Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 06-08-2003   #1
Ảnh thế thân của GiangHo_LangLe
GiangHo_LangLe
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 31-07-2003
Bài viết: 169
Điểm: 27
L$B: 11.709
GiangHo_LangLe đang offline
 
Lễ Hội Đền Ba Xã:

Đền nay ở Minh Đức, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây người dân vẫn có thói quen gọi con trâu là con nghé cho dù con trâu đó đã làm "cha" làm "mẹ", chân đã bại, răng đã long không thể kéo cày. Theo như lời kể của các bậc cao niên: Xa xưa, vùng này là rốn nước đồng chiêm, nghiệp canh nông cả năm chỉ ở một mùa mà vẫn bấp bênh. Cư dân đói nghèo xơ xác trên đồng trắng, nước trong. Cho tới khi có người họ Mạc, tên gọi là Trâu Trắng ra dạy dân khoanh vùng ngăn nước và trồng các giống lúa thích ứng theo từng mùa vụ. Kết quả là dân được ấm no, quần cư trở nên phồn thịnh và trù phú. Khi ông qua đời, nhớ công ơn ấy, nhân dân trong vùng quyên tiền, góp sức lập đền thờ và tôn ông làm đức thành hoàng và cũng từ đấy người dân địa phương có thói quen kỵ huý tên gọi: Trâu.

Đền thờ đức thánh Mạc Trâu đặt ở nơi trung tâm của năm thôn: Thịnh Cầu, Thịnh Bằng, Thịnh Thần, Thịnh Thượng và Thịnh Hạ. Mặt đền nhìn về hướng đông, trông ra mặt hồ sen rộng bát ngát. Hai bên tả hữu đền, bên là chi lưu của dòng sông Nhuệ, bên là đường cái quan uốn khúc như con rồng, con rắn lượn quanh. Đền có kết cấu mặt bằng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Từ đường lớn đi vào qua tam quan là con đường vỉa gạch nghiêng đưa ta đến sân chầu. Hai bên đường, dưới bóng cây cổ thụ, có bày nhiều trâu đá, ngựa đá, voi đá và chó đá trông vừa uy nghiêm vừa dân dã. Chính điện khang trang chia làm ba lớp, nên thường được gọi nôm là tam cung. Trên các vì kèo, chắn gió, đặc biệt là cửa võng được chạm trổ tinh vi bằng nhiều họa tiết như: tứ linh, hoa lá, cá vượt Vũ Môn... Nội cung bày bài vị đức thành hoàng và năm bát nhang thờ của năm làng cùng nhiều đồ tế khí: tàn lọng, bát bửu, xà mâu và kiệu rước...

Hai bên chính điện, cùng trông ra sân chầu là hai dãy nhà năm gian, ứng với năm thôn dùng làm nơi tiếp khách và nhận lễ trong mỗi kỳ lễ hội...

Đền Ba Xã tứ mùa bát tiết hương bay. Song nhộn nhịp tưng bừng hơn cả là kỳ lễ hội thường niên 12 tháng 6. Và như đã thành lệ, cứ năm năm một kỳ mở lễ hội to. Để chuẩn bị cho mỗi kỳ lễ hội, người năm thôn ở Minh Đức nuôi năm con nghé. Trước ngày lễ hội các con nghé được dắt đến thi. Con nào vào giải thì được chọn để hôm sau mở hội giết thịt tế thần và chia đều để năm thôn thụ lộc. Ngày khai hội 12 tháng 6, từ sáng sớm, làng thôn đã rộn rã, tưng bừng. Người của năm thôn trống giong cờ mở, kiệu rước đưa thần thánh thờ trong bản hạt thôn mình về đền dự hội. Sau khi cả năm thôn, anh trước em sau đã tề tựu đông đủ, lễ rước nước bắt đầu. Vẫn theo thứ tự anh trước em sau, năm đoàn rước ra sông Nhuệ làm lễ rước nước. Đi đầu mỗi đoàn rước là đội cờ. Tiếp sau là đội nhạc, đội kiệu rước bát nhang hương án, và kiệu rước chum nước. Chum nước được quây quanh bằng vải trắng, miệng phủ vuông vải đỏ. Tới bờ sông năm thôn, mỗi thôn dùng năm chiếc chải ra giữa lòng sông lấy nước về làm lễ mộc dục.

Sau lễ mộc dục là lễ tế thần, lần lượt năm thôn làm lễ tế, tiếp sau là lễ tế của các dòng họ, các gia đình và khách thập phương. Trong khi ở chính đền long trọng diễn ra lễ tế, ở ngoài hồ ngoài bãi đền, diễn ra nhiều trò chơi sôi động như múa rồng, múa lân, chọi gà, đấu vật. Sôi nổi và cuốn hút người xem hơn cả là trò đập bị gạo và túm nước. Người ta treo nhiều bị gạo và túm nước lên một giá treo. Ai đập vào bị gạo thì được thưởng. Ai đập vào túm nước, túm nước vỡ ra bắn tung tóe vào người, khiến người xem xung quanh cười rộ lên.

Lễ hội đền Ba Xã đã từ lâu trở thành lệ của năm thôn: Thịnh Cầu, Thịnh Bằng, Thịnh Thần, Thịnh Thượng, Thịnh Hạ và dân chúng thập phương kéo về dự hội rất đông. Để phục vụ cho việc ăn ở của khách thập phương, nhiều người địa phương quần tụ gần đền dựng nhà, lập quán thành một nơi buôn bán sầm uất thời xưa. Chính vì lẽ đó mà ở gần đền Ba Xã ngày nay có một địa danh được gọi là: Phố Cống Thần
(còn tiếp)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:19
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,03782 seconds with 15 queries