Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 18-12-2010   #28
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.787
datanhan_07 đang offline
 
Những cuộc chiến chống xâm lược của Việt Nam từ hơn 2000 năm trước

Nước Việt nam theo tương truyền thì đã có khởi nguồn từ khoảng 4000 năm trước. Thực tế từ trước thế kỷ 11 thì Sử nước ta nếu có ai đó viết ra thì cũng phải dựa vào tư liệu Sử của Trung quốc. Vì sao ? Bởi mấy lẽ sau :
Phong kiến phương Bắc thường xuyên tấn công xâm lược nước Việt nam. Mỗi lần tràn sang dù đánh nhanh thắng nhanh hay chiếm đóng lâu dài chúng thường hủy hoại các công trình liên quan đến Dân tộc, Văn hóa và nhất là các dữ liệu Lịch sử với ý đồ tiêu diệt nguồn gốc của người Việt và đồng hóa người Việt thành người phương bắc. Tiếc thay cho ý đồ đó của các vương triều phương Bắc không thể thực hiện nổi. Tuy nhiên nó cũng gây rất nhiều khó khăn cho dân tộc Việt nam sau này khi muốn chép lịch sử.
Trong mục Cổ kim kỳ sự này, datanhan muốn viết về những trận đánh của tổ tiên chúng ta trước quân xâm lược phương Bắc, tất nhiên tư liệu cũng đều là tham khảo từ nhiều nguồn, độ chính xác ra sao xin mọi người cùng bình loạn.

Như Sử sách đã ghi chép thì trận đánh đầu tiên của người Việt chống quân phương Bắc là từ khoảng năm -214. Khi đó bên tầu, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung nguyên ( cần phải nói rõ lả thống nhất Trung nguyên thôi,vì thời đó vùng Trung nguyên bên Tầu chỉ có 6 nước. Các nước khác nằm rải rác trên đất Trung quốc ngày nay thì thời đó Tần Thủy Hoàng chưa có được ) và tập trung 50 vạn quân lấn chiếm xuống các vùng lãnh thổ phương Nam như một vài nước ở vùng Quảng đông- Quảng tây, có một bộ phận trong số 50 vạn quân đó ( không rõ là bao nhiêu quân ) tràn tới vùng đất nước Việt thời vua Hùng vương thứ ??? đang trị vì. Dân Việt nam thời đó quyết không chịu để quân Tần tự do bắt giết nên đã ẩn sâu vào rừng núi chống trả quyết liệt, từng bộ lạc tôn vinh những anh hào tuấn kiệt cầm đầu chiến đấu kiểu du kích và sau nhiều năm thực tế đã dập tan được ý đồ xâm chiếm nước Việt nam từ thời Tần Thủy Hoàng.( tiếc rằng thời kỳ này Sử nước ta hầu như không có chút tư liệu nào còn tồn tại ).
Đến năm -210 nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà là tướng nhà Tần có ý định ly khai nên đã âm mưu đánh chiếm nước Việt nam để tìm đất xưng vương và cuộc chiến đã xẩy ra với Thục phán An dương Vương lúc đó đã thành lập nhà nước Âu Lạc tại Việt nam. Kết cục của cuộc chiến này lịch sử đã ghi chép qua câu truyện Mỵ Châu-Trọng Thủy. Kể từ khoảng năm -179 nước ta lần đầu rơi vào tay ngoại bang.
Năm -111 trước sự tàn khốc dã man của quân xâm lược dân Việt đã có cuộc khởi nghĩa của Tây Vu Vương ( lãnh chúa Tây Vu thuộc miền Bắc Ninh ngày nay ). Cuộc khởi nghĩa này tuy không thành công nhưng đã để lại tiếng vang thúc dục lòng kiên trì chống quân xâm lược của dân tộc ta.
Đầu kỷ nguyên sau công nguyên vào khoảng năm 40 mọi người đều biết đến cuộc khởi nghĩa vang dội của Hai Bà Trưng với 4 điểm cốt lõi là:
1- Trả nợ Nước
2- Lập lại cơ nghiệp của Vua Hùng ( theo truyền thuyết Trưng Trắc-Trưng Nhị là con cháu Vua Hùng ).
3-Trả thù nhà ( truyện Thi Sách )
4- Quyết chiến thành công dựng lại cơ đồ của dân tộc Việt.
Cuộc khởi nghĩa thàng công, Hai Bà Trưng tấn chiếm được 65 thành trại của giặc. ( thời đó địa dư hành chính chia ra Huyện, mỗi huyện có một trại quân có nghĩa là Hai Bà Trưng chiếm được 65 Huyện bằng hầu hết vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay ). Những liệt nữ như Bà Lê Chân, Bát Nạn Công Chúa..... đã làm táng đởm kinh hồn lũ giặc phương Bắc, để đời danh tiếng đến ngàn ngàn năm sau cho xứng danh phụ nữ Việt Nam- các sư muội trong sơn trại liệu mà tiếp bước theo gương nhé )......

Còn tiếp......


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Con Hủi (18-12-2010), Noithatsg (08-03-2012), thai_tu_dan (22-12-2010)
Cũ 18-12-2010   #29
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.787
datanhan_07 đang offline
 
Những cuộc chiến chống xâm lược của Việt Nam từ hơn 2000 năm trước

Cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã thành công. Hai Bà Trưng tiến hành chấn hưng nền kinh tế và bãi thuế trong 3 năm trên các vùng giành được quyền kiểm soát.
Năm 43, Mã Viện tập trung 2 vạn quân từ bờ biển Quảng đông tiến vào Đông Triều, Phả lại để tấn công tiêu diệt quân của Hai bà Trưng. Quân Mã Viện tập trung tại vùng đồi núi thuộc Lãng Bạc huyện Tiên Du - Bắc ninh ngày nay. Quân của Hai bà Trưng từ Mê Linh tiến tới tấn công Mã Viện nhưng trận tấn công không thành công, Hai Bà rút về Cấm Khê-Mê Linh. Quân Mã Viện lập tức phản công liên tục trong 6 tháng và kết cục buồn đã đến với Hai Bà Trưng qua sự tuẫn tiết trên dòng sông Hát.

Năm 137 nổ ra cuộc khởi nghĩa đầu tiên của binh sĩ người Giao Chỉ.
Năm 144, trong vùng Cửu Chân lại nổ ra cuộc khởi nghĩa rất lớn của hầu hết nhân dân trong vùng đất bị bọn giặc phương Bắc chiếm đóng.
Năm 157 cũng ở Cửu Chân có cuộc khởi nghĩa do Chu Đạt lãnh đạo.
Năm 184 tiếp tục có cuộc khởi nghĩa của quân lính người Việt trong quân đội của bọn đô hộ ở Giao Chỉ.
Năm 248 có tiếp cuộc khởi nghĩa của Triệu Quốc Đạt, khi Triệu Quốc Đạt tử nạn thì Triệu Thị Trinh ( Bà Triệu ) cầm đầu nghĩa quân và liên tục gây cho lũ giặc phương Bắc những tổn thất nặng nề.

datanhan nêu lên những sự kiện, tiếc rằng tư liệu sử chỉ có vậy, mỗi sự kiện cách nhau hàng trăm năm. Dân tộc ta quả là chịu biết bao cơ cực dưới tham vọng xâm lăng của giặc phương Bắc, đến nỗi muốn viết muốn nói về ông cha cũng không còn bao nhiêu điều vì chúng nó cướp hết rồi, phi tang để dân ta quên hết sử ta để dễ bề xâm lược và đồng hóa.
Rất cần có nhiều, thật nhiều những ngòi viết bàn phím như Bach Viet 18 để dân ta tìm đến cội nguồn mà phân biệt được giả chân.

Năm 412 có cuộc khởi nghĩa của nhân dân dưới sự chỉ huy của Lư Kinh Đạo.
Năm 468 Lý Trường Nhân lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lớn kéo dài tới năm 485.
Những cuộc khởi nghĩa trên cuối cùng bị đàn áp nhưng đã làm cho giặc thống trị ngoại bang phương Bắc khiếp sợ. Bản chất bọn ngoại bang là luôn luôn dòm ngó đất đai của nước khác, không những thế chúng còn luôn luôn dòm ngó tranh dành quyền lợi của nhau để gây ra biết bao cuộc nội chiến đẫm máu khiến chính nhân dân chúng nó cũng khổ cực ( Thời Chiến quốc, Xuân Thu, Hán Sở tranh hùng,Tam Quốc Chí.... bao nhiêu âm mưu thủ đoạn cũng như những chuyện thâm cung bí sử giết hại lẫn nhau để tranh dành ngôi báu quyền lợi ).

Trong thời gian giữa thế kỷ thứ 6, bên tầu các tập đoàn phong kiến đánh nhau, các phe phái người Hán đang cai trị nước Việt cũng choảng nhau. Nhân lúc đó Lý Bôn là hào trưởng quê ở Thụy Anh-Thái Bình phát động cuộc khởi nghĩa. Năm 542 Lý Bôn đưa quân về tấn công thành Long Biên là nơi đặt đô hộ phủ của giặc phương Bắc. Nhà Lương lúc đó đang đô hộ nước ta điều đạo quân lớn từ vùng Quảng Tây sang đàn áp cuộc khởi nghĩa nhưng bị Lý Bôn đánh bại vào tháng 4-542. Đầu năm 543 nhà Lương tiếp tục tập trung quân tại Hợp Phố ( Quảng đông-TQ ngày nay ) chuẩn bị tấn công nghĩa quân Lý Bôn. Viên tướng nhà Lương chỉ huy trận này vốn khiếp hãi thanh thế của Lý Bôn nên chần chừ do dự chưa tiến quân ngay. Nắm được tình hình đó Lý Bôn chủ động đánh thẳng vào sào huyệt Hợp Phố của giặc tiêu diệt gần hết số quân của chúng ( 70-80% ).
Sau thắng lợi , Lý Bôn tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền, đặt tên nước là Vạn Xuân. Dẹp yên giặc phương Bắc, Lý Bôn quay quân tiến đánh quân Lâm Ấp phía Nam đang quấy rối bờ cõi nước ta. Tiếp đến là củng cố lại binh lực vì biết rằng trước sau lũ giặc phương Bắc không bao giờ từ bỏ dã tâm xâm chiếm nước ta, nhất là đã bị quân ta đả bại nhục nhã.

Gõ đến đây nỗi buồn Việt Nam không thắng được Malaysia 3 bàn mà còn bị cầm hòa 0-0 nên bị loại khỏi AF Cup, buồn quá không còn đầu óc nào gõ tiếp được .


..........................................


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Con Hủi (18-12-2010), thai_tu_dan (22-12-2010), yenkhe_langkhach (18-12-2010)
Cũ 22-12-2010   #30
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.787
datanhan_07 đang offline
 
Những cuộc chiến chống xâm lược của Việt Nam từ hơn 2000 năm trước

Nhà Lương bị Lý Bôn hai lần đả bại nên quyết tâm phục hận. Sau một thời gian chuẩn bị tương đối dài, tháng 7 năm 545 Trần Bá Tiên là một tướng tài của nhà Lương được lệnh tiến quân vảo nước ta. Lý Bôn tập trung quân ở Chu Diên ( Bắc Ninh ) Trần bá Tiên tấn công dữ dội khiến quân Lý Bôn phải rút lui về phía cửa sông Tô Lịch lập thành lũy chống cự, lại bị tấn công phải lui về Gia Ninh ( Bạch Hạc-Việt Trì ). Tháng 2-546 Trần bá Tiên hạ được thành Gia Ninh, Lý Bôn lại rút về hồ Điền Triệt ( đầm Vạc ), Trần Bá Tiên tiếp tục tấn công cho đến tháng 10-546 Lý Bôn thất bại phải rút về Tuyên Quang và trước khi mất giao binh quyền lại cho Triệu Quang Phục. Một bộ phận quân Lý Bôn sau khi thua trận có chạy vào vùng Cửu Chân ( Thanh Hóa ).
Triệu Quang Phục sau khi thay Lý Bôn nắm binh quyền có 1 vạn quân chuyển về đầm Dạ Trạch ( Hưng Yên ) và dùng kế tri cửu? suốt trong niều năm ban ngày tắt khói lửa án binh, đến đêm tấn công quân nhà Lương tiêu diệt nhiều sinh lực địch và cướp được nhiều lương thực. Năm 550 bên tầu lại có nội loạn, nhà Lương rút quân về đối phó. Nhân cơ hội đó Triệu Quang Phục tổ chức đánh lớn một trận thu phục được thành Long Biên quét sạch quân nhà Lương ra khỏi bờ cõi nước ta. Sau 5 năm trường kỳ chiến đấu dân tộc ta đã giữ được nền độc lấp tự chủ của quốc gia Vạn Xuân.

Nhưng bản chất bọn xâm lược phương Bắc là không bao giờ muốn từ bỏ ý đồ xâm chiếm nước ta, chúng tuy thua trận nhưng sẽ rắp tâm âm mưu tiếp tục gây hấn để tiếp tục dìm đất nước ta vào đêm đen tăm tối của ngàn năm Bắc thuộc.

M ẹ chúng nó! cứ đợi đấy.

........................................


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Di_mong_Tinh_da_dam (15-01-2011), thai_tu_dan (22-12-2010)
Cũ 22-12-2010   #31
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.787
datanhan_07 đang offline
 
Những cuộc chiến chống xâm lược của Việt Nam từ hơn 2000 năm trước

Năm 603, bên Tầu lúc này nhà Tùy lên và tiếp tục tiến công xâm lược chiếm được nước ta. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta tiếp tục, năm 687 Lý Tư Tiên tổ chức cuộc khởi nghĩa lớn khiến bên Tầu lúc này nhà Đường đã thay nhà Tùy phải tập trung đội quân mạnh để đàn áp.
Năm 713 Mai Thúc Loan lãnh đạo cuộc khởi nghĩa mới, xưng là Mai Hắc Đế dàn quân từ Nghệ An tấn công trên khắp cả nước. Năm 714 tấn công thành Tống Bình ( Hà nội ) khiến tướng nhà Đường là Quách Sở Khách phải bỏ chạy về tầu. Mai Hắc Đế giữ được thành quả đến năm 722 thì nhà Đường tập trung đội quân 10 vạn do Dương Thừa Húc và Quách Sở Khách tiến công đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa này, Mai Hắc Đế thất bại phải rút vào rừng, sau đó bệnh và mất. Tương truyền từ sau cuộc khởi nghĩa này, nhà Đường không dám bắt dân An Nam đô hộ phủ nộp cống vải quả ( Lệ Chi ) hằng năm nữa ( chắc bọn chúng cũng bắt đầu biết sợ rồi chăng ?).
Năm 791 Phùng Hưng nổi lên đánh chiếm nhiều phủ thành của giặc và chiến đấu trong 7 năm liền.
Trong thế kỷ thứ 7 và 8 nhà Đường ngày càng suy yếu, năm 905 Khúc Thừa Dụ nhân cơ hội đó từ Hồng Châu ( Ninh Giang-Hải Dương ) tiến công chiếm thành Long Biên quét sạch giặc ra khỏi bờ cõi và tự xưng là Tiết Lộ Xứ, sau khi mất con là Khúc Hạo kế thừa sự nghiệp.
Năm 930 ở bên Tầu chia năm xẻ bảy, vùng phía nam có viên quan người Hán ly khai lập nước Nam Hán lại dã tâm xâm chiếm nước ta. Chúng đã chiếm được nhưng gặp ngay sự phản công của Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đánh một trận tiêu diệt gần nửa quân Nam Hán.
Năm 938 quân Nam Hán lại tấn công nữa để rồi trên bộ thì vãi c ứt té đ ái chạy, dưới biển thì bị cọc gỗ Bạch Đằng Giang do Ngô Quyền ( lúc này đã là con rể Dương Đình Nghệ ) chỉ huy đánh một trận giết chết tướng giặc Hoằng Tháo. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương và góp công lớn trong việc giành độc lập và chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc. Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

.....Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã đánh giá: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt sử tiêu án).
trích lược từ Wikipedia.


Một trang sử mới của dân tộc Việt Nam bắt đầu để có cái đại lễ Ngàn năm Thăng Long sau này.


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Di_mong_Tinh_da_dam (15-01-2011), thai_tu_dan (22-12-2010)
Cũ 23-12-2010   #32
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.787
datanhan_07 đang offline
 
Những cuộc chiến chống xâm lược của Việt Nam từ hơn 2000 năm trước

Năm 944 Ngô Vương Quyền mất, trong nước loạn lạc xảy ra việc cát cứ của 12 sứ quân. Sau đó Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn thống nhất giang sơn về một mối, năm 968 lên ngôi vua xưng hiệu Đại Thắng Minh Hoàng Đế ( Đinh Tiên Hoàng ) lập lên nhà nước Đại Cồ Việt đóng đô tại Hoa Lư. Năm 979 Đinh Tiên Hoàng mất, triều đình rối ren, lúc này bên tầu nhà Tống sau khi diệt nhà Đường tiến hành thống nhất Trung quốc và đương nhiên triều đình nhà Tống nhân cơ hội này lại tính đến việc cất quân đi xâm lược nước Đại Cồ Việt. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi lấy tôn hiệu là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng đế, niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Lê Đại Hành cử Phạm Cự Lạng (Lượng), em của Phạm Hạp làm đại tướng quân.
Nhà Tống chia quân thành ba đường tấn công nước ta. Đường thủy theo sông Bạch Đằng, một đạo kỵ binh cũng theo đường thủy tiến vào cửa sông Hồng ( vùng Nam Định ) để đánh úp thành Long Biên. Một đạo lục quân qua ải Chi Lăng tiến thẳng về Long Biên. Lê Hoàn có tin tình báo về tên tướng tầu cầm đầu bộ binh rất hèn và sợ chết vì thằng tướng tầu này không chịu tiến quân, nó ém quân lại chờ đạo quân thủy đánh trước. Lê Hoàn một mặt tấn công phủ đầu đạo quân thủy một mặt giả vờ xin hàng với tên tướng bộ binh. Quả nhiên thằng tướng hèn này mắc mưu nên chủ quan bị Lê Hoàn mai phục tại Chí Linh tấn công một trận diệt 6/10 quân địch, số còn lại kể cả quân thủy quân bộ tan tác chẩu chẩu ah, ù té quyền. Quân ta đuổi đánh tới sát biên giới phá vỡ âm mưu xâm lược nước ta lần thứ nhất của nhà Tống ( năm 980 ). Nước Việt ta được an khang thái bình gần một trăm năm. Đầu thế kỷ 11 khoảng năm 1070, một lần nữa nhà Tống lúc này do Tống Thần Tông lên ngôi lại rắp tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Nhưng lần tới này chúng sẽ đụng vào ai. Hãy đợi đấy.... NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ......

Bàn thêm : Về việc Thái hậu Dương Vân Nga ( vợ vua Đinh Tiên Hoàng ) trao ngôi vua cho Lê Hoàn và sau đó làm hoàng hậu thì sử sách chép lại người khen kẻ chê không biết thế nào là đúng. datanhan chỉ nói về chuyện đánh nhau với quân giặc tầu thôi, chuyện tình ái của vua quan không bàn tới


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Di_mong_Tinh_da_dam (15-01-2011)
Cũ 12-01-2011   #33
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Lịch sử chống xâm lược của Việt Nam viết lại
Cuộc đụng độ đầu tiên với giặc phương Bắc là vào thời nhà Ân Thương khi Trụ Vương vượt sông Hoàng Hà, lập Biệt đô Triều Ca ở Bắc Hoàng Hà. Đây là lãnh thổ nước Quan theo sử sách nhà Thương Ân. Nước phía Bắc nhà Ân là nước Quan, nước phía Đông nhà Ân là nước Từ. Quan này chính là trong ... Quan thoại, chỉ phương âm tiếng Bắc Kinh. Nói cách khác người Bắc Hoàng Hà là người Quan hay người Hán, không phải người Việt của triều đại nhà Thương.

Sau khi Chu Vũ Vương diệt Trụ đã mở đức hiếu sinh cho con cháu nhà Thương tiếp tục giữ đất vùng Hoàng Hà, gọi là Vũ Canh. Vũ là Vua, Canh là phương Bắc (La Canh hay La Kinh là 2 đầu của cây kim chỉ nam). Vũ Canh có nghĩa là vua phương Bắc. Vũ Canh liên kết với đám Hoài Di và Từ Nhung làm loạn. Chu Công phải mất mấy năm mới dẹp được yên. Hoài Di là đám người Di ở vùng sông Hoài, con sông vùng Bắc Hoàng Hà. Từ (dịch nho của Thương) và Nhung (tính chất mềm động) đều là chỉ phương Đông. Từ Nhung là người trên bán đảo Sơn Đông, phía Đông của nhà Ân. Như vậy đám rợ Hoài Di là người nước Quan, Từ Nhung là người nước Từ, 2 khu vực Bắc và Đông nhà Ân trước đó. Đây là cuộc đụng độ thứ 2 giữa dân Bách Việt và giặc phương Bắc...


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011), Di_mong_Tinh_da_dam (15-01-2011)
Cũ 13-01-2011   #34
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Sang thời Đông Chu Liệt Quốc có 2 nước Tề:
- Nước Tề do Khương Thái Công lập ra nằm ở phía Tây vì Tề = Tây, Khương hay Khăng là tính chất cứng của phương Tây. Đây là nước đánh nhau với nước Yên thời này.
- Nước Tề của đám Từ Nhung thời nhà Ân ở Sơn Đông (Tề = Từ). Nước này là nước đánh nhau với nước Ngụy.

Nước Quan thời Ân một phần đã bị Trụ Vương chiếm khi vượt Hoàng Hà, phần khác bị Chu Công chiếm khi dẹp phản loạn Hoài Di. Vì thế vào đời Xuân Thu Chiến Quốc đây là vùng đất nằm trong khu vực đất phong của nhà Chu, ở vào vị trí nước Tấn. Dân Hán (Quan) ở đây sống lẫn với người Bách Việt của nhà Thương. Khi nước Tấn chia thành Hàn, Triệu, Ngụy thì thành phần dân tộc của Tam Tấn gồm cả 2 tộc người này.

Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa theo Sử ký thì rợ đã lấn đến tận Hoàng Hà. Thủy Hoàng phái Mông Điềm vượt Hoàng Hà, chiếm vùng Hà Sáo, rồi xây trường thành. Hà Sáo có nghĩa là Hà Bắc (Sáo = Sủy = Thủy, là tượng của phương Bắc). Điều này cho thấy Trung Hoa trước thời Tần chưa hề từng làm chủ Bắc Hoàng Hà, vì đây là đất của tộc người khác (người Hán, Mãn, Mông..).


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011), Di_mong_Tinh_da_dam (15-01-2011), Dương Nghiệp (13-01-2011)
Cũ 14-01-2011   #35
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Cuộc đấu tranh trường kỳ giữa 2 tộc người Bách Việt và người Hồ phương Bắc bắt đầu bên sông Hoàng, sông Hoài từ thời Ân Thương. Cho tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa thì đám người phương Bắc vẫn còn đang ở dạng các bộ lạc gọi là man, rợ, hồ, di, sổng tản mạn ở Bắc Hoàng Hà.

Thời Tần còn có chuyện Lý Ông Trọng người làng Chèm Từ Liêm được Tần Thủy Hoàng cử làm tướng, trấn giữ ở phương Bắc làm giặc Hung Nô khiếp đảm không dám xâm phạm bờ cõi.

Nhà Tần sụp đổ, Lưu Bang, tên Việt là Lý Bôn, bôn ba khắp nơi từ đất Phong, đất Bái, làm tướng của Sở, chiếm Hàm Dương, rồi bị dồn vào đất Trịnh, lại diệt Tam Tần, thắng Hạng Vũ, lập nên nhà Hiếu. Cuộc đời Lưu Bang đúng là một chuỗi ngày "lang ba lang bang" hay "bôn ba", trong đó Lang là từ chỉ vua, Bang hay Bôn là tên của ông ta, Ba là chỉ ông ta là con thứ 3 trong gia đình, tương ứng với tên Lưu Quí (thứ tự là mạnh, trọng, quí) của Lưu Bang.

Vài năm trước khi Lưu Bang lập triều Hiếu, những bộ lạc người Hung Nô tập hợp lại thành một nước do Thiền Vu Mạo Đốn, con của Đầu Man cầm đầu. Lịch sử còn ghi Lưu Bang có cất quân chinh phạt Thiền Vu Mạo Đốn hay Mao Dun. Giải tự tên này cho thấy: Thiền Vu đọc lái tiếng Việt là Thù Viên, hay Thù vương (Viên= Vương giống như trong Tản Viên, Hiên Viên). Mạo Đốn thiết là Mông, Mao Dun thiết là Mun. Như vậy Thiền Vu Mạo Đốn là Thù vương người Mông, người Mun, người Man (người phương Bắc).

Trong trận Bạch Đăng Sơn Lưu Bang bị quân Hung Nô vây, suýt chết mới chạy thoát được. Có lẽ đây là lần đụng độ tiếp theo giữa triều đại người Bách Việt và người Hồ phương Bắc. Từ đó nhà Hiếu phải chuyển sang thế thủ đối với người Hung Nô. Thậm chí phải gả các công chúa cho các Thù Viên Hung Nô và lấy Trường Thành làm biên giới. Phải mãi tới thời Hiếu Vũ Đế Lưu Triệt mới đẩy lùi quân Hung Nô về vùng sa mạc Nội Mông.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011), Di_mong_Tinh_da_dam (15-01-2011)
Cũ 14-01-2011   #36
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.787
datanhan_07 đang offline
 
Những cuộc chiến chống xâm lược của Việt Nam từ hơn 2000 năm trước

Trải qua hơn 1000 năm bị phương Bắc đô hộ ( thời kỳ Bắc thuộc ) những trận đánh kể trên từ năm 214 trước Công nguyên đến thời Lê Hoàn ( 980-1005 ) đã chứng tỏ sự bất khuất của dân tộc Việt trước sự chiếm đóng xâm lược của giặc phương Bắc. Từ vị thế của một dân tộc liên tục khởi nghĩa chống lại giặc ngoại xâm cho đến khi dành được độc lập và lập dựng nên Nhà nước Đại Cồ Việt. Kế tiếp đó là triều đại huy hoàng của Nhà Lý ( 1009 ) với những trận đánh chống lại sự xâm lược chứ không còn là những cuộc khởi nghĩa nữa. Mở đầu cho những trận đánh này là cuộc chiến vỗ mặt đánh thẳng vào hậu cứ quân nhà Tống của danh tường Lý Thường Kiệt với bài PHẠT TỐNG LỐ BỘ VĂN. Ngẫm mà thấy oai hùng thay cho các bậc tiền nhân của nước Đại Việt ( trong thời nhà Lý trị vì nước ta đổi quốc hiệu thành Đại Việt từ năm 1054 vào thời vua Lý Thánh Tông ).

伐宋露布文
天生蒸民,君德則睦。君民之道,務� �養民。今聞宋主昏庸,不循聖範,聼� ��石貪邪之計,作青苗助役之科。使百 姓膏脂凃地,而資其肥己之謀。
蓋萬民資賦於天,忽落那要離之毒。� �上固宜可憫,從前切莫須言。
本職奉國王命,指道北行,欲清妖孽� �波濤,有分土無分民之意。要掃腥穢� ��污濁,歌堯天享舜日 之佳期。
我今出兵,固將拯濟。檄文到日,用� �聞知。切自思量,莫懷震怖。

Phiên âm:
PHẠT TỐNG LỘ BỐ VĂN
Thiên sinh chưng dân, quân đức tắc mục. Quân dân chi đạo, vụ tại dưỡng dân. Kim văn, Tống chủ hôn dung, bất tuần thánh phạm. Thính An Thạch tham tà chi kế, tác "thanh miêu", "trợ dịch" chi khoa. Sử bách tính cao chi đồ địa, nhi tư kỳ phì kỷ chi mưu.
Cái vạn dân tư phú ư thiên, hốt lạc na yếu li chi độc. Tại thượng cố nghi khả mẫn, tòng tiền thiết mạc tu ngôn.
Bản chức: Phụng quốc vương mệnh; Chỉ đạo Bắc hành. Dục thanh yêu nghiệt chi ba đào, hữu phân thổ vô phân dân chi ý; Yếu tảo tinh uế chi ô trọc, ca Nghiêu thiên hưởng Thuấn nhật chi giai kỳ.
Ngã kim xuất binh, cố tương chửng tế. Hịch văn đáo nhật, dụng quảng văn tri. Thiết tự tư lường, mạc hoài chấn bố.

Dịch nghĩa
BÀI VĂN TUYÊN BỐ VỀ VIỆC ĐÁNH TỐNG
Trời sinh ra dân chúng, Vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu","trợ dịch", khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thỏa cái mưu nuôi mình béo mập.
Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì!
Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình!
Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi!

Bài Phạt Tống Lộ Bố Văn đã mở đầu cho cuốc tấn công vào sào huyệt quân Nhà Tống tại các Châu Ung-Khâm-Liêm.


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07

Chỉnh sửa lần cuối bởi datanhan_07: 14-01-2011 lúc 15:28. Lý do: sửa cuốc thành cuộc
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Di_mong_Tinh_da_dam (15-01-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:51
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09382 seconds with 15 queries