Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 07-09-2010   #1
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Sự thật về Việt Nam thuở trước?

Khó hiểu hơn có lẽ chính là Chiếu dời đô:
"Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
"

Trong chiếu dời đô dẫn toàn điển tích của Trung Hoa thời Tam Đại, Thương Chu, lại chỉ trích 2 triều đại Đinh Lê, được coi là thời mở đầu độc lập của nước ta, gọi Cao Biền là Cao Vương, Đại La là đô cũ ... Một áng văn gần được xem là bản tuyên ngôn độc lập mà lại toàn coi trọng Trung Hoa là vì sao?
Câu trả lời thật đơn giản nhưng ít ai ngờ: nhà Thương, Chu và Đường (Cao Biền) chính là những triều đại của người Việt. Nên Lý Công Uẩn không ngần ngại gì mà đề cao những triều đại này. Nước Trung Hoa cổ đại không phải và không có liên hệ gì với Trung Hoa dân quốc được Tôn Dật Tiên thành lập trong cách mạng Tân Hợi lật đổ nhà Thanh 10/10/1911. Trung Hoa xưa là đất của dân Việt (Bách Việt), bị giặc phương Bắc (Hán, Nguyên, Kim, Thanh) biến thành của mình.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/


Chỉnh sửa lần cuối bởi Dương Nghiệp: 11-09-2010 lúc 17:46. Lý do: Tách chủ đề...
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011), giotroi2004 (13-02-2011), Hoa Tiên Tử (23-04-2011)
Cũ 08-09-2010   #2
Ảnh thế thân của WyXieoBao
WyXieoBao
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Nhất Đẳng Lộc Đỉnh Hầu
Gia nhập: 25-10-2008
Bài viết: 1.294
Điểm: 446
L$B: 43.090
Tâm trạng:
WyXieoBao đang offline
 
Bạn B.Việt về học lại lịch sử Trung Quốc đi nhé.Nghiên cứu thêm quấn Sử ký Tư Mã Thiên cho nền tảng vững chắc nhé!


Chữ ký của WyXieoBao
NHÂN CHI SƠ TÍNH VÔ BẢN
NHÂN VÔ DÃ TÂM NHÂN BẤT THÀNH NHÂN.

Tài sản của WyXieoBao
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến WyXieoBao vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011), Quỹ Nữ (11-09-2010)
Cũ 08-09-2010   #3
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi WyXieoBao Xem bài viết
Bạn B.Việt về học lại lịch sử Trung Quốc đi nhé.Nghiên cứu thêm quấn Sử ký Tư Mã Thiên cho nền tảng vững chắc nhé!
Cảm ơn bạn.
Sử ký Tư Mã Thiên có thực sự là của Trung Quốc không, hay là của Việt Nam? Điều chắc chắn đó không phải quyển sử của nước Nguyên (Mông Cổ) hay Mãn Thanh. Mà Trung Hoa Dân Quốc (Trung Quốc) lại thành lập ra từ triều Mãn Thanh.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011)
Cũ 09-09-2010   #4
Ảnh thế thân của WyXieoBao
WyXieoBao
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Nhất Đẳng Lộc Đỉnh Hầu
Gia nhập: 25-10-2008
Bài viết: 1.294
Điểm: 446
L$B: 43.090
Tâm trạng:
WyXieoBao đang offline
 
Oh Mygod! Cái cô bé Bách Việt này nói chuyện thú vị quá.Giờ mình lại tự hỏi mình có phải là mình hok?Nói như vậy cũng có nghĩa Đại Việt sử ký toàn thư cũng hok phải của nước VN.Vi đảng cộng sản Việt Nam ra đời từ thời Pháp đô hộ Right?


Chữ ký của WyXieoBao
NHÂN CHI SƠ TÍNH VÔ BẢN
NHÂN VÔ DÃ TÂM NHÂN BẤT THÀNH NHÂN.

Tài sản của WyXieoBao
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến WyXieoBao vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011)
Cũ 09-09-2010   #5
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi WyXieoBao Xem bài viết
Oh Mygod! Cái cô bé Bách Việt này nói chuyện thú vị quá.Giờ mình lại tự hỏi mình có phải là mình hok?Nói như vậy cũng có nghĩa Đại Việt sử ký toàn thư cũng hok phải của nước VN.Vi đảng cộng sản Việt Nam ra đời từ thời Pháp đô hộ Right?
Bạn đừng lầm lẫn. Việt Nam trước và sau thời Pháp Mỹ thì vẫn là dân Việt, đất Việt. Còn Trung Quốc trước và sau triều Thanh thì có thay đổi về thành phần dân tộc cầm quyền. Người Mãn Thanh, cũng như Nguyên Mông trước đó, vốn là một nhóm tộc người khác, đến từ phương Bắc, không phải người Trung Hoa cổ. Cách mạng Tân Hợi của Tôn Dật Tiên không làm thay đổi tầng lớp thống trị. Trái lại đại thần nhà Thanh Viêm Thế Khải lại làm tổng thống. Tức là dân tộc thống trị vẫn là dân Mãn, hoặc chí ít thì nước Trung Quốc ngày nay là một hợp chủng quốc giữa dân Hoa cổ và dân phương Bắc.
Ví dụ nếu người Pháp không bị đuổi đi mà vẫn ở Việt Nam thì Đại Việt Sử ký sẽ gọi là sử nước Pháp chăng?

Đại Việt sử ký đặt thời Hùng Vương vào ngoại kỷ. Tức là 2000 năm lịch sử không được chép trong chính sử Việt Nam. Thời Bắc thuộc 1000 năm khó mà phân biệt sử đúng đến mức nào và là của Việt hay của Tàu. Cộng lại tới khi dựng đô ở Thăng Long có đến 3000 trên 4000 năm lịch sử lẫn lộn Việt - Hán. Kinh Xuân Thu của Khổng Tử, Sử ký Tư Mã Thiên chép những chuyện trước Công nguyên. Chủ nhân của sử này là người Hoa hay người Việt? Lấy gì để nói giai đoạn này không phải là 3000 năm thiếu vắng trong chính sử Việt?


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011)
Cũ 10-09-2010   #6
Ảnh thế thân của WyXieoBao
WyXieoBao
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Nhất Đẳng Lộc Đỉnh Hầu
Gia nhập: 25-10-2008
Bài viết: 1.294
Điểm: 446
L$B: 43.090
Tâm trạng:
WyXieoBao đang offline
 
Mình biết là BV có tham khảo lịch sử của Vn cũng như của TQ.Nhưng mình thấy rõ ràng BV bị nhầm lẫn hoàn toàn rất nhiều điều cơ bản.
1.BV ngay đến họ của Dung Am tiên sinh cũng không biết(nhầm Viên sang Viêm).
2.Dung Am tiên sinh là người Hán,không phải người Mãn.
3.BV chỉ dựa theo Việt Sử mà hok biết một sự thật đau lòng đó là từ quá khứ cái Bách Việt mà làm nịck của bạn nó hok phai là nước VIệt đâu.Mà nc Việt thật sự chỉ là một phần rất nhỏ dân man di chân đi đất mặc khố đầu đội lông chim gọi là Âu Việt thôi.Mà cái phần nhỏ đó thì hok thể lẫn lộn với cả Trung Quốc đc.Nên bạn nói thế là sai.
4.Lịch sự là thước đo phân minh nhất để mình hiểu rõ hơn về đất nước mình,dân tộc mình.Vì vậy muốn tự cao cũng đc nhưng mình phải hiểu thật rõ ràng về Lịch sử.Không có chuyện lẫn lộn những người viết sử ký của Vn Với Tq đâu nhé.Trong Ni là người nước Lỗ,Tử Trường xuất thân từ Long môn,Thiểm Tây có dòng dõi từ đời nhà Chu.Nên bạn đừng nói hok biết là người Hán hay người Việt
-Nói một câu đau lòng đó là chỉ có thể nói người VIệt chúng ta là người Tq chứ không thể nói ngược lại đc.
5.Các đời vua VIệt chỉ dám tự xưng là Đế ở trong phạm vi Vn thôi chứ chưa bao giờ dám xưng đế ở Tq đâu nhé.Đó là sự thật.Ngay cả khi Quang Trung thắng trận cũng vẫn phải dâng hậu lễ,xin nhận làm hầu để làm phên dậu cho Tq . Đừng nghe những chuyện dân gian như Trạng Quỳnh làm nhục sứ Tàu ư?Trạng Nguyên Việt Nam sang Tq làm bẽ mặt dân tàu uh.Pi!Mị dân.
Bách việt là tên chung chỉ các dân tộc người sống tại Nam Hải.Bao gôm Mân Việt GuangDong,Nam Việt Guangxi và Âu Việt là đất của người Việt thực sự.Bạn đừng có nói rằng ngày trc 2 tỉnh trên thuộc vệ Vn nhé.Lịch sự hình thành từ chiến tranh các dân tộc.Người ta chiếm nước mình thì mình cũng chiếm nước người khác.Cái này gọi là Lịch sử hình thành đất nước.
3000 năm thiếu vắng chính sử Việt nhưng nó lại rất rõ ràng là đã bị cai trị bởi ai.Từ đời Hoàng Đế sai Hy Thúc đến Nam Giao rồi đến đời Kinh Dương Vương Lỗ Túc cai trị.Rồi mới đến Sùng Lãm.Người mà đc gọi là tổ tiên của người việt đấy.Sau đó thì đến Việt Vương Câu Tiễn thu phục Bách Việt,lập nên Nước Việt của Tq chứ hok phải của Vn đâu nhé.Rồi sau đó đến khi viên Lệnh long Xuyên tên Úy đà lên làm Triệu Vũ Vương.Vậy ai nói là lẫn lỗn lịch sử giữa Việt Trung?
Thân! TB.


Chữ ký của WyXieoBao
NHÂN CHI SƠ TÍNH VÔ BẢN
NHÂN VÔ DÃ TÂM NHÂN BẤT THÀNH NHÂN.

Tài sản của WyXieoBao
Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến WyXieoBao vì bài viết hữu ích này:
Bách Việt 18 (11-09-2010), cumeohoang (20-05-2011), lão Nông (18-01-2011), Long Phi Vũ (01-11-2010), nhicp (01-11-2010)
Cũ 11-09-2010   #7
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Vấn đề xác định là lịch sử của ai không phải nằm trên lãnh thổ biên giới các quốc gia ngày nay mà là ở thành phần dân tộc nắm quyền. Người Trung Quốc tự cho mình chính thống từ người Hoa Hạ, có gốc từ vùng Thiểm Tây quanh sông Hoàng Hà. Nhưng có như vậy có quá nhiều dấu hỏi không thể hiểu nối:
- Văn hóa khảo cổ quanh sông Hoàng Hà phần lớn lại thuộc về các văn hóa khảo cổ phương Bắc, tương đồng với những văn hóa của Hung Nô, Mãn Thanh, Mông Cổ (đại chủng tộc Monglonoid phương Bắc).
- Trong khi đó người Việt (Bách Việt) lại thuộc hẳn về một văn hóa và chủng tộc khác (Monglonoid phương Nam). Vì thế không thể có chuyện người Việt là gốc từ Trung Quốc (Hán).
Trung Quốc cố tình nhập nhèm 2 nền văn hóa này (Hoàng Hà trồng kê và Dương Tử trồng lúa) thành một, nhận làm gốc của mình. Nhưng thời tiền và sơ sử thì không thể có chuyện đó. Không thể có chuyện Nghiêu ở tận Hoàng Hà mà cử Hy (Thuấn) đi thúc trạch Nam Giao ở Nam Dương Tử (vì thời đồ đá đi bằng cái gì trong quãng đường cả vài ngàn km như vậy?). Chỉ có thể giải thích Nghiêu chính là vị vua của văn hóa phương Nam, tức là vua Việt, chứ không phải vua Hán.
Từ Nghiêu, Thuấn, Vũ đã là vua Việt thì triều Thương Chu tiếp theo cũng vậy. Chủ thể lịch sử này là người Việt (đại chủng phương Nam) chứ không phải người Hán (đại chủng phương Bắc). Người Hán chỉ bước vào sử Trung Hoa từ thời Đông Hán.

Trong lịch sử không phải không có những lần vua Việt xưng đế Trung Hoa mà là chỉ vì chính sử Việt quây nước Việt trước đây nhỏ như ngày nay. Nam Việt Triệu Đà, Hai Bà Trưng (khởi nghĩa Hoàng Cân), Ngô Tôn Quyền (Ngô Quyền), là vài ví dụ gần nhất. Chẳng qua chúng ta không muốn nhìn nhận sự thật là nước Việt xưa to lớn và sử Việt xưa cũng không hề nhỏ.
Quang Trung khi làm lễ với nhà Thanh thì... xin cưới công chúa nhà Thanh về làm lẽ với của hồi môn là ... 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Vậy là làm lễ hầu hay là đòi lại đất?

Chuyện người phương Bắc (Hán, Mông, Mãn) chiếm Trung Hoa rồi lấy luôn lịch sử Trung Hoa cổ đại làm của mình cũng kỳ khôi như người châu Âu chiếm châu Mỹ, lập hợp chủng quốc Hoa Kỳ, rồi gọi văn hóa người da đỏ là lịch sử nước Mỹ (!?) Tổ tiên người Mỹ chắc như vậy là người da đỏ (!?).

Thêm chuyện 1000 năm Thăng Long với tượng Lý Công Uẩn ở Hồ Gươm. Tượng Lý Công Uẩn nhưng lại đội mũ bình thiên như Tần Thủy Hoàng. Trang phục này lại đã được tư vấn với các giáo sư lịch sử. Có người nói như vậy là không đúng, là theo Tàu. Nhưng có lẽ phải nói ngược lại, đấy là vua Trung Hoa ăn mặc giống vua ta mới đúng.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011)
Cũ 13-09-2010   #8
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Khảo cổ Trung Quốc và lịch sử

Bản đồ lịch sử lãnh thổ Trung Quốc theo quan niệm hiện nay:


Phần đen đậm là khu vực được cho là khởi nguồn của Trung Quốc. Thế nhưng có thể thấy ở đây có 2 khu:
- Khu thứ nhất là dọc sông Hoàng Hà với các địa điểm khảo cổ từ thời đồ đá như Ngưỡng Thiều, Bán Pha, Từ Sơn. Khảo cổ cho thấy đây là khu vực nông nghiệp trồng kê ở ruộng cạn.
- Khu vực thứ hai được biết qua di chỉ Hà Mẫu Độ ở phía Nam cửa sông Dương Tử. Đây là khu vực trồng lúa nay được coi là sớm nhất (7000 năm trước). Nhiều nhà khoa học đã nhất trí cho rằng khu vực này thuộc văn hóa Bách Việt, với tộc người là Monglonoid phương Nam. Khảo cổ ở phần Nam Trung Hoa xa hơn hiện còn chưa nhiều, và ít khi được công bố vì...
Như vậy Trung Quốc đã cố tình nhận vơ cả khu vực trồng lúa nước ở Nam Dương Tử thành nguồn gốc của Hán tộc ở Hoàng Hà. Xét đời Thần Nông dậy dân trồng lúa, vua Nghiêu thúc trạch Nam Giao, vua Thuấn tuần du chết ở Thương Ngô (trung lưu Nam sông Dương Tử) thì không thể nói khác những vị vua tiền sử này phải là thuộc khu vực lúa nước Nam Dương Tử.
Hà Mẫu Độ ở Phúc Kiến Chiết Giang có thể là đất Cối Kê, nơi vua cùng dân con cháu Hạ Vũ lội nước, đắp đê để khai phá đời Hạ trung hưng. Cối Kê về sau là đất Việt của Việt Câu Tiễn, được biết là con cháu của Thiếu Khang nhà Hạ. Như vậy Hạ Vũ và nhà Hạ cũng là lịch sử người Nam.

Bản đồ tập hợp những địa điểm khảo cổ đồ đồng ở Trung Quốc:

Trung Quốc thường dựa vào địa điểm khảo cổ ở Ân Khư - An Dương đời Thương để khẳng định lịch sử nhà Thương là ở Hoàng Hà. Chữ viết trên giáp cốt cũng bắt đầu từ đây. Nhưng An Dương là khu vực Hậu Thương. Các di chỉ đồ đồng đời Thương còn có ở Bàn Long Thành và Tân Can ở tận phía Nam sông Dương Tử. Những di chỉ này lại có phần sớm hơn cả ở Ân Khư. Một cách hợp lý thì đồng khí Thương phải phát triển từ khu vực đồ đá mới Hà Mẫu Độ ở Nam Dương Tử, chứ không phải từ Hoàng Hà.
Như vậy phải hiểu: nhà Thương bắt đầu từ khu vực sông Dương Tử rồi mới tiến lên Hoàng Hà, chứ không phải ngược lại. Trong lịch sử được ghi nhận là chuyện Bàn Canh năm lần bảy lượt dời đô, lập nên một triều đại tương đối riêng biệt là nhà Ân (tức là nhà Thương thứ hai).
Ở Ân Khư có những đồ đồng có hình mặt người và được xác định là kiểu người Nam Á. Như vậy Ân Khư là di chỉ của người Nam Á chứ không phải của Hán tộc, là dân Monglonoid phương Bắc.
Tân Can có thể là nơi đóng đô của Thành Thang khi mở đầu nhà Thương. Những kinh đô khác khi Bàn Canh dời đô dần dần lên hướng bắc là Bàn Long Thành (Long Thành có nghĩa là thành nơi vua ở), Trịnh Châu. An Dương là thủ đô của Trụ Vương nhà Ân.
Còn Hán tộc nằm vào phức hợp đồng khí phương Bắc cùng với dân Hung Nô, Mãn. Tuy nằm ngay sát Ân Khư nhưng Hán tộc chẳng có liên quan gì đến đồ đồng đời Thương cả. Hán tộc chính là Đông Di, Nhung Địch trong Hoa sử, là những tộc người bị Trụ vương đuổi ra khi nhà Ân vượt Hoàng Hà.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/


Chỉnh sửa lần cuối bởi Bách Việt 18: 13-09-2010 lúc 10:03.
Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011), Dương Nghiệp (16-09-2010), hoangthanh_mobi (09-06-2011), LSB-phucket (13-09-2010), TC NGUYỄN (13-09-2010)
Cũ 30-09-2010   #9
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Địa điểm khảo cổ Lương Chử gần Hàng Châu - Triết Giang (Nam Dương Tử) được biết là điểm khảo cổ hậu kỳ đồ đá mới nổi tiếng bởi những đồ ngọc bích tuyệt đẹp với những hình thao thiết (taotie) độc đáo.


Một ngọc khí có thao thiết của văn hoá Lương Chử

Hình thao thiết này ở giai đoạn sau trở thành một đặc điểm của đồ đồng nhà Thương và Chu.


Thao thiết trên đỉnh đồng đời Thương

Với vai trò quan trọng của ngọc khí ở Lương Chử và đỉnh đồng trong văn hoá Thương (đồ tế tự, đồ dùng của tầng lớp khanh sĩ, vua chúa) thì có thể thấy văn hoá Thương phải bắt đầu từ vùng Nam Dương Tử chứ không phải ở Hoàng Hà. Điều này cũng trùng với cách giải thích sự có mặt của các địa điểm khảo cổ thời Tiền và Trung Thương ở Tân Can, Ngô Thành và Bàn Long Thành ven sông Dương Tử.

Cùng thời với Lương Chử ở hạ lưu Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông có văn hoá Long Sơn, được coi là một trong những nền văn hoá khởi thủy của Trung Nguyên cùng với Ngưỡng Thiều ở trung lưu Hoàng Hà. Văn hoá Long Sơn còn gọi là văn hoá "gốm đen", còn Ngưỡng Thiều là văn hoá "gốm đỏ" (gốm vẽ).


Các khu vực hậu kỳ đồ đá mới Trung Quốc: Liangshu - Lương Chử, Lungshan - Long Sơn, Yangshao - Ngưỡng Thiều, Hongshan - Hồng Sơn.

Tuy nhiên khu vực hạ lưu Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông ngay trong giai đoạn đồ đồng tiếp theo lại được xác định là của tộc người Đông Di, với đặc trưng là các mộ đá, và có quan hệ trực tiếp với văn hoá đồ đồng ở bán đảo Triều Tiên (theo phân bố của dao găm đồng Liêu Ninh). Như vậy văn hoá Long Sơn không phải là của người Hoa Hạ. Chính văn hoá Lương Chử mới là tiền thân của nhà Ân Thương ở Hoàng Hà.

Lương Chử có thể coi là giai đoạn tiếp theo của nền văn hoá lúa nước từ Hà Mẫu Độ, rồi Mã Gia Bang ở Nam Dương Tử. Đây rõ ràng là những địa điểm khảo cổ của người Mongon Nam (Bách Việt). Với trình độ ngọc khí cao như vậy (hơn cả Ngưỡng Thiều lẫn Long Sơn) người ta đã nói đến một "vương quốc Lương Chử" dọc theo bờ Nam sông Dương Tử. Nhưng vương quốc này sau đó biến đi đâu, không còn vết tích gì, là câu hỏi khó cho các nhà khảo cổ Trung Quốc.

"Vương quốc Lương Chử" đã không "biến mất" do "lũ cuốn trôi" hay do chiến tranh như quan niệm khảo cổ ngày nay, mà nó đã phát triển thành văn hoá Ân Thương ở giai đoạn đồ đồng tiếp theo và tiến lên phương Bắc theo bước dời đô của Bàn Canh. Chỉ vì không muốn nhìn nhận nhà Thương có nguồn gốc từ Nam Dương Tử nên nền văn hoá Lương Chử mới phải "đột ngột biến mất" như vậy. Và như vậy "vương quốc Lương Chử" không phải gì khác mà chính là nhà Hạ (trung hưng), triều đại trước của nhà Thương.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
cumeohoang (20-05-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 15:26
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08290 seconds with 15 queries