Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 11-07-2009   #1
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.932
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Trạng Nguyên Việt Nam

.:: Lời Nói Đầu ::.


Từ khi bắt đầu mở khoa thi (1075) đến khi chấm dứt (khoa thi cuối cùng tổ chức năm 1919), tổng cộng có 184 khoa thi với 2785 vị đỗ đại khoa (đỗ tiến sĩ và tính cả phó bảng), trong đó có 56 Trạng nguyên (gồm 7 trong số 9 thủ khoa Đại Việt và 49 trạng nguyên).(Dựa theo công trình nghiên cứu "Các nhà khoa bảng Việt Nam" "Quốc triều hương khoa lục".)

Trạng Nguyên:

Trạng nguyên là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa đình thời phong kiến ở Việt Nam, kể từ khi có danh hiệu Tam khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trạng nguyên nói riêng và đỗ tiến sĩ nói chung phải vượt qua 3 kỳ thi: thi hương, thi hội và thi đình.

Khoa thi đầu tiên được mở ra dưới thời Lý năm 1075, nhưng người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh chưa được gọi là Trạng nguyên. Danh sách cụ thể những người đỗ đầu các kỳ thi này xem bài Thủ khoa Đại Việt. Phải đến đời vua Trần Thái Tông (1246 hoặc 1247?) mới đặt ra định chế tam khôi (3 vị trí đỗ đầu có tên gọi thứ tự là: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) thì mới có danh hiệu Trạng nguyên và người đầu tiên đạt danh hiệu Trạng Nguyên là Nguyễn Hiền. Đến thời nhà Nguyễn thì không lấy danh hiệu Trạng nguyên nữa. Do đó Trạng nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ đỗ khoa Bính Thìn (1736) thời Lê-Trịnh.

Danh sách dưới đây bao gồm cả 7 nhân vật đổ đầu bảng khoa từ năm 1246 trở về trước, khi vẫn chưa có danh hiệu Trạng Nguyên

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
cong danh (15-07-2009), Dương Nghiệp (12-07-2009)
Cũ 11-07-2009   #2
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.932
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
1. Lê Văn Thịnh (1038- ?)
Người làng Đông Cứu , huyện Yên Định, Bắc Giang . Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình( thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Băn`g thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sự

2. Mạc Hiển Tích ( ? - ? )

Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( Nay là Hải Hưng ). Đỗ TRạng nguyên khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông. Làm quan Hàn lâm Học sĩ rồi thăng lên đến Thượng thư ( Mạc Đỉnh Chi là cháu 5 đời của ông).

3. Bùi Quốc Khái ( ? - ? )

Người làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Tỵ niên hiệu Trịng Phù thứ 10 (1185), đời Lý Cao Tông. Ông đỗ cao và được nhận chức Nhập thị Kinh diên ( dậy Thái tử và hâù vua học )

4. Nguyễn Công Bình ( ? - ? )

Người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới ( Vĩnh Phú ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Dậu niên hiệu Kiến Gia thứ 3 (1213), đời Lý Huệ Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .

5. Trương Hanh ( ? - ? )

Người làng Mạnh Tân ( Yên Tân ), huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng , Hải Dương (huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Kiên Trung thứ 8(1232), đời Trần Thái Tông . Làm quan đến Thị lang, Hàn lâm Học sĩ .

6. Nguyễn Quan Quang ( ? - ? )
Người xã Tam sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc( huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Ngọ(1234). Làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không .

7. Lưu Miễn ( ? - ? )

Còn có tên Lưu Miện, không rõ quê quán. Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi niên hiệu Thiên Ứng - Chính Bình thứ 8 (1239), đơì Trần Thái Tông. Làm quan tới chức Hàn lâm Thị độc .

8. Nguyễn Hiền ( 1234 - ? )
Người xã Dương A, huyện Thượng Hiên` , sau đổi là Thượng Nguyên ( nay là huyện Nam Ninh, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì , niên hiệu Thiên Ứng-Chính Bình thứ 16( 1247), đời Trần Thái Tông. Khi ấy ông mới 13 tuổi, vì còn thiếu niên vua cho về quê 3 năm tu dưỡng . Làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Về hưu, mất tại nhà. Có đi sứ Nguyên vài lân` .

9. Trần Quốc Lặc ( ? - ? )

Người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng ( nay là huyện Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông. Làm quan đến Thượng thự Sau khi mất, vua phong làm Phúc thân`, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương .

10. Trương Xán ( ? - ? )

Người xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch , châu Bố Chính ( nay thuộc tỉnh Bình Trị Thiên ). Đỗ Trại Trạng nguyên, cùng khoa với kinh Trạng nguyên Trần Quốc Lặc năm 1256, đời Trần Thái Tông. ( Thời Trần nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng nguyên thì gọi là Kinh Trạng nguyên, còn từ Thanh Hoá trở vào gọi là Trại). Về tri thức đều phải giỏi như nhau .

11. Trần Cố ( ? - ? )

Người xã Phạm Triền , huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng ( nay thuộc huyện Ninh Khanh, Hải Hưng ). Đỗ Kinh Trạng nguyênkhoa Bính Dần niên hiệu Thiệu Longthứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông. Làm quan đến Hiến sát sứ .

12. Bạch Liêu ( ? - ? )

Người xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu( nay thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh ). Đỗ Trại Trạng nguyên cùng khoa với Kinh Trạng nguyên Trần Cố khoa Bính Dần. Sau khi qua đời được vua phong cho làm Phúc thần, hiệu là Đương Cảnh thành hoàng Đại Vương.

13. Lý Đạo Tái ( 1254 - 1334 )

Người làng Vạn Tải, huyện Gia Định xứ Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Than`h , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý, niên hiệu Nguyên Phong thứ 2 ( 1252 ), đời Trần Thái Tông. Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm, có đi sứ Trung Quốc. Về sau , ông bỏ quan đi tu ở chuà Quỳnh Lâm ( Hải Dương cũ ), được sư pháp Loa và Trần Nhân Tông ( tổ thứ nhất ) rất trọng . Năm 1317, Pháp Loa ( vị tổ thứ 2) đem y bát của Điêu ngự giác hoan`g ( tổ thứ nhất ) truyền cho . Sau khi được truyền Y bát, Đạo Tái lên tu ở núi Yên Tử làm vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm, với đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả . Huyền Quang giỏi thơ văn. Hiện còn tác phẩm " Trần triều thế phả hành trạng "

14. Đào Thúc ( ? - ? )

Người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn ( nay thuộc tỉnh Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Hợi, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông . Không rõ ông làm quan đến chức gì. Chỉ biết sau khi chết ông được phong Phúc thân` tại địa phương .

15. Mạc Đỉnh Chi ( 1272 - 1346 )

Có tên tự 9 tên chữ ) là Tiết Phu, người làng Lũng Động. Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), đời Trần Anh Tông. Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư ), đi sứ nhà nguyên 2 lần. Thân hình xấu xí, tính giản dị thanh liêm, minh mẫn , đối đáp nhanh . Khi vào thi Đình, vua thấy ông quái dị , tỏ ý không hài lòng. Ông liền làm bài " Ngọc tỉnh liên phú " ( bài phú hoa sen trong giếng ngọc ) để tỏ chí mình. " Ngọc tỉnh liên phú ", thơ và câu đối cu/a ông vẫn còn truyền tới ngày nay trong sách "Việt âm thi tập" và " Toàn Việt thi lục ".

16. Đào Sư Tích ( ? - ? )
Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân , sau đổi là huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường ( nay thuộc huyện Nam Ninh , Hà Nam Ninh ). Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Làm quan Tả tư lang trung, Nhập nội Hà khiển Han`h khiển . Vua sai ông chép sách " Bảo hoà điện dư bút ". Thời Hồ Quý Ly, bị giáng xuống Trung tư thị lang, Tri thẩm hình viện sự. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm Than`h hoan`g, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm Thượng đẳng thân`.

17. Lưu Thúc Kiệm ( ? - ? )

Người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận Am, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Thìn niên hiệu Thánh nguyên thứ nhất (1400), đời Hồ Quý Lỵ Làm quan đến Hàn Lâm trực học sĩ. Ông giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng. Ông là bạn cùng khoa với nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên ... Họ đều phục tài năng mẫn cán và đức tính liêm khiết của ông.

18. Nguyễn Trực ( 1417 - 1474 )

Có tên chữ là Công Dĩnh, tên hiệu là Hu Liêu, người làng Bối Khê, huyện Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc huyện Thanh Oai , Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3(1442), đời Lê Thái Tông. Làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng, đi sứ nha Minh gặp khi thi hội, ứng chế ông lại đỗ đầụ Người đương thời gọi ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên- Trạng nguyên hai nước . Hiện còn 3 tác phẩm : Bảo anh lương phương ( y học ), Hu Liêu tập (văn), và Ngu nhàm (văn).

18. Nguyễn Nghiêu Tư ( ? - ? )

Có tên hiệu là Tùng Khê, thuở nhỏ còn có tên tục là Lợn vì đẻ tháng Hợi, người xã Phú Lương , huyện Võ Giàng , phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà thứ 6 (1448), đời Lê Nhân Tông. Làm quan An phủ sứ, Hàn lâm trực học sĩ. Đi sứ nhà Minh rồi được thăng lên Lại bộ Thượng thư .

20. ương Thế Vinh (1441 - ? )
Có tên chữ là Cảnh Nghị , hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Vụ bản, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), đời LêThánh Tông. Làm quan các chức: Trực học sĩ viện Hàn lâm, Thị thư, Chưởng viện sự. Ông chẳng những giỏi văn còn giỏi toán nên người đương thời gọi ông là Trạng Lường .

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 11-07-2009   #3
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.932
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
21. Vũ Kiệt ( ? - ? )

Người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Tỵ, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1473), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư .

22. Vũ Tuấn Thiều ( 1425 - ? )

Người làng Nhật Thiều, huyện Quảng Đức, phủ Trung Đô ( Nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang.

23. Phạm Đôn Lễ ( 1454 - ? )

Người làng Hải Triều , huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng, trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Thị lang, Thượng thự Ông là tổ sư nghề dệt chiếu cói Hới nổi tiếng của tỉnh Thái Bình .

24. Nguyễn Quang Bật ( 1463 - 1505 )


Người làng Bình Ngô, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( Nay là huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Hàn lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú. Vì trái ý của LêUy Mục nên bị giáng xuống Thưà Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá , và tặng lá cờ thêu 3 chữ" Trung Trạng Nguyên ". Vua còn cho dân địa phương lập miếu thờ làm thành hoàng .

25. Trần Sùng Dĩnh ( 1465 - ? )

Người làng Đông Khê, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùiniên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Đô ngự sử Thập nhị Kinh diên, rồi được thăng lên Hộ bộ Thượng thự Khi mất được phong cho làm Phúc thân` tại quệ

26. Vũ Duệ ( ? - 1520 )

Còn có tên là Vũ Công Duệ, tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây( nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầụ

27. Vũ Tích ( ? - ? )

Có sách cho là Vũ Dương, người làng Man Nhuế, huyện Thanh Lâm, Thừa Tuyên , Hải Dương ( nay thuộc huyệ Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Làm quan đến Hàn lâm Thị thư, đi sứ Trung Quốc, được thăng lên Công bộ Thượng thư, tước Hầụ Có chân trong nhóm Tao Đàn thị nhập bát tú của LêThánh Tông .

28. Nghiêm Hoản ( ? - ? )

Còn có tên là Viên, xã Phùng Ninh Giang, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), đời Lê Thánh Tông. Ông mất ngay sau khi đỗ, chưa kiệp nhận chức .

29. Đỗ Lý Khiêm ( ? - ? )

Người xã Dong Lãng, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ ( Nay là huyện Vũ Thư , Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời Lê Hiển Tông. Làm quan đến Phó đô Ngự sử. Đi sứ nhà Minh bị mất ở dọc đường.

30. Lê Ích Mộc ( ? - ? )

Người xã Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn ( Nay là huyện Thủy Nguyên , thành phố Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 ( 1502), đời Lê Hiển Tông . Làm quan đến Tả thị lang. Trước khi đỗ đạt , ông ở chùa Diên Phúc, nên đến khi ông chết, nhân dân địa phương lập miếu thờ và tạc tượng ông thờ ở cạnh chùạ

31. Lê Nại ( 1528 - ? )

Có sách chép là Lê Đỉnh, người xã Mộ Trạch , huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng( nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyêhn khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất (1505), đời Lê Uy Mục. Làm qua đến Hộ bộ Thị Lang , lúc mất được tặng tước Đạo Trạch Bá.

32. Nguyễn Giản Thanh ( 1482 - ? )


Người xã Hương Mặc ( Ông Mặc ), huyện Đông Ngàn , phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay là huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 ( 1508), Đời Lê Uy Mục . Làm quan đến Viện hàn lâm Thị thư, kiêm Đông các Đại học sĩ. Đi sứ phương Bắc rồi được thăng lên Thượng thư, Hàn lâm Thị độc Chưởng viện sự, tước Trung Phủ Bá, lúc mất được tăng tước Hầu .

33. Hoàng Nghĩa Phú ( 1479 - ? )

Người xã Lương Xá( sau làm nhà ở Đan Khê ), huyện Thanh Oia , tỉnh Hà Sơn Bình ( nay là xã Đa Sĩ, Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 2 (1511), đời Lê Tương Dực . Làm quan đến Tham tri chính sự, kiêm Đô ngự sử. Lúc mất được phong làm phúc thần.

34. Nguyễn Đức Lượng ( ? - ? )

Người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên niên hiệu Hồng Thuận thứ 5 (1514), đời Lê Tương Dực. Đi sứ phương Bắc, lúc mất được tặng Thượng thự

35. Ngô Miên Thiều ( Thiệu ) ( 1498 - ? )

Người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Dần, niên hiệu Quan Thiệu thứ 3 (1518), Đời Lê Chiêu Tông. Làm quan cho nhà Mạc đến Thượng thư kiêm Đô ngự sử, Nhập thị Kinh diên, tước Lý Khế.

36. Hoàng Văn Tán (? - ?)

Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi, niên hiệu Thống Nguyên thứ 2 (1523) thời Lê Cung Đế.

37. Trần Tất Văn ( ? - ? )

Người xã Nguyệt Áng, huyện An Lão, phủ Kinh Môn, Hải Dương ( nay thuộc ngoại thành Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526), thời Lê Cung Đế . Thời Mạc, đi sứ phương Bắc, rồi làm đến Thượng thư, tước Hàn Xuyên Bá .

38. Đỗ Tông ( ? - ? )

Người xã Lại Óc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 ( 1529), đời Mạc . Làm quan đến Đông các Đại học sĩ. Lúc mất được truy tặng Hình bộ Thượng thự

39. Nguyễn Thiến ( ? - ? )

Có tên hiệu là Cảo Xuyên , người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam ( nay thuộc tỉnh Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính thứ 3 (1532), đơì Mạc Thái Tông ( Đăng Doanh ). Làm quan đến Thượng thư bộ Lại kiêm Đô ngự sử, tước Thư Quận Công . Thọ 63 tuổi .

40. Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 - 1585 )

Có tên chữ là Hạnh Phủ. hiệu là Bạch Vân tiên sinh , biệt hiệu Tuyết Giang Phu Tử . Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu đại chính thứ 6 (1535), đời Mạc Thái Tông. Làm Đông các Hiệu thư, Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Trình Tuyền Hầu .

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
cong danh (15-07-2009)
Cũ 12-07-2009   #4
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.932
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
41.Giáp Hải ( ? - ? )

Sau đổi tên là Giáp Trưng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn ( nay thuộc huyện Yên Dũng, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ9 (1538), đời Mạc Thái Tông. Làm quan đến Lục bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên, tước Kế Khê Bá, Luân Quận Công .

42.Nguyễn Kỳ ( ? - ? )

Người làng Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu , trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Châu Giang, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu , niên hiệu Quảng Hoà thứ nhất ( 1541), đơì Mạc Hiến Tông ( Phúc Hải ). Làm quan đến Hàn lâm Thị thự.

43.Dương Phú Tư ( ? - ? )

Người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Văn Lâm, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông ( Phúc Nguyên ). Làm quan Tham Chính. Dâng sớ xin qui thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn .

44.Trần Bảo ( 1523 - ? )

Người xã Cổ Chữ, huyện Giao Thủy , trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Xuân Thủy, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan Thượng thư, đi sứ phương Bắc, tước Nghĩa Sơn Bá, được tặng Quận Công .

45.Nguyễn Lượng Thái ( ? - ? )

Người xã Bình Ngô, huyện Gia Định , phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Than`h, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 (1553), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan đến Tả thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham Hầu .

46.Phạm Trấn ( ? - ? )

Người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc , phủ Hạ Hồng , Hải Dương ( nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn , niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556), đời Mạc Tuyên Tông . làm quan cho nhà Mạc , khi nhà Mạc mất, cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hạị

47.Đặng Thì Thố ( 1526 - ? )

Người làng Yên Lạc, huyện Thanh Lâm ( nay thuộc huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Mùi , niên hiệu Quang Bảo thứ 6 (1559), đời Mạc Tuyên Tông. Được nhà Mạc rất trọng dụng .

48.Phạm Đăng Quyết ( ? - ? )

Tên lúc nhỏ là Phạm Duy Quyết, người làng Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, Hải Dương ( Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất , niên hiề.u Thuần Phúc thứ nhất (1562), đời Mạc Mậu Hợp . Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Xác Khê Hầu.

49.Phạm Quang Tiến ( ? - ? )

Người làng Lương Xá, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565), đời Mạc Mậu Hợp. Mất trên đường đi sứ Trung Quốc .

50.Vũ Giới ( ? - ? )

Người xã Lương Xá, huyện Lương Tài , trấn Kinh Bắc ( Thuận Thành, Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577). Làm quan đến lại bộ Thượng thự

51.Nguyễn Xuân Chính ( 1587 - ? )

Người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang. Được tặng Thượng thư, tước Hầụ

52.Nguyễn Quốc Trinh ( 1624 - 1674 )

Người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng ( nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì , Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Bồi tụng. Đi sứ Thanh ,bị giết hại, sau được truy tặng Binh bộ Thượng thư, Trì Quận Công. Vua cho tên thụy là Cường Trung và phong cho làm Thượng đẳng Phúc thân`.

53.Đặng Công Chất ( 1621 - 1683 )

Người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661). Làm quan đến Thượng thư bộ Binh , bộ Hình. Lúc mất được tặng Thiếu Bảo, tước Bá.

54.Lưu Danh Công ( 1643 - ? )

Người làng Phương Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam ( Nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), đời Lê Huyền Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .

55.Nguyễn Đăng Đạo ( 1650 - 1718 )
Sau đổi tên là Liên, người làng Hoài Bão, huyện Tiên Sơn, trấn Kinh Bắc nay là huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hoà thứ 4 (1683), đời Lê Hy Tông. Làm quan đến Hữu thị lang bộ Lại, Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Bá. Đi sứ Trung Quốc, lúc mất được tặng Thượng thư bộ Lại, Thọ Quận Công .

56.Trịnh Huệ ( 1701 - ? )

Có tên hiệu là Cúc Lam, người xã Sóc Sơn, huyện Quảng Hóa, Thanh Hoá ( nay thuộc huyện Quảng Xương, Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), đời Lê Ý Tông. Làm quan Tham tụng rồi được thăng lên Thượng thư bộ Hình, Quốc Tử Giám Tế Tửu ( thời Trịnh Doanh ).

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
cong danh (15-07-2009)
Cũ 19-09-2009   #5
Ảnh thế thân của Tây Độc
Tây Độc
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 12-09-2009
Bài viết: 66
Điểm: 9
L$B: 2.749
Tâm trạng:
Tây Độc đang offline
 
Giai thoại về Trạng Huyền Quang

Giai thoại về Trạng Huyền Quang

--------------------------------------------------------------------------------

Nỗi oan Sư Thầy

Nhà sư Huyền Quang (HQ) tuổi còn rất trẻ mà đã nổi tiếng là vị chân tu, tên tuổi lừng vang khắp nước. Nhưng nhà vua Trần Anh Tông (TAT) thì vẫn chưa thật tin điều này. Vua quyết thử xem thực hư , bền ban cho HQ 10 dật vàng có dấu quốc khố. HQ không nhận nhưng vua cứ ép, bảo cầm 7 dật về nuôi mẹ còn 3 dật thì giữ lại phòng khi lỡ làng. HQ bất đắc dĩ nhận vàng về tu ở chùa Hoa Yên, núi Yên Tử.
Vài tháng sau đó, Anh Tông sai một cung nữ đẹp tên là Điểm Bích (ĐB lên chùa Hoa Yên để thử sư, hẹn rằng nếu lấy được 3 dật vàng về thì sẽ có thưởng. ĐB giả làm người đi lễ lên chùa một đêm trăng đẹp và xin nhà sư cho ngủ đỡ một lần. Sư HQ cho phép ĐB nghỉ ở nhà phương trượng. Đêm hôm ấy, ĐB lần tới phòng sư lân la chuyện trò, tìm cách trêu ghẹo. Nhưng HQ lòng trần không bợn. ĐB không sao lay chuyển được kẻ tu hành. Bí quá hóa liều, Đ B đành xáp đến gần co tay, kéo áo khiến cho nhà sư vô cùng lúng túng. May mắn lúc ấy có người bên ngoài gõ cửa xin thuốc, sư mới thoát được ra. Đ B dụ không nổi HQ vừa thẹn mình , vừa sợ mệnh vua, nên định ra sau núi tự tử. HQ hết lòng can ngăn. Đ B nói rõ sự tình khiến HQ ái ngại. Nhà sư liền vào phòng lấy ba dật vàng đưa cho , để nàng khỏi tội trước nhà vua.
Đ B mang được vàng về dâng vua, lại còn nghĩ được một bài thơ nôm tuyệt hay và nói là của sư HQ làm để trêu ghẹo mình buổi ấy :
Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
Người hòa tươi tốt , cành hòa lạ
Mâu thích ca, nào thú hữu tình !
Bài thơ nôm quả là rất tình tứ. Anh Tông lại nhận đúng là mấy dật vàng có dấu quốc khố mình ban cho sư , nên nổi giận cho HQ là sư hổ mang , định trị tội.
Nhờ có bà lão xin thuốc kể lại và đối chất cùng ĐB , mãi sau vua mới biết HQ bị nghi oan. Nhà sư tiếp tục đường tu và trở thành vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm.
Sư HQ tên thật là Lý Đạo Tái , người ở làng Vạng Ty huyện Gia Bình (nay là huyện Gia Lương ). Ông sớm đỗ cao, mới 19 tuổi đã là Trạng nguyên và làm quan đời vua Nhân Tông (1279-1293 ). Hồi chưa đỗ đạt , gia cảnh Đạo Tái bần hàn đến mức người trong họ ai cũng coi thường , không thèm đỡ đần , cứu giúp , đành phải bỏ làng đi học nơi xa. Đến khi Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên, rồi ra làm quan lại có nhiều người đến nhận họ , khiến ông cảm thấy buồn. Có câu thơ truyền ràng Đạo Tái nói về chuyện này :
Khó khăn thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em.
Vì cám cảnh đời đen bạc. LDT cố tìm cách giải đáp. Ông theo đạo Phật và hiểu ra được về nỗi thống khổ của con người, từ đó ông quyết chí đi tu.
Trong lịch sử nước Nam ta chỉ có Lý Đạo Tái (Huyền Quang ) là nhà sư có học vị cao nhất.


Chữ ký của Tây Độc
Học làm chi, thi làm gì
Tú Xương cũng rớt, .....huống chi là mình

www.VinaUSAConnection.Com
www.BongLaiDao.Com

Tài sản của Tây Độc
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-09-2009   #6
Ảnh thế thân của Tây Độc
Tây Độc
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 12-09-2009
Bài viết: 66
Điểm: 9
L$B: 2.749
Tâm trạng:
Tây Độc đang offline
 
Trạng Hiền

Trạng Hiền

--------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Hiền quê ở Dương A huyện Thượng Nguyên tỉnh Nam, nhỏ tuổi mà sức học tinh thông. Năm Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (Tân Mùi ) , vua Trần Thái Tôn cho mở khoa thi lớn. Nguyễn Hiền (NH) mới 13 tuổi về kinh ứng thí và lập tức được lấy đỗ Trạng Nguyên. Khóa thi của NH có 3 người đỗ cao và đều rất trẻ đó là NH, Trạng nguyên 13 tuổi , Lê Văn Hưu, bảng nhãn 18 tuổi, và Đặng Ma La, thám hoa 14 tuổi.
Nhà vua thấy NH còn trẻ tuổi mà đổ sớm, mới hỏi :
- Trạng nguyên học ở đâu?
TH quỳ tâu :
- Thần xin tâu bệ hạ , thần chỉ học thần...và thỉnh thoảng có hỏi sư ông ở chùa làng thêm đôi ba chữ.
Vua thấy Trạng nguyên nói năng quê kịch mà còn có vẻ kiêu căng không được vừa lòng nên truyền phán buộc trạng trở về học lễ nghĩa thêm. Trạng Hiền vì thế chưa được ban áo mão.
Trạng Hiền về quê, ngày ngày đọc sách nhưng vẫn ham chơi bời, thường lúc rỗi rãi vẫn còn trẻ chơi khăng, thả diều. Một lần, triều đình tiếp sứ Tàu, viên sứ đưa ra một con ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó một sợi chỉ mảnh. Được như vậy, y mới chịu vào thành. Ấy là viên sứ muốn thử tài người Nam xem sao. Vua truyền cho các quan tìm cách xâu thử nhưng vị nào cũng loay hoay và đành lè lưỡi, lắc đầu. Bấy giờ vua mới nhớ đến Trạng Hiền bèn cho người vời gặp . Viên quan được giao việc đến qua trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu nghịch đất đầu làng. Thấy trong đó có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang bày cho lũ bạn đắp một con voi bằng đất mà tứ chi lẫn tai, vòi... có thể ngoe nguẩy cử động được , sứ giả đoán chừng là Trạng Hiền bèn buông một vế đối thăm dò :
- Tự là chữ, cất giằng đầu ; tử là con , con ai con ấy?
Cậu bé nghe được, không ngước mặt lên, cũng thủng thẳng buôn một câu :
- Vu là chưng , bỏ ngang lưng; đinh là đứa , đứa nào đứa này.
Chủ ý của viên quan xuất một vế đối theo lối chiết tự chữ Hán. Chữ tự có hai bộ phận trên như cái giàn xay, dưới là chữ tử . Để nguyên tự có nghĩa là chữ, bỏ giằng trên còn lại chữ tử nghĩa là con và gắn luôn với vế nôm tiếp đó thành một câu hỏi nửa chữ nửa nôm. Trạng Hiền cũng đối lại bằng khiết tự kết hợp với một phần nôm : chữ vu là chưng có hai nét ngang và một nét móc , bỏ nét ngang ở dưới thành chữ đinh nghĩa là đứa, đi với đứa nào, đứa này là một vế đối ý rất chỉnh và rất xược.
Viên quan biết đích là Trạng bèn xuống ngựa truyền lại ý vua vời Trạng về kinh. Nhưng Trạng Hiền không chịu viện lẽ rằng trước vua cho Trạng kém lễ buộc về, nhưng lần này vua cho vời Trạng lên lại cũng không giữ đúng lễ. Viên quan khong biết làm thế nào, phải trần tình dầu đuôi chuyện sứ giả nước ngoài đưa câu đố mà chưa ai giải được . TH nghe biết chỉ cười, trở lại với đám trẻ chăn trâu. Chờ cho viên quan lên ngựa đi một đỗi, ông mới xui đám trẻ cùng hát :
Tích tịch tang, tích tịch tang !
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tích tịch tang, tích tịch tang !
Viên quan nghe nhẩm thuộc lời ấy, biết trạng đã chỉ cách giải đó, vui vẽ ra về.
Sau lần ấy vua theo lễ cho mời ông, nhưng Trạng Hiền trải qua một cơn đau nặng đã mất sớm.


Chữ ký của Tây Độc
Học làm chi, thi làm gì
Tú Xương cũng rớt, .....huống chi là mình

www.VinaUSAConnection.Com
www.BongLaiDao.Com

Tài sản của Tây Độc
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-09-2009   #7
Ảnh thế thân của Tây Độc
Tây Độc
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 12-09-2009
Bài viết: 66
Điểm: 9
L$B: 2.749
Tâm trạng:
Tây Độc đang offline
 
Giai thoại về Lê Văn Thịnh

Giai thoại về Lê Văn Thịnh

Trạng Hóa Cọp
Từ cuối thế kỷ XI, nhà Lý đã chú ý đến nho học, cho mở khoa thi đầu tiên (Ất Mão 1075) và chọn được vì TN khai khoa ở nước ta. Đó là TN Lê Văn Thịnh (LVT), người vùng kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Lương tỉnh Hà Bắc ).
Trạng nguyên Lê Văn Thịnh nổi tiếng thông minh, đỗ đại khoa xong là có chỉ triều đình vời ra làm quan ngay. Ông đưỢc vào cung dạy Lý Nhân Tông - từ thuở b e, rồi tiếp đó đãm nhiệm các chức trách ở triều đình, dần dần lên đến địa vị Thái sư.
Năm 1084, sau cuộc chiến thắng quân Tống, vua Lý va nguyên soái Lý Thường Kiệt thực hiện chính sách ngoại giao không khéo, xin cùng với Tống giảng hòa sai sứ thông thượng Những việc đầu tiên thảo luận là vấn đề trao trả tù binh, phân chia địa giới, đòi lại những vùng đất mà quân Tống đã lấn chiếm trước đây. Lê Văn Thịnh - lúc này còn giữ chức lang trung binh bộ, được cử làm trưởng đoàn sang Tống đàm phán. Hội nghị đã họp vào tháng 7 năm Giáp Tý (1081). Phía nhà Tống cử viên sứ giả Thành Trạc đứng đầu. Nội dung cuộc tranh luận là bàn về chương giới thuộc hai châu Quy Hóa và Tuận An, cụ thể là đất Vật dương, Vật ác.
Chính tại cuộc hội nghị này, Lê Văn Thịnh đã nổi bật lên là một nhà ngoại giao kiên quyết lý lẽ vững vàng, thái độ cứng rắn. Lê Văn Thịnh nói rõ hai vùng đất ấy là của nước ta đã bị bọn tù trưởng ở biên giới nhân lúc lộn xộn đem nộp cho nhà Tô"ng để mong tránh nạn binh hỏa nay xin nhà Tống trả lại. Phái đòn Thành Trạch không chịu lận luận rằng :
- Những đất khi giao tranh đã bị chiếm bay giờ đem trả lại thì đúng . Còn những đất mà người địa phương coi giữ đã xin quy phụ về thiên triều, thí không có lý gi phải trả lại .
Lê Văn Thịnh trả lời :
- Đất thì có chủ. Bọn được giao cho coi giữ mang nộp và trốn đi thì đó là đất ăn trộm. Chủ giao cho mà lại trộm của chủ, là phạm tội không tha thứ được. Kẻ ăn trộm và kẻ tàng trữ vật trộm cắp đều sai, huống chi bọn chúng lại mang đất trộm đến dâng là làm bẩn sổ sách của thiên triều!
Lời nói khéo léo mà nghiêm khắc của Lê Văn Thịnh đã làm cho bọn sứ thần nhà Tống phải hổ thẹn nhưng chúng vẫn cứ lằng nhằng . Chuộc tranh chấp đất đai này còn kéo dài nhiều năm về sau, có đến sáu lần thảo luận nữa mà không ngã ngũ . Nhưng Lê Văn Thịnh đã được triều đình rất kính phục . Ngay năm sau (1085) ông được thăng vượt cấp cử giữ chức Thái sư, quan đầu triều.
Nhưng có điều lạ là kết cục hành trạng của vị Thái sư Trạng nguyên này lại là những trang bi kịch. Một việc kỳ quặn đã xảy ra cho đến nay vẫn chưa ai giải thích được rõ ràng. Vào một ngày nào đó (1) Vua Lý Nhân Tông cùng các triều thần dong thuyền dạo chơi trên Hồ Tây, để hưởng lạc thú cảnh thái bình , sau những ngày chiến tranh chấm dứt. Thuyền ra đến giữa hồ thì sương mù tỏa xuống che cả đội thuyền ngự, ảo ảo mờ mờ. Đó là hiện tượng thiên nhiên quen thuộc ở hồ Tây. Bỗng ngay giữa thuyền ngự, một con cọp ở đâu xuất hiện, nhảy vào đám đông, các quan và bọn lính ngự lâm thị vệ hoảng hốt dạt ra, cọp lao vào vua Lý Nhân Tông như sắp sửa vồ ăn thịt. Người lái thuyền, một ông chài can đảm và linh hoạt, vội vàng ném vào đầu cọp một cái lưới - tình cờ ông vớ được bên cạnh mình. Lưới lùng nhùng bổ vây lấy cọp, làm cho nó lúng túng không thể thoát ra. Nhà vua và các tùy tùng được hoàn hồn, thì vưa lúc sương mù cũng giảm bớt, trông rõ mặt người. Bọn lính xông vào bắt cọp. Nhưng...không phải cọp ! Mà lại là...thái sư Lê Văn Thịnh đang loay hoay trong tấm lưới. Lập tức, Lê Văn Thịnh bị trói điều về để triều đình luận tội. Kết luận không ai nói cũng rõ: Lê Văn Thịnh đã bị buộc là dùng phù phép để hóa thành cọp, toan giết vua cướp ngôi. Lẽ ra phải tru di tam tộc, nhưng Lý Nhân Tông nghĩ thương một vị đại thần đã có nhiều công lao trong các việc nội trị ngoại giao, lại là người có học hành uyên bác nên không bắt tội chết. Lê Văn Thịnh bị cách hết chức tước, đẩy vào Thanh Hóa. Ông trú ngụ tại đây và lập cơ ngơi mới ở vùng này. Có tài liệu cho rằng tiến sĩ Lê Quát (đời nhà Trần) là dòng dõi của ông.
Việc Thái sự Trạng nguyên Lê Văn Thịnh hóa hổ đến nay vẫn chưa ai giải thích được cho chính sác. Các nhà nho, các sử thần phong kiến ngày xưa đều kết luận là Lê Văn Thịnh đã có tham vọng cướp ngội tội rất nặng. Nhưng người ta vẫn không hiểu sao mà vua Lý lại xử phạt một cách khoan hồng. Một số nhà nghiên cứu đời sau không tin vào chuyện phi phép đã giải thích hiện tượng này một cách khác nhưng tên tuổi và giai thoại Trạng hóa cọp hay Thái sư hóa cọp thì vẫn tồn tại, lưu truyền cho tới bây giờ.

(1) Sách Việt sử lược nói là vào tháng 11. Sách Toàn thư nói là vào tháng ba, còn sách Việt Điện U Linh lại chỉ nói vào mùa thu. Cuộc đi chơi này, các tài liều cho biết là Lý Nhân Tông dạo chơi để xem đánh cá.


Chữ ký của Tây Độc
Học làm chi, thi làm gì
Tú Xương cũng rớt, .....huống chi là mình

www.VinaUSAConnection.Com
www.BongLaiDao.Com

Tài sản của Tây Độc
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-09-2009   #8
Ảnh thế thân của Tây Độc
Tây Độc
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 12-09-2009
Bài viết: 66
Điểm: 9
L$B: 2.749
Tâm trạng:
Tây Độc đang offline
 
Giai thoại văn chương, lịch sử mạc đĩnh chi

Giai thoại văn chương, lịch sử mạc đĩnh chi

--------------------------------------------------------------------------------

Mạc Đĩnh Chi (MĐC) thông minh từ nhỏ, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ. Năm 1304, vua Trần Anh Tông mở khoa thi để kén người tài trong bốn cõi. Năm ấy, ông thi đỗ Trạng nguyên với điểm loại ưu. Hôm nhà vua ban cho mũ áo , rất ngạc nhiên thấy MĐC chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ, thấp , tướng mạo xấu xí. Vua Anh Tông có ý không muốn dùng ông. M-ĐC bực lắm, không nói gì cả, về nhà viết bài phú "Ngọc tỉnh liên " (Cây sen trong giếng, ngọc), ông tự ví mình như một thứ sen thần mọc trong giếng ngọc .
Bài phú được dâng lên vua Anh Tông. Từng câu, từng chữ trong bài phú đã làm cho vua Anh Tông bừng tỉnh và thốt lên : "Mạc Trạng nguyên quả là bậc thiên tài, có tiết tháo ".
- MĐC là người rất liêm khiết, thẳng thắn, được tiện không lấy làm của riêng, giàu sang phú quý đối với ông không có ý nghĩa gì, cho nên được người đời ca tụng.
Một lần, vào năm 1323, vua Trần Minh Tông cho gọi viên quan nội thị đến nói nhỏ :
- Nghe nói các quan và dân chúng đều quen MĐC là người liêm khiết, thẳng thắn lắm. Trẫm định thử xem có đúng như thế chăng?
Nói đoạn , vua Minh Tông lấy 10 quan tiền đặt vào tay viên quan nội thị, rồi nghe sát tai thì thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu :
- Thần sẽ làm đúng như ý bệ hạ sai bảo.
Sáng ấy, Mạc dậy sớm hơn thường lệ. Trời còn chưa sáng rõ , ông đã tập xong hai bài quyền. Ông vươn người hít thở không khí trong lành của buổi sớm ban mai. Xong công việc thường lệ , ông lững thững vào nhà. Vừa bước lên bậc cửa, bỗng ông kêu lên kinh ngạc :
- Ô kìa ! tiền của ai đánh rơi mà nhiều thế kia?
Ông nhặt lên đếm, vừa tròn 10 quan. Ông thầm nghĩ : "Quái ! Đêm qua không có ai lại chơi, sao có tiền rơi? ". Ông vội vã khăn áo chỉnh tề, vào yết kiến nhà vua :
- Tâu bệ hạ, thần sáng nay có bắt được 10 quan tiền ở trước cửa nhà, hỏi khắp cả mà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ trả lại kẻ mất của.
Vua Minh Tông mỉm cười gật đầu :
-Không ai nhận tiền ấy thì người cứ lấy mà dùng...
-Thưa bệ hạ , tiền này không ít, người mất của chắc xót xa lắm, nên tìm người trả lại thì hơn.
- Nhà ngươi yêu tâm, cứ giữ lấy mà dùng. Tiền thưởng lòng chính trực , liêm khiết của nhà ngươi đấy.
Mạc Đỉnh Chi bấy giờ mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông chào tạ ơn trở về.


Chữ ký của Tây Độc
Học làm chi, thi làm gì
Tú Xương cũng rớt, .....huống chi là mình

www.VinaUSAConnection.Com
www.BongLaiDao.Com

Tài sản của Tây Độc
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-09-2009   #9
Ảnh thế thân của Tây Độc
Tây Độc
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 12-09-2009
Bài viết: 66
Điểm: 9
L$B: 2.749
Tâm trạng:
Tây Độc đang offline
 
Câu đối ở quan ải - lịch sử mạc đĩnh chi

Câu đối ở quan ải

--------------------------------------------------------------------------------

Năm 1308, MĐC nhận chiếu chỉ của vua Anh Tông đi sứ nhà Nguyên. Dạo ấy vào đầu mùa hạ, tuy trời ít mưa, nhưng đã mưa thì mưa như đổ nước từ trên trời xuống; đường sá, đồng ruộng, nước trắng băng một màu, việc đi lại gặp trở ngại lớn. Chính vì vậy mà đoàn sứ bộ đến qua ải chậm mất hai ngày. Quan coi ải một mức không cho qua. M ĐC bực lắm, toan quay trở về nhưng nghĩ đến mệnh vua mà mình gánh vác chưa trọn nên nán lại xin đi. Ngẫm nghĩ hồi lâu , viên quan coi ải nói :
- Nghe nói ngài là người có tài văn chương, tài ấy sao không sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một vế câu đối, nếu đối thông suốt, sẽ mở cửa ải; bằng không,xin mời ngài quay lại .
Yên lặng giây lát, viên quan nọ hí hửng ra đối :
- Quá quan trì , quan quan bế, át quá khách quá quan. (Đến cửa ải chậm, người coi cửa đóng cửa không cho khách qua )
Không cần suy nghĩ lâu, MĐC đối ngay :
- Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối. (Ra đối thì dễ, đối lại thì khó, mời tiên sinh đối trước).
Quan coi ải vái ông hai vái, tỏ ý phục tài, rồi mở cửa cho đi.
Các ông trạng ở Việt Nam
Vũ Ngọc Khánh


Chữ ký của Tây Độc
Học làm chi, thi làm gì
Tú Xương cũng rớt, .....huống chi là mình

www.VinaUSAConnection.Com
www.BongLaiDao.Com

Tài sản của Tây Độc
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 06:36
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11961 seconds with 15 queries