Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 07-01-2010   #10
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.356
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Nhân từ đâu?

Lòng nhân từ thực sự nó sẵn trong tâm?, khi con người vừa mới sinh ra, hay đó là tính hợp quần tự có và Khổng Tử đã cảm nhận sâu sắc điều cơ bản này nên ông đã đưa nó lên hàng đầu trong học thuyết chính trị của ông.

Nhưng con người chưa vốn hẳn đã như vậy, từ bản chất tính Nhân có nhiều nghi ngờ, khi môn đệ xuất sắc nhất của ông là Manh Tử viết;” Nhân chi sơ tính bổn thiện(con người vừa mới sinh tính đã tốt)”, đặt nền tảng cho tính Nhân, thì Tuân Tử phản bác ngay: “Nhân chi sơ tính bổn ác”, chưa kể học thuyết Nhân trị này còn quá nhiều mâu thuẩn nội tại(bàn sau nếu có dịp).

Tuy nhiên đứng trên phương diện tồn tại, dựa trên tính hợp quần của con người, trải qua những đối trả với thiên nhiên và ngoại lai, tính Nhân nội tại phát sinh theo bốn tầng bậc:
- Cơ sở huyết thống
- Nguyên tắc tâm lý
- Chủ nghĩa nhân đạo
- Nhân cách cá thể
được nêu ra trong cuốn “Lịch sử cổ đại Trung Quốc” của Lý Trạch Hậu- hãy xét xem tuần tự của cội nguồn mỗi tính Nhân này phát xuất.

I/- Cơ sở huyết thống:
Chữ Nhân được được đặc căn bản theo với Lễ để đưa đến cái nhân chính là Hiếu/Đễ, nhằm vào người thân cha me, anh em, tôn tộc, giòng họ… theo nghĩa “thân với người thân, tôn kính bậc tôn trưởng”, đưa xa từ đó “quân, sư, phụ”, trong câu “Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ(một ngày là thầy, suốt đời là cha)”, ông thầy trở thành trọng tâm cho hiếu đễ. Thầy đồng nhất với Cha, quyền uy tột đỉnh của chữ Nhân, Nhân trị, cho nên khi thầy nói ra điều gì thì đệ tử vì nhân-hiếu-đễ phải tuân hành răm rắp, như vậy ông thầy là thừa sai của vua-cha(quân-phụ), đây là điểm tinh tế của huyết thống suy ra khi đã thấm nhuần thì chữ Nhân ấy làm con người trở thành nô lệ trong ý niệm “chuẩn huyết duyên”, chấp nhận nghiệt ngã khi ý thức đã bị làm tê liệt vì lề thói!...
II. Nguyên tắc tâm lý:
Trên cơ sở huyết thống, tâm lý con người thuần thành chuyển dạng bên trong mọi luân lý đời sống và hành động cá thể, do bị ràng buộc qui định từ bên ngoài trở thành nhu cầu nội tâm tự bùng phát thành tự giác khi nó đã nhão luyện nhập thành một, biểu hiện này rất rõ mọi hành động cuả Nho gia, mà cái gọi là Hán nho và đặc biệt đến Tống nho(hậu Tần)…, chữ Nhân hay Nhân trị đã bị hạ thấp và chỉ dùng như là cái vỏ bao làm biểu tượng thế vào đó là Lễ khống chế Hiếu/đễ cho đến khi “tận hiếu” để phục vụ cho mưu đồ thống trị.
III. Chủ nghĩa nhân đạo
Khổng tử viết: “Lảo giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi(đối với người già làm cho họ bình yên, đối với bạn bè thì phải có lòng thành tín, đối với trẻ nhỏ thì lưu tâm săn sóc )”, đây là thứ nhu cầu tâm lý biến “thân thân- hiếu đễ “, tạo thành thứ tình cảm tự nhận vào tiềm thức, do chữ Nhân mê hoặc bằng những lời lẽ mờ ẩn chạy theo dòng tự tưởng thuộc cảm tính mà đạo học(triết gia Đông phương) chú trọng đến "nhất nguyên" vòng vo không lối thoát, đưa đến một quan niệm “phiếm ái chúng(thương yêu mọi người )” theo chù nghĩa đại đồng có tính tuyệt đối, mà đời thường không thực hiện được.

Với lòng Nhân bao đồng như vậy, chỉ tổ bị lợi dụng, và như ta thấy chủ thuyết nhân trị nguyên thủy(tiền Tần ), coi như phế bỏ, thế mà vẫn lưu tồn đến ngày nay là vì đối với việc thống trị, cái hay của chữ Nhân là cái “lờ mờ” của nó trong cái chủ nghĩa nhân đạo muốn hiểu sao cũng được, khi đem sử dụng thì kẻ nào nắm quyền lực thì chữ Nhân thuộc quyền kẽ ấy bóp méo vo tròn, ai nào hay?!

IV.Nhân cách cá thể:
Như Nhân nói trên hoàn toàn lệ thuộc lòng trắc ẩn cuả kẻ ấy đối với tha nhân, là tình cảm con người đối với nhau, không ràng buộc nào, tính cá thể nổi bậc, và Khổng Tử cũng thấy rõ điều này khi ông nói:”Làm điều nhân là do mình chứ đâu phải do người”, nếu suy như vậy thì đó là thứ tình cảm tự giác do trắc ẩn mà ra, chẳng qua ông chỉ muốn nhấn mạnh đến việc lập thân, nhưng lập thân như vậy thì chỉ hữu dụng cho kẻ tu hành, còn làm chính trị mà với chủ thuyết lấy cảm tính làm chính, chỉ có hại mình hại người, cái kiểu nói “Người nhân tất có dũng, người dũng chưa chắc có nhân” chì có tính tượng trưng phiến diện, nó đưa đến cái nghiệt ngã “…có khi người nhân phải sát thân để thành nhân”, mà ta đã thấy trong câu lặp ý “Không thành công cũng thành nhân “ của Nguyễn Thái Học đã dùng để kích thích quần chúng trước khi ông bị thực dân xử tử!.


Tóm lại chữ Nhân mà Khổng Tử đề cao chỉ là thuộc loại lý tưởng cá thể cao quý nhất tự nhận, và mọi người cứ nhìn vào đó mà làm gương, mà Nhân trị là hoài bão ông muốn thực hiện với tính Vương đạo, đến khi Lão Tử chỉ ra ra chữ Nhân ấy-của Khổng Tử- tự nó đã rơi khỏi nguồn đạo(không hợp thời), vì theo ông nó phản tính tự nhiên, mà khi nó phản tính tự nhiên, thì tự nó hiện nguyên hình là “bất nhân”, như Tuân Tử đem ra từ trong vô thức khi thốt “Nhân chi sơ, tính bổn ác”… là vậy!?


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), OoozinkuteooO (07-03-2010), quyvuongcuasontrai (08-02-2010)
Cũ 07-01-2010   #11
Ảnh thế thân của Hoài Ngốc
Hoài Ngốc
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-07-2008
Bài viết: 394
Điểm: 8
L$B: 4.784
Hoài Ngốc đang offline
 
Nên hay chăng chỉnh sửa lại cái tiêu đề chứ theo ngốc thấy thì cái chữ "Nhân" hai vị ở trên nói đây phải chăng còn hẹp tép so với cái giá trị thật sự của nó. Dựa vào Khổng Tử và lý luận nho gia mà trét vào chữ "Nhân" như thế ngẫm cái "Nhân" thời thế nó hữu vị lắm thay!

Ngồi ở góc độ nào của Khổng mà cho rằng:
"Nhân chính là "đạo đức - đạo làm người", là "phẩm chất tất yếu cần có của người quân tử", là "nhân phẩm cơ bản" để có thể thực hành Nghĩa - Lễ - Trí - Tín..."

Còn nghía như thế này thì:
"Tuy nhiên đứng trên phương diện tồn tại, dựa trên tính hợp quần của con người, trải qua những đối trả với thiên nhiên và ngoại lai, tính Nhân nội tại phát sinh theo bốn tầng bậc:
- Cơ sở huyết thống
- Nguyên tắc tâm lý
- Chủ nghĩa nhân đạo
- Nhân cách cá thể
"
-> trời ạ! Nói như thế thì làm sao người dốt đặc cáng me như ngốc đây hiểu nổi?! Khai sáng minh bạch thêm tí nữa đi?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Hoài Ngốc vì bài viết hữu ích này:
TC NGUYỄN (08-01-2010)
Cũ 08-01-2010   #12
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.356
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Thực ra khi ta bàn một học thuyết nào nằm trong đạo học Đông Phương(triết học Đông Phưong) đều đụng phải bức tường “vô ngôn”, cho nên khi nói ra thì trở thành “…hẹp tép so với cái giá trị thật sự của nó”, nhưng bảo rằng “…ngẫm cái Nhân thời thế nó hữu vị lắm thay!” thì phải xét lại cái nguyên ủy sâu xa của nó. Ta thử xem, nếu chữ Nhân(trị) của Khổng Tử là vạn năng, là “khuôn vàng thước ngọc” cho những nhà chính trị dùng để thâu tóm quyền lực(thiên hạ) thì tại sao:
- Suốt cuối thời Xuân Thu Khổng Tử không được trọng dụng
- Đến thời Chiến Quốc sau khi tóm thâu lục quốc Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ thì tận diệt Nho học (đốt sách chôn học trò)
- Và mới đây trong thời “Cách Mạng Văn Hóa” dưới thời Mao Trạch Đông đã bài trừ những tàn tích cuả Khổng Tử vì cho rằng làm cho nước Tàu tụt hậu…
Ngày nay người ta lại bắt đầu ca tụng Khổng Tử “nào là, nào là…” thì chẳng khác nào của thời Hán nho và tột đỉnh Nho học là thời Tống nho…, như vậy chắc phải có thâm ý của sự thống trị xúc tác vào tùy theo nhu cầu thời đại mà biến chế cho hợp thời để lợi dụng có tính giai đoạn(chính trị) mà thôi!

Thực ra khi bàn chữ Nhân không thôi vì nó là cốt lõi của học thuyết chính trị của Khổng Tử trong Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín do môn đệ ghi lại gán cho Khổng Tử trong Luận ngữ, thật ra chính Khổng Tử chỉ viết: Nhân, trí, dũng, học trò ông đã bỏ đi chữ dũng rồi thêm vào đó ba chữ nghĩa, lễ, tín là sao?.

Môt học thuyết “tam sao thất bổn” và “khi thịnh, khi suy” mà trên 2500 năm nay, nó vẫn tồn tại và được tôn sùng cho đến ngày nay thì cũng là điều làm ta suy ngẫm…, việc bàn luận ở đây chỉ là gợi ý, chúng ta thử làm “người mù sờ voi…”, và là kẻ hậu sinh thử nhờ vào khoa vật lý học ta có thể nhìn đạo học Đông phương nói chung và Nho giáo nói riêng theo theo một “lăng kính” khác có lẽ tìm ra lắm điều mới lạ Chăng?…


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010)
Cũ 10-01-2010   #13
Ảnh thế thân của Tiểu Thư Đài Cát
Tiểu Thư Đài Cát
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 06-11-2007
Bài viết: 249
Điểm: 53
L$B: 3.852
Tiểu Thư Đài Cát đang offline
 
Lấy ngữ cảnh "lăng kính" của TC-N TB đặt vào cái thúng cam hái khi chiều mới nhận ra là có trái tròn, trái méo, trái lồi, trái lõm.

Gậm tới triết mới ngỡ rằng: "thịnh suy thuyết Khổng" chẳng qua chỉ là vật chất cơ bản tự biến đổi và thích nghi thôi. Còn "Nhân" âu vạch trắng-đen ra cũng chỉ lượm lại chính thống cái bản chất phàm ăn của loài thú bậc cao thôi.

Theo tôi là thế "tâm" chi phối từ vật chất đến tâm linh của cả loài người. Và bây giờ con người đang lão hoá dần về thời ở lỗ, ăn lông; hay chính cái bán tổ tiên ngờ ngợ xa xưa ấy là thời khắc huy hoàng nhất.

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Tiểu Thư Đài Cát vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), TC NGUYỄN (11-01-2010)
Cũ 23-01-2010   #14
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 192.211
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 
TV lại mạo phép chuyển đề tai sang chữ lễ:

Con người sống trên đời phải có được chữ Lễ, chữ Lễ đứng sau chữ Nhân trong ngũ thường. Tất nhiên người xưa sắp xếp như vậy luôn có ý nghĩa…. Ngày nay vẫn truyền tụng câu nói “Tiên học lễ, Hậu học văn”; Chữ Lễ ở đây có thể hiểu là đạo đức con người nói chung và là cách hành xử, phép tắc trong các mối quan hệ của con người với con người..
Lễ trong cuộc sống nhìn nhận gần thì dễ thấy như: Con cháu yêu thương lễ phép với ông bà cha mẹ; kính trọng người bề trên….. Nhiều lúc ta hiểu nghĩa cộng đồng là con cháu đời sau luôn hành xử đúng, kính trọng yêu thương… với đời trước. VN có một số phong tục đặc biệt đễ ghi nhớ công lao các bậc tổ tiên gầy dựng cơ đồ gian san:
“Dẫu ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Nếu xét đi xét lại, Lễ thường đi đôi với Nghĩa. Con người sống trên đời phải đảm bảo được cái đạo đức trước khi nói đến học vị, học vấn… bác Hồ có câu: “Người có tài mà không có đức thì bõ, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” câu đó hoàn toàn đúng.
Vậy thử hỏi mấy huynh đệ một câu: “ Chữ Lể ở đây có tương đương với chử Đức hay không? Và mời mấy huynh đệ LS phân tích khía cạnh mà mình coi là đúng.”


Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Truy Vân vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), phieu_dieu_khach (23-01-2010)
Cũ 26-01-2010   #15
Ảnh thế thân của Han Vu
Han Vu
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-01-2009
Bài viết: 31
Điểm: 1
L$B: 1.670
Tâm trạng:
Han Vu đang offline
 
xin cho đệ hỏi sao trong ngũ thường không có chữ "Hiếu" nhỉ


Chữ ký của Han Vu
Người quân tử trách ở mình - kẻ tiểu nhân trách ở người!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-02-2010   #16
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 192.211
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 
Theo quan điểm của mình thì chử Hiếu tồn tại trong chử Nhân và chử Lễ...


Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-02-2010   #17
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.611
sao_phu08 đang offline
 
Luận rất khá

Khá Khen Hậu Thế Luận Lý Xưa
Lời Lẽ Nghe Qua Cũng Thật Vừa
Không Biết Có Học Gì Người Trước
Để Giúp Thân Mình Hoàn Thiện Chưa ?


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), quyvuongcuasontrai (08-02-2010), TC NGUYỄN (07-02-2010), trinhcongsonhue (07-02-2010), Truy Vân (07-02-2010)
Cũ 07-02-2010   #18
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.356
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Người hỏi thì đây lại phải thưa
Học chi cho mấy bảo rằng vừa
Ngụ ngôn hướng dẫn lời xưa ấy
Vạch rõ càn khôn sao bảo chưa!...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), quyvuongcuasontrai (08-02-2010), trinhcongsonhue (07-02-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 07:18
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07000 seconds with 15 queries