Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-10-2010   #1
Ảnh thế thân của quandoantung
quandoantung
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 08-03-2010
Bài viết: 101
Điểm: 48
L$B: 7.237
quandoantung đang offline
 
ngũ đại gian tà

lâu nay thấy mọi người pots toàn những nhân vật mình thích,nay mỗ xin đc đi ngược lẽ đời pots về những kẻ mà mỗ hoặc cực kì thống hận hoặc cực kì căm ghét
kẻ mỗ thống hận nhât thế gian tên đại côn đồ ĐẶNG TIỂU BÌNH
_đặng sinh tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, và là con trai ông Đặng Thiệu Xương (tự Văn Minh) và bà Đàm Thị, vợ thứ hai. Bà vợ đầu không có con, bà thứ hai (Đàm Thị) sinh được một gái đầu và 3 trai: Đặng Tiên Liệt, Đặng Tiểu Bình, Đặng Khẩn, Đặng Thục Bình. Bà thứ ba sinh được một trai, bà thứ tư (Hạ Bá Căn) sinh được 2 trai, 3 gái. Mẹ đẻ Đặng Tiểu Bình mất sớm, nên sau này ông đã mời kế mẫu Hạ Bá Căn từ quê lên thủ đô sống chung cùng gia đình ông.
Sau khi vào học trung học tại huyện nhà, cha Đặng Tiểu Bình đã xin cho Đặng Tiểu Bình theo học Trường dự bị cần công kiệm học Trùng Khánh để chuẩn bị xuất dương sang Pháp. Ngày 7 tháng 9 năm 1920, sau khi được Tổng lãnh sự Pháp tại Trùng Khánh trực tiếp sát hạch, Hi Hiền cùng 79 bạn khác lên tàu thủy đi Marseille. Ông đã học ở Pháp, giống như những nhà cách mạng có tiếng khác của Châu Á như Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Tại đây ông đã đi theo học thuyết Marx-Lenin, gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1922 và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1924.
Năm 1966, trong Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách tuột hết mọi chức vụ. Từ năm 1969 đến năm 1972, hai vợ chồng Đặng bị đưa về Giang Tây, con cái đều bị đưa đi cải tạo ở các tỉnh khác.
Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, thế lực chống đối viện cớ Đặng có tư tưởng phản cách mạng và tác động đến Mao Trạch Đông, vì vậy Đặng lại bị Mao Trạch Đông cách hết các chức vụ, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh
Sau khi trở lại chính trường, năm 1978 Đặng Tiểu Bình tung ra chương trình ‘Bốn hiện đại hóa’ và lại để cho dân dán ‘Đại tự báo’ nhưng lần này là để tố cáo những đau khổ do Cách mạng Văn hóa gây ra.
Vào năm 1989, Sự kiện Thiên An Môn diễn ra, đây là cuộc biểu tình đòi dân chủ của các sinh viên Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh thảm sát những sinh viên tham gia biểu tình. Vụ thảm sát Thiên An Môn mãi là câu chuyện đi kèm cuộc đời Đặng Tiểu Bình.
Sau cuộc thảm sát Thiên An Môn Đặng Tiểu Bình lui khỏi chính trường nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng ở Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình qua đời năm 1997.
Đặng đã từng nói:
Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, chỉ vài tháng trước cuộc chiến với Việt Nam, Đặng nói một câu khó quên được Trung Quốc truyền hình trực tiếp:
“ Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học[2]. ”
Qua cuộc chiến này đã cho thấy đây là một quyết định sai lầm của Đặng Tiểu Bình, đã làm hàng vạn dân Việt Nam và quân Trung Quốc đã bỏ mạng. Nhưng đó cũng cho thấy sự yếu kém của quân đội Trung Quốc

là 1 con dân đất Việt mọi người ko bao giờ đc quên bộ mặt tráo trở,côn đồ,dã man,tàn nhẫn,khốn nạn của bè lũ phương bắc đặc biệt là tên Đăng Tiểu Bình,kẻ đã gây ra cái chết của hàng ngàn đồng bào ta trong cuộc chiến biên giới 1979


Chữ ký của quandoantung

Yêu Việt Nam,Thờ Cụ Hồ,kính Bác Giáp
http://vn.360plus.yahoo.com/sinhradecuoi3

Tài sản của quandoantung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến quandoantung vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-10-2010)
Cũ 28-10-2010   #2
Ảnh thế thân của quandoantung
quandoantung
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 08-03-2010
Bài viết: 101
Điểm: 48
L$B: 7.237
quandoantung đang offline
 
Tội ác của Đặng
Đặng ko những là kẻ tàn ác với người ngoài mà cả với người nhà của hắn,con dân hắn hăn cũng xem như cỏ rác,sự kiện thiên an môn l;à minh chứng cho sự khát máu của Đặng
Thiên An Môn 15/4 - 4/6/1989
Cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hay Thảm sát quảng trường Thiên An Môn, Cuộc xô xát ngày 4 tháng 6, hay Tình trạng náo động từ mùa Xuân tới mùa Hè năm 1989 theo Chính phủ Trung Quốc, là một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, (theo chính quyền Trung Quốc) do bất bình về tham nhũng của chính quyền, nhưng cuộc đụng độ đã khiến 800 dân thường thiệt mạng, 10.000 người bị thương. Nhưng bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2.000.
Sự kiện được đặt tên theo vị trí diễn ra sự đàn áp phong trào ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Những người biểu tình thuộc nhiều nhóm khác nhau, từ các trí thức tin tưởng rằng chính phủ do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo quá tham nhũng và hà khắc, tới những công nhân thành thị tin rằng cải cách kinh tế Trung Quốc đã đi quá xa dẫn tới lạm phát tăng cao và tình trạng thất nghiệp lan tràn đe dọa cuộc sống của họ.
Sau khi những người biểu tình bất chấp kêu gọi giải tán của chính phủ, một sự chia rẽ xảy ra bên trong Đảng cộng sản về việc giải quyết vấn đề với những người biểu tình theo cách nào. Trong những nhóm đang tranh cãi nhau, một phe cứng rắn nổi lên và quyết định đàn áp cuộc biểu tình mà không cần để ý tới những yêu cầu của họ.
Ngày 20 tháng 5, chính phủ tuyên bố thiết quân luật và vào đêm ngày 3 tháng 6, sáng ngày 4 tháng 6, xe tăng và bộ binh quân đội được gửi tới quảng trường Thiên An Môn để đàn áp phong trào và giải tán những người biểu tình. Những ước tính về con số thiệt mạng dân sự khác nhau: 4000-8000 (CIA), 2.600 (Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc) và một nguồn chưa được xác định khác là 5.000. Số người bị thương từ 7.000 đến 10.000. Tiếp sau cuộc bạo lực, chính phủ tiến hành nhiều cuộc bắt giữ để đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt việc đưa tin các sự kiện của báo chí Trung Quốc. Cuộc đàn áp bằng bạo lực đối với những người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn đã gây nên sự chỉ trích rộng rãi của quốc tế đối với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[1].
Tại Trung Quốc, vụ này thường được gọi là Sự kiện mùng 4 tháng 6 (六四事件) hay Phong trào mùng 4 tháng 6 (六四运动). Tên sau được đặt theo tên của hai hành động phản kháng khác cũng xảy ra ở quảng trường Thiên An Môn: Phong trào mùng 4 tháng 5 năm 1919 và Phong trào mùng 5 tháng 4 năm 1976.
Tháng 4 năm 1989, khi Hồ Diệu Bang qua đời, dân chúng Trung Quốc đã nhân tang lễ ông, tổ chức nhiều vụ xuống đường biểu tình. Chính thức là để tỏ lòng thương tiếc một người thuộc xu hướng cải cách, song các cuộc biểu tình này thực ra là để phản đối lạm phát và nạn tham nhũng. Vào thời điểm ấy, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là Mikhail Gorbachyov đến thăm Bắc Kinh sau nhiều năm gián đoạn quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc.
Đây là biến cố quốc tế nên đông đảo truyền thông thế giới có mặt để tường thuật. Các cuộc biểu tình kéo dài khiến lãnh đạo Bắc Kinh lúng túng. Vì muốn thách thức Gorbachyov tiến hành cải cách nên họ không dám ngăn chặn biểu tình, trong khi nhiều đảng viên cao cấp lại tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ dân biểu tình.
Đến khi sự việc xảy ra quá tầm kiểm soát của chính quyền thì họ chỉ còn giải pháp là "tắt đèn nổ súng". Triệu Tử Dương muốn can cả hai, chính quyền và dân biểu tình, mà không nổi. Ông xuất hiện lần cuối, giữa đám biểu tình vào ngày 19 tháng 5 năm 1989, với nước mắt lưng tròng và tay cầm loa để nói là mình đến quá trễ.
Hơn 10 ngày sau, quân đội tiến vào thủ đô Bắc Kinh, yêu cầu báo chí rút lui và rạng ngày 4 tháng 6, đám biểu tình bị giải tán, hàng ngàn người bị tàn sát ngay tại Quảng trường Thiên An Môn. Con số chính thức là bao nhiêu thì Bắc Kinh không nói và không ai biết được. Con số bán chính thức từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là 2.600 người.
Những cuộc phản kháng ban đầu chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, ngày 16 tháng 4 và 17 tháng 4, dưới hình thức lễ tang dành cho Hồ Diệu Bang và những yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc phải sửa đổi các quan điểm chính thức của họ về ông. Ngày 18 tháng 4, 10.000 sinh viên tiến hành một cuộc biểu tình ngồi tại Quảng trường Thiên An Môn, phía trước Đại lễ đường Nhân dân. Cùng trong buổi chiều ngày hôm đó, vài ngàn sinh viên tụ tập trước Trung Nam Hải, trụ sở chính phủ, yêu cầu gặp mặt các lãnh đạo chính phủ. Họ đã bị lực lượng an ninh giải tán.
Những cuộc phản kháng đã có xung lượng sau khi có tin tức về những cuộc xô xát giữa sinh viên và cảnh sát; sinh viên tin rằng truyền thông Trung Quốc đã bóp méo tính chất hành động của họ và nó càng khiến sự kiện được nhiều người ủng hộ hơn dù một tờ báo quốc gia, tờ Khoa học và Kỹ thuật (科技日报) xuất bản ngày 19 tháng 4, có một bài viết về cuộc biểu tình ngồi ngày 18 tháng 4.
Trong đêm ngày 21 tháng 4, ngày trước lễ tang Hồ Diệu Bang, khoảng 100.000 sinh viên đã tuần hành trên Quảng trường Thiên An Môn và tụ tập ở đó trước khi nơi này bị đóng cửa chuẩn bị cho lễ tang. Ngày 22 tháng 4, họ đã yêu cầu gặp mặt thủ tướng Lý Bằng nhưng không được đáp ứng (Lý Bằng là người được đa số cho là đối thủ chính trị của Hồ Diệu Bang). Cùng ngày hôm ấy, những cuộc phản kháng diễn ra tại Tây An (Thiểm Tây) và Trường Sa (Hồ Nam).
Từ 21 tháng 4 tới 23 tháng 4, sinh viên tại Bắc Kinh kêu gọi một cuộc bãi khoá. Những hồi chuông báo động đã gióng lên bên trong chính phủ, họ nhận thức rõ cơn bão chính trị do Sự kiện Thiên An Môn ngày 5 tháng Tư (四五天安门事件 Tứ ngũ Thiên An Môn sự kiện) năm 1976 khi ấy đã được hợp pháp hóa gây ra. Ngày 26 tháng 4, sau một bài diễn văn nội bộ của Đặng Tiểu Bình, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, ra một bài xã luận trang nhất với tiêu đề "Dương cao ngọn cờ phản đối bất kỳ sự xáo động nào" để tìm cách tập hợp công luận sau lưng chính phủ và buộc tội "một số kẻ cơ hội lạc lõng" đang âm mưu gây bất ổn dân sự[2]. Bài báo làm sinh viên nổi giận và vào ngày 27 tháng 4 khoảng 50.000 sinh viên tụ tập trên các đường phố Bắc Kinh, bất chấp lời cảnh báo đàn áp của chính phủ, yêu cầu chính phủ rút lại bài báo.
Tại Bắc Kinh, đa số sinh viên từ nhiều trường cao đẳng và đại học đã tham gia với sự ủng hộ của các giáo sư và giới trí thức khác. Sinh viên khước từ các thành viên chính thức từ các hiệp hội sinh viên do Đảng Cộng sản kiểm soát và lập lên những hiệp hội tự quản của riêng mình. Sinh viên tự coi mình là những người Trung Quốc yêu nước, bởi họ được thừa hưởng giá trị "khoa học và dân chủ" của Phong trào Ngũ Tứ năm 1919. Những cuộc phản kháng cũng khiến mọi người nhớ lại Phong trào Tứ Ngũ (四五运动 Tứ ngũ vận động) cuối cùng đã dẫn tới sự ra đi của bè lũ bốn tên. Ban đầu chỉ có mục đích tưởng niệm Hồ Diệu Bang, người được sinh viên coi là một nhân vật ủng hộ dân chủ, hành động của sinh viên dần phát triển thành phong trào phản đối tham nhũng và yêu cầu tự do báo chí và sự chấm dứt, hay cải cách, sự cầm quyền tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Đảng Cộng sản và Đặng Tiểu Bình, người lãnh đạo tối cao trên thực tế của Trung Quốc. Những nỗ lực liên lạc và liên kết với sinh viên và công nhân ở các thành phố khác cũng mang lại một số thành công.
Dù những cuộc phản kháng ban đầu là của sinh viên và giới trí thức, những người cho rằng các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình vẫn chưa đủ tầm và Trung Quốc cần phải cải cách cả hệ thống chính trị, họ nhanh chóng có được sự ủng hộ của giới công nhân thành thị, những người cho rằng các cuộc cải cách đã đi quá xa. Điều này xảy ra bởi những người lãnh đạo cuộc phản kháng chú trọng vào vấn đề tham nhũng, vấn đề thống nhất cả hai nhóm và bởi sinh viên có thể viện dẫn các nguyên mẫu Trung Quốc của những người trí thức vị tha những người nói ra sự thực với giới cầm quyền.
Không giống những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1987, gồm chủ yếu sinh viên và giới trí thức, các cuộc phản kháng năm 1989 có được sự hỗ trợ to lớn từ giới công nhân thành thị, những người đang lo lắng trước tình trạng lạm phát và tham nhũng ngày càng gia tăng. Tại Bắc Kinh, họ được rất nhiều người ủng hộ. Họ cũng được ủng hộ tại các thành phố lớn ở khắp Trung Quốc Đại lục như Ô Lỗ Mộc Tề, Thượng Hải và Trùng Khánh; và sau này là ở Hương Cảng, Đài Loan và các cộng đồng Hoa kiều ở Bắc Mỹ và châu Âu.


Chữ ký của quandoantung

Yêu Việt Nam,Thờ Cụ Hồ,kính Bác Giáp
http://vn.360plus.yahoo.com/sinhradecuoi3

Tài sản của quandoantung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-10-2010   #3
Ảnh thế thân của quandoantung
quandoantung
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 08-03-2010
Bài viết: 101
Điểm: 48
L$B: 7.237
quandoantung đang offline
 
Ngày 4 tháng 5, xấp xỉ 100.000 sinh viên và công nhân tuần hành ở Bắc Kinh yêu cầu cải cách tự do báo chí và một cuộc đối thoại chính thức giữa chính quyền và các đại biểu do sinh viên bầu ra. Chính phủ khước từ đối thoại, chỉ đồng ý đàm phán với các thành viên được chỉ định từ các tổ chức sinh viên. Ngày 13 tháng 5, hai ngày trước chuyến thăm cấp nhà nước được quảng cáo rầm rộ của vị lãnh đạo Liên Xô có đầu óc cải cách Mikhail Sergeyevich Gorbachyov, những đám đông sinh viên chiếm giữ quảng trường Thiên An Môn và bắt đầu một cuộc tuyệt thực, nhấn mạnh yêu cầu chính phủ rút lui lời cáo buộc đưa ra trong bài xã luận của Nhân dân Nhật báo và tiến hành các cuộc đàm phán với các đại diện sinh viên. Hàng trăm sinh viên tham gia cuộc tuyệt thực và được ủng hộ bởi hàng ngàn sinh viên khác như một phần của nhân dân Bắc Kinh, trong một tuần lễ.
Những cuộc phản kháng và bãi khoá bắt đầu xuất hiện tại nhiều trường đại học ở các thành phố khác, nhiều sinh viên đi tới Bắc Kinh tham gia vào cuộc biểu tình. Nói chung, các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn được tổ chức tốt, với những cuộc tuần hành hàng ngày của sinh viên từ nhiều trường đại học Bắc Kinh thể hiện sự đoàn kết, tẩy chay các lớp học và với những yêu cầu ngày càng gia tăng. Các sinh viên hát "Quốc tế ca", bài thánh ca xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trên đường đi tới và tại quảng trường[3]. Sinh viên thậm chí còn thể hiện hành động tôn trọng đáng ngạc nhiên với chính phủ khi giúp cảnh sát bắt giữ ba người từ tỉnh Hồ Nam, gồm cả Dụ Đông Nhạc, những người đã ném mực vào bức chân dung lớn của Mao treo tại phía bắc quảng trường[4].
Cuối cùng sinh viên quyết định rằng để duy trì phong trào của họ cần thiết phải tiến hành một cuộc tuyệt thực. Quyết định này của sinh viên là một thời điểm quyết định trong phong trào. Cuộc tuyệt thực bắt đầu tháng 5 năm 1989 và phát triển lên tới "hơn một nghìn người" (Lưu, 1994, 315). Cuộc tuyệt thực khiến sinh viên nhận được sự ủng hộ từ khắp đất nước và "người dân bình thường tại Bắc Kinh cũng tuần hành để bảo vệ những người tham gia tuyệt thực... bởi hành động tuyệt thực và đương đầu với những sự trả đũa của chính phủ đã thuyết phục được những người quan sát rằng sinh viên không chỉ đòi hòi những quyền lợi cá nhân mà còn cho cả nhân dân Trung Quốc" (Calhoun 1994, 113).
Ngày 19 tháng 5 lúc 4 giờ 50 phút sáng, Tổng thư ký Triệu Tử Dương tới quảng trường và đọc một bài diễn văn hối thúc sinh viên chấm dứt cuộc tuyệt thực. Một phần bài diễn văn của ông đã trở thành câu trích dẫn nổi tiếng, khi ông nói, ám chỉ tới thế hệ người lớn tuổi Trung Quốc, "Chúng tôi đã già, nó không còn là vấn đề với chúng tôi nữa." Trái lại, sinh viên còn trẻ và ông hối thúc họ giữ sức khoẻ và không tự hy sinh mình quá dễ dàng như vậy. Chuyến thăm của Triệu Tử Dương tới quảng trường là lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông.
Những nỗ lực đàm phán với chính phủ Trung Quốc, ở khu vực văn phòng lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Nam Hải ngay cạnh đó, đã thành công một phần. Nhờ chuyến thăm của Gorbachyov, báo chí quốc tế có mặt với số lượng lớn trên Lục địa Trung Quốc. Các bài báo phản ánh sự kiện của họ xuất hiện thường xuyên và nói chung ủng hộ những người phản kháng, nhưng tỏ vẻ bi quan rằng họ sẽ khó đạt mục đích. Tới cuối cuộc biểu tình, ngày 30 tháng 5, một bức tượng Nữ thần Dân chủ được dựng lên trên quảng trường và trở thành biểu tượng cho cuộc phản kháng với toàn thể khán giả TV trên thế giới.
Uỷ ban Thường trực Bộ chính trị, cùng các cựu lãnh đạo đảng (đã nghỉ hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng trong chính phủ và trong Đảng), ban đầu, hy vọng rằng các cuộc biểu tình sẽ không kéo dài, hay những biện pháp cải cách trong nước và những cuộc điều tra sẽ làm hài lòng những người phản kháng. Họ hy vọng tránh được bạo lực nếu có thể, và ban đầu dựa vào các cơ quan Đảng để thuyết phục sinh viên từ bỏ cuộc phản kháng và quay lại với việc học tập. Một vật cản lớn với hành động ngăn chặn là chính giới lãnh đạo lại ủng hộ nhiều yêu cầu của sinh viên, đặc biệt với những lo ngại trước tình trạng tham nhũng. Tuy nhiên, một vấn đề lớn là các cuộc phản kháng liên quan tới nhiều giới với nhiều mục tiêu khác nhau và vì thế chính phủ không biết phải đàm phán với ai, và những yêu cầu của những người phản kháng là gì. Sự lẫn lộn và thiếu quả quyết trong số những người phản kháng cũng phản ánh sự lẫn lộn và thiếu quả quyết bên trong chính phủ. Tờ Nhân dân Nhật Báo đã đề cập tới tình trạng thiếu quả quyết này và thường thay đổi quan điểm giữa ủng hộ và lên án những người biểu tình.
Trong giới lãnh đạo hàng đầu, Tổng thư ký Triệu Tử Dương ủng hộ mạnh mẽ một cách tiếp cận mềm dẻo với những người biểu tình trong khi Lý Bằng được coi là người muốn đàn áp. Cuối cùng, quyết định đàn áp được một nhóm lãnh đạo lớn tuổi trong đảng, những người coi sự từ bỏ quản lý độc đảng là sự quay trở lại với tình trạng hỗn loạn thời Cách mạng Văn hóa[cần dẫn nguồn]. Dù đa số những thành viên đó không có vị trí chính thức, họ vẫn kiểm soát được quân đội. Đặng Tiểu Bình là chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương và có thể tuyên bố thiết quân luật; Dương Thượng Côn là chủ tịch nước, tuy chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng theo Hiến pháp năm 1982, nhưng về pháp lý là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Những lãnh đạo lớn tuổi tin rằng những cuộc biểu tình kéo dài là một mối đe doạ tới sự ổn định của đất nước. Những người biểu tình bị coi là công cụ ủng hộ cho "chủ nghĩa tự do tư sản" đang đứng núp phía sau, cũng như là công cụ của các phe phái trong đảng muốn thực thi hơn nữa các tham vọng cá nhân của họ
Buổi đầu phong trào, truyền thông Trung Quốc có cơ hội hiếm hoi để thông tin một cách tự do và chính xác. Đa số họ được tự do viết và thông báo sự kiện đang diễn ra vì không bị các cơ quan địa phương và chính phủ quản lý. Tin tức nhanh chóng lan rộng trên khắp lục địa. Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, sinh viên và công nhân tại hơn 400 thành phố, gồm cả các thành phố tại Nội Mông, cũng tổ chức lại và bắt đầu phản kháng[5]. Mọi người cũng kéo tới thủ đô để gia nhập cuộc phản kháng tại Quảng trường Thiên An Môn.
Sinh viên đại học tại Thượng Hải cũng xuống đường để kỷ niệm cái chết của Hồ Diệu Bang và phản đối một số chính sách của chính phủ. Trong nhiều trường hợp, họ được sự ủng hộ của các uỷ ban đảng của trường. Giang Trạch Dân, khi ấy là bí thư đảng uỷ thành phố, diễn thuyết trước các sinh viên, bày tỏ sự cảm thông bởi ông cũng từng là một sinh viên hoạt động tích cực trước năm 1949. Cùng lúc ấy, ông nhanh chóng hành động điều các lực lượng cảnh sát tới kiểm soát đường phố và thanh trừng các lãnh đạo Đảng Cộng sản ủng hộ sinh viên.
Ngày 19 tháng 4, các biên tập viên tờ Thế giới kinh tế đạo báo, một tạp chí có khuynh hướng cải cách, quyết định xuất bản, trong số 439 ngày 24 tháng 4, một mục bình luận về Hồ Diệu Bang. Bên trong là một bài viết của Nghiêm Gia Kỳ, với lời lẽ ủng hộ những sinh viên phản kháng tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 4, và kêu gọi đánh giá lại việc thanh trừng ông năm 1987. Ngày 21 tháng 4, một quan chức Đảng tại Thượng Hải đã yêu cầu tổng biên tập, Khâm Bản Lập, thay đổi một số đoạn. Khâm Bản Lập từ chối và Trần phải quay sang Giang Trạch Dân, người yêu cầu kiểm duyệt bài báo. Tới thời điểm ấy, đợt báo in đầu tiên đã được phát hành. Số còn lại được xuất bản với một trang trống[6]. Ngày 26 tháng 4, Nhân dân Nhật báo xuất bản bài xã luận lên án cuộc phản kháng của sinh viên. Giang hành động theo hướng này và đình chỉ chức vụ của Khâm Bản Lập. Ông nhanh chóng nổi lên nắm quyền lực sau khi quả quyết dẹp yên những cuộc phản kháng năm 1989.
Tại Hương Cảng, ngày 27 tháng 5 năm 1989, hơn 300.000 người đã tụ họp tại trường đua ngựa Bào Mã Địa trong một sự kiện được gọi là "Những bài hát dân chủ dành cho Trung Quốc". Nhiều nhân vật nổi tiếng người Hồng Kông và Đài Loan đã cùng hát và thể hiện sự ủng hộ của họ với các sinh viên tại Bắc Kinh. Hôm sau, ngày 28 tháng 5, một đám diễu hành do Martin Lee, Szeto Wah và nhiều người khác dẫn đầu đã đi suốt hòn đảo Hồng Kông; 1.5 triệu người đã tham gia.
Cũng có những cuộc phản kháng tại Đài Loan. Chính phủ đã thông qua một điều luật cho rằng họ sẽ cung cấp một hộ chiếu Trung Hoa Dân quốc và hỗ trợ tài chính cho bất kỳ người Trung Quốc nào từ bỏ hộ chiếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trên khắp thế giới, ở những nơi có nhiều người Trung Quốc sinh sống, những cuộc tụ tập và tuần hành diễn ra. Nhiều chính phủ, như Hoa Kỳ, Nhật Bản... cũng đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo công dân nước mình không tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Dù chính phủ đã tuyên bố thiết quân luật ngày 20 tháng 5, việc quân đội tiến vào Bắc Kinh vẫn không thể diễn ra bởi những đám đông người phản kháng, và quân đội cuối cùng nhận được lệnh rút lui. Trong lúc ấy, những cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. Cuộc tuyệt thực đang tiến dần tới tuần thứ ba và chính phủ đã giải quyết được nó trước khi có những người phải chết vì đói. Sau các cuộc bàn cãi trong giới lãnh đạo cộng sản, việc sử dụng lực lượng quân đội giải quyết khủng hoảng được đưa ra và dẫn tới một sự chia rẽ sâu sắc trong Bộ chính trị. Tổng thư ký Triệu Tử Dương bị gạt khỏi ban lãnh đạo chính trị vì ông ủng hộ hành động phản kháng của sinh viên. Quân đội cũng không thống nhất trong việc giải quyết vấn đề và thừa nhận không ủng hộ trực tiếp việc sử dụng vũ lực, khiến giới lãnh đạo phải tìm kiếm các cá nhân muốn thực hiện mệnh lệnh của họ[cần dẫn nguồn].
Binh sĩ và xe tăng thuộc Quân đoàn 27 và 28 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được gửi tới kiểm soát thành phố. Quân đoàn 27 nằm dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan có quan hệ với Dương Thượng Côn. Trong một cuộc họp báo, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush đã thông báo những lệnh trừng phạt với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau những lời kêu gọi hành động từ phía các thành viên Nghị viện như Thượng nghị sĩ Jesse Helms. Tổng thống Bush cho rằng thông tin tình báo ông nhận được cho thấy một số chia rẽ trong giới chỉ huy quân sự Trung Quốc, và thậm chí cả khả năng những vụ xung đột bên trong quân đội trong những ngày đó. Các báo cáo tình báo cũng cho thấy các đơn vị thuộc Quân đoàn 27 và 28 đã được đưa tới bên ngoài các tỉnh bởi các đơn vị địa phương của Quân đội Giải phóng Nhân dân được cho là có cảm tình với những người phản kháng và nhân dân trong thành phố. Các phóng viên miêu tả các binh sĩ thuộc Quân đoàn 27 là nhân tố chủ chốt gây thương vong cho dân thường. Sau cuộc tấn công vào quảng trường, Quân đoàn 27 được cho là đã thiết lập các địa điểm phòng thủ tại Bắc Kinh - không phải là kiểu bố trí phòng ngự trước các cuộc tấn công của nhân dân, mà trước những cuộc tấn công của các đơn vị quân đội khác. Mặt khác, Quân đoàn 38 sở tại, được cho là có cảm tình với lực lượng phản kháng. Họ không được cung cấp đạn dược và được cho là đã tự đốt các xe cộ của mình khi từ bỏ chúng để tham gia cuộc phản kháng[cần dẫn nguồn].
Hành động xâm nhập thành phố của quân đội bị nhiều công dân Bắc Kinh phản đối kịch liệt. Những người phản kháng đốt cháy các xe buýt và sử dụng chúng làm phương tiện cản bước quân đội. Cuộc chiến tiếp tục diễn ra trên các đường phố bao quanh quảng trường, nhiều người phản kháng được cho là đã tiến về phía Quân đội Giải phóng Nhân dân và xây dựng các luỹ bằng xe cộ, trong khi quân đội tìm cách giải toả vật cản bằng hơi cay, súng và xe tăng. Nhiều người bị thương đã được các lái xe đang ở trong vùng trống giữa binh sĩ và các đám đông cứu thoát, đưa tới bệnh viện. Sau cuộc tấn công vào quảng trường, chương trình truyền hình trực tiếp về sự kiện cho thấy nhiều người mang băng đen trên tay phản đối hành động của chính phủ, tụ tập ở nhiều đại lộ đốt cháy các chiến luỹ. Trong lúc ấy, Quân đội Giải phóng Nhân dân thiết lập một cách có hệ thống các điểm kiểm soát bên ngoài thành phố, lùng bắt những người phản kháng và phong toả các khu vực trường đại học.
Ngay bên trong quảng trường, đã có một cuộc tranh luận giữa những người muốn rút lui hòa bình, gồm Hàn Đông Phương, và những người muốn tiếp tục ở lại, như Sài Linh. Cuộc tấn công vào quảng trường bắt đầu lúc 10:30 tối ngày 3 tháng 6, khi xe bọc thép và quân đội vũ trang với lưỡi lê tiến vào từ nhiều hướng đi theo sau là máy ủi và xe rủa. Những chiếc xe bọc thép chạy trên đường, bắn thẳng về phía trước và xung quanh, có lẽ đã giết hại và làm bị thương cả một số binh sĩ. Phóng viên BBC Kate Adie miêu tả về hành động "bắn bừa bãi" bên trong quảng trường. Các sinh viên chạy trốn trong các xe buýt bị các nhóm binh sĩ lôi ra và đánh đập bằng những cây gậy lớn. Những sinh viên đang tìm cách rời khỏi quảng trường cũng bị binh sĩ bao vây và đánh đập. Thậm chí, rất nhiều người biểu tình đã bị xe tăng cán chết[cần dẫn nguồn]. Các lãnh đạo cuộc phản kháng bên trong quảng trường, nơi một số người đang tìm các thiết lập các luỹ ngăn xe bọc thép, được cho là đã "van xin" các sinh viên không sử dụng vũ khí (như chai xăng) chống lại quân lính đang tiến tới. Tuy nhiên, rõ ràng nhiều sinh viên đã bị bắn, "Sao anh lại giết chúng tôi?" Tới 5 giờ 40 phút sáng ngày hôm sau, quảng trường đã bị dẹp tan.
Cuộc đàn áp phản kháng đã trở thành bất tử trong truyền thông phương Tây với đoạn video và những bức ảnh nổi tiếng về một người đàn ông đơn độc mặc áo sơ mi trắng đứng trước một đoàn xe tăng đang tiến vào Quảng trường Thiên An Môn. Được chụp ngày 5 tháng 6 khi đoàn xe đang đi trên giao lộ thuộc Đại lộ Trường An, với hình ảnh một người không vũ khí đứng ở giữa đường, cản bước đoàn xe tăng. Anh ta được cho là đã nói: "Tại sao các anh lại ở đây? Các anh không mang lại gì ngoài sự nghèo khổ." Khi người lính lái tăng tìm cách đi vòng tránh, "Người biểu tình vô danh" tiếp tục cản đường. Anh ta tiếp tục đứng trước đoàn tăng trong một khoảng thời gian, sau đó leo lên tháp pháo chiếc xe dẫn đầu và nói chuyện với những người lính bên trong. Sau khi quay về vị trí chặn đường, anh ta bị những người xung quanh kéo ra, có lẽ họ sợ anh ta sẽ bị bắn hay bị đè nát. Time Magazine đã đặt cho anh cái tên "Người biểu tình vô danh" và sau này coi anh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Bản tin ngắn trên tờ Sunday Express của Anh đã cho rằng đây là sinh viên Vương Duy Lâm, 19 tuổi, tuy nhiên, sự chân thực của tin này còn đang bị nghi ngờ. Điều gì đã xảy ra với "Người biểu tình vô danh" sau cuộc phản kháng vẫn chưa được biết. Trong một bài phát biểu trước President's Club năm 1999, Bruce Herschensohn — cựu phó trợ lý đặc biệt của Tổng thống Richard Nixon — đã thông báo rằng anh ta đã bị hành quyết 14 ngày sau đó. Trong cuốn Red China Blues: My Long March from Mao to Now (Những nỗi buồn Trung Quốc Cộng sản: Cuộc Trường chinh của tôi từ Mao tới Hiện tại), Jan Wong đã viết rằng người này vẫn đang sống và giấu mặt tại Trung Quốc đại lục. Trong Tử Cấm Thành, tác gia viết cho trẻ em người Canada William Bell tuyên bố rằng người đàn ông đó tên là Vương Ái Dân và đã bị giết hại ngày 9 tháng 6 sau khi bị bắt giam. Tuyên bố chính thức cuối cùng từ phía chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về "Người biểu tình vô danh" là của Giang Trạch Dân trong một cuộc phỏng vấn năm 1990 với Barbara Walters; khi được hỏi về "Người biểu tình vô danh", Giang đã trả lời "chàng thanh niên đó không bao giờ, không bao giờ bị giết."
Sau cuộc đàn áp tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6, những cuộc phản kháng tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc lục địa trong nhiều ngày nữa. Có những cuộc phản kháng lớn tại Hồng Kông, nơi người dân mặc đồ đen tham gia biểu tình. Có những cuộc phản kháng tại Quảng Châu, và có những cuộc phản kháng lớn tại Thượng Hải và một cuộc tổng đình công. Cũng có những cuộc phản kháng tại các nước khác với nhiều người đeo băng tang đen. Tuy nhiên, chính phủ nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát. Dù không có thông báo về những vụ giết hại với số lượng lớn khi các cuộc phản kháng chấm dứt ở những thành phố khác, một cuộc thanh trừng chính trị đã diễn ra trong đó các quan chức chịu trách nhiệm về việc tổ chức hay tha thứ cho những cuộc phản kháng đều bị mất chức, và các lãnh đạo cuộc phản kháng bị tống giam.
Dù chính phủ đã tuyên bố thiết quân luật ngày 20 tháng 5, việc quân đội tiến vào Bắc Kinh vẫn không thể diễn ra bởi những đám đông người phản kháng, và quân đội cuối cùng nhận được lệnh rút lui. Trong lúc ấy, những cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. Cuộc tuyệt thực đang tiến dần tới tuần thứ ba và chính phủ đã giải quyết được nó trước khi có những người phải chết vì đói. Sau các cuộc bàn cãi trong giới lãnh đạo cộng sản, việc sử dụng lực lượng quân đội giải quyết khủng hoảng được đưa ra và dẫn tới một sự chia rẽ sâu sắc trong Bộ chính trị. Tổng thư ký Triệu Tử Dương bị gạt khỏi ban lãnh đạo chính trị vì ông ủng hộ hành động phản kháng của sinh viên. Quân đội cũng không thống nhất trong việc giải quyết vấn đề và thừa nhận không ủng hộ trực tiếp việc sử dụng vũ lực, khiến giới lãnh đạo phải tìm kiếm các cá nhân muốn thực hiện mệnh lệnh của họ[cần dẫn nguồn].
Binh sĩ và xe tăng thuộc Quân đoàn 27 và 28 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được gửi tới kiểm soát thành phố. Quân đoàn 27 nằm dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan có quan hệ với Dương Thượng Côn. Trong một cuộc họp báo, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush đã thông báo những lệnh trừng phạt với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau những lời kêu gọi hành động từ phía các thành viên Nghị viện như Thượng nghị sĩ Jesse Helms. Tổng thống Bush cho rằng thông tin tình báo ông nhận được cho thấy một số chia rẽ trong giới chỉ huy quân sự Trung Quốc, và thậm chí cả khả năng những vụ xung đột bên trong quân đội trong những ngày đó. Các báo cáo tình báo cũng cho thấy các đơn vị thuộc Quân đoàn 27 và 28 đã được đưa tới bên ngoài các tỉnh bởi các đơn vị địa phương của Quân đội Giải phóng Nhân dân được cho là có cảm tình với những người phản kháng và nhân dân trong thành phố. Các phóng viên miêu tả các binh sĩ thuộc Quân đoàn 27 là nhân tố chủ chốt gây thương vong cho dân thường. Sau cuộc tấn công vào quảng trường, Quân đoàn 27 được cho là đã thiết lập các địa điểm phòng thủ tại Bắc Kinh - không phải là kiểu bố trí phòng ngự trước các cuộc tấn công của nhân dân, mà trước những cuộc tấn công của các đơn vị quân đội khác. Mặt khác, Quân đoàn 38 sở tại, được cho là có cảm tình với lực lượng phản kháng. Họ không được cung cấp đạn dược và được cho là đã tự đốt các xe cộ của mình khi từ bỏ chúng để tham gia cuộc phản kháng[cần dẫn nguồn].
Hành động xâm nhập thành phố của quân đội bị nhiều công dân Bắc Kinh phản đối kịch liệt. Những người phản kháng đốt cháy các xe buýt và sử dụng chúng làm phương tiện cản bước quân đội. Cuộc chiến tiếp tục diễn ra trên các đường phố bao quanh quảng trường, nhiều người phản kháng được cho là đã tiến về phía Quân đội Giải phóng Nhân dân và xây dựng các luỹ bằng xe cộ, trong khi quân đội tìm cách giải toả vật cản bằng hơi cay, súng và xe tăng. Nhiều người bị thương đã được các lái xe đang ở trong vùng trống giữa binh sĩ và các đám đông cứu thoát, đưa tới bệnh viện. Sau cuộc tấn công vào quảng trường, chương trình truyền hình trực tiếp về sự kiện cho thấy nhiều người mang băng đen trên tay phản đối hành động của chính phủ, tụ tập ở nhiều đại lộ đốt cháy các chiến luỹ. Trong lúc ấy, Quân đội Giải phóng Nhân dân thiết lập một cách có hệ thống các điểm kiểm soát bên ngoài thành phố, lùng bắt những người phản kháng và phong toả các khu vực trường đại học.
Ngay bên trong quảng trường, đã có một cuộc tranh luận giữa những người muốn rút lui hòa bình, gồm Hàn Đông Phương, và những người muốn tiếp tục ở lại, như Sài Linh. Cuộc tấn công vào quảng trường bắt đầu lúc 10:30 tối ngày 3 tháng 6, khi xe bọc thép và quân đội vũ trang với lưỡi lê tiến vào từ nhiều hướng đi theo sau là máy ủi và xe rủa. Những chiếc xe bọc thép chạy trên đường, bắn thẳng về phía trước và xung quanh, có lẽ đã giết hại và làm bị thương cả một số binh sĩ. Phóng viên BBC Kate Adie miêu tả về hành động "bắn bừa bãi" bên trong quảng trường. Các sinh viên chạy trốn trong các xe buýt bị các nhóm binh sĩ lôi ra và đánh đập bằng những cây gậy lớn. Những sinh viên đang tìm cách rời khỏi quảng trường cũng bị binh sĩ bao vây và đánh đập. Thậm chí, rất nhiều người biểu tình đã bị xe tăng cán chết[cần dẫn nguồn]. Các lãnh đạo cuộc phản kháng bên trong quảng trường, nơi một số người đang tìm các thiết lập các luỹ ngăn xe bọc thép, được cho là đã "van xin" các sinh viên không sử dụng vũ khí (như chai xăng) chống lại quân lính đang tiến tới. Tuy nhiên, rõ ràng nhiều sinh viên đã bị bắn, "Sao anh lại giết chúng tôi?" Tới 5 giờ 40 phút sáng ngày hôm sau, quảng trường đã bị dẹp tan.
Cuộc đàn áp phản kháng đã trở thành bất tử trong truyền thông phương Tây với đoạn video và những bức ảnh nổi tiếng về một người đàn ông đơn độc mặc áo sơ mi trắng đứng trước một đoàn xe tăng đang tiến vào Quảng trường Thiên An Môn. Được chụp ngày 5 tháng 6 khi đoàn xe đang đi trên giao lộ thuộc Đại lộ Trường An, với hình ảnh một người không vũ khí đứng ở giữa đường, cản bước đoàn xe tăng. Anh ta được cho là đã nói: "Tại sao các anh lại ở đây? Các anh không mang lại gì ngoài sự nghèo khổ." Khi người lính lái tăng tìm cách đi vòng tránh, "Người biểu tình vô danh" tiếp tục cản đường. Anh ta tiếp tục đứng trước đoàn tăng trong một khoảng thời gian, sau đó leo lên tháp pháo chiếc xe dẫn đầu và nói chuyện với những người lính bên trong. Sau khi quay về vị trí chặn đường, anh ta bị những người xung quanh kéo ra, có lẽ họ sợ anh ta sẽ bị bắn hay bị đè nát. Time Magazine đã đặt cho anh cái tên "Người biểu tình vô danh" và sau này coi anh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Bản tin ngắn trên tờ Sunday Express của Anh đã cho rằng đây là sinh viên Vương Duy Lâm, 19 tuổi, tuy nhiên, sự chân thực của tin này còn đang bị nghi ngờ. Điều gì đã xảy ra với "Người biểu tình vô danh" sau cuộc phản kháng vẫn chưa được biết. Trong một bài phát biểu trước President's Club năm 1999, Bruce Herschensohn — cựu phó trợ lý đặc biệt của Tổng thống Richard Nixon — đã thông báo rằng anh ta đã bị hành quyết 14 ngày sau đó. Trong cuốn Red China Blues: My Long March from Mao to Now (Những nỗi buồn Trung Quốc Cộng sản: Cuộc Trường chinh của tôi từ Mao tới Hiện tại), Jan Wong đã viết rằng người này vẫn đang sống và giấu mặt tại Trung Quốc đại lục. Trong Tử Cấm Thành, tác gia viết cho trẻ em người Canada William Bell tuyên bố rằng người đàn ông đó tên là Vương Ái Dân và đã bị giết hại ngày 9 tháng 6 sau khi bị bắt giam. Tuyên bố chính thức cuối cùng từ phía chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về "Người biểu tình vô danh" là của Giang Trạch Dân trong một cuộc phỏng vấn năm 1990 với Barbara Walters; khi được hỏi về "Người biểu tình vô danh", Giang đã trả lời "chàng thanh niên đó không bao giờ, không bao giờ bị giết."
Sau cuộc đàn áp tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6, những cuộc phản kháng tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc lục địa trong nhiều ngày nữa. Có những cuộc phản kháng lớn tại Hồng Kông, nơi người dân mặc đồ đen tham gia biểu tình. Có những cuộc phản kháng tại Quảng Châu, và có những cuộc phản kháng lớn tại Thượng Hải và một cuộc tổng đình công. Cũng có những cuộc phản kháng tại các nước khác với nhiều người đeo băng tang đen. Tuy nhiên, chính phủ nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát. Dù không có thông báo về những vụ giết hại với số lượng lớn khi các cuộc phản kháng chấm dứt ở những thành phố khác, một cuộc thanh trừng chính trị đã diễn ra trong đó các quan chức chịu trách nhiệm về việc tổ chức hay tha thứ cho những cuộc phản kháng đều bị mất chức, và các lãnh đạo cuộc phản kháng bị tống giam.


Chữ ký của quandoantung

Yêu Việt Nam,Thờ Cụ Hồ,kính Bác Giáp
http://vn.360plus.yahoo.com/sinhradecuoi3

Tài sản của quandoantung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến quandoantung vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-10-2010)
Cũ 28-10-2010   #4
Ảnh thế thân của quandoantung
quandoantung
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 08-03-2010
Bài viết: 101
Điểm: 48
L$B: 7.237
quandoantung đang offline
 
Trong và sau cuộc phản kháng, chính quyền đã tìm cách bắt giữ và truy tố một số sinh viên lãnh đạo Phong trào Dân chủ Trung Quốc, đáng chú ý nhất là Vương Dần, Sài Linh, Triệu Thường Thanh và Örkesh Dölet (ئۆركەش دۆلەت). Vương Dần đã bị bắt, kết án và tống giam, sau đó đã được phép di cư tới Hoa Kỳ vì lý do y tế. Vì là gương mặt kém nổi bật hơn của phong trào, Triệu Thường Thanh đã được thả chỉ sau sáu tháng ngồi tù. Tuy nhiên, anh ta một lần nữa bị tống giam vì tiếp tục yêu cầu cải cách chính trị tại Trung Quốc. Örkesh Dölet bỏ trốn sang Đài Loan. Anh ta đã lập gia đình và làm việc như một nhà bình luận chính trị trên kênh truyền hình quốc gia Đài Loan[cần dẫn nguồn]. Sài Linh bỏ trốn sang Pháp, và sau đó tới Hoa Kỳ.
Các hoạt động phản kháng nhỏ hơn tiếp tục diễn ra ở các thành phố khác trong vài ngày. Một số cán bộ các trường đại học và sinh viên, những người đã chứng kiến các vụ giết hại tại Bắc Kinh đã tổ chức lại hay khuyến khích khác sự kiện tưởng nhớ khi họ quay về. Tuy nhiên, những hành động đó nhanh chóng bị dập tắt, và những người tổ chức bị thanh trừng.
Giới chức Trung Quốc nhanh chóng xét xử và hành quyết nhiều công nhân bị bắt giữ tại Bắc Kinh. Trái lại, các sinh viên - nhiều người trong số họ xuất thân từ các gia đình có ảnh hưởng và có quan hệ tốt với chính quyền - bị kết án nhẹ hơn. Thậm chí Vương Dần, lãnh đạo sinh viên và là người đứng đầu trong danh sách truy nã, cũng chỉ bị kết án bảy năm tù. Tuy thế, nhiều sinh viên và cán bộ các trường đại học bị ghi vào sổ đen chính trị, một số người không bao giờ được bổ dụng lần nữa.
Giới lãnh đạo Đảng trục xuất Triệu Tử Dương khỏi Uỷ ban Thường trực Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì ông phản đối thiết quân luật, Triệu Tử Dương bị quản thúc tại gia cho tới khi chết. Hồ Khởi Lập, một thành viên khác của Uỷ ban thường trực Bộ chính trị phản đối thiết quân luật bị tước quyền bỏ phiếu, và cũng bị trục xuất khỏi uỷ ban. Tuy nhiên, ông vẫn giữ được đảng tịch, và sau khi "thay đổi quan điểm", được tái bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Máy xây dựng và Điện tử. Những lãnh đạo Trung Quốc có đầu óc cải cách khác như Vạn Lý bị quản thúc tại gia ngay lập tức khi ra khỏi máy bay sau một chuyến công du nước ngoài bị cắt ngắn tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, với lời giải thích chính thức vì "các lý do sức khoẻ". Khi Vạn Lý được bãi bỏ quản thúc tại gia sau khi "đã thay đổi ý kiến" ông ta, giống như Kiều Thạch, được chuyển tới một ví trí khác tương đương nhưng chỉ có thực quyền nghi lễ.
Sự kiện này giúp Giang Trạch Dân - khi ấy là thị trưởng Thượng Hải và không liên quan tới sự kiện này - trở thành Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các thành viên chính phủ đã chuẩn bị một sách trắng giải thích quan điểm của chính phủ về những cuộc phản kháng. Một nguồn không được tiết lộ bên trong chính phủ Trung Quốc đã đưa lậu văn bản ra khỏi Trung Quốc và Public Affairs đã xuất bản nó vào tháng 1 năm 2001 với tên gọi Tiananmen Papers (Hồ sơ Thiên An Môn). Hồ sơ này bao gồm một đoạn trích từ câu nói của cựu lãnh đạo Đảng Vương Chấn ám chỉ sự đối phó với cuộc phản kháng của chính phủ.
Hai phóng viên đưa tin về sự kiện này ngày 4 tháng 6 trong bản tin hàng ngày lúc 19 giờ (7 giờ tối) trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã bị sa thải bởi họ thể hiện tình cảm đau xót. Ngô Tiểu Dũng, con trai một thành viên Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, và cựu bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và phó thủ tướng Ngô Học Khiêm bị đuổi khỏi Ban tiếng Anh Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tiền Lý Nhân, giám đốc Nhân dân Nhật báo (tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc), cũng bị huyền chức vì các bài viết bày tỏ cảm tình với các sinh viên trên tờ báo này.


Chữ ký của quandoantung

Yêu Việt Nam,Thờ Cụ Hồ,kính Bác Giáp
http://vn.360plus.yahoo.com/sinhradecuoi3

Tài sản của quandoantung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến quandoantung vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-10-2010)
Cũ 28-10-2010   #5
Ảnh thế thân của quandoantung
quandoantung
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 08-03-2010
Bài viết: 101
Điểm: 48
L$B: 7.237
quandoantung đang offline
 
Đây vẫn là một chủ đề cấm bởi chính phủ Trung Quốc, tuy một nhà chức trách Trung Quốc nói rằng "đây không phải một chủ đề nhạy cảm" và không nhạy cảm bằng cuộc Cách mạng Văn hóa[10]. Trong khi thông tin về Cách mạng Văn hóa có thể thấy trên sách báo, trang web của chính phủ Trung Quốc thì sự kiện này hoàn toàn bị biến mất trên các phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, các chương trình đưa tin tại Trung Quốc chỉ coi việc đàn áp là một hành động cần thiết để đảm bảo sự ổn định. Với giới trẻ Trung Quốc, thông thường họ không biết gì về những người biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn[19]. Hàng năm, có một cuộc tuần hành lớn tại Hồng Kông, nơi mọi người tưởng niệm các nạn nhân và yêu cầu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay đổi quan điểm chính thức của mình.
Những bức thư thỉnh cầu về vụ việc vẫn thỉnh thoảng xuất hiện, đáng chú ý nhất là của Tiến sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh và Những bà mẹ Thiên An Môn, một tổ chức được bà mẹ của một trong những nạn nhân bị giết hại năm 1989 lập ra để các gia đình tìm kiếm sự thực, sự bồi thường cho những đứa con đã mất, và quyền nhận quà tặng, đặc biệt là từ nước ngoài[20]. Quảng trường Thiên An Môn được tuần tra chặt chẽ trong ngày kỷ niệm mùng 4 tháng 6 hàng năm để ngăn chặn bất kỳ hành động tưởng niệm nào có thể diễn ra tại đây.
Sau khi chính phủ trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cải tổ nhân sự năm 2004, nhiều thành viên nội các đã đề cập tới sự kiện Thiên An Môn. Tháng 10 năm 2004, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào tới Pháp, ông đã lặp lại rằng "chính phủ tiến hành biện pháp kiên quyết để dẹp yên cơn bão chính trị năm 1989, và cho phép Trung Quốc có một chính phủ ổn định". Ông nhấn mạnh rằng quan điểm của chính phủ về sự kiện này sẽ không thay đổi.
Tháng 3 năm 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói trong một cuộc họp báo rằng trong thập niên 1990 đã có một cơn bão chính trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong bối cảnh tan rã của Liên Xô và những thay đổi tận gốc rễ ở Đông Âu. Ông nói rằng Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản đã thành công trong việc đưa ra chính sách mở cửa ổn định và bảo vệ "Sự nghiệp Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc".
Năm 2005, Lý Ngao, một nhà hoạt động chính trị Đài Loan và một nhân vật truyền hình nổi tiếng, đã có một bài nói chuyện tại Đại học Bắc Kinh. Ông đã ám chỉ đến cuộc phản kháng năm 1989 khi nhắc tới sự kiện Bonus March[21] tại Hoa Kỳ gần 50 năm trước, trong cuộc Đại Khủng hoảng. Trong bài nói nay, ông thêm rằng bất kỳ một chính phủ quốc gia nào trên thế giới đều phải dùng tới sức mạnh quân sự khi quyền lực của họ bị đe doạ.http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB...An_An_M%C3%B4n


Chữ ký của quandoantung

Yêu Việt Nam,Thờ Cụ Hồ,kính Bác Giáp
http://vn.360plus.yahoo.com/sinhradecuoi3

Tài sản của quandoantung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến quandoantung vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-10-2010)
Cũ 28-10-2010   #6
Ảnh thế thân của quandoantung
quandoantung
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 08-03-2010
Bài viết: 101
Điểm: 48
L$B: 7.237
quandoantung đang offline
 
đại ác quỷ pol pot
Saloth Sar (19 tháng 5, 1928[1][2][3][4][5] – 15 tháng 4, 1998), được biết đến dưới cái tên Pol Pot, là người lãnh đạo đảng cộng sản Khmer Đỏ và là thủ tướng Campuchia (tên chính thức Kampuchea Dân chủ dưới quyền ông) từ 1976 đến 1979, nhưng cầm quyền không chính thức từ giữa năm 1975. Trong thời gian cầm quyền Pol Pot đã tạo ra một chế độ cải cách nông nghiệp, nhằm tạo ra một xã hội cộng sản lý tưởng nhưng đã đàn áp các nhà trí thức. Ngày nay chế độ của ông bị hầu hết mọi người cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 1,7 triệu người Campuchia (khoảng 26% dân số tại thời điểm đó
Pol Pot (Saloth Sar) sinh tại Prek Sbauv lúc ấy là một phần của Đông Dương thuộc Pháp hiện nay là tỉnh Kompong Thom, Campuchia (từ 1928). Năm 1934 cha mẹ gửi ông tới Phnom Penh để học tại Wat Botum Vaddei, một Tu viện Phật giáo lớn. Sau một năm ở đó, ông tới sống với vợ chồng người anh trai và bắt đầu theo học Trường Miche. Trong lần đầu tiên thi bằng sơ cấp tiểu học (Certificat d'Etudes Primaires Complémentaires) năm 1941, ông thi trượt và bị giữ lại trường. Tới tận năm 1943 ông mới đỗ. Ông cũng trượt ở kỳ thi vào trường Lycée Sisowath và vì thế phải theo học trường cấp thấp hơn tên là Collège Preah Sihanouk tại Kampong Cham năm 1943.Trong thời gian ở đó ông vẫn là một học trò tầm thường, nhưng thích chơi bóng đá và roneat (một thứ nhạc cụ tre). Năm 1947 ông vượt qua kỳ thi cuối cùng và được theo học Lycée Sisowath.
Năm 1949, ông được theo học kỹ sư radio ở Paris. Trong thời gian học, ông đã trở thành một người cộng sản và gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông trở về Campuchia.
Lúc ấy, cuộc kháng chiến do cộng sản lãnh đạo đang diễn ra chống lại sự cai trị của Pháp ở Đông Dương. Trung tâm cuộc kháng chiến ở tại Việt Nam, nhưng cũng có các chi nhánh ở Campuchia và Lào. Saloth Sar gia nhập Việt Minh, nhưng thấy rằng tổ chức này chỉ chú trọng tới Việt Nam chứ không phải Lào hay Campuchia. Năm 1954, Pháp rời Đông Dương, nhưng Việt Minh cũng rút về Bắc Việt Nam, và Vua Norodom Sihanouk kêu gọi tổ chức bầu cử. Sihanouk thoái vị và lập ra một đảng chính trị. Sihanouk hất cẳng những người cộng sản đối lập và chiếm toàn bộ số ghế chính phủ.
Saloth Sar chạy trốn cảnh sát mật của Sihanouk và đã sống trong cảnh trốn tránh bảy năm trời, chiêu mộ binh lính. Tới cuối thập kỷ 1960, Lon Nol là giám đốc tổ chức an ninh nội bộ của Sihanouk tiến hành các hành động chống lại những người cách mạng, lúc ấy được gọi là Đảng Cộng sản Campuchea. Saloth Sar bắt đầu một cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại chính phủ, được Cộng hoà nhân dân Trung Hoa giúp đỡ.
Trước năm 1970, Đảng Cộng sản Campuchia là một tổ chức rất ít được biết đến trong đời sống chính trị Campuchia. Tuy nhiên, năm 1970, vị tướng được phương tây ủng hộ là Lon Nol lật đổ Sihanouk, bởi vì Sihanouk bị coi là người ủng hộ Việt Cộng và Bắc Việt Nam.
Để phản kháng, Sihanouk quay sang ủng hộ phe của Saloth Sar. Cùng năm đó, Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh tấn công quân sự vào Campuchia để tiêu diệt những nơi trú ẩn của Việt Cộng gần biên giới Nam Việt Nam. Cùng với sự yêu mến của dân chúng dành cho Sihanouk và cuộc tấn công của Mỹ vào Campuchia, phe Saloth Sar được nhiều người ủng hộ và chỉ trong thời gian ngắn chính phủ Lon Nol chỉ còn kiểm soát được các thành phố.
Khi Hoa Kỳ rời Việt Nam năm 1973, quân Bắc Việt rời Campuchia nhưng Khmer Đỏ tiếp tục chiến đấu với sự ủng hộ của họ. Không còn giữ được quyền kiểm soát đất nước nữa, chính phủ Lon Nol nhanh chóng sụp đổ. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Đảng cộng sản Campuchea chiếm Phnom Penh và Lon Nol bỏ chạy sang Mỹ. Chỉ chưa tới một tháng sau, ngày 12 tháng 5 năm 1975, các lực lượng hải quân Khmer Đỏ hoạt động trên vùng lãnh hải Campuchia đã bắt giữ chiếc tàu buôn S.S. Mayaguez của Mỹ, chiếc tàu Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, gây ra Cuộc khủng hoảng Mayaguez. Saloth Sar đổi tên thành Pol Pot vào khoảng thời gian này, rõ ràng là không muốn lộ diện.
Norodom Sihanouk quay trở lại nắm quyền năm 1975, nhưng ông nhanh chóng nhận ra rằng ông đang bị các đồng minh cộng sản cấp tiến, những người không có nhiều quan tâm tới các kế hoạch khôi phục chế độ quân chủ của ông loại bỏ
hế độ Pol Pot đã giết hại từ 1,5 tới 2,3 triệu người trong giai đoạn 1975-1979, trong tổng dân số gần 8 triệu. Mục tiêu của chế độ là các nhà sư Phật giáo, những trí thức có ảnh hưởng phương tây, những người có vẻ là trí thức (như những người đeo kính), những người tàn tật, các dân tộc thiểu số như Lào và Việt Nam.
Ngay sau khi Phnom Penh sụp đổ, Khmer Đỏ bắt đầu tiến hành những cuộc cải cách cộng sản triệt để, và Sihanouk bị đặt vào vị trí lãnh đạo bù nhìn. Khmer Đỏ ra lệnh sơ tán toàn bộ khỏi Phnom Penh và tất cả các thành phố, thị xã chính của đất nước. Những người sơ tán được tuyên truyền rằng họ phải ra đi để tránh những cuộc ném bom của người Mỹ.
Tiến sĩ Gregory H. Stanton, đã viết trong cuốn "Những chiếc khăn quàng xanh và những ngôi sao vàng: Sự xếp hạng và biểu tượng hoá trong Cuộc diệt chủng ở Campuchia":
Những người lãnh đạo chính của chế độ Pol Pot đã đọc lý thuyết Marx của André Gunder Frank rằng các thành phố là những vật kí sinh vào nông thôn, rằng chỉ giá trị lao động là giá trị thật sự, rằng các thành phố chiếm đoạt giá trị thặng dư của những vùng nông thôn. Vì thế, ngay sau khi chiếm được quyền lực, Khmer Đỏ sơ tán toàn bộ các thành phố theo hình thức ép buộc, gồm cả những người không nên đi sơ tán như các bệnh nhân trong bệnh viện và những đứa trẻ mới sinh.
Năm 1976 mọi người được tái xếp hạng thành những người có đủ mọi quyền lợi (căn bản), ứng cử viên, và người mới đến - gọi thế vì đa số người thuộc loại này là người mới đến từ các thành phố. Những người mới đến được đánh dấu để tiêu diệt. Các khẩu phần của họ bị giảm xuống còn hai bát cháo, hay "juk" một ngày. Điều này khiến cho nạn đói xảy ra bên trong tầng lớp mới đến.
Lãnh đạo Khmer Đỏ khoe khoang trên đài rằng chỉ một hay hai triệu người trong số dân chúng toàn cuộc là cần thiết để xây dựng một xã hội điền địa cộng sản không tưởng. Đối với những người khác, thì theo câu châm ngôn, "sống cũng chẳng được gì; chết cũng chẳng mất gì."
Hàng trăm ngàn người mới đến đã bị xiềng xích, bị buộc phải đào mồ chôn chính mình. Sau đó các binh sĩ Khmer Đỏ đánh họ đến chết bằng những thanh sắt và những cái cuốc hay chôn sống họ. Một chỉ thị của Khmer Đỏ về việc giết chóc đã ra lệnh, "Không được làm phí đạn dược."
Khmer Đỏ cũng xếp hạng dân theo tôn giáo và dân tộc. Họ bãi bỏ mọi tôn giáo và giản tán các nhóm thiểu số, cấm họ nói những ngôn ngữ của họ cũng như thực hiện các lễ nghi theo phong tục.
Theo cuốn sách của Father Ponchaud Campuchia: Năm không:
bắt đầu từ năm 1972 những chiến binh du kích đã tống toàn bộ dân chúng ở các làng mạc và thị trấn họ chiếm được vào sống trong rừng và thường đốt nhà của họ để họ không còn gì để quay về.
Khmer Đỏ từ chối những lời đề nghị viện trợ nhân đạo, một quyết định cho thấy là một thảm hoạ nhân đạo, khi hàng triệu người đã chết đói và vì phải làm việc quá sức ở vùng nông thôn.
Sở hữu trở thành công cộng, và giáo dục chỉ được tiến hành ở các trường làng. Chế độ Pol Pot đặc biệt tàn bạo đối với bất đồng chính trị và đối lập. Tra tấn diễn ra khắp mọi nơi. Một số ví dụ, tù nhân bị trói vào khung sắt của giường nằm và bị cắt cổ.
Hàng nghìn chính trị gia và quan chức bị buộc tội hợp tác với chính phủ cũ bị giết hại trong khi Phnom Penh biến thành một thành phố ma với rất nhiều người chết đói, bệnh tật hay bị hành quyết. Mìn là thứ Pol Pot coi là "người lính tuyệt vời" và được rải khắp mọi vùng nông thôn. Danh sách thương vong trong cuộc nội chiến, thời Pol Pot củng cố quyền lực, và thời chiếm đóng của Việt Nam hiện vẫn còn gây tranh cãi. Các nguồn đáng tin cậy ở Tây và Đông [7] cho rằng số người chết dưới thời Khmer Đỏ là 1,6 triệu. Một con số cụ thể, là ba triệu người chết trong giai đoạn 1975 và 1979 được chế độ Phnom Penh do Việt Nam ủng hộ là PRK đưa ra. Ponchaud cho rằng 2,3 triệu người—dù con số này có hàng trăm ngàn người chết trước khi CPK nắm quyền;Dự án về Diệt chủng tại Campuchia của Đại học Yale[8] ước tính 1,7 triệu người; Ân xá quốc tế ước tính 1,4 triệu; và Uỷ ban quốc gia Hoa Kỳ, 1,2 triệu. Khieu Samphan và Pol Pot, đưa ra con số 1 triệu và 800.000 nhưng con số này bị cho là thấp hơn thực tế. CIA ước tính rằng có 50.000 đến 100.000 người bị hành quyết.
Năm 1976, Sihanouk bị quản thúc tại gia và Pol Pot lên làm Thủ tướng và người cầm đầu nhà nước chính thức là Khieu Samphan bạn học của Pol Pot.
Tới năm 1978, thảm hoạ nhân đạo ở Campuchia dưới chế độ Pol Pot đã hiển hiện. Những cố gắng của chế độ nhằm thanh trừng những yếu tố Việt Nam ra khỏi Campuchia ngày càng tăng dẫn tới các cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. Cuối năm 1978, để trả đũa những mối đe doạ ở biên giới và tới người dân Việt Nam, Việt Nam tấn công Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ.
Quân đội Campuchia dễ dàng bị đánh bại và Pol Pot chạy tới vùng biên giới Thái Lan. Tháng 1 năm 1979, Việt Nam lập ra một chính phủ mới với người đứng đầu là Heng Samrin, gồm những người Khmer Đỏ đã chạy sang Việt Nam để tránh các cuộc thanh trừng. Pol Pot vẫn giữ được một vùng nhỏ ở phía tây đất nước. Lúc ấy, Trung Quốc, trước kia từng ủng hộ Pol Pot, tấn công Việt Nam, gây ra một cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ngắn.
Pol Pot tán thành một thứ tập hợp các triết lý cấp tiến, được gọi là Học thuyết "Anka", được sửa đổi theo chủ nghĩa quốc gia Khmer. Muốn xây dựng một chủ nghĩa ruộng đất nguyên thuỷ, Khmer Đỏ tán thành một xã hội ruộng đất hoàn toàn theo đó tất cả các phát minh kỹ thuật hiện đại đều bị cấm ngặt. Pol Pot là kẻ đối lập lại với thuyết chính thống Xô viết. Bởi vì ông là người chống Xô viết nên Cộng hoà nhân dân Trung Hoa coi ông là thích hợp để chống Việt Nam (và vì thế cũng là chống Liên Xô). Các nước phương tây cũng có quan điểm gần tương tự, ủng hộ ngoại giao cho Khmer Đỏ sau khi họ bị người Việt Nam lật đổ năm 1979
Hoa Kỳ phản đối sự mở rộng ảnh hưởng của Việt Nam ở Đông Dương, và vào giữa thập kỷ 1980 đã giúp đỡ cho những nhóm kháng chiến chống lại chế độ Heng Samrin, cung cấp hỗ trợ $5 triệu cho Mặt trận nhân dân giải phóng quốc gia Khmer (KPNLF) của cựu thủ tướng Son Sann và nhóm ủng hộ Sihanouk ANS năm 1985. Dù vậy chế độ Khmer Đỏ của Pol Pot vẫn là nhóm thiện chiến và có khả năng nhất trong số ba nhóm quân sự, và ba nhóm này dù có khác biệt về tư tưởng vẫn thành lập nên Chính phủ Campuchea dân chủ liên hiệp (CGDK) từ ba năm trước. Trung Quốc tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự lớn cho Khmer Đỏ, và những người chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ buộc tội rằng Hoa Kỳ đã viện trợ trực tiếp cho Khmer Đỏ vì sự công nhận CGDK của họ. [9] [10] [11]
Pol Pot chính thức từ chức năm 1985, nhưng trên thực tế vẫn là lãnh đạo Khmer Đỏ và là lực lượng chủ chốt bên trong liên minh chống Heng. Những đối thủ của Khmer Đỏ lên án họ thường hành động một cách phi nhân tính bên trong lãnh thổ do liên minh kiểm soát.
Năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Pol Pot từ chối hợp tác với tiến trình hoà bình, và vẫn tiếp tục chiến đấu với chính phủ liên hiệp mới. Khmer Đỏ tiếp tục chiến đấu tới tận năm 1996, khi những đội quân mất nhân tính đó dần tan rã. Nhiều lãnh đạo Khmer Đỏ quan trọng bỏ đi.
Pol Pot ra lệnh hành quyết Son Sen, người trong nhiều năm là cánh tay phải và mười một thành viên trong gia đình mình ngày 10 tháng 6 năm 1997 vì họ muốn hoà giải với chính phủ (ba ngày sau tin tức về vụ này mới tới tai cộng đồng quốc tế). Sau đó Pol Pot chạy sang cứ điểm của hắn ở phía bắc, nhưng sau đó bị lãnh đạo quân sự Khmer Đỏ là Ta Mok bắt giữ, và kết án quản thúc tại gia suốt đời. Tháng 4 năm 1998, Ta Mok chạy vào rừng đem theo Pol Pot khi bị chính phủ mới tấn công. Vài ngày sau, ngày 15 tháng 4 năm 1998, Pol Pot chết, nguyên nhân theo thông báo là bệnh tim. Xác Pol Pot được thiêu tại vùng nông thôn Campuchia với khoảng vài chục thành viên Khmer Đỏ tham gia. Theo họ, khi xác bị đốt, tay phải Pol Pot đã đã nắm lại hình nắm đấm và giơ lên cao.
Pol Pot và các đồng sự được xem là đối tượng của Tòa án quốc tế về tội ác diệt chủng. Việc lập tòa án xét xử gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, một số thế lực từng ủng hộ Khmer Đỏ lấy làm tiếc về việc làm quá đáng của Pol Pot với người dân Khmer nhưng họ đều đã lớn tuổi và cái chết già sẽ là một sự dễ chịu cho các bên cũng như lịch sử.
http://vi.wikipedia.org/wiki/P%C3%B4np%E1%BB%91t
là 1 người có lương tri thì ko 1 ai trên cõi đời này đc quyên 1 kẻ đã ra tay tàn độc với hàng triệu nhân dân VN va nhân dân Campuchia


Chữ ký của quandoantung

Yêu Việt Nam,Thờ Cụ Hồ,kính Bác Giáp
http://vn.360plus.yahoo.com/sinhradecuoi3

Tài sản của quandoantung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến quandoantung vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-10-2010)
Cũ 28-10-2010   #7
Ảnh thế thân của quandoantung
quandoantung
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 08-03-2010
Bài viết: 101
Điểm: 48
L$B: 7.237
quandoantung đang offline
 
nickxon - tên đại gian manh
Richard Milhous Nixon (9 tháng 1, 1913 – 22 tháng 4, 1994) là Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ nhiệm kì phục vụ từ 1969 đến 1974
đây là kẻ đã tiếp bước 2 tên tội đồ kennydi và jonson tiếp tục gây ra cuộc chiện VN
trong thời kỳ nick xon làm tổng thống hắn đã dung túng cho hàng chục cuộc thảm sát dã man nhầm vào dân thường VN điển hình như vụ thảm sát mỹ lai,vụ thảm sát sơn mỹ...,và hắn cũng là kẻ đã cho phép đỏ hàng triệu tấn dioxin xuống đầu nhân dân VN,cũng chính hắn đã ra lệnh rải thàm bom napan và hàng trăm chiếc b52 tàn phá đất nước VN
là 1 con dân VN ko ai có thể quên đc những ngày tháng kinh hoàng mà nickxon đã gieo giắc tại VN


Chữ ký của quandoantung

Yêu Việt Nam,Thờ Cụ Hồ,kính Bác Giáp
http://vn.360plus.yahoo.com/sinhradecuoi3

Tài sản của quandoantung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến quandoantung vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (28-10-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:10
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,15658 seconds with 15 queries