Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-07-2006   #1
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.354
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngôn Từ Thơ

NGÔN TỪ THƠ

Khi thưởng ngọan một bài thơ, ta thường hút mình vào khoảng không gian có được bằng những ngõ ngách tạo dựng còn lại của tác giả và biến mình thành chủ thể mặc sức mà trải hồn để tìm kiếm những cảm nhận của riêng mình.
Nếu thu thập được một bài thơ nơi đó có thể hòa nhập với hồn ta thì tự nhìên nó tạo ra một thi hứng như của chính mình và bài thơ đó biến thành của ta và tác giả là ai trong khoảnh khắc bị hất ra lề cuộc chơi.
Như vậy một bài thơ khi được đưa ra quần chúng đọc thì tự nó là của mọi người đang thưởng ngoạn, nó không còn đóng khung trong sự tư riêng trong cái tôi của người tạo ra bài thơ đó nữa. Một bài có nhiều người đồng tình thả hồn vào đó một cách dễ dàng và nhớ mãi thì bài thơ ( thi sĩ ) có chổ đứng một cách hẳn nhiên.
Nhiều khi một bài thơ chỉ cần đôi câu hay cũng đủ rồi, vì bản chất của thơ là cô đọng ngôn từ, nhờ vào tiết điệu âm thanh đưa đẩy… làm nẩy ra những ý ngoài lời và người thưởng ngoạn tùy theo vị thế của mình tác động vào càng nhiều, càng đi xa…và đến một lúc nào đó sẽ qui tụ cùng nhau ở cảm nhận, đó là sự đồng điệu người thơ hay dùng để chỉ về một đẳng cấp thưởng ngoạn… , nó giống như những đường song song gặp nhau ở vô cực. Trong toán học sự gặp nhau có tính cách xác quyết nhưng trong thơ nó mông lung và lệ thuộc vào cách xử dụng ngôn từ khai triển ý nghĩa để lãnh hội được càng nhiều càng tốt và vươn dài ra để rồi co cụm hội tụ lại, thì lúc đó nó mới phơi bày ra sự cảm nhận được ý thơ, hồn thơ … theo tâm tư của người đồng điệu.

Bài thơ Màu thời gian độc nhất vô nhị của Đoàn Phú Tứ có thể là một dẫn dụ :


Màu thời gian

Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình

Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh

Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng

Duyên trăm năm đứt đoạn
Tình một thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát

Với một tiêu đề đầy tính Triết như vậy mà tác giả lại xoay quanh một khúc nôi tình cảm, giải bày tâm tình qua ẩn dụ vấn vương của một dòng thi tứ đầy lãng mạn. Thơ là người, người là thơ, hay nói khác hơn là sự giải bày tâm tư tình cảm bị ứ đọng do một cơ duyên nào đó có lẽ là sự cọ sát đối chọi tự trong cõi hỗn mang của hiện sinh để làm xuất hiện ra một cảnh giới mới trong tâm ảo tha hồ xuất thế đi vào một cõi mộng mơ huyền hoặc để đầy vơi tâm sự mình.

Thơ là chuỗi dài mang mác những uyển từ đầy ẩn dụ tạo thành âm điệu đầy vương vấn, khởi đầu nhà thơ cho ta đi vào một thế giới dịu mát của một sớm mai yên lành của một khoảng không gian mở ra dễ thương và đầy tình tự

Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình

Dìu vương hương… , chỉ có ba chữ thôi đã tạo ra sợi tơ vương kéo dài quấn quýt lấy tiếng chim thanh ảo biến trong gió xanh hòa nhập vào nhau tạo ra tâm cảnh cho nhà thơ đưa hồn mình vào một quảng trời quên lãng xa tít mịt mù khơi, ở đó tự mình nhập thế và thành một Hán Vũ Đế muốn choàng tay âu yếm nàng cung phi yêu dấu để tặng nàng tất cà trời mây phảng phất nhuốm thời gian nhưng bị nàng từ chối…, đã làm lay động đến ngàn sau một nỗi nôn nao của câu chuyện tình dường như đã vùi chôn, bỗng nhiên quay về…

Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian

Thơ có thể nói là một sự xảo ngôn để hướng đến sự dàn dựng tâm cảnh khơi động tâm thức người thưởng ngoạn được đi về một cách tự do, để tự tìm kiếm ngả vào xuyên suốt qua tác phẩm, nẩy sinh ra một cuộc xung đột nội tại, tạo ra sự xáo trộn bất hòa vì người thưởng ngoạn thường hay bị ngưng đọng bởi ý nghĩa ngôn từ, có tính cách so đo trong buông thả có khi dường như vô nghĩa của những sáo ngữ vô căn. Nhưng đây chính là nơi mong tìm của tiếng thơ, có thể du hoặc hồn người để kích động đi tìm một ngã đời mà thế tục không có.

Tiếng thơ đã âm vang trong không gian muôn chiều, nó chỉ khởi động theo thời gian ở đó nhà thơ và người thưởng ngoạn giao thoa trong một bối cảnh lạ lùng bỡ ngỡ, vì được lảm quen trong một sát ma, mà phạm trù ngữ pháp có giới hạn, đặt để cho người thưởng ngoạn phải soi mói tìm kiếm trong những phần ký ức nhạt nhoà bị bỏ quên trong phần sâu thẳm cũ kỹ bây giờ được dịp bộc phá để hòa mhập lẫn vào hồn thơ, người đọc tự định hướng và cho ra một ngã rẽ khác mà mình không biết, vẫn đinh ninh rằng ta với nhà thơ là một.

Người đọc tự dưng bị cưỡng bách đi tìm kiếm chính mình trong một cuộc hành trình cô độc mà tiếng thơ, hồn thơ … như mời gọi nhập vào cái thân phận con người có hỉ, nộ, ái, ố… làm căn cơ cho đời sống bình nhật.
Thi nhân là người nhạy cảm và dễ lụy vì tình, sẵn sàng dâng hiến hồn mình cho người yêu, nhưng rất tế nhị khi chưa được san sẻ. nhà thơ phải dùng hình ảnh cuả trời mây phảng phất nhuốm thời gian để chỉ hồn mình, dẫn đưa người đọc đến cảnh huống khác, với màu thời gian thay đổi khi thì xanh khi thì tím và cả mùi hương thời gian thì thơm phảng phất nhẹ nhàng, pha trộn Tây-Đông, trong thơ của Pháp, thời gian màu xanh, còn trong thơ ta, trong tình yêu người con gái thường lấy hoa màu tím làm biểu tượng, nên màu thời gian lại tím theo.

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh

Tình yêu ở đây là một thứ tình yêu tinh khiết, nhẹ nhàng, thoáng đi qua chỉ còn vương lại một lưu dấu trong cõi lòng, nhà thơ đưa vào hương thời gian còn vương vất trên ngàn cây nội cỏ lung linh biến ảo, theo nhịp dâng tràn, bay bổng… của tâm hồn.

Sự rung cảm là mối tương giao tha thiết cuả cuộc sống giữa con người và vạn vật trong cái đại ngã vô cùng tận của vũ trụ, đeo mang một chút hành trang trong cái tiểu ngã thường tranh chấp với chính mình, đó là sự đối chọi làm nẩy sinh do sự cọ sát tâm thức bật sinh ra thơ, giống như tiếng chim hót vì ngứa cổ cất tiếng hát chơi !?.
Sự hỗn mang trong thơ, tạo ra tính chất hư vô đưa đến ý tưởng là mỗi chữ trong thơ nó không hàm chứa một sự vật, gần như là dối trá với chính nó, đó có phải là sự chối bỏ thực tại, vì sự lẫn lộn nầy trong thơ thường biểu hiện, nhà thơ đã trộn lẫn chuyện nàng cung nữ đời Hán với Dương Qúi Phi của Đường Minh Hoàng, tạo ra hình tượng của mối tình chung toàn bích trong ấn tượng mà con người không muốn có một sự hư hao mất mát nào.

Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng

Thực chất thơ là sự kết cấu ngôn từ theo một cách thức riêng để làm sao khơi động được tiềm thức trong đó đã ẩn dấu không có cơ hội hồi sinh trên bề diện tình cảm tâm linh… vậy nên sự lừa phỉnh nếu có thì đó cũng chỉ là phương tiện dẫn dắt để con người có thể cảm nhận được cái phần sâu thẳm nhất của tâm hồn, thì tự nó đã nói lên một ý nghĩa nào đó có tính cách sáng tạo và thẳng tiến vào lòng người trên bình diện dễ phổ cập hơn.

TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN

Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 15-02-2008 lúc 11:07.
Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Anh Nguyên (15-04-2009), chim én (07-04-2011), Nắng (13-12-2009), OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 30-11-2006   #2
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.354
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
TIẾNG THƠ


Thơ là kết hợp âm nhạc và hội họa xen vào sự vẽ vời của tâm cảnh do thi sĩ tạo dựng trong một sát na cảm nhận trong phần sâu thẳm của tâm thức bất chợt bùng dậy không tính toán mà mỗi một thi nhân có phần khác biệt thốt ra thành tiếng thơ kể lể đầy vơi tâm sự, trong đó ngôn từ xử dụng là nghệ thuật làm đà cho kỹ năng tạo thành ấn tượng quyện vào nhau chèn kéo bật lên cung bậc tỉ tê lắng sâu trong lòng người thưởng ngoạn tự cho mình “có ở trong”, do sự lôi kéo của những kỷ niệm bao năm đã lắng sâu trong ký ức được khơi bùng cho một cảm nhận riêng tư không phân biệt, tự nhiên trong đó có những uẩn khúc, chiết nôi do hồn thơ quấn vào làm một.

Thử đọc bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư

Tiếng Thu

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?

Lắng im nghe sự khua động từ tâm não tạo thành âm vang trong lòng người cô phụ phát ra một dòng âm hưởng giao thoa của tiếng thu vàng vọt với nỗi buồn mông lung khôn tả không thể sớt chia cái hiu hắt của thời gian phôi pha dưới ánh trăng mờ trong trống lạnh…

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?


Em, là tiếng vọng của một lời nhắn nhủ của thi sĩ gọi vọng lại chính mình chuyển đạt vào hồn người cô phụ nghe chăng sự khuấy động rưng rức nhớ nhung người yêu xa vắng, cái thiệt thòi nào hơn phải đơn lẻ mà người chồng vì chinh chiến đã phí hoại tuổi xanh của đời mình khi xuân lòng còn đương độ.
Những dòng thơ ở đây tạo thành âm giai tiết tấu của một bài ca vương vãi trong không gian mịt mờ thấm nhẹ trong lòng người một điệu sầu muôn thuở của thời binh lửa mà số phận của người phụ nữ thường phải cô đơn gánh chịu khi chồng phải đi chinh chiến xa xôi không hẹn ngày về.

Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?


Hoà nhập vào nỗi buồn hiu, cây lá rừng hoang cũng góp vào cho sự cô lạnh càng đẩy xa hơn…, lá vàng lìa cành ám ảnh cái dày vò do trực giác con người cảm nhận được qua sự tô đậm âm thanh xào xạc chồng chất lên những lớp lá khô lâu đời của rừng thu vắng lặng rồi sự đớn đau gấp lên bội phần khi con nai vàng ngơ ngác một cách ngây thơ dẫm lên như báo hiệu một sự chia lìa ngăn cách một đi không trở về của chinh nhân, khẽ rung lên như tiếng nấc lệ nhòa cho số phận đã xào xạc lại càng xơ xác hơn qua những lá vàng khô bị chà đạp mấy lần.

Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?


Thi sĩ đã chấm phá vẽ ra một khung cảnh của rừng thu, để rồi lồng vào những ngôn từ ảo diệu tự phát lấy âm thanh quấn quýt lấy nhau trong vần điệu do sự tương phản của chữ nghĩa tạo ra một cảm xúc tuyệt vời cho người thưởng ngoạn có thể đẩy đưa hồn mình vào những kỷ niệm xa xưa mà ký ức có thể làm sống dậy một quãng đời có thể chia xẻ của riêng mình.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN

Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 30-11-2006 lúc 17:17.
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 06-01-2007   #3
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.354
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
THƠ- ĐÒI GIẢNG?

Trong tiểu thuyết hay, các nhân vật được mô tả rất gần gũi trong đời sống quanh mình, nhưng trong thơ thì khác hẳn, nó đòi hỏi người sáng tác phải có hồn thơ và thích thú về nó, hay nói khác hơn phải có căn cơ, sinh ra đời là nó đã nhiễm truyền thơ trong máu rồi, và lớn lên nhờ năng khiếu trui rèn nó có cơ hội phát tác trong một ý niệm mơ màng nhập thể bùng lên một khung trời cảm nhận cho riêng mình, lúc ấy là hồn thơ lai láng để lại cho đời không biết bao nhiêu huyền nhiệm của tạo hóa ban cho bằng những bài thơ xuất hồn và nương nhờ vào đó có những lời rao giảng đầy thi vị khôn lường!?.

Trong thơ, người thưởng ngoạn có những khe lách để hồn mình nhập vào, và tạo cho mình một khung trời mới không nhất thiết giống như người thơ, và tự mình rung đùi ý nhị cho rằng mình và người thơ là một, vì vậy một bài thơ được xác nhận nguyên thực ý nghĩa, nó làm mất đi biết bao cảm hứng khi thưởng thức.

Thế nên như Chế Lan Viên viết: “Tôi nghĩ thơ là một thể loại đòi giảng”(1981), đúng cho học trò khi làm luận văn cần có thước đo… chứ đối với người thưởng ngoạn thuần túy như vậy nó sẽ bị trần trụi làm cho bài thơ co cứng như khúc gỗ, thì còn đâu cái lả lướt đìu hiu của :

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng…
(Xuân Diệu)

Thơ thuộc dạng “hồn”, lơ lửng bâng khuâng không có nơi đứng nhất định, thì khi bắt lấy, nhốt vào đâu?, để tìm dấu vết tán hưu tán vượng- thì đó là việc làm ngây ngô xâm lấn vào hồn thơ làm tan sự huyền diệu giao thoa của hồn người gởi gấm cho nhau- vì ngay cả nhà thơ tạo ra nó cũng không thể nào xác quyết là đúng như ý nghĩ ban đầu của cảm hứng nghĩ về… vì cảm hứng thì tuôn trào, mà cái nghĩ về thì giới hạn… Vậy người trung gian cố tìm hiểu về những khía cạnh của nhà thơ (như: thời đại, cuộc đời, tâm trạng… của tác giả), để tìm ra một hướng giảng, tự nó có tính cách tha hóa hay rờ voi mà thôi…vì căn cứ vào đâu để định vị đúng sai?.

Thơ tự nó đi tìm người thưởng ngoạn, nó đến một cách tự nhiên như nhập hồn, không so bì không tính toán, ân nghĩa có với nhau từ tiền kiếp, thơ và người thưởng ngoạn hài hòa bay bổng trong nỗi niềm hạnh phúc ngả ngớn vô biên trong rung động tuyệt vời tình tự tương đồng của kẻ nhàn du phe phẩy thưởng thức, không cần sự giải thích nào chỉ làm băng hoại đi những tình tự phát khởi mà thôi!.

Thơ là chuỗi dài của âm vang và nhịp tìết, quấn xoắn vào nhau, đan thành những lọn tơ óng ánh buông xỏa, bằng những ngôn từ đã được tu chỉnh, tự nó đã làm cho ngôn ngữ giàu hơn đầy thi vị, diễn đạt được những khúc nôi ẩn khuất trong tâm tư của con người nhiều khi muốn thốt lên nhưng không thể, trong những khi cô đơn hoang mang nhất, thì nó hiện về pha trộn để lôi dùm trong tiềm thức ra những ẩn uất nuối tiếc của ngàn năm không phai, làm vơi bớt những nỗi buồn cô đọng .

Nếp áo tiền thân vừa hút mất
Tiếng gà lai kiếp cách ngàn sau
(Chế Lan Viên/1937-46)

Ngôn ngữ đã bị bóp vỡ- xưa và nay- trộn vào nhau để bật lên tiếng gà lai kiếp ngàn sau- tội nghiệp- trong khoảng mênh mông của trời đất cất lên đơn lẻ, như tiếng hờn ai oán trong đêm khuya tịch mịch, làm cho tiếng thơ trở nên siêu hình, ngợp choáng mất hết ý niệm lai sinh của con người, không còn dấu vết càng kiếm tìm càng thấy lồng lộng, thăm thẳm trong không gian chờn vờn ớn lạnh hồn riêng…

Mưa giong buồn sợi xuống lơi lơi
Lạnh của không gian thấm xuống người
(Huy Cận)


Thi sĩ trong quá trình sáng tác thả hồn mình ngất ngây với những ý niệm chợt đến rồi biến đi như những đợt sóng biển xô vào bờ tan nhanh, phải cố chụp bắt còn rưng rưng bọt trắng nhạt nhòa trên đôi tay, cố ghi lại một mảnh đời với cảm xúc phơi bày chỉ còn là mảng nước mong manh thấm vào bãi cát hút ra khơi!, chỉ còn tiếng rên rỉ van lơn

Không gian ôi, xin hẹp bớt mông mênh

Là bởi:

Đường sá lạ thôi lạnh lùng biết mấy
(Huy Cận)

Ngân ra như bàng bạc lơ lửng trong cõi lòng, càng im lặng càng thấm, chỉ có thơ mới cung ứng cho người thưởng ngoạn những cảm xúc tuyệt vời- mà các môn nghệ thuật khác khó suy bì- nhờ vào sáng tạo nên những hưng phấn rung động dài ngắn khác nhau cộng hường tạo một dòng nhạc vang vọng đi vê chỉ có thể phát hiện ở thơ mà thôi và sự bình giảng nào cũng trở thành xa lạ.
……………….


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 17-01-2007   #4
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.354
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
NGÔN NGỮ DÂN CA QUAN HỌ

Trong dân ca quan họ, rất đặc thù trong ngôn ngữ khi hát đối đáp qua lại với nhau giữa nam và nữ, lời lẽ rất lịch sự khi nói hát với nhau, không bao giờ dùng những lời suồng sã trêu ghẹo quá lố, lúc nào cũng giữ lề giữ lối, một thưa hai gởi đậm đà ý nhị, thể hiện lên nép văn hóa và phong tục, tập quán… của dân tộc ta.

Đàn ông thì gọi liền anh, đàn bà là liền chị- không phân biệt tuổi tác họ xưng em khi đi hát với nhau và không có hàm ý buông thả lợi dụng trai gái hay rượu chè say sưa sàm sỡ….

Trước khi bắt đầu cuộc chơi, bên nam nhún nhường họ thưa gởi như sau :

Em xin chị hai hay chị ba, biết thì ca trước lên để anh em chúng em tiếp bước theo sau.

“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, để làm quen và tạo không khí giao hòa, liền anh mời trầu liền chị, liền chị ý nhị trả lời :

Chị em chúng em cả sữa no căng
Ăn trầu đã vậy biết nói năng thế nào


Vì tôn trọng lẫn nhau, trong dân ca quan họ dùng chữ Người, tha thiết và tình tứ làm nhão lòng…, khi nghe hát lên làm lòng người lâng lâng quẳng đưa hồn về một chân trời xa vắng êm đềm da diết mời gọi không nỡ lòng cất bước ra đi :

Người ơi ! người ở đừng về
…….
Người về em dặn người rằng
Đâu hơn người ấy, đâu bằng đợi em


Đôi khi ta thấy trong dân ca quan họ có chữ chàng, thì đó là họ đem ca dao qua để hát quan họ, nhưng khi liền gái cất tiếng hát thì tiếng chàng trở thành âu yếm và nhắc nhở đầy trăn trở gởi gấm xin đừng quên nhau.

Chăn chiếu ai trải giường nầy
Đem qua chàng ngủ đêm nay chàng nằm


Nhưng vẫn giữ giới hạn, khi trong ca dao gặp chữ suồng sã quá như chữ mình, thì khi hát quan họ được đổi thành chữ tình :

Tình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng tình cười

hay:
Đêm qua ghé nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương tình bấy nhiêu


Trai gái trong làng quan họ, được các nghệ sĩ lão thành dạy cho lề lối cư xử khi cùng nhau hát hò phải giữ ý tứ, sao cho phải lễ từ lời ăn tiếng nói khi đứng khi ngồi đều theo khuôn phép chừng mực.
Thử nghe liền chị mời mời liền anh quan họ về hát cùng nhau, liền chị thỏ thẻ mời :

Mời quan họ liền anh sang chơi bên nhà chúng em, trước là thăm thầy mẹ chúng em, sau là cho chúng em học đòi quan họ vài đôi lối…

Và liền anh giữ kẻ trả lời :

Em đỡ lời chị hai, chúng em chỉ sợ nắng mưa thì tốt lúa đồng, chúng em năng đi lại thì thầy mẹ lại coi thường chúng em ra.

Ngôn ngữ đối đáp như vậy là không chỗ nào chê trách, nhẹ nhàng lịch lãm đến thế là cùng, tỏ được tình nhau trong mối giao cảm hài hòa của những người nghệ sĩ dân gian trong khung cảnh lễ giáo của một nền văn hóa dân tộc khép kín sau cổng tre làng…

Khi hát giao đối với nhau, nếu liền anh đáp đúng ý nghĩa đề hát của liền chị đưa ra thì liền chị nhẹ nhàng thưa :

Dạ, thưa liền anh, tương hằng rồi đấy ạ.

Còn nếu liên anh đáp sai thì liền chi lên tiếng :

Dạ, thưa liền anh, ca bất hợp rồi đấy ạ.

Sau khi vãn hát, quan họ thường tổ chức bửa ăn giải lao thân mật đôi bên, họ mời nhau thân mật với lời lẽ khiêm tốn lễ độ không kém phần văn hoa :

Hôm nay bên liền chị sang bên đất nhà em, anh em nhà em có mâm cơm, thì đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa gừng, mâm đan bát đàn, để xin mời đương quan họ dựng đũa, lên chén, để anh em nhà em thừa tiếp đấy ạ.

Lời mời âm vang như thơ, cầu kỳ, khách sáo rất cá biệt, nghe bứt rứt làm sao ấy, thử xem khi liền anh thấy liền chị ăn uống nhỏ nhẹ rụt rè như mèo, thì liền anh mời khéo như sau :

Cơm hẩm ăn với rau dưa
Quan họ làm khách em chưa bằng lòng, đấy ạ.


Liền chị nhỏ nhẹ đáp lại :

Liền anh nói vậy chứ:
Cơm trắng ăn với thịt gà
Tuy là ăn ít nhưng mà no lâu, đấy ạ.


Tiếng nói trong quan họ thật văn hoa bóng bẩy, tinh tế mềm mại đầy tình người trong khi giao tiếp nó trở thành luật lệ “bất thành văn” truyền nối từ đời nầy qua đời khác, tạo thành phong tục tập quán và văn hóa cá biệt mà là người quan họ thì phải tuân thủ.
Nếu trong khi đối đáp có điều gì sơ sẩy dầu chỉ lỡ lời cũng đủ làm cho quan họ băn khoăn hối tiếc không bao giờ nguôi.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN

Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 17-01-2007 lúc 09:27.
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (07-08-2009), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 12-04-2007   #5
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.354
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
THƠ ƠI- nhận diện là sao ?

Ngôn từ thơ đựợc tu chỉnh cho thẩm mỹ bớt đi tính trần trụi của tiếng nói thời thường, mang một nghệ thuật sáng tạo cao độ vi nếu nói như nói chuyện nó quá rõ ràng xác định nói gì hiểu nấy… thì sự gợi ý cần thiết trong thơ không còn, ta lại trở về với văn xuôi.

Vì mang tính gợi ý, nên nhà thơ trở thành nhà tạo sinh, cây cỏ , núi non, sỏi đá… ngay vật dụng, thú vật bao quanh trở thành biến thể bằng mọi hình thức du nhập vào hồn bằng ngã ngách riêng tạo thành một thế giới huyền đồng không phân biệt giao thoa đi về nói năng… và thi sĩ nghe được tiếng nói thằm thì của vạn vật, bằng vào đó mà gởi gấm tâm tư tình cảm của mình…

Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

Khi Hoàng Cầm dùng hai chữ nghiêng nghiêng để chỉ bóng dáng của dòng sông Đuống, đã gợi một cõi lòng chao đảo trong nỗi buồn khôn tả của một chiến binh thời tao loạn khi nghĩ về một cuộc kháng chiến trường kỳ mà khi đã buông mình vào cuộc chơi thì mấy ai trở về vì nó đã nghìêng trôi không điểm hặn…, chưa hẳn thế, vì là gợi ý nên ta có thể cảm nhận theo nhiều ngã và tha hồ mà theo chiều sông trôi, để cảm nhận về…

Khi một đứa trẻ vừa chập chững nhận thức được những sự vật chung quanh, có lẽ trong tâm não của chúng vương vướng ý thơ; chẳng hạn thấy đồ chơi quanh mình, vô tri vô giác, đối với chúng như có linh hồn, sự sống, sinh động và trở thành bạn bè không nghi kỵ, lớn lên nếu có kỳ duyên trờ thành thi sĩ thì tính chất trẻ con trong người hắn bộc phát, nhưng không giống như trẻ con vì là người trưởng thành theo thời gian với bao kinh qua kinh nghiệm trong cuộc sống, sẽ tự biến chế thần thoại hóa tri thức trẻ thơ thành mối giao hòa vạn vật bình đẳng trong cái ngây ngô, thành những hình tượng gởi gấm triết lý nhân sinh…và bộc phá thành một kỷ thuật thi ca khắc dấu một quá trình đời người.

Như Hàn Mạc Tử thường chơi với trăng, giỡn vớí trăng, làm như là của mình, muốn bán, muốn cho, muốn tặng thưởng ai hay đòi lại tùy hứng:

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.

Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.

(Trăng vàng trăng ngọc- Hàn Mạc Tử)

Muốn nhận diện thơ không thể dễ dàng, càng viết càng thấy thiếu thốn và có tội, khi đưa ra một khuôn sáo trong khi thơ là tạo ra đời sống tinh thần và thể xác cho vạn vật và cho những ý niệm trừu tượng như thời gian, không gian, dĩ vãng, kỷ niệm… Vì vậy mà Cao Bá Quát đã viết: “Phù, thi chi, nan ngôn dã”- ôi, cái chuyên thơ, khó nói thay ! (còn tiếp…)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 14-04-2007   #6
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.354
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Thơ ơi !- nhận diện là sao ?(tiếp...)

Tính cách trẻ con khởi mào trong thơ bằng những ý tưởng phô bày dẫy đầy trong ngôn từ mang mang ẩn tích một suy tư hay cái nhìn nghiêng chiều qua một hướng khác, chữ dùng được coi như đồ vật thay vì gọi tên bình thường như trăng sao trên trời… thì nhà thơ tiếp xúc với sự vật rồi dùng kỷ năng ẩn tìm mân mê ngôn ngữ trong vùng ánh sáng riêng của mình, để tạo ra một thứ trăng sao khác có tương quan đến cõi tâm linh tạo ra hình ảnh :

Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
(HMT)


hay:

Rặng liễu dìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
(XD)

Trong cùng tận, hình như tạo hóa an bài cho mọi sự vật đều có sự quan hệ với nhau, khi đọc hai ngắt đoạn thơ trên, những rặng liễu, vầng trăng… nó không còn bình thường mà có dáng vóc, có linh hồn- háo hức hay buồn đau- tùy góc độ nhìn của thi nhân. Như vậy chữ nghĩa trong thơ biến thành chất liệu mà nhà thơ dùng để nắn nót, nhào nặn, pha chế, trộn lẫn, tạo ra âm thanh, màu sắc, hình tượng nhập vào hồn rồi được đẩy xô ra đó là thơ…

Vậy trong sâu thẳm nhà thơ đã tạo cho mình một sự cảm nhận khác thường, nhờ vào năng khiếu ẩn tìm tự trong tâm thức thản thốt gieo thơ nhiều khi người tạo thơ trở thành máy móc đưa ra tiếng lòng chồng chất từ tiềm thức và trong khoảng chốc mơ màng nhập hồn vào trong gió, trong trăng tạo ra ảo ảnh bằng những dòng thơ miên man như nhạc đệm đưa xa trong quên lãng, không còn thấy sự hiện hữu thực tại là đâu !?.

Tôi vẫn có hồn tôi trong gió ấy
Vì xưa kia ngồi nghỉ dưới trăng sao
Từng mảnh biếc hồn tôi trăng đã lấy
Gió đem luôn đi tận tháng năm nào
(XD)

Thi sĩ đã nhận diện trong cõi hỗn mang khi mà trời đất còn giao thoa là lúc thi sĩ đã ngồi bên thềm trăng sao cho nên giờ đây hồn trở về nơi xưa bằng thuyền gió nhẹ đưa đến Quảng Hằng có lẽ gặp lại người yêu- Hằng Nga- lạnh lẽo run chờ- có lẽ ?!…, vi ngữ nghĩa, âm điệu mang mang phiếm định, dẫn đưa người thưởng ngoạn rong chơi cùng với nhà thơ qua thể hồn tha hồ mà đi xa, mỗi người tùy theo góc độ nhìn, cộng hưởng với tri thức trải qua mà nghiệm cho từng bối cảnh môi trường tác động ảnh hưởng và tìm ra một niềm riêng cho mình bơi lội có khác nhau trong bể khơi sóng chờn vờn giao động, nhưng cùng chung một cảm nhận về thơ:- là thế ấy !... (còn tiếp…)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 16-04-2007   #7
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.354
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Thơ Ơi!- nhận diện là sao? (tiếp)

Khi một bài thơ hiện hữu, thị giác là cơ quan tiếp nhận, nhờ nó người thưởng ngoạn khai mở lần mò trong im lặng cảm nhận qua tiết điệu, ngữ nghĩa và cái đẹp (thẫm mỹ) của bài thơ nương vào đó đẩy đưa trí tưởng tượng đi vào một thế giới chọn lựa đã được ghi trong ký ức của mỗi người khác nhau tạo ra một tâm ảnh phù hợp với thơ theo toan tính cá biệt, vì trong ký ức có hàng vạn bức tranh được ghi, kinh qua những kinh nghiệm sống từ ấu thơ đến hiện tại giờ có dịp tiếp cận thơ tự bộc phát ngẫu nhiên một cách tình cờ…

Con người do Thượng Đế tạo ra bằng tình yêu mà thơ là cõi lòng được ban phát, là nơi ẩn chứa hỉ, nộ, ái, ố, sầu bi… làm chất liệu cho thơ nhào lộn phô bày, thi sĩ Vũ Hoàng Chương khi bị mất người yêu đ ã phản ứng m ột cách nghiệt ngã :

Kiều Thu, hề, Tố em ơi
Ta dong lửa đốt tơi bời Mái Tây
(VHC)


Chỉ hai câu thơ gây cho ta đầy ấn tượng và rung động khi nghe hai chữ em ơi não nuột khi hạ liên dòng Ta dong… tơi bời…, cho thấy một sự đau khổ cùng tận không kìm giữ được hành động nên phải đốt tơi bời Mái Tây, thế là hết, là chung cuộc không còn sót lại một mảy may nào cho cuộc tình !...

Sự đam mê trong tình yêu nó có tính cách chủ quan, tuy nhiên nó vẫn có cái chung đó là khi đọc được bài thơ trong đó có đôi câu xuất thần cũng làm cho mọi người ngẩn ngơ xúc động, vì khi chúng ta dùng chung một ngôn ngữ đã được chau chuốt thi cái đẹp óng ả của thơ nó sẽ vang đậm ghi dấu và gợi ý thì dầu cò cảm nhận khác nhau nhưng sự rung động về một nỗi niềm vẫn là chung.

Khi ta ráng tìm kiếm trong thơ một ý nghĩa thì nó không còn ý nghĩa gì cả, vì thơ là san sẻ cõi lòng, mọi sự vật bình thường trong thơ phải vượt qua những thử thách tạo mới, bỗng chốc biến thể qua trí tưởng yên nghỉ trong tâm cảnh vẽ vời làm sự vật trở thành xa lạ với chính nó, rồi tự nối kết, hoán chuyển từ vị trí nầy sang vị trí kia, cho nên khó thể nhận diện nếu không có sự thức tỉnh từ bên trong do sự tưởng tượng kéo dài khi chiêm nghiệm các dòng thơ, người thưởng ngoạn tự mình liên quan đến những sự việc đã trải qua trong cuộc sống của chính mình để san sẻ ngược lại với nhà thơ về những điều chợt thấy được.

Mỗi chữ trong thơ đều mang một linh hồn cá biệt và từ đó thi sĩ cấy vào hình ảnh lung linh trong ngữ nghĩa tạo ra những mảnh hồn nhảy múa xung quanh mình :

Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu, bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời

Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con.
(Mắt buồn - Bùi Giáng)

Chỉ gẫy gọn sáu câu thơ, xô đẩy ta vào một chân trời thật lạ lẫm, những hình tượng đẹp xấu trong cõi ta bà đều bỏ hết và sau đó là sư cô đơn cùng tận để rồi phải đối diên với chính mình chỉ còn một con mắt (cho riêng mình) vì con mắt kia dành để khóc cho người, và rồi cũng có thể nẩy sinh ra ý khác ngược lại, thi sĩ là người kiêu ngạo coi như trong đời những cái người ta cho là cao qúy hay hèn mạt, bất cần đều là đồ bỏ, còn lại hai con mắt, một con rọi vào lòng mình để mà tự hãnh diện cho mình là cao cả trên hết ?!..., còn con mắt kia thì dùng để khóc nhạo báng tha nhân sao quá đỗi ngu si ?!...

Đi tìm ra chân tướng trong thơ khó thật, vì thơ mang tính cách nhất thể hòa nhập vào vũ trụ trong cái đại ngã vô cùng tận, trong khi con người luôn mang tính nhị nguyên, vì sự phân chia nầy, thi sĩ cùng với người thưởng ngoạn bị giới hạn trong cái tiểu ngã nhỏ nhoi để tìm kiếm vóc dáng nường thơ trang trải thì thật là chuyện “mò kim đáy biển” vậy !...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 23-07-2007   #8
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.354
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
THƠ & CON CÓC !

Ngoài nhạc, thơ là thể làm cho ta dễ thuộc nhất, khi gặp những câu thơ vần đìệu óng ả bác học đầy gợi ý thì việc nhiều người thuộc là lẽ đương nhiên, tuy nhiên có những câu ca dao vè…dở ẹc vẫn làm cho nhiều người nhớ và còn gây hứng cho những lời bình mang tính triết lý nhân sinh như bài thơ “ Con Cóc “, chẳng hạn:

Con cóc trong hang,
Con cóc nhẩy ra,
Con cóc nhẩy ra,
Con cóc ngồi đó,
Con cóc ngồi đó,
Con cóc nhẩy đi.


Nếu xét trên ngôn từ và ý thơ…, thì chẳng có chi cả, theo truyền thuyết chẳng qua là hai anh nhà quê nào đó trong khi nhậu nhẹt nhòe ra thơ, bằng cách mỗi người làm một câu tạo ra tuyệt tác phẳng lì… và khi tỉnh rượu tưởng mình đã trở thành Đại Thi Bá, rồi suốt ngày run sợ đến đoản trí vớ vẩn sợ chết yểu vì cho mình quá “ tài hoa” nên ‘bạc mạng”.

Chuyên kể trên chỉ là lời phụ họa để giải thích tại sao lại có bài thơ ngớ ngẩn như vậy, nhưng thử đọc thoáng qua, nó đã gây ấn tượng lên người bắt gặp những câu thơ nầy, ấn tượng dở hơi thì thật rõ ràng, nhưng vì dở hơi thì người ta phải thở vào thở ra cho thoát, và trong lúc gật gù như thế làm cho người ta nhớ là chuyện dễ hiểu.

Vả lại cái tên “ con Cóc” là làm cho ta liên tưởng ngay đến “ con cóc là cậu ông trời- Ai mà đánh nó thi trời hại cho”, mà khi còn nhỏ bập bẹ chữ Việt thì hai câu Đồng Dao nầy ai cũng biết, lớn lên có dịp tiếp xúc với nền Văn Hóa Đông Phương, ta thấy trên những trống đồng âm dương Đông Nam Á có nhiều hình tượng cóc nhái, có lẽ vì sống chuyên về nông nghiệp lúa nước, việc đồng áng lệ thuộc vào những cơn mưa mùa mà trước khi chuyển mưa thì con cóc thường hay nghiến răng báo hiệu, nhà nông nhận được tín hiệu nầy ngay, vì con cóc nó ở xó hóc nhà sống chung với con người.

Thời xưa ở nhà quê người ta ở nhà tranh, vách nền đất, nên chạng vạng tối cóc thường nhảy ra từ hang hay ngồi trong hóc (góc) nhà đưa cái lưng ra ngoài trong tư thế rất thân thiện mà người nhà nông xem như bạn hữu dụng, tương thân giúp nhau: người cho nơi ở, cóc réo gọi ông trời cho mưa thuận gió hòa, cho nên có bài hát

Trông kìa con cóc,
nó ngồi trong hóc,
nó đưa cái lưng ra ngoài,
ấy là cóc con.

Hay

Cóc tía là mẹ ông trời
Nghiến răng còn co-ọc...là trời đổ mưa


Với những liên hệ mật thiết trong việc sinh tồn, con cóc tự nhiên gây nhiều ấn tượng khi được nhắc đến, và như ai cũng hiểu ấn tượng là cảm giác của tâm hồn (cảm giác là cảm biết do ngũ quan), hình ảnh di động của con cóc trong thơ từ khi trong hang... nhảy ra...ngồi đó...nhảy đi, trông thì phẳng lì nhưng vì cảm giác gây ra đưa đẩy nên sinh ra nhiều thắc mắc nghĩ ngợi làm cho động não, do đó mà ta thấy không biết bao nhiêu giấy mực, công sức cố giải đáp một bài toán « Thơ con cóc » trong ý niệm siêu hình vô hạn, trong khi sự hữu hạn nó chấn sờ cụ thể chỉ là bài thơ có tính cách châm biếm của những người dốt mà hay nói chữ, mà thực sự nói thì sự hiểu biết nào đều có mang một sự ngu si đi kèm !?.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
Cũ 30-01-2008   #9
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.354
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Thơ là gì?

Thơ là gì?

Đây là câu hỏi của một bạn thơ hỏi tôi khi thấy tôi bàn lang bang trong “Ngôn từ thơ”; câu hỏi này thực ai yêu thơ cũng muốn biết, nhưng không ai có thể trả lời trực tiếp vì chính thơ nó trơn vuột…thể hồn mà!...

Để đáp lại tấm thịnh tình của bạn đã tin rằng tôi có chút ranh mảnh trong thơ, tôi xin mạo muội đi vòng để may ra khơi dậy những mảnh tơ vương gỡ dần…

I.- Hồn ngôn ngữ:

Hồn của ngôn ngữ--.> đi ngoài ngữ nghĩa--.>khơi động một rung cảm nào đó--.>liên quan: ngữ nghĩa.<=.> rung cảm--.>qua lại xa xăm mơ hồ--.>vì tiếng nói không nhất định cho nên có thể gợi ra những xúc động khác nhau tùy vào mỗi người, mỗi dân tộc.
- Nội dung tình cảm mơ hồ--.>sống tập thể gởi vào ngôn ngữ Sống chung--.>cảm thông, không sống sinh hoạt chung--.> tình cảm hay sự cảm thông phẳng lì…
- Thơ căn cứ vào tác động bí ẩn của ngôn ngữ, khác với tính minh bạch của ngữ nghĩa--.> thơ hay ngoài phạm vi ý nghĩa của chữ…
- Thơ Tàu, thơ pháp hay vì liên quan văn hóa mà ta đã hòa nhập…
- Đọc “Âm thanh cuồng nộ” của Faulker (Mỹ) --.> không thấy hay, vì không “đồng thanh tương khí..”, lối “cuồng nộ” của Mỹ khác xa ta…

Khi đọc thơ mà dùng khối óc suy xét thì chỉ trơ vơ, không thể thưởng thức thơ, muốn thưởng thức trọn vẹn ta phải trải lòng hòa nhập với hồn thơ, mà hồn thơ thì lãng đãng vì “… ru theo gió, mơ theo trăng(XD)”…, vậy căn cứ vào đâu mà chụp nắm, cái đẹp nó lẳng lơ như trăng treo cành liễu muốn vuốt ve muốn động hờ…, thì phải có những kinh nghiệm chung chạ trong cái bổng trầm sống động hay u buồn…của ngôn ngữ mà ta khai phá để bồi đắp thêm lên, không có gắn bó sinh hoạt vào ngôn ngữ ấy(thời thường) thì làm sao hiểu được sinh khí của ngôn ngữ kia (thơ)…và thơ là sự biến ngôn ngữ thành nghệ thuật (Paul valéry), đó là sự tạo hồn thơ ẩn tiềm trong những dòng thơ cho người thưởng ngoạn…(còn tiếp)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN

Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 07-02-2008 lúc 06:57.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (15-04-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 19:52
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11850 seconds with 15 queries