Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 08-02-2010   #28
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 192.213
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 
Chữ Nhân, Chữ Lễ... chẳng phải xưa,
Ngày nay chữ ấy vẫn không thừa,
Mượn chuyện người xưa ta thấu hiểu,
Cốt để hôm nay sống cho vừa.

Ngàn năm ngày trước, có chổ thưa:
Anh minh luận lý khéo cho vừa,
Chỗ nào mà hay ta học hỏi,
Chổ tối đem chôn, đã hiểu chưa?

Xưa chốn Trung Quân lại Ái Quốc,
Nay là chốn lạ chẳng như xưa,
Miếng cơm manh áo, ăn còn thiếu,
Luận qua bàn bại, chớ hơn thua.

Người nói kẽ nghe mới phải đạo,
Nghe mà thấu hiểu càng anh minh,
Đừng nghĩ ta tài ta kiêu ngạo,
Để rồi thiên hạ rõ được bao?

TC có lý của TC,
Saophu có cơ duyên Saophu,
Chung tay nhau góp người vài ý,
Chẳng phải được không, cái vẹn toàn...


Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Truy Vân vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), quyvuongcuasontrai (08-02-2010), sao_phu08 (08-02-2010), TC NGUYỄN (09-02-2010), thiphikhach (08-02-2010)
Cũ 08-02-2010   #29
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.611
sao_phu08 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Truy Vân Xem bài viết
Chữ Nhân, Chữ Lễ... chẳng phải xưa,
Ngày nay chữ ấy vẫn không thừa,
Mượn chuyện người xưa ta thấu hiểu,
Cốt để hôm nay sống cho vừa.

Luận qua bàn bại, chớ hơn thua.

Tháo Gút Phải Cần Người Thắt Gút
Chờ Nghe Mới Được Lẻ Êm Tai
Một Chút Lạm Bàn Hơi Cuồng Vọng
Xin Thưa Chẵng Dám Đả Phá Ai


Đa tạ đồng hữu đã " mở trói " cho tại hạ !
Thập phần tri ân !


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), quyvuongcuasontrai (08-02-2010), TC NGUYỄN (09-02-2010), Truy Vân (08-02-2010)
Cũ 09-02-2010   #30
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.357
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
...than ôi còn gì!!!

Trói có đâu mà chi mở gút
Bàn qua tán lại chuyện vui chơi
Ở đời mấy thuở tìm tri kỷ
Giữa chốn trần ai, phải lấy lời…?!

Hư vọng xa xưa đà mất gốc
Thoáng hờn vơ vẩn áng mây đưa
Lễ- còn một chút lưu hằn dấu
Vòng lấy đôi tay lạnh gió lùa!

Nhân- cuộc bể dâu còn chi nữa
Lợi riêng trời đất dệt binh đao
Quyền này dễ có chi mà đổi
Chỉ tội riêng mình- thương thảm sao!

Thuyền ai xoắn rợn ba đào
Dập tan mảnh vỡ trôi vào hư không
Lễ-nhân một ngọn sóng bồng

…than ôi còn gì!!!


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), quyvuongcuasontrai (09-02-2010)
Cũ 09-02-2010   #31
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.611
sao_phu08 đang offline
 
Xưa Chỉ Là Sóng
Tan Ở Cửa Sông
Nay Người Cúi Mặt
Hoài Cổ Đáy Lòng


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
quyvuongcuasontrai (09-02-2010)
Cũ 09-02-2010   #32
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.611
sao_phu08 đang offline
 
Nhân Chi Sơ _ Tánh Có Bổn Thiện

Tam Tự Kinh bắt đầu bằng :
Nhân Chi Sơ ( người mới sinh ra )
Tính Bản Thiện ( tính vốn thiện )
Tính Tương Cận ( bản tính gần giống nhau )
Tập Tương Viễn ( do môi trường học tập dẫn đến khác nhau )
Con người sinh ra đều mang tính thiện ? Phải vậy chăng ? Tại hạ ngày trước cũng gật đầu tán đồng thừa nhận điều đó . Mọi đứa trẻ sinh ra đều mang tâm thiện , đều dễ thương , tính tình cũng khá giống nhau . Nhưng có phải là do môi trường giáo dục nên mới biến tâm thành thiện ác lẫn lộn ? . E rằng không hẵn như thế ! Có nghe nói Lão Tử ngày trước học qua sách gì đâu mà sau này vẫn là đại hiền thời Xuân Thu Chiến Quốc . Trong khi Lưu Thiện ( con Lưu Bị ) học hành tử tế , xung quanh toàn những bậc hùng tài cái thế , lại chỉ là một tên hèn nhát ngu muội . Vậy " tính tương viễn " từ đâu ra ? Nhân chi sơ tánh có bổn thiện ? Nhân chút cao hứng xin vài dòng ngu muội diễn giãi

Bản tính con người vốn là nữa thiện , nữa ác . Phần thiện trong con người do lý trí điều khiển . Phần ác trong con người chính là bản năng còn lại từ nguồn gốc động vật , do bản năng chi phối . Một khi bản năng trổi dậy lý trí chắc hẳn sẽ lu mờ .

Đứa trẻ khi sinh ra đã mang sẵng trong người nữa thiện nữa ác như một Á Thần ( nữa thần thánh nữa ma quỷ ) . Đứa trẻ chào đời việc đầu tiên là khóc ré lên và chân tay quẫy đạp . Khóc đòi bú , quẫy đạp tứ chi để lồng phổi hoạt động theo bản năng để tìm kiếm sự sống . Chẵng phải đứa trẻ đã tham cái căn bản ( tham sống ) của kiếp người đó sao ? . Rồi cái " phần ác căn bản " ấy cứ theo đứa trẻ mà lớn . Tùy theo môi trường sống và cung cách dạy dỗ sẽ biến tướng khác nhau .

Nếu môi trường tốt , giáo dục tận tâm , " phần ác căn bản " sẽ bị " gốc thiện nguyên thủy " che mất . Đứa trẻ nọ lớn lên sẽ là một " người tốt " . Nếu môi trường xấu , giáo dục không đúng cách lại hời hợt , " phần ác căn bản " sẽ tích góp thêm mạnh lấp đi " gốc thiện nguyên thủy " . Đứa trẻ nọ theo đó lớn lên sẽ là một " người xấu " . Vậy " người xấu " , " người tốt " ở đây không do môi trường , giáo dục quyết định mà thành ( Tập Tương Viễn ) . Môi trường , giáo dục chỉ là chất xúc tác . Nguồn cội là do " phần ác căn bản " lúc Nhân Chi Sơ đó thôi .

Phật dạy : " con người sẽ chứng được cõi niết bàn nếu tiêu trừ được Tham sân Si " . Chính cái Tham đó mới tạo gốc cho sân si bám vào mà phát triển , mới phát sinh ra những " Nhân " những " Quả " sau này tạo thành một kiếp " Khổ Ải " .

Cái tham căn bản của đứa trẻ theo thời gian sẽ bị lấn áp ( môi trường giáo dục tốt ) hoặc lớn mạnh thêm ( môi trường giáo dục xấu ) thì bản chất tính Tham ( tiêu biểu cho cái Ác ) vẫn còn . Nó như một lò than âm ỉ chờ lúc lý trí ngu muội sẽ phát tác ra , hậu quả khôn lường thường là hối hận không kịp

Nhân Chi Sơ bản tính vốn không hoàn toàn " chân thiện " . " Cái ác căn bản " vốn đã xen vào . Thực chất trên đời này không có người hoàn toàn tốt , chỉ có người xấu nhiều hay xấu ít mà thôi .

Ngày nay có nhiều người nuông chiều , dung túng trẻ con quá đáng . Thật tội nghiệp cho đứa trẻ . Sau này chẵng may chúng hư hỏng lại mắng mỏ không tiếc lời . Sao chẵng thấy ai tự mắng mình giáo dục hời hợt , để cái Ác có dịp lớn mạnh ăn sâu vào bản chất đứa trẻ ?

Nói không bằng hiểu , hiểu không bằng làm .

Làm thế nào để chúng ta nuôi dưỡng được " gốc thiện nguyên thủy " của mình không bị " cái ác căn bản " lấn áp ? Làm thế nào để chúng ta không bị " bản năng " làm lu mờ " lý trí " ? Chính là không ngừng học hỏi điều hay lẻ phải , tránh xa điều gian trá . Đạo trên đời này muôn hình vạn trạng nhưng chung quy cũng chỉ muốn giáo dục con người Làm Thiện Lánh Ác mà thôi .

Nhân chi sơ tính vốn không hoàn toàn thiện . Thiện hay ác phần lớn là do môi trường giáo dục và do chình khả năng tiếp thu của " Nhân Chi Sơ " mà ra .
Xin thay lời kết bằng một đoạn Tam Tự Kinh :

DƯỠNG BẤT GIÁO (nuôi dưỡng mà không dạy dỗ )
PHỤ CHI QÚA (là lỗi của bậc cha mẹ )
GIÁO BẤT NGHIÊM (dạy dỗ mà không nghiêm túc)
SƯ CHI ÐỌA (là lỗi của người thầy )
TỬ BẤT HỌC (người mà không học hành )
PHI SỞ NGHI (sẽ không biết lễ nghi cư xử )
ẤU BẤT HỌC (nhỏ mà không chịu học )
LÃO HÀ VI (về già không biết làm gì )

Một chút kiến thức ấu trĩ . Mong chờ chỉ điểm .


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
6 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
aomonggiangho (12-02-2010), MộtTênGọi!?! (18-02-2010), OoozinkuteooO (07-03-2010), quyvuongcuasontrai (13-02-2010), TC NGUYỄN (10-02-2010), Truy Vân (10-02-2010)
Cũ 10-02-2010   #33
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.319
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Nói đoạn Lưu Thiện xung quanh toàn những bậc hùng tài tái thế, nhưng lại hèn nhát ngu muội quả có điều đáng để bàn lại. Có hẳn xung quanh Lưu Thiện toàn bậc tái thế? Thiết nghĩ là không. Dưới trướng Lưu Bị, quả có nhiều anh tài, tuấn kiệt thật đấy, nhưng cũng không thể nói là không có bọn loạn thần tặc tử chờ thời cơ gây họa. Và kì thực, không phải trong 17 năm đầu đời, Lưu Thiện chỉ tiếp xúc với những bậc tầm cỡ Lưu Bị, Khổng Minh? Hơn nữa, từ khi được nhận ấn từ tay Lưu Bị, y đã khờ khạo mà tin theo những tên loạn thần, khiến Khổng Minh - nước Thục bao phen đắn đo. Điều này há chẳng phải minh chứng cho "tập tương viễn" hay sao?

Tại hạ tự đặt ra câu hỏi tại sao lại thế. E con người lớn lên thế nào, trưởng thành ra sao còn tùy thuộc vào cái tâm bên trong và khả năng tiếp thu nữa.

Con người vốn học tập từ thế giới từ khi lọt lòng bằng cách bắt chước theo. Ấy vậy, người ta mới bảo "môi trường thế nào thì nhân sinh thế đấy". Đến một lúc nào đó, con người sẽ tự có lối suy nghĩ, tiếp thu riêng của mình, từ đó hình thành những nhân cách, hình thành những lối sống khác nhau, có thể nói là biệt lập.

Khác với một đứa trẻ chào đời, nó không biết toan tính, nó chưa biết suy nghĩ, nó chưa biết đắn đo. Cái sự làm theo bản năng ấy, cái sự thơ ngây và trong sáng ấy, người ta gọi là sự thánh thiện, thuần khiết.

Vậy thì từ phía trên đây, tại hạ mới kết lại một câu, "nhân chi sơ tánh bản thiện" là không sai. Có sai chăng, nếu các hạ đối chiếu cùng với những ánh nhìn khác nhau. Mà theo tại hạ, cố nhân có ý truyền đạt cái sự "toan tính và không toan tính", chứ không phải là "bản năng hay không bản năng" hoặc là phân tích từng chữ "con và người".

Vài dòng như vậy.


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Dương Nghiệp vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), sao_phu08 (10-02-2010), TC NGUYỄN (10-02-2010), Truy Vân (10-02-2010)
Cũ 10-02-2010   #34
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.611
sao_phu08 đang offline
 
Tiểu đệ xin vài dòng giải bày , có gì thất thố mong chư huynh quản xá :

1.Lưu Thiện lúc nhỏ tướng đã có Quan , Trương, Triệu .Ba vị tướng ấy thiên hạ thời đó mấy ai bằng ? sau lớn lên tuy mất Quan , Trương song bên cạnh không phải trời đã cho một Gia Cát tài năng vượt thiên hạ đó sao ? Tại hạ dùng từ " những bậc hùng tài cái thế " tuy nghe hơi " đao to búa lớn " nhưng ngẫm lại thật không quá một chút nào .
Lưu Thiện tư chất ngu muội nên phải thế . Dù môi trường tốt vẫn không thành tài được

2.Tại hạ không phủ nhận môi trường cũng góp phần " tính tương viễn " . Chư huynh đọc kỹ bài trên thấy tại hạ viết rõ .

3.Nên hiểu chữ " thiện" trong câu " Tính Bổn Thiện " là chân thiện . Như vậy những gì tại hạ phân tích ở trên tuy phiến diện nhưng không hề lạc lối . Đứa trẻ mới sinh ra chưa có " lý trí " . Nó gào khóc quẫy đạp theo " bản năng " để " tham " cầu sự sống mà thôi . Như vậy đã có mầm móng cái " phần ác căn bản " . Vậy sao dám nói " nhân chi sơ " là chân thiện được ?

4.Tuy nhiên tại hạ vẫn đã kết ở bài trên , " tập tương viễn " một phần do môi trường giáo dục quyết định, nhưng căn bản vẫn là lệ thuộc vào nhận thức của dứa trẻ mà thôi .

Một chút kiến giải xin đừng rườm tai
Lỡ lời thất thố cầu mong đại xá.


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
cocon (10-02-2010), MộtTênGọi!?! (18-02-2010), quyvuongcuasontrai (13-02-2010), TC NGUYỄN (10-02-2010), Truy Vân (10-02-2010)
Cũ 11-02-2010   #35
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 192.213
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 


"Môi trường thế nào thì nhân sinh thế đấy" ? Vậy hay chăng ai sinh ra trong môi trường xấu, và ngược lai? Người sinh ra xung quanh những người kém thông minh đều kém thông minh và ngược lại?

Môi trường là nhân tố "gián tiếp" thúc đẩy bản tính và trí thông minh của con người phát triển. Nó có thể là nhân tố xấu và cũng có thể là nhân tố tốt. Song nó không phải là nhân tố quyết định. Mà nhân tố quyết định là nhân tố bên trong, tức nhân tố di truyền. Có thể trích:

Trích dẫn:
Nghiên cứu của các chuyên gia khoa học người Anh cho thấy, gen quyết định phát triển triển năng lực trí tuệ của trẻ chủ yếu ở nhiễm sắc thể X. Gen chứa nhiễm sắc thể X của người mẹ quyết định mức độ phát triển của đại não, còn gen của người cha lại chủ yếu ảnh hưởng quan trọng đến tình cảm và loại hình tính cách của trẻ.
Và môi trường nhõ "Gia Đình":


Trích dẫn:
Môi trường gia đình ảnh hưởng đến phát triển trí não của trẻ

Chuyên gia chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhiều năm đã tìm hiểu về ảnh hưởng của gia đình đối với sự phát triển trí não của trẻ, kết quả cho thấy: Về mặt ngôn ngữ, tổng số điểm môi trường và chỉ số IQ cao đa phần do trình độ văn hóa của người mẹ cao. Họ không chỉ yếu cầu con cái học tập mà còn coi trọng đến giáo dục con cái, chú trọng đến sự phát triển của trẻ, kiên trì nhẫn nại trả lời từng câu hỏi thắc mắc và những vấn đề của trẻ.

Như vậy đừng đổ lỗi do môi trường hai một ai khác, mà tự cá nhân mỗi người là trên hết.

DN đệ dạo này viết bài hơi chểnh choảng nhỉ. Tốt nhất cứ như trước đây, nghiên cứu kĩ tài liệu rồi viết.

Đó là bên dẩn chứng khoa học.

Riêng TV, "Nhân chi sơ tính bản thiện" là đúng, như ý DN. Môi trường thúc đẩy con người xa lánh thú tính hay gần gũi hơn với thú tính, bởi dù dì con người vẫn là động vật - bậc cao.

Sống trên đời đôi khi những quan hệ, những tranh giành khiến con người xa lánh tính thiện căn trong tâm tuệ mỗi người. Song trong mỗi người đều chứa đựng cái thiện.

Thân!


Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Truy Vân vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), sao_phu08 (18-02-2010)
Cũ 18-02-2010   #36
Ảnh thế thân của MộtTênGọi!?!
MộtTênGọi!?!
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-12-2009
Bài viết: 25
Điểm: 54
L$B: 2.126
MộtTênGọi!?! đang offline
 
Theo ngu ý của tôi, thì Nho giáo chính thống từ Khổng Mạnh rất cao quý, cũng được coi là thời kỳ mở màn cho văn minh Đông Á, thừa kế nền văn minh Dịch học, có sức ảnh hưởng khắp Á Châu. Nhưng vì sau đó, Nho giáo đã bị biến thái từ thời các triều đại Hán Tống, khi mà chế độ vua chúa quan quyền và phụ hệ lợi dụng để đè đầu đè cổ dân. Nho giáo bị hư hỏng dần, nên các Nho gia chân chính được phân biệt hai thành phần Nho giáo: Chân Nho và hạng Khuyển nho, Hủ nho, Cẩu nho.


Các vua chúa quan quyền về sau, một phần giải thích xuyên tạc các ý nghĩa trong các sách vở (Ngũ kinh, Tứ thư) xưa, một phần đặt thêm những giáo điều bắt dân theo để phục vụ cho kẻ cầm quyền rồi đổ cho đó là lời của Thánh hiền. Thí dụ: ý nghĩa của Tam cương Ngũ thường, Tam tòng Tứ đức đã bị giải sai. Chứ Khổng Tử đã dùng thuyết "Chánh danh" mà nói, quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử, là bảo mỗi người, mỗi địa vị, phải làm đúng bổn phận và nghĩa vụ của mình. Vua phải đúng đức tính vua, tôi phải đúng phận sự tôi, cha phải đúng trách nhiệm và đức độ người cha, con phải đúng hiếu thảo làm con. Còn cái ý "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tử bất hiếu" là sự thêm thắt về sau. Tại sao tôi lại nói như vậy? Cái thuyết qua câu "Dân vi quý, Tổ quốc thứ chi, quân vi khinh" từ nho giáo chân chính là đánh giá cao thấp được rồi. Rõ ràng, đó là thuyết đề cao quyền hạn của dân, dân được đặt trước cả Tổ quốc, còn ông vua là thứ xem nhẹ nhất (vi khinh), chứ làm gì có được sự độc tôn quá đáng như thế.


Muốn nói tới một học thuyết đã bị biến thái từ chế độ vua chúa quan quyền và phụ hệ đã lợi dụng thì ko biết viết bao nhiêu trang mới cho vừa những tội này, nhất là về thân phận phụ nữ. Nếu như tôi có thời gian, tôi nhất định kê khai ra những cái tội đó cho mà xem.


Nghĩ tới chuyện một chế độ độc tài mà muốn dựng dậy lại một học thuyết xưa, với tam cương ngũ thường đã bị biến thái từ lâu để nhằm mục đích nhốt tư tưởng của dân vào cái lồng khuôn khổ cho dễ bề kiểm soát cai trị để kẻ cường quyền, kẻ địa vị cao được yên ổn riêng tận hưởng hạnh phúc cho đời tư của họ thì đúng là rất đáng sợ, còn đúng là một mưu đồ rất thâm hiểm, bá đạo đáng bị lên án và ngăn cấm.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến MộtTênGọi!?! vì bài viết hữu ích này:
TC NGUYỄN (18-02-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 15:37
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07938 seconds with 15 queries