Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-01-2011   #37
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.787
datanhan_07 đang offline
 
Những cuộc chiến chống xâm lược của Việt Nam từ hơn 2000 năm trước

Trước khi tiếp nối các trận chiến thời nhà Lý chống quân Tống, lược lại một chút về tình hình nhà Tống thời Tống Thần Tông ( 1048-1085 ). Trong thời trị vì của Tống Thần Tông, nhà Tống bị các vương quốc Tây Hạ và Liêu đánh phá, nhà Tống phải cống nạp nhiều vàng bạc, lụa là cho Liêu, sau đó nhà Tống cũng nhanh chóng bị vương quốc Tây Hạ uy hiếp và lại phải cống nạp cho Tây Hạ như đã cống nộp cho nhà Liêu. Chính vì vậy theo quân sư quạt mo Vương An Thạch nhà Tống phải dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng, nên tiến hành xâm lược Đại Việt. Tống Thần Tông đã trắng trợn nói:"Sau khi Giao Chỉ thua, hãy đặt thành huyện mà cai trị và hãy sung công của cải và nếu thắng được Đại Việt thì thế Tống sẽ tăng và các nước Liêu-Hạ sẽ phải kiêng nể". Về phần Vương An Thạch vì đang có chương trình cải cách trong nước mà lại cứ bị các nước Liêu- Hạ quấy rồi và trong nước thì bị phe phái chống đối nên chi bằng tổ chức xâm lược bên ngoại để an trị bên trong để chứng minh cho chương trình cải cách của mình là đúng, một phương sách mà các triều đại Trung Hoa nào cũng muốn áp dụng ( người Việt Nam ta phải cảnh giác cao độ ). Tiếc thay cho cái ý đồ đó đã bị Lý Thường Kiệt đập tan ngay từ trong trứng bằng cuộc chinh phạt các châu Ung-Khâm-Liêm khiến cho thầy trò Tống Thần Tông tức điên lên và tổ chức báo thù. ( datanhan muốn lưu ý một điều rằng vụ án Hồ Dâm Đàm không thể tách rời khỏi vụ tổ chức xâm lược Đại Việt của Vương An Thạch bày mưu ).

Sưu tầm :

Ngày 9 tháng 3 năm 1076, vua Tống cử Quách Quỳ làm An Nam đạo hành doanh mã bộ quân tổng quản chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, cầm quân sang đánh Đại Việt.

Với một đạo quân hùng hậu hơn 10 vạn người, do chính tướng từng có kinh nghiệm chiến đấu chống quân Liêu – Hạ từ phía bắc xuống, đặt dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ.

Đại quân Tống kéo xuống, tập trung tại Ung Châu, chia ra đóng ở các thành, trại, dọc theo biên giới. Cuối tháng 8 năm 1076, những cánh quân Tống đã đột nhập vào đất Đại Việt, do Thẩm Khởi cầm đầu, đánh chiếm châu Vĩnh An. Tháng 10, Yên Đạt đánh vào châu Quảng Nguyên, một vị trí chiến lược.

Lưu Kỷ đốc thúc 5.000 quân cự chiến, nhưng đến ngày 1 tháng 1 năm 1077, Quảng Nguyên bị mất. Ngày 8 tháng 1 năm 1077, Quách Quỳ dẫn đại quân từ Tư Minh, Bằng Tường theo đường qua ải Nam Quan đánh vào ải Quyết Lý, bị quân do phò mã Thân Cảnh Phúc chỉ huy chặn lại ở đây. Quân Tống không thể tiến, Quỳ sai cung thủ lấy nỏ bắn vào voi. Voi sợ, quay chạy, xéo lên quân Lý. Quân Lý tan vỡ, Quyết Lý mất. Ở mặt tây, Khúc Trân rời Quảng Nguyên, tiến quân sang đông nam đánh Môn Châu. Ở mặt đông, quân Tống từ các Lộc Châu, Tư Lang tiến vào Tô Mậu. Quân Tống đóng trên một tuyến dài khoảng 30 km từ bến đò Như Nguyệt đến gần núi Nham Biền.

Bờ nam là quân Đại Việt trấn ngự. Dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu) trở thành chiến tuyến thiêng liêng mà Lý Thường Kiệt đã chọn làm nơi phòng ngự cuối cùng nhằm chặn đứng cuộc tiến công của địch vượt sông, chiếm lấy kinh đô Thăng Long. Ông đã sai đắp đê nam ngạn cao như một bức thành đất. Ngoài đê, đóng cọc tre mấy từng lớp để làm giậu. Quân Đại Việt đóng dọc theo sau lũy tre dài gần 100 km, sẵn sàng đón đánh, nếu quân Tống muốn qua sông. Đại bản doanh Đại Việt đóng ở Thiên Đức và Thăng Long. Còn thủy quân chia làm hai ngả: một do Lý Kế Nguyên đốc suất, giữ sông Đông Kênh (Vân Đồn), để chặn thủy quân Tống không để lọt vào nội địa; một, đóng ở Lục Đầu vùng Vạn Xuân để tùy cơ ứng biến.

Trong bài viết này datanhan xin không nhắc tới bài thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư một phần vì đã nói đến ở bài trước, phần nữa còn có những ý kiến khác nhau của những nhà Sử học về nguồn gốc của bài thơ này ( có sách nói có từ thời Tiền Lê và đã được dùng trong trận đánh Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn năm 981.

Phòng tuyến của Đại Việt rất kiên cố, quân Tống không có thuyền để qua sông. Thủy quân không thể tới. Quân Tống bị chặn đứng ở bên kia sông Cầu. Quách Quỳ sai bắc cầu phao, đóng bè lớn, mỗi lần, chở được 500 quân sang sông, hết lớp này đến lớp khác, rầm rộ tiến công vào tuyến phòng thủ. Quân Đại Việt từ trên bờ cao đánh xuống quân Tống, phần bị chết, phần xin hàng, đạo quân đã qua sông hoàn toàn tan rã. Đã hai lần quân Tống vượt sông thì cả hai lần đều thất bại nặng nề.

Quách Quỳ chán nản, thất vọng, không dám nghĩ đến việc vượt sông nữa, và ra lệnh: "Ai bàn đánh sẽ bị chém". Hơn một tháng bị lún chân ở bờ bắc sông Như Nguyệt, quân Tống rơi vào tình trạng bi đát: lương thực ngày một vơi dần, đường tiếp vận quá xa xôi, phu phen thiếu thốn, lại bị chặn bít kín các ngả, không thể nào chuyển được lương thực tới nơi. Sau lưng, những toán quân nhỏ của Đại Việt vẫn không ngừng hoạt động quấy phá. Ngoài ra, thời tiết đang chuyển dần sang nóng nực – sức nóng dữ dội của mùa hè – không thích hợp với quân Tống. Số quân lính và phu vận chuyển mệt mỏi, chết dần chết mòn mất quá nửa, số còn lại cũng ốm đau. Lương ăn của 9 đạo quân đã cạn.

Thời cơ và hoàn cảnh rất thuận lợi để chuyển sang thế phản công. Hai hoàng tử Hoàng Châu và Chiêu Văn, theo kế hoạch đã vạch sẵn, dẫn 500 chiến thuyền, đổ bộ vài vạn quân đánh vào trận tuyến địch ở vùng sông Kháo Túc (đoạn sông Cầu gần núi Nham Biền) để nhử địch về hướng này, rồi kéo quân xuống thuyền trở về căn cứ địa, bị quân địch bắn đá như mưa làm thuyền chìm. Quân Đại Việt bị chết đuối khá đông và hai hoàng tử cũng đã hy sinh. Một đêm không trăng sao, đại quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy, mở cuộc phản công bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Quân Tống đại bại.

Sau cuộc thắng trận ở sông Như Nguyệt và khi đã nắm vững tình hình một cách chủ động, triều đình nhà Lý, thấy đã đến lúc đứng ra đặt vấn đề điều đình để gỡ thế kẹt cho địch, đồng thời nhằm chấm dứt chiến tranh: "Không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu, xã tắc".

Công việc thương lượng được tiến hành gấp. Quách Quỳ đang ở trong thế bí, vội vã nhận "giảng hoà", rút quân về nước. Tháng 3 năm 1077, Quách Quỳ ra lệnh rút quân. Tống sử chép về cuộc rút quân như sau: "Quỳ muốn rút quân về, sợ giặc tập kích bèn bắt quân khởi hành ban đêm, hàng ngũ không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn, giày xéo lên nhau”. Quân Tống rút đến đâu, quân Đại Việt theo đến đó và thu hồi đất đai bị chiếm đóng ở các châu: Quang Lang, Môn, Tô Mậu, Tư Lang một cách nhanh chóng, dễ dàng. Riêng châu Quảng Nguyên, nơi sản xuất nhiều khoáng sản quí, nhà Tống toan tính chiếm làm thuộc địa. Nhưng Đại Việt nhất quyết đòi. Cho mãi đến tháng 11 năm 1079, vua Tống phải trả lại châu Quảng Nguyên.
Năm 1078: mùa xuân, tháng giêng, vua Lý Nhân Tông sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống 5 con voi thuần, xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu, và những người các châu ấy bị bắt đi. Năm 1079, nhà Tống đem Thuận Châu trả lại (tức là châu Quảng Nguyên, nhà Tống đổi làm Thuận Châu), nhưng chưa trả những đất đai mà thổ dân dâng cho nhà Tống. Tháng 6 năm 1084, khi đó là thị lang bộ Binh, Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình cùng với người Tống bàn việc cương giới. Tuy binh lực nhà Tống đã bị Lý Thường Kiệt đánh thua tan tác, song vua quan nhà Tống chỉ đồng ý trả lại đất đai do người Tống xâm lược tại nơi biên thùy. Còn các đất đai do thổ dân nộp để thần phục nhà Tống là hai động Vật Dương và Vật Ác, họ không chịu trả lại. Viện lý những đất ấy là của thổ dân "tự ý" đem sát nhập vào nhà Tống chứ không phải là họ chiếm. Lê Văn Thịnh đã trả lời sứ giả Tống là Thành Trạc:

Đất thì có chủ, các viên quan giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao cho mà lấy trộm đã không tha thứ được, mà trộm của hay "tàng trữ" thì luật pháp cũng không cho phép, huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua.

Đại diện cho Đại Việt, Lê Văn Thịnh đã trả lời một cách cứng cỏi, đầy đủ lập luận. Đối với luật pháp nước nào cũng vậy, khi nhận một vật gì để canh giữ, nếu đem vật đó bán và hủy bỏ đi, tất nhiên phải có tội. Trong trường hợp này, các thổ dân - chỉ là những người được vua tin dùng, cho cai quản các châu quận ở nơi biên ải xa xôi. Việc tự tiện đem đất đai dâng cho nhà Tống, để xin phần phục, xâm phạm vào lãnh thổ của Đại Việt cũng như việc nhà Tống chiếm giữ đất ấy không thể là hợp pháp, minh bạch.

Luận cứ trên đây cho thấy nền pháp luật thời ấy đã có những bước tiến đáng kể, nên Lê Văn Thịnh đã phân biệt rõ ràng các khái niệm mà ngày nay gọi là khế ước ủy nhiệm, ký thác hay quyền sở hữu.

Nhà Tống cuối cùng phải trả lại 6 huyện 3 động. Người Tống có thơ rằng:

Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim
Tạm dịch:

Vì tham voi Giao Chỉ
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên


Cuộc chiến tranh xâm lăng do nhà Tống phát động với chủ ý thôn tính Đại Việt đã thất bại, làm hao tổn nhân mạng, vật lực, tài sản. Sau khi rút quân về nước, kiểm điểm lại: Lúc ra đi quân có 10 vạn, phu có 20 vạn, và 1 vạn con ngựa. Lúc trở về chỉ còn 23.400 người và 3.174 con ngựa. Phí tổn hết 5.190.000 lượng vàng, còn Toàn thư chép: "Khi quân ta đánh chiếm thành Ung Châu, giết hết 58.000 người. Cộng với số người chết ở các châu Khâm – Liêm lên đấn 10 vạn. Đấy là chưa kể số người bị quân ta bắt sống ở 3 châu ấy đem về".

Một chiến thắng oai hùng về mặt quân sự và cả về mặt chính trị. Vương An Thạch sau đó đã bị bãi chức, cuộc canh tân nhà Tống của Vương An Thạch cũng bị phá sản.


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (27-01-2011), thủy tâm (29-01-2011)
Cũ 29-01-2011   #38
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Trích dẫn:
Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim
Tạm dịch:

Vì tham voi Giao Chỉ
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên
Ít ai để ý trong câu đối trên "Quảng Nguyên" là chỗ nào. Trong câu trên có nói rõ nhà Tống đã nhường lại vùng đất Quảng Nguyên cho nhà Lý, là nơi có mỏ vàng. Đây là một địa bàn khá lớn (6 huyện và 3 động). Vì thế Quảng Nguyên không thể chỉ là một phần của Cao Bằng ngày nay.
Trong câu đối trên "Quảng Nguyên" còn đối lại với "Giao Chỉ". Như vậy vùng đất Quảng Nguyên thực sự phải là rất lớn, tương đương với đất Giao Chỉ. Quảng Nguyên có thể là vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông Quảng Tây). Vùng này là nơi mà Lý Thường Kiệt đã tái chiếm trong đợt tấn công vào châu Liêm, châu Ung trước đó.
Nếu vậy Lưỡng Quảng vẫn nằm trong đất Đại Việt vào đầu triều Lý.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (29-01-2011), thủy tâm (29-01-2011)
Cũ 29-01-2011   #39
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.787
datanhan_07 đang offline
 
Trong Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim viết, đó là “các châu Quảng Nguyên (bây giờ là châu Quảng Uyên thuộc tỉnh Cao Bằng), châu Tư Lang (bây giờ là châu Thượng Lang và Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng), châu Tô, châu Mậu (ở giáp giới tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn) và huyện Quảng Lang (Ôn Châu, tỉnh Lạng Sơn)”. Như vậy Quảng Nguyên là đất thuộc tỉnh Cao Bằng không nằm trên phần đất Lưỡng Quảng. Còn hai câu Tham voi Giao Chỉ, Bỏ vàng Quảng Nguyên không phải là so sánh đất Quảng Nguyên to như đất Giao Chỉ mà ý nói là tham cái nhỏ bỏ cái lớn. Trên thực tế nhà Tống không thể không trả Quảng Nguyên vì nhà Lý hầu như đã làm chủ Quảng Nguyên, nay đòi chỉ là cái cớ buộc nhà Tống phải chính thức trả đất đã xâm lược cũng có ý là anh thua trận rồi thì phải trả lại đất cho người chiến thắng. Thật là oai hùng, mềm mỏng mà cương quyết, thời nay hãy lấy đó làm gương ( vùng đất Quảng Nguyên ngày nay, địa phương Cao Bằng đã cho một số công ty nước ngoài thuê rừng dài hạn !? ).


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (30-01-2011)
Cũ 30-01-2011   #40
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Việc biến "châu" thành "huyện" là phép ảo thuật rất thường gặp trong sử Tàu nhằm che đậy sự thật về lãnh thổ nước ta ngày trước. Trong lịch sử đã có vài trường hợp như vậy:
- Triệu Đà gọi là quan Úy (Úy Đà liệt truyện - Sử ký Tư Mã Thiên), nhưng lại chỉ là quan huyện lệnh huyện Long Xuyên. Chức Úy là chức quận trưởng, sao lại thành chức Lệnh (huyện lệnh) được?
- Khu Liên, con của Công tào địa phương khởi nghĩa lập nước Lâm Ấp. Lâm Ấp là cả một vùng miền Trung khá dài, lập thành cả một quốc gia riêng nhưng lại được chép chỉ là một huyện của quận Nhật Nam.

Nguyên tắc câu đối là phải cân chỉnh không chỉ về ngôn ngữ mà cả về ý nghĩa. Đem cả tỉnh Cao Bằng ra cũng không thể đối được với Giao Chỉ. Nếu chỉ là vài huyện biên giới nhỏ thì cũng đã không thành chuyện giữa 2 quốc gia.

Chuyện về Quảng Nguyên bắt đầu từ họ Nùng. Đầu thời Lý Nùng Chí Cao chiếm Lưỡng Quảng, lập nước Đại Lịch, tiến đánh làm rúng động nhà Tống. Nguyên soái Địch Thanh phải đi dẹp, suýt thua. Trong khi đó Nùng Chí Cao được biết là thần phục Đại Việt.

Triều Lý vẫn coi đất Lưỡng Quảng là của mình nên mới có việc tái chiếm của Lý Thường Kiệt vào châu Ung, Khiêm, Liêm. Đây không phải là cuộc phản công chiến lược vì thế chẳng thế có chuyện chiếm xong Lưỡng Quảng rồi lại rút quân đem đất trả cho Tống. Có thể phải đến khi đội quân xâm lược của Quách Quỳ kéo sang nhà Tống mới chiếm lại Quảng Nguyên (Lưỡng Quảng).


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (20-06-2011), Dương Nghiệp (30-01-2011)
Cũ 11-02-2011   #41
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Trong lịch sử có Tây Châu do Chu Vũ Vương lập nên sau khi diệt Trụ, đô đóng ở Cảo Kinh, Đông Châu do Chu Bình Vương chuyển về Lạc Dương và Bắc Châu do Vũ Văn Giác lập sau khi diệt nhà Tây Ngụy thời Nam bắc triều.
Còn có nhà... Nam Châu nữa nhưng lại không được xếp vào sử Trung Quốc và cũng chẳng được ghi vào sử của nước nào cả. Đây là nước Nam Chiếu (hau Chiêu=Châu=Chu), tiếng Latinh ghi Nan Chao.
Nam Chiếu được coi là quốc gia của những dân tộc thiểu số ở vùng Vân Nam. Nhưng quốc gia này đã có thời kỳ làm chủ toàn bộ Lào, Tây Bắc Việt và đánh tới tận Thành Đô - Tứ Xuyên của Trung Quốc. Đây là một quốc gia lớn, đối đầu với nhà Đường, lãnh thổ cũng thật rộng, tồn tại gần 200 năm. Vậy mà tới nay không nước nào muốn nhận Nam Chiếu vào lịch sử của mình.
Đồi với Việt Nam, Nam Chiếu phải được coi là một phần lịch sử dân tộc vì đó là thời kỳ định hình các dân tộc Thái, Mường, tách ra khỏi người Canh Lạc (Kinh).
Nam Chiếu đã từng được ghi vào dã sử Việt trong chuyện Nam Chiếu của Lĩnh Nam Trích Quái. Chuyện này cho biết đất khởi dựng của Nam Chiếu (Bồn Man) là Trấn Ninh trong bản đồ Đại Việt. Trấn Ninh là vùng Xiêm Khoảng - Hứa Phan của Lào ngày nay. Nước Lào như vậy từ lâu đã nằm trong lãnh thổ Đại Việt.
Với "thói quen" chỉ những triều đại nào đóng đô trên đất Việt ngày nay thì mới được coi là lịch sử Việt Nam nên Nam Chiếu không được ghi vào sử Việt. Điều này thật vô lý và bất công đối với công sức của tiền nhân đã dựng nên một quốc gia hàng trăm năm lịch sử, một lãnh thổ rộng lớn... Kiểu viết sử hẹp hòi như vậy chỉ làm thu hẹp tầm nhìn, làm sai lệch quan hệ anh em giữa các dân tộc (Việt - Lào, Việt - Chăm, Việt với các nhóm Thái, Mường, ...).
Chỉ cần nhìn nhận Nam Chiếu hay Nam Châu là một triều đại của người Việt thì sẽ thấy ngay... Tây Châu, Đông Châu và cả Bắc Châu nữa cũng là những triều đại của người Việt. Trung tâm nhà Châu chính là vùng đất của Nam Chiếu từ Tứ Xuyên, Vân Nam, Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam. Đây cũng là khu vực văn hóa Điền - Đông Sơn với những trống đồng nổi tiếng trong khảo cổ.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (20-06-2011), Dương Nghiệp (12-02-2011)
Cũ 09-06-2011   #42
Ảnh thế thân của hoangthanh_mobi
hoangthanh_mobi
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-05-2011
Bài viết: 33
Điểm: 86
L$B: 1.639
hoangthanh_mobi đang offline
 
Lịch sử được viết ra bởi những kẻ chiến thắng. Có những bí mật được làm sáng tỏ hoặc bị chôn vùi mãi mãi. Sử sách được viết bởi TQ. Tin được chăng?
Như nhà Minh là một triều đại phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và thương nghiệp phát triển, sau này Mãn Thanh xâm chiếm viết lại lịch sữ nói thời Minh lạc hậu dân chúng nghèo đói, sau đó nhờ có sử sách của Nhật mới biết được sự thật. Còn lịch sử việt nam thì sao?
TQ ngàn năm nay chưa bao giờ không có ý đồ mở mang bờ cõi
Trước còn nhỏ cứ tưởng Tàu là bạn bè của chúng ta, hâm mộ lắm lắm, cuối cùng mới biết được chiến tranh biên giới, xâm chiếm hoàng sa, mới thấy bộ mặt thật của TQ.
Quả thật là bình mới rượu cũ, phong kiến cũng thế, chủ nghĩa mới cũng thế có khác gì nhau đâu. Trước tài trợ cho việt nam cũng chẳng qua vì lo chủ nghĩa tư bản tiến sát tới nhà nó thôi!
"Trong chính trị chẳng có tình bạn nào mãi mãi, chỉ có lợi ích là mãi mãi" đọc đâu đó không biết
BV18 nói vậy không biết có đúng hay không? nhưng biết là được, hô hào xúc động chỉ thiệt mình, Yếu thì chỉ biết nhẫn nhịn và khôn khéo
Ôi! Chân lý luôn đứng về kẻ mạnh!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-06-2011   #43
Ảnh thế thân của ntt20021991
ntt20021991
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 24-06-2011
Bài viết: 1
Điểm: 1
L$B: 941
ntt20021991 đang offline
 
Em là mem siêu mới. Hôm na đọc bài này thấy có nhiều thông tin (nhất là của bác Bách Việt) cung cấp rất lý thú. Để tìm hiểu thêm, mọi người có thể tham khảo ở hệ thống "sử thuyết họ Hùng" (tìm trên Google nhé, em chưa đủ̉ số bài viết)
là một hệ thống sử thuyê4ts và đối chứng lịch sử. Không biết có ai rành về Kinh Dịch không ạ? Trong hệ sử thuyết này có sử dụng nhiều vấn đề của Kinh Dịch nhưng cũng có nhiều mâu thuẫn. Mọi người nghiên cứu và đưa ra ý kiến!

nhatnguyen.yolasite.com/su-thuyet.php

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-06-2011   #44
Ảnh thế thân của congkheomafia
congkheomafia
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-08-2007
Bài viết: 255
Điểm: 14
L$B: 14.210
Tâm trạng:
congkheomafia đang offline
 
Tại hạ xin bái phục các vị huynh đệ tinh thông lịch sử nhưng chỉ tiếc là hiện nay giới trẻ rất nhiều người như tại hạ không được biết rõ nhiều về lịch sử của ông cha ta , tiếc thay tiếc thay !


Chữ ký của congkheomafia
Buồn vì đời quá nhiều chuyện buồn cho ta cho người

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-08-2011   #45
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Về tên gọi Thăng Long của Hà Nội:

Đình làng Xuân Quan cũng là đền thờ Triệu Vũ Đế, có tên là Long Hưng Điện, nằm ở xã Xuân Quan, Hưng Yên, sát với làng Bát Tràng Hà Nội, cạnh bờ sông Hồng.



Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam dựa vào các tư liệu cũ (Bắc Ninh tự miếu bi văn, Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí, Bắc Thành địa dư chí lục, Đại Nam nhất thống chí) chép sự tích đền như sau:

Triệu Đà người huyện Chân Định, đầu thời Tần làm quan lệnh Long Châu, sau làm Nam Hải úy. Đến đời Hán được phong làm Nam Việt Vương. Triệu Đà cho con cầu hôn nhà Thục để lấy bí mật nỏ thần, nhân đó diệt nhà Thục lập ra nhà Triệu. Tương truyền Triệu Đà đi tuần phương nam qua xã Nam Quan thấy có rồng vàng hiện ra, cho là đất lành bèn dựng hành cung, gọi là điện Long Hưng. Về sau dân dựng đền thờ trên nền điện cũ.”

Đọc thần tích trên chợt liên hệ với thông tin trong Thiên Nam ngữ lục:
Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.

Có thể thấy khả năng tên thành Thăng Long là do Triệu Đà đã đặt cho vùng đất quanh Hà Nội ngày nay, với trung tâm ở khu vực ven sông Hồng thuộc Gia Lâm – Văn Giang. Tại đây hiện vẫn còn xã Long Hưng của huyện Văn Giang, trùng tên với hành cung xưa của Triệu Vũ Đế.

Khi so sánh 2 tư liệu trên có thể thấy Long Hưng là tên gọi tương ứng với Thăng Long. Đây cũng là giải thích tại sao lại có sự lẫn lộn về truyền thuyết đặt tên thành Thăng Long giữa Triệu Đà và Lý Công Uẩn. Cả 2 vị vua đều xuất phát từ Phiên Ngung – Quảng Đông, tiến đánh lấy Giao Chỉ. Và quan trọng hơn, Lý Công Uẩn (Lưu Cung) là một “Long Hưng”, hay Lang Hưng, là vua của nước Đại Hưng như tên nước ghi trên đồng tiền Đại Hưng bình bảo hay trong Thiên Nam ngữ lục:
“Thùy y củng thủ cửu trùng
Cải nguyên Hưng quốc đề phong trong ngoài”

Cũng trong thần tích trên cho biết Triệu Đà ban đầu là quan lệnh huyện Long Châu. Long Châu chứ không phải Long Xuyên như chính sử hiện nay đang chép. Một số tư liệu khác cũng ghi như vậy. Sách Thất tộc thổ ty ở Lạng Sơn, tác giả Lã Văn Lô có phần về gia phả họ Vi, liên quan tới Triệu Đà:

Xét gia phả họ Vi, nguyên tổ tiên là họ Hàn tên là Nhân, dòng dõi của Hoài Âm hầu Hàn Tín. Lã Hậu nghi Hàn Tín mật thông với Trần Hy làm phản, nên cùng lập mưu với Tiêu Hà diệt trừ Hàn Tín (Khoảng năm 110 trước CN ). Lúc bấy giờ một người thiếp của Hàn Tín có thai, Tiêu Hà mật gửi cho Triệu úy Đà ở Lĩnh Nam nhận nuôi. Đà làm Long châu lệnh (Long châu nguyên là đất Việt ta, thời Tần Vua sai Triệu Đà theo Nhâm Thao sang chia cai trị , đất ấy đến bây giờ thuộc Hán), nuôi nhận (tức là con người thiếp của Hàn Tín) rất chu đáo. Khi Nhân trưởng thành, giúp Đà làm việc, Đà chia đất cho từ Thượng Thạch trở đi, lấy phía Đông làm giới hạn. Đà sai Nhân bỏ nửa chữ Hàn đi trở thành họ Vi từ đó (để tránh chu di Tam tộc). Từ khi Nhân ở đất Long châu, từ Thượng Thạch về phía Đông, Cổ Lân, Tư lãng về phía Bắc đều giao cho Nhân quản trị. Đến lúc họ Triệu suy, Nhân chiếm ức đất Long châu, sai con thứ chín là VI TIẾT NGHIÊM, giúp cai trị. Sau Nghiêm kiêu ngạo làm bậy bị Hồ giết chết (Hồ là cháu Triệu Đà, con Trọng Thủy lấy Mỵ nương nước Việt sinh ra). Họ hàng con cháu lánh nạn về đất Nhật Nam, trở thành một dòng họ quý tộc ở đất này.

Triệu Đà theo như tất cả những sự kiện ghi lại rõ ràng là một viên quan lớn, có quan hệ trực tiếp với các đại thần triều đình của Lưu Bang (Tiêu Hà, Hàn Tín). Vì thế ông ta không thể là một huyện lệnh nhỏ nhoi mà phải là quan úy đất Long Châu. Long Châu là một quận lớn, nơi Hàn Nhân, con của Hoài Âm hầu Hàn Tín, còn được Triệu Đà chia đất mà cai trị.

Các tư liệu trên đều nhấn mạnh đất Long Châu của Triệu Đà thuộc đất Việt xưa. Long Châu ngày nay là tên một huyện của Quảng Tây, nằm giáp với Cao Bằng và Lạng Sơn của Việt Nam. Với chuỗi liên hệ Long Châu - Long Xuyên - Long Xoang - Long Choang, rất có khả năng Long Châu xưa là cả vùng Quảng Tây, vùng đất của người Choang. Thêm nữa, nếu Quí Châu hay Kỳ Chu chỉ đất gốc của nhà Tây Châu thì Long Châu có thể chính là đất của Đông Châu xưa, là quận Tam Xuyên thời Tần như Tư Mã Thiên đã chép. Vết tích của 2 nhà Châu rất rõ ràng ở vùng Tây Nam Trung Hoa này.

Truyện Mộc tinh trong Lĩnh Nam chích quái chép về thần Xương Cuồng: “… biên giới tây nam giáp liền với nước Mi Hầu, vua Hùng Vương sai dân man Bà Lô (nay là phủ Diễn Châu) hàng năm bắt giống người lão tử sống ở khe núi tới tiến, không thể thay đổi được lệ ấy. Kíp tới khi Tần Thủy Hoàng bổ Nhâm Hiêu làm quan lệnh ở Long Xuyên, muốn bỏ tệ ấy đi. Thần Xương Cuồng tức giận vật chết Hiêu, vì thế về sau lại phải phụng thờ cẩn thận.

Truyện này một lần nữa khẳng định Long Xuyên nằm trên đất Việt cổ, nơi mà thần Xương Cuồng của nước Việt có thể “vật chết” Nhâm Hiêu. Điều lạ nữa là truyện trên nói Nhâm Hiêu, chứ không phải Triệu Đà, là quan ở Long Xuyên. Liệu Nhâm Hiêu và Triệu Đà có phải là một không?

Một liên hệ khác:
Triệu Đà -> Triệu Đầu (trong từ “đầu đà”?) -> Triệu Một -> Triệu Mạt (tên trên lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông).
Triệu Đà như vậy có thể là danh xưng của vị vua đầu tiên của triều Nam Việt.

Lịch sử về Triệu Vũ Đế có thể nhìn nhận lại như sau. Nhâm Hiêu là quan úy của quận Long Châu hay quận Tam Xuyên, là đất của nhà Đông Châu (gồm Quảng Tây, Giao Chỉ) dưới thời Tây Hán. Sau khi Lữ Hậu mất đã chiếm thêm quận Nam Hải và một số quận khác ở Hoa Nam, lập nước Nam Việt, xưng là Triệu Đà hay Triệu Đầu, Triệu Mạt. Cũng chính Triệu Vũ Đế là người đã đặt tên Thăng Long / Long Hưng cho vùng đất ven sông Hồng Hà Nội cách đây trên 2000 năm.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (03-08-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 23:56
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09455 seconds with 15 queries