhiệu năm tuổi (1000 hay 2000 năm?).


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (04-08-2011)
Cũ 02-08-2011   #48
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.786
datanhan_07 đang offline
 
Tiếc lắm thay! Hận lắm thay! Lịch sử nước Đại Việt đã bị truy sát, bị hủy diệt. Với ý đồ đồng hóa dân tộc Việt nên triều đình nhà Minh bên tầu hầu như đã tận thu và hủy hoại toàn bộ tư liệu, sách thơ văn lịch sử khiến cho sau này những nhà viết sử của dân tộc Việt Nam gặp biết bao khó khăn để dựng lại một sự thật về quốc gia và dân tộc mình.
Ai cũng biết rằng khi làm Sử hoặc ghi chép lịch sử thì người viết phải trước hết ghi chép sự thật nhưng phải luôn luôn phục vụ được ý đồ cai trị của triều đại đương thời. Khi chép sử nói về Triệu Đà liệt truyện thì Tư Mã Thiên cũng phải xác định Triệu Đà là người tộc Hán nhưng có ý đồ xưng Vương trên đất Giao Chỉ. Căn cứ vào đó ta nhận thấy một khi Triệu Đà đã có ý định ly khai nhà Hán để xưng Vương ở phương Nam thì không có lý gì khi phát hiện ra mảnh đất có rồng bay lên để đặt tên là Thăng Long mà lại không có ý định lập đô tại đó cho hợp ý trời mà cứ phải đóng đô tại Phiên Ngung-Quảng Châu?
Theo như truyền thuyết các bằng hữu đã nêu thì nhân dịp đi tuần phương Nam đến đất Nam Quan thì Triệu Đà thấy Rồng bay lên. Đất Nam Quan thuộc Huyện Lộc Bình-Lạng Sơn giáp phía Bắc Trung Quốc. Xem lại đoạn thơ trích dẫn trong Thiên Nam Ngữ Lục thì không nhẽ Triệu Đà nhìn thấy Rồng bay lên tại sông Nhị Hà rồi xướng lên cái tên Thăng Long để rồi 1000 năm sau cũng tại nơi đó Lý Công Uẩn cũng thấy như vậy chăng ???

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.

Nên biết thêm rằng tên gọi sông Nhị Hà/Nhĩ Hà được một số nguồn sử liệu giải thích là đến thời nhà Minh chiếm đóng Đại Việt mới có tên Nhị Hà tức sau hơn 1000 năm thời Triệu Đà ( trước đó sông này còn có tên là Phú lương...). Sách “Đại Nam nhất thống chí” dẫn lại “Đại Thanh nhất thống chí” ghi rằng “Lại xét về tên Nhị Hà thì Hoàng Phúc nước Minh đắp thành Đại La, thấy nước sông chảy vòng quanh như hình cái vành tai, bèn đặt tên này” [QSQTN, t4 (1997), 186]. Qua lời ghi chép ấy có thể thấy cách gọi Nhị Hà/Nhĩ Hà (sông Nhị/Nhĩ) là để giải thích đặc điểm “nước sông chảy vòng quanh như hình cái vành tai”... Vậy thì từ thời Triệu Đà đã làm sao có tên gọi Nhị Hà để Thiên Nam Ngữ Lục phóng tác vào chính sử được.

Ngoài ra cứ cho là vậy đi nhưng Triệu Đà cũng chỉ thấy Rồng dậy sóng thôi tức là Rồng đang cuộn mình nhưng chưa bay được. Phải gần 1000 năm sau khi gặp Lý Công Uẩn thì Rồng mới bay. Lại nếu quả đúng là vậy thì thực đúng là Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư, đất biển phương nam là của người Việt Nam là ý trời đã định thế sao lắm kẻ thèm nhểu cả dãi.
Ngoài ra việc Triệu Đà lập hành cung gọi là Long Hưng? Long Hưng thuộc đất Văn Giang-Hưng Yên. Vùng đất này xưa nay nổi tiếng phồn thịnh. Trong chữ Hán Nôm thì chữ Long trọn nghĩa của nó là Rồng thể hiện cho bậc đế vương. Nhưng chữ Long về đồng âm có nghĩa là phồn thịnh. Phải chăng Long Hưng là tên gọi vùng đất thịnh vượng phát triển chứ không phải là vùng đất đế vương. Còn chuyện chép sử cho Vua hay cho Chúa thì tâm định của người viềt phải theo ý chí của Vua hoặc Chúa chứ không thể tự viết theo bản ý là tôn trọng sự thật, do đó không phải cứ chép sử thì được gọi là chính sử được. Thời chúa Trịnh cũng có ý (giống Triệu Đà ly khai nhà Hán ) tiếm quyền Vua Lê nhưng không thể vì Danh không chính và Ngôn không thuận..
Vua Càn Long bên Tầu cũng tỏ ra mưu lược khi không chấp nhận tên nước Nam Việt theo lời đề nghị của nhà Nguyễn. Vì sao? Vì đất Nam Việt của Triệu Đà khi xưa lan tới tận vùng Mân Việt ( Phúc Kiến-Trung Quốc ), nhỡ chẳng may nhà Nguyễn đòi lại cương thổ của Nam Việt thì Nhà Thanh phải trả từ vùng duyên hải Phúc kiến trở xuống hay sao và như vậy thì bờ biển nước ta không phải là hơn 3000 Km mà khoảng cả chục ngàn ý chứ lị ( phải vậy thì tình hình bây giờ rằng thì là cực kỳ kinh khủng khiếp ).


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07

Chỉnh sửa lần cuối bởi datanhan_07: 02-08-2011 lúc 23:16. Lý do: Thêm đoạn văn về Chúa Trịnh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (04-08-2011)
Cũ 03-08-2011   #49
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.156
Bách Việt 18 đang offline
 
Về viết sử: đã là lịch sử viết bởi con người thì dù thế nào cũng không tránh khỏi sự chủ quan, chủ quan do cách nhìn nhận, do thiếu tư liệu, hay do cố ý bóp méo sự việc, ... Chính sử không có nghĩa là sử hoàn toàn khách quan mà là sử viết theo quan điểm chính thống (của một vị vua, của một quốc gia hay của một dân tộc). Vì thế Đại Việt sử ký (chính sử viết theo quan điểm của triều Lê), hay Thiên Nam ngữ lục ("chính sử" viết theo quan điểm của Chúa Trịnh) đều có những giá trị lịch sử thật sự. Không nên bài bác, mà cần xem kỹ sự khác biệt, vì chưa chắc ai đã đúng hơn ai.

Nam Quan: không nhất thiết phải là ở Lạng Sơn. Nam Quan đơn giản có thể hiểu là cửa Nam, tức là khu vực phía Nam của một tụ điểm dân cư cổ. Thời Triệu Đà, biên giới nước ta đâu có ở vùng Lạng Sơn mà có cửa ải Nam Quan ở đó.

Trong Thiên Nam ngữ lục, khi Triệu Đà đánh An Dương Vương thì đã nhìn thấy rồng bay lên:

Binh phân chi dực hữu chi
Triệu thuyền thẳng tới đỗ kề bên sông
Bỗng đâu thấy rồng nổi lên
Dự mừng thánh chúa lập nên cơ đồ.

Vì thế sau đó mới đổi tên đất thành Thăng Long.

Tất nhiên chuyện thấy rồng là truyền thuyết hoặc là một cách nói biểu tượng, biểu trưng. Triệu Đà hay Lý Công Uẩn đều không thể thấy rồng vì rồng làm gì có thật. Cái thật là sự kiện dựng đô/hành cung và đặt tên đất.

Nhĩ Hà: có thể tên sông không phải là từ thời Triệu Đà. Điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến sử liệu cả. Trong sử sách người hoàn toàn có thể dùng tên ngày nay để kể về sự việc trước đây. Về tên gọi Nhĩ Hà theo tôi có thể giải thích như sau: Nhĩ hay Nhị là số 2, con số chỉ phương nóng bức, mùa Hạ, màu đỏ trong Hà thư. Tức là Nhị Hà đồng nghĩa với sông Hồng (màu Đào), sông Thao (=Thiêu cháy), sông Lô (=Lửa). Tất cả chỉ một con sông lớn chảy qua vùng đất Đào hay Hồng Bang thời cổ đại. Còn cách giải thích Nhĩ nghĩa là màng nhĩ, do sông chảy quanh co, thì rõ là suy diễn vô cớ. Sông nào mà chẳng chảy quanh co.

Việt Nam: Gồm 2 phần Việt và Nam. Không phải là An Nam và Việt Thường vì thời chúa Nguyễn làm gì còn có Việt Thường nữa. Phần Việt là Đại Việt, ở Bắc Việt Nam ngày nay, đất cổ từ Lý Trần Lê. Phần Nam là phần đất Chiêm Thành - Chân Lạp. Từ Việt Nam nói rõ nước Việt Nam là quốc gia thống nhất 2 miền Nam Bắc, Việt - Chăm. Sau này nhà Nguyễn đổi thành Đại Nam, có lẽ vì kinh đô đóng ở phần Nam (Huế).


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (04-08-2011)
Cũ 04-08-2011   #50
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.786
datanhan_07 đang offline
 
Đàm luận với bachviet18 sực nhớ tới nguồn tin trên báo chí về kỳ thi đại học vừa rồi có tới hàng ngàn bài thi môn Lịch sử có điểm O tròn trống rỗng kiến thức về Lịch sử của học sinh Việt nam !!!

Tại hạ đồng quan điểm với bachviet18 là nguồn tư liệu lịch sử nào cũng phải tôn trọng. Thiên Nam Ngữ Lục cũng là một tư liệu Sử cần quan tâm vì nó mang tính phản biện đối với một số nguồn chính sử khác. Khi mà những nguồn gốc căn bản của lịch sử Việt Nam từ trước đến nay ngoài những tư liệu do Sử gia Việt nam viết ( mà còn lưu giữ được ) còn phải tham khảo thêm từ các nguồn tư liệu lịch sử của Trung quốc ( Hậu hán Thư, Đại Thanh sử ký....). Kể cũng thật đáng tiếc vì vấn đề này cũng là do người phương Bắc trước đây tịch thu nguồn tư liệu sử của Việt Nam gần như toàn bộ.
Trở lại việc tên gọi Thăng Long do ai là người đầu tiên đặt ra tưởng chừng như đơn giản khi suy nghĩ là ai thì cũng vậy thôi. Thế nhưng trên góc độ lịch sử thì lại cả một vấn đề. Ví như bachviet18 có đặt vấn đề Thăng Long 1000 hay 2000 năm tuổi. Nếu công nhận Thăng Long do Triệu Đà đặt tên thì Thăng Long phải có lịch sử 2000 năm!!! Chuyện gì đi kèm theo con số 2000 năm này??? Tuy nhiên Lịch sử vẫn luôn luôn làm cái việc của nó là tôn trọng sự thật. Ngày hôm nay chưa tranh luận xong thì ngày mai, ngày mai nữa .... Nhưng nếu Lịch sử được minh chứng là đúng thì ta phải chấp nhận một thực tế .....lịch sử.
Một điều nữa khi bàn đến cái tên Thăng Long thì nó phải liên quan đến một vấn đề lịch sử khác là Triệu Vũ Vương Triệu Đà của Nam Việt ngày xưa. Khi đã xác định thực hư về Triệu Đà thì lại phải nói tới thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt nam là kể từ thời Triệu Đà hay là từ sau khi Nam Việt của Triệu Đà bị nhà Tây Hán tiêu diệt ??? Liệu có phải sửa đổi lại chính sử mà chúng ta đã từng học từng nghe từng biết không ??? Nếu phải là như thế thì cũng phải chấp nhận một thực tế của lịch sử.

Nói về Triệu Đà, xin mạn phép trưng ra những tư liệu lịch sử mà nhiều Sử gia đến nay còn phải bàn luận :

Trong bản Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi có đoạn :



Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có
.

Trong một đoạn sử thời Trần có chép :

"Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?"
Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa...

Một Danh nhân Việt Nam nổi tiếng khắp hoàn cầu trong bài diễn ca “Lịch Sử Nước Ta”, có đoạn chép :

"An Dương Vương thế Hùng Vương
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân.
Triệu Đà là vị hiền quân,
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời…


Như vậy có tới 3 danh nhân đất Việt mà trong lịch sử nhắc tới đều có quan niệm Triệu Đà là vị Vua đã sáng lập ra nước Nam Việt là khởi thủy của nước Việt Nam phong kiến sau này.

Nếu đúng là như vậy thì việc công nhận Triệu Đà là người đầu tiên đặt tên Thăng Long ngẫm cũng không phải là điều không thể.
Tuy nhiên đối với Thiên Nam Ngữ Lục, chỉ qua một đoạn trong diễn ca lịch sử để xác nhận một vấn đề lịch sử lại là một việc không đơn giản chút nào.

Một vài thiển ý, mong được đàm luận thêm với các bằng hữu.


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Bách Việt 18 (09-08-2011)
Cũ 05-08-2011   #51
Ảnh thế thân của BachCanhKy
BachCanhKy
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 05-08-2011
Bài viết: 1
Điểm: 1
L$B: 937
BachCanhKy đang offline
 
cái này k thể biết đc...nếu theo sách sử của Trung Quốc thì k đáng tin vì TQ với Ta có hiềm khích lâu năm. k đc khách quan...cái này phải tìm hiểu qua các sử sách ghi chép cổ của thế hệ trc,lồng ghép nhiều trường phái,nhiều triều đại khác nhau mới tìm hiểu hết đc...Lịch sử Việt Nam còn bí ẩn rất nhiều chỗ.....

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-08-2011   #52
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.786
datanhan_07 đang offline
 
Những người ở Hà Nội ngày nay khi ra Sông Hồng thường phải biết đến Bãi giữa. Giữa lòng sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội có một bãi đất như cù lao chia đôi dòng sông nên người ta cũng vẫn thường gọi là Nhị Hà ( sông hai dòng ).
Có tư liệu chép rằng tên gọi Long Biên xuất hiện lần đầu tiên vào thời Bắc thuộc lần 2 (43-544 C.N.). Thành này tọa lạc ở phía tây-bắc tỉnh Bắc Ninh, trong vùng thị xã Bắc Ninh và huyện Yên Phong ngày nay, cách tây-bắc thành phố Hà Nội khoảng 35 km. Nếu như vậy thì Long Biên thời đó không phải là vùng đất Hà Nội ngày nay, hơn nữa khi có tên gọi Long Biên thì Triệu Đà ( 207-137 T.CN ) đã khuất núi từ lâu rồi do vậy không thể cho rằng Triệu Đà đã đổi tên Long Biên thàng Thăng Long như Thiên Nam Ngữ Lục đã chép.
Cũng xin nêu lên rằng Thiên Nam Ngữ Lục xuất hiện vào thế kỷ 17, khi đó kinh đô nước Đại Việt thời Lê Trung Hưng ( Chúa Trịnh ) có tên gọi là Đông Đô. Kinh đô nước ta có tên Thăng Long chỉ tồn tại qua các triều vua nhà Lý dùng 215 năm (1010-1225), tiếp theo là 175 năm các triều vua nhà Trần, bắt đầu từ Trần Thiếu Tông đến Trần Thiếu Đế (1225-1400) tổng cộng khoảng 390 năm. Nói vậy để tập trung vào vấn đề tên gọi Thăng Long phải gắn liền với Kinh đô nước Việt có tự bao giờ. Do đó việc Thăng Long 1000 năm khó mà có thể phủ nhận.


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-08-2011   #53
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.156
Bách Việt 18 đang offline
 
Tất nhiên việc tên gọi trước của Thăng Long là Long Biên thì khó tin được. Vì cả Triệu Đà và Lý Công Uẩn khi thấy rồng hiện lên mới dùng đến chữ Long. Nếu trước đó đã là Long Biên rồi thì sự kiện rồng hiện lên thành ra vô nghĩa. Đây cũng chỉ là cách dùng tên mới để kể sự việc cũ (kiểu như dùng tên sông Nhị Hà) vậy.

Truyền thuyết, thơ văn có thể không phải là thật 100% nhưng cũng là những đám khói còn lại của một ngọn lửa lịch sử xưa. Khói không phải là lửa nhưng nếu biết kết hợp với các tư liệu khác thì qua khói có thể thấy lại cả đám lửa đã cháy trước đây. Có thể không phải Triệu Đà đặt tên Thăng Long, nhưng sử liệu này cho phép suy đoán người đặt tên thành Thăng Long có thể có nhiều điểm tương đồng với Triệu Đà, cho nên sử sách mới lẫn lộn như vậy.

Về vai trò của Triệu Đà đối với sử Việt, các câu đối ở điện Long Hưng - Văn Giang nói rất hay:





Bạt địa nguy thôi phương thanh bất tùy Tần Hán khứ
Xung thiên vũ trụ anh tiêu trường yết Lạc Hùng lai.

Dịch là:
Bạt đất mênh mông, danh tiếng thơm bất khuất thời Tần Hán
Động trời khắp chốn, chí anh hùng giữ mãi buổi Lạc Hùng.


Và:




Nhất chỉ dĩ vô Tần vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán ức niên xương thủy đế vương cơ.

Dịch là:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra tuyệt vời Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, triệu năm gây nền vững vàng đế vương.


Như vậy những câu đối này dành cho một đế vương khởi thủy của nước Việt, với công nghiệp đồ sộ, xung thiên bạt địa, bất khuất không phục tùng nhà Tần nhà Hán, dựng nước vạn dặm từ Mân Việt đến Lạc Việt. Và ở đây khẳng định Triệu Vũ Đế nối tiếp truyền thống Lạc Hùng xưa.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
datanhan_07 (24-08-2011), Dần Béo (10-08-2011)
Cũ 29-08-2011   #54
Ảnh thế thân của vuonglaobaba
vuonglaobaba
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 556
Điểm: 180
L$B: 95.427
vuonglaobaba đang offline
 
Nhân nói về Triệu Đà, nhắc lại một chút về vai trò của Thục An Dương Vương trong lịch sử.
Nhà nước Văn Lang của Vua Hùng tồn tại hơn 2000 năm. Thục Phán tấn chiếm dựng nên nhà nước Âu Lạc và chỉ tồn tại có khoảng 60 năm thì bị Triệu Đà diệt. An Dương Vương có công hay có tội đối với lịch sử Việt nam. Sách sử chưa phải là chưa nói tới điều này ( ví dụ như Việt Sử Tiêu Án... ) nhưng thử suy luận theo thiển ý của những người không phải là sử gia xem sao.
An Dương Vương mất nước vào tay Triệu Đà do chủ quan. Do cả tin. Hay do thua vế tình báo ( Trọng Thủy ) hay là do quả báo của việc đời ông cha là Thục Vương quyết tâm chiếm Văn lang vì không cưới được Mỵ Nương con Hùng Vương thứ mười ??? để rồi không có danh thuận ngôn chính nên phải sớm mất nước. Hay là do các nhà viết sử muốn dựng nên An Dương Vương để cho có câu chuyện chuyển tiếp giữa thời kỳ Văn Lang sang Nam Việt ???

Tài sản của vuonglaobaba

Chỉnh sửa lần cuối bởi vuonglaobaba: 29-08-2011 lúc 20:20. Lý do: thêm chữ hơn 2000 năm
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến vuonglaobaba vì bài viết hữu ích này:
Bách Việt 18 (30-08-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 14:41
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08546 seconds with 15 queries