Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-05-2010   #19
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.610
sao_phu08 đang offline
 
Lạm Bàn Về Cảm Thụ Thơ

Thơ hay là một lẽ nhưng làm sao cảm thụ được cái hay trong thơ lại là cả một vấn đề . Thơ ca cổ điển đòi hỏi người đọc phải có được sự hiểu biết nhất định về thơ . Đây chính là rào cản lớn nhất để người trẻ đương đại bây giờ đến gần được với thơ xưa . Có một thời người ta đã gọi thơ Đường là loại thơ dành cho bác học không dành cho bình dân . Thiết nghĩ , đòi hỏi ở người cảm thụ thơ một tầm kiến thức để đồng cảm được là chính đáng nhưng làm thế nào mà ngay cả một người bình thường cũng rung cảm được với nội tâm bài thơ thì có phải hay hơn không ? Phạm Bách Lam từng nói về sự đại đồng trong văn học . Ông cho rằng , viết một tác phẩm nên để cho phần đông mọi người hiểu được . Có lẻ vì vậy mà khi phong trào thơ mới bùng nổ , nó nhanh chóng được hưởng ứng mạnh mẽ về sự thoải mái trong cách biểu đạt chiều sâu cũng như nội tâm trong thơ dung dị và thực hơn .

Có người nói thơ ca phải biết giấu kín cái hay càng kỹ lưỡng càng tốt . Để người đọc có thể được như anh chàng trai tân mới cưới vợ , mỗi ngày là mỗi khám phá ra thêm một nét yêu kiều viên mỹ . Đứng trên phương diện cá nhân tôi không tán đồng cho mấy . Văn học nghệ thuật , trong đó có thi ca , càng gần gũi với người đọc bao nhiêu càng tốt , càng dung dị với rung cảm của một người bình thường càng tốt . Có một thời sau đổi mới , nhiều nhà phê bình cấp tiến đã không ngớt lời chê thơ lục bát của cố thi sĩ Nguyễn Bính là văn học nhà quê . Tôi thú thật không biết nên cười hay nên khóc , nhưng kỳ thực đến giờ tôi vẫn chưa thấy có một nhà thơ nào lại có chất quê mộc mạc như tâm hồn làng Việt của cụ Nguyễn .

Cảm thụ thơ nếu đòi hỏi người đọc phải có được thế này thế nọ thì thật là quá bất tiện . Nói cho cùng thi ca cũng chỉ là rung cảm của nhà thơ với đời thường nên không thể tự tạo khoảng cách với đọc giả , những người đang sống thực tế trong đời thường , được . Theo tôi , một nhà thơ hay phải là người khiến bất kỳ ai cũng dễ dàng thấy được cái hay của mình . Lấy ví dụ hai câu kết của bài Mùa Xuân Chín của Hàn Mặc Tử :

Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang

Cái dòng sông buổi trưa chói chang nắng ấy , từ Bắc Trung Nam đâu đâu lại không có một dòng sông như vậy ? Ai trong lòng nhớ về quê hương của mình không có một dòng sông như vậy ? Người đọc có thể không cảm thụ được mùa xuân chín chốn nào , nhưng hình ảnh về người con gái gánh thóc ( có thể là chị , là em là một cô thôn nào đấy ) đã gợi lại nguyên vẹn tuổi thơ quê nghèo ăm ắp ký ức . Dòng sông trưa chói chang hoa nắng đã đọng lại suốt đời trong hồn người con tha hương viễn xứ , huống hồ chi lại còn thêm một chị gánh thóc gánh theo luôn bao tình cảm dại khờ thưở đầu . Ai không rung động cùng tác giả cho được .

Trong bài thơ họa lại Hai Sắc Hoa Ti Gôn của T.T.K.H , Nguyễn Bính có viết :

Đêm đêm bên cạnh chồng già
Và bên cạnh bóng người xa hiện về


Sự tréo ngoe của một người con gái đã có gia đình mà vẫn nặng lòng về mối tình cũ hiện lên thật đến trắng trợn . Người đọc dễ dàng tưởng tượng ra được khuôn mặt luôn cố gắng tươi cười nhưng cõi lòng đã chết rũ vì sầu héo của người con gái nọ . Nó rõ ràng và chân thật không lẫn khuất gì cả .

Hay nỗi lòng T.T.K.H trong bài Hai Sắc Hoa Ti Gôn :

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết từng thu chết
Vẫn giấu trong tim một bóng người


Ai cũng dễ dàng cảm nhận được sự sầu thảm của nhân vật Tôi ấy với những cung bậc cảm xúc thật , rất thật đến dung dị .

Có một thời tồn tại khái niệm thi ca bình dân và thi ca bác học . Các nhà phê bình theo mỗi lý luận riêng đều đưa ra sự thuyết phục của mình . Tôi cũng chỉ là một kẻ yêu thơ nghiệp dư nên cũng không tự tiện nhận định đúng sai , cái nào lợi . Tuy nhiên nếu mục đích nghệ thuật vị nhân sinh thì thiết nghĩ nên “ bình dân ” một chút để tất cả độc giả được dễ dàng rung cảm với nhà thơ . Ví dụ như bài Thu Vịnh của cụ Nguyễn Khuyến có câu kết :

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

Đọc giả nếu không biết Đào Tiềm là ai thì cũng sẽ dò mò suy đoán lại thành hỏng mất cái khí tiết thanh bần của cụ Nguyễn . Lại hóa ra vách ngăn tri thức đã cản đường cho sự đồng cảm cảm thụ thơ .

Xin lan man một chút qua văn . Nếu không có một tầm nhất định khi đọc qua Ông Già và Biển Cả của nhà văn mỹ Hem_ming_quay , đọc giả dễ dàng tự hỏi cái hay thật sự của tiểu thuyết này là gì ? Đấy là do “ tảng băng trôi ” trong lối hành văn của Hem_ming_quay quá sâu sắc nên lại kén người xem . Thiết nghĩ nếu đã gọi thơ là nghệ thuật thì dù “ vị nhân sinh ” hay “ vị nghệ thuật ” cũng đừng nên bác học quá hòng dễ dàng phổ cập đến đông đảo người xem hơn .

Mỗi người đều có ý riêng nên nhìn nhận về cảm thụ thơ cũng vậy . Xin mạo muội so sáng thơ như một phụ nữ theo câu danh ngôn nổi tiếng : “ không có người phụ nữ xấu , chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp mà thôi ! ” . Tuy nhiên làm đẹp cũng có trăm ngàn kiểu , miễn là đừng tô vẻ nhiều quá đến đài các kiêu kỳ sẽ dễ gây phản cảm và người đọc lại mỏi mê ngại ngần khi xem tới .

Chẳng phải lục bát vẫn là thể thơ yêu thích của chúng ta đó sao ? Không phải chỉ vì nó gần gũi hay dung dị mà còn là vì sự truyền cảm dễ dàng và không cần cầu kỳ trong cảm thụ đấy thôi …


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
TC NGUYỄN (04-05-2010)
Cũ 04-05-2010   #20
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.355
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Lưỡng hợp: Mèo-chuột/Đầy-vơi

Lưỡng hợp: Mèo-chuột/Đầy-vơi (tt)

Khi Bàn về đặc trưng từ lắp “mèo-chuột” là muốn phơi bày cái tính lưỡng nghi mâu thuẩn trong âm có dương, trong dương có âm…, cặp đôi âm dương theo lý giải dịch lý là sự đối đẳng, không đối kháng, theo như cách nói của các nhà đạo học thì “Hai mà Một, Một mà Hai”. mới nhìn thì thấy như một thứ tư tưởng ba phải, lưng chừng mà triết Tây không chấp nhận.

Nhưng nhờ vào sự lý luận trái khoái này của triết Đông, cho ta lãnh hội được một triết lý ảo diệu, một thứ tư tưởng đầy biến động, đổi từ đối cực này qua đối cực kia, mà khi dò đến ngọn nguồn thì “…bất khả đạo, …bất khả danh” ngay!. Vì vậy nên cố lý giải thì chỉ chính mình tự đi vào con đường vòng định nghĩa một chiều, vậy muốn hiểu được đạo học Đông Phương(triết Đông) ta phải hiểu thế nào là “vô ngôn” lấy cái “ngộ” trong một sát na là chính.

Các cụ ta ngày xưa thường đọc“ê a” gù gật là để tìm cảm giác biến thành trực giác đi thẳng vả chữ “Đạo” mà không qua lý sự vì nó làm tản mác đi cái bản thể của con người mà đạo học cho là một “tiểu vũ trụ” ẩn trong cái tâm sâu thăm thẳm ấy!

Ở đây xin không đi quá xa mà chỉ quay lại tóm gọn bàn trong bài đồng dao xin nêu lại đây:

Chú mèo trèo lên cây cao
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà ?
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo (!)


Trong bài đồng dao trên, từ "chú" dùng cho cả mèo lẫn chuột với ý nghĩa tương đồng mặc dù mèo và chuột là hai con vật đối nghịch khống chế mà mèo là chủ đạo sinh sát, và đây cũng mang ý nghĩa hai con vật này nhất cử nhất động đều lưu ý đến nhau…- cho nên chuột được nâng lên đồng đẳng với mèo- theo cái nhìn của dịch có mậu thuẩn nhưng tương hợp theo nghĩa như: tiên với rồng, âm với dương, trời với đất…nằm trong ý nghĩa “song trùng lưỡng hợp”, tuy hai nhưng là một, khi hai con vật mèo và chuột cùng sống trong một lãnh thổ, và cho dù mèo có ăn tươi chuột ngày nào đó thì chỉ là sự hòa đồng vào nhau thành thể nhất nguyên là lúc đi về với Đạo…

Từ những luận lý đặt trên căn bàn triết và như ta biết triết là triệt, hiểu thấu triệt tận cùng của sự vật qua cái vô hình bằng vào cái hữu hình của nó, và như vậy ở đây “Mèo” đồng nghĩa với “Trời”, là tình yêu hạnh phúc trong ý nghĩa vô biên như Vũ Trụ hay hình ảnh của Cái--.> Mẹ--.> Nữ Oa theo nghĩa anh/em trước sau như ca dao:

Anh khôn cũng ở dưới Trời,
Em là chim én đổi dời thượng thiên.

Và theo đó “chuột“ đồng nghĩa với “đất”, phần nặng chìm, “chuột” ở trong hang dưới đất, nơi mà trời đất giao hòa theo nghĩa “Thiên sinh, địa dưỡng” mà ra- khi “chuột” làm nhà trên cao, cây cau là lúc quá độ phải trở về vị trí cũ, đó là “phản phục” cả “mèo” lẫn “chuột” đổi vị cho hợp âm/dương lưỡng hợp là vậy, đây là sự nhân hòa công tạo vạn vật để bảo tồn và phát triển đời sống quần sinh.

Lưỡng hợp “mèo chuột” qua đó ta thấy được đạo trời trong ý nghĩa âm trước dương sau, tình trước lý sau, vợ trước chồng sau… gọi là “Tả Nhậm”, đó là triết lý sống với tâm linh quí trọng tinh thần lấy sự kính trên nhường dưới, bên vực kẻ khốn cùng...

Có thể bạn không đồng ý vì nó không có luận cứ khoa học nào dẫn chứng, nhưng phạm vi triết nó vượt xa lên trên mọi lãnh vực và là dẫn đạo trên hết…, vì vậy sai đúng thế nào đây?!...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (04-05-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:34
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05393 seconds with 17 queries