Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 11-07-2009   #1
Ảnh thế thân của Lãng Long
Lãng Long
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 07-07-2009
Bài viết: 51
Điểm: 7
L$B: 2.458
Tâm trạng:
Lãng Long đang offline
 
xin hỏi về Đạo Đức Kinh

em đã đọc qua về đạo đức kinh nhưng ko hiểu lắm bạn nào có thể giải thích 1 cách sơ lược về 1 ý chính trong đạo đức kinh để em tổng quát lên được ko?


Chữ ký của Lãng Long
SI TÌNH CHÚ
Cửu U âm linh,
Chư thiên thần ma,
Dĩ ngã huyết khu,
Phụng vị hy sinh,
Tam sinh thất thế,
Vĩnh đoạ Diêm La,
Chỉ vị tình cố,
Tuy tử bất hối.
Ôi Bích Dao


Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 11-07-2009   #2
Ảnh thế thân của Tiêu Dao
Tiêu Dao
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
- Cô vân dã hạc -
Gia nhập: 17-11-2007
Bài viết: 638
Điểm: 168
L$B: 3.686.548
Tâm trạng:
Tiêu Dao đang offline
 
Lên google mà tìm nhiều lắm!

Đúng là Đạo Đức kinh vừa viết theo Hán văn, vừa ẩn chứa ý nghĩa sâu xa nên khó hiểu. Nói tổng quát cho dễ hiểu thế này:
- Đạo Đức kinh 道德經 là quyển sách Lão Tử đã viết truyền cho Ông Doãn Hỷ, là quan giữ cửa ải Hàm Cốc.

- Nội dung chính là bàn về Đạo (Thượng kinh)và Đức (Hạ kinh).

* Bàn về chữ Đạo: Lão Tử cho rằng Đạo là cái vô thường, không thể gọi tên, không thể định nghĩa. Nó là một cái tất yếu tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng. (Ta có thể hiểu nôm na như là các quy luật của tự nhiên). Đừng nhầm lẫn Đạo với "tôn giáo". Cái ta gọi là Phật, Thiên chúa... là tôn giáo chứ không phải là Đạo theo Lão Tử.
Lão Tử cho rằng mọi sự vật sanh ra từ Đạo. "Đạo sanh nhứt, nhứ sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật".

* Bàn về chữ Đức: Đạo sanh vạn vật, Đức chứa vạn vật, nuôi dưỡng nó. Cái Đức cũng là cái tự nhiên tồn tại.

Trong này, Lão Tử còn bàn về sụ tạo thành vũ trụ, về cách trị đời, lối trị dân của Thánh vương là làm cho lòng trống bụng no, yếu chí, mạnh xương, thường khiến dân không biết ham muốn, để những kẻ có biết cũng không dám làm.


Chữ ký của Tiêu Dao
Lương Sơn Tứ Hùng - Lão Đại

Trả lời kèm theo trích dẫn
7 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Tiêu Dao vì bài viết hữu ích này:
Lãng Long (11-07-2009), LSB_Ôn Tiểu Vân (02-01-2010), Lăng Độ Vũ (11-07-2009), thienhadenhatngu (21-09-2011), tiểu tử khờ (12-07-2009), tonyluctran (22-01-2013), Truy Vân (04-08-2009)
Cũ 29-12-2009   #3
Ảnh thế thân của nguyentu
nguyentu
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 09-04-2008
Bài viết: 68
Điểm: 115
L$B: 4.315
nguyentu đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Lãng Long Xem bài viết
em đã đọc qua về đạo đức kinh nhưng ko hiểu lắm bạn nào có thể giải thích 1 cách sơ lược về 1 ý chính trong đạo đức kinh để em tổng quát lên được ko?
- Muốn hiểu "Đạo học" Đông phương nói chung, hay "Đạo Đức Kinh" nói riêng, phải biết chút ít chữ Nho để ứng phó khi xem các diễn dịch phân tích...của các nhà "hành giả" gợi ý...
- Chữ "Đạo" không có nghĩa tôn giáo, không lấy đức tin làm chính mà lấy sự suy nghiệm theo lối triết học để suy lần ra- Nhớ không có truyền đạo ở đây, những lời viết ra ở Đạo Đức Kinh chỉ có tính gợi ý, tự mình tìm ra ý nghĩa nội tại của nó, gọi là "ngộ" đúng hay sai là tự lấy...
- phải hiểu "dịch lý" thế nào là "nhất nguyên, nhị nguyên, tam nguyên luận", đạo học lấy Nhất nguyên làm chính, đọc hiểu và xoay ra triết lý bên trong...

Đó chỉ là nhận xét với cái hiểu biết giới hạn- mong sẽ nhận những cao kiến!- topic này thấy hay hay nên vào góp với bạn...

Tài sản của nguyentu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến nguyentu vì bài viết hữu ích này:
tonyluctran (22-01-2013)
Cũ 29-12-2009   #4
Ảnh thế thân của EVE
EVE
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 20-03-2007
Bài viết: 116
Điểm: 172
L$B: 11.568
EVE đang offline
 
Ngày nay người ta chứng minh được qua khoa nguyên tử, rằng những nguyên lý ghi trong kinh dịch và các sách Đạo học của Đông phương về Nhất nguyên (với khoa nguyên tử) là một. Nguyên lý nhị nguyên của triết học Tây phương thường dùng bị tắc nghẽn không thể giải thích được về thuyết nguyên tử; như nhà toán học P. Vendryes xác định:"la science nucléaire nous conduit jusqu'aux rives bru^lantes de la Metaphysique..." Khoa học nguyên tử dẫn chúng ta đến bến- bờ nóng bỏng của Siêu-hình-học(mà Đông phương gọi là Đạo-học hay Huyền-học).

Bạn nghĩ sao xin cho vài lời...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-01-2010   #5
Ảnh thế thân của LSB_Thanh Giang
LSB_Thanh Giang
-=[ Ngự Thủy Đầu Lĩnh ]=-
Lục Y Nương
Gia nhập: 09-01-2006
Bài viết: 1.093
Điểm: 838
L$B: 1.460
Tâm trạng:
LSB_Thanh Giang đang offline
 
Đạo là " không " để gọi cái bản thể của trời đất và là " có " vì là mẹ sinh ra vạn vật . Cho nên đôi khi ta đặt vào chỗ "không " để hiểu cái lẽ vi diệu của nó , lại đôi lúc ta đặt vào chỗ " có " để xét cái dụng vô biên của nó .

Hai cái không và có cũng từ đạo mà ra nhưng khác tên , đều là huyền diệu . Như vậy huyền diệu lại thêm huyền diệu , đó là cửa của mọi biến hóa diệu kỳ .Thật sự thì ai đọc Đạo Đức kinh của Lão Tử đều không khỏi lúng túng . Nhất là chương đầu , Lão Tử chỉ bảo đạo không thể diễn tả được mà không nói rõ tại sao .Đạo là "không", siêu hình, là bản nguyên (hoặc tổng nguyên lý của vũ trụ), cái "thể" của nó cực kỳ huyền diệu; mà cái "dụng" của nó lại vô cùng (vì nó là MẸ của vạn vật), cho nên người thường chúng ta - một phần tử cực kỳ nhỏ bé của nó, đời sống lại cực kỳ ngắn ngủi - may lắm là thấy được vài quy luật của nó, vài cái "dụng" của nó chứ không sao hiểu nó được .

Ngay chính Lão Tử cũng không thể hiểu rõ về đạo , ngôn ngữ của ông không thể diễn tả hết về nó được .


Đạo Đức Kinh cũng bàn về thuyết tương đối ở chương 2 , thuyết này về sau được Trang Tử nói rộng ra trong thiên Tề Vật Luận của sách Nam Hoa Kinh

Trong chương 3 lại nói :
Bất thương hiền, sử dân bất tranh;
bất quý nan đắc, sử dân bất vi đạo;
bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn.
Thị dĩ thánh nhân chi trị:
hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt.
Thường sử dân vô tri vô dục.
Sử phù trí giả bất cảm vi dã.
Vi vô vi, tắc vô bất trị.
Nghĩ là :
Trên không trọng người tài, dưới dân không tranh đua;
trên không quý đồ hiếm, dưới dân không trộm cướp;
không phô lòng tham, khiến lòng dân không loạn.
Nên chính trị của Thánh nhân dạy người:
rỗng tâm, no lòng, mềm chí, cứng xương.
Khiến dân không biết tham.
Kẻ trí không dám dùng mánh khôn.
Làm thế, là không cần làm gì; mà có gì không trị được?

Đó chính là dạy thuật an dân , dùng đạo vô vi để trị người ." Không làm mà trị , lòng dân không oán "
Và ở chương 4:
Đạo xung, nhi dụng chi hoặc bất doanh.
Uyên hề, tự vạn vật chi tông;
tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân,
hòa kỳ quang, đồng kỳ trần;
trạm hề tự hoặc tồn.
Ngô bất tri thùy chi tử, tượng đế chi tiên.
Tức là :
Lòng Đạo trống không, dung chứa khôn cùng.
Thâm sâu như vực, dường như có trước vạn hữu;
nó mài sự bén nhọn, hóa giải những rắc rối,
hòa cùng ánh sáng, đồng với bụi bặm;
vẫn trong suốt, dường như vĩnh viễn trường tồn.
Ta không biết nó con ai, dường như có trước cả Trời.

[Dụng ]và [Thể ]của Đạo: Lòng Đạo như kho trống, chứa đựngh mãi cũng không đầy

Bao dung tất cả vũ trụ, vạn vật trong lòng ,nuôi dưỡng tất cả . Đó là Đức lớn của Đạo


Trong chương 25 của Đạo Đức Kinh , Lão Tử có nói :Hữu vật hỗn thành , tiên thiên địa sinh . Tịch hề liêu hề , độc lập nhi bất cải , chu hành nhi bất đãi , khả dĩ vi thiên địa mẫu . Ngô bất tri kì danh , tự chi viết đạo , cưỡng vị chi danh viết đại . Đại viết thệ , thệ viết viễn , viễn viết phản . Cố đạo đại , thiên đại , địa đại , nhân diệc đại . Vực trung hữu tứ đại , nhi nhân cư kì nhất yên . Nhân pháp địa , địa pháp thiên , thiên pháp đạo , đạo pháp tự nhiên .

Nghĩa là :


Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình), đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết nó là gì, tạm đặt tên nó là đạo, miễn cưỡng gọi nó là lớn (vô cùng).
Lớn (vô cùng) thì lưu hành (không ngừng), lưu hành (không ngừng) thì đi xa, đi xa thì trở về (qui căn). Cho nên đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà người là một. Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên .

Chủ yếu là Lão Tử muốn nhắc con người trong trời đất sống theo lẽ vô vi và giữ lấy bản tính tự nhiên của mình .


Tài thô , học kém , tôi chỉ bàn đến đây , hy vọng giúp ích cho bạn được vài điều trong việc tìm hiểu Đạo Đức Kinh !


Chữ ký của LSB_Thanh Giang
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao

Tài sản của LSB_Thanh Giang

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB_Ôn Tiểu Vân: 02-01-2010 lúc 10:45.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB_Thanh Giang vì bài viết hữu ích này:
tonyluctran (22-01-2013)
Cũ 23-05-2011   #6
Ảnh thế thân của Hư Tâm
Hư Tâm
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-04-2011
Bài viết: 63
Điểm: 6
L$B: 3.469
Tâm trạng:
Hư Tâm đang offline
 
Exclamation Help-Đạo đức kinh

Xin hỏi các vị huynh đệ giúp tại hạ xem có web nào bản đạo đức kinh nào dịch rồi không , nếu có xin cho tại hạ cái link


Chữ ký của Hư Tâm
Mùa thu tàn, bên bờ sông gió cuốn
Lòng đượm buồn, biết đâu kể cùng ai
Gò má gầy, hứng những giọt lệ tuôn
Người nơi đây, hồn lạc lõng nơi nào


Hư Tâm

Tài sản của Hư Tâm
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-08-2011   #7
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.357
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Hư Tâm Xem bài viết
Xin hỏi các vị huynh đệ giúp tại hạ xem có web nào bản đạo đức kinh nào dịch rồi không , nếu có xin cho tại hạ cái link
Đây là cái link đầy đủ cho bạn:
http://nhantu.net/TonGiao/DaoDucKinh/DDK01.htm
Khi xem xong, hãy vào bàn san sẻ học hỏi cho vui./- Thân.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-09-2011   #8
Ảnh thế thân của sophanbapbenh
sophanbapbenh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 20-09-2011
Bài viết: 2
Điểm: 4
L$B: 957
sophanbapbenh đang offline
 
Để giúp bạn hiểu được Đạo Đức Kinh, mình dẫn 1 truyện trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử.
"Trí đi chơi phương Bắc, tới Huyền Thủy, lên núi Ẩn Phần, gặp Vô Vi Vị. Trí hỏi Vô Vi Vị:

- Tôi muốn hỏi ông ba điều: - Nghĩ làm sao, lo làm sao mà biết được Đạo? - Dựa vào đâu, làm cách nào mà hiểu được Đạo? - Theo đâu và đi đường nào mà tìm được Đạo?

Vô Vi Vị làm thinh, không đáp, vì khôngbiết đáp ra sao.

Hỏi không được, Trí trở về BạchThủy, lên núi Hồ Quyết gặp Cuồng Khuất. Trí đem ba câu hỏi trên ra hỏi Cuồng Khuất.

Cuồng Khuất đáp:

- Ồ! tôi biết, để tôi nói cho nghe.

Nói tới đó thì Cuồng Khuất ấp úng mãi, như vừa định nói thì đã quên mất mình định nói gì.

Trí không hỏi ai được, bèn quay lại Đế cung, ra mắt Hoàng Đế, hỏi cho ra lẽ.

Hoàng Đế đáp:

- Không nghĩ, không lo mới biết Đạo. Không dựa vào đâu, không làm gì mới hiểu Đạo. Không theo đâu, không đi đường nào cả mới tìm được Đạo.

Trí lại hỏi: - Tôi và ông biết Đạo chăng? Còn hai người kia không biết Đạo chăng? Ai đúng? Ai sai?

Hoàng Đế đáp:

- Vô Vi Vị mới thật là đúng, Cuồng Khuất cũng vậy, chỉ có tôi và ông là chưa gần được Đạo. Vả chăng, người biết thì không nói, người nói thì không biết, nên bực thánh nhân thực hành cách dạy không cần đến lời."

Muốn đọc và hiểu Đạo Đức Kinh, chăng là để cho tâm trí vô vi? Càng nhiều thứ trong đầu sẽ càng không lĩnh hội được. Thân!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 13:11
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06451 seconds with 17 queries