Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-08-2010   #10
Ảnh thế thân của MộtTênGọi!?!
MộtTênGọi!?!
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-12-2009
Bài viết: 25
Điểm: 54
L$B: 2.126
MộtTênGọi!?! đang offline
 
Đậu à, bữa nào cục hứng nổi lên, tui mới lấy đậu xanh bỏ vô nồi nấu cháo ăn với đường thốt nốt đó Đậu ơi. Có thương tui thì ráng chờ tui nghe Đậu, đừng có bắt chước con Lan xí xọn cắt đứt bà nó cái dây chuông, bắt tui đứng chết trân ngoài cửa thì tui sẽ giận Đậu lắm đó, tại tui ghét đứng trong vai thằng Điệp.


Còn bây giờ thì tình tang riêng với MTG chút.


Hằng ngày, sống chung đụng trong lớp quần chúng, phải ăn ở giao thiệp như mọi người. Đó là lẽ tất nhiên trong sự sống chung là phải hòa mình mới sống được. Nhưng về tư tưởng suy tư, về nhân sinh quan (lối nhìn đời, xét hiểu đời), thì tôi khác người, người khác tôi, cũng là chuyện bình thường. Vì khi nói ra ý nghĩ tất nhiên phải nói ra theo ý tưởng của mình, và nếu ý tưởng ấy mà người đó không nghĩ như thế. Họ nghe, họ phải thấy trái ý. Ngược lại cũng vậy thôi. Đến địa hạt "suy tưởng" là đụng phải lãnh vực tư duy cách biệt rồi.

Va chạm với cuộc sống, với tình người, sự không hiểu được lẫn nhau, là điều khó tránh, và lại là điều không mấy được vui. Mỗi buổi sáng, tôi muốn thấy cái mặt của tôi, tôi phải dùng cái gương soi. Muốn thấy cái lưng tôi, tôi phải dùng đến 2 gương để phản chiếu. Tức là, tôi có thể xét hay thấy tôi qua sự gián tiếp, tức phải dùng gương soi, và phải dùng đến 2 cái gương. Mà gương soi là vật thể biến đổi, mỗi cái gương có sự cấu tạo vật lý khác nhau. Nên, gương soi là vật thể biến đổi. Hình bóng ta trong gương soi có khác nhau khi ta so sánh hình bóng ta qua nhiều cái gương khác nhau.

Vậy, tôi chỉ thấy được tôi qua môi trường ngoại thể, thấy được cái thân tôi. Ngoài gương soi, thì tôi làm sao thấy và biết tôi một cách đúng thực được. Những cử chỉ, dáng bộ thì làm sao kiểm thấy để biết được. Nếu tự cho mình hiểu người và trách người ko hiểu ta, thì là, tôi mắc phải bệnh chủ quan mất rồi. Ngôn ngữ nhiều khi làm cho hiểu lầm nhau, nhưng mặt khác, ngôn ngữ cũng làm cho người này xích lại gần người kia vì đã hiểu được nhau, hiểu được nhau có cảm giác sướng phải biết. Tiếng đàn của Bá Nha chỉ có Tử Kỳ hiểu được, họ là bạn tri âm.

"Tri âm", biết tiếng, tức biết tiếng đàn. Và đàn chỉ mới là nghệ thuật thôi mà khó tìm được người hiểu nhau như thế. Còn nói đến tư duy suy tưởng là thứ vô hình, vô thanh, vô sắc tướng thì còn khó hiểu ngàn lần hơn nữa. Chớ nên đòi móc tim móc óc người ta ra như thể nắm gọn trong lòng bàn tay thì chủ quan lắm đó, cái TÔI ơi. Cố gắng hiểu nhau qua ngôn ngữ là quý là vui lắm rồi, cái TÔI nhớ nghe.

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến MộtTênGọi!?! vì bài viết hữu ích này:
lamvi (12-08-2010), Lukeng (16-08-2010), Lăng Độ Vũ (03-08-2010)
Cũ 12-08-2010   #11
Ảnh thế thân của lamvi
lamvi
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 20-02-2010
Bài viết: 76
Điểm: 71
L$B: 3.884
lamvi đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi MộtTênGọi!?! Xem bài viết
Đậu à, bữa nào cục hứng nổi lên...
Để nhẹ bớt đi những suy tư "ự đùn" lv viết bài này vui với MTG, tên sao nghe ngồ ngộ, tượng cũng "ngộ" luôn...


Sắc Đẹp: Xưa và Nay

Trong tình yêu trai gái nó diễn đạt khá lý thú, nhất là người con trai bị cuốn hút bởi một người con gái trong một cú “chớp dật” nẩy lửa nào đó thì lời ca xao động như sóng tình không thứ lớp, nó chạy từ khía cạnh nầy qua khía cạnh khác về cái nhìn đầy chủ quan…, chỉ miễn làm sao nó bắt kiệp nguồn rung cảm đi về khi phải lòng nhau. Như bài ca dao sau dây là một dẫn dụ :

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.
Bảy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương miệng nói lại càng thêm xinh.
Chín thương cô ở một mình
Mười thương con mắt có tình với ai.


Hai câu khởi đầu:

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.

Đã xáo trộn hẳn lên rồi, từ cái đẹp thể chất tóc bỏ đuôi gà anh chàng chạy quạng qua đề cập đến nét đẹp thể hình ăn nói mặn mà có duyên thật là hỗn độn như lòng anh ta vậy, anh ta cảm nhận được mái tóc mượt mà của cô gái làm anh ta điêu đứng nhưng nó không nằm ở đó, nó có cái gì ẩn lộ ra kia, trong lúc lạng quạng cõi hồn anh ấn sâu vào mô dạng của cô gái lộ ra trong lời ăn tiếng nói và anh ta tự kết thật có duyên… có trời mà biết?

Và như thế anh ta lang bang qua diện thẩm mỹ:

Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.


Má lúm đồng tiền thì ôi thôi khỏi nói, các cụ xưa và con cháu ngày nay cũng nòi tình đồng điệu, đều mê cái má núng là bắt mắt.

Má lúm đồng tiền. Cái này vẫn còn ăn khách lắm. Đây là một món trong cái “mơ nuy” của các nhà giải phẫu thẩm mỹ. Từ đông sang tây người ta vẫn còn ưa chuộng cái má núm đồng tiền và cho nó là một vẻ bắt mắt người đối diện. Răng lánh hạt huyền cũng bị đào thải rồi. Tôi đã thay thế nó bằng chiếc răng khểnh nhưng cũng không cứu vãn được tình thế. Nó bị yểu mạng rồi. Mấy cái trò dải yếm đeo bùa và nón thượng quai tua cũng chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Hỏi ai còn tin mấy cái vụ đeo bùa đeo ngải, ai còn đội nón quai tua nữa đâu. Cho hai cái vụ này vào viện bảo tàng cho rồi. Tự nhiên ông tác giả này lại hứng chí nói đến cái nết ở khôn ngoan.

Nết ở khôn ngoan không phải là một nét đẹp về thẩm mỹ cho nên ta dẹp nó sang một bên cho rồi. Còn ba cái thương cuối cùng tôi quên mất tiêu rồi, chẳng biết nó là những cái giống gì. Nhưng thôi, mỗi người một ý, đây là những tiêu chuẩn thương của riêng cái anh tác giả này của những Ngày Xưa Hoàng Thị, tôi không nên can thiệp vào.

Xét rộng ra khỏi cái bài 10 thương, người Việt ngày xưa còn có những tiêu chuẩn về sắc đẹp khác nữa. Để tôi nghĩ tới đâu, tán tới đó nhé...

Đây rồi:

con mắt lá răm,
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.

Con mắt lá răm là một con mắt dài lớn mà có đuôi, một mí, dĩ nhiên. Đôi mắt này còn được ví với mắt phượng. Có lẽ mắt phượng hơi khác mắt lá răm một chút là mắt phượng thì đuôi mắt hơi xếch lên. Mắt lá răm là mắt của những người con gái đa tình, còn mắt phượng là mắt của mệnh phụ phu nhân. Thế nhưng, những đôi mắt dài, thuộc loại lá răm, nhưng lại nhỏ mà không có đuôi, là một loại mắt rất bị chê. Người ta gọi đó là mắt lươn:

Những người ti hí mắt lươn,
Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người.


…nghe mà ghê.

Xin đừng nhầm lẫn đôi mắt lươn với đôi mặt lá răm và đôi mắt phượng. Xét về thẩm mỹ hai cặp mắt này được xếp vào đầu sổ. Cặp mắt lá răm sang tới Mỹ này bị xuống giá. Các bà các cô thích một cặp mắt nai tơ, hai mí, to tròn, cho nên, các bà các cô thi nhau đi mổ mắt. Sau khi ở mỹ viện ra, cái vẻ Á đông của các bà các cô mất biến. Trông bà nào cô nào cũng như lai đầm lai Mỹ vì hai lằn mí mắt thật sâu, con mắt thật to, thật lớn, lông mi cong vút thật dài, thật rậm.

Thời buổi này, nếu tất cả đàn bà con gái đều che hết mặt đi chỉ để ra hai con mắt, tôi đố ai nhìn ra sắc tộc của chủ nhân đôi mắt đó đấy? Cho nên mới nói, vẻ đẹp phụ nữ bây giờ trở thành một nét đẹp toàn cầu rồi. Không còn phân biệt Tây, Tàu, Ta, Nhật, Mỹ, gì ráo.

Người Việt Nam cho rằng miệng nhỏ, môi mỏng là thanh tú, là nét kín đáo của đàn bà. Nhưng ngày nay người ta chuộng miệng rộng và môi dầy. Người ta đi bơm môi cho nó phồng lên, trông cho ra vẻ nũng nịu, gợi tình. Môi dầy và ướt bóng trông như lúc nào cũng chờ đợi một chiếc hôn mới là đúng tiêu chuẩn thẩm mỹ của thế kỷ 21. Người Việt lại ca tụng cái môi ăn trầu cắn chỉ, nghĩa là ăn trầu nhiều, quết trầu nhuộm cho môi có một màu đỏ thẫm. Cũng “xếch xi” ra phết chứ chơi sao. Bây giờ chẳng cần ăn trầu, chỉ cần thoa son, màu gì cũng có.

Người Việt ưa thích gương mặt trái xoan, nghĩa là khuôn mặt bầu, nước da trắng như trứng gà bóc mới là con nhà sang trọng. Da bánh mật thuộc loại con nhà bình dân. Tiêu chuẩn ngày nay trái ngược hẳn lại. Da trắng là người bệnh tật, ít hoạt động, chẳng ai ham, mà trái lại da bánh mật chứng tỏ một sức khỏe dồi dào, một thân hình tráng kiện. Người da trắng phải mua thuốc, hay đi mỹ viện phơi da cho thẫm mầu lại để hợp thời trang.

Một khuôn mặt nữa, có thể không đẹp về thẩm mỹ nhưng đẹp về tướng số là khuôn mặt tròn như trăng rằm là người phúc hậu. Đó là khuôn mặt Thúy Vân mà cụ Nguyễn Du ra công đẽo gọt qua câu “khuôn trăng đầy đặn...”

Các cụ ngày xưa khó tính ra gì, thích người mặt tròn, đầy đặn mà lại cấm không cho phép được có má bánh đúc. Mặt tròn nhưng không thuộc loại mặt thịt như “mặt má bầu ngó lâu muốn chửi ”. Vì với các cu cho là người mặt thịt(má bầu) thì không những tiện tướng, nghĩa là không có tướng sang, mà lại còn chứng tỏ một cái đầu óc u tối. Mặt tròn làm sao không có đôi má bụ bẫm cho được nhỉ?( có lẽ vì vậy mà Thúy vân hơi đần?)

Cái loại mặt này, ngày nay không được chấm điểm nữa rồi. Mặt tròn, má bánh đúc thì chỉ có nước chết. Người ta cũng không ưa những khuôn mặt xương xương với đôi gò má cao. Các cụ ngày xưa chẳng bao giờ chọn loại người này làm con dâu cả.

Mặt xương bị gọi là mặt lưỡi cầy và kỵ nhất là đôi gò má cao. Theo tướng là loại đàn bà sát phu, cao số. Người đàn bà kỵ có khuôn mặt vuông. Đàn bà mặt chữ điền chẳng những bướng bỉnh, khó bảo mà lại còn bị chê là “mặt chữ điền thì tiền không có”.Trái lại đàn ông mặt chữ điền là có tướng làm quan.

Ngoài những nét đặc thù của khuôn mặt, về vóc dáng, người Việt ngày xưa cũng có những tiêu chuẩn “xếch xi” riêng:

Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con
Những người béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày.

Nghĩa là cái eo rất quan trọng đối với các cụ. Đây không phải là quan niệm sắc đẹp của các ông kén vợ, mà là của các cụ bà kén con dâu. Người béo cũng không có giá lắm. Các cụ kén con dâu là phải chọn những người tốt nái. Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. Nghĩa là lưng hơi gù một chút và vú phải dài thì mới mắn đẻ. Cứ làm như chuyện đẻ hoàn toàn tùy thuộc vào người đàn bà không bằng. Ngày nay làm gì có những người con gái có nét đẹp này cho các cụ chọn! Lưng chữ cụ thì phải tập đi đứng cho ngay ngắn còn vú chữ tâm thì phải tầm bác sĩ chuyên khoa thẫm mỹ kéo nó lên!

Nói tóm lại, thời gian thay đổi, quan niệm về thẩm mỹ của con người cũng thay đổi. Có cái ngày xưa là xấu, ngày nay là đẹp. Có cái ngày xưa là đẹp ngày nay lại khó coi! Vì thế khoa giải phẫu thẩm mỹ mới là một ngành hái ra tiền.

Hôm nay tôi mới bàn tới những sự thay đổi về diện mạo, bề ngoài, tới những quan niệm về sắc đẹp. Hôm nào rảnh rang, chúng ta sẽ bàn tới cái sắc đẹp bên trong của con người, ngày nay, thay đổi theo chiều hướng nào? Mà cái loại vẻ đẹp này còn có tầm quan trọng nữa hay không? Đó mới là chuyện cần bàn.

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến lamvi vì bài viết hữu ích này:
AOH TIPNAPA (15-08-2010), Lukeng (16-08-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 14:45
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05475 seconds with 15 queries