Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 13-02-2008   #10
Ảnh thế thân của HànTuyếtBăng
HànTuyếtBăng
-=[ Lâu La ]=-
Thiên Sứ
Gia nhập: 24-11-2007
Bài viết: 5.171
Điểm: 27
L$B: 5.273
HànTuyếtBăng đang offline
 


Có nhiều cách bày tỏ tâm tư tình cảm, quan điểm, nhận thức của con người. Thơ là một trong những cách mà có lẽ ai cũng có thể làm, và cũng có lẽ ai cũng có lần không thể viết nỗi thành câu dẫu tình đầy ý đẫm mênh mang.

Vậy thơ là gì?

Thơ là công cụ trao chút lời ăn tiếng nói thông qua ngôn ngữ.

Thơ là cuộc sống, cuộc đời người viết góp gom nhận định.

Thơ là cầu nối tâm hồn, tư cách để qua đó ít nhiều giúp cho mối quan hệ giữa người với người, người với vạn vật, người với linh thiêng hòa hợp vào nhau.

Có người viết chơn chu nhìn vào là cảm ngay ý tứ, ngôn lời. Có người viết ngẫm mãi hàng trăm, hàng ngàn năm sau nữa người đọc mới cảm và thấm cái tuyệt diệu ẩn chứa bên trong.

"Thơ là tâm của người đọc, là hồn của người viết."

(Muội chỉ thấm có bấy nhiêu thôi! Không được TC-N Huynh xóa hộ muội nhé!)

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HànTuyếtBăng vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 15-02-2008   #11
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.361
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Thơ là gì? (tiếp)

II.-Khởi nguồn thơ

Hồn-ngôn-ngữ, phát khởi từ trẻ thơ, khi được đậm mãi lời ru mẹ, chập chờn cánh bướm hay chợt tỉnh như mơ, thấy sự vật quanh mình trẻ con thường hay hỏi “ cái này là cái gì”, một con cóc chơ vơ sau buổi chiều mưa, đứa trẻ đi bên mẹ tự cảm bơ vơ, cất lời hỏi “ nhà nó đâu?, ba mẹ nó đâu?...vậy mẹ?!”. Những lời nhỏ nhẻ hỏi han đơn thuần ấy nó là thơ, vì thơ là sự bình đẳng tương giao giữa người và vạn vật rất chân tình, nó tự do phóng khoáng ngây thơ, súc tích, chân thật như lòng trinh nguyên trẻ thơ…không bợn nhơ hay vấn sầu, làm loãng đi cái tinh thể hồn, nó biểu hiện rõ nét trong thi phẩm đầu tiên còn lưu lại…Kinh Thi:

Bỉ thái cát* hề
Nhất nhật bất kiến
Như tam nguyệt hề.
(kinh Thi)


Tạm dịch
Người đi hái dây đan
Một ngày không găp mặt
Ba thu sầu miên man…

Lời thơ đơn thuần, tự do không trau chuốt, cái ngây ngô ấy là dư âm tồn đọng sâu thẳm chứa chất bên trong, khi lòng người cảm xúc bềnh bồng nổi trôi dạt ra bên ngoài, đó là tiếng nói nội tâm khó mà diễn đạt theo thời thường…

Kinh Thi là sưu tập thi ca đầu tiên còn lưu lại do các quan âm nhạc triều Chu, gồm 311 bài, trước đó truyền miệng ( thời chưa có chữ viết), còn truyền lại, cho ta thấy từ thuở sơ khai, thơ biểu hiện một sự tương giao hài hòa giữa con người và thiên nhiên, tự tại không chút gượng ép ngôn từ như về sau. Tính trong sáng này tự nó thả buông ma mảnh đưa hồn người thưởng ngoạn vể một bến bờ xa đưa…, đó phải chăng là điều mà thi sĩ nào cũng muốn mưu tìm gởi gấm hồn mình vào cho tha nhân!?...

*cát -- >là Cát đằng loại cây dây dùng để đan sau khi hái về phơi khô...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 10-03-2008   #12
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.361
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Giai nhân trong thơ… là sao?

...

Cái đẹp trong thơ bao giờ cũng thấp thoáng vóc dáng của người đàn bà, có lẽ trên thế gian này không có người phụ nữ thì giống như ” …quả đất không có ánh sáng mặt trời” và từ thuở Hồng hoang, khi chúa tạo ra vườn Địa đàng, đã nghĩ ngay đến bà Eva bên cạnh Adam, một cái xương sườn nắn ra… đã làm nên đẹp cho thơ, bằng cách cướp hồn, cướp phách…của muôn đời thi sĩ đều lâm lụy…

Các cụ ta ngày xưa đã tả vẻ đẹp, dùng những thành ngữ ví von nào là: tóc mây, mày liễu, mặt hoa, da phấn…, thử “ lần giở trước đèn/ xem tình cổ lục còn truyền…”, trong truyện xem sao:

Nguyễn Du tả:
- Thúy Kiều... Làn thu thủy, nét xuân sơn…
-Thúy Vân...Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang…(ĐTTT)
Nguyễn Gia Thiều tả:
- Người cung nữ...
Áng đào kiểng đâm bông não chúng
Khoé thu ba gợn sóng khuynh thành
Nguyễn Huy Tự tả:
-Dương Giao Tiên...
Môi đào hé mặt phù dung
Xiêm y bóng tuyết sen lồng ngấn rêu.(HT)

Nguyễn Đình Chiểu tả:
-Kiều Nguyệt Nga...

Má đào, mày liễu dung nhan lạnh lùng. (LVT)

Người xưa thường dùng hoán dụ( métonymie) bằng biện pháp(1)- so sánh nét đẹp đặc biệt nào đó của người phụ nữ với nét đẹp thiên nhiên được xem như mẫu mực…; (2)- hay so sánh cái đẹp của người này với người xưa bằng sáo ngữ khuếch đại:- …Tây Thi mất vía;…Hằng Nga giật mình v.v…

Khuynh hướng (2), lấy tiêu chuẩn của người đẹp nổi tiếng cổ xưa làm tiêu chuẩn không được dùng nữa, vì nhà thơ mới cho rằng đó là cách ví von khuôn sáo, gò bó, làm mòn đi ý thơ, họ muốn có sự công bằng trong cái đẹp thời thường, nó có và hiện diện giữa con người, có thực, như Hồ Dzếnh viết :
Em ăn, em nói, em cười
Kiếp này không có hai người giống em.(Giản dị)
Cho ta thấy một sự nhận thức mới cho cái đẹp, nó có tính độc lập không nhiễu loạn bằng một hình bóng khác, đó là sự độc đáo, đẹp là đẹp của người ấy, kết rất ”giản dị” em đẹp nhất, không cần hỏi vì không ai bằng, thế thôi! …

Trong khuynh hướng(1) các nhà thơ mới vẫn còn bị ảnh hưởng của cái nhìn về thẩm mỹ cổ điển, nghĩa là vẫn lồng cái đẹp của con người vào cái đẹp của vũ trụ nhưng còn đi xa hơn, thể hiện trong thơ Xuân Diệu dùng phương pháp hoán dụ nghịch lại, nghĩa là nét đẹp thiên nhiên buộc phải đẹp như người đẹp thì mới thỏa…
- Lá liễu dài như một nét mi.
- Hơi gió thở như ngực người yêu dấu.
- Mây đa tình như thi sĩ đời xưa.
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Huy Cận có bốn câu thơ so sánh xuất sắc cùng ý nghĩa trên
Mùa xuân tròn trịa
Như bụng mang thai
Ôm nghìn sức trẻ
Đi trên đường dài.
Tuy có sự đổi mới trong nhận thức là lấy con người làm tiêu chuẩn cho cái đẹp mà thiên nhiên phải theo như Xuân Diệu và Huy Cận đã làm sự so sánh đối nghịch với lối thơ cổ, cái đẹp phải phát ra từ thiên nhiên là mẫu mực…

Dầu theo khuynh hướng nào thì cũng đi đến mức có hơn thua giữa thiên nhiên và giai nhân, nhưng thực chất vũ trụ này chả có nghĩa lý gì nếu không có con người, hay nói khác hơn cái đẹp của Mỹ-nhân là “ duy ngã độc tôn”, không có gì so sánh được vậy vũ-trụ hãy né đi…vì trời đất và thiên nhiên có đẹp lộng lẫy hay không là vì có người đẹp còn “thiên địa vô tình” kìa mà!...

Thiên nhiên đã bị “ tuột dù” rồi, cho nên các nhà thơ sau đó ta không thấy có sự so sánh nào, có lẽ sự thừa mứa vô lý, rồi tư duy nghiệm ra rằng không cần thiết nữa… cái đẹp tự nó có sẵn khì con người hiện diện và con người mất là mất hết cả, nếu không vậy sao Nguyên Sa thấy cái bâng khuâng của trời đất khi em mặt áo lụa Hà Đông :
Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo luạ Hà Đông.

Như vậy cái ngoại hình cũng bị khước từ, (ngày xưa các cụ ghét hay thương đều đem ngoại hình vào làm biểu tượng, với Mã Giám Sinh thì “ Mày râu nhẵn nhụi…”, còn mê em vì “Tóc bỏ đuôi gà…”), và rồi với cái nhìn chân thật thực tế hơn để rồi đưa ra một chân lý không hơn thua:
Người đàn bà nào cũng đẹp
Mùa xuân và hoa hồng đều nở vì chúng ta
Chúng ta ban phát ái tình
Cho thiên đàng của chúng ta tươi tốt mãi.
Không ngừng ở đây, nhà thơ hiện đại lại đi xa hơn, lấy cái xấu xí để làm nổi bật ra cái đẹp trong tâm hồn, một sự cảm nhận sâu sự hiện hữu con người có tính hiện sinh giống như Sartre nói “ con người không thể thay thế được là tôi “; Cho nên những hình ảnh “ chó ốm, mèo ngái ngủ…” là hình ảnh cái đẹp “ trong tay anh “ …, Nguyên Sa tỉ tê:
Hôm nay Nga buồn như con chó ốm,
Như con mèo ngái ngủ trong tay anh.
Con người ôm lấy cuộc sống với bao nhiêu vui, buồn, khổ, não thì cái đẹp nó phải du theo, đi tìm ý nghĩa bằng những ảo tượng chỉ tạo cho xa bờ sự thật, nó ngồi chồm hổm vào giữa cuộc đời, không có đẹp xấu mà chính nó là nhan sắc chủ yếu về con người của cái tôi yêu, nếu không có tôi thì cái đẹp vô nghĩa, vì nó không hiện diện, đó là sự nhận diện ý thức về cõi nhân sinh mà vũ trụ kia chỉ là tha nhân đứng nhìn…

...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 08-05-2008   #13
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.361
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Thơ- có không?

Khi Nietzsche bảo “ Chúa đã chết” thì chính ông đã từ bỏ cái hiện hữu quá thực (hyper real ) để đi vào cái ảo, vì thực tế có ai chết đâu, mà chỉ tội nghiệp cho ông cố bới tìm cái mà ông cho là thực và rồi vì ông không tìm được ra cái ông cố tìm (found object) cho nên cuối đời ông điên loạn (Việt Nam ta, Bùi Giáng cũng có cái điên chữ nghĩa đó), xét cho cùng thì khi sự thật có tính tuyệt đối thì tự nó chao động thành tương đối, hay nói khác hơn ảo và thật tự nó là một, khi cái này đè lên cái kia làm cho bản chất sự vật trở nên ảo diệu, trong thơ thể hiện rất thú vị về sự chuyển dịch có không này.

Hãy đọc bài thơ Tống Biệt của Tản-Đà:

Tống Biệt

Lá đào rơi rắc lối thiên thai
Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt.
Nước chảy, hoa trôi
Caí hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đừơng lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi...

Từ câu chuyện truyền kỳ “ Lưu-Nguyễn nhập thiên thai”, vì lòng trần còn vương vấn nên bị đẩy ra khỏi Đào Nguyên sau nửa năm du dương với Tiên nữ, trơ vơ trở về thì cảnh cũ người xưa trải bao thế hệ đã đi qua, làm cho mình thấy hụt hẫng giữa cảnh đời, cái hiện hữu nghĩ về không còn, trong cái thực tại quá thực đang có đó làm cho mình choáng váng, nó chập vào như hư ảo và hai người đã tự bỏ ra đi, một sự trốn chạy khỏi cái thực-ảo đã nhập vào bản thể của vũ trụ

Như vậy ta có thể thấy cái mà ta bảo là thực hiện hữu, tự nó đã chất chứa nhiều cái hiện hữu khác, như bài thơ, Tản Đà cũng chỉ nhại lại những bài thơ viết về “ Lưu/Nguyễn” cuả những thi nhân Tàu, bằng cách đưa hồn mình vào bằng một cảm nhận riêng, rồi tu từ tạo ra tiết tấu, âm luật, ý tứ… rất Việt, bài thơ đã bị hóa thân, và như vậy chính thơ đã đẩy đưa từ cái vô lý này đến cái vô lý khác, cái thật hoá thành ảo và ngược lại…, cứ như vậy con người lại cố đi tìm cái chân-bản-ngã của thơ trong chốn cùng không!

Trong khi lần mò giả dụ ta tìm thấy cái bổn chính mà ta cho là vậy, thì cũng không thể quyết đoán rằng bài thơ này chính là nhại của bài thơ kia, vì cái kia ấy còn nhiều cái kia khác nhại lại, như chính trong ngôn từ cũng chỉ là sự lập lại hay là bắt chước của người xưa rồi biến hóa theo kiểu thơ có gì hơn!.

Cho nên khi ta cố từ bỏ một hiện hữu chính là ta tự bỏ lấy chính mình, như Descartes nói: “ Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”, trong hiện thực thơ là một sư thách đố, nhại đi nhại lại và tự nó làm tan biến chính nó để tránh khỏi những ngộ nhận chỉ là một con đường phải đi khi nào con người vẫn còn chấp nhận dẫy đầy những nôn mửa phi lý thì thơ vẫn còn là một trò vui đầy âm vang dạt về từ quá khứ…

Caí hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đừơng lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi...

Thơ nhờ vào tu từ qua thể hồn sáng tạo thì cái gọi là thơ nhại (parody) không còn nữa, mà chỉ là sự tái tục đi tìm bản thể thơ, nó thuộc về cõi trên- Thượng Đế- khi cố với tay đụng đến thì thơ trở thành mơ hồ đẩy đưa thành tiếng thơ mới, hay rõ hơn đó bổn chính bị đè đến độ tự bựt ra…

Như vậy, khi ta cố bới tìm trong thơ một cái gì đó là tự nắm lấy phần thất bại, vì nhà thơ chính mình viết từ cái không và người thưởng ngoạn phải tự chính họ tìm cái có cho chính mình thì dầu ai có bới tìm hay giải thích gì thì cũng không đi đến kết luận có tính thuyết phục được người nghe…

Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!

Thơ là nghệ thuật tự nó tình tự với chính nó, từ một góc cạnh nào đó cái nhìn sẽ khác nhau của người thưởng ngoạn tiếp cận, vậy là sự cảm nhận sẽ khác đi, có chăng từng cá nhân ấy tự giải thích cho chính mình là đúng nhất- đó là thơ- có không!?...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 14-01-2009   #14
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.361
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Trăng & Nỗi nhớ

Cảm nhận “một đêm trăng” khó có thơ nào khác hơn thơ Đường làm cho ta bồi hồi xúc động, nhất là nhìn trăng nhớ về quê cha đất tổ, ở một góc trời mù sương đâu đó bỗng nhiên hiện về thơ thẩn theo dấu chân người lữ khách, làm bật lên nỗi cô đơn xa vắng- Hãy đọc bài thơ :

Tĩnh Dạ Tứ

Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
Lý Bạch


(Note : có sách ghi
-câu 1 : Sàng tiền khán nguyệt quang
-câu 3: Cử đầu vọng sơn nguyệt)


Tạm dịch:

Quanh giường trăng vằng vặc
Hư ảo đất vương sương
Ngước đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương

Chỉ bốn câu thơ cô đọng, nhà thơ đã tạo ra được dư vị trong cái vô tình của cảnh sắc một đêm mơ màng đầy trăng, huyền ảo chập chùng hơi sương như mơ như ảo phủ tràn trên mặt đất, tứ bề lan ra vô tận… về đến bên trời cố hương, trở thành hữu tình, tạo nên cảm xúc khôn cùng khi mà nhà thơ bơi tìm trong ký ức một mảnh đời tuổi thơ khơi dậy quay về chốn quê xưa nơi dòng sông, vách núi, trăng trải lụa trên ngàn cây nội cỏ, rồi bao nhớ nhung trăn trở của kẻ tha hương canh cánh…vỡ oà loáng hơi thơ:

Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương

(ct)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (14-01-2009), OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 20-01-2009   #15
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.361
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Trăng & Nỗi nhớ

(tt)

Thơ Đường qua những quá trình phát triển cuả các giai đoạn: Sơ, Thịnh, Trung và Mãn Đường…, dòng thơ trong thời kỳ này phản ảnh rất đặc thù ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, tâm trạng con người qua ánh trăng Thu…tạo thành một bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp qua đó con người có thể cảm nhận sâu xa về thân phận nổi trôi của kiếp người…

Trong bài "Vọng Nguyệt Hoài Viễn (Nhìn Trăng Nhớ Phương Xa)” của Trương Cửu Linh, có những cảm nhận tương tự như Lý Bạch, đầy truyền cảm và xúc động, qua nỗi buồn xót xa trong một đêm trăng mờ tỏ trống vắng, lạnh lùng, lung linh ánh sáng của trăng, biển, đất trời lẫn lộn mơ hồ, tạo nên những âm giai thấm sâu vào hồn người quay quắt ngậm ngùi, một mảnh áo khoác hờ sương lạnh khi thấm ướt mới hay, nơi xa muốn sẻ chia cũng không làm sao gỡ được ánh trăng dính trong vạt áo để tặng cho nhau- chỉ còn chăng là dư mộng…

Vọng Nguyệt Hoài Viễn

Hải thượng sinh minh nguyệt,
Thiên nhai cộng thử thì.
Tình nhân oán dao dạ,
Cánh tịch khởi tương tư.
Diệt chúc lân quang mãn,
Phi y giác lộ ti.
Bất kham doanh thủ tặng,
Hoàn tẩm mộng giai kỳ.


Tạm dịch
Nhìn Trăng Nhớ Phương Xa

Ánh trăng sáng, tỏa lang mặt biển
Tận chân trời vằng vặt mông lung
Tình vương xót dạ khôn cùng
Thâu đêm trôi nổi chập chùng lòng ai
Đèn chong tắt chan hòa trăng sáng
Khoác áo vào, mảnh ướt sương rơi
Khó lòng múc ánh trăng vơi
Vùi trong giấc mộng thôi người tặng nhau!

Thi hào Đỗ Phủ cũng đưa hồn lung linh theo ánh trăng quê nhà, nơi mà bao nhớ thương hoài vọng thiết tha, dường như với ông không có nơi nào trăng sáng, trăng trong, vành vạch tròn to “Nguyệt Thố”, đẹp não nùng hơn cố hương, trong bài:

Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ

Thú cổ đoạn nhân hành
Thu biên nhất nhạn thanh
Lộ tòng kim dạ bạch
Nguyệt thị cố hương minh
Hữu đệ giai phân tán
Vô gia vấn tử sinh
Ký thư trường bất đạt
Huống nãi vị hưu binh


Tạm dịch:
Nhớ Em Đêm Trăng

Trống vọng cấm người đi
Biên thùy Thu tiếng nhạn
Móc sương trắng mịt mù
Quê xưa ngời trăng sáng
Li tán người em trai
Nhà đâu hỏi mất còn
Thư thường hay thất lạc
Binh đao luống còn dài…

Trong thời nhiễu nhương, con người còn mất chỉ là cái bóng mờ, một tiếng nhạn kêu sương nơi quan tái, cũng gợi cho lòng bao nỗi bi ai, mỗi khi hồi tưởng nơi quê nhà, ánh trăng xưa vẫn còn đó, đẹp não nùng mong đợi người xưa không biết ngày trở lại, mỏi mòn du mộng, mẹ già, người em trai nay nơi đâu?- Thư đưa không tới, người mong không về, đảo mộng liêu trai còn gì để nhớ để mong- một cõi vô thường!...

(ct)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (20-01-2009), Nắng (13-12-2009), OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 10-02-2010   #16
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.361
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Lưỡng hợp: Mèo-chuột/Đầy-vơi...

Lưỡng hợp: Mèo-chuột/Đầy-vơi

Khi hai chữ mèo và chuột được ghép lại với nhau thì ta nghĩ là trai gái hẹn hò lén lút ở bãi sắn-nương dâu làm tình tự theo nghĩa “mèo mả gà đồng “ vượt ngoài lễ nghi ông bà ấn định, lẽ dĩ nhiên đó chỉ là chuyện của các cụ hủ nho ngày xưa nặng thành kiến…, ở đây chỉ xét lấy ý nghĩa của chữ ghép nầy trên khía cạnh triết lý nhân sinh ẩn tiềm mà sự gán ghép lửng lơ như vậy nó bao hàm cái luật tự nhiên của Trời Đất giao hòa Âm Dương huyền đồng của hai đối cực giao thoa, người Việt ta thường hay dùng trong thi ca để gợi ý cho suy ngẫm, tô đậm hằng ngày khó nhận diện theo bề nổi mà nó ẩn hiện trong tâm thức thấy có như không, chính là nỗi băn khoăn mà con người mưu tìm cho ra lẽ sự huyền vi của Tạo Hóa thách thức truy tầm…

Thử nghiệm câu ca đầu đời mẹ Âu Cơ ù ơ cho con ngủ, mà không một ai trong ta đã có lần không nghe mẹ mình ru :

Chú mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà ?
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo !

Ai cũng biết Mèo và Chuột là hai con vật xung khắc, gặp nhau thì chuột nhị tì, với lý lẽ như vậy mà Mèo lại đến nhà Chuột hỏi thăm là một đe dọa khủng khiếp cho họ nhà chuột, cho nên chuột tất tả “cao chạy xa bay “hoảng hốt đưa theo gió lời nhắn lại “… đi chợ đường xa để mua đồ cúng về giỗ cha chú mèo”, chú chuột không hổ là láu lĩnh, vừa chạy vừa trù ẻo chưởi bới cho được thì thôi, và trong tình trạng nầy thì chú mèo giả lả hỏi thăm, nhưng dầu sao thì cũng không thể chối cãi mèo chuột vẫn phải sống chung với nhau trong cùng một lãnh địa, và sự cằn cựa chỉ là biến ảo lưỡng cực mà con người nhìn qua đó một hình ảnh tương tranh nhào trộn trong 12 con giáp có chú Chuột (Tí) là kẻ đứng thứ nhất trong khi đó chú Mèo (Mẹo) đứng hàng thứ tư…, rõ ràng chú Tí quan trọng hơn hết thảy của “thập nhị địa chi”, là vì mọi vật khi mới khởi nguyên đều nhỏ “ tí ” lúc mới tượng hình, theo nghĩa tí-teo, trứng nước, nó là mầm sống của vạn vật, cho nên chú Tí được treo bảng đầu tiên là vậy.

Nhưng chú Mèo không yên phận, cho mình là chủ tể di động theo chiều thẳng đứng là trèo lên cây, tạo thành nét “dọc” tượng trưng cho Trời thuộc Dương (+), trong khi đó chú Chuột di động theo chiều ngang (…đường xa ), làm thành Vệt ngang chỉ Đất thuộc Âm (-), âm-dương lưỡng tranh để tìm cách giao thoa giữa chú Mèo và chú chuột nầy là sự di của Dịch, mưu tìm thay đổi Cái Tiểu ngã lưỡng tính mèo-chuột , thành Đại Ngã nhập vào nhất thể khi ước muốn được vò viên chuột của Chú mèo bằng cách xơi tái…

Với hai chữ Mèo-Chuột ta mường tượng một sự lưỡng hợp do tư tưởng phát sinh, thì thật ra rất khó chấp nhận với tính cách hàn lâm, nghiên cứu theo qui cách Tây Phương, vì đối với luận lý học A là A không thể là B được, vì nếu không chấp nhận nguyên lý nầy thì không có toán và khoa học thực dụng, đây là một bế tắc trên nền tảng triết Tây thuần đơn, áp đặt nhiều khi bị nghẽn, thí dụ như ta làm sao giải được một bài toán mà “diện tích một hình vuông có diện tích đúng y như một hình tròn cho sẵn “hay “xác định một chiều dài đúng số pi “v.v…, và nếu có ngày nào biến được những con toán thành khí cụ rộng rãi hơn tổng hợp được cái A và không phải A cùng chung một con số, nghe như giả tưởng, nhưng có thể thực hiện được, vì ta thấy nó ẩn hiện trên tần số thi ca có sự lưỡng hợp của những từ mà xét nó hoàn toàn riêng rẽ và nghịch lý thế mà khi lồng vào nhờ âm điệu gây một cảm giác hài hòa như khô héo, đầy vơi…

Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự
Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương

Đầy và vơi cũng như mèo với chuột nếu xét riêng từng chữ nó hoàn toàn đối nghịch và hơn nữa người ta lại còn đem lý với tình cặp với nhau như “tim óc”, nếu xét trên tính duy lý thì “con tim có lý lẽ riêng của nó “ kia mà, cho nên đối với Tây Phương sự ghép đặt chữ đối kháng chung vào nhau ít khi thấy, tuy nhiên với ta thì đây là một hình thức thông thường làm cho bật ra một nghĩa lý sâu kín trong cõi u linh của người Việt, mà thi ca là chứng tích để dò tìm trong cội nguồn dân tộc sẽ phát sinh ra những soi rọi mà thế giới đầy rẫy tư duy bị hao mòn đã đến lúc cần phải xem lại…

Rõ ràng là trong thi ca Việt trong cõi u minh của sự vật có một ý nghĩa mà trí năng thường tình không thể giải thích được, chỉ có cách duy nhất để soi rọi là dùng trực giác đi thẳng vào bản chất sâu thẳm mà mức độ thấp nhất là “giác quan thứ sáu “lần lên cõi siêu đẳng của hiện tượng phô bày, mà ngôn từ thông thường không diễn tả được. Muốn đạt được cái thành quả siêu việt không thể căn cứ vào cái gọi là “tư duy duy lý” để mổ xẻ phân tích rồi tổng hợp lại, như một trái cây chín chẳng hạn, nhà khoa học chẻ bổ phơi nghiền nó ra để tìm hiểu sự cấu tạo hay hương vị của nó…., khi tổng hợp lại nó trở thành chất bã trái cây, ở thể chết…, vậy xét sự vật theo ngôn từ đối-hợp ghép trong thi ca mèo chuột là bằng chứng cái nhìn trực giác tổng thể lưỡng cực huyền đồng, giải thích được khoa học điện tử (electronic) hiện đại, khi xét đến cấu tạo của một nguyên tử có điện tử âm (electrons), điện tử dương (protons) di động trì kéo hòa hợp nhờ các trung hòa tử (neutrons), vậy cái nhỏ Tí-tẹo nguyên tử ấy đúng là cái khởi sinh của vạn vật, thì chú Tí đi chung với chú Mèo để khởi động cái lý lẽ âm dương hòa hợp trong ý nghĩa “mèo mỡ gà đồng” chỉ là sự nhập dòng sinh mệnh đầy-vơi… Đúng-Sai ?!...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (15-04-2010), Truy Vân (10-02-2010)
Cũ 16-04-2010   #17
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.612
sao_phu08 đang offline
 
Lạm Bàn Về Ngôn Từ Thơ

Thơ là một phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự chuyên tâm và một tầm kiến thức nhất định . Có rất nhiều người yêu thơ , làm thơ nhưng thực tế không mấy ai thực sự là một nhà thơ lớn được . Bên cạnh cú pháp được coi như là phần thể xác thì ngôn từ chính là trái tim để thể xác ấy có hồn sống . Ngôn từ trong thơ khác trong văn chương rất nhiều . Vì không thể lê thê giảng giải như các văn xuôi , tạp bút…nên ngôn từ trong thơ được coi là sự chắt lọc gần như cạn kiệt tinh hoa của vốn từ . Người đọc có thể đồng cảm được với tác giả hay không chính là ở cách thể hiện ngôn từ . Một bài thơ mà ngôn từ trần trụi quá dễ gây sự nhàm chán và dễ dàng bị quên lãng trong hằng hà các bài thơ khác . Độ sâu và chín của nhà thơ chính được đo trong độ sâu và chín của ngôn từ mà nhà thơ ấy dùng trong tác phẩm của mình . Ở đây , người viết xin lạm bàn về câu hồn và từ hồn , tức là những câu và từ làm sức sống bài thơ có thể trường tồn thách đố thời gian .

Nếu nhìn nhận kỹ lưỡng về các bài thơ Đường nổi tiếng còn đến ngày nay , hẳn dễ dàng nhận ra một sự xếp đặt những từ thành một câu khai sáng cho bài thơ mà chúng ta vẫn quen được biết là “ câu hồn “ . Ví dụ như :

Bồ Đào mỹ tữu dạ quang bôi ( Bồ Đào rượu ngát chén lưu ly )
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi ( Toan nhấp tỳ bà đã dục đi )
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu ( Say khướt sa trường anh chớ mỉa )
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ( Xưa nay chinh chiến mấy ai về )


Câu hồn ở đây chính là phơi bày sự thật chua chát của thân phận con người trong chiến tranh , cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi , chính nhờ nó mà bài thơ đã nổi bật và nằm sâu trong lòng người đọc . Hay trong bài Phong Kiều Dạ Bạc được dịch qua giọng thơ của Trương Hàm Ninh mà chúng ta có một thời gian dài lầm tưởng của cụ Tản Đà :

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên ( Trăng tà tiếng quạ kêu sương )
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên ( Lữa chài cây bến sầu vương giấc hồ )
Cô Tô thành ngoại hàn san tự ( Thuyền ai đậu bến Cô Tô )
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền ( Nữa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San )

Câu hồn kết để mở thật hay và đúng trong ngoại cảnh lẫn tứ thi , dạ bán chung thanh đáo khách thuyền , kết hợp cùng trăng lặn , lữa chài le lói , thuyền cô độc neo bến đêm thành một không gian mênh mông trầm lắng thanh tịnh đến thoát tục . Bến Cô Tô lại ngỡ là chốn dừng trước ngõ Bồng Lai . Tiếng chuông đêm vọng xuống từ chùa trên núi như lời trầm niệm suy ý cho thế nhân thăng trầm . Người đọc ngỏ hồ như thấy được cả một dáng ngư phủ đang soi bóng mình bên bếp lữa hồng nhỏ nhấm rượu mà tư lự đời mình . Ngư phủ là ta hay ta là ngư phủ ? Cõi nhân sinh mỏng manh và phù du biết bao ? Thật mơ đã quyện nhau đến bất tận , cũng chính là tiếng chuông chùa nữa đêm “ đáo khách thuyền “ đấy thôi .

Trong văn học Á Đông có một thể thơ mà đến nay dù rất kén người viết lẫn người đọc nhưng vẫn trường tồn trong tâm trí những ai yêu mến tinh túy thơ ca . Đấy là thể loại Haiku của Nhật Bản . Một thể loại thơ bó buộc về hạn chế câu từ đến nghiêm ngặt . Ngay cả tại đất nước sản sinh ra dòng thơ trên cũng có rất ít nhà thơ viết về Haiku nổi tiếng . Người viết cho rằng đây chính là minh chứng cho việc lựa chọn ngôn từ quý trong thơ . Xin lấy dẫn chứng :

Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng lao xao *


Đọc qua tưởng chừng như không có gì là thơ hay không có gì để cấu thành độ sâu xúc cảm . Nhưng ngẫm lại mỗi câu từ thì bất giác lại rùn mình trong hoài niệm quá khứ . Cái ao cũ phẳng lặng bình yên ấy đã thức tỉnh trong sự khuấy động của chú ếch nhỏ vang lên nhiều tiếng khua nước lao xao . Tiếng lao xao gì vậy ? Có phải là cả một bầu trời thơ ấu ngày xưa đùa nghịch quanh ao đã hiện về ? Có phải là nguyên một khoảng yêu thương ngọt lịm cùng một cô láng giềng nào đấy ngày ngày diễn ra quanh ao nhỏ đang phục sinh trong tim ? Có phải là thấy được ta hồn nhiên bên tình yêu của mình khờ khạo ? Có phải cả một chân trời đầy ắp kỷ niệm xưa đã ngủ quên lâu năm nay lại ùa về đến ngộp hồn ? Ô , chỉ một con ếch nhỏ đã làm sống dậy trong tâm tư biết bao xúc cảm đa chiều . Người đọc chìm trong tứ thơ sâu lắng ấy lại còn có thể nhìn ra hình dáng của một Người Quay Lại đang cúi đầu hồi tưởng bên bờ ao . Một người quay lại đang nuối tiếc hoặc hạnh phúc trong những kỷ niệm cũ mà mình gom nhặt được . Con ếch ấy chỉ làm nền cho những tiếng lao xao trổi dậy trong lòng nhà thơ và đọc giả đồng cảm suy ý ra biết bao điều để hồi tưởng . Bình dị , thông thường nhưng lại bao hàm cả triết lý của Á Đông , trong vô thường luôn hiện hữu cái hữu hạn , cái hữu hạn lại luôn chứa những điều vô thường ; như hòn cuội nhỏ nằm lăm lóc bên suối cạn , biết đâu ngày trước đã từng là đỉnh của núi Thái Sơn .

Ngay trong các loại thơ mới bây giờ vẫn thấy được sự quan trọng của việc chọn lựa ngôn từ để hình thành nên câu hồn giữ nhịp sống cho bài thơ . Hãy đọc qua tác phẩm sau của Đoàn Thị lam Luyến , một nhà thơ nữ mà người viết rất mực yêu thích :

Em đầy ngộ nhận như tôi
Cũng yêu chí chết cái người mình yêu
Cũng tìm những lối rong rêu
Để rồi bước trật bước trèo uổng công
Mắt thì thăm thẳm mùa đông
Trái tim mùa hạ tấm lòng mùa thu
Mùa xuân ở phía xa mù
Mà băng tuyết đến bao giờ cho tan
Gặp em cơ nhở cưu mang
Tôi đâu biết sự lỡ làng về sau
Em đương lấy sóng làm cầu
Khơi xa làm bến đáy sâu làm thuyền
Lấy khao khát để làm yên
Lấy duyên làm kiếp lấy tiền làm khinh
Rồi ra em giống chị mình
Lấy bao nhiêu cái thất tình làm vui


Mười bốn câu thơ đầu như lời đồng cảm của chị trước một người em gái dại khờ trong tình yêu . Nó sẽ chỉ tạo được chút gợn mơ hồ trong lòng người đọc và nhanh chóng bị lãng quên nếu không có hai câu cuối :

Rồi ra em giống chị mình
Lấy bao nhiêu cái thất tình làm vui


Người đọc đến đây phải thốt lên , thì ra . Thì ra chị khóc thương em cũng chính là chị đang khóc thương cho mình ngày trước và bây giờ . Thì ra cưu mang em dại khờ cũng chính là đang cưu mang cho chị vẫn còn chưa nguôi nông nổi , cho con tim hồng nhan luôn bạc mệnh trong lưới tình . “ Lấy cái thất tình làm vui “ nghe sao chua chát quá , nghe sao phải thương xót cảm thông cho một con tim chân thật bị sóng tình của dối trá bạc bẽo vùi dập đến tan hoang . Ai đã từng một lần nếm trải được vị mặn đắng tình ái , hẳn rất dễ dàng cảm thụ được phần hồn trong hai câu thơ này . Nhà thơ viết cho chính mình cũng như là đang viết cho chính chúng ta vậy . Bài thơ trên nằm sâu trong lòng người yêu thơ là vì lẻ đó

Hay trong bài Đôi Mắt Người Sơn Tây của Quang Dũng , có nhiều người đọc xong đều quên đi nhiều ít các đoạn riêng đôi ba câu sau vẫn sống mãi trong tâm trí qua thời gian :

Đôi mắt người Sơn Tây
U uẫn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây

Có nhiều người không biết Sơn Tây là ở đâu , cũng không cảm nhận được nổi đau di tản trong chiến tranh ngày trước , nhưng đọc được ba câu trên đều thấm thía mà đồng cảm được . Đều thấy ra ra mình trong đôi mắt u uẩn hoen đỏ mỗi chiều ngồi đất khách mà ngóng về cố thổ , nước mắt muốn rơi nhưng không biết bao nhiêu cho vừa . Đôi mắt u uẩn như bầu tâm sự của nhiều kẻ xa quê đau đáu về mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình . Đôi Mắt Người Sơn Tây có lẻ sống được qua thời gian là như vậy

Câu hồn trong thơ quan trọng là vậy . Nói không ngoa nó có thể khiến một bài thơ trở nên bình thường quá đỗi hoặc là hay quá đỗi . Biết chọn từ thành câu để truyền hồn sống cho thơ đòi hỏi một sự từng trải về viết lách và một vốn từ phong phú . Nó được hình thành trong sự chính chắn và chiều sâu nội tâm của nhà thơ qua nhiều tháng năm cần mẫn tích góp như chú ong nhỏ gom ngàn phấn hoa tạo ra giọt mật tinh túy cho đời . Độ già dặn và chính chắn trong cách viết nhà thơ càng cao thì cách chọn ngôn từ tạo ra câu hồn càng hay và tinh tế . Người đọc theo đó dễ dàng cảm nhận hơn về hàm ý trong tác phẩm .

Bức tranh vẻ nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci bất tử không phải vì nàng ấy quá đẹp hay vì lối trình bày thiên tài vượt thời đại của tác giả . Bức tranh ấy bất tử vì nụ cười vừa hiền dịu lại biểu lộ đầy bí ẩn cảm xúc trái chiều trên môi nàng mà danh họa Vinci đã dày công tô dựng . Một tác phẩm thơ cũng vậy , muốn ăn sâu vào tiềm thức người đọc nhất thiết cần phải có một nụ cười Mona Lisa !

( ct )
….
* Bài thơ Haiku này Phủ ngày trước được đọc thấy hay nên đã chép vội vào tâm trí , bây giờ không còn nhớ được tác giả và dịch giả nên để trống không dám ẩu tả viết vào .


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
TC NGUYỄN (16-04-2010)
Cũ 18-04-2010   #18
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi TC NGUYỄN Xem bài viết
Lưỡng hợp: Mèo-chuột/Đầy-vơi

Chú mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà ?
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo !

Ai cũng biết Mèo và Chuột là hai con vật xung khắc, gặp nhau thì chuột nhị tì, với lý lẽ như vậy mà Mèo lại đến nhà Chuột hỏi thăm là một đe dọa khủng khiếp cho họ nhà chuột, cho nên chuột tất tả “cao chạy xa bay “hoảng hốt đưa theo gió lời nhắn lại “… đi chợ đường xa để mua đồ cúng về giỗ cha chú mèo”, chú chuột không hổ là láu lĩnh, vừa chạy vừa trù ẻo chưởi bới cho được thì thôi, và trong tình trạng nầy thì chú mèo giả lả hỏi thăm, nhưng dầu sao thì cũng không thể chối cãi mèo chuột vẫn phải sống chung với nhau trong cùng một lãnh địa, và sự cằn cựa chỉ là biến ảo lưỡng cực mà con người nhìn qua đó một hình ảnh tương tranh nhào trộn trong 12 con giáp có chú Chuột (Tí) là kẻ đứng thứ nhất trong khi đó chú Mèo (Mẹo) đứng hàng thứ tư…, rõ ràng chú Tí quan trọng hơn hết thảy của “thập nhị địa chi”, là vì mọi vật khi mới khởi nguyên đều nhỏ “ tí ” lúc mới tượng hình, theo nghĩa tí-teo, trứng nước, nó là mầm sống của vạn vật, cho nên chú Tí được treo bảng đầu tiên là vậy.

Nhưng chú Mèo không yên phận, cho mình là chủ tể di động theo chiều thẳng đứng là trèo lên cây, tạo thành nét “dọc” tượng trưng cho Trời thuộc Dương (+), trong khi đó chú Chuột di động theo chiều ngang (…đường xa ), làm thành Vệt ngang chỉ Đất thuộc Âm (-), âm-dương lưỡng tranh để tìm cách giao thoa giữa chú Mèo và chú chuột nầy là sự di của Dịch, mưu tìm thay đổi Cái Tiểu ngã lưỡng tính mèo-chuột , thành Đại Ngã nhập vào nhất thể khi ước muốn được vò viên chuột của Chú mèo bằng cách xơi tái…

Đúng-Sai ?!...
Bàn thêm về Mèo - Chuột và thập nhị địa chi.
Tý là tí tị, Mão là mưu mẹo thì ... thập nhị địa chi là tiếng Việt. Chuột (Thử) và Mèo (Miêu) trong tiếng Hán không hề có ý nghĩa nào là tí tị và mưu mẹo cả. Xem tất cả các chi khác thì đều như vậy...
Thập nhị địa chi là 12 tính từ trong tiếng Việt chỉ các cấp độ khác nhau của 4 quẻ chính của Dịch lý là TO - NHỎ - LÝ - TÌNH (Càn - Khôn - Ly - Khảm).
- To (quẻ Càn, hay Cường): Tị = Tộ (to), Ngọ = Nghệ (nghệ nhân, nghệ thuật), Mùi trong chín mùi.
- Nhỏ (quẻ Khôn): Hợi = Hơi (hơi hơi), Tý trong tí ti, Sửu = Xíu (nhỏ xíu).
- Lý (quẻ Ly): Dần = Rành (rành rọt), Mão = Mẹo (mưu mẹo), Thìn =Thần (thần thông quảng đại).
- Tình (quẻ Khảm): Thân trong thân tình, Dậu = Dịu (dịu dàng), Tuất = Tiếp (tiếp xúc, giao tiếp).
Xem đồ hình gắn 12 tính từ này với 4 quẻ của Bát quái:



Có thể thấy đúng là chú Chuột (Tý) nằm ở trục đứng (cây Cau hay Cao), còn chú Mèo (Mão) ở trục ngang. Vì thế chú Mèo phải "trèo cây cau" để "thăm chú Chuột". Còn chú Chuột "đi chợ đằng xa" theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) lại có thể gặp được "cha chú Mèo".

Theo thứ tứ thập nhị địa chi hiện nay có: Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tỵ - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi. Tuy nhiên theo bài ca dao trên, đầu tiên chú Mèo phải trèo cây cau đã (Mão sang Tý), rồi chú Chuột chạy lòng vòng mới đến cha chú Mèo (Tý sang Mão). Như vậy thứ tự phải đổi ngược là:
Tý - Hơi - Tiếp - Dịu - Thân - Mùi - Nghệ - Tộ - Thần - Mẹo - Rành - Xíu

Một dẫn chứng khác: quẻ Khảm trong Dịch chỉ tình thương, ở phương Đông. Quẻ Ly chỉ lý lẽ ở phương Tây. Mặt trời mọc từ Đông sang Tây. Như vậy các chi của quẻ Khảm (Thân, Dậu, Tuất) phải trước các chi quẻ Ly (Dần, Mão, Thìn).
Nếu thực sự thứ tự của thập nhị địa chi bị đảo ngược thì hậu quả khôn lường vì lịch sử Trung Hoa và Đại Việt đều dùng can chi mà chép năm...


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:32
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11899 seconds with 15 queries