Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-02-2010   #1
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.701
sao_phu08 đang offline
 
Sử học bây giờ - Đôi điều ngẫm nghĩ

Nhân mấy ngày xuân , công việc dù tốt hay xấu cũng đâu vào đấy hết , bèn họp lại cùng mấy thầy cô cũ ngày trước dạy mình thời trung học đi chơi một chuyến lên Đà Lạt . Trên xe toàn là thầy cô chuyên Sữ , Địa . Hướng dẫn viên có lẻ là người mới ra trường . Cô nàng thao thao bất tuyệt trên suốt đoạn đường đi về mọi vấn đề trên trời dưới đất . Sau có lẻ thấy vẻ chán nản trên mặt khách , cô hướng dẫn viên nọ vội vàng thay đổi chủ đề nói sang lịch sữ nước nhà . Kỳ thực cô nàng nói như một cái máy , trơn tru không chút vấp váp , bao nhiêu kiến thức về lịch sữ theo đó mà lần lượt tuôn ra ngỡ như bất tận . Người thầy dạy sữ tôi năm cuối cấp chỉ cười mỉm lắng nghe rồi quay sang nói khẻ với tôi : " Cô bé này giống như các cô cậu học sinh học sữ bây giờ ! " . Tôi chỉ dám ậm ờ cho qua chuyện . Suốt đường đi , lại được nghe các thầy cô than phiền với nhau về chuyện nghề , tôi lại chợt thấm thía câu nói của ông , thời nay học sữ có gì đó không ổn !

Còn nhớ có một dạo , sau khi các cuộc thi cuối khóa kết thúc , người ta mới giật mình phát hiện ra , học sinh bây giờ " hỏng " lịch sữ trầm trọng . Có nhiều học sinh không biết được An Dương Vương có phải là vua Hùng hay không . Có đứa hồn nhiên phát biểu Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai anh em . Lại có cô cậu học sinh không phân nổi thời đại Nam Triều Bắc Triều và thời Đàng Trong Đàng Ngoài . Cô giáo dạy ngữ văn tôi năm cuối cấp kể thêm , học Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi có câu : " Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập " . Học sinh không biết được " Triệu " ở đây là nhà nào . Không nói chi xa xôi , ai ở thành phố Hồ Chí Minh chắc hẵn cũng đã vài lần đi ngang quảng trường Quách Thị Trang đối diện bến xe bus quận một . Nơi đó có đặt tượng đài một người cưỡi ngựa tay đang nâng cánh chim bồ câu . Bên dưới tượng ghi vẻn vẹn một cái tên nhỏ Trần Nguyên Hãn . Đếm thử một ngày phải trên dưới một ngàn lượt người qua lại quanh đó , có bao nhiêu người biết được Trần Nguyên Hãn là " ông " nào ? Còn nhớ một lần thấy hai vị khách nước ngoài hỏi một anh chàng có dáng sinh viên về Trần Nguyên Hãn . Anh chàng nọ nói ngọai ngữ rất chuyên nghiệp , có lẻ đang học ở một trường đại học danh tiếng nào đó , lại ấp úng không biết trả lời thế nào . Thấy tự nhiên lại ái ngại . Hình như ngày nay học sữ có gì đó không ổn !

Ai cũng biết nước ta có mười tám vị Vua Hùng , nhưng chẵng ai nhớ nỗi được quá năm trong mười tám vị vua đó . Ai cũng biết về Lạc Long Quân trong truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng , nhưng lại hiếm ai biết được Lạc Long Quân hiệu vương là gì , truyền thuyết ấy ra đời lúc nào , có mục đích gì ? Ngày nay học sinh học sữ chỉ như cưỡi ngựa xem hoa , học rồi lại trả cho thầy cô hết . Học sinh bây giờ học Sữ như các môn địa , sinh , văn , học chỉ là thuộc lý thuyết rồi " đối phó " là chính . Thấy các trường chuyên toán , lý hóa , anh thì rất nhiều nhưng chuyên sữ thì lại hiếm . Ngay cả khi học sinh thi vào khoa Sư Phạm , tỉ lệ nộp đơn vào khoa sữ cũng ít hơn các khoa khác .Có điều gì vậy ? Sữ ngày nay bị xem nhẹ chăng ? Một dạo đi dọc theo các trục đường chính dẫn vào trung tâm thành phố , thấy treo nhan nhản các tấm ba nô lớn ghi chú các nhân vật lịch sữ . Lại nghe các " ông " trên báo đài bàn cách " khắc phục lịch sữ " như dưới mỗi tên đường đặt theo tên một danh nhân lịch sữ văn hóa thì nên để thêm một tấm bảng nhỏ ghi chú về năm sinh mất , công trạng triều đại ... Sao lại phải " chống cháy " như thế ? Vậy học sinh mấy năm học lịch sữ ở trung học để làm gì ? Mấy vị danh nhân văn hóa lịch sữ ấy có xa lạ gì đâu ? sách giáo khoa Sữ Văn vẫn có dạy đầy đủ về họ đấy chứ ?

Có nhiều người vội trách học sinh ngày nay học sữ hời hợt quá . Học sinh chỉ chú trọng toán lý hóa ngoại ngữ . Mấy môn nặng về lý thuyết như sữ thì bị " ngán " . Những năm , những tháng , những triều đại , con người cứ rối mù như mê cung , không cách nào thuộc nổi . Có thầy cô lại than , học sinh bây giờ nói về sữ Trung Quốc còn rành hơn lịch sữ nước nhà . Hỏi Lê Khôi là ai thì ậm ừ ngạc nhiên , có em còn nhầm với cụ Phan Khôi khơi mào cho phong trào thơ mới . Vậy mà có nhiều học sinh bàn luận về Tam Quốc hay xa hơn là Đông Chu Liệt Quốc của lịch sữ Trung Hoa cứ như là những luận gia thứ thiệt . Sữ nước ta bị xem nhẹ ư ?

Dạy Học là gì ? Đơn giản chính là Dạy kết hợp với Học . Không thể quy kết hết trách nhiệm cho học sinh được . Thầy cô cũng phải có một phần trách nhiệm . Có nhiều người quan niệm xem nhẹ môn Sữ , thật sự đây là môn rất cần thiết . Còn nhớ khi quân Minh sang đánh bại nhà Hồ xâm lược nước ta , đa gom phần lớn văn thư sữ sách đem về phương bắc hoặc đốt bỏ . Lại áp dụng chính sách hà khắc ngu dân , thoái hóa giống nòi , vì sao vậy ? Đó chính là muốn hậu thế sau này của dân ta không biết đến sữ nước nhà . Khi một người dân không biết đến lịch sữ văn hóa của dân tộc mình hiển nhiên sẽ không thật sự hiểu niềm tự hào dân tộc . Họ sẽ không biết quý trọng truyền thống văn hiến nước nhà . Dẫn đến dễ dàng bị " đồng hóa " với các nền văn hiến giàu mạnh khác . Họa vong quốc là ở đó ! Cái hại cho đời sau là ở đó .

Không thể trách học sinh hời hợt khi học sữ . Nói đến cùng thì đó cũng chỉ là " những đứa trẻ " . Không thể ép buộc " đứa trẻ " làm điều nó cảm thấy khó chịu , không hứng thú . Có làm thì cũng chỉ mang tính đối phó , tạm bợ . Còn nhớ hôm trước có đứa cháu cạnh nhà than thở : " Học sữ chán lắm , con nghe giảng cứ muốn ngủ gục không hà ! đám bạn con dứa nào cũng vậy . " .Tôi nghe không khỏi ngạc nhiên , bây giờ người ta dạy sữ sao vậy ?
Ngày trước khi còn ngồi ghế phổ thông , đến tiết học lịch sữ , bọn tôi đứa nào cũng thích thú . Thầy dạy lúc đó không phải là tiến sĩ hay giáo sư gì hết , chỉ đơn giản là một thầy giáo trường làng . Nhưng ông có cách truyền đạt rất hay . Khi ông giảng sữ , bọn chúng tôi cứ ngỡ như đang thấy từng trận đánh , từng biến cố lịch sữ diễn ra trước mắt mình . Giảng về Trưng Triệu Đinh Lý , giảng về hào khí đông a , đều khiến chúng tôi có niềm tự hào kỳ lạ . Lịch sữ nước mình cũng vinh hiển lắm chứ ! Anh hùng dân tộc mình cũng có thua kém dân tộc nào đâu ! Vậy mà sau này khi học cao hơn , được các vị giáo sư tiến sĩ dạy hẵn hoi , tôi vãn thấy không bằng được thầy cũ của mình . May mắn nhờ được truyền cho niềm đam mê sữ học từ những năm trung học nên không bị chán nản mà mai một đi . Cách dạy sữ bây giờ hình như có gì không ổn thì phải ?

Không lẻ cứ mỗi lần " có chuyện " lại treo những tấm ba nô , lại đề ra những phát kiến chữa cháy theo kiểu mất bò mới lo làm chuồng . Đó chỉ mang tính cấp thời không thể về lâu về dài được . Phải có một cách nào đó cho học sinh và mọi người thấy được niềm hứng thú về sữ học nước nhà . Cái đó đòi hỏi cái Tâm của các vị ngồi trên cao , cái Tâm của mỗi người làm sư phạm và cái Tâm của mỗi một người trong xã hội . Các bậc cha mẹ thì tối tăm mặt mũi lo chuyện mưu sinh không có thời gian quan tâm con cái . Các thầy cô làm sư phạm trẻ bây giờ vì đồng lương nghề khiêm tốn phải chật vật mà xao lãng với tâm huyết của nghề . lớp trẻ không được quan tâm đúng mực lại dễ dàng sa vào các thú vui giải trí dẫn đến không quan tâm đến học hành nói chung và môn sữ nói riêng . Có lẽ mỗi chúng ta nên làm một điều gì đó chăng ?

Lại nhớ có một lần được đi ra đất tổ Phú Thọ , thấy một anh lái xe ôm đường hoàng dùng ngoại ngữ , tuy chỉ là tiếng " bồi " , diến giải cho mấy ông Tây về lịch sữ Hùng Vương mà thấy khâm phục đến lạ . Thật may mắn !

Thật may mắn vẫn còn có nhiều người như vậy !


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)


Chỉnh sửa lần cuối bởi sao_phu08: 26-02-2010 lúc 13:29.
Trả lời kèm theo trích dẫn
11 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
Con Hủi (26-02-2010), Dần Béo (06-04-2010), kem_socola (27-02-2010), Lăng Độ Vũ (28-02-2010), Mộc Thảo Linh (26-02-2010), mutsu_viênminh (08-04-2010), phieu_dieu_khach (26-02-2010), Quỹ Nữ (26-02-2010), quyvuongcuasontrai (26-02-2010), Sakura (06-04-2010), Truy Vân (27-02-2010)
Cũ 27-02-2010   #2
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 192.393
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 
Ngày qua có ghé ngang qua topic này, đọc chưa kĩ định mắng Saophu một câu sao lại trách học sinh không không như vậy...

Đọc hết, kĩ lại thấy Saophu nói có lý. Ngày nay, người thực dụng nhiều. Truy Vân củng là người thực dụng. Những vấn đề không giúp mình trong công việc hay thi cử khó lòng nào bảo mình hứng thú được.

Như ngày này ấy, đi lanh quanh đâu đó trên mạng các bậc tiền bối cứ mắng thế hệ 9x 8x ngày nay có ý thức bảo vệ đất nước kém. Nhưng thử nghĩ đây là thời nào? Có chăng là thời kì phát triển kinh tế? Nếu thời này cũng chiến tranh thì mới biết ai dũng cảm, ai yêu nước hơn ai. Và đánh giá như vậy là hời hợt...Quá hời hợt.

Cũng tương tự chuyện sử học. Là môn học chính quy đương nhiên học sinh phải học nhưng để mà nhớ lâu dài thì chuyện hơi bị khó.

Nếu muốn học sinh biết rõ nguộn cội thì nhà nước cần tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chứ cứ bắt nó học máy móc thì quả thật ... có nhồi nhét bao nhiêu nó cũng sẻ quên. Bởi nó không yêu thích. Nó bị bắt buộc thì nó càng ghét. Các chương trình lịch sử càng ngày càng ít trên TV coi như là mù luôn....

Như anh Trung Quốc ấy mà có cái hay, năm năm tổ chức phân tích chiến lược chiến đấu xưa.. tuy ko có ứng dụng song giải thưởng và bằng cấp khiến họ có ham muốn tìm tòi từ đó khiến họ có thích thú thế là tự động họ ghi nhớ ....

Cái thời học vẹt qua lâu rồi, nay là thời buổi tư duy. Coi trên tivi mà nhớ nhiều khi dai hơn cả sách....

Truy Vân thấy ít chương trình lịch sử quá. Người giảng lịch sử bây h cũng chỉ đọc cho gi và học sinh chép....Thật ớn và chán....

Saophu: TV biết Saophu là ai, tất nhiên nick Saophu vẫn là Saophu song chẳng lẽ ko nhận mặt bặn bè ... Chúc Vui!


Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Truy Vân vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-02-2010), mutsu_viênminh (08-04-2010), phieu_dieu_khach (27-02-2010)
Cũ 27-02-2010   #3
Ảnh thế thân của LSB-manuvotinh
LSB-manuvotinh
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 03-04-2004
Bài viết: 1.429
Điểm: 263
L$B: 18.832
Tâm trạng:
LSB-manuvotinh đang offline
 
Hình như bài này gãi đúng chỗ ngứa của thằng ku,hehe...Chị chả biết nguồn gốc của mình là ở đâu vì đến jờ vẫn nhồi vào đầu bọn trẻ "cha rồng,mẹ tiên" và tuyệt nhiên quên đi rằng vô tình biến người Việt thành loạn luân với cái luận chứng 100 ng con lên rừng,xuống biển.

Sử học vốn dĩ tẻ nhạt và khó nhờ,bởi thế chỉ có những ai có TY đam mê với môn này mới có thể tiếp thu.Cũng k lạ gì bác xe ôm jỏi lịch sử,vì bác ta đc nghe kể từ khi còn nhỏ,nó là 1 dấu ấn k bao jờ quên về lịch sử mảnh đất nơi bác ta đang sinh sống.Chứ cứ thử hỏi bác ta về lịch sử khu vực khác,đảm bảo cũng lại ú ớ như cậu sinh viên SG kia thôi.Khi lịch sử là 1 cái cần câu cơm thì buộc lòng bác ta fải nhớ.

Tài sản của LSB-manuvotinh
Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-manuvotinh vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-02-2010), mutsu_viênminh (08-04-2010), phieu_dieu_khach (27-02-2010), sao_phu08 (01-03-2010), solophc (06-04-2010)
Cũ 28-02-2010   #4
Ảnh thế thân của thienhadenhatngu
thienhadenhatngu
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 11-09-2008
Bài viết: 1.286
Điểm: 101
L$B: 4.038.227
Tâm trạng:
thienhadenhatngu đang offline
 
Nếu nói rộng ra thì tất cả các môn học khác cũng gặp phải vấn đề tương tự như lịch sử đó thôi. Đâu phải ai học xong phổ thông cũng có thể nhớ được những kiến thức xã hội cơ bản. Vấn đề chính không chỉ là môn Lịch sử mà chính là nền giáo dục của chúng ta, 1 nền giáo dục chủ yếu nhồi nhét vào đầu học sinh mớ kiến thức hỗn độn . Nhớ lại hồi trước, chẳng bao giờ về nhà mà cầm quyển lịch sử lên đọc say xưa cả. Trong khi lên lớp thì thầy cô cứ đọc và học sinh cứ chép. Về nhà thì học thuộc lòng như 1 con vẹt. Như thế thì sao mà nhớ nổi. Và vấn đề đâu phải chỉ mỗi môn Lịch sử. Địa lý, Sinh học hay tất tần tật những môn học khác đều thế cả thôi .


Chữ ký của thienhadenhatngu
Trường Giang cuồn cuộn đổ về đâu
Bao lớp sóng xô bấy lớp anh hùng
Ngoảnh đầu lại nhân tình thế thái
Được, mất; bại, thành bỗng chốc hóa hư không.
...


Tài sản của thienhadenhatngu
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến thienhadenhatngu vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-02-2010), sao_phu08 (01-03-2010)
Cũ 28-02-2010   #5
Ảnh thế thân của ThanhNhi
ThanhNhi
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Gia nhập: 19-03-2005
Bài viết: 4.080
Điểm: 1234
L$B: 189.604
Tâm trạng:
ThanhNhi đang offline
 
hồi nhỏ thì cũng thích Sử lắm. ham lắm. chỉ thích đọc và xem tất cả những gì thuộc về lịch sử. đọc sách sử mà cứ như đọc truyện, xem phim, đọc rồi nhớ y hệt. thích đi bảo tàng và nghe kể như nghe kể chuyện, hồi bé với Mộc thì môn sử như là 1 tập truyện, đi bảo tàng như là đi nghe kể chuyện (chỉ ghét cái báo cáo cuối cùng thôi :P)thậm chí lên cấp 3 còn định thi theo sử nữa, nhưng nghĩ lại theo sử thì rồi ra làm gì, lại đi dạy sử chắc? dạy sử học sinh đâu có chịu học, làm nghiên cứu về sử thì thấy mù mịt, đâm ra lại theo khối D, rồi rẽ sang khối A. cả nhà mặc dù rất ủng hộ việc ham thích sử nhưng tập trung học các môn toán lý hóa rồi sau này lại theo thương mại nên cũng không còn quan tâm đến sở thích đọc sử nữa. từ ngày lên cấp 3 thì môn sử chỉ là thoáng qua, cứ nhạt dần, trí nhớ về lịch sử cũng phai dần, bây giờ thì sự hào hứng về cái này cũng giảm dần, thậm chí đôi khi còn có những nhầm lẫn củ chuối mà đến khi đọc lại thấy buồn cười. nhiều khi nghĩ thấy tiếc tiếc.


Chữ ký của ThanhNhi
Thiên nhai hà xứ vô phương thảo
Hà tất đơn luyến nhất chi hoa

Tài sản của ThanhNhi
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến ThanhNhi vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-02-2010), sao_phu08 (01-03-2010), Truy Vân (28-02-2010)
Cũ 28-02-2010   #6
Ảnh thế thân của LungLinh
LungLinh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-05-2009
Bài viết: 306
Điểm: 34
L$B: 4.126
Tâm trạng:
LungLinh đang offline
 
Nhớ ngày trước học cấp 3, đến môn này là thầy cô dạy ào ào mặc kệ ọc sinh có kịp tiếp thu hay ko. Linh học là lúc chưa có cải cách, sách mỏng, tiết học ít ( 1 tuần 1 tiết 45 phút vẻn vẹn, cô giáo kiểm tra bài hết 15p rồi ), đa phần trong tiết học chỉ có : cô đọc, trò chép. Về nhà ôm lấy vở mà học. Rồi sau cải cách, sáp dày @@ tiết học cũng chỉ có thế. Trong một thời gian ngắn mà bắt học sinh phải tiếp thu một lượng kiến thức lớn thế hỏi có hiệu quả ko??? Mà thỉnh thoảng tiết trống, giáo viên bận, sợ lớp ồn nên đưa giáo trình cho lớp trưởng đọc chép, thế cũng xong 1 tiết học. Học đi đôi với hành với có hiệu quả, ở cấp 3 học đơn giản là học, học là để trả bài cho giáo viên. ^^ như thế thuộc được bài để trả là 1 kỳ công rồi còn đòi hỏi j ở học sinh nữa ???!!!!


Chữ ký của LungLinh
Thu gọn nội dung

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LungLinh vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (06-04-2010), Lăng Độ Vũ (28-02-2010), Truy Vân (28-02-2010)
Cũ 28-02-2010   #7
Ảnh thế thân của Quỹ Nữ
Quỹ Nữ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 12-02-2010
Bài viết: 33
Điểm: 22
L$B: 1.952
Quỹ Nữ đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi thienhadenhatngu Xem bài viết
Nếu nói rộng ra thì tất cả các môn học khác cũng gặp phải vấn đề tương tự như lịch sử đó thôi. Đâu phải ai học xong phổ thông cũng có thể nhớ được những kiến thức xã hội cơ bản. Vấn đề chính không chỉ là môn Lịch sử mà chính là nền giáo dục của chúng ta, 1 nền giáo dục chủ yếu nhồi nhét vào đầu học sinh mớ kiến thức hỗn độn . Nhớ lại hồi trước, chẳng bao giờ về nhà mà cầm quyển lịch sử lên đọc say xưa cả. Trong khi lên lớp thì thầy cô cứ đọc và học sinh cứ chép. Về nhà thì học thuộc lòng như 1 con vẹt. Như thế thì sao mà nhớ nổi. Và vấn đề đâu phải chỉ mỗi môn Lịch sử. Địa lý, Sinh học hay tất tần tật những môn học khác đều thế cả thôi .
Vấn đề chính không chỉ là môn Lịch sử mà chính là nền giáo dục của chúng ta, 1 nền giáo dục chủ yếu nhồi nhét vào đầu học sinh mớ kiến thức hỗn độn

Bạn nhận xét về nền giáo dục Việt Nam như thế là không khách quan rồi. Có địa phương, có nơi giáo dục còn yếu nhưng không thể chụp mũ cho cả nền giáo dục của chúng ta như vậy. Bạn có xem chương trình "Đườnglên đỉnh Olympia" không? Nếu bạn thường xuyên xem chương trình này, bạn sẽ thấy được kiến thức tổng quát của các em học sinh thì tôi chắc rằng bạn sẽ không có nhận xét như thế này ...


Chữ ký của Quỹ Nữ
ĐẠO CAO 1 THƯỚC, MA CAO 1 TRƯỢNG, QUỸ CAO TRƯỢNG MỐT

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quỹ Nữ vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-02-2010), sao_phu08 (01-03-2010)
Cũ 28-02-2010   #8
Ảnh thế thân của thienhadenhatngu
thienhadenhatngu
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 11-09-2008
Bài viết: 1.286
Điểm: 101
L$B: 4.038.227
Tâm trạng:
thienhadenhatngu đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Quỹ Nữ Xem bài viết

Bạn có xem chương trình "Đườnglên đỉnh Olympia" không? Nếu bạn thường xuyên xem chương trình này, bạn sẽ thấy được kiến thức tổng quát của các em học sinh thì tôi chắc rằng bạn sẽ không có nhận xét như thế này ...
Không thể lấy 1 phần nhỏ như vậy mà bảo rằng "kiến thức tổng quát của các em học sinh" thế này hay thế kia. Nói như vậy khác nào bảo rằng từ thành tích thi Olumpic của học sinh VN suy ra tất cả học sinh VN đều học giỏi!!! Không phải 1 mớ kiến thức hỗn độn thế mà năm nào cũng cải cách, năm nào cũng thay sách giáo khoa và năm nào cũng thử nghiệm.


Chữ ký của thienhadenhatngu
Trường Giang cuồn cuộn đổ về đâu
Bao lớp sóng xô bấy lớp anh hùng
Ngoảnh đầu lại nhân tình thế thái
Được, mất; bại, thành bỗng chốc hóa hư không.
...


Tài sản của thienhadenhatngu
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến thienhadenhatngu vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-02-2010), Truy Vân (28-02-2010)
Cũ 28-02-2010   #9
Ảnh thế thân của LungLinh
LungLinh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-05-2009
Bài viết: 306
Điểm: 34
L$B: 4.126
Tâm trạng:
LungLinh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Quỹ Nữ Xem bài viết
Bạn nhận xét về nền giáo dục Việt Nam như thế là không khách quan rồi. Có địa phương, có nơi giáo dục còn yếu nhưng không thể chụp mũ cho cả nền giáo dục của chúng ta như vậy. Bạn có xem chương trình "Đườnglên đỉnh Olympia" không? Nếu bạn thường xuyên xem chương trình này, bạn sẽ thấy được kiến thức tổng quát của các em học sinh thì tôi chắc rằng bạn sẽ không có nhận xét như thế này ...
Thế tỷ có xem thời sự bao nhiêu em lớp 5 rồi vẫn còn chưa biết đọc biết viết ko ????
^^ Tỷ có thường xem phim Hàn Guốc ko?? Trong phim toàn là dzai xinh gái đẹp, chúng nó giải phẫu thẫm mỹ ko đó tỷ ơi. Tuyết Hàn Guốc - trong phim- trắng sao mà trắng cứ như tuyết trong tủ lạnh nhà mình í. qua thử 1 lần thì ôi thôi, khói bụi bám trên tuyết đen xì nhìn thấy gớm. Tốt thì khoe xấu thì che, mấy em đi thi toàn là học sinh giỏi, đề cho toàn quốc còn làm được, học vượt chương trình mới thi nổi thì làm sao ko giỏi được??!!


Chữ ký của LungLinh
Thu gọn nội dung

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LungLinh vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-02-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 09:30
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08077 seconds with 15 queries