Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 15-10-2010   #10
Ảnh thế thân của vuonglaobaba
vuonglaobaba
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 556
Điểm: 180
L$B: 95.427
vuonglaobaba đang offline
 
Lịch sử nước Việt nam do người Việt nam viết phải kể từ thế kỷ 13 do Lê Văn Hưu là Hàn lâm học sỹ thời vua Trần Thánh Tông soạn được bộ Đại Việt Sử Ký mà cũng chỉ chép được từ thời Triệu Võ Vương tức là Triệu Đà ( từ năm 207 đến năm 137 trước CN ) đến thời Lý Chiêu Hoàng ( năm 1225 sau CN ) mà thôi. Lê Văn Hưu là người đời Trần thì cũng chỉ có thể viết về đời Lý chứ không thể viết sử về đời mình đang sống được. Vì sao lại không thể thì laobaba cũng chịu phải đi hỏi các nhà viết sử. Ngay cả Tư Mã Thiên ( sinh năm 145 trước CN ) nổi tiếng cũng chỉ viết sử được đến gần sát đời mình đang sống ( nếu không lầm thì chuyện cuối trong Sử ký Tư Mã Thiên là Nam Việt Úy Đà Liệt Truyện tức Triệu Đà khoảng năm 208 trước CN ) chưa viết được sử đương đại.
Đến thế kỷ thứ 15 thời Hậu Lê mới lại có Ngô Sỹ Liên là quan Lễ bộ tả thị lang thời vua Lê Thánh Tông mới soạn lại bộ Đại Việt Sử Ký mà chúng ta vẫn thường gọi là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép được từ thời Hồng Bàng ( vào khoảng năm 2879 đến 258 trước CN ) đến thời vua Lê Thái Tổ ( 1428 ).
Gần đây nhất vào thế kỷ 20 mới lại có tiếp học giả Trần Trọng Kim ( 1883-1953 ) viết được bộ Việt Nam Sử Lược ( năm 1919 ). Trong cuốn Việt Nam Sử Lược học giả Trần Trọng Kim viết chuyện tới năm 1902 là kết thúc.
Phải rạch ròi ra như thế đế thấy rằng lịch sử Việt nam từ khi có con người sinh sống tức từ thời nguyên thủy thì phải dựa vào các khai quật về khảo cổ. Kể từ thời kỳ dựng nước tức thời kỳ Hồng Bàng thì các nhà viết sử dựa vào đâu ? Các nhà viết sử chắc phải dựa vào các truyền thuyết dân gian đã được biên tập thành sách hoặc truyền miệng ... rồi phân tích trên các góc cạnh khác nhau, tìm các lý giải từ Khảo cổ học , văn học dân gian, ca dao, vè, những bản văn cổ ( ví dụ như Chiếu dời đô, Hịch Tướng Sỹ, Bình Ngô Đại cáo.... ) để tìm ra những lý lẽ xác đáng để viết lại lịch sử đã qua một cách trung thực.

Mệt quá laobaba phải ngồi thiền 2 ngày mới viết tiếp được.........

Tài sản của vuonglaobaba
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến vuonglaobaba vì bài viết hữu ích này:
Bách Việt 18 (20-10-2010), Lăng Độ Vũ (20-10-2010), Tú_Yên (25-10-2010)
Cũ 20-10-2010   #11
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.156
Bách Việt 18 đang offline
 
Laobaba ngồi thiền đến 4 ngày rồi mà chưa dậy được

Sử Việt đầy bí ẩn bởi vì:
- Sau khi thống nhất Trung Hoa Tần Thủy Hoàng thực hiện chính sách "đốt sách, chôn Nho", rất nhiều sử sách đã bị thiêu hủy.
- Mã Viện với cuộc hành quân bình định phương Nam, đập hết trống đồng làm thành ... ngựa đem về phương Bắc. Có nghĩa là văn hóa phương Nam bị vùi dập, biến thành văn hóa "ngựa" của phương Bắc.
- Giặc Minh đập hết văn bia, phá tan tứ đại khí nước Nam, đàn áp dân Làng Cả (Phú Thọ), ý đồ rất rõ ràng, muốn tiêu diệt nền văn hóa, xóa đi các dấu vết lịch sử trên đất Việt.
- Cơn hồng thủy "Tứ khố toàn thư" của bố con Càn Long đời nhà Thanh thu hết bản đồ trong cả nước, tập hợp hàng trăm "bác sĩ" cạo sửa sử sách. Quyển sử sớm nhất của Việt Nam lại được "tìm thấy" trong đống sách của Tứ khố toàn thư thì còn gì là sử nữa.
Kết quả người Việt không còn biết đâu là cha ông, đâu là anh em, đâu là thù giặc. Lịch sử hàng ngàn năm chỉ còn đọng lại trong ký ức, trong truyền thuyết... Nhưng "cái kim lâu ngày trong bọc cũng phải thòi ra". Di truyền, khảo cổ, nhân chủng học cho những dẫn liệu chính xác, kết hợp với truyền thuyết, di sản Hán Nôm ở Việt Nam và Trung Quốc làm cho người ta ngày càng nhận rõ Trung Hoa cổ đại chính là nền văn hóa của Bách Việt với dòng Lạc Việt đóng vai trò suối nguồn.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011), Dương Nghiệp (20-10-2010), hoangthanh_mobi (09-06-2011), Lăng Độ Vũ (20-10-2010), vuonglaobaba (20-10-2010)
Cũ 23-10-2010   #12
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.156
Bách Việt 18 đang offline
 
Trong làm sử Việt Nam vấn đề không chỉ là thiếu bằng cớ mà là thiếu một cách nhìn nhận vượt được lên trên những quan niệm từ trước (theo kiểu Việt Nam là nước man di của Hán, như Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược).
Do những vết tích văn hoá lịch sử Trung Hoa có ở Việt Nam rất sớm nên nhiều người quan niệm rằng người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cư từ vùng châu Kinh, châu Dương hay từ nước Sở nước Việt xuống. Điển hình là những tác phẩm của GS Đào Duy Anh.
Nhưng khảo cổ lại cho thấy nguồn gốc bản địa của văn hoá đồng bằng sông Hồng. Điều này làm cơ sở để chính sử (các sách giáo khoa) ngày nay nói là nước Văn Lang hình thành khoảng năm 700 TCN do Hùng Vương ở Phong Châu lập nên.
Lại còn có ý kiến cho rằng tổ tiên người Việt là người Môn-Khmer ở Tây Nguyên hay Trung Lào vì ngôn ngữ Việt xếp vào nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer và có nhiều điểm tương đồng về văn hoá của người Tây Nguyên với văn hoá Đông Sơn (hoa văn trên trống đồng).
Tất cả dẫn đến những quan điểm đầy mẫu thuẫn. Nhưng không ai nghĩ đến, hoặc không muốn nghĩ đến một giả thuyết khác, giải thích được cả 3 quan niệm trên. Đó là người Việt bắt nguồn từ miền Trung, tiến ra khai phá đồng bằng sông Hồng, tiến tiếp lên hướng Bắc hình thành văn hoá Hoa Hạ cổ đại tới sông Trường Giang và vượt tiếp qua dòng sông đó tới tận Hoàng Hà. Tới thời Chu người Việt mới quay lại lập trung tâm ở Bắc Việt. Qui mô của nước Việt không chỉ hạn hẹp ở miền Bắc Việt Nam. Việc bó hẹp lịch sử dân tộc (Việt) trong cương vực của nước Việt Nam ngày nay dẫn đến những trang sử đầy mâu thuẫn, không lối thoát.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011), hoangthanh_mobi (09-06-2011), nguyenmanhquyet (01-11-2010)
Cũ 23-10-2010   #13
Ảnh thế thân của vuonglaobaba
vuonglaobaba
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 556
Điểm: 180
L$B: 95.427
vuonglaobaba đang offline
 
Trong tập bản đồ lịch sử ấn hành năm 1991, tạp National Geographic cung cấp đầy đủ các chi tiết lịch sử Trung Hoa từ thời sơ khai hơn 5.000 về trước. Tài liệu giá trị này ghi rõ địa bàn gốc của dân tộc Trung Hoa là vùng châu thổ sông Hoàng Hà ở về phía bắc.
Trong khi tổ tiên của dân tộc Trung Hoa còn sống đời du mục trên lưng ngựa nay đây mai đó thì tổ tiên của người Việt đã định cư ở châu thổ sông Trường Giang (Dương Tử) ở phương Nam.
Nêu lên những dữ liệu này không phải để người Việt xúm xít đi đòi lại đất, nếu có ý đó thì Lý Thường Kiệt với trận đại phá các Châu Ung-Khiêm từ thế kỷ 11 đã làm rồi. Nhưng như Khổng Tử là một triết gia của Trung Hoa cổ đại còn phải thốt lên như đã viết trong sách Trung Dung. Khổng Tử đã viết rành mạch “Ðộ lượng bao dung, ôn hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam. Người quân tử ở đấy. Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường bạo ở đấy. (Ðây là lời giảng về sức mạnh của Khổng Tử cho đệ tử tên Tử Lộ)." Phương nam đây là chỉ đất của người Việt, quả thực người Việt đúng là Quân tử ôn hòa bao dung không báo thù và đầy lòng nhân ái.

Nhân đây nhắc lại chuyện phát minh ra giấy trong các sách sử đều nói là của người Trung Hoa. Người đó tên là Thái Luân sinh ở Quế Dương vào năm 61 công nguyên, là nhà khoa học thời nhà Hán Trung Quốc. Quế Dương khi xưa là đất của người Việt, bị nhà Hán chiếm và chia cắt, nhiều lần thay đổi, sát nhập cốt để người đời sau lần tìm về cội nguồn không biết đâu mà căn cứ.
Thái Luân là người Việt, sinh ra trên đất Việt, làm quan trong triều của nhà Hán. Và công trình phát minh ra giấy của ông bị người Trung Hoa nhận là do họ làm ra!
Nhà Hán chiếm đất Việt bao gồm toàn vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang), chia cắt, thay đổi địa danh, vẽ lại bản đồ... cốt để xóa hết dấu vết của dân tộc bị chiếm.....Chỉ tiếc rằng thời đó người Việt chúng ta không có người viết sử, rồi trải qua hàng ngìn năm Bắc thuộc, những tư liệu ghi chép về nguồn gốc người Việt không những không có, mà nếu có thì cũng đã bị chiếm đoạt và tiêu hủy. laobaba không có ý phô trương quá đáng cội nguồn dân tộc theo lối màu cờ sắc áo trong bóng đá mà chỉ nêu lên vấn đề rằng đến một ngày nào đó những tư liệu lịch sử của dân tộc Việt Nam, những đất đai của dân tộc Việt nam ngày nay đang bị ngoại bang chiếm giữ sẽ được hoàn trả lại cho dân tôc Việt nam. Sẽ có người lập luận rằng thế thì khi người Việt Nam mở mang bờ cõi về phương Nam thì đất đai đó là của quốc gia nào ? Hãy xem lại lịch sử. Người Việt Nam không chiếm của ai cả, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã nói :" ...chúng ta không tham của ai cả nhưng cũng quyết không để mất một tấc đất nào của cha ông ...." Trong năm Canh Dần 2010 đã có tới 3 lần Chủ tịch nói về điều này.

Tài sản của vuonglaobaba
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến vuonglaobaba vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011), nguyenmanhquyet (01-11-2010)
Cũ 24-10-2010   #14
Ảnh thế thân của Con Hủi
Con Hủi
-=[ Tiên Phong Đầu Lĩnh ]=-
Kiếp Nghèo Ôm Hận
Gia nhập: 07-06-2004
Bài viết: 3.009
Điểm: 481
L$B: 6.698.524
Tâm trạng:
Con Hủi đang offline
 
Nói thứ cần nhất bây giờ là Hoàng Sa đi cậu, chứ hẻm phải là phía nam sông Hoàng Hà.


Chữ ký của Con Hủi
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay...

Tài sản của Con Hủi
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Con Hủi vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011), hoangthanh_mobi (09-06-2011), lanhdienlangkhach (04-08-2011), vuonglaobaba (24-10-2010)
Cũ 24-10-2010   #15
Ảnh thế thân của vuonglaobaba
vuonglaobaba
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 556
Điểm: 180
L$B: 95.427
vuonglaobaba đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Con Hủi Xem bài viết
Nói thứ cần nhất bây giờ là Hoàng Sa đi cậu, chứ hẻm phải là phía nam sông Hoàng Hà.

Ha ha, với anh bạn vàng này thì cần phải nói có sách mách có chứng. Chứ nó cùn ra thì biết làm thế nào. Ta cứ nhân ái thỉnh thoảng bùng lên ngăn chặn cho tới lúc chúng khẩu đồng từ thì ông sư cũng phải chịu. Hủi thấy được không ? Mời Hủi xem thêm điều này : trích từ Wikipedia

..."Cũng Khổng Tử, trong Kinh Thi, đã trân trọng ghi lại ca dao Việt (trong cả hai thiên Chu Nam và Thiệu Nam) phản ảnh nền văn hiến rực rỡ của giống Việt, biết coi trọng luân thường đạo lý, trong khi người du mục hung bạo phương Bắc, sống đời lang chạ.

Kinh Thi, xếp Nhị Nam là Chu Nam và Thiệu Nam làm “Chính Phong” để ứng dụng những ca dao ấy vào gia đình, làng xóm và nhà nước mà giáo hóa cả thiên hạ.

Chu Nam là các nước ở phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm, cai trị và đồng hóa. Còn Thiệu Nam là lãnh thổ phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm được, cắt phong cho Thiệu Công Thích để làm thái ấp (đất hưởng lộc).

Từ sử liệu của National Geographic Magazine (Mỹ) và các nhận định rải rác của Khổng Tử, Tư Mã Thiên và nhiều sử gia khác trong Minh sử, Thanh sử... những người nghiên cứu về dân tộc Việt ngày càng có thêm chứng cứ để làm sáng tỏ những gì đã bị khuất lấp, đã bị thực dân văn hóa Tầu xuyên tạc, bóp méo.

Tống sử còn lưu dấu vết nhà Tống học cách tổ chức quân đội của nhà Lý Việt Nam: “Thái Duyên Khánh, là tri châu ở đất Hoạt, thường học được phép tổ chức quân đội của An Nam, xin bắt chước theo quy chế chia ra từng bộ phận. Chia chính binh, cung tiễn phủ, nhân mã đoàn làm 9 phủ. Hợp 100 đội, chia ra làm tả, hữu, tiền, hậu bốn bộ. Mỗi đội có trú chiến (đóng quân để đánh), thác chiến (đi đánh), khác nhau. Tướng nào cũng có lịnh bộ, quân kỷ, khí giới; chỉ lấy nhân, mã phiên binh mà phân biệt. Tất cả đều tùy chỗ đóng mà chia. Số chư tướng không bằng nửa số chính binh. Còn về sự kiềm chế, thì cho quân già yếu ở thành trại, tùy xa gần mà chia giữ, không cho binh Phiên và binh Hán ở lẫn với nhau, cho khỏi sinh biến. Vua Thần tông nhà Tống khen mãi.”

Minh sử còn ghi hai sự kiện: Thứ nhất, mỗi khi tế thần súng, người Tầu phải tế Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng, người mang bí quyết làm súng đại bác (thần sang) của nhà Trần sang nộp cho nhà Minh và được nhà Minh phong cho làm bộ trưởng 2 bộ quốc phòng và xây dựng); thứ hai, công trình kiến trúc, xây dựng thành Bắc Kinh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay là do “công trình sư trưởng” (như là kiến trúc sư trưởng ngày nay) Nguyễn An, một thái giám người Việt, đảm trách. Bộ Minh sử này đã được dịch sang Anh ngữ: “The Cambridge History of China”, xếp vào quyển thứ VII, ghi rõ “Công trình xây dựng thành đô Bắc Kinh đòi hỏi sự động viên một lực lượng đông đảo thợ giỏi về thủ công và lao động, thường được lấy từ những đơn vị quân binh hoặc những tội phạm khó trị bị kết án khổ sai, cũng như việc trưng dụng vật liệu xây cất từ khắp nơi trong nước, kể cả những nơi xa xôi như An Nam vừa mới được sát nhập.

Số lượng nhân công không biết đích xác, nhưng ước lượng phải lên tới hàng trăm nghìn người. Kiến trúc sư trưởng là một thái giám người An Nam tên Nguyễn An (mất năm 1453), ông này cũng còn đóng vai trò quan trọng trong công trình tái thiết Bắc Kinh sau đó dưới thời vua Anh Tông.”

Trong tất cả sách vở do người Hoa biên soạn, lúc nào họ cũng “tự hào” về nước Trung Hoa rộng lớn nhất thế giới, người Hoa tài giỏi và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn minh của nhân loại.

Sách của người Hoa và người Hoa chẳng bao giờ dám giải thích minh bạch về sự bành trướng từ 1 bộ lạc du mục ở lưu vực sông Hoàng Hà, xua quân xâm lăng mở rộng biên cương, tiêu diệt nhiều dân tộc để có được 1 bản đồ mênh mông như ngày nay. Thế nhưng tạp chí National Geographic đã làm việc đó, đã ghi nhận đủ các chi tiết cần thiết sau khi tra cứu công phu.

Tìm trong kho tàng lưu giữ các loại sách lớn nhất của người Hoa, cuối cùng do nhà Thanh bổ túc, sắp xếp, là bộ “Tứ Khố Toàn Thư”, một số sử liệu được phát giác, làm sáng tỏ nhân thân của các công trình đóng góp quan trọng vào văn minh, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn những đóng góp này đến từ gốc tộc Việt.


ÐÓNG GÓP QUAN TRỌNG


Trong tác phẩm “Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư” của sử gia Âu Ðại Nhậm (đời nhà Minh bên Tầu) được giáo sư Trần Lam Giang dịch và chú thích, dịch giả đã nhận định bên dưới truyện Thái Luân, phần phụ chú:

“Nhân tài người Việt rèn kiếm quý, làm khí giới, làm giấy viết, hiệu đính kinh truyện cho nhà Hán. Ðiều này chứng tỏ Việt vượt trên Hán về văn minh kim loại và văn học.

Việt đem văn minh khai hóa cho người Hoa, trong khi người Hoa đem bạo lực đàn áp người Việt. Chung cuộc, Việt Nam vẫn đòi lại quyền tự chủ, sống với văn minh nhân bản. Người Hoa thực dân bị quét ra khỏi nước, tự chuốc lấy ô danh bạo ngược, xâm lược......

Những vấn đề nêu trên thực hư ra sao chưa ai kiểm chứng, tiếc quá chỉ vì 1000 năm Bắc thuộc mà dân tộc ta bị mất hầu như là tất cả sử liệu. Nay còn những gì thì cố mà giữ. Việt nam mãi mãi phải là Việt Nam.
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ

Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !


Dịch thơ:


Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !

Tài sản của vuonglaobaba
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-10-2010   #16
Ảnh thế thân của PhucNguyen
PhucNguyen
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-07-2009
Bài viết: 4
Điểm: 1
L$B: 1.737
PhucNguyen đang offline
 
Trích dẫn:
Sẽ có người lập luận rằng thế thì khi người Việt Nam mở mang bờ cõi về phương Nam thì đất đai đó là của quốc gia nào ? Hãy xem lại lịch sử.
Sự thật là Việt Nam đã có những chuyến đi nam tiến để xâm chiếm Chămpa. Trong suốt lịch sử nước ta cũng có những triều đại ham muốn xâm chiếm Chân Lạp. Đọc đâu đó, vua Quang Trung đã từng muốn xâm chiếm Tây nam Trung quốc, đã dùng mưu lợi dụng Thiên Địa Hội chia rẻ ly tán dân TQ, nhưng chưa thể thực hiện vì mất sớm.

Thiết nghĩ, mỗi quốc gia đều muốn mở rộng biên cương của mình. Nói Việt Nam không có mong muốn đó thì thật là nghịch lý. Có chăng là tùy vào khả năng quân sự mà thôi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến PhucNguyen vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011), vuonglaobaba (24-10-2010)
Cũ 24-10-2010   #17
Ảnh thế thân của vuonglaobaba
vuonglaobaba
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 556
Điểm: 180
L$B: 95.427
vuonglaobaba đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi PhucNguyen Xem bài viết
Sự thật là Việt Nam đã có những chuyến đi nam tiến để xâm chiếm Chămpa. Trong suốt lịch sử nước ta cũng có những triều đại ham muốn xâm chiếm Chân Lạp. Đọc đâu đó, vua Quang Trung đã từng muốn xâm chiếm Tây nam Trung quốc, đã dùng mưu lợi dụng Thiên Địa Hội chia rẻ ly tán dân TQ, nhưng chưa thể thực hiện vì mất sớm.

Thiết nghĩ, mỗi quốc gia đều muốn mở rộng biên cương của mình. Nói Việt Nam không có mong muốn đó thì thật là nghịch lý. Có chăng là tùy vào khả năng quân sự mà thôi.
PhucNguyen nói không sai, nhưng việc mở cõi của người Việt nó cũng có nguyên do của nó.

Trong lịch sử Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu từ năm 1069 dưới triều đại Lý – triều đại đầu tiên có thời gian tồn tại lâu nhất. Trước sự cường thịnh của triều đại nhà Lý, sau nhiều năm cống nạp Chiêm Thành đã nhường 3 châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh. Căn cứ vùng đất thuộc Địa Lý ở huyện Lê Ninh, tỉnh Quảng Bình, Ma Linh ở huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, Bố Chính ở huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình thì có thể nói là triều đại Lý đã mở rộng lãnh thổ phía Nam đến tỉnh Quảng Trị ngày nay. Năm 1075, Địa Lý và Ma Linh đã đổi tên thành châu Lâm Bình và Minh Linh. Năm 1104, với sự xâm lược của Chiêm Thành 3 châu này bị chiếm mất nhưng ngay sau đó với sự tấn công của Lý Thường Kiệt, Việt Nam đã giành lại được.
Năm 1307, thông qua cuộc hôn nhân với Chế Mân –vua của Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã nhận được châu Ô, Lý. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Trước đây vua Chiêm Thành là Chế Mân đem đất đó làm lễ vật dẫn cưới, dân các thôn La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng không phục, vua bèn sai Đoàn Nhữ Hài đến đó để tuyên thị đức ý của triều đình, chọn dân ở đấy ban cho chức quan, cấp cho ruộng vườn, miễn tô thuế 3 năm để vỗ về”.
Trong lịch sử chinh phục Chiêm Thành của Việt Nam, việc nhận được lãnh thổ do nhà trai cho nhà gái là việc lấy lãnh thổ thông qua quan hệ hữu nghị và bởi sự di trú của người dân thông qua quan hệ hôn nhân. Năm sau đó, triều đại nhà Trần đã đổi vùng đất này thành Thuận Châu (bây giờ là Quảng Trị), Hóa Châu (bây giờ là Thừa Thiên Huế). Triều đại nhà Trần vì phải đương đầu với 3 cuộc xâm lược kéo dài và quyết liệt của quân Mông Cổ nên cũng như các triều đại trước và sau đó, ngoài trường hợp trên, Việt Nam không nhận được một tất đất nào từ Champa. Ngược lại, do bị tổn thất nặng nề trong thời kỳ chiến tranh chống Mông Cổ và sự mạnh lên của Chiêm Thành, Thăng Long đã vài lần phải lâm vào thế tự vệ và thậm chí năm 1368 còn bị Chiêm Thành yêu cầu trả lại châu Hóa – một phần trong lãnh thổ là lễ vật hôn thú trước đây.
“Tháng 2 năm 1368, Chiêm Thành sai Mục Bà Ma sang đòi lại đất biên giới Hóa Châu”.
Với yêu cầu này của Chiêm Thành, trước hết nhờ sức mạnh sẵn có nhưng Việt Nam còn có tư cách đòi phạt hay bồi thường đối với một phần lễ hôn thú bị mất. Kết hôn chưa được một năm thì vua Chiêm Thành mất, theo phong tục Suttee của Ấn Độ, công chúa phải chết cùng với vua, phía Việt Nam đã dùng mưu lược phục thù nhằm cứu công chúa.
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam cũng được tiếp tục với triều Hồ. Năm 1402, nhà Hồ xâm chiếm Chiêm Thành và nhận được Chiêm Động chia thành hai châu Thăng và Hóa; đồng thời nhận được Cổ Lũy chia thành 2 châu Tư và Nghĩa 14. Châu Thăng và Hóa ngày nay thuộc huyện Duy Sơn, Quế Sơn, Tam Kỳ Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, Châu Tư và Nghĩa nay thuộc huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Điều này có nghĩa là lãnh thổ phía Nam Việt Nam được mở rộng đến Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Nhưng khi nhà Minh cai trị thì khu vực này bị Chiêm Thành chiếm lại. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Minh Vĩnh Lạc thứ 12, Phủ Thăng Hoa tuy có đặt quan, nhưng Chiêm Thành vẫn có trưởng lộ chiếm giữ, nên nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôi. Đào Duy Anh đã lấy ở Hoàng Minh thực lực và đưa ra bằng chứng về điều này “Năm Vĩnh Lạc thứ 13, tháng 11, vua nước Chiêm Thành là Chiêm Ba Dịch Lai… lại xâm đoạt đất 4 châu 11 huyện thuộc phủ Thăng Hoa đuổi cướp nhân dân”.
Trong lịch sử Việt Nam, triều đại hậu Lê là triều đại có được nhiều lãnh thổ nhất. Kết quả là Việt Nam có lãnh thổ gồm phần phía Nam ngày nay. Việc mở rộng lãnh thổ của triều đại hậu Lê có thể chia thành 100 năm hưng thịnh và 260 năm suy vong. Năm 1470, Lê Thánh Tông đem 26 vạn đại quân chiếm Chiêm Thành và năm 1471 đã lấy lại 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa bị mất trong thời gian cai trị của nhà Minh đặt tên gọi là Quãng Nam thừa tuyên. Ngoài ra, qua cuộc viễn chinh này, vua Lê Thánh Tông đã chiếm được vùng đất từ Hoài Nhân đến đèo Cù Mông. Do đó, Việt Nam đã mở rộng lãnh thổ đến Bình Định ngày nay, và năm 1490 đưa Quảng Nam và Thăng Hoa nhập vào lãnh thổ đã chiếm được.
Cuộc viễn chinh lớn vào năm 1470 đã giúp cho Việt Nam sau này có bàn đạp để có thể dễ dàng hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài lãnh thổ chiếm được, Việt Nam chia Chiêm Thành thành 3 khu vực Nam Bàn, Hoa Anh, Phiên Lung vốn đã chịu nhiều thất bại nặng nề để có thể dễ dàng hợp nhất khu vực này vào bất cứ lúc nào. Cụ thể là Việt Nam cho Nam Bàn nhập vào Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc; Hòa Anh vào Phú Yên, Khánh Hòa; Phiên Luân vào Ninh Thuận thuộc Phan Rang. Việt Nam đã phân ly Chiêm Thành thành 3 vùng ban sắc phong cho 3 vua và đặt nền móng cho việc hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài ra, trong thời kỳ hưng thịnh triều đại hậu Lê cũng đã mở rộng lãnh thổ về phía Tây. Khác với cách xâm lược và hợp nhất như khi mở rộng lãnh thổ ở phía Nam, ở đây có tính chất lệ thuộc và hợp nhất nhiều hơn.
Vào năm 1353, Angcowat độc lập, ở vương quốc Lan Xang của Lào có bộ lạc Bồn Man ở khu vực trung tâm Quảng Bình thuộc Sơn La – vùng tiếp giáp với biên giới Việt Nam. Tộc họ Câm cai trị khu vực này nhiều đời và có quan hệ đối ngoại với Việt Nam từ thế kỷ 15. Năm 1447, theo đề nghị quy phục của Bồn Man, Việt Nam đã tiếp thu điều này và đổi thành châu Quy Hợp nhập vào phủ Lâm An. Cho dù bị quy phục Việt Nam nhưng cũng như lúc quy phục Lan Xang, vùng này vẫn được công nhận là tự trị như trước. Đất này bị hợp nhất cho đến khi Việt Nam bị Pháp xâm chiếm. (Sau khi nước Việt Nam ra đời từ năm 1945 thì đất đai đó đương nhiên người Pháp phải trả lại cho người Việt ).
Việc mở rộng lãnh thổ có tính cách hợp nhất vĩnh viễn đã đẩy mạnh sự phát triển của Việt Nam thông qua sự di trú của người Việt và chính sách phái quan lại người Việt làm quản lý và tiến hành Việt Nam hóa người bản địa.
Cho đến ngày nay, tên nước Chiêm Thành chỉ còn ghi trong sử sách trên thực tế nó không còn tồn tại bởi dân chúng hầu như đã đồng hóa hoàn toàn với người Việt và trở thành người Việt. Nói như vậy để lưu ý rằng những vương triều phương Bắc tuy xâm chiếm nước Việt hàng ngàn năm nhưng không thể đồng hóa được người Việt nam bởi nguồn căn từ đầu các vương triều đó là quân xâm lược không có tình nghĩa hữu hảo thì làm sao mà đồng hóa nổi dân Việt Nam.
Tất nhiên không thể phủ nhận được Việt Nam ta cũng có nhiều chuyến chinh phạt để mở mang bờ cõi nhưng chưa thấy có sử nào từ Cổ đến Kim nói về chính sách đô hộ hà khắc của người Việt với những vùng đất mới khai phá.
Hic hic người Việt Nam ta tuy vậy mà cũng bé hạt tiêu đấy chứ.

Tài sản của vuonglaobaba
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2010   #18
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.156
Bách Việt 18 đang offline
 
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến chủ đề. Tôi đợt này không vào mạng thường xuyên được nên chỉ thỉnh thoảng dám góp vài câu cho sối nổi.

Trích dẫn:
trích từ Wikipedia

..."Cũng Khổng Tử, trong Kinh Thi, đã trân trọng ghi lại ca dao Việt (trong cả hai thiên Chu Nam và Thiệu Nam) phản ảnh nền văn hiến rực rỡ của giống Việt, biết coi trọng luân thường đạo lý, trong khi người du mục hung bạo phương Bắc, sống đời lang chạ.

Kinh Thi, xếp Nhị Nam là Chu Nam và Thiệu Nam làm “Chính Phong” để ứng dụng những ca dao ấy vào gia đình, làng xóm và nhà nước mà giáo hóa cả thiên hạ.

Chu Nam là các nước ở phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm, cai trị và đồng hóa. Còn Thiệu Nam là lãnh thổ phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm được, cắt phong cho Thiệu Công Thích để làm thái ấp (đất hưởng lộc).
Chu Nam là đất của Chu Công (Đán). Thiệu Nam là đất phong của Thiệu Công Thích. Đây là 2 đại thần khai quốc của nhà Chu. Đất phong hiển nhiên phải ở rất gần thiên tử Chu. Vậy mà Chu Nam và Thiệu Nam lại là đất Việt.
Ca dao hai chỗ này gọi là "Chính Phong" cho thấy đây mới là khu vực chính của nhà Chu. Như vậy nhà Chu phải là Việt mới đúng.
Chu Công là vương nước Lỗ (nước Lào). Thiêu Công Thích là vương nước Yên. Ở Việt Nam hiện còn 2 địa danh là Lào Cai (Lỗ Cai) và Yên Bái (Yên Bá) có thể chính là 2 vùng đất phong hóa Chu Nam và Thiệu Nam của Kinh Thi.

Về chuyện "Nam tiến" thì tôi thấy bài hát sau nói rất chính xác:
"Trên đất mẹ nắng vàng như lụa
Trải nghìn năm, gắn bó miền hai miền
Như cành chung gốc lớn lên
Như anh em của mẹ hiền...
"

Người Chăm và người Kinh là anh em, là hai nhánh Nam Bắc của cùng một dân tộc. Người Chăm là nhánh La (Lửa) phương Nam. Người Kinh là nhánh Bắc. La Kinh là 2 đầu của cây kim la bàn. Chăm và Việt là 2 anh em cùng một mẹ.
Vào thời Minh Mạng nhà Nguyễn, quốc gia cổ đại đã được khôi phục thống nhất bao gồm:
- nước Lào, tức nước Lỗ xưa của Chu Công (Bồn Man) .
- nước Chiêm: tức nước Yên của Thiêu Công Thích
- nước Cam (Căm pu chia): tức nước Tề của Khương Thái Công
và tất nhiên có cả nước Văn Lang, tức thiên tử Chu ở Phong Châu - Bắc Việt.
(Xem Đại Nam nhất thống toàn đồ).
Minh Mạng xứng đáng là vị hoàng đế vĩ đại, đúc nên cửu đỉnh ở Huế như Đại Vũ thu chín châu xưa.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 07:28
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09726 seconds with 15 queries