Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 04-07-2005   #1
Ảnh thế thân của khongminhtk21
khongminhtk21
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 01-07-2005
Bài viết: 3
Điểm: 5
L$B: 10.648
khongminhtk21 đang offline
 
Giai Thoại Đối Chữ Trong Tiểu Thuyết Kim Dung

Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung bàn về các nhân vật giang hồ và cuộc đời hành hiệp của họ. Các nhân vật này chủ yếu dùng võ công để giải quyết mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên bằng ngòi bút tài hoa của mình, Kim Dung đã đan vào đó nào là đó nào là ca, từ, phú, lục, cầm, kì, thi, hoạ v.v… Vì vậy các tác phẩm không còn là những pha đánh nhau đơn thuần mà nó mang đậm màu sắc nghệ thuật, dễ lôi cuốn và thu hút độc giả hơn. Đặc biệt và thú vị nhất là giai thoại về đối chữ trong tác phẩm “Xạ Điêu Anh Hùng Truyện” giữa Hoàng Dung và trạng Nguyên Thư Sinh Chu Tử Liễu, y chính là ông Độc, một trong bốn đệ tử Tiều, Ngư, Canh, Độc của Nam Đế Nhất Đăng Đại Sư.



Chuyện kể sau khi Hoàng Dung bị đả thương bởi Thiết chưởng Thuỷ Thượng Phiêu Cừu Thiên Nhẫnthì được Quách Tĩnh đưa đến núi Đào Nguyên tìm Nhất Đăng Đại Sư xin trị thương vì chỉ có võ công Nhất Dương Chỉ của ông mới có thể trị được vết thương của Hoàng Dung. Nhất Đăng Đại Sư trước kia chính là Đoàn Chính Hưng, là vua Đại Lí nhưng lúc này không đã từ bỏ ngai vàng, xuất gia đầu phật. Đi theo ông có bốn vị đại thần và cũng là đệ tử của ông. Họ đều có võ công cao cường, được mệnh danh là Tiều, Ngư, Canh, Độc. Trong số đó, ông Độc tức trạng Nguyên thư sinh Chu Tử Liễu võ công cao nhất và công là trạng nguyên Đại Lí nên văn võ song toàn.



Khi Quách Tĩnh và Hoàng Dung đến, họ ngỡ là địch thủ đến tìm nên Ngư, Tiều, Canh, Độc ra sức ngăn cản không cho họ gặp Nhất Đăng Đại Sư. Tuy nhiên sau một hồi đấu trí và đấu võ Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã vượt qua được Ngư, Tiều, Canh và bước sang gặp Trạng nguyên Thư sinh Chu Tử Liễu.



Tại đây, họ thấy một thư sinh đang ngồi đọc sách và cản đường họ, y chính là Chu Tử Liễu. Lúc này ông đang ngồi đọc sách “Luận Ngữ”, vừa đọc vừa ngân nga rung đùi, ra chiều đắc ý lắm, ông đang đọc đến đoạn: “Mạc xuân giả, xuân phục kỳ thành. Quán giả ngu lục nhân đồng tử lục thất nhân, dục hồ nghi, phong hồ vũ vu, vinh nhi quy.”



Hoàng Dung biết rằng đây là một cao thủ văn võ song toàn hơn hẳn những đối thủ trước nhưng với bản chất phóng khoáng tinh nghịch, bất chấp mọi hiểm nguy sắp xảy ra, cô nói với hư sinh rằng: “Đọc sách có vẻ hay lắm, chăm chú lắm nhưng không biết bên trong có thấu hiểu hết ý nghĩa của thánh hiền không? Nếu không thì đọc cho lắm cũng uổng sách quí thôi”, rồi cô lại hỏi: “Vậy ngài có biết môn đệ của Khổng Tử có mấy người không?”



Thư sinh vui vẻ đáp: “Có gì mà không biết. Đệ tử của người có ba ngàn mà những vị đã thành danh được 72 người chẵn.”


Hoàng Dung lại hỏi: “trong số 72 vị ấy, già có trẻ có nhưng thử hỏi mấy vị già nhất, mấy vị trẻ nhất.”


Đến lúc này, thư sinh lộ vẻ ngạc nhiên: “Trong “Luận Ngữ” không ghi điều ấy và xét trong các kinh khác cũng không thấy dạy, làm sao trả lời cho được.”

Hoàng Dung cười nói: “Chính vì vậy mà tôi mới chê ông đọc “Luận Ngữ” mà không hiểu được chút ý nghĩa nào. Lúc nãy tôi nghe ông đọc mãi đoạn quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân. Theo ý tôi thì ngũ lục nhân là 5 nhân với 6, chứ không phải là năm sáu người. nếu đem 5 nhân với 6 thành 30 người quán nhân(người già). Cộng với 42 đồng tử (trẻ con) là 72 người chẵn. Như vậy, kể cả số đầu số đầu sổ và số ít tuổi không phải 72, thất thập nhị hiền nhân là gì?”



Theo ý Hoàng Dung, chữ “nhân” ở đay không phải nghĩa là người mà có nghĩa là phép nhân. “Luận Ngữ” có thể nói là sách gối đầu của những người theo Nho học. Theo chế độ khoc cử Phong kiến ngày trước, Tứ thư, Ngũ kinh là những loại sách mà thí sinh phải thuộc làu ngay từ lúc tóc mới để chỏm. Thế mà không ai nghĩ chữ nhân theo nghĩa phép nhân. Kim Dung đã áp dụng những ý tưởng độc đáo này trong tác phẩm của mình.



Chu Tử Liễu vốn lớn tuổi, học hành đã nhiều lại bị cô bé bắt bẻ nên vừa giận vừa tức cười. Tuy nhiên, ông lại ra cho Hoàng Dung ba câu đố, nếu cô trả lời được tất cả sẽ đưa cô đến gặp Nhất Đăng Đại Sư. Trong đó, câu đầu nói rõ lai lịch xuất thân của ông ta. Câu đó như sau:



Lục kinh uẩn tịch hưng trung cữu
Lục kinh tu học suốt bao năm

Nhất kiếm thập niên, ma tại thủ
Một kiếm mười năm, mài sắc bén

Hạnh hoa đầu thượng nhất chi hoành
Trên đầu bông hạnh cành nằm ngang

Khủng tiết thiên cơ mạc lộ khẩu
Sợ lộ thiên cơ không dám nói

Nhất điểm luy luy đại như đẩu
Thứ gì hợp thành cái đấu lớn

Khước yểm bán sàng vô sở hữu
Không che hết được nửa cái giường

Hoàn danh trực đãi quải quán quy
Vẹn chữ công danh trả mũ về

Bản lai diện mục quân tri phủ?
Vậy người biết chăng ta là ai?


Trong câu đầu, nếu trích lấy chữ Lục (sáu), tiếp theo đầu câu 2 chữ Nhất (một ) và cả chữ Thập (mười ). Ghép 3 chữ theo thứ tự từ trên xuống sẽ là chữ Tân (một quẻ trong Thiên Can).



Trong câu thứ 3, trên đầu chữ Hạnh có cành nằm ngang tức là thêm một nét ngang ở trên chữ Hạnh. Rồi theo câu 4, sợ lộ thiên cơ không dám mở miệng tức là bỏ chữ Khẩu trong chữ Hạnh ở câu 3 đi. Cuối cùng ta được chữ Vị hay Mùi



Tại câu 6, nửa cái giường tức là một nửa chữ Sàng được chữ Tường.Trở lại câu 5, hợp lại thành cái đấu lớn tức là chữ Đại có thêm một chấm lớn bằng cái đấu, tức là chữ Khuyển . Cả hai câu 5,6 ghép chữ Tường với chữ Khuyển thành chữ Trạng



Câu 7, trả mũ về tức là chữ Hoàn bỏ mũ đi là chữ Nguyên



Vậy ghép lại 8 câu ta được chữ Tân Mùi Trạng Nguyên


Hoàng Dung trả lời ngay lai lịch ông ta là Trạng Nguyên Đại Lí năm Tân Mùi Chu Tử Liễu. Chu Tử Liễu vô cùng kinh ngạc. Ông ta gói ghém cả lí lịch của mình trong 8 câu thơ, dù người thông minh đến đâu cũng phải suy nghĩ nửa ngày trời, ấy vậy mà Hoàng Dung trong chốc lát đã nghĩ ra. Lần này, ông quyết nghĩ ra câu đối thật khó, có như thế mới có thể thắng nổi Hoàng Dung. Ông chợt thấy bên kia sườn núi có mấy cây cọ đang phất phơ trong gió, lá rụng xào xạc, cành nọ đập cành kia giống như cái quạt lông, ông ta hững chí quạt lên vài cái để hoà nhịp với nguồn thơ và ra câu đối:



Phong bãi tông lư, thiên thủ phật dao chiết điệp phiến
Gío lay cành cọ, phật ngàn tay phe phẩy quạt lá


Câu này tuy tức cảnh làm thơ nhưng muốn phô trương danh phận phi thường cao cả của Trạng Nguyên. Hoàng Dung lại nghĩ, nếu chỉ dùng chữ để đối đáp thì dễ nhưng thiếu nghĩa điển tích, cần phải kiếm sự việc nào đối lại nhưng phải chọc tức vị Trạng Nguyên cho hả dạ. Nàng nhìn phía xa xa, sau lưng Chu Tử Liễu đang ngồi, ẩn hiện lờ mờ mấy toà miếu, phía trước có những lá sen đàu tháng 7, đã bắt đầu lụi tàn. Nàng liền đối trả:

Sương điêu hà diệp, độc cước quỉ đái tiêu dao cân
Sương nhuốm lá sen, quỉ một chân đội mũ tiêu dao


Hoàng Dung đã dùng:



Phong bãi tông lư đối với Sương điêu hà diệp

Thiên thủ phật đối với độc cước quỷ

Dao chiết điệp phiến đối với đái tiêu dao cân



Thật là chỉnh, sát nghĩa rất hay mà lại xỏ ngọt vị thư sinh Chu Tử Liễu như quỷ một chân. Thư sinh vừa thán phục Hoàng Dung vừa lo rằng: Nếu tiếp tục lấy những điển tích bình thường trong sách vở thì thế nào Hoàng Dung cũng đối được. Ông chợt nhớ ngày xưa lúc còn đi học, thầy ông có ra một câu đối mà đến nay ông vẫn chưa biết câu trả lời, câu đối như sau:



Cầm, sắt, tỳ, bà, bát đại vương, nhất ban đầu diện.


Câu đối này thật khó nhưng Hoang Dung đã nghĩ ra câu đối và hết sức tinh nghịch, cô nói: “Thưa ngài, vừa rồi tôi mượn hình dạng của ngài để trả lời câu dối, được ngài khen ngợi. Nay tôi có thể mượn cả bốn huynh đệ ngài để làm ý cho câu đối được không?”



Chu Tử Liễu nghe xong nghĩ rằng vừa rồi Hoàng Dung đã ví ông ta như quỷ một chân, nay lại không biết đem cả bốn huynh đệ ông ta ra châm biếm gì nữa đây? chắc là cô ta không đối được nên mới tìm cớ vòi vĩnh. Việc này cũng không hại gì, ngay cả một Trạng Nguyên như ông ta mà mất bao nhiêu năm nay vẫn không đối được. Cuối cùng ông ta đồng ý.

Thế là Hoàng Dung liền ngâm lớn trả lời:



Si, mi, võng, lượng, tứ tiểu quỷ, các tự đỗ tràng



Lần cuối cùng này, câu đối khó mà câu trả lời còn tuyệt duyệt hơn nhiều. Hoàng Dung đã dùng:



Cầm, sắt, tỳ, bà đối với Si, mị, võng, lượng

Bát đại Vương đối với tứ tiểu quỷ

Nhất ban đầu diện đối với các tự đỗ trang



Cầm, sắt, tỳ, bà là tên bốn loại nhạc cụ. Trong tên mỗi loại đều có hai chữ Vươngtrên đầu, tổng cộng có 8 chữ Vương (bát đại vương).



Còn Si, mi, võng, lượng là tên 4 loài quỷ. Trong tên mỗi loài quỷ đều có một chữ quỷ đứng trước, tổng cộng có 4 chữ quỷ (tứ tiểu quỷ).



Tìm ra những chữ tiếng Hán nói về một tính chất, một sự việc có cấu trúc giống nhau đã khó mà dùng nó đối chữ lại càng khó hơn. Thế mà Hoàng Dungđã nghĩ ra mà còn có thể châm biếm cả vị trạng nguyên.



Cái tài của Hoàng Dung cũng là cái tài của Kim Dung. Với bút pháp tài hoa, điêu luyện của mình, ông đã thi vị hoá tác phẩm của mình, làm cho tác phẩm hay hơn, đẹp hơn và thanh nhã hơn. Đây là điều mà các tác phẩm võ hiệp khác cũng như các tác phẩm giải trí bình dân khác khó lòng đạt được.

Từ Thành Trí Dũng

******************************
Lúc đầu tôi định đánh luôn nguyên văn câu thơ, các từ ngữ bằng tiếng Hán nhưng không biết trang Web có hỗ trợ Font Hán Unicode khộng Mong các bạn thông cảm!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến khongminhtk21 vì bài viết hữu ích này:
meoconlazy95 (12-02-2012)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:53
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,04945 seconds with 15 queries