Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 01-03-2004   #1
Ảnh thế thân của LSB-Huy_Aka
LSB-Huy_Aka
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 03-10-2002
Bài viết: 941
Điểm: 145
L$B: 42.505
Tâm trạng:
LSB-Huy_Aka đang offline
 
Anh hùng như Từ Hải tôi không thích ở nhiều lí do.
Trước nhất là chưa gì mà đã thấy ăn chơi lung tung rồi. Cái này nói nghiêm túc nhá. Cũng là đi mua hoa thưởng nguyệt mà thôi. Gặp người xinh đẹp như Kiều thì yêu và lấy, chứ gặp mấy cô bình thường thì cũng phủ phê rồi quăng xấp ngân lượng lại, nói ghét thì không phải, nhưng tui thấy là chưa đồng tình với hành động này.
Thứ 2 là quá ngây thơ chính trị; phần bị lung lạc bởi lời dụ dỗ cho hùng cứ một phương của triều đình; hai là muốn an nhàn cùng Thúy Kiều, không phải rong ruổi chinh chiến nữa. Xét ước muốn này với người bình thường thì không sao. Nhưng nếu đặt Từ Hải trong vị trí một đầu lĩnh; khởi nghĩa nông dân thì thấy không đẹp chút nào. Phải chăng đến khi hùng cứ một phương ông cũng chăn êm nệm ấm với cô Kiều mà thôi, 10 vạn tinh binh theo ông mong ước lớn nhất là gì nếu không phải giải phóng mình. Ra hàng triều đình như vậy thể hiện sự không sáng suốt trong quyết đoán đồng thời cũng là tư tưởng đã mỏi mệt của khách biên đình năm xưa. Cái này giống nhân vật Tống Giang, thủ lĩnh anh hùng Lương Sơn Bạc năm xưa.
Do vậy, hình ảnh Từ Hải có thể đẹp, nhưng tôi không thích.
---------------------------
Từ Hải ngây thơ là một, phần cũng do nghe lời ngọt ngào của Kiều khi nghĩ đến viễn cảnh êm ấm của mình mà lại. Nghĩa quân theo sự hiệu triệu của mình là để chống bất công, thế mà bây giờ nghe triều đình phong quan phong chức gì đó thì xuôi ngay, thế có đi ngược lại tôn chỉ ban đầu không? So sánh hành động của Từ Hải với Tống Giang thấy có khác gì chăng? Mà trước đến giờ chẳng ai coi Tống Giang là anh hùng cả, thậm chí Kim Thánh Thán còn coi Tống Giang là kẻ tiểu nhân đạo đức giả. Từ Hải thì không đến nỗi đó, song cũng không phục ông ở điểm này.
Nhưng mà đây là ta đang tạm thời giả thiết Từ Hải làm khởi nghĩa nông dân đó nhen. Chứ đọc kỹ mấy đoạn Kiều về vụ này thì Từ Hải giống nổi binh làm giặc nhiều hơn là làm khởi nghĩa. Hãy đọc thử nha:

Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi tường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
------------
Thừa cơ trúc chẻ ngói tan,
Bình uy từ ấy sấm ran trong ngoài.
Triều đình riêng một góc trời,
Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.
Đòi cơn gió quét mưa sa,
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam.
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những loài giá áo túi cơm sá gì!
Nghênh ngang một cõi biên thùy,
Kém gì cô quả kém gì bá vương!
Trước cờ ai dám tranh cường,
Năm năm hùng cứ một phương hải tần.

Thấy có vẻ đây là hành động nhằm thể hiện cái tôi riêng của Từ Hải, ta là anh hùng vô địch, ngạo xứng cùng triều đình, chưa thấy gì là giúp dân hết nhen. Nói quá một chút là tính làm loạn, gây nội chiến... Như vậy có anh hùng cũng là anh hùng rơm mà thôi.
Đọc tiếp thì thấy lời khuyên Thúy Kiều thật chí lý, hợp tình: mong cho dân chúng thoát khỏi cảnh binh đao. Trước đó Từ Hải vẫn không muốn hàng triều đình vì không muốn "hàng thần lơ láo phận mình ra sao" chứ không hề nghĩ đến chuyện hào kiệt thao mình hay là dân chúng lầm than. Nhưng:
Nghe lời nàng nói mặn mà,
Thế công Từ mới trở ra thế hàng.

-----> Kiều còn chí lý hơn Từ Hải ngàn lần.
Kết luận:
1/ Nếu coi Từ Hải làm khởi nghĩa nông dân thì ông này mắc 2 lỗi: ngây thơ quá độ và "Nghe lời nàng nói mặn mà"...
2/ Nếu coi Từ Hải làm giặc để thỏa mãn lòng cao ngạo của mình (giả thuyết này các cụ ngày xưa đã đặt ra rồi, nên Nguyễn Công Trứ coi truyện Kiều kể về con đĩ và thằng giặc, hơi quá lời một chút) thì có gì mà đáng kính phục chứ?
Có chăng ông này có tài thao lược và vẻ ngoài lẫm liệt một chút, vậy thôi.


Chữ ký của LSB-Huy_Aka
Nghe hồn mình trong hơi thở của đêm
lòng buồn lắm anh nghĩ về hạnh phúc
những gì đã qua, những điều được mất
đời vẫn thế thôi chẳng được hết bao giờ

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-03-2004   #2
Ảnh thế thân của LSB-TuongVi
LSB-TuongVi
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
Từ Hải đó là 1 nhân vật mà theo Nguyễn Du nói , như 1 cơn gió nhẹ thổi qua đời Kiều, con người của TH , thẳng thắn bộc trực , tính cách ngang tàng , trọng lẽ phải , đó là những phẩm chất của 1 kẻ anh hùng
Nhưng Từ Hải cũng như bao anh hùng khác , khó qua ải mĩ nhân. Cái chết đứng của TH vốn thể hiện cái khí thế ko khuất phục , nhưng nó lại bị khuất phục bởi sắc đẹp nhi nữ, theo mụi nghĩ điều đó ko ảnh huởng gì tới hình tuợng của nhân vật TH , ND đã tạo nên 1 1 vị anh hùng ko khô khan võ biền mà cũng biết trọng người tài trọng cái đẹp
Còn về lí do thất trận của TH , HAK nói đúng ,nhưng bao đời nay Ngô Vuơng Phù Sai 1 vị vua anh dũng vô biên còn bị mất nuớc vào tay 1 cô gái yếu đuối huống gì TH

Tiện trích ra đây vài dòng về Từ Hải:
Lần thu gió mát trăng thanh,
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi,
Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt đông.
Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cùng xiêu anh hùng.
Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.
Từ rằng: Tâm phúc tương cờ
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2004   #3
Ảnh thế thân của Chau Nhuoc Lan
Chau Nhuoc Lan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-03-2004
Bài viết: 25
Điểm: 4
L$B: 6.571
Chau Nhuoc Lan đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-Huy_Aka
Anh hùng như Từ Hải tôi không thích ở nhiều lí do.
Trước nhất là chưa gì mà đã thấy ăn chơi lung tung rồi. Cái này nói nghiêm túc nhá. Cũng là đi mua hoa thưởng nguyệt mà thôi. Gặp người xinh đẹp như Kiều thì yêu và lấy, chứ gặp mấy cô bình thường thì cũng phủ phê rồi quăng xấp ngân lượng lại, nói ghét thì không phải, nhưng tui thấy là chưa đồng tình với hành động này.
Thứ 2 là quá ngây thơ chính trị; phần bị lung lạc bởi lời dụ dỗ cho hùng cứ một phương của triều đình; hai là muốn an nhàn cùng Thúy Kiều, không phải rong ruổi chinh chiến nữa. Xét ước muốn này với người bình thường thì không sao. Nhưng nếu đặt Từ Hải trong vị trí một đầu lĩnh; khởi nghĩa nông dân thì thấy không đẹp chút nào. Phải chăng đến khi hùng cứ một phương ông cũng chăn êm nệm ấm với cô Kiều mà thôi, 10 vạn tinh binh theo ông mong ước lớn nhất là gì nếu không phải giải phóng mình. Ra hàng triều đình như vậy thể hiện sự không sáng suốt trong quyết đoán đồng thời cũng là tư tưởng đã mỏi mệt của khách biên đình năm xưa. Cái này giống nhân vật Tống Giang, thủ lĩnh anh hùng Lương Sơn Bạc năm xưa.
Do vậy, hình ảnh Từ Hải có thể đẹp, nhưng tôi không thích.
Thứ nhất, Từ Hải chỉ vì nghe tiếng nàng Thúy Kiều, một nàng con gái thân gợi chốn phong trần nhưng lại tài sắc vẹn toàn "sắc đành đòi một, tài đành họa hai" mà nên Từ Hải mới đưa thiếp đến để cùng nàng tương ngộ .

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cùng xiêu anh hùng.
Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.
Từ rằng: Tâm phúc tương cờ
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Nguyễn Du viết là "tâm phúc tương cờ" là Từ Hải muốn cùng Kiều kết thành tri kỷ chứ không phải là tình yêu đương trăng gió tạm bợ chốn lầu xanh .

Thứ 2, Từ Hải tạo dựng cho mình một cõi riêng biệt chỉ vì muốn xóa bỏ cảnh áp bức bất công của bọn quan lại nhiễu nhương, bức hại bá tánh như hoàn cảnh của gia đình Kiều .

Triều đình riêng một góc trời,
Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.
Đòi phen gió quét mưa sa,
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam .
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những loài giá áo túi cơm sá gì !
Nghênh ngang một cõi biên thùy,
Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương !
Trước cờ ai dám tranh cường,
Năm năm hùng cứ một phương hải tần.

Đối với triều đình quả thật TH là loạn thần tặc tử, nhưng TH không phải là lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân vì mục đích của TH là chia đôi san hà, cho phỉ chí chim bằng, chứ khởi nghĩa lật đổ triều đình thì TH không đủ sức đâu, 10 vạn tinh binh cũng không phải là nhiều . Vả lại toàn tinh binh mà không có tướng tài, chỉ mình TH thì cũng "mãnh hổ nan địch quần hồ " thôi .
TH ra hàng 1 phần nghe lời của Thúy Kiều . Thúy Kiều đã lưu lạc phong trần nhiều, nên nàng rất mong muốn có ngày trở về với gia đình . Nếu TH ra hàng thì nàng sẽ trở thành mệnh phụ phu nhân, lúc đó gia đình nàng cũng được vinh hiển theo.

Nghĩ mình mặt nước cánh bèo,
Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân.
Bằng nay chịu tiếng vương thần,
Thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì!
Công tư vẹn cả hai bề,
Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương.
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường,
Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha.
Trên vì nước dưới vì nhà,
Một là đắc hiếu hai là đắc trung.

Điều quan trọng là Nguyễn Du không thể không viết cho TH bị thất bại . Vì Nguyễn Du cũng là 1 vị quan của triều đình . Với ông thì TH là hào kiệt đó, lược thao gồm tài, nhưng mà cũng chỉ là giặc mà thôi .

Làm chi để tiếng về sau,
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào

Theo cái tư tưởng phong kiến của tác giả thì TH nắm chắc phần thất bại . Nếu mà ND viết cho TH lật đổ luôn cả triều đình thì biết đâu mình đã không có dịp đọc được nó mất rồi :lol: và không chừng dòng họ Nguyễn Du cũng bị vạ lây vì tội làm phản :lol:

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2004   #4
Ảnh thế thân của LSB-Huy_Aka
LSB-Huy_Aka
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 03-10-2002
Bài viết: 941
Điểm: 145
L$B: 42.505
Tâm trạng:
LSB-Huy_Aka đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Chau Nhuoc Lan
TH ra hàng 1 phần nghe lời của Thúy Kiều . Thúy Kiều đã lưu lạc phong trần nhiều, nên nàng rất mong muốn có ngày trở về với gia đình . Nếu TH ra hàng thì nàng sẽ trở thành mệnh phụ phu nhân, lúc đó gia đình nàng cũng được vinh hiển theo.
Bạn nói cũng có điều không chính xác:
TK không phải khuyên TH quy thuận triều đình vì muốn cho
" có ngày trở về với gia đình . Nếu TH ra hàng thì nàng sẽ trở thành mệnh phụ phu nhân, lúc đó gia đình nàng cũng được vinh hiển theo."
bạn hãy đọc cho kĩ mấy câu sau:
Làm chi để tiếng về sau,
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào.
Sao bằng lộc trọng quyền cao
Công danh ai dứt lối nào cho qua.
Đó là những câu nói ti tiện nhất của TK. Những lời khuyên ấy chỉ TH mới nghe được, chúng ta nghe không trôi, ND chắc nghe cũng không trôi. Trái với những lời khuyên của TK là những ý nghĩ ngang tàng của TH:
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu.
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau
Vào luồn ra cúi, công hầu mà chi?
Sao bằng riêng một biên thùy,
Sức này đã dễ làm gì được nhau!
Chọc trời khuấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.
Một bên là những lí lẽ chẳng đẹp đẽ gì do TK viện ra, một bên là những ý nghĩ ngang tàng của TH, dầu ND xếp đặt cho câu chuyện thế nào, ta vẫn thấy rõ ràng bên nào nặng bên nào nhẹ. Cái lí của ND chưa chắc là cái lý của TK nhưng cái tình của ND nhất định là cái tình TH. Xem đoạn thơ trên, ta thấy mặc dầu ND cho TH ra hàng, nhưng ND vẫn tán thành cái ý không muốn hàng của TH mà có lẽ ND đã vô tình không biết. Dẫu sao người xem thấy TH ra hàng rồi bị lừa, bị giết thì người xem truyện không những tiếc mà còn phẫn uất. TH chết không nhắm mắt, TH chết đứng. Cái chết của TH là một mối oán hận nghẹn ngào, oán ở đây là oán một triều đình, oán một chế độ hèn hạ.
TH là một giấc mơ, một lối thoát cho những con người đã ngạt thở trong cái khuôn khổ PK, những con người bị bó buột bị giày vò vẫn ao ước được vùng vẫy giữa trời cao bể rộng.

Ý kiến riêng tôi luận thêm về cái "Từ Hải tạo dựng cho mình một cõi riêng biệt chỉ vì muốn xóa bỏ cảnh áp bức bất công của bọn quan lại nhiễu nhương, bức hại bá tánh như hoàn cảnh của gia đình Kiều "

TH không nhằm một mục đích giúp vua, trị nước nào hết. TH chỉ anh hùng để mà chơi, cho thỏa cái thú làm anh hùng cá nhân của TH. Cái thú đó là cái thú nguy hiểm cho trật tự XH. Xét về hành động, TH là một tướng giặc không hơn không kém. Giữa kỉ cương của XHPK, vẽ hình ảnh một tên tướng giặc như hình ảnh một vị anh hùng cái thế, cái việc làm của ND đã là một việc lạ. Nhưng lạ hơn nữa là cái XHPK trong hơn 100 năm cũng thừa nhận TH như một vị anh hùng cái thế, tuy vẫn biết TH là tướng giặc. TK còn có kẻ bàn ra nói vào chứ TH thì đã tránh được mọi điều dị nghị. Một nhà nho đã có đôi câu đối:
Bốn bể anh hùng còn dại gái
Thập thành con đĩ mắc mưu quan.
:lol:


Chữ ký của LSB-Huy_Aka
Nghe hồn mình trong hơi thở của đêm
lòng buồn lắm anh nghĩ về hạnh phúc
những gì đã qua, những điều được mất
đời vẫn thế thôi chẳng được hết bao giờ

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2004   #5
Ảnh thế thân của Chau Nhuoc Lan
Chau Nhuoc Lan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-03-2004
Bài viết: 25
Điểm: 4
L$B: 6.571
Chau Nhuoc Lan đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-Huy_Aka
Bạn nói cũng có điều không chính xác:
TK không phải khuyên TH quy thuận triều đình vì muốn cho
" có ngày trở về với gia đình . Nếu TH ra hàng thì nàng sẽ trở thành mệnh phụ phu nhân, lúc đó gia đình nàng cũng được vinh hiển theo."
bạn hãy đọc cho kĩ mấy câu sau:
Làm chi để tiếng về sau,
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào.
Sao bằng lộc trọng quyền cao
Công danh ai dứt lối nào cho qua.
Đây là lời nói của TK, còn Nhược Lan nói là cái tâm, cái ý của TK mà . Hai cái này đâu nhất thiết phải giống nhau . Như Nhược Lan vậy, qua nay nói quá chừng nhưng cái ý là bênh vực cho TH đó wink: .
TK là người có học, nên nàng cũng có tư tưởng như Nguyễn Du, như các sĩ tử của Nho Giáo . Đó là họ luôn khinh rẻ những người làm "giặc" , làm loạn như Hoàng Sào . TK cũng không tán thành việc làm của TH nên nàng mới ra sức khuyên can .
"Nhất quân, nhì sư, tam phụ " nên không thể chấp nhận được chuyện tạo phản
"Quân thí thần thường hổ
Thần thí quân kim cổ bổn vô "


Trích dẫn:
Đó là những câu nói ti tiện nhất của TK. Những lời khuyên ấy chỉ TH mới nghe được, chúng ta nghe không trôi, ND chắc nghe cũng không trôi. Trái với những lời khuyên của TK là những ý nghĩ ngang tàng của TH:
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu.
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau
Vào luồn ra cúi, công hầu mà chi?
Sao bằng riêng một biên thùy,
Sức này đã dễ làm gì được nhau!
Chọc trời khuấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.
Một bên là những lí lẽ chẳng đẹp đẽ gì do TK viện ra, một bên là những ý nghĩ ngang tàng của TH, dầu ND xếp đặt cho câu chuyện thế nào, ta vẫn thấy rõ ràng bên nào nặng bên nào nhẹ.
Bạn có đọc câu trên của đoạn đó không ? Từ công riêng hãy mười phân hồ đồ Cái chí khí hào hùng đó là nhận xét của ND về TH , và ND cũng đã nói là TH mười phân hồ đồ mà . Còn TH có thấy được rằng về với triều đình thì sẽ làm phận " hàng thần lơ láo " hay không ? Chưa chắc là TH nhìn ra được vì đã bảo là "hồ đồ" nên "anh hùng nan quá mỹ nhân quan " .

Một tay TH gầy dựng được cơ đồ, chẳng qua là nói lên cái khát vọng của tầng lớp bị áp bức , muốn bẻ gãy bất công, chứ Nhược Lan không bảo là TH nhằm một mục đích giúp vua, trị nước .
TH có chí hùng của chim hồng, chim hộc nhưng đó chẳng qua chỉ là " lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ " mà thôi . TH thật sự không có đủ khả năng để bình định thiên hạ . Nên TH chỉ có thể huy hoàng một chốc lát mà thôi . TH là kẻ anh tài, lược thao gồm đủ đó nhưng để tạo dựng sự nghiệp vững vàng , có thể chọi với triều đình thì còn xa lắm . Nên TH và TK có khác nào thân phận "chiếc bách lênh đên giữa dòng" . Đó cũng là lý do để TK khuyên TH ra hàng .
Trong tiểu thuyết Kim DUng, một Tiêu Phong anh hùng cái thế nhưng khó lòng phục chúng, làm sao mơ đến ngôi Minh Chủ Võ Lâm . Một Quánh Tĩnh - Hoàng Dung cũng không giữ nổi Tương Dương Thành . Anh hùng Lương Sơn Bạc tuy đông đó, tuy tài đó nhưng có chống nổi triều đình không ? Thì nói gì đến TH chỉ có 1 mình . Muốn bình định thiên hạ thì tài không chưa đủ . Một Lê Lợi có thể lên ngôi cửu ngũ thì không thể thiếu tài chính trị tuyệt vời của Nguyễn Trãi, cùng với sự hy sinh của hàng dũng tướng . Quan Trung cũng không thể tạo dựng cơ đồ nếu thiếu "Thất Hổ Tướng" cùng " Lục Kỳ Sĩ"
Do đó TH không thể không thua . Cho TH chết oan chính là nêu lên cái bế tắc của xã hội đương thời, cái hạn chế của ND .

Mặt khác, nhân vật TH trong toàn cảnh thì chỉ là điểm nhấn tô điểM thêm cho TK mà thôi . Trọng tâm là TK chứ không phải là TH . Với TH, TK những tưởng ân đền oán trả đã xong, nàng muốn sống lại cuộc đời yên bình trong sung túc . Nhưng mà khát vọng của nàng một lần nữa bị xã hội đó phá tan . TH chết cũng là cái mộng của TK tan vỡ và nàng một lần nữa lại phải bước vào vòng lẩn quẩn, đoạn trường, truân chuyên

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-03-2004   #6
Ảnh thế thân của Anonymous
Anonymous
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
Nói vè nhân vật Từ Hải trong truyện kiều , chúng ta không thể không đánh giá qua cái nhìn thời đại của Nguyễn Du, nếu không tôi e sẽ có những đánh giá không chính xác về nhân vật này !
Từ Hải vốn là một anh hùng không biết từ đâu đến với Kiều:
Lầu thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách bien đình sang chơi.
Rồi khi gặp TK , tình yêu của 2 người cũng không phải là loại tình mới chơm , trong sáng cua rtuổi trẻ của buổi ban đầu , mà là tình yêu tri kỉ cua r2 con người bị XHPK khinh ghét, một tướng giặc & một gái giang hồ !!! Từ Hải thoắt đến với Kiều , rồi lại thoắt rời xa, chẳng khác gì một ngọn gió :
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng giong
Cuộc sống của Từ Hải là cuộc sống giang hồ ở chân trời góc biển, tung hoành bốn phương , là cuộc sống của con người" giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha "Từ muốn san bằng những bất công XH, muốn chống lại nhà vua" huyện thành đạp đỏ năm toà cõi nam" và thiết lập"triều đình riêng một góc trời, gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà". Nhưng xét cho kĩ, mục đích của TH ko phải là chống lại chế độ vua quan để đem lại lợi ích cho dân ,Th chỉ biểu trưng cho thứ chính nghĩa chung chung , một thứ chủ nghĩa anh hùng cá nhân " nghênh ngang một cõi biên thuỳ, kém gì cô quả kém gì rá vương", "dọc ngang nào biết trên đầu có ai"
Từ Hải làm rung chuyển chế độ phong kiến, phơi bày sự thối nát phản động của nó, nhwung không phải để phá vỡ nó mà lại trở vè với nó, thế là phải chết (Chết đứng thì anh hùng hơn chút xíu), chết không khuất phục.
Ở đay nếu ta đứng trên cách nhìn XHPK thời đấy, có thể thấy mâu thuẫn của TH cũng chính là mâu thuẫn của NDlà mâu thuẫn cảu thời đại ấy giờ . ND nhìn thấy những đen tối tàn bạo của XHPK, thấy được sức mạnh của khởi nghĩa nông dân. nhưng ND lại không có điều kiện để tin vào các cuộc khởi nghĩa đó, vì nó lại lập lại chế độ phong kiến , ND dã không thể nhìn thấy trước sự sụp đổ tất yếu của CĐPK.
TH của ND không có bóng của Nguyẽn Huệ. ND không tin năng lực của nông dân , không tin Nguyễn Huệ ( có thể là tại có một thời ông này bị giam trong nhà giam của nghĩa quân ?!!) càng sợ nói về Tây Sơn dưới triều Gia Long !! Từ hải của Nguyễn Du không phải là nhân vật hiện thực mà là một nhân vật tưởng tượng , Một nhân vật thể hiện khát khoa của Nguyễn Du về tự do , công lí , của một con người muốn trừ bỏ những bất công xã hội nhưng bất lực.
Đó chính là những nhận xét khách quan nhất về nhân vật Từ Hải !!!!!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-03-2004   #7
Ảnh thế thân của CUU THIEN PHUNG VU
CUU THIEN PHUNG VU
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 01-03-2004
Bài viết: 45
Điểm: 6
L$B: 2.224
CUU THIEN PHUNG VU đang offline
 
Trích dẫn:
Nói vè nhân vật Từ Hải trong truyện kiều , chúng ta không thể không đánh giá qua cái nhìn thời đại của Nguyễn Du, nếu không tôi e sẽ có những đánh giá không chính xác về nhân vật này !
Từ Hải vốn là một anh hùng không biết từ đâu đến với Kiều:
Lầu thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách bien đình sang chơi.
Rồi khi gặp TK , tình yêu của 2 người cũng không phải là loại tình mới chơm , trong sáng cua rtuổi trẻ của buổi ban đầu , mà là tình yêu tri kỉ cua r2 con người bị XHPK khinh ghét, một tướng giặc & một gái giang hồ !!! Từ Hải thoắt đến với Kiều , rồi lại thoắt rời xa, chẳng khác gì một ngọn gió :
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng giong
Cuộc sống của Từ Hải là cuộc sống giang hồ ở chân trời góc biển, tung hoành bốn phương , là cuộc sống của con người" giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha "Từ muốn san bằng những bất công XH, muốn chống lại nhà vua" huyện thành đạp đỏ năm toà cõi nam" và thiết lập"triều đình riêng một góc trời, gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà". Nhưng xét cho kĩ, mục đích của TH ko phải là chống lại chế độ vua quan để đem lại lợi ích cho dân ,Th chỉ biểu trưng cho thứ chính nghĩa chung chung , một thứ chủ nghĩa anh hùng cá nhân " nghênh ngang một cõi biên thuỳ, kém gì cô quả kém gì rá vương", "dọc ngang nào biết trên đầu có ai"
Từ Hải làm rung chuyển chế độ phong kiến, phơi bày sự thối nát phản động của nó, nhwung không phải để phá vỡ nó mà lại trở vè với nó, thế là phải chết (Chết đứng thì anh hùng hơn chút xíu), chết không khuất phục.
Ở đay nếu ta đứng trên cách nhìn XHPK thời đấy, có thể thấy mâu thuẫn của TH cũng chính là mâu thuẫn của NDlà mâu thuẫn cảu thời đại ấy giờ . ND nhìn thấy những đen tối tàn bạo của XHPK, thấy được sức mạnh của khởi nghĩa nông dân. nhưng ND lại không có điều kiện để tin vào các cuộc khởi nghĩa đó, vì nó lại lập lại chế độ phong kiến , ND dã không thể nhìn thấy trước sự sụp đổ tất yếu của CĐPK.
TH của ND không có bóng của Nguyẽn Huệ. ND không tin năng lực của nông dân , không tin Nguyễn Huệ ( có thể là tại có một thời ông này bị giam trong nhà giam của nghĩa quân ?!!) càng sợ nói về Tây Sơn dưới triều Gia Long !! Từ hải của Nguyễn Du không phải là nhân vật hiện thực mà là một nhân vật tưởng tượng , Một nhân vật thể hiện khát khoa của Nguyễn Du về tự do , công lí , của một con người muốn trừ bỏ những bất công xã hội nhưng bất lực.
Đó chính là những nhận xét khách quan nhất về nhân vật Từ Hải !!!!!

Uh!! Cái bài này của tui đó nha , nhưng mà lúc đó quên chưa đăng nhập !!!!Lại nói về cách nghĩ riêng của tôi vè nhân vật Từ Hải . Phải nói đây là nhân vật đáng ghét thứ hai trong truyện Kiều ( theo bình xét của tôi ), những nhận xét trên thực sự chỉ là những gì mà các vị Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN nhét vào đầu tôi , và tôi diễn tả lại nó theo cách nói của mình ! Còn theo chủ quan của mình , TH trong mắt tôi la một kẻ dại gái không thể chấp nhận được !!! Suy nghĩ của LSB-Huy_Aka gần giống với cách nghĩ của tôi, nhưng tôi xin nêu thêm ý kiến sau: TH không có chủ kiến khi nghe Kiều ngon ngọt vài lời cũng có thể nghe theo( tin sái cổ là đằng khác) rồi khi tắc tư rđương trường , chết không nhắm mắt , nàng ra nàng nói :
Khóc rằng:" trí dũng có thừa , bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này .
Mặt nào trông thấy nhau đây?
Thà liều sống thác cùng một ngày với nhau "
Thế là từ công " nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra "!!! Dại đến thế là cùng !!!! Tuy rằng cách nghĩ của tôi là cá nhân chủ nghĩa, nhưng thiết nghĩ thì đó cũng là điều dĩ nhiên phải như vậy thôi . Một anh chàng kém bản lĩnh như thế mà cũng dòi thống lĩnh nhĩa quân , lật đổ trièu đình ?!! Nực cười !!!!Thế mà như thế đã xong đau ! Từ gục xuống roài mà Kiều có chết theo ngay đâu?!! Nàng còn chán chê trên dương thế rồi sau đó còn lấy thêm độ ... 3 đời chồng nữa mà( người tình một dêm theo thời ấy cũng tính là chồng)
Riêng về cái dại gái ấy thì còn mong gì nghiệp lớn ?!!!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-04-2004   #8
Ảnh thế thân của hoangtubongdem
hoangtubongdem
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 01-04-2004
Bài viết: 130
Điểm: 12
L$B: 7.939
hoangtubongdem đang offline
 
Lại nói về nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du ....theo tại hạ Từ Hải là một tướng tài một người sinh ra vốn đã là anh hùng trong thiên hạ .Thế nhưng tại hạ cũng cảm thấy tiếc cho một người hào kiệt như Từ Hải cũng đúng như câu " anh hùng khó qua ải mỹ nhân " tiếc thay ...tiếc thay thân phận của vị tướng tài ........ nếu ra nhập LSB thì cò lẽ cũng là một hảo hán "đầu đội trời, chân đạp đất" :
Thương thay số phận anh hùng
Luôn rơi vào cảnh khốn cùng nguy nan
Bao giờ mới hết lầm than
Bao giờ mới biết vinh quang trong đời??????

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-04-2004   #9
Ảnh thế thân của LSB-YenThanh
LSB-YenThanh
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
=Lương Sơn Lãng Tử=
Gia nhập: 20-09-2003
Bài viết: 5.293
Điểm: 1832
L$B: 9.146.879
Tâm trạng:
LSB-YenThanh đang offline
 
...Anh hùng thì phải gắn liền với mĩ nhân, TH cũng vậy, nếu TH không gắn với TK thì liệu chúng ta có biết đến TH hay không, và ND cũng sẽ không đưa 1 người xa lạ vào truyện của mình, và nghiễm nhiên TH không trở thành anh hùng, chúng ta phải chấp nhận rằng nhờ TK mà TH được chúng ta gọi là anh hùng,và cũng nên biết rằng TH không đáng để chúng ta trách móc, TH vẫn là 1 anh hùng _ dám yêu và chết và Ty của mình, anh không có gì đáng trách khi anh yêu TK, ngược lại chúng ta nên ton trọng TH hơn, vì ít có người anh hùng nào trong lịch sử văn học lại xuất hiện như TH, yêu như TH và chết như TH...


Chữ ký của LSB-YenThanh

Tài sản của LSB-YenThanh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 08:22
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10014 seconds with 15 queries