Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 05-10-2007   #1
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.363
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Dịch Lý vận vào Thi ca

Kiều:

Sư liên quan và hệ lụy giữa tam giáo: Phật, lão, Khổng được đề cập khi bình Kiều hầu như từ xưa đến nay dẫy đầy trên sách vở; rất ít người để ý đến một khía cạnh khác đầy ma lực đã ảnh hưởng đến cuộc đời của từng nhân vật trong truyện mà Nguyễn Du đã dày công tạo dựng căn cứ vào Dịch lý để lý giải về sự chi phối của cõi vô hình có sự liên kết định mệnh với nhau.

Điều nầy có thể thấy người bình dân thường dùng truyện Kiều để bói toán thay vì Kinh Dịch, vì Kinh Dịch là sách bói toán khó hiểu trong khi Kiều đơn giản chỉ cần xấp sách lại vuốt lên gáy sách, lim dim mắt lại thành kính vái: “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên,lạy Tiên Thúy kiều…” và dở trang sách đọc tìm ý nghĩa trong câu thơ liên quan đến điều muốn hỏi, là có thể đoán ngay khá linh nghiệm.

Như vậy sức thuyết phục của truyện phải nằm ở nơi tinh thông Dịch Lý nhập hồn của bậc thi thánh- Nguyễn Du- vào từng mỗi câu thơ khi viết ra đều ẩn dụ hay hoán chuyển đồng cảm cho từng thân phận, cảnh ngộ con người trong cõi nhân sinh…

Trước tiên xin giới hạn ở đây chỉ bàn cốt lõi vào nhân vật đầu tiên là Kiều, không đi sâu vào Dịch Lý mà chỉ nêu lên những hình tượng ấn dấu vào cuộc đời gian truân của Kiều soi rọi qua Kinh Dịch.

Như ta biết, Kiều là chị cả trong gia đình, mà chị cả thì trong Kinh Dịch thuộc quẻ Tốn là gió, suốt trong truyện mệnh số của Kiều liên quan đến gió, không phải gió thường mà là “ Gió táp mưa sa…”, con người đa cảm, đa tình của nàng đã vận mệnh nàng vào đó, ngay ngày du Xuân trong tiết tháng ba, khi nàng vừa tuổi cập kê, cùng với hai em nàng đã lộ ra cảm tính khác thường, khi thấy một nấm mộ hoang lạnh không một nén nhang thắp viếng là xúc động bồi hồi hỏi Vương Quan :

Rằng sao trong tiết thanh minh
Mà sao hương khói vắng tanh thế này?

Là con người tài hoa, đa tình đa cảm lại sắc nước hương trời mà lại sinh nhằm vào thời Nho Giáo, người con gái bị ràng buộc bởi “tam tòng tứ đức” đè nặng không lối thoát đã đưa Kiều vào một cuộc phản loạn nội tâm(Freudisme) chờ cơ bộc phát, và ngày du Xuân của cô gái khuê các đầu tiên chính là lúc nàng mở tâm can về một cõi mênh mang, ở đó nàng có thể ký thác tâm tư tình cảm mà chính nàng cũng chưa dự liệu. Vậy thì vì đâu cũng như bao nhiêu người con gái đài trang khác lại chỉ mình nàng vấy víu vào tục lụy, chính là cái tâm bị khuấy động không kìm toả vì sự đè nén định mệnh quẻ Tốn cuả nàng. Quẻ Tốn(gió) bao gồm ba hào, một hào âm(sơ lục) nằm dưới bị đè bởi hai hào dương(cửu nhị & cửu tam) trên, nếu hào âm chịu phép nằm im thì hai hào dương trên cứ phớt qua và sóng êm gió lặng, nhưng khốn nỗi vì hào âm phản ứng bởi sức ép của hai hào dương thì sự việc sẽ nguy hiểm khôn lường vì hào cửu nhị thì chao đảo nguy hiểm, hào cửu tam thì a dua đưa đẩy đinh mệnh nổi trôi, cho nên tâm kiều phát khởi khi thấy ngôi mộ Đạm Tiên tẻ lạnh dưới cầu bên khe suối lòng nàng nao nao như dòng nước uốn quanh…, đắm mình vào nỗi sầu khổ bi ai khóc than cho một kiếp “má hồng” và rồi khắc thơ vào cây- “vạch da cây vịnh bốn câu ba vần” và hệ lụy khởi đầu là một trận cuồng phong nổi lên do hồn ma Đạm Tiên nương theo lời cầu hiển linh cho nàng biết số kiếp của nàng không phẳng lặng mà đầy phong ba bão tố

Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay
Ào ào đổ lộc rung cây
Ở trong dường có hương bay ít nhiều…

Đa cảm, đa sầu đã biến cô gái xuân xanh vừa tuổi cập kê trong ngày du xuân thay vì tung tăng bên bờ cỏ xanh mướt tận chân trời… thì lại âu sầu ảm đạm thương vay khóc mướn bên mộ người ca kỷ hồng nhan bạc mệnh rồi suy nghĩ mông lung tự gá vào đời mình để khắc khoải lo âu, vậy không phải là mệnh Gió=Tốn đầy khí dương bốc lên đè âm khí nặng nề của một buổi chiều vàng vọt, báo cho cuộc đời “gió táp mưa sa…” về sau sao ?!.
Suốt đời Kiều rồi đây khó mà có “gió mát trăng thanh” mà chỉ toàn là Gió:

…giật mây vần
…táp mưa sa
…thảm mưa sầu

Và khi bán mình chuộc cha, trước khi cất bước ra đi vào con đường sương gió, Kiều đã tiên cảm được khi chết đi mình sẽ trở về với Gió, và dặn dò Thúy Vân những lời thống thiết bi ai:

Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Và ngay cả khi Kim Trọng tương tư cũng lảng vảng thấy nàng như gió lơ phơ lất phất khẽ động bên mình:

Mành tương phơn phớt gió đàn
hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình

Hay:

Bẻ bai rầu rĩ tiếng tơ
trầm bay nhạt khói gió đưa lay rèm

Hay:

Dường như bên nóc bên thềm
Tiếng Kiều đồng vọng bóng xiêm mơ màng

Trong suốt quãng đời sương gió, khi ở thanh lâu, Gió và Kiều là một, khi nàng bị Sở Khanh luờng gạt bằng trò “quyến gió rủ mây” đưa nàng đến chỗ không có lý do gì để thoái thoát nữa mà phải chấp nhận tiếp khách ăn chơi ”dập dìu lá gió cành chim” đến độ chê chán ê chề “mặt sao dày gió dạn sương” và rồi buông thả theo số mạng, chấp nhận khổ lụy chơ vơ không cần thiết gì nữa “thờ ơ gió trúc mưa mai”, và rồi quẳng đi một thời gian dài mười lăm năm dập liễu vùi hoa đến khi gặp lại được Kim Trọng, tình xưa nghĩa cũ chan hòa, những khát khao một mối tơ tình vương vấn, nhưng khi sực tỉnh quá khứ lại đè nặng lên tâm hồn nàng, lần nữa nàng thảng thốt thưa “chữ trinh còn một chút này…” và rồi nàng đành chấp nhận với mệnh số không còn dám tơ tưởng gì nữa:

Một lời tuy có ước xưa
Xét mình dãi gió dầu mưa đã nhiều
Nói càng hổ thẹn trăm chiều
Thà cho ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi

Số mệnh của Kiều là Gió nên trở về vớì gió, cũng như cát bụi về với chốn hư không, suốt đời nàng bị chi phối cùng cực của quẻ Tốn mà Nguyễn Du đã cài cho nàng hay cho chính mình cũng thế thôi!... (còn tiếp)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Lukeng (18-11-2010), nguyentu (10-09-2010), OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 10-10-2007   #2
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.363
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Dịch Lý vận vào Thi ca

Dịch- Kim Trọng:
Người tình đầu nghiệt ngã- Kiều nhi!


Cuộc gặp gỡ Kim Trọng đầu tiên khi tâm Kiều chưa ổn định vì “dùng dằng…” ở trạng thái khắc khoải bồn chồn chưa thoát về kiếp nạn của kẻ “hồng nhan mệnh bạc…”, còn dư vọng trong lòng nàng thì lúc đó xuất hiện Kim Trọng trong tư thái của một nho sinh phong nhã khích động mối tơ vương phảng phất vướng vây trên sắc màu- ngựa tuyết, màu cỏ non nhuộm áo xanh ửng da trời:

Tuyết in sắc ngựa câu dòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.

Những ấn tượng đầu đời đi vào tình yêu, thay vì êm ả, thì với Kiều lại “ngổn ngang trăm mối tơ lòng”, và cứ vấn mãi với lòng mình không biết rồi mai sau đi về đâu, với tâm trạng chằng chịt quấn mòng như thế… thì Kim Trọng cũng không hơn gì, từ khi gặp “hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa” là “như thể cây quỳnh cành giao” khắng khít đến cùng tận rồi, âm dương chéo vào nhau của giống hữu tình không thể nào “gỡ mối tơ mành cho ra” và cứ thế cuộc tình Thúy kiều dính vào mệnh của Kim Trọng, một ngã rẽ dun dẩy đời Kiều từ đây !

Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Ngổn ngang trăm mối tơ lòng…

Kim Trọng, một thư sinh tay trắng nhưng tâm hồn thì nhũng ướt đa tình tương ứng với quẻ Khảm=nước tượng hình là mặt trăng, cho nên ngày đầu tiên gặp Kim Trọng tượng hình trăng quay mòng quanh biến thành hình ảnh gợi nhớ, khắc sâu trong tâm hồn Kiều chấp nhận một thứ tình yêu lý tưởng không cội nguồn, mà chỉ xuất qua tiếng sét ái tình như bay bổng nhập qua hình tượng:

Đề huề lưng túi gió trăng
Sau lưng theo một vài thằng cỏn con…

Định mệnh đã gói ThúyKiều-KimTrọng = Gió-Trăng trong thứ tình yêu trêu ngươi của Con Tạo thử người cho biết sức, mà trong quẻ khảm hai hào âm: sơ lục và lục tam bao quanh hào dương: cửu nhị ứng cho Kim Trọng, nó đã ẩn tiềm một mảnh lực ma quái xoay đời Kiều trong cơn lốc vì năng lượng (dương) có tính bộc phá đẩy vật chất (hai hào âm) trượt đi xa như ngọn nước chảy xuôi về biền…, và cứ thế tình yêu Kim-Kiều bàng bạc như ánh trăng muôn đời lửng lơ …

Gương Nga chênh chếch dòm song
Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân

Tơ lòng bị rối bòng bong, Kiều ôm một mối tương tư vật vờ trổi lên từng cơn sốt tình khi vò võ riêng mình nhớ đến người yêu thì ánh trăng lung linh kỳ ảo hình tượng Kim Trọng lại về “chập chờn cơn tỉnh cơn mê” trong bể tình vây, một mối duyên hờ như có như không, không biết đi về đâu

Một mình lặng ngắm bóng Nga
Rộn đường gần với nỗi xa bời bời…

Sự bồn chồn lo sợ về một viễn ảnh cuộc tình không đoạn kết là sự báo hiệu mệnh số định sẵn chực chờ thể hiện từ khi Kim Trọng bước vào đời Kiều, nếu xét trên khía cạnh liên hệ Dịch Lý về mệnh số của Kim Trọng thuộc quẻ Khảm=Thủy với mệnh số của Vương Ông- người cột trụ gia đình thuộc quẻ Càng=Thiên hai quẻ khắc chế hợp lại với nhau sẽ thành quẻ Thiên-Thủy=Tụng(kiện tụng), và bão tố ập đến với đời người con gái khuê các Kiều nhi phải bán mình chuộc cha khi phải nạn vu oan bởi thằng bán tơ mà mắc họa, gia đình nàng tan nát từ đấy…

Định mệnh đã an bày, trong cõi hồng trần chơ vơ tấm thân “dày gió dạn sương” khi Mã Giám Sinh đẩy Kiều lên xe thì trời đất cũng buồn lây cho phận má hồng kia!... ông xanh vẫn trêu ghẹo một cách nghiệt ngã vô tình...

Đùng đùng gió giục, mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay…

Chính là lúc Kiều nhớ Kim Trọng da diết nhất, nàng đâm ra hối tiếc việc giữ kẽ với Kim Trọng ngày xưa khi hai người có cơ hội kề cận nhau bật thành tiếng thở dài buồn thảm làm nao lòng nguời- nhị đào thà bẻ cho người tình chung- bây giờ hết rồi, đợi kiếp lai sinh…, và rồi nhìn vầng trăng chênh chếch, hình ảnh Kim Lang trong lòng lại hiện lên lung linh... chất ngất nhớ thương ở một cõi xa xăm trong đêm khuya dài thăm thẳm…

Đêm khuya ngắt tạnh mù khơi
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông

Những hẹn nước thề non qua rồi, những đám mây mang bão tố rồi đây sẽ đổ ập trên đời nàng như mệnh số Đạm Tiên đà báo mộng trong vận chuyển không ngưng, ẩn tiềm của Dịch Lý… (còn tiếp…)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Lukeng (18-11-2010), nguyentu (10-09-2010), OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 16-11-2007   #3
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.363
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Kết

Là bậc nho học uyên thâm thì làm sao cụ Nguyễn Du xây dựng truyện Kiều lại không xét trên huyền cơ biến dịch tạo hóa xoay quanh đời người chỉ là hạt bụi quanh vòng theo lý lẽ Âm Dương, thực sự nó đã ẩn tiềm trong lòng từng con chữ của thơ Kiều, nếu hiểu được thì có thể làm vơi đi sự băn khoăn phần nào trong hư vọng cố tri của cụ, e rằng ba trăm năm không có người cùng “ khóc cười…” với mình chăng.

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Ba trăm năm mãi về sau
Tố Như ai hiểu nỗi đau… khóc cười?)

Khi chưa được vua vời ra làm quan, gặp lúc bệnh hoạn, trong lúc cùng khổ cộng với mối sầu đổi dời Triều Đại từ Lê qua Nguyễn như quyện lấy hồn cụ đưa về một cõi xa xăm, được diễn tả qua hai câu thơ chữ nho mang tính Dịch chuyển qua quẻ Địa-Lôi= Phục:

An đắc huyền quan minh nguyệt hiện
Dương quang hạ chiếu phá quần âm (Ngọa bệnh)
(Mong thay trăng sáng cửa ngoài
Xua tan bóng tối quắt quai lòng người)

Đây là lối chơi chữ của bậc thâm nho, khi bị bệnh thì muốn mình hồi phục khỏe lại, hay nói khác đi, người và tình người vong quốc mong sự quay về của cố tri dầu là giã tưởng thì sự hiện thành quẻ Phục là một điều mong ước.

Tại sao vậy?- Vì quẻ Phục có một hào dương (sơ cửu-> tiềm long vật dụng) vừa mới hiện ra dưới cùng sau khi cực âm của quẻ Thuần-Khôn (sáu hào âm) lóe ánh dương bộc khởi, đây là Rồng ẩn náu trong tư thế vẫy vùng trồi lên phục vị, bịnh sẽ qua đi, vận nước sẽ trở về…

Sự tin tưởng “cùng tất phản” đè nặng lên phái nho gia nhiễm tư tưởng Lão-Trang thành ước lệ trở nên Đạo-Dịch không chữ viết in ròng trên 64 quẻ tự suy, tự đoán theo lý số hay dịch số bằng huyền cơ vào chữ Ngộ thoáng chốc mơ màng của Vũ-Trụ đóng mở trong một Sát Na mong manh thu được…

Trong Kiều ta thấy bàn bạc dẫy đầy ý niệm Dịch Lý, đây là thứ Đạo đúng nghĩa không cưỡng cầu mà do sự xuyên thấu thông đạt trong ý nghĩa huyền đồng Vũ-Trụ, không cần ngôn từ đoạt lý mà là sự hiển hiện tự nhiên của sự vật kết song Âm-Dương không cần phải diễn dịch làm tha hóa giềng mối Đạo ẩn hiện khắp mọi nơi khi dùng từ để xác định thì không bắt nắm được nữa “Đạo khả Đạo phi Thường Đạo” (Đạo mà đã nói ra thì không phải Đạo Thường ). Đạo Thường không có danh cho nên khi nói về thì không phải là chính nó nữa rồi (Danh khả danh vi thường danh).

Chính vì lý do đó khi cụ Nguyễn Du dùng ngôn từ để diễn Đạo Tài Mệnh Tương Khắc thì chỉ đi vòng ngoài của cái Đạo ấy mà không phơi bày được cái lý số xung khắc bên trong, vì vậy trong phần kết của truyện Kiều, tác giả đã khéo léo chuyển Dịch vào phần kết cấu của các nhân vật trong truyện bằng kết các tượng số Bát Quái đại diện, làm lộ ra cái Đạo Tài Mệnh được an bài cho từng số phận hiển hiện như đã bàn ở trên, giữa Kim-Kiều; Kim-Vương Ông…, cho thấy bất cứ một sự di động nào đều đi theo phần số trong sự thành bại, cát hung và các diễn biến về sau cho sự kết hợp đó…

Ta không ngạc nhiên gì truyện Kiều đã biến thành Kinh Dịch của quần chúng bình dân dùng làm bói toán là vậy.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Lukeng (18-11-2010), nguyentu (10-09-2010), OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 19-11-2007   #4
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.207
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Hóng hớt vài câu với huynh cho vui nhe !

Mệnh vận

Ai tin mệnh vận thì đồng ý cho rằng: "Giầy dép còn có số huống chi con người." Mỗi người nằm trong một định luật riêng mà Thượng Đế đã dành cho (mặt khác, người ta cũng khuyên không nên quá vin vào điều này dễ làm nhụt mất đi ý chí tiến thủ thì rất tai hại), mỗi người có một con số và cũng có riêng một đầu óc để di chuyển con số đó, liên quan tới con đường mà người ta cho rằng có thể chơi tay đôi với vận mệnh bằng "Đức năng thắng số". Nghe sao nói vậy, ai tin thì tin, ai muốn thử thì thử.

Cụ N.D. nói tới mệnh vận, nên số của Kiều "Bắt phong trần phải phong trần". vì là do ý trời nên khó cãi chăng? Cứ tới năm đó, tháng đó, ngày đó, giờ đó thì khi con số của Kiều chuyển dịch khiến phận Kiều sẽ gặp đúng một sự kiện trọng đại nào , rơi vào một hoàn cảnh nguy hiểm nào vào đúng thời khắc đã được định mà bản thân không thể ngờ tới hay biết trước được.

Chuyển động không ngừng, di dịch không ngừng, đó là luật ĐỘNG của vũ trụ theo triết lý Nhất nguyên của Dịch học. Cụ N.D. suy ra từ luật biến động này để luận ra nhân sinh, những luận lý nhân quả qua vạn vật tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Mỗi một hoàn cảnh sống và cuộc đời bị trôi theo dòng biến - dịch đó (có không gian và thời gian). Và khi dự tri về số phận theo dịch luật tự nhiên, sẽ có thuận có nghịch, có hữu hình (những điều có thể lý giải được) và siêu hình (những điều không thể lý giải được).

Nên vì vậy, cho dù thắc mắc cách mấy, với nàng Kiều khi nếm trải những bất bình thăng trầm khiến cho cuộc đời ba chìm bảy nỗi chín cái lênh đênh và trên bước đường luân lạc nàng Kiều đã phải cúi đầu thuận theo mệnh vận rồi:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu


Cũng có không ít người rất tin vào Dịch lý vì họ cho rằng, đạo trời hay đạo người cũng đều nằm trong quy luật nhất định đó thôi. Nắm bắt được quy luật này có thể dự đoán được cát hung của nhân sinh là vậy.

Cụ N.B.Khiêm, một bậc đại tài từng xác nhận điều đó qua hai câu thơ:

Muôn việc cổ kim dù có khác
Quy về một mối thánh hiền thư


Thánh hiền thư chỉ kinh dịch mà nhiều người coi nó như là chìa khóa mở cửa số phận con người.

Anh hùng ôm hoài bão ái quốc như Đặng Dung không gặp thời đành chấp nhận uống hận mài kiếm dưới trăng cho tới đầu bạc. Còn có những kẻ chỉ giỏi mưu mô xảo quyệt lúc gặp thời cũng có thể xoay chuyển sơn hà. Có người cho dẫu đi tìm câu trả lời đến hết một đời cũng không thể nào biết được, như Vũ Hoàng Chương đã viết:

Dấu hỏi bao quanh một kiếp người
Sên bò nát óc máu thầm rơi
Chiều nay một dấu than buông xuống
Đinh đóng vào săng tiếng trả lời


Rồi xong, hạ tuồng. Vậy là cứ phải thốt lên như vậy chăng?

Thôi, đã biết cùng thông là mệnh cả
Cũng đừng đem hình dịch lại cầu chi
Hơn nhau cũng một chữ thì !
(C.C.Thần)


Kiểu này chỉ có nước vắt tay lên trán mệt nghỉ, trong đêm thở dài liên hồi và... đổ tại số tất. Ý, cũng đừng nênđổ tại nhiều quá coi chừng đổ nằm dài thiệt luôn đó, hì !

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
Lukeng (18-11-2010), nguyentu (10-09-2010), OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010), TC NGUYỄN (08-07-2010)
Cũ 23-07-2010   #5
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.363
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Dịch lý qua ca dao tục ngữ

Trong ca dao tục ngữ ta thường thấy có mang dấu tích dịch lý, nhất là những bài đồng dao mà ngôn ngữ thời thường không thể giải lý được, vì những lời ca dường như bao hàm ảo ngữ huyền hoặc, nửa như có nửa như không…, là vì vào thời cổ-đại, khi chưa có chữ viết, tư-tưởng của Việt-tộc, được lưu lại từ tổ tiên bằng sử miệng biểu hiện qua ca dao tục ngữ hay bằng những nét vẽ trên mặt các trống đồng, như là di thư lưu lại cho con cháu ngàn đời, chính là dấu tích sống động nhất, ghi lại được tư duy triết học về vũ trụ nhân sinh của người xưa, để rồi sau này khi chữ viết thành hình, tư-tưởng ấy được chuyên chở qua các tác phẩm thi ca như ta thấy.

Như vậy khi truy tìm tầm nguyên ngữ học Việt thuần túy của thời cổ đại, ta không thể khư khư ôm lấy những qui luật về pháp ngữ, văn phạm của chữ quốc ngữ có sau cả hàng ngàn năm. Vả lại như ta biết sự biến thiên ngữ nghĩa của từ sinh ra bởi con người giao tiếp với nhau mà hình thành, nó cũng theo qui luật nhân sinh, sống, tồn tại, mất, tái sinh hoặc biến thể âm ngữ nghĩa…, di dịch theo dòng thời gian là thường tình, có thể làm cho đời sau không nhận diện đựợc, điều này ta thấy trong cấu trúc nhiều bài ca dao cổ đại mang dạng khi đọc qua khó lòng giải thích vì chữ nghĩa ngô nghê lòng vòng không mối gỡ, đó là vì ông cha ta ghi lại bằng bia miệng thế cho chữ viết của cái thời chưa có chữ(như nói trên) những suy nghiệm tương quan thiên-nhân và như thể vũ-trụ tuần hoàn theo âm dương, như trong bài đồng dao tiêu biểu sáu loại chim chồng lên, vòng qua lại theo đồ hình mang ý nghĩa dịch lý...

Thử xét xem bài đồng dao:

Bổ nông là ông bồ cắt,
Bồ cắt là bác chim di,
Chim di là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ nông
.

Nhìn vào bài đồng dao trên, ta thấy hai con chim xuất hiện ngay câu đầu là chim Nông và Cắt có từ Bồ hay Bổ phía trước phân định giống Cái hay giống Đực: Bồ--.> Bồ Nông, Bồ Cắt là chim mái, và Bổ--.> Bổ Nông, Bổ Cắt là chim trống; còn có chữ Nòng Nọc mà khoanh Nòng “0”biểu thị cho Âm tính và Nọc--.> -Cọc(biến âm ) hình rìu “1” biểu thị cho Dương tính vẽ trên mặt trống đồng được khai quật ở chùa Long Đại Sơn, làng Ngọc Lũ, Hà Nam và trống đồng tìm thấy ở Đông Sơn, Thanh-Hóa , tương truyền là chính Hùng-Vương ban 1600 trống đồng cho các bộ tộc thuộc quyền, làm căn-bản trị quốc an dân(theo Dịch Lý Việt tộc), còn sót lại sau khi Mã Viện đã thu hết về Tàu. (ct)


@(Vì bài đồng dao trên mang tính dịch lý nên khi bàn sẽ có những thuật ngữ chuyên biệt và vì giới hạn của bài viết không thể giải thích cặn kẽ được, mong thông cảm…)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
AOH TIPNAPA (23-07-2010), EVE (10-08-2010), Lukeng (18-11-2010), nguyentu (10-09-2010)
Cũ 05-08-2010   #6
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.363
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Như ta thấy, thời cổ đại Việt con người chưa có chữ viết, thi cổ sử ông cha muốn truyền lại cho con cháu chỉ còn cách vẽ, khắc làm dấu trên cây, đá, trống đồng…, được hỗ trợ qua thi ca(ca dao-tục ngữ) đó là “sử miệng” minh chứng qua hai câu ca dao:

Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ

Và đấy là lối duy nhất để người xưa truyền lại cho hậu thế về những kiến thức thu lượm được qua những khái niêm nhân sinh, vũ trụ quan...tạo nền văn hóa sơ khởi cho con cháu dựa vào để mở đường cho cuộc sống an bình…

Khi cổ sử tuyền qua hình vẽ trên trống đồng và thi ca (như bài đồng dao nêu trên) nó lại mang một ẩn tích dịch lý Việt rất tinh tế, khi xét đến ta phải lần mò vào cõi hư vô tịch mịch, đưa ra những nghiệm chứng mà nhiều khi thấy như có như không…, vì ngay cả trong thi ca cổ, chính nó đã mang nhiều ẩn số huống chi là rơi vào dịch lý đi về trong cõi hư vô…

Trước khi đi vào phân tích các bài đồng dao, có nhiều liên quan đến văn hóa cổ Việt gắn bó với Vũ trụ giáo và Dịch nòng nọc, trên hai phương diện này ta phải nắm bắt cách sắp xếp các quẻ ứng theo dịch lý khác nhau thì mới hiểu được.

Việt dịch hào dương biểu thị bằng hình cái que, là nọc đứng (I) và hào âm hình vòng tròn (O), trong khi dịch Trung Hoa hào dương que liến nằm ngang ( __ ) và âm là hai vạch rời ( - - )

Dấu tích Việt dịch là thời tiền cổ của những dân tộc bán khai, ta thấy biểu hiện trên trống đồng Đông Sơn không liên hệ gì đến nền văn hóa cổ đại Trung Hoa sau này. Để tiện xin thay thế quẻ dương của Việt dịch bằng con số một (1) và quẻ âm bằng số zéro (0), như vậy nó vẫn hợp với con số dịch lý ấn định về hào và toán học Leibniz đã hoán đổi các quẻ từ hệ thập phân qua hệ nhị nguyên để có thể luận bàn xa hơn.

Để chuẩn bị cho bài viết xin đưa ra một vài thí dụ về các quẻ viết theo Việt dịch như sau:

Càn: 111 --.> Khôn: 000 --.> Khảm: 010 --.> Li: 101…, đọc từ trái qua phải(duy dương theo vị trí đứng, chiều mặt trời theo ngược với kim đồng hồ) -…(tt)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
EVE (10-08-2010), Lukeng (18-11-2010), nguyentu (10-09-2010)
Cũ 09-09-2010   #7
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.363
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Luận câu khởi đầu bài đồng dao:

- Bồ nông là ông bổ cắt

Cặp đôi chim bồ nông, khởi sự cho một diễn trình biến dịch, với bóng dáng bồ nông trên mặt trống đồng cùng con bổ cắt, đây là hai con chim vật tổ cuả cổ Việt? còn ghi lại, căn cứ vào hai con chim cho là hai “vật tổ” này xét xuống xem những biểu tượng gì chen vào.

1. Bồ nông(pelican)

Gọi chung là con chim nông trong câu ca dao “Cái cò cái vạc cái nông…”, theo biến âm nông--.> nọng, nang--.> nang là trứng, là cái túi thòng xuống dưới cổ như nọng heo, vậy loại chim nông là loại chim có bướu cổ, túi là túi càn khôn hay trứng vũ trụ--.> trứng hư vô, hư không vô cực--.>thái cực.

Người cổ xưa khi chưa có chữ viết, tư duy vê vũ trụ bằng vào các hình tượng của các giống thú chim muông, nên chọn làm vật tổ qua hình tượng biểu kiến mà con nông có lẽ là một trong các loại chim được chọn làm vật tổ của người cổ Việt, đưa vào mặt trống đồng phối hợp với bài đồng dao trên, thử khảo sát người xưa có ý gởi gấm gì cho con cháu

Suy dịch lý Việt, con nông có hai biểu dạng âm dương thuộc tính nước vũ trụ, nước nòng và khí nòng thuộc nòng âm, tròng trong của trứng vũ trụ, phân cực thành cực âm nòng trắng trong lạnh nặng chìm xuống và cực dương nọc đỏ trong nóng nhẹ khí nổi lên. Tóm lạ chim nông là biểu tượng của dòng nòng trứng vũ trụ hư vô--.>vô cực có hai khuôn mặt âm dương:

-Duy âm--.> nòng âm con nông biến thành bồ nông(chim mái). Biến âm của bồ là bao, bọc--.> bồ lúa, bồ gạo là cái bao để bọc lúa bọc gạo, thuộc tính âm--.> trứng âm, trứng nước vũ trụ

-Duy dương--.> nòng dương, con nông biến thành bổ nông(chim trống). Biến âm của bổ là búa thuộc tính dương--.>bổ, búa…, bọc dương biểu tượng cho nòng gió.

Đi sâu vào lý dịch của chữ nòng nọc, khi nông biến âm là nòng O chính là Khôn và:

-khi con nông là chim mái thì nó là bồ nông= OO là thái âm, có dạng khuôn mặt nước nguyên thủy(primeval water).
-khi chim nông là chim trống là bổ nông = IO là thiếu âm, cọc (I) là cái búa, cái nọc, có dạng khuôn mặt khí gió nguyên thủy(primeval air)

Từ những luận lý nêu ra thử kiểm chứng lại có phải con nông chính là con chim được coi như vật tổ tối cao của Việt tộc hay không?.

-Căn cứ vào bia miệng: Bài đồng dao câu khởi đầu nhắc ngay con nông “Bồ nông là ông bổ cắt” …, đứng ở vị trí hàng đầu. con nông được tôn như là vật tổ, vị thần hộ mạng một thứ hèm, xét trên phương diện biến âm h= k như ha ha= kha kha, suy ra hèm= khem--.> kiêng khem, kiêng kị(taboo) không được ăn thịt, và bài ca dao chứng dẫn sau đây:

Con cò, con vạc con nông,
Ba con cùng béo, vặt lông con nào,
Vặt lông con cốc cho tao,
Hành răm mắm muối cho vào mà thuôn


Con nông là vật tổ không được đụng chạm đến tính mệnh, ngay cả con cò con vạc kia cũng phải kiêng nể vì cùng loại, còn con cốc dầu là có béo hay không, chỉ là con chim bình thường kiêng nể gì mà không vặt lông ăn thịt!

-Căn cứ vào trống đồng Đông Sơn trên mặt trống, bán viên có các con chim đuôi ngắn mỏ, đầu to, nếu chú ý kỹ thấy ờ dưới cổ chim có cái túi, dặt biệt con chim đầu tiên có cái túi dài che hết phần mỏ, đây chính là con chim nông. Trên các trống đồng Hoàng Hạ cũng có hai con chim nông mỏ túi phình to đang đạp mái. Ngoài ra trên các thạp đồng rải rác có hình chim nông.

Qua chứng dẫn bằng “sử miệng” và “sử trống đồng” ghi lại đúng là chim nông là giống vật linh thiêng mà thời cổ Việt được chọn làm vật tổ vì nó biểu trưng được các khuôn mặt chính của vũ trụ luận là:

-Tầng một tạo hoá vô/thái cực--.> biểu tượng cho bôc hư không- trứng vũ trụ.
-Tầng hai lưỡng nghi--.> bểu tượng cực âm nòng khôn (O)
-Tầng ba&tầng bốn tứ tượng--.> bồ nông(con mái) thái âm(OO) nước nguyên thủy và bổ nông(con trống) thiếu âm(IO) khí gió nguyên thủy… (ct)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Lukeng (18-11-2010), nguyentu (10-09-2010)
Cũ 11-11-2010   #8
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.363
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Luận câu khởi đầu bài đồng dao:...(tt)

2. Bồ cắt (hornbill)

Chim bồ cắt có mỏ lớn cứng cong giống như cái rìu nên còn được gọi là chim mỏ rìu- thuộc họ chim săn mồi- bay nhanh khi bay cuốn gió tạo tiếng hú nghe rờn rợn làm khiếp vía những con mồi bị săn. Vì tính linh hoạt, mạnh, vận khí nhẹ bổng bay lên nên mang nọc dương(I). Nó được xem là vật tổ, nên lại có tên là chim Việt, như ta thấy ở tại Văn Miếu Hà Nội có con chim Việt đậu, để rõ hơn hãy xét chữ Việt--.>chim Việt này có liên quan với nhau như thế nào.

Con chim Việt ở đây phải nói có liên quan đến văn hóa Việt Nam, như ta thấy trong bia sử miệng có câu “Chim Việt đậu cành Nam “ và bài hát ta nghe từ thuở ấu thơ “Đàn Chim Việt”. Trong nghĩa Việt cổ, gốc chữ Việt chính là búa, rìu hàm nghĩa là sắc nhọn. Ở thời Xuân Thu ta nghe tên Việt Vương Câu Tiễn, xét hai từ:
- Câu--.> lưỡi câu, chiếc móc cong
- Tiễn--.> tiện, cắt, vạt nhọn như như mũi tên lửa, cũng là chữ yuè (Việt) khắc trên giáp cốt và kim văn…
Như vậy chim mỏ rìu, chim việt chính là con bổ cắt vật tổ cổ Việt, và khi đối chiếu với lý dịch vũ trụ tạo sinh đối ứng với bồ nông biểu tượng cho khôn âm, thì bổ cắt biểu tượng cho càn dương, cũng biểu trưng cho bốn khuôn mặt chính là:
-Tầng tạo hóa(vô cực/thái cực) hư không, là vũ trụ nọc dương
-Tầng lưỡng nghi nọc đực dương mặt trời, bộ phận sinh dục nam, cắt--> c…c--> cược là cọc vì vậy bổ cắt còn gọi là bổ cu
-Tầng tứ tượng- Bổ cắt(chim trống), bổ nghĩa là búa, là nọc(1), cắt cũng là búa là nọc(1) vậy bổ cắt= 11 lửa, thái dương.- Bồ cắt(chim mái)- bồ là bọc, bao âm nòng (0)và cắt nọc dương(1), vậy bồ cắt= 01 thiếu dưong đất đá nguyên khởi(thiên thạch)
Rìu thờ bắng đá, bằng đồng ở nhiều nơi, có rìu hình mỏ chim cắt(bằng đồng) ở Đông Sơn là chứng tích viện dẫn hùng hồn nhất cũng như trên trống đồng Duy Tiên còn thấy ba con chim cắt loại lớn(Great hornbills) mà trong cổ sử Việt còn có tên là hồng hoàng, đúng là con chim vật tồ, nên Việt tộc cho mình là con cháu Lạc Hồng.

Qua sự tạo sinh vũ trụ mà mà cặp âm-dương= nông-cắt khảo sát trên có thể tóm lại như sau:
-Nông-->(0) nòng âm
hư không khôn nguyên tạo
-Cắt-->(1) nọc dương
Vũ trụ càn nguyên tạo

-Bồ nông-->(00) thái âm
nước nguyên khởi
*nguyên thể khôn 000 duy âm
*nguyên thể chấn 100 duy dương

-Bổ cắt (11)--> thái dương
lửa nguyên khởi
*nguyên thể của càn 111

-Bổ nông(10)--> thiếu âm
Khí, gió nguyên khởi
*nguyên thể tốn 011

-Bồ cắt (01)--> thiếu dương
đất đá nguyên khởi
*nguyên thể của li 101
Ngày nay với khoa học di truyền ta thấy ẩn hiện nguyên lý tao sinh vô tính(asexual production) vũ trụ sản sinh ra vạn vật mà con người là đại diện trong hàm nghĩa Thiên-Địa-Nhân, thử chiêm nghiệm, hai con trống-mái/bổ nông-bồ cắt biểu trưng vũ trụ thiếu dương-thiếu âm theo phép tạo sinh hữu tính (sexual production) duy truyền ta thấy mỗi giao tử(gamet) đều mang đặt tính âm dương đại diện cho cõi vô chung vô thỉ…

bổ nông x bồ cắt = 10 x 01 = 11, 01, 00, 10 = bổ cắt, bồ cắt, bồ nông, bổ nông
-bổ cắt= 11 hai nọc dùi lửa--> thái dương(cha trời)
-bồ nông= 00 hai vú sữa mẹ--> thái âm(mẹ đất)
-Bổ nông= 10 khí gió--> thiếu âm bay hơi chờ hợp thể
-bồ cắt= 01--> thiếu dương âm hóa nguội thành đất đá chờ hợp thể
Khởi đầu bài đồng dao bằng hai vật tồ chim nông/cắt, khi chưa có chữ viết, người thái cổ Việt đã truyền lại cho con cháu về sử Việt qua bia miệng( đồng dao)và khắc vẽ(trên mặt trống đồng), nguyên lý tạo sinh dòng giống qua hai vật tổ nông-cắt khởi nguyên bằng vũ trụ luận, mà tầng tứ tượng thái dương(11), thiếu âm(01), thiếu dương(10), thái âm(00) đã chỉ ra đầy đủ trong chu kỳ đi về không có mối, vận hành không ngơi nghỉ vô cùng vô tận, với những đường tròn tỏa khép kín bao trùm, con đường đạo xuyên suốt di qua…

Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà, rồi mới sinh ông

Đấy là lý dịch tuần hoàn vũ trụ có gì lạ!


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Lukeng (18-11-2010), nguyentu (17-11-2010)
Cũ 20-12-2010   #9
Ảnh thế thân của nguyentu
nguyentu
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 09-04-2008
Bài viết: 68
Điểm: 115
L$B: 4.316
nguyentu đang offline
 
Kể ra thì bạn Tc cũng có cái nhìn khá lạ về kinh dịch chuyển vào thi ca và văn học..., mà trong đó thi ca có phần ẩn áo được chiêm nghiệm từ cổ đại. Nay Tc luận vào kiều và ca dao, đưa ra những nhận định theo lối suy tư của mình có tính chủ quan, e rằng không hợp điệu chăng?- Vì rằng hơn sáu ngàn năm trước, từ thời đại Phục Hy và sau đó.., kinh dịch chỉ là quyển sách dùng để bói toán, vậy nó có ẩn tiềm gì trong thi ca, Tc hay bạn nào có thể đi sâu hơn, giúp hiểu thêm về dịch kinh thì quí lắm...

Tài sản của nguyentu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:52
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11024 seconds with 15 queries