Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 09-07-2009   #55
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.698
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO - VÕ THUẬT trong ĐỜI SỐNG (PHẦN CUỐI )

SỰ NÉ TRÁNH VÀ CÁC CỬ ĐỘNG.

CHIẾN PHÁP

Các thế võ tức là các cử động bằng tay, bằng chân hay bằng thân…. Các cử động ấy phải được sử dụng một cách hợp lý như thế nào để đỡ hao tốn nội lực mà đạt kết qủa tốt. Các cử động ấy rất nhiều, nhưng tựu trung đều hội về các qui tắc sau :

Lực ly tâm : Áp dụng cho các thế xoay vòng tròn, vòng cung, gạt tay, xoay mình.

Lực xoáy : Áp dụng cho các thế đấm thẳng.

Lực đòn bâỷ : Áp dụng cho các đòn bẻ, khóa, gài, móc.

Lực co gấp và sức bật : Áp dụng cho các đòn quăng, quật,nhảy cao.

Ngẫu lực bởi phản hồi : Làm gia tăng hiệu năng của các đòn đánh ra.

Trên đây mới chỉ nói về các thế tấn công. Trong võ học còn phải nói đến thế thủ. Vì thế thủ hết sức quan trọng. Công địch 10 lần mà chưa thủ thắng, đôi khi vì sơ hở bị địch công lại 1 lần là thất bại ngay. Muốn thủ thắng, cần biết cách tránh né, đỡ gạt, nhưng các tốt nhất là áp dụng một chiến pháp khoa học.

Chiến pháp thứ nhất : Luôn luôn di động và biến hóa, khiến đối phương không xác định được mục tiêu tấn công và cũng không biết được hướng tấn công của ta để chống đỡ.

Chiến pháp thứ hai : Lấy công làm thủ, đây là lối đánh liên tục, để dồn đối phương vào thế thụ động, khiến họ không còn khả năng tấn công lại.

Chiến pháp thứ ba : Hư hư, thực thực. Đánh mà làm như không đánh. Không đánh mà làm như đánh. Đã đánh thì không do dự, tập trung Ý Lực

ĐIỀU HÒA NỘI LỰC

Xét vế mặt xử dụng thì nội lực trong cơ thể ví như điện trong một bình Accu (bình chứa điện), nó phát ra, nhưng đồng thời cũng phải được nạp vào để giữ mức quân bình. Nếu phát ra nhiều qúa mà không nạp vào kịp thì sẽ mau hết điện. Thí dụ : Khi vận động mạnh và liên tục như chạy nước rút chẳng hạn, trong một thời gian ngắn, nội lực sẽ cạn đi mau chóng. Muốn hồi lực thì cách thông thường là nghỉ ngơi an dưỡng. Nhưng muốn hồi lực mau chóng hơn, người ta phát minh ra phương pháp điều hòa hơi thở để kiểm soát nhịp tim và sự vận hành của mạch máu. Phương pháp ấy võ học gọi là Điều Hòa Khí Lực. Nhưng không phải chỉ có điều hòa khí lực trong lúc nghỉ ngơi mà ngay cả trong lúc đang vận động, nguời ta cũngvẫn có khả năng điều hòa nó. Điều hòa khí lực còn goị là phương cách tiết kiệm nội lực, không để phí sức bằng những cử động vô ích.

Trong cơ thể, trái tim giữ chức phân điều hòa máu huyết , nhưng trung tâm phát lực lại là Đan Điền. Thế nên, những đòn đánh ra càng gần đan điền thì càng mạnh.

Đó là những nét chủ yếu trong bức tranh phác họa chân dung của thế giới kỹ thuật VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (09-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 09-07-2009   #56
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.698
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Tài năng và sự mạo hiểm

Sức mạnh tiềm ẩn trong cơ thể con người nhiều khi khiến người ta khó tin! Thế nhưng, đó lại là sự thật. Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng thành công như mong đợi
Cứng hơn lưỡi dao

Trong quá trình luyện võ thuật từ khi còn nhỏ, các vị sư của Thiếu Lâm Tự ở Trung Quốc thường bắt cơ thể phải chịu rất nhiều thử thách không thể tin được, như giữ thăng bằng trên những mũi giáo nhọn hoắt! Đâu là bí mật của họ?

Trước tiên, họ cắm các mũi giáo vào những chỗ rắn chắc như cổ họng là nơi chứa đầy cơ bắp và gân, hoặc vùng bụng là nơi có khung xương sườn tăng cường cho toàn bộ cơ bắp. Nhưng chủ yếu là họ có thể tin tưởng vào những cơ bắp cứng như thép mà khi tăng cường tối đa sẽ đủ cứng để cho những mũi giáo không xuyên thủng được.

Những lần biểu diễn như thế không bao giờ kéo dài quá vài giây, vì việc căng cơ bắp sẽ nén ép các mạch máu nuôi cơ bắp, do đó làm cắt đứt nguồn ôxy. Sau 7 giây chịu căng cứng như thế, cơ bắp sẽ ngạt thở và tự động giãn ra, khi đó nó sẵn sàng để cho mũi giáo xuyên thủng. Nhưng dù sao, để làm được như thế thực sự là một kỳ tích!

Lính cứu hỏa trên que xiên thịt

Những nghệ sĩ nhào lộn trên những cây tre này chính là lính cứu hỏa Nhật Bản đang biểu dương lực lượng. Mỗi năm tại Tokyo, lính cứu hỏa thường tổ chức một cuộc trình diễn đơn giản chỉ để người dân thành phố này tin tưởng vào khả năng thể lực của họ

Vành tai sắt



Anh chàng người Pakistan này là một võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp đang nâng 55kg bằng tai phải! Nhưng để khỏi bị rách tai, anh móc quả tạ vào một sợi giây da, và anh đã nâng được quả tạ hơn 15 giây, phá kỷ lục thế giới

Nước mắt sữa


Trong một cuộc trình diễn trên đường phố vào ngày 4/5/2006, tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, một người đàn ông đã khóc ra sữa.

Bằng cách bóp mũi cho chặt, anh đã làm cho sữa ngậm trong miệng phun ra từ mắt, giống như trường hợp của một người Việt Nam đã trình diễn trong chương trình “Những chuyện lạ Việt Nam” hoặc luồn một sợi dây từ mũi ra miệng.

Màn đóng đinh rùng rợn
Tại Philippines, một quốc gia châu Á duy nhất có hơn 80% dân số theo đạo Công giáo trong dịp trước lễ Phục sinh, có một số tín hữu sẵn sàng diễn lại “Cuộc khổ nạn của Chúa Kito”.

Sau khoảng 10 phút, người bị đóng đinh đã phải nhập viện. Cũng may là máu không ra nhiều vì ở khoảng giữa 2 khúc xương này có rất ít mạch máu.


Như cá trong nước


Khi vào trong bể nước, ảo thuật gia người Mỹ David Blaine đã đưa ra 2 thách thức: ngâm mình trong bể một tuần và phá kỷ lục thế giới về lặn nín thở với thời gian 8 phút 58 giây. Nếu thách thức đầu tiên được hoàn tất thì anh lại thất bại ở thách thức 2: chỉ nín thở được 7 phút.

Dù sao thì một tuần lễ ngâm trong bể nước đã gây hậu quả nặng nề cho nhà ảo thuật. Sau khi ra khỏi bể, da bàn tay của anh bị thối rữa và bị tăng áp huyết rất cao, anh gần như bị chết đuối. Một thành tích mà sự mạo hiểm đã phải trả giá quá đắt!

Theo AN NINH THẾ GIỚI
_____________MINH HỒNG_________________________


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (09-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 09-07-2009   #57
Ảnh thế thân của leminhtoan
leminhtoan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 09-09-2007
Bài viết: 375
Điểm: 43
L$B: 17.618
leminhtoan đang offline
 
Thâtf ra sức mạnh đâu mà họ có
1: do luyện
2: 1 phần khả năng tiềm ẩn trong bản thân khi sinh ra đã có
3:họ có tiềm năng nhưng kô bộc lộ nhỏ, và những trường hợp nguy cấp khả năng đó bộc phát

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-07-2009   #58
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.698
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
NHững sắc màu huyền thoại về khinh công

Ngày nay, trong những bộ phim dã sử võ hiệp, ta có thể thấy các nhân vật trong phim bay lượn như chim hoặc nhảy từ dưới đất lên nóc nhà cao. Ai cũng biết đấy gọi là khinh công và thực hiện được trên phim ảnh nhờ kỹ xảo điện ảnh, vậy còn ngoài đời thì sao?

Tương truyền, khinh công do các đạo sỹ núi Võ Đang tạo ra. Khởi thủy, các đạo sỹ Võ Đang tu luyện theo thuyết "Trường sinh bất lão" của Đạo Giáo, họ ăn chay trường, tập khí công, luyện linh đan để mong muốn giúp con người hòa nhập với thiên nhiên kéo dài tuổi thọ. Thậm chí theo họ, có thể bay như chim, bơi lặn như cá, chính vì vậy người Trung Quốc mới có câu "Võ Đang Nội Gia". Hình ảnh người đạo sỹ da dẻ hồng hào, tay cầm phất trần, chân di chuyển không chấm đất trở thành đại diện cho những cao nhân đắc đạo.

Khinh công, hiểu một cách nôm na là sự kết hợp giữa động tác cơ thể với khí công nhwàm giảm tối đa trọng lượng cơ thể so với trọng lượng thực để thoát khỏi hoặc làm giảm ảnh hưởng của lực hút Trái Đất đối với cơ thể, giúp người ta có thể nhảy cao hơn, chạy nhanh hơn, xa hơn,...

Khinh công bao gồm nhiều môn như: khinh thân hay còn gọi là phi thân (nhảy cao), thần hành (chạy nhanh), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường) và thủy thượng phiêu (di chuyển trên mặt nước)

Đối với khinh thân, đây là môn khinh công được phim ảnh, sách báo nói đến nhiều nhất. Một cuốn sách dạy cách khinh công như sau: "Đeo lên người và chân những túi đựng chì, đào một cái hố sâu khoảng 50cm, rồi tập nhảy từ dưới hố lên. Cứ vậy đào hố sâu dần xuống, khoảng 10 năm sau bỏ những túi chì ra bạn có thể nhảy cao 5m". Thực ra đây chỉ là bài luyện tập sức bật của chân, nó chỉ có thể giúp bạn tăng tốc độ và sức mạnh của đòn đá đồng thời nhảy cao thêm đượ một hút hứ không thể bay cao như sách nói.

Tuy vậy khinh thân vẫn tồn tại nhưng ở một số dạng khác nhau.

Trong cuốn "Hành trình về Phương Đông" do một số giáo sư tiến sỹ Viện Hàn Lâm Anh ghi lại chuyến đi của mình đến Tây Tạng, họ có kể một câu chuyện về các nhà sư ngồi thiền trước bàn thờ, đột nhiên các nhà sư từ từ bay lên và cứ thế ngồi lơ lửng ở độ cao 1m cách mặt đất.

Hoặc trong mục "Chuyện lạ đó đây" trên tivi, có nói về một phụ nữ Singapore đã biểu diễn khả năng khinh thân của mình bằng cách đứng lên một tờ giấy bản đặt trên một cái khung gỗ mà giấy không rách. Nhưng nếu đặt một quả dưa khoảng 3kg lên trên hoặc chị ta không vận khí thì tờ giấy lập tức rách ngay.

Nhưng dù sao dẫn chứng này vẫn còn mang màu sắc tôn giáo. Trong võ thuật, khinh thân được thể hiện ở một dạng khác. Các võ sỹ Wushu hoặc Vovinam có thể tung mình lên cao rồi rơi cả người xuống đất một cách nhẹ nhàng không chấn thương đau đớn gì cả. Mặc dù sự góp mặt nhiều của khí không không nhiều, nhưng đó cũng là khinh thân. Có những võ sư Taekwondo biểu diễn màn khinh thân mượn lực bằng cách tung mình lên không đá vỡ tám tấm ván do tám người dàn hàng ngang cầm trên tay, mỗi khi chân đá vỡ một tấm cũng là lúc vị võ sư mượn lực phản hồi để giữ người mình trên không và lấy đà đá tấm kế tiếp.

Thần hành - tương truyền một ngày có thể đi hàng trăm dặm chân không chạm đất giống như nhân vật Đới Tung trong truyện Thủy Hử vậy. Trong cuốn "Thiếu Lâm bảy mươi hai tuyệt kỹ thất truyền" có dạy cách luyện thần hành như sau: "Trải cát dày khoảng 10cm trên đoạn đường dài 30m. Phủ lên trên một lớp giấy bản. Buộc chì thật nặng vào chân, lấy đà rồi chạy thật nhanh qua đoạn đường ấy. Cứ tập đi tập lại khoảng 10 năm, khi thấy chạy qua mà không rách giấy là được...". Hẳn bạn đọc sẽ phải bật cười vì cách luyện tập ngô nghê như vậy. Theo như truyện kể lại, người luyện được phép thần hành phải tinh thông khinh thân và khí công, như thế mới giúp cơ thể lâu xuống sức. Đáng tiếc vào thời điểm này không có dẫn chứng minh họa nào cho thuật này, tuy nhiên so với người bình thường, những vận động viên marathon một ngày có thể chạy được hàng chục thậm chí hàng trăm cây số cũng đáng được coi là thần hành rồi.

Bích hổ du tường, môn khinh công thuộc dạng leo trèo. Trong các phim nói về Ninja, ta có thể thấy những nhân vật Ninja đeo vào tay và chân các móc sắc nhọn để bám tường hoặc bám thân cây leo lên. Đây là kỹ năng sử dụng tay chân và lợi dụng lực tì để giữ vững trọng tâm cũng như thăng bằng của cơ thể mà tạo thế bám mà leo lên cao. Hẳn không ít người đã được nghe chuyện về những chiến sỹ đặc công có thể lợi dụng điểm tiếp giáp của hai bức tường mà tạo thành góc 90 độ mà leo lên tận nóc nhà.

Bên cạnh đó trong cuộc sống cũng có nhiều kỹ thuật tương tự. Tại những vùng trồng và làm đường thốt nốt, các em bé người Kinh hoặc Khơme muốn lấy được thốt nốt phải leo lên ngọn cây cao hơn chục mét. Vậy mà chỉ cần hai tay vòng qua thân cây, hai chân đạp vào thân cây lấy thế, trên người lỉnh kỉnh những ống bương để đựng nước thốt nốt, không cần dụng cụ hỗ trợ, các em leo vun vút lên tận ngọn cây trơn láng. Hay những anh chàng thích leo tường nhà chọc trời.

Có lẽ môn bích hổ du tường bí quyết chính là ở sự khéo léo của con người và nó cũng là môn khinh công tương đối dễ tập nhất.

Cuối cùng, thủy thượng phiêu, môn khinh công giúp người ta đi lại trên mặt nước. Về lý thuyết, người thực hiện phải vận khí công giảm tối đa trọng lượng cơ thể, sau đó buộc vào chân một vật nhẹ, nổi như miếng xốp, mảnh ván hoặc một đoạn ống tre... để có thể đi trên mặt nước. Tuy nhiên thuật này phải tốn nhiều chân khí nên không thể thực hiện thường xuyên. Trên một tờ tạp chí võ thuật đã lâu, có đăng một bài và ảnh mình hoạ về một võ sư Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8. Ông đã biểu diễn tại Đà Lạt tuyệt kỹ thủy thượng phiêu của mình. Ông buộc hai bó cỏ vào hai chân và vượt qua hồ trước sự chứng kiến của nhiều người.

Có một câu chuyện nữa xảy ra trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp do một cụ già kể lại. Hồi đó, tổ giao liên của cụ nhận lệnh chuyển thư qua sông để báo tin địch càn và xin tiếp viện. Nước sông chảy quá xiết không thể bơi qua, thuyền tuần tiễn của địch đi lại trên mặt sông nên không thể thả thuyền được. Anh Trọng, người gốc Bình Định mới gia nhập tổ giao liên quyết định một mình vượt sông. Anh lấy bốn đoạn lồ ô buộc vào hai chân, để lại tất cả vũ khí, quần áo, chỉ mặc đúng cái quần lót, ngậm thư vào miệng và lao ra sông. Thật kỳ lạ, người anh như chạy trên mặt nước, tạo thành một đường xiên xuôi theo dòng chảy sang bờ bên kia. Rõ ràng bọn lính trên canô đã nhìn thấy và chỉ cho nhau, nhưng không một viên đạn nào bắn theo, có thể bọn chúng tưởng nhìn thấy... ma. Sau đó những trận chiến ác liệt xảy ra và ông cụ già không gặp lại người đội viên của mình nữa.

Vậy đó, hy vọng sau bài này, bạn đọc sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về tuyệt kỹ khinh công, tuy rằng hầu hết vẫn còn mang tính lý thuyết và sách vở nhưng mong một ngày nào đó, tuyệt kỹ khinh công sẽ hiện diện cụ thể để nó không chỉ tồn tại trong giai thoại hoặc trong huyền thoại.

(Theo báo Hoa học trò)


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-07-2009   #59
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.698
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
NHững sắc màu huyền thoại về khinh công( phần 2)

Khinh công thời hiện đại, môn ParKour đang rất thịnh hành trong giới thể thao mạo hiểm. Có thể nói trong giới võ không ai không biết và thót tim những màn "khinh công" như mèo trong các Series phim của Thành Long .
Thời nay, khinh công hiện đại ParKuor đã trở nên mốt thời thượng trong giới trẻ. Để tập luyện không khó, nó đòi hỏi người tập phải liều lĩnh, thân pháp nhanh nhẹn, lực chân "đàn kình" phải tốt.
Trong thời buổi thóc cao, gạo kém, giá xăng lẫn mọi thứ tăng vù vù đến chóng mặt như thế này thì môn này bảo đảm cực kỳ tiết kiệm.

Khinh công thời hiện đại

http://www.youtube.com/watch?v=jquXcwooV6A
http://www.youtube.com/watch?v=aG0w-...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=Yqj9n...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=MMFOX...eature=related

Chúc mọi người luôn vui vẻ như những thước phim này.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-07-2009   #60
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.698
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
luyện kình lực cho cánh tay

người am hiểu sẽ thấy rõ ý nghĩa và tác dụng của bài viết này

Đây là phương pháp luyện tập thể lực cho cánh tay của chính bản thân mình. Nó không phải là " tay thép " gì gì cả, nhưng gì khi song đấu vói nhau, tụi nầy không có mang áo bão vệ như các bạn thấy ỏ trên võ đài, mà là mang áo giáp Kelvar (loại dùng để chống đạn). Cách nầy luyện tập để đánh vói bò mộng (dân Tây trắng và Tây đen) đó các bạn

1) S dùng hai cục gạch thẻ để trên sàn nhà theo chiều dọc của viên gạch cho trung bình tấn.

2) Truo'c khi buo'c lên, nên di vòng vòng, hít thỏ, quơ tay quơ chân cho thư giãn. Khi nào bạn sẳn sàng thì bươc lên trên cục gach theo thế hạc tấn (bên nào cũng đuọc). Khi vũng dàng, hạ chân co lên cho hạc tấn xuống viên gạch còn lại thành trung bình tấn.
Chú thích: dây là lúc các bạn có thể thủ luôn trung bình tấn của mình có vũng dàng không . Nếu bị lật gạch và té, thì chịu khó tập luyện thêm tấn.

3) Trong tư thế trung bình tấn, hít ra thở vào theo phương pháp của Hung Gar hay Hồng Gia La Phù Sơn. Hai tay nâng lên dài theo bệ sườn và thở vào (hít bụng và phồng ngực). Nhớ ngừng khoãng 15 giây đến 1/2 phút giủa các nhịp thở

4) Vẫn trong tư thế trung bình tấn, dua hai cánh tay song song, thẳng ra phía truo'c. Khoá cui chỏ cho cánh tay thẳng, hai bàn giương ra thành Hỗ Trão

5) Hai bàn tay trong thế Hỗ Trão bóp các ngón tay lại thành nắm đấm cho thật nhanh . Nếu mói bắt dầu phuong pháp nầy thì làm 3 hiệp, hiệp đâu tiên một 100 cái (giuong ra bóp lại), hiệp thú nhì 150 cái, và hiệp thú ba 300 cái . giủa mỗi lần, nghỉ và thở (rất quan trọng) , xong tiếp tục lần thú 2, rồi thú 3 trong tư thế trung bình tấn.
Chú thích: Hiệp thú nhất rất dau và mõi, hiệp thư hai sẻ bót dau, tói hiệp thú 3 thì không còn dau nủa, lúc nầy hai cánh tay bạn sẻ cứng lên và nóng .

6) Sau khi tập một thời gian, bạn có thê công thêm sức nặng vào cỗ tay (theo kiễu Hồng Gia Quyên), và tăng lên từ 3 hiệp tói 5 hiệp cho mỗi lần tập . Từ hiệp thú 3, tói hiệp thư 5 , mỗi hiệp là 300 cái.
Chú thích : Trong lúc co bóp các ngon tay, nêu các bạn thấy nhàm chán thi hày dùng trí tuỏng tuỏng củA bạn mà nghỉ rằng là dang bóp cam, bóp bưởi, bóp vú sủa hay cai gì mà bạn cãm thấy thích

7) Nghỉ 15 phút , xong lên gạch xuống trung bình tấn và đánh bao cát , đấm theo chiều dọc 100 cái, xong dấm ngang 100 cái . Nghỉ và thỏ 5 phút, sau dó tiếp tục hiệp thú nhì , cũng 100 cái dọc và 100 cái ngang .

8) Nghỉ và thở 15 phút .... không còn trung bình tấn yeahhhhhhhh !!! Nhưng chua xong đâu các bạn, còn tí xíu nủa.

9) Để bao các nằm ngang, độ cao cỏ lưng quần, xong dứng trên một cái ghế, nhào xuống dưng trung bình tấn ( không cần gặch nủa) , hai cánh tay lật nguo.c và dập thẳng xuống bao cát 150 cái . Nếu các bạn dánh một tay thì dứng dinh tấn, mỗi tay khoãng 100 cái (ghế dể cách xa ra một tí).

10) Hết ... à quên, tối đến nhớ bóp thuốc rượu ỏ các cơ bắp hai bên đùi và hai cánh tay . Cú hai ngày thì tập một lần. Thuốc rượu có thể mua ỏ các tiệm thuốc Bác, nếu không có sẳn toa. Lần đâu thi phải gặp các vị Dông Y, sao dó giủ toa lại hốt thuốc dài dài . Ỏ trong diễn đàn của Vo Vi Nam cũng có dăng một bài thuốc tróng dó , đó các bạn.
thư giãn thả lỏng sau khi luyện KÌNH LỰC cho cánh tay, phần này gọi là phần THU CÔNG (để đôi tay trở về nguyên trạng mềm dẻo ban đầu, tránh bị sơ hoá các sợi cơ và đối với võ sinh nữ trông sẽ dễ coi hơn)


Sau hai tháng các bạn sẻ thấy sự công phá của hai cánh tay gia tăng lên rất nhiều.

VÀO ĐÂY SẼ CÓ THUỐC CHO CÁC BẠN http://luongson.net/forum/showthread...4315735&page=2


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee

Chỉnh sửa lần cuối bởi HTS_BruceLee: 10-07-2009 lúc 23:06. Lý do: THIẾU XÓT
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-07-2009   #61
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.698
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Thành lập Học viện Võ thuật Tây Sơn Bình Định


Theo kế hoạch, nếu đề án sớm được thông qua thì từ năm 2010, Học viện Võ thuật Tây Sơn Bình Định bắt đầu tuyển sinh.
Được sự ủng hộ của Bộ VH-TT-DL và sự chấp thuận của UBND tỉnh Bình Định, Học viện Võ thuật Tây Sơn Bình Định đang được xúc tiến thành lập.

Võ sư Hoàng Tùng - nguyên HLV trưởng Pencak Silat dự SEA Games 17, HLV phó đội tuyển Arnis Việt Nam tại SEA Games 16, Giám đốc Công ty Sơn Mỹ, đơn vị đầu tư Học viện cho biết, Học viện sẽ được hình thành trên cơ sở của một trường Đại học TDTT, vì thế phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Bộ VH-TT-DL và Bộ GD-ĐT.

Về chuyên môn, ông Tùng cho biết sẽ mời các võ sư hàng đầu cùng xây dựng giáo trình võ cổ truyền, sau đó tổ chức hội thảo để các chuyên gia am hiểu tường tận võ cổ truyền góp ý chỉnh sửa, thẩm định nhằm đưa ra một giáo trình chuẩn.

Về tuyển sinh, Học viện tuyển theo chỉ tiêu cho phép của Bộ GD-ĐT, ngoài ra sẽ tiếp nhận đào tạo nguồn năng khiếu từ trung tâm TDTT các địa phương. Trên cơ sở giáo trình chuẩn, đội ngũ giảng viên là các võ sư có bằng cấp, kỹ năng sư phạm đứng lớp dạy lý thuyết; các võ sư giỏi mà chưa có bằng cấp sư phạm, sẽ được mời huấn luyện thực hành, thị phạm. Học viện sẽ tổ chức dạy nhiều bộ môn võ, nhưng trọng tâm nhất vẫn là võ cổ truyền. Sau khi kết thúc chương trình đạt chuẩn, người học sẽ được cấp bằng cử nhân.

Võ sư Hoàng Tùng cho biết, “cho đến nay, chúng tôi đang tích cực hoàn chỉnh đề cương, hạn cuối là 30/7 tới để trình các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Về cơ sở vật chất, chúng tôi đã hoàn tất quy hoạch chi tiết Khu phức hợp thể thao - sinh thái Quy Hòa (tại khu vực 2, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn) với quy mô diện tích khoảng 20ha. Theo kế hoạch, nếu đề án sớm được thông qua thì từ năm 2010, chúng tôi bắt đầu tuyển sinh".

Ông Văn Trọng Hùng, Giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Định đánh giá: "Việc thành lập học viện võ thuật là một nhu cầu bức thiết và ý nghĩa, là cách bảo tồn và phát triển tốt nhất cho võ cổ truyền Bình Định, đồng thời là cơ hội nâng tầm tinh hoa võ Việt. Phải gọi là học viện vì mục đích hoạt động hướng đến tầm khoa học, chính quy, chuyên nghiệp; không dừng lại ở dạng truyền nghề như một võ đường".

Ngày 20/7 tới, đoàn khảo sát Học viện Võ thuật Tây Sơn Bình Định sẽ có chuyến tham quan và làm việc với Học viện Võ thuật Bắc Kinh (Trung Quốc) để có sự trao đổi hỗ trợ sau này./.

Theo Thanh Niên


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-07-2009   #62
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.698
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Phương pháp luyện Đạt Ma Dịch Cân Kinh

Đầu tiên là nói về tư tưởng:

Phải có hào khí, nghĩa là có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, vững vàng, tin tưởng, không vì lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở.


Phải lạc quan, không lo sợ đang mang bịnh mà mọi người gọi là hiểm nghèo, phải tin tưởng rằng mình sẽ thắng bịnh do việc luyện tập Dịch Cân Kinh.

Tư Thế Luyện Tập:

1. Lên không xuống có: Trên phải không, dưới nên có. Đầu treo lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng thẳng, thắt lưng mềm dẻo, hai cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay mềm, hai bàn tay ngửa ra phía sau xòe ra như cái quạt. Trong khi vẫy, hậu môn phải thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, các ngón chân bám chặt như bám trên đất trơn. Đây là những quy định cụ thể của các yêu cầu cơ bản khi tập luyện Dịch Cân Kinh.

2. Dựa theo yêu cầu này, khi tập vẫy tay thì cơ hoành trở lên phải giữ cho được trống không, buông lỏng, thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc luyện tập. Xương cổ buông lỏng để có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhên, không mím môi, ngực trên buông lỏng để phổi tự nhiên. Hai cánh tay để tự nhiên giống như hai mái chèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bám sát mặt đất, gót chân để phẳng lên mặt đất. Bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương sống thẳng như cây gỗ. Khi vẫy tay nhớ nhẫm câu: “Lên có xuống không”. Nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau (lên), khi tay trả lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa tay ra phía trước (xuống).

3. Trên ba dưới bảy : Là phần trên để lỏng độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gân sức độ bảy phần khí lực. Vấn đề này quán triệt đầy đủ thì hiệu quả sẽ tốt.

4. Mắt nhìn thẳng : không nghĩ ngợi gì cả, miệng nhẫm đếm số lần vẫy.

Các bước tập cụ thể như sau :

a) Đứng hai bàn chân bằng khoảng cách hai vai.

b) Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, các ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay ra phía sau.

c) Bụng dưới thót lại, lưng thẳng. Bụng trên co lại, cổ để lỏng, đầu và miệng bình thường.

d) Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót sát đất, bắp chân và đùi chân căng thẳng.

e) Hai mắt chọn một điểm ở đàng xa làm mục tiêu để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, luôn chú ý vào các ngón chân đang bám đất. Đùi và bắp chân cứng. Thót hậu môn thật chặt và nhẩm đếm.

f) Dùng sức vẫy hai tay về phía sau, khi trả hai bàn tay về phía trước, chú ý để nó buông theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức. Tuy nhiên chân vẫn lấy gân cứng lên, hậu môn vẫn thót và co lại không lơi lả.

g) Vẫy tay từ 200, 300, 400, 500, 600, 700 lần, dần dần tăng lên đến 1800 lần vẫy (tương đương với 30 phút).

h) Phải có quyết tâm đều đặn tập trung vào sự luyện tập, không nên nóng, tập nhanh, tập nhiều vì dục tốc bất đạt. Nhưng cũng không nên tùy tiện, bữa tập nhiều, bữa tập ít hoặc nghỉ tập, vì như vậy sẽ làm mất lòng tin trong sự luyện tập, khó có hiệu quả.

Bắt đầu tập luyện, không nên làm tổn thương các ngón chân (Sau mỗi buổi tập, vuốt ve các ngón chân mỗi ngón chín lần). Nôn nóng muốn khỏi bịnh này mà dùng nhiều sức sẽ không đem lại kết quả. Có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến dần mới đúng cách và kết quả tốt. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến “trên nặng dưới nhẹ” là sai hỏng.

Khi đã vẫy tay đến 600 lần trở lên thì thường hay có trung tiện (đánh ***), hắt hơi và hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng..... chỉ là hiện tượng bình thường, đừng lo ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với vũ trụ là “Thiên khinh Địa trọng” (Trên nhẹ dưới nặng), đấy là quy luật sinh hợp với vũ trụ: Thiên khinh Địa trọng.

Sở dĩ bịnh gan là do khí huyết của tạng gan không tốt gây nên khi bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết. Do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tỳ vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là kết quả tốt.

Về bịnh mắt, luyện Dịch cân kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí chữa được cả chứng đục thủy tinh thể. Trong nội kinh có nói mắt nhờ huyết mà nhìn được. Khi khí huyết không dẫn đến được các bộ phận của mắt thì thường sinh ra các bệnh tật của mắt.

Đôi mắt là bộ phận của thị giác và cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể.

Những Phản Ứng

Khi Luyện Tập Dịch Cân Kinh Khi luyện tập, cơ thể có những phản ứng nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bịnh, không nên lo nghĩ. Sau đây là 34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng khác không kể ra hết được.

1. Đau buốt, 2. Tê dại, 3. Lạnh, 4. Nóng, 5. Đầy Hơi, 6. Sưng 7. Ngứa, 8. Ứa nước giải, 9. Ra mồ hôi,

10. Cảm giác như kiến bò 11. Giật gân, giật thịt, 12. Đầu khớp xương có tiếng kêu lụp cụp 13. Cảm giác máu chảy dồn dập, 14. Lông tóc dựng đứng 15. Âm nang to lên, 16. Lưng đau, 17. Máy mắt mi giật 18. Đầu nặng, 19. Hơi thở nhiều,

20. Nấc, 21. Trung tiện 22. Gót chân nhức như mưng mủ, 23. Cáu trắng dưới lưỡi 24. Đau mỏi toàn thân, 25. Da cứng, da chân chai rụng đi, 26. Sắc mặt biến đi,27. Huyết áp biến đổi, 28. Đại tiện ra máu, 29. Tiểu tiện nhiều,

30. Nôn mửa, ho, 31. Bịnh từ trong da thịt bài tiết ra, 32. Trên đỉnh đầu mọc mụt, 33. Ngứa từng chỗ hay toàn thân, 34. Chảy máu cam.

Các phản ứng trên đây là do trọc khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bịnh tật. Khi có sự phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh ra các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách và làm tăng sức đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi.

Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên mới sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là đã khỏi một căn bịnh. Cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.

Luyện tập dịch cân kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau

Nội trung: Tức là nâng cao can khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ, lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu.

Tứ trưởng tố: Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc luyện tập. Tứ trung tố song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.

Ngũ tam phát: Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường.

Đó là :

Bách Hội: Một huyệt trên đỉnh đầu, Gio cung: huyệt ở hai bàn tay, Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân.

Khi luyện tập thì 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt . Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bịnh nan y mà ta không ngờ.

Lục phủ minh: Đó là ruột non. ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nên không trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.

Một số điều cần lưu ý khi luyện tập

1. Số lần vẫy tay: không dưới 800 lần, từ 800 lần trở lên dần dần đến 1800 lần (khoảng 30 phút) mới tới ngưỡng cửa của điều trị. Người bịnh nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy nhiên phải nhớ thót hậu môn và bấm 10 đầu ngón chân.

2. Số buổi tập: Sáng thành tâm tập mạnh, Trưa trước khi ăn tập vừa. Tối trước khi ngủ tập nhẹ.

3. Có thể tập nhiều tùy theo bịnh trạng: Có những bịnh nhân nâng số lần vẫy tay lên đến 5 hay 6 ngàn lần trong mỗi buổi tập. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon ngủ tốt, tiểu và đại tiện thấy điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần vẫy tay khi luyện tập là thích hợp.

4. Tốc độ vẫy tay: Theo nguyên tắc thì nên chậm. Bình thường thì vẫy 1800 lần là hết 30 phút. Vẫy lúc sau hơi nhanh hơn lúc đầu một chút. Khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng. Bịnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều hơn. Bịnh nặng thì nên vẫy hẹp vòng và chậm, bớt dùng sức. Vẫy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh, mau mệt, mà chậm quá thì không đạt tới mục đích. Vì luyện tập là cần có mạch máu lưu thông.

5. Khi vẫy tay dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ: Vẫy tay là môn thể dục chữa bịnh chớ không phải là một môn thể thao khác biệt. Đây là môn thể dục mềm dẻo, đặc điểm của nó là dụng ý không dùng sức, nhưng nếu vẫy tay nhẹ quá cũng không tốt, bởi vì bắp vai không lắc mạnh thì lưng và ngực không chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm đi. Vẫy tay không chỉ có chuyển động cánh tay mà chính yếu là chuyển động hai bắp vai. Bịnh phong thấp thì nên dùng sức ở mức nặng một chút. Bịnh huyết áp thì nên dùng sức ở mức nhẹ và vẫy tay chậm.

Nói tóm lại phần lớn tự mình nắm vững tình trạng, phân tích các triệu chứng sau khi nghe sự nhận xét của mọi người, tự mình cảm nhận sự biến chuyển trong cơ thể: nhanh nhẹn, hồng hào, tươi tỉnh hay là xấu hơn trước. Tự mình suy nghĩ rồi quyết định cách tập trên nguyên tắc là tập thế nào cho cảm thấy thoải mái, dễ chịu là đúng, là tốt nhất. Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích (ích lợi cho cơ thể), còn động tác mạnh là loại bỏ các chất cặn bã có hại cho cơ thể (bệnh tật). Lý luận này đang được nghiên cứu.

Khi vẫy tay về phía sau dùng sức bảy phần. Khi vẫy tay về phía trước thuộc về quán tính, còn chừng 5 phần.

Đếm số lần vẫy tay, đếm không phải để nhớ mà có tác dụng làm cho đầu óc bình tỉnh, có tác dụng tốt cho não được căng thẳng và không nghĩ ngợi lung tung. Chân âm được bồi dưỡng.

Hoàn cảnh khi luyện tập (nơi chốn): Không có khác biệt, ở nơi đâu cũng tập được. Dĩ nhiên nơi nào không khí trong lành và yên tĩnh vẫn tốt hơn.

Trước và sau khi tập: Trước khi tập, đứng bình tỉnh cho tim được thoải mái, đầu óc được yên tĩnh để chuyển hóa về tâm lý và sinh lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng, thoải mái như trong môn khí công. Sau khi tập cũng phải bình tĩnh vê 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân đủ 9 lần. Người không đủ bình tĩnh, nên cần chú ý đến điểm này.

Luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép: Sau khi tập thấy ngứa và bụng nhẹ nhàng, hơi thở điều hòa, mắt sáng, nước giải ứa ra nhiều, đại tiện dễ dàng, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đó là đã luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép. Sau khi luyện tập, đa số thấy có phản ứng, nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau. Nguyên nhân chính là khi tập, tư thế có thích hợp với người tập hay không.

Khi tập cần chú ý các điểm sau đây:

• Nửa thân trên buông lỏng (thượng hư).

• Nửa thân dưới giữ chắc, căng mạnh (hạ thực),

• Khi tay trả về phía trước, không dùng sức (nhẹ),

• Tay vẫy về phía sau, dùng sức (nặng, mạnh),

• Mỗi lần tập tăng dần số lần vẫy tay.

• Tập ngày 3 buổi, kiên quyết tự chữa bịnh cho mình.

1. Sự liên quan giữa tinh thần và hiệu quả khi tập luyện: Hết lòng tin tưởng, kiên quyết tới cùng. Tập đủ số lần nhứt định, tập thường xuyên thì hiệu quả rất tốt. Nếu khi tập khi nghỉ, không đủ số lần tập nhất định, trong lòng còn nghi hoặc, bị động theo dư luận, thấy phản ứng lo sợ vội bỏ tập thì nhất định không hiệu quả.

2. Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không? Có thể sinh bịnh do tư thế không đúng, làm sai nguyên tắc. Nhưng trong trường hợp này cũng hãn hữu, không tới 1%.

3. Khi tập nên tránh đứng đầu ngọn gió cả mùa hè lẫn mùa đông. Tóm lại cần lưu tâm những điểm sau:

Khi tập luôn bám chặt các ngón chân vào mặt• đất.

Thót hoặc co hậu môn thật mạnh để giữ thế “thượng hư hạ• thật”.

Vẫy tay từ ít tới nhiều và phải đạt 1800 trở lên mới có hiệu• quả.

Khi gặp phản ứng đừng ngại, đó là diễn biến tốt, cứ tập số lần• như cũ. Khi hết phản ứng sẽ tăng số lần vẫy tay lên.

Giữ vững lòng tin, kiên trì quyết tâm tin tưởng, tập luyện tới• cùng, chắc chắn sẽ đẩy lùi các bịnh tật ta đang mắc phải. Luyện tập Dịch Cân Kinh không chỉ chữa khỏi bịnh mà còn là một• phương pháp phòng bịnh rất hữu hiệu.

NGTH

Theo Kinh Nghiệm Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-07-2009   #63
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.698
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
ViVoDo - Bình Định


VIVODO là môn võ tổng hợp các võ học Việt (Võ nghệ, Bình Định, võ Lâm) - cổ truyền để tự vệ. Lấy cương-nhu hoà hợp làm căn bản, về võ lý vận dụng học thuyết âm-dương làm nền tảng. Còn là môn võ để luyện tập cho cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần minh mẫn. Sống lành mạnh với tâm hồn thoái mái vị tha. Để nối tiếp truyền thống võ dân tộc được lưu truyền, để bảo tồn phát triển và truyền dạy cho thế hệ sau không bị thất truyền. Với những tinh hoa đặc thù của võ dân tộc Việt, võ VIVODO đã được phát triển và đã đúc kết gạn lọc một cách hệ thống dựa theo tiêu chuẩn quốc tế để thích hợp với mọi giới và luyện tập dễ dàng.

Về khía cạnh võ thuật thể hiện rõ nét liên hoàn tinh tế, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn và thân). Võ Bình Định là môn võ cổ truyền của dân tộc, được lưu truyền. Võ Bình Định là một võ luyện tập cho thân thể được khoẻ mạnh, để tự vệ nhưng đã đóng góp đáng kể trong việc cứu nước của tiền nhân. Qua dòng sử đấu tranh không ngừng để tự tồn và phát triển cũa dân Việt. Với những đặc thù độc đáo và tinh hoa của Võ cổ truyền Bình Định hay Võ Tây Sơn đã có từ ngàn xưa và được cải tiến, phát triển trong suốt tiến trình đấu tranh chống ngoại xâm và đánh đổ bạo quyền.

Võ Bình Định còn là môn Võ tinh thần, luyện tập ý chí thêm kiên cường, tâm hồn cao thượng, thương dân, yêu nước. Về kỹ thuật gồm có quyền thuật và mười tám môn binh khí, nhưng sỡ trường nhất là quyền, côn, kiếm, đao, thương.

Võ thuật đời Tây Sơn là đỉnh cao của võ thuật Bình Định. Nhiều lúc ba chữ võ Bình Định hòa lẫn với võ Tây Sơn. Nói đến võ Bình Định, người ta nghĩ ngay đến võ Tây Sơn. Nói đến võ Tây Sơn thì ta lại biết ngay là nói về võ Bình Định.

Vậy đặc điểm của thời võ Tây Sơn là gì?

Về võ thuật có 4 môn: Côn, Quyền, Kiếm, Cổ.

Về binh khí thì có: Tây Sơn thập thần vũ khí.

Về ngựa thì có: Tây Sơn ngũ thần mã.

Về nhân vật thì có: Tây Sơn Tam Kiệt, Tây Sơn Thất Hổ tướng, Tây Sơn Ngũ Phụng Thư. Tây Sơn Lục Kỳ sĩ, Tây Sơn Tứ danh sư.

* Võ thuật thời Tây Sơn

1. Côn: Về côn thì ở nơi nào cũng có, gồm có hai thứ: Trường côn tục gọi là roi, đoản côn tục gọi là thước.

- Trường côn cũng có hai loại: roi trường (roi đấu) và roi chiến. Roi trường cao hơn đầu người, thường gọi là trường tiên dùng trong chiến trận. Có khi dùng trên ngựa thì sống như ngọn thương. Roi chiến hay gọi là trung bình tiên thường cao hơn đầu người một chút hoặc ngang bằng đầu người. Thường dùng để đánh với đám đông người.

- Đoản côn có tên gọi là thước, dài tới vai người sử dụng là một vũ khí cá nhân gọn gàng trong việc sử dụng và di chuyển. Tại Bình Định có nhiều võ sĩ dùng đoản côn dài hơn kích thước thường hoặc ngắn chỉ bằng 1 sải tay có thể dắt gọn vào lưng. Côn làm bằng gỗ dẻo và chắc như gỗ kiền kiền. Sớ của gỗ phải là sớ dọc. Nếu gỗ có sớ ngang thì sẽ dễ gãy. Đôi khi côn cũng làm bằng thép.

2. Quyền: Đặc điểm của quyền Bình Định là môn quyền hòa hợp giữa ngạnh quyền và miên quyền. Ngạnh quyền là quyền dùng sức mạnh bên ngoài mà cốt ở sự uyển chuyển hòa hợp. Lấy nội công làm chính. Ở Bình Định, các võ sư thường dạy cho các môn đệ cả hai thứ. Người giỏi bên ngạnh quyền, nội công vẫn có. Người chuyên về nội công, ngạnh quyền không đến nỗi tầm thường.

3. Kiếm: Là một loại binh khí bằng kim loại sắc bén. Kiếm gồm hai loại kiếm và đao. Kiếm thì có trường kiếm và song kiếm. Thường trường kiếm thì đàn ông dùng, song kiếm thì đàn bà dùng. Trường kiếm phát huy sức mạnh. Song kiếm thích hợp uyển chuyển, lẹ làng. Đao thì có đại đao, tục gọi là siêu và đoản đao gọi tắt là đao. Bình Định thường sử dụng loại đao ngắn gọi là mã tấu thường để đánh giáp lá cà với địch. Rựa và dao bảy cũng được liệt vào loại đao.

4. Cổ: Là môn võ trống. Đây là một bộ môn võ thuật đặc biệt của thời Tây Sơn. Cho nên còn gọi là trống võ Tây Sơn. Trống võ dùng để luyện tập võ và điều binh khiển trận. Bộ võ trống gồm 16 cái lớn nhỏ được bố trí thành một giàn trống như sau: Đứng ngay chính giữa là võ công. Hai giàn trống nằm ở vị trí trước và sau võ công.

- Phía sau gồm 4 trống lớn, đường kính hơn một thước tây, được treo trên một kệ gỗ gồm từng đôi một. Hai cái gần sát đất, hai cái ngang đầu người. Bốn trống này được võ công đánh bằng gót chân, cùi chỏ và đầu. Tùy theo tầm vóc của võ nhân mà khoảng cách treo trống cũng tăng giảm theo. Tuy nhiên, khi luyện võ đã khá thuần thục thì khoảng cách càng chênh lệch càng phân biệt được tài nghệ cao thấp. Ban đầu thì khoảng cách thuận vị trí của gót chân, cùi chỏ, sau này trống treo ở bất cứ nơi nào võ nhân cũng dùng gót và cùi chỏ chân đánh trúng. Khán giả chỉ nhìn theo gót chân, cùi chỏ người có võ thuật hay chỉ nghe tiếng trống vang lên dòn dã, âm điệu nhịp nhàng và âm sắc như nhau thì biết được sự điêu luyện của võ nhân. Còn khi nghe tiếng trống khi to khi nhỏ, khi kêu khi tắc, thì biết ngay tay học trò võ mới vào nghề.

- Phía trước võ nhân là một giàn trống gồm 12 cái, nơi trung tâm là hai trống lớn bằng một nửa trống phía sau. Hai trống này làm chủ cả giàn trống trầm hùng luôn luôn rền vang liên tục, âm dương hòa lẫn cùng nhau. Khi người sử dụng có nội công thâm hậu thì tiếng trống vang xa gây thành tiếng sấm rền vang. Khi tiếng trống âm dương thay đổi nhịp điệu, người nghe biết rằng thế trận đang đổi thay, khi hùng hồn dòn giã là khí thế tấn công. Khi trầm trầm chậm rãi là lúc đoàn quân di chuyển…

Phía trước hai trống âm dương có 4 trống chiến, mặt trống lớn bằng hai phần ba trống âm dương. 2 cái nằm trước trống âm, 2 cái nằm trước trống dương, được phối khí theo trống mẹ: 2 âm, 2 dương. Âm nằm bên trái, dương nằm bên phải. Tiếng trống âm nghe trong và cao. Tiếng trống dương nghe trầm và đục. Bốn trống của hai loại này dùng để điều khiển binh sĩ, hợp với trống mẹ. Khi tiếng trống âm vang rền thánh thót thì trận thế cần thủ nhiều hơn công. Khí tiếng trống dương rền vang là lúc xung phong kết thúc trận tiền. Phối hợp nhịp nhàng, bốn trống đại phía sau vẫn điểm nhịp khi khoan thai, khi dồn dập. Sau hai trống âm dương một dãy gồm 6 trống nhỏ chỉ bằng nửa hai trống âm dương. Đây là một dãy trống dùng trong việc điều hành, phối hợp. Nó chỉ dùng trong việc luyện tập, hiệu lệnh, từ trái sang phải 6 trống này có độ căng của mặt trống khác nhau nên khi đánh lên có 6 âm độ khác nhau. Khi được đánh lên, âm thanh của 6 trống sẽ tạo nên những nhịp điệu khoan thai, dồn dập … điều khiển ba quân làm theo tiếng trống: hội quân, xuất quân, hành quân …

Trong các cuộc thao diễn, 6 trống này hòa nhịp với 2 trống âm dương làm thành một giàn nhạc võ. Hai trống âm dương đánh nhịp thùng, thùng, 6 trống hòa reo làm nhịp nhàng thế võ. Giàn trống thay thế cho giàn trống kèn của các nước Tây phương. Tuy nhiên có nhiều cái khác biệt là giàn trống chỉ một người đánh, phải là một vị tướng vừa đánh vừa chỉ huy hoặc điều khiển hành quân, tác chiến bằng âm thanh trống.

MINH HỒNG SƯU TẦM
Nguồn: bioghost.6.forumer


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:57
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,13310 seconds with 15 queries