Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-02-2010   #1
Ảnh thế thân của MộtTênGọi!?!
MộtTênGọi!?!
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-12-2009
Bài viết: 25
Điểm: 54
L$B: 2.126
MộtTênGọi!?! đang offline
 
Ngồi buồn phiếm luận mà chơi

Làm sao để giải thoát khỏi vòng khổ não?

Trời đất quỷ thần ơi, giật cái tít sao đao to búa lớn thế? Oan ông Địa cho tôi lắm đó nghe. Tay tôi nhỏ xíu gầy xương, đao to búa lớn sao cầm nổi.

Theo triết lý nhà Phật cho rằng, muốn thoát ra khỏi cõi trần ai bể khổ là phải làm sao thoát ra khỏi vòng luân hồi, tức là làm sao sau khi chết khỏi phải đầu thai trở lại cõi trần nữa. Đoạn này thì tôi phân vân quá, tôi vẫn muốn trở lại cõi trần để tìm một ai đó, có được ko nhỉ? Chẳng hạn như yêu một người nào đó mà kiếp này ko được chung đôi thì hẹn nhau kiếp sau sẽ yêu lại, yêu nữa. Để coi luân hồi có gì vui? Muốn thoát ra khỏi vòng luân hồi thì phải lo tu để diệt dục. Nghe ớn lạnh ghê nghe.

Nhưng theo tôi suy lý thì thấy triết lý Phật giáo cũng lẩn quẩn loanh quanh chẳng khác nào cái vòng luân hồi của họ nghĩ và tin. Vì chỉ xét ngay trong cái ý niệm diệt dục đã bất thông ngay nội tại của căn bản luận lý. Thử hỏi làm sao mà diệt dục cho được? Và nếu diệt được dục thì có còn là cảnh sống nữa ko? Ngay ý nghĩa của chữ DụcHam Muốn, thì cái ý muốn diệt dục đó cũng là một sự ham muốn ngay trong đó rồi. Diệt cái dục này để tạo cái dục khác cũng là cái "nòi giống dục", thì việc làm đó chẳng khác nào việc thay vị đổi ngôi, hay thay thầy đổi chủ mà thôi. Xin dẫn lý rằng con người cũng như muôn loài cầm thú nói chung là những động vật, tức có đời sống hoạt động. Nếu nói rộng ra nữa thì thực vật cũng là những sinh vật tuy ko có sự di động rõ ràng, nhưng vẫn có sự sinh sống hấp thụ và sinh trưởng. Thì sự sống của con người cần phải có những nhu cầu thiết yếu để sống. Muốn sống và có những nhu cầu để sống, thí dụ như nhu cầu ăn uống, tức là sự ham muốn, đó là ý nghĩa của dục. Vậy làm sao diệt dục? Giả sử nghe, nếu diệt được dục tức là ko còn ăn uống để khỏi phải hoạt động đi tìm vật ăn uống, thì sinh vật đâu còn sống nữa ko? Giả sử nữa nghe, sinh vật ko cần ăn uống mà vẫn sống, thì sự sống ấy chẳng khác nào như đất đá, thì sống như vậy có còn thích thú gì để sống ko? Kết luận rằng, ko sao diệt được dục, vì chính cái chủ trương diệt dục cũng là một hình thức dục rồi. Cũng như chính những kẻ chủ trương hô hào đưa ra ý thức hòa bình để chống chiến tranh thì chính những kẻ đó, chủ trương đó cũng là chiến tranh trong đó rồi. Vì họ chủ trương chống lại một cái khác, thì ngay trong ý thức chống vẫn đồng nghĩa với chiến tranh. Đó là cái vòng lẩn quẩn luận lý chẳng khác nào cái vòng luân hồi. Cho nên tôi suy lý mà nói rằng, nếu tôi đi tu lại chính ra tôi có ham muốn nhiều hơn kẻ sống tự nhiên ko tu. Vì sao? Vì kẻ sống tự nhiên họ chỉ có lòng ham muốn ngay trong kiếp sống hiện tại mà thôi. Còn tôi lo tu là có ý thức ham muốn cả cho kiếp sau hoặc cho cả sau khi chết mà tôi tưởng còn có cái thế giới bên kia để tôi đến đó nữa, nên tôi lo dọn mình trước cho kiếp này, chẳng khác gì người gởi tiền vào ngân hàng vì mục đích đầu tư. Và nếu thế thì sự tu của tôi phải cạnh tranh nhiều hơn, rồi do đó lại tạo thêm nhiều khổ não nữa. Nhưng như vậy thì ngay cả điều này cũng ko phải là đường lối và phương pháp diệt dục để giải thoát khỏi cảnh khổ. Tôi phiếm về sự giả sử đi tu của chính tôi, bạn nào muốn tu thì đừng để tâm đoạn đó nghe.

Lịch sử nhân loại đã cho thấy cụ thể hiển nhiên, từ cổ kim đã xảy ra bao trận chiến tranh khốc liệt giữa các tôn giáo tín ngưỡng, giết nhau hàng triệu triệu người. Thời trước Tây lịch, tại Ấn Độ đã có những trận chiến lâu dài giữa Ấn giáo và Bà La Môn, rồi tiếp trận chiến giữa Hồi giáo từ Pakistan, Afganistan vào cạnh tranh, lấn áp xâm chiếm. Ấn Độ là một dân tộc đa thần giáo vẫn ầm ỉ duy trì mãi qua thời gian cho đến nay. Tại Âu Châu thì cuộc chiến kinh hồn với ý đồ cố tiêu diệt lẫn nhau giữa Do Thái giáo và đạo Ki-Tô. Rồi ngay cả trận chiến giữa tôn giáo tín ngưỡng với dân chúng ngoại đạo như trận Thánh chiến (Guerre de Croix) mà dân Âu Châu phải vùng dậy để lật đổ quyền thống trị , đàn áp, bóc lột của Giáo hội. Và ngoài hình thức chiến tranh tôn giáo còn luôn có ý thức cạnh tranh kỳ thị ngấm ngầm giữa các tín ngưỡng, vì mỗi tôn giáo tín ngưỡng đều có ý thức riêng, đó là lòng ham muốn riêng. Vậy thử hỏi làm sao mà diệt dục, và làm sao cho đời khỏi khổ. Ai mà cãi được luật tự nhiên? Con người mang thân xác và phải lo cạnh tranh để nuôi cái thân xác đã khổ rồi, lại còn thêm lòng ham muốn vô cùng nữa thì tất nhiên phải khổ. "Hữu thân hữu khổ" là cái lý tất nhiên nội tại. Lão Tử nói "Ta khổ vì ta có thân. Nếu ta ko có thân thì ta đâu có khổ'. Vậy, hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai.

(ct)

Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến MộtTênGọi!?! vì bài viết hữu ích này:
lamvi (07-03-2010), Lăng Độ Vũ (22-02-2010), Nắng (14-03-2010), TC NGUYỄN (18-02-2010), thai_tu_dan (16-02-2010)
Cũ 17-02-2010   #2
Ảnh thế thân của MộtTênGọi!?!
MộtTênGọi!?!
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-12-2009
Bài viết: 25
Điểm: 54
L$B: 2.126
MộtTênGọi!?! đang offline
 
Biết rằng ta khổ là do lòng ham muốn cho cái thân ta, nhưng cũng chính vì nhờ có lòng ham muốn lại làm cho ta cảm thấy vui sướng (hạnh phúc) mỗi khi ta đạt được mục đích của thân ta. Khi ta ko đủ sức cạnh tranh với kẻ khác, thì con người lại có được trạng thái tâm lý tự dối mình để tự thỏa mãn, mà tâm lý học gọi đó là trạng thái tự đánh lừa mà chính mình ko tự biết. Thí dụ, thí dụ thôi nghe, như tôi là một cô gái có nhan sắc khó coi, nhưng tôi vẫn chủ quan là mình cũng có một số điểm duyên dáng nào đó và cảm thấy như có những chàng trai lăm le chiêm ngưỡng mình chứ ko đâu. Nếu tôi nghèo và dốt thì tôi cũng cứ tự hào, vì tôi cũng có thể nghĩ tôi nghèo mà trong sạch, đạo đức, được mọi người mến một cách thành thật, chứ ko phải là được nịnh bợ hay sợ sệt một cách giả dối như người ta đối với kẻ giàu hay đối với kẻ có uy quyền. Dốt cũng có thể tự an ủi là mình có trí khôn hơn kẻ học nhiều. Phiếm tới tâm trạng tự dối mình mà đỡ khổ là nhớ ngay tới con sói trong thơ ngụ ngôn La Fontaine, con sói ko với được chùm nho trên giàn cao rồi tự cho rằng thứ nho ấy chua nên ko thèm hái và bỏ đi. Nghĩ thế cho đỡ khỏi thèm.


Mỗi con người đều có cái ta (Le Moi) mà triết lý nhà Phật gọi là cái ngã chấp để tự bênh vực mình, đề cao ca ngợi mình, và thích tranh đua cạnh tranh với người khác. Do đó mà đời luôn có chiến tranh, mà chiến tranh là luật tự nhiên thì đời nào ko có. Đã là luật tự nhiên thì làm sao cải được. Kẻ nào hô hào chống chiến tranh thì chính kẻ ấy cũng chủ trương gây chiến rồi. Kẻ nào cho mình là diệt dục thì chính kẻ ấy đã tạo thêm lòng tham dục hơn nữa. Để tự nhiên thì được điều hòa, chứ càng vẫy vùng dụng lực "nhân vi" can thiệp bày vẻ thì càng thêm rối, thêm khổ mà thôi.


Tạm kết thúc phần suy luận từ "cái tôi" của tôi thì rằng, Đời khổ là do cạnh tranh sinh tồn. Đó là luật tự nhiên thì ko sao cải được. Đời là cảnh hiện tượng (hình nhi hạ) thì trong mọi hình thể sự vật đều chứa mâu thuẫn nội tại dun dẩy trong trạng thái tương đối. Cái gì hiện hữu đều có lý do sinh tồn của nó".


Triết lý sống: Mỗi người có mỗi nhân sinh quan và từ đó suy ra mỗi triết lý sống khác nhau. Có thời gian tôi say sưa tìm hiểu về Lão Tử lắm. Về thuyết Vô Vi hay An Vi tự nhiên của học thuyết Lão Trang tôi suy luận ra vầy: Về giao tế: thì tôi thấy theo ý trong các câu danh ngôn của Lão Tử "Tri giả bất bác, bác giả bất tri". "Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện". "Hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn". "Bất tranh nhi thiện thắng"....

Vì sao ko nói ko bàn? Vì đã biết được lý tự nhiên là vậy, thì cứ sống theo luật tự nhiên chứ còn nói và bàn chi nữa. Đã ko ích gì mà còn thêm hại (Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong). Cái lý vì sao? Vì nói và bàn với ai? Nếu nói với người biết thì người ấy đã biết rồi, cần gì phải nói với họ nữa. Còn nói với người ko biết thì tất nhiên họ ko hiểu và ko nghe mình, và như thế chỉ làm nghịch ý trái tai họ, rồi bị họ chống đối là mình thêm hại thôi.


Kinh nghiệm cổ kim cũng đã cho thấy. Thí dụ như xưa Galilée nói "quả đất tròn" trong khi thiên hạ chưa tin như thế. Đông Phương còn nghĩ là trời tròn đất vuông. Tây phương cho là đất bằng, nên Galilée bị Giáo hội La Mã buộc tội là dám nói lại điều phản lại ý sáng tạo của Chúa Trời, mà Galilée suýt bị xử hình. Có mấy người bạn tán đồng thuyết của Galilée mà bị hỏa thiêu theo hình luật lúc bấy giờ. Đó là nói cái biết với người ko biết. Nói cái biết với người biết cũng có hại. Như trường hợp Dương Tu đoán biết ý Tào Tháo qua cái mộng kê cân (gân gà) của Tháo mà bị Tháo chém đầu thị chúng, vì thấy Dương Tu đoán trúng phóc ý của mình. Vì sao mà trong "Hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn". Trong sự biến chuyển tự nhiên, có luật phản phục hay phản cực, mà xưa Tử Phòng (Trương Lương) đã áp dụng khuyên Lưu Bang xin vào đất Bái để tránh cái nạn mưu sát của Hạng Võ để rồi sau diệt lại Sở Bá Vương. Như Trạng Trình đã ngầm nói câu "Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân" cho Nguyễn Hoàng hiểu lý mà xin vào trấn đất ở Thuận Hóa để sau lập được nhà Nguyễn, và ông Bạch Vân cư sĩ này cũng ngụ ý khuyên chúa Trịnh Tùng ko nên phế ngôi vua Lê để mong nghiệp chúa họ Trịnh còn được lâu dài.


Còn trường hợp, như có hai nước tranh nhau, như có hai kẻ tranh nhau, thì bên thua tất nhiên bị thiệt hại rồi, còn bên thắng được cũng bị hao tốn, mất mác trong lúc đã cố sức ra công tranh giành rồi, mà khi thắng để chiếm được của kẻ khác cũng đã hư hao trong thời gian tranh giành, thì của được ấy cũng ko bù lại những gì mình đã mất trong thời kỳ tranh chấp. Vả lại kẻ thua luôn ghi thù tích hận để luôn chờ cơ hội quật lại. Như vậy gây oán hận luân lưu thì bất tận chỉ gây cảnh khổ cho nhau mà thôi. Đó là nguồn gốc gây sự khổ não cho cõi trần ai. (Vô phúc mới đáo tụng đình).

Làm việc để sống: Làm theo thuyết vô vi tự nhiên? Lão Tử giải thích rằng, vô vi tự nhiên là vô vi nhi vô bất vi. Làm việc theo vô vị tự nhiên là ko phải vô vi là ko làm gì, mà làm tất cả những gì theo thiên tính bản nhiên.


Ca dao ta có câu " Dã tràng xe cát biển đông. Nhọc mình mà chẳng nên công cán gì", có ý phê phán và khuyên người đời ko nên làm chuyện vô ích. Nghe như là một hảo ý khuyên đời, nhưng xét ra (thì dĩ nhiên là cái tôi xét rồi). Tôi xét ra thì ý ấy chưa đạt lý tự nhiên. Sao biết được cái việc xe cát của dã tràng là vô ích? Biết đâu rằng đó là thú vui của nó. Nó làm theo bản sinh thiên tính của nó vì một nhu cầu nào đó, thì khách quan làm sao biết được mà chê bai. Và đã là lý tự nhiên thì thử hỏi có ai dùng sức gì ngăn cản được xe cát của dã tràng ko? Lấy một thí dụ từ người coi sao nghe. Như có một bà vợ thấy chồng mình đánh cờ tướng với bạn mà trách rằng hai cái ông ấy suốt cả ngày ngồi cong lưng cắm cổ vọc lắc cắc mấy cục gỗ ko nên được tích sự gì cả, chứ bà có biết đâu rằng hai ông ấy đang thích thú mê say.

(ct)

Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến MộtTênGọi!?! vì bài viết hữu ích này:
lamvi (07-03-2010), Lukeng (16-08-2010), Lăng Độ Vũ (22-02-2010), TC NGUYỄN (18-02-2010)
Cũ 19-02-2010   #3
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.355
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
không "là bà xè” !

Trích dẫn:
…muốn trở lại cõi trần để tìm một ai đó, có được ko nhỉ?
Được chứ bạn, chỉ tiêu trừ đi cái chuyện luân hồi- cái sợ lẩm cẩm ấy mất đi tính tự nhiên mà Lão Tử bảo rằng đó là “Vô nhân đạo” bởi vì bày vẻ ra việc “diệt dục” thì có khác gì dứt đi sự phát triển sinh tồn của vạn vật quần sinh, mà cái tướng ngã có đó, hay nói khác hơn cái xác thân ta tạo ra cái khổ, mà cái khổ dính liến với xác thân, còn nhà Phật thì chỉ ra “Đời là bể khổ…” nên diệt nó đi thì hết khổ…

Thử làm một “luận lý” chơi xem:
- Cái “khổ” liên quan đến “thân” vậy:
- Diệt “khổ” tức là diệt “thân”
- Diệt “thân” rồi ta còn gì ?
Vậy là trời đất trở về cái thuở hồng hoang vô cực, thái cực rồi lưỡng nghi sinh tứ tượng…, lẩn quẩn không lối thoát…

Cho nên bạn “Ngồi buồn phiếm luận mà chơi “ vui thâm thúy, người ta sợ “ôm lấy cái bể khổ” nên chạy lòng vòng, hết miếu này đến đền… kia van lạy mấy cái tượng rỗng xin lấy phép màu diệt lấy thân mình để tìm cái chân lý càng ngày càng lẫn lộn!...

Thôi thì bạn cứ ham gì làm đi, tự tại như nhiên sẽ có Lão sư cười thoải mái chỉ lên từng không “chúng con sẽ gặp nhau trên net. tha hồ mà yêu thương”…đâu có xa!

Diệt gì nơi cái thân trần ấy
Chân lý nói hoài đâu có chi
Mỗi nhìn theo lối riêng tư vấy
Cõi trống không ngơ chẳng có gì…

Hãy cứ rong chơi là mối Đạo
Đời ta mấy chốc thoáng là bao
Theo bàn tay chỉ lên trăng mãi
“Duy ngã...” hư lời ngộ thế sao?!

Thượng-hạ hình nhi, chia rẽ hai
Mối tơ vương Đạo tự nơi hình
Diệt không không diệt ôm đồm hãi
Cõi Đạo đi vể rơi lặng thinh...
…!

Trích dẫn:
...như xưa Galilée nói "quả đất tròn" trong khi thiên hạ chưa tin như thế. Đông Phương còn nghĩ là trời tròn đất vuông. Tây phương cho là đất bằng, nên Galilée bị Giáo hội La Mã buộc tội là dám nói lại điều phản lại ý sáng tạo của Chúa Trời, mà Galilée suýt bị xử hình…
Như bạn thấy, tôn giáo chỉ là cánh cửa mở vào Đạo, nên ông giáo chủ diệt Galilée vì còn đang đứng ngoài cánh cửa ngu ngơ đâu thấy gì và cứ theo lời “Chúa không tưởng” lòng mình phán “trời tròn đất vuông” theo kiểu Đạo học hồng hoang… thì có chết cũng đáng đời cho “tin”…

Bạn theo “Triết lý sống” bạn đi, ta xin tháp tùng- không "là bà xè” đâu!!!- thiện tai, thiện tai…


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
lamvi (07-03-2010), Lukeng (16-08-2010), Lăng Độ Vũ (22-02-2010), MộtTênGọi!?! (21-02-2010), sao_phu08 (20-02-2010)
Cũ 22-02-2010   #4
Ảnh thế thân của MộtTênGọi!?!
MộtTênGọi!?!
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-12-2009
Bài viết: 25
Điểm: 54
L$B: 2.126
MộtTênGọi!?! đang offline
 
Cám ơn bạn TC nghe, ừ, ko "bà là xè". Mà "bà là xè" là gì, tôi ko hiểu bạn ơi. Phiếm linh tinh chơi thôi mà, chứ với ba con chữ dọc ngang kia, chả đại diện gì được cho triết lý sống của tôi. Vì bao giờ cũng vậy, nói nghĩ là một chuyện, thực tế thì ôi thôi. Như khi tôi viết, trí tôi rất tỉnh nên tôi duy lý, nhưng gặp chuyện thì ko được vậy, đại khái thế. Tôi xin được tiếp theo đoạn trên:

Như là còn có trò đô vật, những tổ chức đình đám đưa rước với nhiều hình thức rườm rà. Còn biết bao nhiêu những việc làm khác bề ngoài cũng có vẻ như vô ích, nếu ko có thì có chết ai đâu, thế mà sao con người vẫn thích làm. Thì đó cũng chỉ là do sở thích mà do con người tạo ra vậy thôi. Trên cõi đời hiện tượng có thiên hình vạn trạng trong cái thể Nhị nguyên chứa mâu thuẫn nội tại để dun dẩy mà biến hóa vận chuyển. Chân lý Nhất nguyên chỉ ở đợt vô cực vô hình (hình nhi thượng) mà thôi. Thuận theo thiên lý là chấp nhận vạn vật theo thiên tính tự nhiên. Trang Tử nói: "Hãy để mọi vật tự nhiên theo thiên tính". Vì ý thức phê phán, ngăn cản nhau giữa con người mà tự tạo khổ não cho nhau. Đó là do bởi cái ngã chấp và lòng tham dục.

Nếu ai cũng sống theo câu nói "Nhổ một sợi lông mà được thiên hạ - tức được làm vua - cũng ko thèm làm", thì nhân loại đã sống trong sự hạnh phúc và công bằng rồi. Vì ko còn tư dục, tư ý thì ko còn tranh chấp sát phạt chiến tranh. Hạnh phúc con người có được là khi mà con người được tự do làm theo sở thích, theo lý tự nhiên của mình. "Nhân sinh quý thích chí" đó là câu nói định nghĩa trọn vẹn ý nghĩa của hạnh phúc. Làm theo tự nhiên thiên tính, miễn là việc làm của người này ko phạm đến quyền lợi và tự do của kẻ khác là được. Vậy làm như thế nào để giữ được lẽ công bằng như thế? Lấy câu định đề: "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân. Kỷ sở dục giả khả thi ư nhân" làm tiêu chuẩn để định mốc giới công bằng trong sự chung sống giữa cộng đồng xã hội. Chữ "khả thi ư nhân" là "có thể" làm cho người khác, chứ ko phải tuyệt đối là hoàn toàn những cái gì mình muốn đều đem làm cho người, hoặc muốn người khác cũng làm như mình, thì hóa ra độc đoán. Vì chưa chắc là cái mình muốn thì người khác cũng muốn như mình đâu.


Về đời sống vật chất: Theo lối sống của Lão Tử, là Tri túc, Tri chỉ (Tri túc thường túc hỷ, Tri chỉ bất nhục). Vậy đến mức độ nào là đủ? Để tôi nói một lèo coi sao nghe. Chỉ cần đủ những tiện nghi, những nhu cầu chính yếu cho sự sống thiết thực mà thôi. Sống đơn giản, ko bày vẻ lắm điều, ko chạy theo xa hoa phù phiếm để khỏi cạnh tranh. Như thế mới bớt được lòng tham dục thì thân mới được yên, tâm thân mới được tịnh, trí mới được sáng. Chứ lòng tham ko đáy thì biết bao giờ cho đủ. Nếu cứ ham muốn thì dù giàu tỷ phú hay được làm vua cũng chưa thấy đủ, vẫn còn thấy khổ vì chưa thỏa mãn. Vì sao tri chỉ bất nhục? Khi tự thấy đủ cho những thiết yếu nhu cầu rồi thì dừng lại, chứ đừng tham muốn nữa thì tránh được cạnh tranh. Chứ ko biết dừng mà lo cạnh tranh chạy theo lòng tham dục mãi thì tất nhiên kẻ khác tranh lại mà tạo thành nhục nhã khổ đau. Hỏi có ai sống đời đơn giản như con rùa? Như con rùa trong khu rừng. Vài đọt cỏ, vài giọt sương, đủ no sống. Chậm chạp trong cái mai thô cứng nặng nề, trú trong lá cây kẽ đá, ko đua chen thì tránh được sự cạnh tranh. Dù gặp ác thú hùm beo thì cũng chẳng con nào để ý hại. Thế nên rùa là loài sống lâu. Nhưng làm thân rụt đầu như rùa thì cuộc sống còn gì vui nữa?


Cổ kim đã có mấy người biết được lý tự nhiên của Dịch lý? Đời Tây Hán có Trương Lương biết được Dịch lý mà giúp Lưu Bang, rồi khi công thành biết cách thân thoái lên núi sống trọn tuổi trời. Trong khi Hàn Tín ham công để làm vua đất Triệu mà bị Lữ Hậu giết nhục. Nước ta có Nguyễn Bỉnh Khiêm biết lẽ hậu kỳ thân nhi thân tiên, nên sống đạm bạc nơi am Mây Trắng mà để lại sấm ký. La Sơn Phu Tử (Nguyễn Thiếp) ko chịu hạ sơn khi nhà Tây sơn đến triệu thỉnh mà khỏi bị chết nhục như Nguyễn Hữu Chỉnh , Vũ Văn Nhậm theo phò Tây sơn rồi bị Quang Trung cho chết thảm. Đời Tam Quốc có Khổng Minh nằm tại gò Ngọa Long đoán nước Tầu sẽ tam phân, nhưng vì nể lời tiến cử và gửi gấm của bạn Từ Thứ, và cảm cái tình tam cố thảo lư của Lưu Huyền Đức mà ra công hãn, mà thất cầm Mạnh Hoạch, lục xuất Kỳ Sơn, rồi rốt cuộc nhà Tây thục vẫn mất trước Đông Ngô. Trong trận lập hỏa công phục kích mưu đốt cha con Tư Mã Ý tại hang Tí Ngọ, bị mưa bất thành, Gia Cát Lượng phải than: "Nhân nguyện như thử như thử, thiên lý dị nhiên dị nhiên". Nhưng vì đã lỡ phóng lao phải theo lao, nên ko theo được như cái biết của mình về Dịch lý. Tiếc thay!

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến MộtTênGọi!?! vì bài viết hữu ích này:
lamvi (07-03-2010), Lukeng (16-08-2010), Lăng Độ Vũ (22-02-2010)
Cũ 22-02-2010   #5
Ảnh thế thân của MộtTênGọi!?!
MộtTênGọi!?!
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-12-2009
Bài viết: 25
Điểm: 54
L$B: 2.126
MộtTênGọi!?! đang offline
 
Đời là bến mê?


Theo thuyết nhà Phật thì cho đời là cảnh giả, sắc sắc không không, là Bến Mê. Người Phật tử lo tu để được giác ngộ mà tìm đường giải thoát, hay là càng mê hơn nữa? Làm sao mà phân biệt được chân/giả, thực/hư, mê/tỉnh? Nhưng dù sao, suy ra thì ý niệm ấy cũng là một sự an ủi cho cảnh sống trầm luân mà theo nhà Phật đã gọi "Trần ai bể khổ". Tuy chưa biết được thế nào là tỉnh, thế nào là mê, nhưng suy ra thì càng mê càng đỡ khổ hơn là khi mình tự ý thức rằng mình đang tỉnh. Vì cảm thấy như thế nên thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết:


Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi
Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi
Nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng
Tiếc mộng bao nhiêu lại chán đời



Như vậy, theo nhà thơ này thì mê sướng hơn tỉnh. Nói đến mê, tôi liên tưởng nhớ đến hai câu chuyện người xưa để lại. Tôi không nhớ được nguyên văn, chỉ viết lại đại ý theo trí nhớ, như sau:


1- Chuyện người mắc bệnh quên: Xưa tại nước Sở, có một người mắc phải chứng bệnh quên. Ông ta quên tất cả những gì được nghe, thấy, biết. Đến cả người trong nhà mà ông cũng không nhớ được tên ai. Cả cái việc mới vừa ăn rồi cũng liền quên. Cái áo ông vừa mặc cũng không nhớ. Có người mách cho gia đình ông rằng, ở nước Lỗ, có một ông thầy chữa được bệnh quên. Người gia đình liền đến Lỗ để mời cho được vị danh y này. Khi ông đến xem bệnh, thầy bảo người nhà thử để cho người bệnh phải bị đói khát vài ngày, thì thấy bệnh nhân đòi ăn uống. Để anh ta bị lạnh, thì thấy anh ta biết đòi áo mặc. Ông thầy cho là bệnh còn chữa được. Rồi ông thầy để riêng người bệnh trong một phòng kín cùng với ông thầy để tiện việc chữa trị. Sau một tuần, thì bệnh nhân bình phục và nhớ lại tất cả như thường. Nhưng rồi bệnh nhân lại cầm dao đuổi theo ông thầy để chém. Người chung quanh xúm lại cản ngăn và trách rằng: "Vị lương y này có công chữa cho lành bệnh, đã không biết ơn mà còn đòi chém, thì thật là quá lắm." Người vừa lành bệnh nói rằng: "Lúc trước ta nhờ mắc bệnh quên nên đầu óc ta được yên ổn thoải mái biết dường nào. Nay ta hết bệnh, nên nhớ lại bao nhiêu ân oán tình đời đa đoan phiền toái. Ôi khổ ơi là khổ."


2- Chuyện người mắc bệnh mê: Xưa, cũng tại nước Sở, có một người mắc bệnh mê. Anh ta mê tít càn khôn, suốt đêm ngày bất tỉnh, không còn biết gì đến trời trăng mưa gió chung quanh. Có người mách người nhà của bệnh nhân nên qua nước Lỗ mời thầy về chữa trị là tất khỏi bệnh. Người anh của bệnh nhân liền khăn gói lên đường lần mò đến Lỗ. Nhưng vì không thạo đường đi, nên anh hỏi thăm một cụ già. Cụ già hỏi thăm đến nước Lỗ làm gì? Người đi đường thưa rõ sự tình, cụ già khuyên nên đi về là hơn, chứ việc đi tìm thầy như thế thật là uổng công vô ích. Ông cụ nói rằng, ông thầy ấy có xa lạ gì đâu. Đó chính là ông Khổng Tử đấy thôi. Ông ấy còn mê hơn ai hết, thì còn chữa được bệnh mê cho ai được nữa mà phải phí công đi mời.


Ông Khổng Tử suốt đời lo chu du liệt quốc, mong đem cái đạo Nhân mà thuyết thiên hạ, nhưng chỉ bị người đời lợi dụng cái ý tưởng ấy để làm một bộ áo đạo đức giả khoác bên ngoài, cho kẻ tà gian lợi dụng lòng chân thật, óc ngây thơ của người hiền mà bóc lột, chứ thật sự có ai làm theo đúng như giáo điều của ông Khổng này đâu, vì xét ra ông là người quá mơ tưởng. Thử xét khi ông lần mò đến nước Lương, tìm đến yến kiến vua Lương, thì lúc đầu vua Lương mừng rỡ đón tiếp rồi hỏi: "Người quân tử từ phương xa đến, chắc sẽ đem lại cho nước Trẫm nhiều điều lợi." Khổng Tử liền tâu: "Vua mà còn nói chi đến lợi." Rồi ông thuyết luôn rằng: "Vua nghĩ đến lợi, thì bề tôi cũng nghĩ đến lợi. Trăm quan nghĩ đến lợi, thì thứ dân cũng nghĩ đến lợi. Mọi người đều nghĩ đến lợi, thì nước nhà phải bị loạn mà thôi." Vua Lương nghe cũng có lý, nên hỏi thêm về cách trị nước. Khổng Tử tấu trình chiến sách (trước lo sửa chính mình, thứ đến lo xếp đặt việc nhà, sau đó mới lo sửa trị nước, làm cho thiên hạ được thái bình.) Nhưng chỉ vừa nghe đến tu thân tề gia, chưa nghe đến trị quốc thì vua Lương đã ngủ ngáy khò khò, thì đâu còn nghe được đến bình thiên hạ. Vì sao? Vì trong cái thời Xuân thu Chiến quốc, các vương bá lo dùng mưu thuật, quân lương, vũ khí, để tranh bá đồ vương, chia giành thiên hạ, thì vua chúa cần người đa mưu túc kế, cần giáo mác gươm dài, xe hay ngựa khỏe, đa binh dũng tướng, để lo sát phạt nhau theo luật cạnh tranh sinh tồn. Với lý khôn sống dại chết, mạnh được yếu thua, chứ họ đâu cần nghe chuyện đạo đức giáo dục mà ông Khổng Tử lo đi du thuyết về nhân nghĩa thì vua nào mà còn muốn nghe. Ông Khổng đang mơ tưởng với học thuyết đạo Nhân của mình, thì tất phải thua buồn, mà chính ông không tự biết. Vậy thì ông mê hay tỉnh?


Một lần khác, Khổng Tử đến nước Tề, thuyết về Lễ. Nhưng lại rủi cho ông bị mang tiếng về vụ bà Khương Thị, vợ Tề vương. Vì cảm anh chàng quân tử Nho đẹp trai, ăn nói lưu loát, lại đàn hay mà mê. Đám học trò đi theo biết ý, đâm ra lo sợ nguy nan cho cả thầy trò, nên lo tỏ bày mong thầy xét lại. Khổng Tử lấy làm oan ức mà thề thốt rằng, nếu ta có lòng nào thì trời bỏ ta.
Trên đường chu du của ông Khổng còn bị lắm nỗi lao đao, như lúc bị tuyệt lương khi vào nước Trần, thầy trò đói nhăn, trò Do phải đi xin gạo vì ông đã quen nghề đội gạo nuôi mẹ lúc nhỏ, nên việc xin gạo giao cho ông là hợp lý.
Ông Khổng còn một lần suýt bị giết lầm tại nước Khuông, vì dân ở đây thấy ông có hình dáng giống một tên tướng cướp bị kết án tử hình đang tại đào. Sự vụ sau đó được sáng tỏ, tai qua nạn khỏi. Ông tin vào số mệnh. Rốt cuộc, đến tuổi thất tuần, Khổng Tử quay về nước Lỗ dạy học trò, còn hơn là ôm mộng chu du thuyết giáo vua chúa về việc trị quốc an bang.


Lời cụ già làm người đi tìm thầy chữa bệnh nản chí mà đành trở về.

Chuyện mê với tỉnh còn có chuyện Khuất Nguyên buồn đời mà tự vẫn. Xưa Khuất Nguyên nổi danh là một nhà thơ có tài, lại là một vị trung thần đời Đường bên Tầu. Vì hết lòng lo việc nước, hết mực thanh liêm. Vì vua, với nghĩa vụ của chức quan tại triều, mà ra sức can vua khi vua Đường mê say tửu sắc bỏ bê việc nước. Bị bọn nịnh thần sàm tấu khiến vua Đường ghét bỏ mà lưu đày ông đến vùng Giang Nam. Ôm dạ hận đời, nhưng vẫn thương dân, ông lo vào rừng tìm lá làm thuốc trị bệnh cho dân để tạm vui qua ngày tháng, nên được dân trong vùng thương mến lắm. Nhưng lòng uất hận vẫn khôn nguôi. Một hôm ông ra bờ sông Mịch La tự vẫn cho thoát khỏi cảnh đời ô trọc. Trước khi trầm mình, ông ngâm nga bài thơ tuyệt mệnh do ông cảm tác. Một ngư phủ, có lẽ là một nhà trí thức ẩn cư, đang chèo thuyền thư thả, chợt nghe có tiếng ngâm thơ có giọng bi ai. Ngư ông này chèo thuyền đến gần mà hỏi: "Đại quan có gì buồn mà ngâm nga ai oán như thế?". Khuất Nguyên tỏ bày tâm sự rằng: "Vì đời say cả mà mình ta tỉnh. Đời đục cả mà mình ta trong, nên ta nghĩ mà ta buồn. " Ngư ông nói: "Đời say cả thì sao ta không uống cả bình, nuốt cả bã, để cùng say luôn với đời? Đời đục cả mà sao ta lại không khuấy cho đục luôn. Như An Lộc Sơn, đem lòng yêu Dương Quý Phi, người mà vua Đường Minh Hoàng mê đắm đến bỏ bê việc nước, khiến nịnh thần nhũng nhiễu, bá tánh điêu linh, mà An Lộc Sơn dấy loạn. Nói xong, ngư phủ từ giã, vừa chèo thuyền vừa nghêu ngao hát: "Sông Tương nước chảy trong veo, thì ta xuống giặt một lèo mũ ta. Sông Tương nước đục phù sa, thì ta xuống đó để mà rửa chân." Ý muốn nói rằng, theo thời mà xử, như gặp nước trong thì giặt giải mũ, gặp nước đục thì rửa chân. Chứ biết thế nào mà phân biệt đục với trong, mê với tỉnh. Như vậy ta cho là đời mê hay Khuất Nguyên mê? Có lẽ tất cả đều là mê, vì đời chìm ngập trong bến mê chăng? Đã cùng trong cõi mê thì làm sao phân biệt ai tỉnh ai mê? Về chuyện Khuất Nguyên, để lại cho đời những vần thơ hay, và cái tục ngày Tết Đoan Ngọ (mùng năm tháng năm) mà người đời lưu niệm ngày bạc mệnh của một vị quan triều bị đày, còn lo vào rừng hái lá làm thuốc cho dân, là việc của ông thầy thuốc, chứ không phải công trạng của một vị đại thần đã khuyên được vua lo trị quốc an bang đâu nhé! Ai có thể thức tỉnh ai được?

Trả lời kèm theo trích dẫn
6 thành viên đã gửi lời cám ơn đến MộtTênGọi!?! vì bài viết hữu ích này:
lamvi (07-03-2010), LSB-Sun (22-02-2010), Lăng Độ Vũ (22-02-2010), Nắng (14-03-2010), quyvuongcuasontrai (23-02-2010), TC NGUYỄN (24-02-2010)
Cũ 23-02-2010   #6
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.610
sao_phu08 đang offline
 
Thấy hiền huynh thích đọc chuyện xưa nên tại hạ mạo muội góp vui một chuyện , hi vọng " được vài trống canh "

Phiếm Chơi Ngụ Ngôn

Có Nghe Chuyện Của Ngày Xưa
Nho Cao Cáo Chẵng Với Vừa Tầm Tay

Đành Thôi An Ủi Phận Này
Nho Chưa Kịp Chín Ăn Ngay sao Đành


Chuyện Ngụ Ngôn Của Hôm Nay
Trà Thơm Lẫn Với Rượu Cay Hại người
Than Đen Cố Trộn Vàng Mười
Đem Quạ Cho Sống Cuộc Đời Lồng Son
Hòn Cuội Cố Lấn Thái Sơn
Lia Thia Thách Đố Chuyện Rồng Vượt Mây

Ô Kìa , Rêu Cỏ Gốc Cây
Thành Cổ Thụ Đã Hẵn Hay Ngạo Trời


Chuyện Ngụ Ngôn Kết Đôi Lời
Thấp Không Với Được Sao Cười Nho Cao
Mà Thật Quả Đúng Nho Cao...

Đùa Chơi Một Chút Lộng Trào Ngụ Ngôn !


Khả kính !


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
lamvi (07-03-2010), MộtTênGọi!?! (28-02-2010), quyvuongcuasontrai (23-02-2010)
Cũ 23-02-2010   #7
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.610
sao_phu08 đang offline
 
Lại Nói Về Tỉnh Say

Ở Tô Châu , Có Người Say
Họ Dương Tên Thụy Hiệu Thì Văn Nguyên
Rượu Bao Nhiêu Cũng Uống Tàn
Để Rồi Mặc Kệ Thế Gian Phiêu Bồng

Có Nhà Sư , Hiệu Ngã Không
Bèn Đem Lời Tỉnh Thức Lòng Tối Tăm
Thụy Cười Nghiêng Ngã Mà Rằng :
" Đã Tu Đến Đạo Hồng Trần Còn Cam
Thân Mình Lạc Khổ Vốn Không
Vì Danh Nặng Nghĩ Nên Lòng Còn Say ! "

Thân Đã Say Nói Ai Đây
Lẻ Chăng Nên Hỏi Lòng Này Tỉnh Chưa


.....


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
lamvi (07-03-2010), MộtTênGọi!?! (28-02-2010)
Cũ 07-03-2010   #8
Ảnh thế thân của lamvi
lamvi
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 20-02-2010
Bài viết: 76
Điểm: 71
L$B: 3.884
lamvi đang offline
 
Không uống sao người cũng say
Lấy ba điển tích ô hay ngông cuồng
Về đi học Đao cho suông
Thấy gì trong ấy chỉ buồn cho ai
Tưởng mình thao lược gòm tài
Chỉ là một kẻ thuộc bài không thôi
Khổng rầu, Lão cũng sụt sùi
Trời ôi lũ mọt hại tôi không à!...

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến lamvi vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (03-08-2010), Nắng (14-03-2010)
Cũ 22-03-2010   #9
Ảnh thế thân của Đậu Xanh Tiên Sinh
Đậu Xanh Tiên Sinh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-04-2006
Bài viết: 48
Điểm: 54
L$B: 8.247
Đậu Xanh Tiên Sinh đang offline
 
Ngồi buồn trích dẫn mà chơi ...

MTG nàng ơi , từ "diệt dục" mà người ta hay nói thường thường hàm nghĩa là hóa giải , làm chủ , và thăng hoa cái dục , phát triển nó đi lên theo một dạng thức khác , chứ hông phải diệt là tiêu diệt cái bản chất dục ấy đâu nàng ạ . Cũng ít ai "chịu nghĩ" như vậy lắm . Nàng đọc 1 đoạn TĐGCL này nghiền ngẫm cho vui nhé :


" -VẤN: Thưa Cha, Cha đã giảng bản chất của Thượng Đế có cả trược, thanh và ở mọi trạng thái. Như vậy trong Thượng Đế có cả tánh tham, sân, si. Thế tại sao các tôn giáo lại khuyên răn chúng con phải diệt tham, sân, si. Vậy chẳng hóa ra là khuyên chúng con làm mất đi bản chất Thượng Đế của chúng con sao?

-ĐÁP: À, thực ra điều này ở đây hầu như triết lý các tôn giáo chưa giải rõ chỗ này cho các con hiểu, vì các tôn giáo chỉ đứng ở một khía cạnh để nhìn về khía cạnh khác của chơn lý. Ở đây, Cha sẽ giảng để con rõ hơn. Các con nói đúng, trong Thượng Đế phải có tất cả tính tham, sân, si chớ con. Ngài không thiếu một tính gì. Nếu Ngài còn thiếu một tính gì thì làm sao Ngài có thể phong phú vô cùng tận?

Thế thì tại sao, các tôn giáo lại lãnh sứ mạng của Ngài để kêu gọi con người từ bỏ những tính tham, sân, si hầu được về cõi sáng? Tham là gì? Là ham muốn. Sân là gì? Là nóng giận. Si là gì? Là mê muội. Khi khuyên các con diệt tham, sân, si, các tôn giáo đã đứng chỗ thiện mà nhìn chỗ ác, đứng chỗ sáng để nhìn chỗ tối, đứng chỗ thanh để nhìn vào chỗ trược. Thế nên, muốn con được sáng thì phải khuyên con bỏ tối, nếu muốn con thanh thì phải khuyên con bỏ trược. Việc này cũng đúng thôi! Nhưng Cha sẽ giải thích cho con rõ hơn.

Cha sẽ cho các con hiểu rằng, vấn đề ở đây không phải là diệt mất tính tham, sân, si của con mà là con sẽ học tham, sân, si theo một hình thức khác. Thật vậy, Tiểu Hồn con xuống đây đi học, học trược rồi học thanh. Thế nên, khi con ngụp lặn trong cái trược là lúc con được học tham, sân, si theo kiểu trược. Tham kiểu trược là con ham muốn điều nặng trược. Sân kiểu trược là con phản ứng chống đối điều gì không vừa ý theo cách nặng trược. Si kiểu trược là con si mê điều nặng trược, và như vậy, con sẽ đắm đuối trầm luân trong ác trược.

Nhưng học trược rồi phải học thanh chớ con! Con đã học bài đó, biết bài đó, thì bây giờ, phải học bài khác hơn để mở trí biết hơn! Và bây giờ để học thanh, con sẽ từ từ đi vào cái thanh. Như vậy, không phải con sẽ từ bỏ tham, sân, si nhưng là học tham, sân, si theo kiểu thanh. Học Tham kiểu thanh tức là ham muốn điều thanh nhẹ. Học Sân kiểu thanh là phản ứng chống đối điều gì không vừa ý, theo cách thanh nhẹ. Và học Si kiểu thanh là con sẽ tập mê si điều thanh nhẹ tốt lành vậy.

...................................

Tóm lại, để tiến hóa, để được sáng không có nghĩa là con diệt mất bản chất tham, sân, si của con, mà con phải thăng hoa nó lên, phát triển nó ra, tìm biết nó thêm ở những khía cạnh khác, cho đến khi con thật sự biết nó. Con đã học lớp một, muốn lên lớp hai thì con phải bỏ lớp một thôi. Con đã nếm nó, biết nó ở khía cạnh trược thì giờ đây, con hãy bỏ khía cạnh đó, và bắt đầu học nếm nó, tìm hiểu nó, thấy nó ở khía cạnh khác để phát triển trí tuệ dần dần, cho đến khi trí con được phát triển toàn diện đến vô cùng tận. Rốt rồi, khi về tới Ngôi Thượng Đế, hợp nhất cái biết của con với cái minh triết vô cùng của Đấng Tối Cao, con sẽ thấy cuộc hành hương đăng đẳng của con, từ khi xuống thế cho đến ngày về, là một cuộc hành trình để học tham, sân, si, để biết tham, sân, si thật sự và phát triển tham, sân, si cho đến vô cùng tận.

.................................... "




Cứ thong thả đọc đi đọc lại nhâm nhi lai rai dùm ta nghen , MTG ngoan lắm mà

Hì hì , nhớ lại cái câu "Ta phải diệt mi bản ngã ơi" trong LS Tao Đàn dạo nọ mà hổ thẹn vô cùng, hồi ấy thiệt là ngu muội nông nỗi quá ,mới hồ đồ hét toáng lên như vậy, chứ cái bản ngã nó thuộc về bản chất chơn lý làm sao mà diệt cho được , phải thăng hoa nó lên thôi , nàng nhỉ ?


Chữ ký của Đậu Xanh Tiên Sinh
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã ... cà tưng

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Đậu Xanh Tiên Sinh vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (03-08-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 04:51
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11646 seconds with 15 queries