Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 29-12-2009   #1
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.210
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Chùa Đất Việt

Nguồn:
wwwphuotcom/forums/showthread.php?t=1296

( cố gắng kiếm đủ 25 bài, thôi thì nhập gia tùy tục vậy... )



Trước hết là phân biệt mấy khái niệm của trung tâm tôn giáo tín ngưỡng cơ bản.

1. Chùa (Tự)
Ở Việt Nam có lẽ Chùa là nhiều nhất. Chùa là nơi thờ Phật, có thể ghép thêm các tôn giáo bản địa, tín ngưỡng dân gian, nhưng gian chính phải là thờ Phật. Chùa có thể có tăng, ni trụ trì, sinh sống, mà cũng có thể chỉ có người trông coi.
Chùa là những di tích cổ nhất còn lại ở Việt Nam, đặc biệt miền Bắc. Ba miền, phong cách chùa cũng rất khác nhau.

2. Đền (Từ)
Đền thờ Thần, Thánh. Có thể là Thiên thần, Nhiên thần, Địa thần, Nhân thần.

3. Đình
Thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi tụ họp, bàn việc làng, là tinh túy của làng xã.

4. Quán
Nơi thờ và tu của Đạo giáo, thờ Tiên của Đạo giáo. Quán ngày nay còn không nhiều

5. Phủ / Điện
Thờ Mẫu trong đạo Mẫu, là tôn giáo bản địa. Miền trung gọi là Điện.

6. Miếu
Thờ Thánh nhân, Hoàng tộc, cho đến các tiểu thần, tổ nghề, hoặc cả Mẫu nữa

7. Nhà thờ
Của đạo Thiên Chúa, có thể gọi là Giáo đường, Thánh đường, có các cấp bậc hẳn hoi: Vương cung thánh đường, Chính tòa, Tông tòa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ.

Nơi thờ tự của Hồi giáo cũng gọi là Giáo đường.

8. Thánh thất
Đạo Cao Đài gọi nơi thờ của đạo mình là Thánh thất.

9. Tháp
Tháp của người Chăm, cũng là nơi thờ tự riêng của họ. Tháp này khác với các tháp chùa.

10. Đàn
Nơi tế Trời, Thiên Địa Nhật Nguyệt, Vũ trụ. Chỉ còn vài nơi.

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Anhhungxalo vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (30-12-2009)
Cũ 29-12-2009   #2
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.210
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Chùa Đất Việt (tiếp theo)

Chùa
Chùa trên khắp đất nước Việt Nam, chỗ nào cũng có. Có liệt kê đến hàng tháng cũng chả hết. Nói về chùa có hàng năm cũng không hết. Thích gì nói nấy thì tiện hơn, hì.

Chùa miền Bắc theo Đại thừa Bắc truyền, chịu ảnh hưởng Trung Quốc, nhưng có những nét riêng rất Việt mà không nơi nào có được, đặc trưng bởi kiến trúc, hệ thống tượng, không gian chùa, từ chùa quốc gia đến chùa làng.
Chùa Bắc phần lớn có lịch sử lâu đời, xa xưa nhất từ thời thế kỉ 2, thế kỉ 5, trong lịch sử thì nhiều nhất đời Lý, đời Trần. Nhưng những gì còn lại hiện nay chủ yếu đời Lê, Nguyễn.

Chùa miền Trung kiến trúc hoàn toàn đời Nguyễn, mang dấu ấn triều Nguyễn sâu sắc không thể lẫn. Chùa gỗ ở Huế thực ra cũng không còn nhiều, do chiến tranh tàn phá, mà cũng nhiều chùa xây lại, cũng mất một phần phong vị.

Chùa miền Nam theo Nguyên thủy Nam truyền, thì chùa cổ Khơ Me tập trung nhiều nhất ở Sóc Trăng, với những ngôi chùa rất cổ.
Chùa khác ở miền nam thì gần như toàn bộ là xây sau này bằng bêtông, xi măng cốt thép, to lớn, màu sắc, nhưng không cổ kính. Nhiều chùa bị ảnh hưởng của phong cách Hoa - Phúc Kiến nặng, mất hết kiểu Việt.

Đặc trưng của trào lưu Phúc Kiến trong chùa chính là bức tượng Quan Âm đứng giữa giời, cầm cái bình, bắt đầu xuất hiện từ miền nam, rồi lan dần ra miền trung và ra bắc. Thế nên nhiều chùa miền bắc cả nghìn năm nay không để tượng ấy, thì giờ bỗng xuất hiện, đôi lúc lạc lõng kì dị.

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-12-2009   #3
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.210
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Hà Nội

Hà Nội

Ở Hà Nội có gần như đầy đủ tất cả các tòa tôn giáo tín ngưỡng trên. Có thể nói không nơi nào hội tụ đầy đủ được như vậy.

1. Chùa Hà Nội:
Có đến 150 chùa được công nhận di tích. Những chùa nổi tiếng còn lại nhiều lắm:
- Hàng đầu là Trấn Quốc, Diên Hựu, Quán Sứ, Kim Liên
- Linh thiêng thì chùa Hà, Phúc Khánh, Hưng Ký...
- Bậc Tổ đình thì Hòe Nhai, Hoằng Ân, Bồ Đề, Bà Đá, Bộc
- Cảnh đẹp thì Trấn Quốc, Tảo Sách, Thiên Niên, Láng,
... còn ti tỉ nữa...

2. Đền Hà Nội:
Hay nói đến Thăng Long tứ trấn, bốn ngôi đền: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên, Trấn Vũ (Trấn Vũ vừa là đền vừa là quán).
Ngoài ra còn những ngôi đền nổi tiếng: Ngọc Sơn, Hai Bà Trưng, Đồng Cổ, Nhân Nội, Thái Cam, Chúa Kho, Ngọc Hà, Võng Thị...

3. Đình Hà Nội:
Nhiều đình đã bị trưng dụng biến thành cơ quan. Còn rất nhiều ngôi đình làng Khương Thượng, Nam Đồng, Nghi Tàm, Kim Liên, Trích Sài,...

4. Quán:
Nội thành Hà Nội còn 2 đạo quán, Quán Thánh, hay Trấn Vũ cũng là đền Trấn Bắc, danh thắng đệ nhất, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Thứ hai là Bích Câu đạo quán, thờ Tam Thanh, tiên Tú Uyên.
Ngoài ra còn một số đạo quán nữa nằm ở ngoại thành.

5. Phủ : Phủ Tây Hồ nổi tiếng lâu rồi, cảnh cũng đẹp, mỗi tội đông quá. Gần đây nhiều phủ mới được lập, tư nhân có, cộng đồng có.

6. Miếu: Lớn nhất, nổi tiếng nhất và biểu tượng là Văn Miếu. Ngoài ra còn Võ Miếu (đã mất), Y Miếu, các miếu nhỏ rải rác.

7. Nhà thờ:
Nội thành Hà Nội có 5 nhà thờ được nhiều người biết: Chính Tòa (Nhà thờ Lớn), Cửa Bắc, Hàm Long, Hàng Bột, Thái Hà. Ngoài ra còn có nhà thờ Phùng Khoang, Phú Gia, Thượng Thụy,...

8. Thánh Thất Cao Đài: phố Hòa Mã

9. Giáo đường Hồi giáo: phố Hàng Cót

10. Đàn: Đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc, chỉ còn nơi ngờ là chỗ đó, chứ không chắc. Đàn Xã Tắc được cho là ở cuối con đường mới mở, giờ để thành một ô cỏ. Đàn Nam Giao được cho là ở chỗ mà Vincom sắp xây tòa cao ốc thứ 3 đè lên. Nếu thật thế thì huhu

Và còn Hoàng Thành Thăng Long, với bao điều còn chưa biết.

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-12-2009   #4
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.210
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Già lam

Trong lòng Hà Nội còn có một thứ đáng để nói nữa. Đó là LĂNG.
Hoành tráng đầu tiên là lăng Hoàng Cao Khải ở Thái Hà.
Hoành tráng gấp bội sau này là....
(cuối cùng cũng được 25 bài, cũng thấy hơi lo lo...)

Già lam Có ai thắc mắc chữ "lam" trong cụm từ Danh lam thắng cảnh nghĩa là gì không?

Tra chữ hán, thì "lam" này nghĩa là màu xanh lam (dark blue), nhưng lại cũng có nghĩa là Chùa.

Vốn xưa, khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, những nhà truyền giáo đầu tiên phải tìm cách dịch các từ tương ứng. Trong tiếng Phạn, nơi thờ Phật gọi là samgharama, khi dịch sang tiếng Trung, thì dịch âm, (chứ không phải dịch nghĩa, vì chưa có từ tương ứng về nghĩa). Dịch âm là già lam với lam là màu xanh lam. Về sau gọi tắt là Lam.

Thế nên Danh lam là ngôi chùa nổi tiếng; thắng cảnh là cảnh đẹp hàng đầu, mở rộng ra là công trình (của con người tạo dựng), phong cảnh (của tự nhiên) đẹp đẽ, đứng đầu.

Tự - nghĩa xưa cũng không chỉ riêng chùa, mà chỉ một cơ sở, cơ quan (của chính quyền phong kiến) chuyên về một việc gì đó, như Đại Lý tự chuyên về xử án, Quang Lộc tự chuyên về ăn uống,... Về sau mới mang nghĩa nơi chuyên về tu hành, nghiên cứu Phật giáo.

Vì thế chùa nổi tiếng, lâu đời gọi là Danh lam Cổ tự.

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-12-2009   #5
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.210
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Cổng chùa

Cổng chùa Bước vào chùa, đầu tiên hầu như bao giờ cũng là Tam quan.

Tam quan không phải là đặc thù của chùa, vì đình, đền, miếu, thậm chí là cổng làng, ... thì cổng cũng đều là Tam quan, tức là Cổng gồm 3 cửa cả. Với các công trình đó, Tam quan thường chỉ đơn giản là để phân chia độ trang trọng, tạo tính thẩm mỹ, cân đối...

Nhưng riêng với chùa, thì Tam quan còn mang một ý nghĩa riêng; đó là Tam quan tương ứng với Tam quán : Không quán, Giả quán, Trung quán, đó là những con đường để đạt đến Phật quả. Do đó nếu Cổng có xây thành một tòa, thì cũng chia thành 3 gian cổng, 3 bộ cửa.

Như dưới đây là cổng chùa Láng (Chiêu Thiền Tự), ngôi chùa gắn liền với Từ Đạo Hạnh từ gần nghìn năm trước. Vì chùa có không gian dài rộng, nên có đến 2 Tam quan: Tam quan ngoại gồm 4 cột trụ có bắc mái ở giữa, và Tam quan nội là một tòa 3 gian ở trong.




Tam quan chùa Báo Quốc - Huế. Chùa Báo Quốc tên đầy đủ là Sắc Tứ Báo Quốc Tự (Chùa Báo ơn nước được dựng theo lệnh vua), một ngôi chùa quan trọng triều Nguyễn.



Tất nhiên không phải tất cả mọi cổng chùa đều là Tam quan. Những chùa do những nguyên nhân khác nhau có thể có số cửa khác nhau.

Như chùa Trấn Quốc, vì nằm trên đảo, xưa kia không có cổng. Cho đến khi đắp con đường nhỏ nối với đường đê Cố Ngự (sau bị đọc nhầm thành Cổ Ngư), thì mới có cổng, nhưng cổng cũng chỉ có 1 cửa, vì con đường bé quá, lấy đâu ra mà tam quan.

Hoặc như chùa Bà Đá (Linh Quang Tự), bị dân chiếm hết xung quanh, chỉ còn một lối đi bé tí, nên cũng chỉ có một cửa.

Ngược lại, như chùa Nành (Pháp Vân Tự) ở Ninh Hiệp, thì lại có Ngũ môn quan to hoành tráng.

Có lẽ đây là một trong những cổng chùa cổ to nhất.


Cái Tam quan chùa to nhất Hà Nội



Cổng tam quan có cánh cửa gỗ đẹp nhất có lẽ thuộc về chùa Keo ở Thái Bình (Thần Quang Tự).

Tam quan chùa dựng bằng gỗ, không cao to, mà chỉ như một ngôi nhà 3 gian thông thường (các cụ tính cứ 4 cột là 1 gian). Cổng chùa nhìn ra một hồ bán nguyệt, hai bên tường chỉ là tượng trưng, ngăn cách không gian, chứ không có vai trò bảo vệ.

Tam quan chùa Keo chỉ mở trong dịp lễ hội, muốn ra vào, thì theo hai cổng nhỏ hai bên cách xa cổng chính. Do cách xa, nên Tam quan này không trở thành Ngũ quan như chùa Nành.





Hai cánh cửa gỗ của cửa chính Tam quan chùa Keo là một tác phẩm điêu khắc gỗ tuyệt đẹp đời Lê. Trên cổng khắc hình rồng ổ, nghĩa là ngoài rồng to (rồng mẹ), còn có các rồng con quấn quýt. Bên dưới là mây cuộn như sóng nước, ở chính giữa là mặt trăng.

Hoa văn trang trí "hỏa vân" (mây lửa) của rồng cửa chùa Keo rất đẹp. Nếu như thân rồng uốn lượn, bờm theo chiều ngang, thì hỏa vân hình đầu đao chỉ tỏa theo chiều dọc, lên trên và xuống dưới.

Một số cửa chùa mới làm về sau có nhiều cánh cũng chi phí tốn kém để khắc rồng, nhưng rất kém, vì hỏa vân tỏa lung tung. Như hai cánh cổng đền Đô, rất tốn kém nhưng trông bố cục hỏng, đường nét lộn xộn, kém quá xa bức cửa này.


(Tuy vậy, đây chỉ là hai cánh cửa phiên bản thôi các bác ợ. Bản gốc nằm trong bảo tàng Mỹ thuật lâu rồi).


Tòa tam quan chùa độc đáo nhất mà tớ từng thấy là tam quan chùa Kim Liên ở Hồ Tây.

Chắc bác nào học kiến trúc, mỹ thuật đều biết cái cổng này. Hic, đi tìm thì 2 bộ ảnh chụp chùa Kim Liên đều đã mất ở đâu không tìm thấy. Chiều chạy qua đó thì than ôi, toàn bộ chùa đang được bao bọc bởi sắt thép, do đang đại trùng tu.

Thế thôi, đành lấy ảnh trên mạng nho nhỏ này vậy...


Tòa tam quan này độc đáo ở chỗ : Toàn bộ cấu kiện gỗ nặng cả chục tấn được dồn lên 4 chiếc cột gỗ đứng thằng hàng. Những cột gỗ này không chôn xuống đất, mà chỉ được đặt thăng bằng lên 4 phiến đá kê chân.

Nghĩa là chiếc cổng phải cực kì cân bằng. Tưởng tượng rằng nếu chỉ cần có một sự mất thăng bằng nào đó dù nhỏ, thì cổng cũng đổ từ lâu rồi. Thế nhưng hơn 200 năm trôi qua rồi, cổng vẫn đứng đó, với lớp mái ngói nặng nề nhưng lại thanh thoát như muốn bay lên.

Cổng chùa rất đúng với hình ảnh bông sen vàng bay lên.

Tớ chưa thấy chiếc Tam quan nào ở Việt Nam độc đáo sánh được với cổng này.

--------------

Thông tin trên tôi đọc được (nguồn từ đâu cũng quên rồi), chưa kiểm chứng được chính xác.

Tam quan chùa Kim Liên đang được sửa chữa




Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-12-2009   #6
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.210
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Kiến trúc cổ

Kiến trúc cổ Đền chùa cổ Việt Nam có 3 kiểu kiến trúc chính : Chữ tam, Chữ công, và chữ Đinh


Hình chữ Tam gồm 3 tòa ngang, từ cửa vào lần lượt là chùa Hạ, Trung, Thượng. Mỗi tòa có những tượng riêng. Chùa chữ tam hiện nay còn không nhiều. Tiêu biểu là chùa Tây Phương ở Hà Tây, chùa Kim Liên ở Hà Nội.

Hình chữ Công, hình chữ H nằm ngang, gồm hai tòa ngang được nối với nhau bởi một tòa dọc (gọi là ống muống).
- Tòa ngang ở ngoài là Tiền đường, hay Bái đường, cũng còn gọi là chùa Hộ vì hay để tượng Hộ pháp.
- Tòa dọc gọi là Thiêu hương (rất nhiều chỗ do không biết nên viết là thiên hương, thiện hương ), hay cũng là Chính điện, nơi để bàn thờ chính.
- Tòa ngang cuối là Thượng điện, hay Hậu điện.

Hình chữ Đinh, hình chữ T lộn ngược, thực ra là giản lược của chùa chữ Công. .
- Tòa ngang vẫn là Bái đường, Tiền đường.
- Tòa dọc gọi là chuôi vồ, là Chính điện.

Những đền chùa đủ rộng, có các dãy hành lang bao quanh, trông giống chữ Quốc, nên gọi là "Nội công ngoại quốc"

Đền cổ cũng thường có dạng chữ Công hoặc chữ Đinh, hoặc trùng thiềm điệp ốc, nghĩa là các tòa nhà ngang liền vào nhau, như đền Ngọc Sơn, đền Quán Thánh.

Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự), ngôi chùa chữ tam đẹp nhất, với những mái đầu đao cong vút duyên dáng.


Cũng có trường hợp kiến trúc nửa chữ Công, nửa chữ Tam, đó là khi hai chùa Hạ và Trung của chữ Tam lại được nối với nhau bởi một ống muống, còn chùa Thượng vẫn đứng tách ra.

Tiêu biểu là ngôi chùa Thầy (Thiên Phúc Tự) nổi tiếng đất Hà Tây.

Ảnh tư liệu từ xưa.


(Giờ thì không còn hai cây gạo kia nữa, tiếc lắm)


Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Anhhungxalo vì bài viết hữu ích này:
LSB-Sun (30-12-2009)
Cũ 30-12-2009   #7
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.210
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Thủy đình

Thủy đình Kiến trúc Thủy đình là đặc trưng riêng có của đồng bằng Bắc bộ, và cũng là riêng có của Việt Nam, gắn với hình thức sân khấu Múa rối nước.

Thủy đình chùa Thầy, chùa Nành là những hình ảnh tuy không hoành tráng, nhưng rất sâu đậm với người Việt. Nếu có đi đâu, bỗng gặp một thủy đình, hãy hình dung đến rối nước...



Thủy đình cũng có thể trở thành một phần kiến trúc không gắn với rối nước, như thủy đình của đền Phù Đổng, được xây thành một miếu đối diện với đền, tôn lên vẻ đẹp không gian của ngôi đền.


Đứng bên cây đa cổ thụ, một nhịp cầu không liền. Chỉ ngày lễ mới nối cầu với bờ

Một nơi khác, trên hòn đảo giữa hồ sen, có tòa đình nhỏ cũng rất đẹp.

Đó là chùa Hoàng Xá (Hoa Vân Tự), cách Hà Nội không xa.


Tòa thủy đình hoành tráng của đền Đô. Đây là nơi biểu diễn hát quan họ chứ không phải rối nước.







Ở giữa thiên nhiên, non xanh nước biếc...





Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-12-2009   #8
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.210
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Sân

Sân Qua Tam quan là vào đến sân chùa. Sân chùa rộng hay hẹp còn tùy vào địa thế. Và cũng tùy vào địa thế mà giữa sân chùa có công trình nào không. Thông thường sân chùa để trống.

Cũng có trường hợp như chùa Láng, giữa sân có đình bát giác, là nơi để kiệu khi làm lễ thánh. Điều này rất đặc biệt, vì chùa Láng thuộc dòng Mật tông, thờ Từ Đạo Hạnh vừa là Sư, vừa là Thánh, nên khi cúng có cả rượu thịt, trong chùa lại làm cả hậu cung kín mít y như các ngôi đền, đình.

Đình bát giác này là một kiến trúc không chỉ độc đáo, mà còn là duy nhất ở một ngôi chùa cổ. Các chùa khác mà tớ đã biết không làm nhà kiệu ở ngay sân trước của chùa bao giờ.

À, có chùa Hương, có cả một cái lầu rất lớn trước chùa Thiên Trù, nhưng có vẻ đó là công trình độc lập, không phải cái nhà kiệu của chùa.

Sân và nhà bát giác chùa Láng

Hộ pháp
Bước vào tòa đầu tiên - Tòa tiền đường, hay bái đường - của chùa, bao giờ số gian cũng là lẻ, gian giữa thông với Thượng điện, các gian rộng ra hai bên.

Thường ở tòa này có hai pho tượng rất lớn, lớn nhất trong số các bức tượng trong chùa miền bắc, đó là hai tượng Hộ pháp. Do đó Tiền đường còn được gọi là chùa hộ.

Tượng Hộ pháp tượng trưng cho các lực lượng bảo hộ cho Phật pháp, gồm Khuyến thiện và Trừng ác, quen gọi là ông Thiện và ông Ác. Tuy vậy sự phân biệt này hoàn toàn mang tính dân gian, chứ trong Phật giáo không có sự phân chia như thế. Thiện và Ác chỉ có khi người ta còn phân biệt. Khi đã ở vào Trung đạo sẽ chỉ còn Phật tính, khi đó không có thiện và ác nữa.


Tượng Hộ pháp chùa Bút Tháp




Tượng Hộ Pháp có thể bày quay mặt ra phía ngoài cửa chùa, hoặc cũng có thể bày quay mặt vào giữa, tùy vào từng chùa. Đầu tượng cao gần mái chùa.

Hộ pháp thường ngồi trên lưng hai con nghê lớn, tuy vậy, con nghê thường trông vẫn nhỏ so với tượng, có vẻ bị đè đến sắp bẹp ruột. Hộ pháp tay cầm vũ khí trong tư thế phòng vệ; hoặc cầm một pháp khí như hòn đá thiêng, ngọc ước, hay lưỡi lửa, trong thế bảo hộ. Tượng thường có dải lụa bay lên đằng sau đầu, thể hiện thần thông.

Hộ pháp chùa Nành






Tượng Hộ pháp thường được đắp bằng đất sét, trộn với giấy bản giã nhỏ, mật mía, vôi. Khung cốt tượng được làm bằng tre, đan kĩ, sau khi đắp xong được sơn kĩ ra bên ngoài bằng sơn ta.

Tượng làm bằng đất, nên nếu gặp mưa gió, bão lụt thì sẽ hỏng, do đó tượng Hộ pháp đắp đất bắt buộc phải để trong chùa, sát vách tường để được che chắn. Nhờ vậy, có những pho tượng đã tồn tại hơn 400 năm mà vẫn đẹp. Cách xử lý đất, sơn... của các cụ cũng thật đáng nể.

Kỉ lục về độ lớn của tượng Hộ pháp là hai pho ở chùa Thầy, với chiều cao đến gần 4m, lượng đất cũng vài tấn. Pho này được đắp cách đây khoảng 400 năm. Tuy vậy hai pho này không đẹp lắm, có vẻ hơi không cân đối.



Cầu khấn đức Hộ pháp



Hai hộ pháp Thiện và Ác, có trường hợp gọi là Thiện Hữu và Ác Hữu, lại cũng có những câu chuyện khác.

Thiện Hữu là một vị hoàng tử, cũng là ứng thân trước của Phật, phát nguyện cứu giúp chúng sinh.

Ác Hữu là Đề Bà Đạt Đa, (hay Đạt Điêu) là em họ của Phật Thích Ca, cũng là bậc tu hành, học giáo pháp của Phật, thu thập tăng đồ, tìm về chính đẳng chính giác. Nhưng Đạt Đa không chịu tuân theo một số điều của Phật, và muốn lãnh đạo tăng đoàn theo cách riêng, muốn lập hệ phái riêng của mình ngay khi Phật còn tại thế. Để củng cố vị trí của mình, Đạt Đa nhiều lần tìm cách làm hại Phật, như sai người ám sát, thả thú dữ,..., nhưng Phật đều hóa giải.

Tăng đoàn mà Đạt Đa lãnh đạo - xét theo nghĩa nào đó - cũng vẫn là học theo Phật pháp, nhưng có những giáo luật khác, và không nhận mình là từ Phật. Do đó, Đạt Đa tuy làm ác với Phật, nhưng vẫn có công trong việc giáo hóa chúng sinh. Hơn nữa, từ hành động của Đạt Đa, Phật mới đặt thêm những quy định nhiều hơn để củng cố tăng đoàn của mình, làm cho bộ Luật thêm chặt chẽ.

Cho nên xét về khía cạnh giới định, thì Đạt Đa cũng có công hộ pháp. Và theo truyền thuyết thì Đạt Đa cũng vẫn được thác sinh vào hàng các vị Thiên vương trên cõi trời. Giờ đây, Ác Hữu Đạt Đa trở thành người hộ vệ Phật pháp tại chùa. Cái Ác hay cái Thiện chung quy lại cũng không phải là thường trụ.

Tất nhiên là mọi người vào chùa thường cũng không cần hiểu sâu xa đến thế.






Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-12-2009   #9
Ảnh thế thân của Anhhungxalo
Anhhungxalo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-10-2003
Bài viết: 67
Điểm: 11
L$B: 8.210
Tâm trạng:
Anhhungxalo đang offline
 
Tiếp theo hai tượng Hộ pháp to lớn, trong chùa còn có một số tượng khác cũng mặc trang phục võ tướng, cầm binh khí, bao gồm:
- Bát bộ Kim Cương
- Tứ đại Thiên Vương
- Tam châu Thái tử
- Đức Ông

Các vị Kim Cương - tượng trưng cho sự cứng rắn bất hoại, kiên định vĩnh cửu. Có Kinh Kim Cương, Kim Cương Thừa là một tông phái, có Kim cương chử là một pháp khí thần thánh. Lại cũng có các vị Kim cương, mà ta thường gặp là 8 vị.

Các vị Kim Cương cũng là các Bồ tát, phát tâm trở thành các thần tướng bảo hộ Phật pháp, chống lại những điều sai trái. Các vị Kim Cương mặc võ phục, cầm binh khí trong các thế võ sống động.

Tên của các vị ấy thực ra cũng không quan trọng, và cũng chẳng cần nhớ, và lại cũng không giống nhau giữa các phiên bản.

Bốn vị Kim Cương bày dọc tường, cạnh một tượng Hộ pháp ở chùa Dâu. Bên kia cũng có một bộ như thế. Thế là gian Tiền đường có đến 10 vị tướng đứng trấn giữ cho chùa.




Một số pho Kim Cương chùa Thầy (Thiên Phúc tự)
Thực ra đây là các pho tượng bằng thạch cao làm lại theo khuôn mẫu tượng chùa Tây Phương.


Bộ tượng Kim Cương bằng chùa Tây Phương được xếp loại đẹp nhất trong các bộ Kim Cương. Tượng không sơn son thếp vàng, mà sơn then, và cánh gián, cùng màu da, trông rất thật và sống.











Chữ ký của Anhhungxalo

Tài sản của Anhhungxalo
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
chùa đất việt


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 01:33
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09476 seconds with 15 queries