Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

 
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 07-08-2009   #1
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 192.229
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 
Nho Giáo:-"Ngũ Thường" luận lý.

Ngũ Thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Nhất Nhân:

....Chử Nhân không phải tự nhiên được đứng đầu, các bậc hiền triết xưa có cái lý cả. Nhân chính là kết tinh của Ngũ thường, bởi nếu biết giữ chử Tín, cái Nghĩa con người, biết giữ lễ với nhau thì hẳn chúng ta mới hoàn thiện được cái Nhân, nếu mà một trong 4 đạo kia mà chưa giữ vẹn thì quả chữ Nhân cũng khó mà hoàn thiện được.

...Tạm dịch Nhân có nghĩa chính là Nhân ái...Nhân ái không dành riêng cho bất kì tầng lớp nào, kể cả giàu sang hay nghèo hèn đều có thể thi hành Nhân ái. Thật sự rằng, đã là con người thì bao giờ lòng Nhân ái cũng tìm ẩn trong trái tim, Mạnh Tử đã nói : " Nhân chi sơ , tính bổn thiện " . Con người vừa mới sinh ra , ai cũng hiền lương cả . Nhưng Nhân chỉ có thể xuất phát nếu tâm hồn ta trong sạch chớ vướng vào bụi trần làm cho ô uế ra, ta cứ yêu thương đồng loại để mà bao dung, tha thứ và cho đi. Và lịch sử loài người cũng đã ghi lại không ít câu chuyện những bậc cao nhân thi hành "Nhân ái" đáng cho ta phải học hỏi và nể phục. Từ vua chúa đến các bậc hiền triết đã nhiều người đi dùng Nhân nghĩa mà trị quốc cũng như dùng để đối nhân sử thế.

...Tuy vậy, Chữ Nhân mang nhiều ý nghĩa . Nói theo tiếng tượng hình , Nhân có nghĩa là người , đó cũng như lối viết theo chữ Hán - Việt xưa . Nhân còn có nghĩa là lòng từ ái bao dung , độ lượng và thương người . Trong Vovinam ta , chữ Nhân là đức tính đầu tiên trong 12 đức tính mà môn sinh Vovinam chúng ta nên và cần phải có ...Nếu đi sâu vào ý nghĩa của chữ Nhân, những câu hỏi đại loại như: "Thế nào là nhân, Nhân có cần đi đôi với bốn đức tính còn lại hay không?", "Có phải giết người hay sát sinh là thiếu lòng nhân?", "Người lính trong chiến tranh phải ra tay tàn sát đối phương có lòng nhân hay không", "Cha mẹ yêu thương lo lắng cho con cái là lòng nhân hay chỉ vì tình yêu phụ tử?",... vố số những câu hỏi ấy khiến người ta khó trả lời được thông suốt nếu không hiểu biết thâm sâu về chữ Nhân. Cũng vì vậy, đôi khi chúng ta thấy một người "bố thí" chút tiền bạc cho kẻ nghèo khó đã vênh mặc đắc ý tự cho mình là nhân đức lắm rồi. Nhưng vỡ lẻ ra cũng chẳng phải?

....Khổng Tử lại có cái nhìn về Nhân thế này: Trong quan niệm của Khổng Tử, "Nhân" không chỉ là "yêu người", "thương người", mà còn là đức hoàn thiện của con người, và do vậy, "nhân chính" là đạo làm người - sống với mình vả sống với người, đức nhân là cái bền vững như núi sông. Với ông, nếu thịnh đức của trời - đất là sinh thành, bắt nguồn từ đạo trung hoà, trung dung thì cái gốc của đạo lý con người là "trung thứ" và đạo đức, luân lý con người là "Nhân", người có đạo nhân là bậc quân tử, nước có đạo nhân thì bền vững như núi sông. Tuy nhiên, trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc đã có nhiều học thuyết phê phán chữ "Nhân" (yêu người) của Khổng Tử. Có người cho đó là giả dối, có người cho đó là nói suông, có người lại cho đó là nguồn gốc của bất nhân, bất nghĩa... Thế nhưng không phải vì thế mà tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử không đi vào lòng của nhiều người đương thời, gây cho họ biết bao sự xúc động và làm cơ sở cho hành động nhân đạo của họ. Thực tế cho chúng ta thấy, "từ đời Hán trở đi, suốt trên hai nghìn năm đạo Khổng được độc tôn, Vua Chúa đời nào cũng ráng áp dụng nó, mặc dầu không đúng. Nó thực tế hơn đạo Mặc, đạo Lão, nhân bản hơn thuyết của Pháp gia". Cũng cần phải nói thêm rằng, trong Luận ngữ, tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử còn bao gồm nhiều đức khác, như: Trực (ngay thẳng, không giả dối), Kính (nghiêm trang, cẩn trọng, cẩn thận trong công việc), Nghĩa, Lễ...

...Cuối cùng, Nhân là chử đúng đàu trong ngũ thường, chúng ta thừa nhận nó thâm thúy, cao sâu khó luận. Nhưng đã có nhiều bậc hiền triết đi tìm chân lý chữ Nhân nhưng hầu hết cũng chỉ tìm cũng chưa hoàn thiện. Chung quy lại Nhân là căn nguyên của Tứ đạo còn lại.
...Thật là "Nhân" muôn hình vận tính, khó mà xét tường tận. Do đó, trên đây là những cái lẽ Nhân cơ bản của đời nếu huynh đài nào bổ sung thì quả là quá vinh dự cho Truy Vân.


Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
8 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Truy Vân vì bài viết hữu ích này:
...::-Cô Long-::... (20-08-2009), MộtTênGọi!?! (18-02-2010), Nắng (13-12-2009), OoozinkuteooO (17-11-2009), sao_phu08 (07-02-2010), TC NGUYỄN (16-08-2009), thiphikhach (08-02-2010), WyXieoBao (07-08-2009)
 


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 13:48
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,21323 seconds with 15 queries