Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 14-05-2009   #1
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.687
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Là người luyện võ ko thể ko biết

Topic này đươc viết ra để chia sẻ những trải nghiệm của bản thân cũng như kiến thức và kinh nghiệm mà tại hạ may mắn có được

Chuyện chấn thương trong khi luyện tập võ thuật hoặc chơi 1 môn thể thao nào đó chắc chắn là điều không thể nào tránh khỏi
Hầu hết 90% thương tích đều xảy ra trong khi luyện tập không đúng cách và do sai phương pháp khi thực hành.hoăc là thiếu sự khởi động
Một cuộc làm nóng người thành công là làm sao cho thân thể bạn tăng nhiệt tương đương với số nhiệt cao nhất trong thân thể của bạn trong 1-2 giờ tập sắp tới, các cơ bắp của bạn sẽ được co giản tới mức có thể không bị rách khi dùng đến nó, ngoài ra còn tăng nhịp tim hầu đưa khí sạch nhanh đến và đi khắp thân thể.

Làm dẻo người cho thân thể và các khớp, cơ, bắp của bạn có thể có độ chịu đựng cao khi cần dùng đế nó một cách nhanh hơn bình thường, mọi bộ phận của thân thể phải được tập liên tiếp tối thiểu 30 giây để đạt đến mức thích hợp cho các đòn thể cần di chuyển mạnh. Tuy nhiên trước và sau buổi tập luyện Aikido mọi hô hấp phải thật nhẹ nhàng, bắp thịt luôn ở trạng thái tĩnh chứ không động như các cuộc tập luyện của Quyền anh hay Karate hoặc các môn võ thuật thuần cương.

Giảm nhiệt sau khi tập nếu làm đúng cách sẽ đem cho thân thể bạn cảm giác bạn nhẹ nhàng, giúp giảm nhiệt độ thân thể trở lại bình thường (37oC), lọc bớt các thoán khí còn tại phổi, một buổi tấm bằng nuớc ấm ở nhiệt độ trên 30oC sẽ giúp bạn giảm các nhức mõi của các bắp thịt sau khi luyện tập.

Xin trích lược bài viết về cách làm nóng của tác giả Chu Tất Tiến:

Làm nóng từ trên cổ xuống dưới chân, từ phải qua trái.

1-Luyện cổ: Có hai cách luyện cổ: xoay vòng và chuyển động thẳng. Xoay cổ từ phải qua trái 10 lần xong làm ngược lại, từ trái qua phải. (Ðếm thầm trong óc 1, 2, 3,...) Xoay đầu theo vòng tròn dựa trên chiếc trục cổ. Sau đó, hất mạnh đầu qua phải đến hết mức rồi chuyển hướng hất mạnh cổ sang bên trái, cả hai bên chừng 10 lần. Tiếp theo, gập đầu xuống ngực tối đa, xong ngửa cổ lên tối đa, cả hai hướng trên dưới chừng 10 lần. (Thở bình thường.) Theo một số y sĩ chuyên trị đau nhức, thế tập này còn có thể giúp trị bệnh đau tay hay vai gây ra bởi dây thần kinh cổ bị kẹt giữa hai khớp xương cổ.

2-Luyện vai: Thả lỏng vai, tay xuôi theo người, tự xoay hai vai theo vòng tròn từ đằng sau ra đằng trước 10 lần, sau đổi hướng ngược lại, từ trước ra sau.

3-Luyện cổ tay: Lắc cổ tay từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, mỗi thức 10 lần.

4-Luyện lưng và hông: Ðứng thẳng người, hai tay chống hông, lấy thắt lưng làm trục, tự xoay phần trên thắt lưng theo một vòng tròn từ phải qua trái, từ trái qua phải, mỗi thức 10 lần. Vẫn thở bình thường, nhưng dài hơi hơn.

5-Luyện đầu gối: Hai tay thả lỏng theo thân người, dang chân rộng, lấy chân dưới làm trụ, hơi hướng chân về bên phải, xoay phần trên đầu gối theo vòng tròn từ phải qua trái 10 lần. Chuyển hướng về bên trái, xoay đầu gối từ trái qua phải 10 lần.

6-Luyện bàn chân và ngón chân: Nhấc khẽ một bàn chân lên, xoay bàn chân trên ngón chân, mỗi bên 10 lần. Lưu ý: Tất cả các thế trên đều có thể giúp cho các khớp xương chuyển dịch trơn tru, làm giảm bệnh đau nhức gây ra tại các khớp, nhất là sau một đêm ngủ, các khớp xuơng bị tê cứng.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
8 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
Con Hủi (05-11-2010), congkheomafia (23-06-2009), Long Phi Vũ (15-08-2011), LSB_Vô tình tiên tử (10-08-2009), Luân Vân_TL (13-06-2009), QuyềnThái (10-01-2010), tiểu tử khờ (25-05-2009), __Phi*Tuyết__ (14-05-2009)
Cũ 14-05-2009   #2
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.687
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Thời dụng biểu của sự luyện công

Yếu chỉ của việc luyện công phu là được cường tráng thân thể, gân thịt xương cứng chắc, chống ngoại tà ngự lăng nhục, chứ ko phải chỉ tập bằng miệng
Khi đã bất đầu luyện tập công phu thì ko được bỏ dở , trễ nải thì sự thành công mới lắm chắc trong tay bằng ko thì cũng như mây trôi bèo nổi , sáng trôi tối dạt chẳng biết về đâu ,dần dần mai một....
Những người luyện công trước nhất cần biết nhứng điều cấm kỵ trong thời kỳ luyện tập
Năm điều kỵ khi luyện công

-Kỵ lười biếng
-Kỵ kiêu căng
-kỵ tính nóng nảy
-Kỵ bỏ dở trốn tập
-Kỵ tửu ,sắc chơi bời nhậu nhẹt say sưa

Bảy điều thương cần tránh khi luyện công

-Gần nữ sấc thương hại TINH
- Tức giận thương hại KHÍ
-Tư lụy thương hại THẦN
-Thiện ái thương hại TÂM
-Ăn uống bbayj bạ thương hại HUYẾT
-Lười biếng thương hại GÂN CỐT
-Nóng nảy thương hại XƯƠNG

Về thời khắc luyện công chia làm 4 thời kỳ luyên tập

-Thời kỳ thứ nhất: luyện da thịt
-Thời kỳ thứ 2 : luyện gân cốt
-Thời kỳ thứ 3 : luyện thực lực các bộ phận
-Thời kỳ thứ 4 : khi thực lực đã được xung túc rồi thì luyện tới phép vận hành khí lực.Khi vận lực khí được như ý thì đã thành công toàn vẹn rồi


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
6 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
ẩnLong (24-11-2010), congkheomafia (23-06-2009), Long Phi Vũ (15-08-2011), LSB_Vô tình tiên tử (10-08-2009), QuyềnThái (10-01-2010), VIP_speed045 (15-10-2011)
Cũ 15-05-2009   #3
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.687
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Thời kỳ thứ nhất luyện da thịt

Mỗi ngày 2 lần trước khi đi ngủ và sau khi thức giấc, cởi trần thân thể dùng 2 lòng bàn tay chà xát khắp thân thể cho thật nóng lên, chà từng phần một trên thân thể sau hết thì 2 chưởng chà xát nhau,(phải chà thật nóng rát da mới được )
Thường phải tốn nửa giờ hoặc 20 phút để thực hiện buổi tập.Sau khi tập xong nghỉ cho nguội cơ thể mới được tắm hoặc ngủ .Khi tập chà xát có thể đứng hoặc ngồi trên ghế tùy tiện.

Mới ban đầu thì chẳng thấy kết quả gì ngoài cảm giác bị nóng khi chà xát trên da , lâu dần thì thấy da thịt săn chắc, hồng hào nở nang.Thời gian tập ko nhất định tùy theo thời giờ của các bạn , có thể tập trước các buổi tập quyền cước thì cũng có kết quả đáng ngợi khen
Có thể tập 6 tháng hoặc 1 năm... cho giai đoạn này

Phương pháp này giúp da tăng sức chịu đựng , làm cho các mạch máu được lưu thông , các bắp thịt được săn chắc hơn , khả năng đàn hồi của da tốt hơn


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
congkheomafia (23-06-2009), QuyềnThái (10-01-2010)
Cũ 15-05-2009   #4
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.687
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Thời kỳ thứ 2:luyện gân cốt

Làm những động tác co giãn các khớp xương , giống như làm nóng người của các môn võ tân tiến nhưng làm thật chậm và qui tắc.Khởi sự nhẹ sau mạnh dần, bắt đầu phải tập tay, đến chân, thân người , cổ (khởi động theo phương pháp mà tôi đã viết ở trên )

Khi cử động đã linh hoạt thì tập công phu BÁT ĐOẠN CẨM(là phép duy nhất của thiếu lâm tập gân cốt cho môn đồ)

Tôi sẽ nói sơ qua về bát đoạn cẩm : bát đoạn cẩm được hội võ thuật trung quốc xếp vào 1 trong 10 bài khí công chính tông của chùa thiếu lâm , động tác đơn giản , nhưng nó lại đem lại kết quả hết sức kỳ diệu


http://video.google.com/videoplay?do...86627631153574

Nếu hàng ngày thường xuyên luyện tập , thường thì một năm đến hai năm thì gân xương cường kiện tinh thần phấn chấn lạ thường rồi.Nếu ko tập trược và sau khi ngủ thức giấc thì tập trước mỗi buổi tập quyền cước hàng ngày.


Bát Đoạn Cẩm là bài tập khí công của phái Thiếu Lâm đã có từ hơn 1.000 năm nay ở Trung Quốc; có tác dụng phòng trị bệnh cho cả người già lẫn người trẻ, người ốm lẫn người bình thường. Gần đây, nó đã được phổ biến ở TP. HCM và Huế.
Từ bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, các “đại sư” khí công của Sở Thể dục thể thao Bắc Kinh nghiên cứu chuyển thể ra bài tập quốc tế đơn giản gồm 8 động tác luyện khí ở gân cân cơ, giúp làm thông các kỳ kinh bát mạch trong cơ thể, gia tăng khí lực, đạt đến sự trường thọ không bệnh tật. Bài tập đã thu hút được hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia.
Khác hẳn bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, bài Bát Đoạn Cẩm quốc tế dễ tập, có cách thở đơn giản hơn và đi theo trường phái dưỡng sinh trường thọ. Nó không có tác dụng phụ, dễ truyền bá cho đông đảo quần chúng và đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe. Mỗi động tác đều mang những tác dụng thực tiễn.
1. Hai tay chống trời điều lý cả vùng Tam tiêu
Tam tiêu gồm Thượng tiêu (não, hệ tuần hoàn, hô hấp), Trung tiêu (hệ tiêu hóa), Hạ tiêu (hệ tiết niệu - sinh dục). Luyện thông kinh Tam tiêu có tác dụng giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng, mọi suy yếu sinh lý - sinh dục được điều chỉnh; trẻ em mau lớn, phát triển khả năng học toán; trí tuệ thanh thản, không lười biếng, linh động hơn.
- 2 tay đưa lên: hít vào, điều khí đến cả vùng Tam tiêu từ huyệt Bách hội ở đỉnh đầu đi xuống gáy và đi lên sau tai, lên đuôi lông mày 2 bên. Phải nhón chân lên.
- 2 tay đưa xuống về 2 bên đùi: thở ra, cong 2 ngón chân cái lên để kích thích các huyệt thuộc kinh Đại tràng và nhóm kinh dương trước cẳng chân.
2. Tay trái, phải dương ra như bắn cung
Tác dụng: Làm mạnh 2 cánh tay, cứng cáp đôi chân; thông kinh Đại tràng gồm 20 huyệt từ đầu ngón tay trỏ tới cánh mũi; trị táo bón, tê bại, phong thấp nhức gân, khớp xương; liệt nhẹ nửa người.
- Tay đưa ra bắn cung: hít vào.
- Tay đưa chéo về lại trước ngực: thở ra.
3. Điều hòa tỳ vị, một tay đẩy lên
Tác dụng: Dùng luyện khí, lưu thông 2 kinh tỳ, vị (dạ dày và lá lách). Giúp ăn ngon, ngủ được, mau đói, đại tiểu tiện thông suốt.
- Một tay đưa lên đầu, một tay ấn xuống bên hông trái: hít vào.
- 2 tay lật lại đưa về ngang chấn thủy: thở ra.
4. Liếc nhìn phía sau, xua đi sự hao mòn sức khỏe
Tác dụng: Chủ luyện hệ thần kinh, đưa máu đầy đủ lên não.
- Đầu quay qua một bên và 2 bàn tay đưa ra 2 bên đùi: hít vào.
- Đầu trở về vị trí như cũ và 2 tay đưa lên bụng: thở ra.
5. Lắc đầu vẫy đuôi, xua hết tính nóng nảy
Tác dụng: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng nảy vì thiếu máu.
- Đầu nghiêng qua một bên: hít vào.
- Đầu trở về vị trí cũ ở ngay giữa: thở ra.
6. Phía sau giẫm gót bảy lần, trăm bệnh tiêu tan
Tác dụng: Kích thích quan trọng 2 kinh nhâm và đốc (đường đi giữa trước và sau thân), tăng sinh lực, hồi sức, giúp thân thể cường tráng.
- Nhón chân lên, 2 tay ấn xuống: hít vào.
- Hạ chân xuống, 2 tay đưa lên: thở ra. Động tác này làm tối thiểu 30 lần.
- Nhón chân lên cao và chạm mạnh gót chân xuống đất: thở bình thường. Tối thiểu làm 100 lần.
7. Nắm chặt tay, trợn mắt tăng khí lực
Tác dụng: Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo liên lạc với nhau.
- Tay thủ ở hông: hít vào.
- Tay đấm ra: thở ra; rồi ở tư thế này hít vào và tay kia đấm ra và thở ra.
8. Hai tay phang xuống chân, bền thận và giữ eo
Tác dụng: Lưu thông mạch nhâm - đốc và thận kinh; giúp gân cốt mềm mại, dẻo dai, tủy sống được săn sóc, tinh thần vui vẻ sảng khoái; bổ thận tráng dương.
- Thân đưa từ dưới lên và ưỡn ra sau: hít vào.
- Thân cúi xuống, vuốt 2 chân: thở ra.
Bài khí công Bát Đoạn Cẩm rất hiệu quả với bệnh đốt sống cổ dạng động mạch hoặc u tủy, bệnh mạch vành, đau lưng - đùi, rối loạn chức năng dạ dày - ruột, chán ăn...
Lưu ý:
- Bài tập trên không thích hợp cho người đang bệnh nặng.
- Vận dụng bài tập trên cần thuộc lòng, đồng thời phải kiên trì, nếu không sẽ không đạt hiệu quả như ý.
- Nếu dùng trong điều trị bệnh, có thể kết hợp với các liệu pháp khác.

ĐÂY LÀ TƯ LIỆU TRÊN BÁO SỨC KHỎE:


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
congkheomafia (23-06-2009), QuyềnThái (10-01-2010)
Cũ 15-05-2009   #5
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.687
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Thời kỳ thứ 3 :Luyện thực lực các bộ phận

Khi quyền cước và công phu BÁT ĐOẠN CẨM đã đạt kết quả trung bình, thì bắt đàu luyện từng phần trên thân thể, từ tay, chân ,mình ,đầu tùy theo bạn
ví dụ tập cho tay mạnh thì luyện : THẠCH TỎA CÔNG
tập sức nắm của bàn tay thì luyện :THƯỢNG QUÁN CÔNG
gia tăng quyền lực thì luyện : CHỈ PHÙNG CÔNG
sức mạnh của ngón tay thì luyện : NHẤT CHỈ THIỀN(http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=O922mKLxNm)
.................................................. .................................................. ...


Thời kỳ thứ tư: Luyện vận hành khí lực

Đây là phần cao thâm nhất trong phép luyện âm và dương công , công phu này là công phu chí thượng mà người luyện tập võ nghệ rất monh đạt tới mà thông thường vạn người luyện tập thời nay há dễ có dăm ba người toại nguyện (bí quyết nằm trong các quyển dạy luyện về khí công ) ở đây chỉ nêu kết quả
Khi luyện thành khí pháp thì vận lực theo y muốn tùy lưu khắp thân thể .Muốn lực đến đỉnh đẩu thì lực đã tới rồi, gồng nêntuwcs thì đỉnh đầu cứng như thép nguội đến búa bổ ko hề hấn gì , nghĩ đến khí tới đầu ngón tay thì khí đã tới rồi và gồng nên thì ngón tay cứng như dùi thép đâm thủng tường vách, đá gỗ.Dồn lực khí tới bụng thì bụng cứng như khối thép lạnh mặc sức đối thủ đánh đấm chẳng ăn thua gì .Khí lực chuyển tới chân thì chân vững như cột đình mấy người ko xô đẩy được
Tóm lại khi ý nghĩ tới là sức lực tới khi đó công phu đã thành công rồi .Chỉ cần các bạn gia công tập luyện thì qua mấy mùa hoa nở lá tàn thì công phu có thể làm hãnh diện cho mình rồi vậy.



TRỊ TẠNG TRƯỚC KHI LUYỆN CÔNG

Khi luyện bát đoạn cẩm thì cũng chính là phép trị nội thương rồi vậy . Trị tạng rất quan trọng trong việc luyện công , vì phủ tạng là chủ của khí lực , nếu ko kiện toàn thì khó mà luyện công , theo nguyên tắc của cổ nhân mỗi buổi trước giờ luyện công thực hành phép nuốt nước bọt để bổ xung nguyên khí thì chẳng lo bệnh tật gì , mà luyện công lại mau thành

Nhiều người cho là nước bọt dơ lắm vì có mùi, thật ra không phải vậy, mùi là do thức ăn trong kẻ răng phát ra và mùi trong bao tử người bệnh phát ra. Nếu người lành mạnh hoàn toàn mỗi tối đánh răng trước khi ngủ thì đâu có mùi


Nước bọt chính là nước Cam Lồ, một loại nước thánh bổ dưỡng châu thân vô tiền khoáng hậu nhân loại chẳng thể cướp quyền tạo hóa để xây nhà máy tối tân nào mà có thể chế ra loại nước Cam Lồ nầy được.
Nên nhớ là trong kinh Phật có dạy Phật Bà Quan Thế Âm có nước Cam Lồ tưới mát nhân loại, trừ mọi ưu phiền… mà Phật Bà như Đức Mẹ bên Ky Tô là đấng Mẹ hiền, đấng Mẹ hiền ngày xưa nhai cơm mớm cho con ăn, trong đó Mẹ đã rưới cho con trẻ nước Cam Lồ nên đứa con nào cũng dễ dạy dễ nuôi, rất có hiếu có nghĩa.
Còn ngày nay thì quý vị đã thấy hết rồi khỏi nói. Người xưa viết sách, kinh không phải tầm thường, mỗi đoạn mỗi nhân sự đều có ẩn tàng bài giáo hóa nhân sinh, nhưng người đời thường là kẻ cực đoan thiển cận gọi chung là phàm phu nên chẳng thể hiểu được các ngụ ý hữu ích mà học hành. Còn các bậc tu hành đắc đạo bận lo tu dưỡng nên ít nói, có khi nói ra lại bị người đời chê cười nên rồi cũng phó mặc cho Trời…. Mà Trời ở tại lòng người, chân thiện sẽ thiện chân, u mê ra hàng u mê, đó là đời, đời là như vậy đó


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
congkheomafia (23-06-2009), Cuong Long Chi Ton (16-05-2009), Long Phi Vũ (15-08-2011), mecury59 (07-01-2011)
Cũ 24-05-2009   #6
Ảnh thế thân của S0ng_V3_+)3m
S0ng_V3_+)3m
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2009
Bài viết: 4
Điểm: 1
L$B: 996
S0ng_V3_+)3m đang offline
 
wa tung hoành thiên hạ độc bá giang sơn.............................................. ..............


Chữ ký của S0ng_V3_+)3m
Hey Hô

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-06-2009   #7
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.687
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Ai là người có thể luyện được công phu

ĐÂY CÓ LẼ LÀ CÂU HỎI MÀ NHIỀU NGƯỜI HỌC VÕ LUÔN ĐẶT RA CHO MÌNH VÀ NGƯỜI KHÁC
Cổ nhân nói người có khí tức là có lực
Nói như vậy là đã quá rõ ràng , ko bàn cãi gì thêm nữa , tất cả chỉ có từng đấy ý nghĩa mà thôi
Nhiều người ngay cả các bậc võ sư luôn miệng : nào là do tuổi cao nên xương cốt , gân bị cứng rồi nên chỉ dạy võ mồm mà thôi , ko thực hành được các đòn đá căn bản nhất .......
các võ sư cao tuổi thì con có thể chấp nhận được , nhưng các võ sư 40 _ 50 tuổi cũng luôn rêu dao thành tích ngày xưa ... để rồi khi 40_50 tuổi thì do xương cốt bị cứng ..... để rồi Xoạc cũng ko Xoạc nổi , dạy võ chỉ dạy bằng miệng
Than ôi nền văn hóa 4000 năm cũng chỉ thế thôi sao

Cổ nhân nói người có khí tức là có lực
Nói như vậy nghĩa là mọi người già trẻ gái trai đều có thể luyện tập ( còn thở và lành lặn ) ko có khí thì làm gì có lực mà luyện , ko có khí thì cũng đi theo tiên tổ mất rồi


Khi luyện tập ít nhiều cũng phải kiêng kị một số thứ mà tôi đã trình bày ở trên .Nhiều võ sinh thích riệu nhiều , gái đẹp thì đừng mơ mà luyện công phu thành công .Đừng ỷ là người luyện võ tinh lực rồi dào mà sớm chiều tửu sắc thì khác gì đem công sức đổ suống sông suống biển


Ấy thế mà đời nay nhiều kẻ sống như phàm nhân mà nhầm tưởng luyện công sẽ thành , cứ sớm chiều thịt cá ê chề , cao lương mỹ vị , hưởng lạc đủ thứ tối đến lại kề tựa dục tình .......... dẫn đến bụng nặng trí mê , thần lìa xa vạn dặm thử hỏi còn gì để mà luyện , ôi thật đáng thương cho những kẻ ấy lắm vậy



Người xưa dạy, nên dạy quyền cước cơ bản cho con trẻ khi chúng 5_6 tuổi , bởi con trẻ ko bị xáo trộn về thể xác lẫn tâm hồn ...... ngoài những việc ăn ngủ , tâm hồn vô lo , cơ thể lại ít bệnh tật , đôi khi cũng có tà ý nhưng ko có chỗ phát xuất . khi lớn hơn chút nữa 10_15 tuổi thì hóa giải cho thu liễm ....
đến 18_20 tuổi thì trong người đã mang tuyệt học, bằng ko thì cũng đủ để đối phó với đời .
Dù sao tuổi liên thiếu là tuổi lý tưởng để luyện tập công phu vì chưa ăn nằm với nữ giới , đây là tuổi thuần dương . đồng một việc người lớn dễ bị xáo trộn
bởi SÂN, SI , HỈ , LỘ . ngũ quan sai lệch , nếu muốn luyện tập công phu thì trước hết hãy trai lòng , ngồi thiền và ăn tray . Các võ sư trẻ tuổi thì cũng nên hạn chế tửu sắc

MINH HỒNG


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
congkheomafia (23-06-2009), Long Phi Vũ (15-08-2011), mecury59 (07-01-2011)
Cũ 09-06-2009   #8
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.687
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Bí quyết luyện công thiếu lâm tự

Bí quyết của võ phái này nằm trong câu khẩu quyết: ?Khí nhiều hơn, tập luyện gian khổ hơn?. Các nhà sư Thiếu Lâm đã thực hiện câu này từ nhiều thế kỷ và những nhà vô địch của các võ phái cũng nằm lòng câu này.

Trung Hoa còn một câu thành ngữ khác: ?Khi bạn đã lên đến đỉnh, chỗ để bắt đầu lại là ở dưới đáy?, có ý khuyên chớ nên coi thường và bỏ qua những đòn thế căn bản. Càng tập luyện chúng thuần thục, việc ra đòn càng chính xác, linh hoạt, hữu hiệu. Ngoài ra, còn phát huy tốc độ ra đòn, sức mạnh và sự dẻo dai.

Muốn cơ thể dẻo dai, phải tập vươn dãn bằng các động tác làm nóng người. Với Thiếu Lâm, yêu cầu là môn sinh phải cúi gập người tới mức có thể "hôn"các ngón chân ở hai tư thế đứng và ngồi.

Thiếu Lâm dạy ba cấp độ về khí: Tui li (chuyển khí): môn sinh phải chuyển được khí lực ra tay chân khi tung đòn; Baofa li (tụ khí): tụ khí vào điểm chạm đòn để gia tăng sức công phá; gun li (nén khí): dù ở cự ly gần vẫn có thể tung đòn.

Một bí quyết nữa là tinh thần phải hoàn toàn thư giãn, thanh thản. Lo âu, giận giữ, buồn rầu hay hưng phấn, vui vẻ... đều là cảm xúc có hại, vì làm mất sự quân bình của cơ thể. Tinh thần càng thanh thản, thể xác sẽ ở tình trạng hoàn hảo, tốc độ và sức mạnh của đòn tung ra sẽ đạt mức tối đa.

Ba phần của cơ thể (đầu, mình, tứ chi) phải phối hợp hoạt động một cách tập trung để phát huy tối đa hiệu năng của đòn đánh. Võ thuật Trung Hoa cũng nhắc đến hai sự hòa hợp ngoại và nội tại. Ngoại tại là sự hòa hợp giữa tay với chân, vai với hông, chỏ với gối. Nội tại là sự hòa hợp giữa tâm với thần, thần với khí và khí với lực. Hai sự phối hợp này phải luôn đi với nhau vì mọi chuyển động của các cơ phận đều do mệnh lệnh từ não (tức là thần). С?? đạt được sự phối hợp này, hãy bắt đầu tập các đòn thế thật chậm, từ ý nghĩ đến từng mệnh lệnh cho tay, chân, vai, hông... rồi tập nhanh dần lên.

Tốc độ ra đòn sẽ tăng tiến dần theo số lần tập luyện. Hãy tập zhi quan (đấm thẳng), bai quan (đấm móc), gou quan (đấm vòng) hàng trăm lần mỗi ngày: cú đấm sẽ trở thành lưỡi gươm nhọn, nhanh, mạnh khủng khiếp.

Quyền pháp cá nhân sẽ hình thành sau thời gian dài bền bỉ luyện quyền. Sẽ không còn phân biệt đâu là công hay là thủ nữa mà thủ cũng là công và ngược lại. Thời điểm tung đòn quyết định cũng sẽ được nhận biết tự nhiên, vì các đòn thế đã nhập tâm thì sẽ tuôn ra trôi chảy một cách bản năng.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
congkheomafia (23-06-2009), Long Phi Vũ (15-08-2011), mecury59 (07-01-2011)
Cũ 10-06-2009   #9
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.687
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Thuyết ngũ yếu trong võ học

Thuật "kỹ kích" (đấm đá) truyền thống có thuyết "ngũ yếu" (năm điều cần) đó là mắt tinh, tay lẹ, đảm vững (tức gan dạ), bộ chắc, lực thực.

Mắt tinh : "Mắt là trinh sát, tâm là chủ soái". Trong giao đấu nhất định phải có ánh mắt tinh nhanh, chăm chú xem ý hướng của địch, phải là "tay đến chân đến mắt đến", nói "đến" đây là "đến cả loạt". Ánh mắt sắc như ưng, vượn, nếu không được thế thì mình ra đòn cũng khó đánh trúng mục tiêu, phòng thủ cũng khó nhìn rõ ràng chiêu pháp của địch, chẳng còn cách nào lấy biến đối biến để đánh lại địch thủ.

Tay lẹ: "Ra tay chớ chậm chạp, chậm chạp để địch biến, giả sử địch có biến một thì lòng ta nhẹ như tên (bắn)". Trong giao đấu dứt khoát phải coi trọng đòn tay ra thật lẹ. Cái đạo kỹ kích tay lẹ chế tay chậm, ra tay như gió lốc, như điện chớp, nếu như chẳng nhanh thì dù có thủ pháp thần kỳ cũng khó lòng giành thắng được.

Đảm vững : (tức gan dạ) : "Nhất đảm, nhị lực, tam công phu". Trong kỹ kích nhất định cần phải gan dạ, tâm vững là hàng đầu. Có gan dạ mới dám thủ thắng, đánh mạnh tiến khéo, tiến thoái tự nhiên. Lấy cái mạnh của ta để khắc lại cái kém của địch.

Bộ chắc : "Bộ vững như khánh thạch, gốc chắc địch khó xô". Trong giao đấu nhất định phải có bộ pháp kiên cố vững chắc mới được. Nếu bộ pháp không vững tất căn bản bị dao động, trên nặng dưới nhẹ chớ nên móc đẩy vi dễ ngã và như thế dễ để kẻ địch lấn sân. Các nhà kỹ kỹ xưa có câu : "Khoan tập đánh, luyện tấn trước".

Sức thực (lực thực): Xưa có câu "Lực thực hốt khinh thị, nhất lực hàng thập hội" (tạm dịch : "Sức thực chớ coi thường, một sức hơn mười biết"). Trong khi đánh đấm phải có đủ sức lực mới được. Nếu chẳng có công lực thì dù có đánh trúng địch cũg chẳng đạt hiệu quả tốt, không dễ mà giành được thắng lợi trong cuộc đấu. Tuy có thuyết "Bốn lạng hất ngàn cân" ("Tứ lạng bạt thiên cân") nhưng ít nhất phải có cái lực "bốn lạng" đã, cái sức "bốn lạng" đó kỳ thực cũng là công lực, nếu không thì đã "quyền không công lực thực, cả trận cũng bằng không".


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
congkheomafia (23-06-2009), Long Phi Vũ (15-08-2011), mecury59 (07-01-2011), Vi Tiểu Bảo 2011 (12-11-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 19:31
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09240 seconds with 15 queries