Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 13-10-2008   #10
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.194
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Muội nghĩ nguyên nhân là từ vấn đề thiếu tự do và chế độ dân chủ, đủ làm tàn phế bất kỳ phát triển kinh tế nào.

1) Chợ Bình Tây.































2) Hướng đạo sinh vui chơi.




Nguồn


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (13-10-2008), HànTuyếtBăng (13-10-2008), LSB-Akazumi (13-10-2008)
Cũ 13-10-2008   #11
Ảnh thế thân của Chủ Lô
Chủ Lô
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 23-03-2007
Bài viết: 783
Điểm: 193
L$B: 40.543
Chủ Lô đang offline
 

Có lẽ tấm hình này có tuổi cỡ 40 năm rồi. Người trong hình còn hay đã mất? Nếu còn sống thì cũng quãng 60 tuổi trở lên chứ khó mà ít hơn được.
40 năm, coi như xong một đời người.
Nếu còn sống thì cuộc sống của người trong hình nay ra sao? Còn buôn gánh bán bưng không? Hay đang fát huy quyền làm chủ đối với một tập thể đầy tớ? Hay đang chiều chiều tựa cửa mà ruột đau chín chiều?

Trở lại với những cái nhìn thấy cụ thể trong tấm hình. Đi đến một kết luận là̀ ngày nay, năm 2008 thì cảnh - kiểu buôn gánh bán bưng vẫn còn ở ở VN. Một ý nghĩ vui khiến ta so sánh tìm kiếm thử xem xưa và nay khác nhau jống nhau ở chỗ nào.
- Đòn gánh vẫn thế.
- Quang gánh có thay đổi. Xưa làm bằng tre, nay làm bằng zây thép.
- Thúng vẫn như xưa.
- Cái mâm nhôm vẫn thế, có nguyên cái quai rỉ sét.
- Bà (cô, chị, em) gánh hàng vẫn đội nón lá. Khác là ngày nay sẽ có thêm cái khẩu trang bịt mặt.
- Áo quần vẫn không thay đổi, chỉ zầy lên hơn.
- Chân thì nay đã đi jầy rồi, còn đi zép thì sẽ mang vớ (tất) che kín luôn.
- Cái khác quan trọng là cảnh đường fố. Có tiền cũng không chắc sẽ làm được như thế.




Chữ ký của Chủ Lô
Một chữ tình để zuy trì thế jới
Một chữ tài để tô điểm càn khôn
( Tình chi nhất tự, sở dĩ duy trì thế giới; tài chi nhất tự, sở dĩ phấn sức càn khôn. )


Chỉnh sửa lần cuối bởi Chủ Lô: 13-10-2008 lúc 12:38.
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Chủ Lô vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (13-10-2008), LSB-Akazumi (13-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (13-10-2008)
Cũ 13-10-2008   #12
Ảnh thế thân của LSB-NguyenPtit
LSB-NguyenPtit
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Chút xí nữa thôi à!
Gia nhập: 13-09-2006
Bài viết: 1.847
Điểm: 472
L$B: 31.478.041
Tâm trạng:
LSB-NguyenPtit đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Quận Chúa Quỳnh Anh Xem bài viết



Cái này bây giờ có phải là Majestic hông ta?
Continental thì y chang, nhìn bít liền

Hổng ngờ Mélia nổi tiếng từ hồi đó lận, mới biết nhãn hiệu thuốc là này gần đây hà


Chữ ký của LSB-NguyenPtit
Đến khi có kẻ xô ta xuống vực, thì lúc đó, ta mới thực sự biết mình chết....
.

Tài sản của LSB-NguyenPtit
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-NguyenPtit vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (13-10-2008), LSB-Akazumi (13-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (14-10-2008)
Cũ 13-10-2008   #13
Ảnh thế thân của Chủ Lô
Chủ Lô
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 23-03-2007
Bài viết: 783
Điểm: 193
L$B: 40.543
Chủ Lô đang offline
 
Không fải là ks Majestic đâu Ptit. Nó đây nè.

Còn đây là con đường kế bên ks.

Ptit nói là ks Maj thì mới sực nhớ ra con đường kế bên là đường Tự Do nay là Đồng Khởi. Zân SG có câu thơ rất tếu về tên 2 con đường này. Coi tấm hình thì thấy con đường này hồi đó đi 2 chiều. Ngày nay đi một chiều nên không mấy người cảm hết vẻ đẹp của nó. Ai gan thì đi ngược chiều, còn rảnh thì đi bộ từ bến Bạch Đằng lên fiá Vương Cung Thánh Đường sẽ thấy một khung cảnh đẹp lắm.

CBN, bọn kiến trúc sư Fáp fải nói là jỏi toàn ziện.


Chữ ký của Chủ Lô
Một chữ tình để zuy trì thế jới
Một chữ tài để tô điểm càn khôn
( Tình chi nhất tự, sở dĩ duy trì thế giới; tài chi nhất tự, sở dĩ phấn sức càn khôn. )

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Chủ Lô vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (13-10-2008), LSB-Akazumi (13-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (14-10-2008)
Cũ 13-10-2008   #14
Ảnh thế thân của HànTuyếtBăng
HànTuyếtBăng
-=[ Lâu La ]=-
Thiên Sứ
Gia nhập: 24-11-2007
Bài viết: 5.171
Điểm: 27
L$B: 5.234
HànTuyếtBăng đang offline
 
Trường nữ sinh Gia Long




Thành Lập Trường
Trước thế kỷ thứ 20, nền giáo dục khoa bảng tại Việt Nam ít quan tâm đến việc giáo dục nữ sinh. Vào năm 1908, một số nhà giáo dục và trí thức Việt Nam khởi ý đề nghị và gửi thư yêu cầu chính quyền địa phương thành lập một ngôi trường đa cấp (mẫu giáo, tiểu học và trung học) dành riêng cho nữ sinh.
Ðơn thỉnh nghị được chấp thuận vào năm 1909 nhưng vì không đủ ngân khoảng nên việc xây cất chỉ được khởi xướng vào năm 1913. Ngôi trường tọa lạc trên một khoảng đất rộng trên đường Legrand de la Liraye, thuộc thành phố Sài Gòn.

Khai Giảng Trường
Công trình xây cất kéo dài khoảng hai năm. Thống đốc Roume đã cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng niên học đầu tiên vào năm 1915. Hội Ðồng Quản Trị của trường đã chọn tà áo dài màu tím - tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam - làm đồng phục cho nữ sinh của trường. Kể từ ngày đó, trường được gọi là “Trường Nữ Sinh Áo Tím”.

Niên Học Ðầu Tiên
Trường có 42 nữ sinh trong niên khóa đầu. Các nữ sinh này đều cư ngụ tại thành phố Sài Gòn hoặc các vùng lân cận. Sau này trường mới mở thêm cư xá nội trú cho các nữ sinh đến từ các thành phố khác. Trường có nhiều cấp, từ lớp mẫu giáo đến những lớp cao cấp hơn. Học sinh phải thi lấy Chứng Chỉ Căn Bản Giáo Dục sau khi tốt nghiệp các lớp cao cấp.

Mở Mang Trường
Năm 1918, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của học sinh, một tòa nhà thứ hai được xây song song với tòa nhà thứ nhất. Tầng dưới của tòa nhà mới này được dùng làm nơi nội trú cho các nữ sinh ở xa nhà. Phía sau là một ngôi nhà trệt trong đó có bệnh xá, phòng giặt và nhà bếp. Các lớp nữ công gia chánh và thêu thùa cũng được giảng dạy ở nơi này.

Khai Giảng Bậc Trung Học Ðệ Nhất Cấp
Vào tháng 9 năm 1922, Thống Ðốc Albert Sarraut chính thức khai giảng lớp đầu tiên của bậc Trung Học Ðệ Nhất Cấp. Một bảng đá bằng cẩm thạch với danh hiệu “Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ” được khắc trước cổng trường. Tuy nhiên tên này không được thông dụng bằng tên Trường Nữ Sinh Áo Tím. Vị hiệu trưởng đầu tiên của trường nữ trung học này là cô Lagrange, người Pháp. Những nữ sinh muốn theo học bậc trung học đệ nhất cấp phải qua khóa thi căn bản giáo dục và kỳ thi tuyển vào trường.
Học sinh bắt đầu học Pháp Văn từ cấp lớp căn bản. Pháp ngữ là sinh ngữ chính thức được dùng trong việc giảng dạy các lớp bậc trung học đệ nhất cấp. Nữ sinh chỉ được dùng Pháp ngữ để đàm thoại trong trường. Tiếng Việt chỉ được dạy mỗi tuần hai giờ trong giờ Việt Văn.

Tham Gia Hoạt Ðộng Chính Trị
Năm 1926, liệt sĩ Phan Chu Trinh, thuộc phong trào Duy Tân, qua đời. Học sinh toàn quốc, từ Bắc chí Nam, kể cả nữ sinh trường Áo Tím, đã nghỉ học để tỏ lòng ủng hộ Cụ. Ðáng tiếc thay, nguyên nhân này đã đưa đến việc một số nữ sinh bị cầm tù và bị đuổi học vĩnh viễn.


Thời Kỳ Ðệ Nhị Thế Chiến
Mùa hè năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng trường. Vì vậy trường phải tạm dời về trường tiểu học Ðồ Chiểu tại vùng Tân Ðịnh. Ngay sau khi quân đội Nhật trao trả lại ngôi trường thì quân đội Anh Quốc lại tiếp thu trường dùng làm trại lính cho đến năm 1947. Lúc ấy trường bị hư hại nhiều và vị hiệu trưởng lâm thời đã phải kêu gọi mạnh thường quân đóng góp tài chính để tu sửa trường.

Mở Mang Trường
Vào năm 1949, trường lại được nới rộng hơn. Một tòa nhà hai tầng được xây trên đường Bà Huyện Thanh Quan và sát nhập vào trường để đáp ứng sỉ số nữ sinh theo học ngày một gia tăng.

Hiệu Trưởng Người Việt
Niên khóa 1950-1951 là một niên khóa đáng ghi nhớ trong lịch sử của trường vì Cô Nguyễn thị Châu, cựu học sinh Áo Tím, được bổ nhiệm làm vị hiệu trưởng người Việt Nam đầu tiên của trường. Kể từ năm 1952, hệ thống giáo dục bắt đầu thay đổi. Chương trình Pháp được đổi dần qua chương trình Việt. Trong hệ thống giáo dục mới, Pháp và Anh ngữ là những ngoại ngữ được giảng dạy và là môn học bắt buộc cho các nữ sinh Trường Áo Tím.

Thay Ðổi Ðồng Phục và Tên Trường
Năm 1953, đồng phục áo dài tím được thay thế bằng chiếc áo trắng với phù hiệu của trường - đóa mai vàng - khâu lên trên áo. Sau khi giành được độc lập từ Pháp, chính quyền Việt Nam đã chọn tiếng Việt làm tiếng quốc ngữ trong việc giáo dục. Sau đó trường được đổi tên là Trường Nữ Trung Học Gia Long (Tên của vị vua đầu tiên triều Nguyễn).

Sự Bành Trướng Của Trường
Qua những chương trình khuếch trương, trong trường được xây thêm thư viện (1965), phòng thí nghiệm vật lý và hóa học (1966), và hồ bơi (1968).
Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng Hoà bị sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975, trường Gia Long lại một lần nữa đổi tên thành Nguyễn Thị Minh Khai.
Danh Sách Các Vị Cựu Hiệu Trưởng

Sau đây là danh sách các vị cựu hiệu trưởng từ lúc sáng lập trường đến năm 1975:
Cô Lagrange, Cô Lorenzi, Cô Pascalini, Cô Saint Marty, Cô Fourgeront, Cô Malleret, Cô Dubois, Cô Nguyễn Thị Châu, Cô Hùynh Hữu Hội, Cô Nguyễn Thu Ba, Cô Trần Thị Khuê, Cô Phạm Văn Tất, Cô Trần Thị Tỵ.


Hi
1: Ngôi trường xưa nhất miền Nam là trường Lê Quý Đôn.
2: Phải chăng trường nữ sinh Gia Long là trường mặc đồng phục: áo dài tím duy nhất ?
Nguồn: gialong.org


Chữ ký của HànTuyếtBăng

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến HànTuyếtBăng vì bài viết hữu ích này:
Cũ 14-10-2008   #15
Ảnh thế thân của vuonglaobaba
vuonglaobaba
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 556
Điểm: 180
L$B: 95.427
vuonglaobaba đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Quận Chúa Quỳnh Anh Xem bài viết
2) Đường Đồng Khánh, 1965.


Nghĩ gì về tấm này nhỉ.Đường Đồng Khánh ( nay là đường Trần Hưng Đạo )trong Chợ lớn khu phố tập trung người Hoa.

Hãy tưởng nhớ nhị vị anh hùng dân tộc.Hai vị này làm cho giặc Tàu tan tác.
Coi xưa mà ngẫm nay .

Tài sản của vuonglaobaba
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến vuonglaobaba vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (15-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (14-10-2008)
Cũ 14-10-2008   #16
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.785
datanhan_07 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Chủ Lô Xem bài viết


CBN, bọn kiến trúc sư Fáp fải nói là jỏi toàn ziện.
Con đường này trước nữa gọi là đường Catina,có bót cảnh sát gọi là bót Catina,sau là Tổng nha cảnh sát.Có một thời khoảng thập niên 90 thế kỳ 20 nhạc sĩ Phú Quang mở quán trên đường này lấy tên là Catina.( nhưng nay lại đóng cửa rồi )


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (15-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (14-10-2008)
Cũ 14-10-2008   #17
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.785
datanhan_07 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi HànTuyếtBăng Xem bài viết


Hi
1: Ngôi trường xưa nhất miền Nam là trường Lê Quý Đôn.
2: Phải chăng trường nữ sinh Gia Long là trường mặc đồng phục: áo dài tím duy nhất ?
Nguồn: gialong.org [/color]
Hình như trường Lê Quý Đôn gần đây mọc ra cái bà Hiệu trưởng xơi tiền của học sinh để bán chỗ học thì phải.Chả biết bà hiệu trưởng này mọc ra từ đâu làm hoen ố cả tên trường xưa.


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (15-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (14-10-2008)
Cũ 15-10-2008   #18
Ảnh thế thân của Chủ Lô
Chủ Lô
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 23-03-2007
Bài viết: 783
Điểm: 193
L$B: 40.543
Chủ Lô đang offline
 
Xe bán khô mực này thì 40 năm nay không thay đổi. Đặc biệt là cái máy cán mực Ngày nay fải là bán zạo ja truyền thì mới có cái máy cán đó, còn không thì chỉ xài thớt và búa để đập con khô thôi.


Còn hình ảnh xe nước mía thì thay đổi nhiều lắm. Cái này không biết là nhờ ơn ai nữa.
Nhưng chắc chắn cái xe nước mái ngày nay có thể sánh vai với các cường quốc năm châu là nhờ bàn tay khối óc của người zân làm ra khi được cởi trói.


Xe nước mía ngày nay ở SG không còn quay tay nữa mà chạy bằng điện hoặc có gắn máy nổ (it thấy hơn) Cũng ít xài bịch nylon để đựng mà xài ly nhựa có nắp đậy, ống hút rất lịch sự. Chả kém Cafe Starbuck tí mấy


Thậm chí xe nước mía VN còn được bán nguyên chiếc như là món hàng lưu niệm

link

Còn đây là cảnh bán nước mía và bán zạo ở Thiên Đường mía. Xe nước mía Việt Nam làm đẹp hơn xe ở Thiên Đường luôn



Chữ ký của Chủ Lô
Một chữ tình để zuy trì thế jới
Một chữ tài để tô điểm càn khôn
( Tình chi nhất tự, sở dĩ duy trì thế giới; tài chi nhất tự, sở dĩ phấn sức càn khôn. )

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Chủ Lô vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (15-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (16-10-2008)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:18
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07781 seconds with 15 queries