Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 07-02-2010   #1
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.611
sao_phu08 đang offline
 
Vi Tiểu Bảo _ Tiếng Thở Dài Của Kim Dung

Tại hạ ngày trước còn thiển cận , đọc qua Lộc Đỉnh Ký thích thú nhân vật Vi Tiểu Bảo vô cùng nhưng thật tâm không hiểu được thâm ý của Kim Dung . Bây giờ có chút từng trãi , ngẫm lại , Vi Tiểu Bảo thật như một tiếng thở dài của Kim Dung tiên sinh . Xin viết vài dòng nông cạn .

Vi Tiểu Bảo xuất thân từ một gã phục vụ mua vui cho khách trong lầu xanh . Gã chữ nghĩa thì không biết , võ nghệ thì không có , chỉ được cái miệng lưỡi giảo hoạt , đầu óc quỷ quyệt , tham lam . Bản chất của gã cũng có chút gọi là nghĩa khí can trường . Cứu Trần Trọng Nam , làm Hương Chủ Thiên địa hội, diệt Ngao Bái , giúp Khang Hy cũng cố vương quyền , gã hoặc giả vô tình hoặc giả cố ý mưu mẹo làm được những việc vô cùng quán thế . Lại cưới được mấy cô vợ đều là quốc sắc thiên hương , võ công đầy mình . Gã này khi thất thế thì biết nhún nhường chịu đựng , khi gặp thời thì tự đắc dương dương , nghe người tán tụng lại ra vẻ khiêm tốn . Vi Tiểu Bảo thật sự là đại diện tiêu biểu cho bản chất lanh lẹ xảo trá của con người .

Vi Tiểu Bảo không có sự đỉnh thiên lập địa của Kiều Phong , lại càng không có cái nhân từ thanh bạch của Đoàn Dự . Gã cũng chẵng ngụy quân tử giống Nhạc Bất Quần , cũng chẵng có tâm địa ác độc của Tả Lãnh Thiền . Nhưng dường như trong gã lại có đủ " đức tính " của bốn nhân vật này ? ( ! )

Trong Lộc Đỉnh Ký , Kim Dung tiên sinh đưa gã lên tận mây xanh . Những cái nhất trong thiên hạ đều thuộc về gã . Để cho chính đọc giả xem xong phải tự thốt lên : Thời Đại Nào Thế Này ?

Thời đại nào mà lại để một kẻ như Vi Tiểu Bảo lại leo được lên đến tột đỉnh của nhân gian ?

Thời đại nào mà lại có chuyện một người giả mẹ mình mà phận làm con như Khang Hy lại không biết ?

Thời đại nào mà lại trọng dụng một kẻ tham lam nhút nhát , ưa kết bè đảng như Đa Lôi ( tổng quản ngự tiền thị vệ ) ?

Thời đại nào mà tính " Thiện " của con người ( trong Vi Tiểu Bảo ) phải cộng sinh với sự xảo trá , hạ tiện của tính " Ác " ( trong Vi Tiểu Bảo ) mới tồn tại được ?

Thời " xưa " chứ thời nào !

Thời nay chứ thời nào !

Chắc hẵn những Khang Hy , Đa Lôi , đặc biệt là Vi Tiểu Bảo thời nào cũng có .

Lộc Đỉnh Ký là tuyệt tác châm biếm cay độc của Kim Dung , khiến người đọc qua không tránh khỏi thích thú mà ray rứt . Vi Tiểu Bảo tượng trưng cho những bất cập trong xã hội của mọi thời đại . Quả thật , Vi Tiểu Bảo là tiếng thở dài về thời cuộc của Kim Dung tiên sinh . Không thể không ray rứt mà suy ngẫm .

Kiến thức hạn hẹp , không dám viết thêm !

Suy nghĩ thiển cận , mong chờ chỉ giáo !

Đa tạ !


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
8 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
Giang Hạ (10-02-2010), hoangthanh_mobi (13-06-2011), LamKinhVu (22-02-2013), Tử Lăng (20-09-2011), TC NGUYỄN (18-02-2010), thai_tu_dan (16-02-2010), thiphikhach (08-02-2010), trinhcongsonhue (07-02-2010)
Cũ 31-05-2011   #2
Ảnh thế thân của minhcloud
minhcloud
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 31-05-2011
Bài viết: 10
Điểm: 5
L$B: 1.131
minhcloud đang offline
 
Dù bài này đã hơn 1 năm rồi nhưng vì thấy quá nhiều điều ấu trĩ nên tại hạ xin mạn phép bới lên) Dường như chủ thớt mới đọc lướt qua Lộc Đỉnh Ký, hoặc là xem phim mà chưa đọc chuyện cho nên cả tên nhân vật lẫn tình tiết trong truyện đều loạn hết cả lên.
Quay lại vấn đề, xét nhân vật Vi Tiểu Bảo trong truyện, xuất thân vô cùng hèn kém, nếu không muốn nói là đáy xã hội: con trai của gái làng chơi. Đấy là một xuất thân hèn hạ nhất trên khắp cả thế giới này, ở VN thì thường có câu chửi: "con đ. mẹ mày", bên tây thì "son of the b*tch", nói chung là mạt hạng đến nỗi không thể mạt hạng hơn nữa. Cũng vì xuất thân như vậy nên vấn đề hắn là kẻ vô học, lưu manh là điều tất yếu. Tuy nhiên, những yếu tố nào đã đưa 1 tay bất học vô thuật như vậy lên đến tột đỉnh cao sang, quyền quý, chúng ta hãy thử xét xem:
1) Sự may mắn. Đúng vậy, xuyên suốt câu chuyện, Vi Tiểu Bảo luôn gặp rất nhiều may mắn. Từ sự gặp gỡ Mao Thập Bát, đến lúc bị Hải Đại Phú bắt vào cung, rồi sự gặp gỡ kỳ lạ với hoàng đế Khang Hy, nhân tố quyết định đã giúp cho cả cuộc đời hắn lên mây, và rất nhiều sự may mắn khác nữa.
2) Tuy nhiên, liệu cứ có phải may mắn là lên mây không, khi mà thiếu vắng sự cơ cảnh, bản lĩnh. Vâng, yếu tố thứ 2 giúp Vi Tiểu Bảo chính là Bản lĩnh của hắn. Vậy hắn có những bản lĩnh gì?
a) Sự học hỏi. Hắn là con của gái làng chơi, nên cái chuyện được đi học chữ thầy đồ đối với hắn là trên trời. Tuy nhiên hắn vẫn học hỏi những gì thấy cần thiết cho hắn. Từ những câu chuyện nghe được tại các trà quán đến những vở kịch, những thói gian manh cờ bạc cũng như xã hội học được trong kỹ viện, những mánh làm quan, công phu thần hành bách biến... nói chung những gì hắn cảm thấy thích và cần thiết cho hắn là hắn học và nhập tâm những cái cốt lõi rất vững.
b) Đi đôi với học là hành. Đúng vậy, những gì hắn đã học được nêu ở trên, cho dù rất ít nhưng cái gì hắn học được đều thành công mỹ mãn. Từ mánh làm quan giúp hắn thành đạt tột cùng trên quan trường, cho đến sự hoa ngôn xảo ngữ, bịp bợp lừa đảo học được ở kỹ viện cũng như ở triều đình giúp hắn thoát chết bao nhiêu lần hơn nữa lại mang đến bao nhiêu cơ may cho hắn, cả những kiến thức cho dù rất nhỏ bé như những câu chuyện lịch sử, những vở kinh kịch giúp hắn thành công khi giúp công chúa Nga là Tô Phi Á lên làm nhiếp chính vương,.... cho dù kiến thức của hắn là rất ít, nhưng như tên gọi của hắn vậy, ít mà quý. Thực sự có những người trong đầu mang cả kho sử sách, kiến thức, nhưng cả đời chẳng bao giờ áp dụng tí nào vào cuộc sống được, đấy là những đồ hủ nho, đem so sánh với tay lưu manh như Vi Tiểu Bảo có khi còn không bằng.
c) Khả năng phân tích và nhìn người của gã. Tất cả những trải nghiệm của hắn đã mang đến cho hắn khả năng này. Hắn nhìn người và biết người rất khá. Chính sự nhìn người này đã đem lại cho hắn rất nhiều công lao. Từ cất nhắc Thi Lang đang bị cầm chân tại Bắc Kinh trở thành một đại tướng bình định cả Đài Loan dễ dàng như trở bàn tay, cho đến cất nhắc bộ tứ Triệu Lương Đống, Trương Dũng, Tôn Tư Khắc, Vương Tiến Bảo giúp bình định phản vương Ngô Tam Quế. Chính sự tinh minh khi nhìn người của hắn đã đóng góp không nhỏ, nếu không muốn nói là đóng góp vô cùng quan trọng cho triều đình Trung Quốc lúc bấy giờ.
d) Bản lĩnh vỗ mông ngựa của gã. Cái này thì không cần phải nói nhiều, đọc qua chuyện hay xem phim thì ai cũng sẽ thấy được ngay.
e) Tuy vỗ mông ngựa người trên nhưng không như những quan lại khác, hắn rất tốt bụng với người dưới và những người xung quanh. Những ngự tiền thị vệ, binh lính Kiêu kỵ doanh v.v... đều được hắn đỗi đãi rất tốt và mang đến cho họ một trường phú quý. Chính điều này lại vô cùng giúp ích cho hắn, hắn được mọi người yêu quý trung thành và hết lòng giúp đỡ, hoàn thành tốt các chỉ thị gã đưa ra. Liệu những tay quan lại chỉ biết vỗ mông ngựa mà ngược đãi cấp dưới có thể được như gã? Chắc chắn là không.
f) Cuối cùng, đó chính là nghĩa khí của hắn. Ai đọc qua chuyện thì cũng biết hắn rất là nghĩa khí với bằng hữu, cả thiên địa hội lẫn hoàng đế hắn đều có nghĩa, cuối cùng không muốn phản bội lại cả hai nên hắn phải lui về ở ẩn. Chính sự nghĩa khí này là một nguyên nhân giúp cho hắn thành đạt tột cùng.
Trên đây là những điểm tốt và cũng là nguyên nhân giúp cho Vi Tiểu Bảo thành đạt. Mặc dù hắn vẫn còn vô số tật xấu như lười biếng, mất dạy, dâm dê, thắng lợi tinh thần, và đặc biệt là quốc tính của người trung quốc: thằng nào tao ghét mà yếu thì tao đì cho xuống đáy còn thằng nào mạnh thì t xum xue bợ đít v.v... nhưng cũng phải nhận định rằng VTB là một người rất có bản lĩnh, và thật sự hơn hẳn những tay hủ nho thời bấy giờ hay những tên tham quan vô lại như Ngô Chí Vinh v.v... thời nào cũng có, cho dù đến cả hiện nay vẫn còn tồn tại hơn nữa rất nhiều... Cho nên Vi Tiểu Bảo lên được tột đỉnh của nhân gian nhìn qua có vẻ quá vô lý nhưng mổ xẻ phân tích ra thì ta thấy cũng chẳng có gì vô lý là mấy, mà có khi còn hợp lý với bề dày công lao hắn đã tạo ra rất nhiều cho triều đình Mãn Thanh lúc bấy giờ.

Trả lời kèm theo trích dẫn
7 thành viên đã gửi lời cám ơn đến minhcloud vì bài viết hữu ích này:
Con Hủi (01-06-2011), hoangthanh_mobi (13-06-2011), LamKinhVu (22-02-2013), onglaido (19-02-2012), Tử Lăng (20-09-2011), TC NGUYỄN (01-06-2011), Tăng Thư Thư (01-06-2012)
Cũ 31-05-2011   #3
Ảnh thế thân của minhcloud
minhcloud
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 31-05-2011
Bài viết: 10
Điểm: 5
L$B: 1.131
minhcloud đang offline
 
Tiếp tục phân tích tiếp về các nhân vật phụ chủ thớt nêu trên.
"Thời đại nào mà lại để một kẻ như Vi Tiểu Bảo lại leo được lên đến tột đỉnh của nhân gian ?

Thời đại nào mà lại có chuyện một người giả mẹ mình mà phận làm con như Khang Hy lại không biết ?

Thời đại nào mà lại trọng dụng một kẻ tham lam nhút nhát , ưa kết bè đảng như Đa Lôi ( tổng quản ngự tiền thị vệ ) ?"
Chắc về lịch sử bên Trung Quốc bạn không biết, chứ Khang Hy là một trong 10 vị vua Vĩ Đại nhất Trung Quốc, và theo ý kiến cá nhân tôi là vĩ đại thứ nhất, trên cả Đường Thế Dân. Tại sao lại vậy? Xét về mặt sự thật (nếu không có Vi Tiểu Bảo): Thứ nhất, ông lên ngôi khi mới 8 tuổi, lại bị gian thần là Ngao Bái quản chính, ông gần như chỉ là bù nhìn, nhưng khi còn rất nhỏ như vậy ông đã nhận thấy sự chuyên quyền của Ngao Bái nên đã lập mưu giết Ngao Bái. Xin thưa chuyện ông dùng đô vật trẻ con bắt NB là hoàn toàn có thật, chỉ có điều không có nhân vật VTB thôi. Liệu khi còn nhỏ tuổi như vậy, các bạn đã có một suy nghĩ vô cùng độc lập và quyết đoán như vậy được chưa, hơn nữa lúc đó Khang Hy chỉ có một thân một mình? Hơn nữa, ông đã vô cùng xuất sắc khi kết hợp văn hóa của người Mãn Châu ngoại tộc vào văn hóa người Trung Nguyên, hòa hợp 2 dân tộc lại làm một. Chính điều đó đã khiến cho làn sóng phản thanh - phục minh bị dập tắt và khiến cho Trung Quốc phát triển vượt bực. 2 triều đại phát triển nhất ở Trung Hoa là thời đầu nhà đường do Lý Thế Dân dựng lên và nhà Thanh kể từ khi Khang Hy lên làm vua. Tuy nhiên Lý Thế Dân giỏi vì có những nhân tài xung quanh rất nhiều, về văn, chiến lược có Từ Mậu Công, Lý Tĩnh phụ trách. Còn qua truyện Lộc Đỉnh Ký, ta thấy lúc đó nhà Thanh vừa bắt đầu, quan lại phần lớn đều là người của bát kỳ, chỉ biết võ chứ văn thì hầu như rất ít nhân tài, Khang Hy phần lớn một thân một mình đưa ra chủ ý, hơn nữa lúc đó ông còn rất trẻ, trên dưới 20 tuổi. Quả thật, Khang Hy là một vị vua vô cùng vĩ đại của Trung Hoa. Trong LĐK, ông càng được Kim Dung tô đậm hơn về sự vĩ đại đấy khi biết sử dụng người vô cùng xuất sắc. Đâu phải Khang Hy không biết VTB bất học vô thuật đâu, nhưng sao vẫn dùng? Thứ nhất, vì ông biết VTB vô cùng cơ cảnh và khả năng sinh tồn của hắn rất cao, vì thế những công việc cần đến điều đó như lên Ngũ Đài Sơn, đi Vân Nam... ông đều giao cho gã, và điểm nhấn nhất là khi VTB lên bình định quân La Sát xâm chiếm, ông biết người la sát là những kẻ gàn, thấy hiền lành thì hùng hổ bắt nạt, thấy hung ác dữ tợn hơn mình thì lại khép nép, nên ông đã lấy độc trị độc, phái một tay lưu mang đầu đường xó chợ đi cãi chày cãi cối, vừa đấm vừa xoa quân La Sát và kết quả là thành công mỹ mãn, và rất nhiều những sự vĩ đại của Khang Hy mà tôi không thể nói hết ở đây. Như vậy, ai dám bảo Khang Hy là hôn quân, thời đại của ông là thời đại "Để cho chính đọc giả xem xong phải tự thốt lên : Thời Đại Nào Thế Này ?", là thời đại "Thời đại nào mà tính " Thiện " của con người ( trong Vi Tiểu Bảo ) phải cộng sinh với sự xảo trá , hạ tiện của tính " Ác " ( trong Vi Tiểu Bảo ) mới tồn tại được ?". Xin nhắc lại, thời đại của Khanh Hy là 1 trong 2 thời đại phát triển nhất thời phong kiến.

Còn vấn đề: "Thời đại nào mà lại có chuyện một người giả mẹ mình mà phận làm con như Khang Hy lại không biết ?", xin thưa với bạn lúc đó Khang Hy mới chỉ 14 15 tuổi là cùng, hơn nữa ông lại mồ côi bố mẹ từ nhỏ, làm sao biết được sự tình thế nào. Ông thờ "mẹ giả" của mình rất có hiếu, đấy là lẽ thường. Nếu phân tích 1 vấn đề nào đó, chủ thớt phải phân tích trong bối cảnh lúc bấy giờ. Thời phong kiến, lễ nghi vô cùng nặng nề, đâu như bây giờ bạn xồng xộc nhảy vào phòng mẹ mình mở tung tủ ra kiểm tra cũng là chuyện bình thường?

Xét về nhân vật "ĐA LÔI" mà đúng ra là Đa Long, trong truyện thực chất người này tuy không được nhanh nhạy nhưng rất phúc hậu và thật thà. Cả truyện chưa lần nào tác giả miêu tả Đa Long là "tham lam, kết bè kết cánh" gì chả, không hiểu bạn đọc chuyện của ai viết? Mà bạn cũng nên nhớ Đa Long là tổng quản ngự tiền thị vệ, thị vệ thuộc hạ dưới tay hắn chỉ huy hàng vạn người, cần gì phải "kết bè kết cánh" hùng hổ với ai?

Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến minhcloud vì bài viết hữu ích này:
hoangthanh_mobi (13-06-2011), LamKinhVu (22-02-2013), onglaido (19-02-2012), Tử Lăng (20-09-2011), TC NGUYỄN (01-06-2011)
Cũ 31-05-2011   #4
Ảnh thế thân của minhcloud
minhcloud
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 31-05-2011
Bài viết: 10
Điểm: 5
L$B: 1.131
minhcloud đang offline
 
Bây giờ là xét về vấn đề chính, đó là dụng ý của tác giả Kim Dung khi viết tiểu thuyết: "Lộc Đỉnh Ký". Thứ nhất, ông muốn khắc họa một xã hội Trung Quốc khi đang loạn lạc khi bị người ngoại tộc xâm chiếm để nêu lên quốc tính của người Trung Hoa. Trong cả câu chuyện, ta thấy Khang Hy là một vị vua vô cùng anh minh, thật sự cả triều đại nhà Minh tàn ác không một vị vua nào bằng nửa ông, vậy tại sao triều nhà Thanh lại bị người dân phản đối? đó chính là do người Trung Quốc luôn coi dân tộc mình là nhất và coi những người ngoại tộc là man di mọi rợ, không xứng đáng để đứng lên đầu họ, và cũng là do sự ngu trung của họ, mà sự ngu trung đó được Kim Dung thể hiện vô cùng sâu sắc và mỉa mai qua nhân vật Trần Cận Nam, một con người văn võ vẹn toàn nhưng vô cùng ngu trung, đã biết Trịnh Khắc Sảng muốn hại chết mình nhưng vẫn đâm đầu đi theo nhà Trịnh, cuối cùng chết một cách thảm thương. Thứ hai, Trung Quốc phong kiến thực chất có 2 giai cấp là nông dân và quan lại, "quốc tính" của nông dân đã được nhà văn Lỗ Tấn thực tả vô cùng sâu sắc qua nhân vật AQ, và Kim Dung đã học tập Lỗ Tấn, thực tả nốt giai cấp quan lại thông qua nhân vật Vi Tiểu Bảo. Đây mới thực là dụng ý của nhà văn Kim Dung khi viết LĐK. Tiếng thở dài của Kim Dung ở đây thực chất là thở dài về con người Trung Quốc, luôn coi dân tộc mình là nhất, là số một và phê phán sự ngu trung một cách mù quáng của người trung quốc, chứ không phải như chủ thớt nói đâu

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến minhcloud vì bài viết hữu ích này:
hoangthanh_mobi (13-06-2011), LamKinhVu (22-02-2013), TC NGUYỄN (01-06-2011)
Cũ 01-06-2011   #5
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.356
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi minhcloud Xem bài viết
...
Tiếng thở dài của Kim Dung ở đây thực chất là thở dài về con người Trung Quốc, luôn coi dân tộc mình là nhất, là số một và phê phán sự ngu trung một cách mù quáng của người trung quốc, chứ không phải như chủ thớt nói đâu
Rất vui đọc bài viết của bạn, bài phân tích rất tỉ mỉ, hay về hai con người VTB+KH phối hợp làm nên nghiệp cả, nhưng theo tại hạ cũng không qua ” Một tiếng thở dài…” dẫu của ai. Chuyện xưa ngẫm lại chuyện nay đâu có khác gì, những người “vô lại” như VTB + với những “quyền thế” biết lợi dụng cái “tiểu nhân” để xu lợi(như KH)...-vậy “Tiểu nhân” hay “Quân tử” hai vế đối nhau, tự nó là một; phần quan trọng nhất như bạn nói là chữ “Cơ”-->thời cơ, ai bắt nắm được thôi, và cái bắt nắm tinh tế này là khởi sự cho một tiến trình hành sử, phát triển liên tục từng thời đoạn tạo được những chuỗi dài cơ hội thuận lợi làm đòn bẩy vươn lên…

Xét ra cho cùng, thì sự trải nghiệm nào khi nói ra thì cũng chỉ là trải nghiệm cá nhân, của bạn không phải của tôi, cho nên sự cảm nghiệm sẽ khác. Truyện KD viết về một nhân vật hư cấu VTB ở vào một thời điểm mà chính tà xen lẫn cao độ đến ngày nay. Như vậy những vấn đề xã hội nêu ra không có tính giới hạn, cho nên phải có cái nhìn rộng rãi, biết chấp nhận “đời là thế!”, đấy chính là cái người xưa bảo “Thiên Địa vô tình”, và như vậy sự biến cải đời ta là chính ta. Cho nên cái “Thở dài…” này do sp đề ra và do bạn thêm vào cho ta thấy ta phải làm gì cho hiện tình đất nước- Cái “Cơ” này ai nắm được?, như bạn viết về VTB "Thời đại nào mà tính " Thiện " của con người ( trong Vi Tiểu Bảo ) phải cộng sinh với sự xảo trá , hạ tiện của tính " Ác " ( trong Vi Tiểu Bảo ) mới tồn tại được ?"…/- Xem ra thì VTB cũng là một biểu trưng thời đại cần suy ngẫm, không chi lạ dưới gầm trời này!


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
LamKinhVu (22-02-2013), minhcloud (01-06-2011)
Cũ 13-06-2011   #6
Ảnh thế thân của hoangthanh_mobi
hoangthanh_mobi
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-05-2011
Bài viết: 33
Điểm: 86
L$B: 1.639
hoangthanh_mobi đang offline
 
rất phục những người như các bạn, rút ra được những điều tinh túy trong truyện đã đọc. mình đọc chỉ mang tính giải trí, cuối cùng nhét được bao nhiu, đọc xong quên hết. Công nhận thời đại này gắn liền với mì ăn liền, truyện hầu như chỉ mang tính giải trí là nhiều. Truyện tác giả mới ư? mình thấy hay nhất chỉ có Thương thiên, Tru Tiên, Cực Phẩm Gia Đinh. Còn mấy loại truyện như Đỉnh Cấp Lưu Manh, Đại Ma Vương, Liên Hoa Bảo Giám....cái loại nhân vật chính đánh đâu thắng đó, siêu cấp nhân vật mình coi trước quên sau,nhai cho đỡ buồn là chính.
Trước đã coi vài tập phim về truyện này. nghe các bạn bình luận hay quá chắc phải xem truyện thử.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-09-2011   #7
Ảnh thế thân của sophanbapbenh
sophanbapbenh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 20-09-2011
Bài viết: 2
Điểm: 4
L$B: 957
sophanbapbenh đang offline
 
Tiếp ý cho thằng em minhcloud:

Vi Tiểu Bảo là người duy nhất Khang Hy không thể tìm thấy trong đống quần thần của mình.

Đọc kỹ nhé, Khang Hy rất hiểu Vi Tiểu Bảo và CHỈ giao cho Tiểu Bảo những công việc rất đặc biệt. Tại sao? Vì với những công việc đặc biệt thì chỉ có người đặc biệt mới giải quyết được. Trong 1 xã hội với những con người được giáo dục, đào tạo GIỐNG NHAU THEO KIỂU RẬP KHUÔN, thì những người đặc biệt sẽ làm nên những kỳ tích. Đã nhiều lần Khang Hy thổ lộ ra rằng ông ta rất tự hào cùng với VTB là cập quân thần tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả. Hoài bão của Khang Hy không đơn giản chỉ muốn dừng lại ở những kết quả đã xong, ông ta chắc chắn còn ôm nhiều tham vọng nữa (lúc bình định xong ông ta còn rất trẻ), chính vì vậy, một người như VTB có tạo ra những đột phá, những thứ có thể thỏa mãn tham vọng của Khang Hy (đã có những việc như vậy khi Khang Hy gọi VTB về giải quyết việc với nước Nga La Sát). Vậy chăng chuyện Khang Hy cần và muốn tìm VTB còn vượt qua ngoài giới hạn của tình bạn?(Cái này có chút nào làm cho ta phải suy ngẫm về thời cuộc không?)

Cái hay của Lộc Đỉnh Ký là tạo ra cặp nhân vật này, vậy nên chớ tách VTB ra để sảng khoái với 1 mình anh ta. Cũng giống như đậu phụ phải chấm mắm tôm, gà luộc phải có muối chanh vậy, thưởng thức phải đồng bộ. Quan hệ chủ đạo của LĐK phải nói là quan hệ giữa VTB và Khang Hy (quan hệ này giải quyết xong là kết thúc câu truyện, mặc dù với cái tuổi trẻ của VTB thì chắc chắn sau này còn đầy câu chuyện hấp dẫn xảy ra). Hầu như tất cả những quan hệ khác của VTB đều xoay quanh quan hệ này (do đó cái tầm của LĐK - mà Kim Dung cảm thấy đây là bộ đỉnh nhất để có thể gác bút - là cái tầm của QUỐC GIA, QUỐC TÍNH).

Cái lợi hại của Tra lão gia là phù phép một bộ kiếm hiệp thành một bộ truyện kinh điển (cũng như thời xưa Thi Nại Am biến câu truyện Thủy Hử - một câu truyện về các anh hùng hảo hán hay bây giờ gọi là các nhân sĩ võ lâm - thành một tác phẩm kinh điển). Nếu người đọc lúc đầu càng khoái trá với những sự hào sảng của các anh hùng hảo hán bao nhiêu thì càng thấm thía được cái khung cảnh xã hội của việc "Thế Thiên Hành Đạo" bấy nhiêu. Ở LĐK, dù chỉ có 1 mình VTB nhưng ta nhận thấy những diễn biến của nhân vật này thật sự hấp dẫn thì càng thấy được sự biến ảo của Tra lão gia.

Tôi không biết so sánh Thủy Hử với LĐK có nhiều sự khập khiễng hay không, nhưng mô hình chung đó là: từ những chi tiết bên ngoài ảo diệu làm ta phấn khích, ta có thể đi vào sâu lớp trong cùng ý nghĩa để trầm trồ một bức tranh mộc mạc giản dị nhưng khiến ta phải suy tư, trầm lắng. Sự ảo diệu là ở chỗ đấy. Sự phản biện giữa bên trong và bên ngoài; Sử dụng những tình huống nhỏ tinh vi để thể hiện bức tranh đơn giản nhưng là tổng thể chung nhất, xuyên suốt của cả xã hội; Sử dụng những mối quan hệ phức tạp để thể hiện bản tính của một cá thể nhưng lại là cá thể đặc trưng... Thật sự như ngọc trong đá, đá trong ngọc, lại thêm hòn ngọc cực phẩm bên trong.

""Tuổi trẻ đọc sách như là nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài". Do từng trải nhiều hay ít mà sở đắc nhiều hay ít". Và cũng vì vậy, một tác phẩm đỉnh cao là một tác phẩm có chiều sâu để người ta đọc đi đọc lại, càng đọc càng thấm thía, càng ngộ ra những tầm mới.

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sophanbapbenh vì bài viết hữu ích này:
Tử Lăng (20-09-2011), TC NGUYỄN (11-12-2011)
Cũ 19-02-2012   #8
Ảnh thế thân của onglaido
onglaido
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 19-02-2012
Bài viết: 4
Điểm: 1
L$B: 871
onglaido đang offline
 
bài viết của tiền bối "minhcloud" rất hay,tại hạ sau khi xem LĐK thấy 1 câu nói rất đúng"thẳng thắn thật thà thường thua thiệt,luồn lách lươn lẹo lại leo lên".Vi Tiểu Bảo là một con người rất biết luồn lách,lươn lẹo nhưng hắn vẫn luôn luôn là người tốt,không hẳn đã là quân tử nhưng là người tốt.Nhân vật này của Kim Dung rất khác so với những nv khác của ông như Đoàn Dự,Lệnh Hồ Xung hay Kiều Phong,nv này rất giống với những nhân vật trong điện ảnh Mỹ,có thể không phải lúc nào họ cũng làm việc tốt,có thể họ không dẫn cụ già qua đường,không nhường chỗ cho phụ nữ trên xe bus những họ sẵn sàng lao vào đám cháy để cứu người.
Tại hạ là hậu bối cũng xin có vài dòng như vậy.


Chữ ký của onglaido

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-02-2012   #9
Ảnh thế thân của kieulong
kieulong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 27-02-2012
Bài viết: 3
Điểm: 1
L$B: 859
kieulong đang offline
 
Vi Tiểu Bảo có thể có những hành động và cử chỉ tiểu nhân nhưng bản chất của hắn là người tốt,và đặc biệt thích nhân vật này ở chỗ hắn có rất nhiều người đẹp theo sau,khắc chế được nhiều mỹ nhân như vậy phải là người đàn ông có bản lĩnh lắm đấy chứ


Chữ ký của kieulong

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 10:07
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09015 seconds with 15 queries