Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 18-01-2011   #10
Ảnh thế thân của lão Nông
lão Nông
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 26-04-2009
Bài viết: 3
Điểm: 1
L$B: 1.191
lão Nông đang offline
 
Thời Tần Thủy Hoàng, sách trong thiên hạ bị coi là thứ bỏ đi, nên đem đốt cả, trừ có sách thuốc và sách dạy bói. Dịch kinh vốn là triết lý nhân sinh, gặp thời tao loạn, đành núp vào sách bói trốn lưỡi lửa họ Tần. Cho nên ngày nay nói đến Dịch là nghĩ ngay đến bói.
Vì thế, bạn nào muốn học dịch mà lại cày ngay cuốn Kinh Dịch của Ngô Tất Tố thì hơi khó nhằn đấy. Đọc "Kinh Dịch, đạo của người quân tử" do cụ Nguyễn Hiến Lê biên soạn thì, hỡi ơi, còn đau đầu hơn nữa.
Vậy nên, theo tôi, để học Dịch, trước tiên bạn hãy học một môn bói đã, Bốc Phệ hay Mai Hoa chẳng hạn. Lấy đó làm nền tảng, chia qua Âm Dương Ngũ hành, đến bát quái, rồi trùng quái vân vân và vân vân, theo con đường đó cho thạo rồi hẵng quay về vơi Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu, có lẽ dễ đi hơn chăng?

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến lão Nông vì bài viết hữu ích này:
LamKinhVu (19-04-2011), TC NGUYỄN (19-03-2011)
Cũ 19-03-2011   #11
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.355
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi lão Nông Xem bài viết
Thời
...ngày nay nói đến Dịch là nghĩ ngay đến bói...
Học kinh dịch mà trong tâm niệm cho rằng đấy là sách bói toán và đi theo con đường này thì e rằng ta lại mần mò ngược trở về cái thời ăn lông ở lỗ, lúc ấy con người chưa phân biệt được gìữa triết học và vu thuật(bói toán). Ngày nay khi học dịch lý là đi vào triết học, đạo học uyên thâm của nó…

Từ cuối thời Xuân thu, Khổng Tử đã san định lại kinh dịch, viết nên Thập Dực, biến Dịch lý thành môn triết học, nằm trong ngũ kinh dùng làm sách gối đầu giường, và kinh dịch là kinh đứng đầu “Dịch vi ngũ kinh chi nguyên(易爲五經之元)”. Thuyết quái truyện lại càng viết rõ dịch dạy con người hiểu cái lý tánh cùng tận của muôn vật, từ đó giúp con người đạt đến định mạng của chính mình ”Dịch chi vi thư, cùng lý tận tính, dĩ chí ư mệnh(易之爲書窮理盡性以至於命)”

Xét trên bình diện triết trong dịch truyện, luôn đặt chủ yếu đến sự tìm hiểu cội nguồn của Vũ Trụ trên hai nguyên lý âm được biểu thi bằng hai vạch đứt ( __ __ ), dương một vạch liền( __ ), chồng lên và đắp đổi qua lại với nhau thành Tứ tượng, bát quái rồi 64 quẻ, bằng vào những tượng hình vô ngôn này, các nhà đại tư tưởng Trung Quốc tùy theo thời đã tán rộng ra theo tư duy chủ quan của mình, và ngay cả những người bình thường nếu cảm nhận được cái lý lẽ huyền ảo nào đó cũng có quyền viết ra thành sách, và cứ thế ngày nay là một rừng dịch lý, và đây chính là kẽ hở con người có thể bị lôi vào con đường ma thuật, Dịch trở thành môn bói toán là vậy!.

Thực chất Dịch lý xưa cũng như nay tự nó mang tính triết học. Từ thời Phục Hy khi chưa có chữ viết, đã dùng hình tượng những vạch dài ngắn khác nhau làm thành Tượng hình quẻ, để ghi dấu lại cho đời sau về những chiêm nghiệm suy tư về Vũ trụ, Nhân sinh, đấy là lý dịch vô ngôn(thời này chưa có chữ viết). Cho đến đời lập quốc nhà Chu, Cơ Xương(Chu Văn Vương) khi bị Trụ đày ở Dữu Lý- lúc này chữ viết đã hình thành-, mới phổ lại những hình tượng của thời Phục Hy bằng ngôn từ, qua tư tưởng, đưa đến tư duy mang tính chính trị nội hàm, đã tự quay các quẻ của đồ hình Tiên thiên thành Hậu thiên, cho hợp với nơi ông bị cầm tù, và chứng minh cho dân tình biết ông được ủy thác(mandate) của trời, chuẩn bị cho Cơ Phát(Vũ Vương) con ông “thế thiên hành đạo” diệt Trụ lên ngôi vua sau này, và nhờ sự tuyên tuyền rộng khắp quần chúng, ông đã thành công đưa con mình lên ngôi thiên tử, tức Vũ Vương, sáng lập ra đế chế nhà Chu. Đến đây Dich từ Vô ngôn biến thành Hữu Ngôn, và cũng là nguyên lý của Dịch trong Âm có Dương và ngược lại, trưởng tiêu, tiến triển theo thuận nghịch biến hoá nhưng bất dịch, thâm ảo vô lường của chữ Đạo…

Ta thấy rõ khi nghiên cứu Dịch theo lý Triết, sẽ chiêm nghiêm thấy được sự bao trùm của nó lên vũ trụ vạn vật có mang ẩn số khoa học về vũ trụ-nhân sinh, bao hàm ý nghĩa từ cái Vô-hữu/-ngôn qua lại, nhờ đó con người có thể tự giải ra đáp số hướng dẫn cho chính đời mình- khi còn là hiện hữu- tùy theo cảm nhận được, còn bói toán chỉ là bóng mờ bối cảnh phía sau- nhỏ nhoi, đoản khúc- của lý giải triết học mà thôi?!...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
LamKinhVu (19-04-2011)
Cũ 19-04-2011   #12
Ảnh thế thân của LamKinhVu
LamKinhVu
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 09-12-2007
Bài viết: 29
Điểm: 1
L$B: 7.130
LamKinhVu đang offline
 
Các bác chém mãi em vẫn chưa thông được,đùa cũng phải có trình tự, bác nào cũng đa phương hóa ý kiến mình lên quá ).


Chữ ký của LamKinhVu
bỎ quA nhữg sAi lẦm, tA cùg nhau sAi tiẾp

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-04-2011   #13
Ảnh thế thân của giacat_tulong
giacat_tulong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-05-2010
Bài viết: 34
Điểm: 38
L$B: 74.079
Tâm trạng:
giacat_tulong đang offline
 
Thật sự khi đọc tiểu đệ không thể hiểu được. Kinh dịch phạm trù quá lớn ngôn từ sử dụng quá sâu xa và bao hàm rộng. Huynh nào có thể giải thích cho đệ không?


Chữ ký của giacat_tulong
Trí nam nhi dựng non sông một thủa
Đả kình ngư cưỡi ngọn sóng bạc đầu


Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 20-04-2011 lúc 18:08. Lý do: Theo y/c
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-04-2011   #14
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.355
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi giacat_tulong Xem bài viết
Thật sự khi đọc tiểu đệ không thể hiểu được. Kinh dịch phạm trù quá lớn ngôn từ sử dụng quá sâu xa và bao hàm rộng. Huynh nào có thể giải thích cho đệ không?
Theo như bạn viết, việc học kinh dịch làm bạn không hiểu được vì "phạm trù quá lớn ngôn từ sử dụng quá sâu xa và bao hàm rộng...", như vậy bạn đã thấy cái điểm khó khi học kinh dịch nó là môn học Tượng Số (âm-dương/cơ-ngẫu), liên quan đến Tam giáo(Lão-Nho-Phật), phủ trùm lên vạn vật thiên nhiên…, tuy rộng bao la nhưng không phải không hiểu được, nếu bạn chịu khó nghiên cứu về căn bản hình thành các cấu trúc và ý nghĩa triết học của Thái cực--> Lưỡng nghi--> Tứ tượng--> Bát quái rồi chồng lên thành 64 quái…, lưu ý học kỹ hai quẻ Thuần càn & Thuần khôn về ý tượng có giải thích ở quái từ tức Thoán từ và Hào từ Thoán truyện và Tượng truyện và hai truyện kể Hệ từ truyện và Văn ngôn truyện, nằm trong Thập Dực do Khổng Tử san định làm chuẩn rồi nới rộng học thêm…

Khi bạn nắm vững rồi hãy hỏi phần nào bạn không hiểu may ra có huynh đệ nào sẽ giúp thêm ý. Về Dịch Lý khó ai có thể bảo mình biết rõ vì nó thay đổi từng sát na..., đó là Phạm trù triết học như bạn nói trên.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:06
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05039 seconds with 15 queries