Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 04-09-2009   #1
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.427
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lịch Sử Hình Thành Các Tỉnh, Thành Phố Việt Nam.

An Giang

An Giang thuộc Thủy Chân Lạp, được vua Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) để đền ơn lập mình lên vua và giúp dẹp nội loạn

Năm Đinh Sửu 1757, đất An Giang thuộc ba đạo: Đạo Đông Khẩu (xứ Sa Đéc), đạo Tân Châu (xứ Cù Lao ở Hậu Giang) và đạo Châu Đốc (xứ Châu Đốc ở Hậu Giang). Tất cả ba đạo đều thuộc dinh Long Hồ. Nam Kỳ, thời các chúa Nguyễn được chia làm bốn dinh, ba dinh kia là Trấn Biên tức Biên Hòa, Phiên Trấn tức Gia Định và Trấn Định tức Định Tường. Năm 1805, Gia Long chia Nam Kỳ làm năm trấn, lúc đó đất An Giang và Vĩnh Long họp thành trấn Vĩnh Thanh.

Năm 1832, Minh Mạng đổi các trấn thành tỉnh và Nam Kỳ gọi là Gia Định. An Giang trở thành tỉnh riêng gồm hai phủ Tuy Biên, Tân Thành và bốn huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vĩnh An dưới quyền cai trị của tổ đốc An - Hà (An Giang - Hà Tiên). Thời Pháp thuộc, đất An Giang bị chia ra thuộc sáu tỉnh mới: Long Xuyên, Châu Đốc, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Sa Đéc.

Khi quân Pháp tiến chiếm các tỉnh miền Tây thì người dân An Giang đã theo hai anh hùng Võ Duy Dương và Trần Văn Thành kháng chiến. Các đồn bót của giặc quanh vùng Long Xuyên không bao giờ yên ổn với các cuộc tấn công của nghĩa quân.

Năm 1910 một số nhà cách mạng Đông Kinh Nghĩa Thục bị Pháp đày an trí tại miền Nam, trong số này có hai ông Lê Đại, Dương Bá Trạc bị đưa về Long Xuyên. Nhưng sau đó hai ông vẫn bí mật hoạt động, mở trường dạy học, truyền bá tinh thần yêu nước đến thanh niên.

Năm 1914, anh hùng Lương Ngọc Quyến xuống miền Nam để liên lạc với những người yêu nước, ông vào Sài Gòn rồi xuống Long Xuyên tiếp xúc với bạn cũ là Dương Bá Trạc và gặp cả tên Nguyễn Bá Trác, bạn học ở Nhật. Lúc bấy giờ, tên này đã lén lút làm điềm chỉ cho quân Pháp; sau đó, hắn đã bảo cho Pháp chận đường Lương Ngọc Quyến ở biên giới Lào - Campuchia nhưng không thành.

Tháng 8 - 1862, triều đình Tự Đức nhu nhược muốn hàng quân Pháp nên ra lệnh Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành (người làng Bình Thạnh Đông, quận Châu Phú) mang quân đi bắt anh hùng Võ Duy Dương. Thay vì mở cuộc hành quân, ông đến bản dinh Thiên Hộ Dương một mình cho xem chiếu chỉ và giúp ý kiến chiêu mộ thêm nghĩa quân đợi ngày khởi nghĩa. Năm 1863, anh hùng Nguyễn Hữu Huân lui quân từ Định Tường về Châu Đốc, tiếp tục hoạt động, kêu gọi mọi người tham gia kháng chiến.

Tháng 6 năm 1867, đại quân thủy bộ của De la Grandière kéo đến tỉnh. Tổng đốc Châu Đốc lập kế hoạch bắt cóc bọn quan Pháp nhưng thất bại. Thành Châu Đốc lọt vào tay giặc. Anh hùng Trần Văn Thành và đề đốc Văn đưa nghĩa quân chiếm giữ vùng Lăng Linh làm căn cứ "đoàn binh Gia Nghị", rồi tiến đánh các đồn trại của giặc quanh vùng Châu Đốc và Long Xuyên. Năm 1872, ông chiếm khu rừng "Bảy Thưa" (thuộc làng Tú Tề), đánh Pháp quyết liệt ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Chắc Cà Đao. Ngày 20 tháng 2 năm 1873, nhờ Trần Bá Lộc hướng dẫn, đại binh Pháp tấn công rừng "Bảy Thưa", anh hùng Trần Văn Thành và đề đốc Văn tử trận.

Trên bước đường đấu tranh cứu nước, nhiều nhà cách mạng đã xuống các tỉnh miền Nam và đến Châu Đốc để liên lạc với những người yêu nước. Năm 1904, anh hùng Phan Bội Châu ghé quận Châu Phú; năm 1909, ông Cường Để từ Mỹ Tho đến quận Tân Châu, rồi sang Cao Lãnh...

Năm1940, ảnh hưởng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo lan rộng khắp nơi ở miền Nam, trở thành một phong trào quốc gia dân tộc khiến quân Pháp nao núng. Chúng liền bắt đức thầy Huỳnh Phú Sổ mang về Sài Gòn, sau đó đem về quản thúc tại Bạc Liêu. Ở bất cứ đâu, đức thầy vẫn tiếp tục truyền rộng trong quần chúng. Đầu năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, đức thầy thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội để tranh thủ nền độc lập cho Việt Nam.



Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (08-09-2009)
Cũ 04-09-2009   #2
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.427
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bà Rịa - Vũng Tàu


Cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Đông, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: Công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi, cảng biển và vận tải biển, khai thác chế biến hải sản, du lịch nghỉ ngơi tắm biển. Bên cạnh đó, Bà Rịa - Vũng Tàu còn có điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường không, đường sắt và đường ống, có thể là nơi trung chuyển hàng hóa đi các nơi trong nước và quốc tế.

Khoảng đầu thế kỷ XVI bán đảo Vũng Tàu có tên ghi trong nhật ký hàng hải của người bồ Đào Nha là Oporeto CIN CHAGAS VERDAREIRAS (có nghĩa là “ Năm vết thương của Chúa Cứu Thế”). Gọi như vậy bởi vì Vũng Tàu, nhìn từ ngoài khơi vào, người đi biển thấy có năm ngọn núi, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Đó là năm ngọn núi có tên là Kỳ Vân, Núi Dinh, Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ. Khi cuốn hải trình nổi tiếng Biển Phương Đông của một nhà hàng hải Pháp ra đời thì Vũng Tàu lại có tên là Cap Saint Jacques. Từ thời Việt Nam thuộc Pháp, Vũng Tàu còn được gọi là Ô Cấp hoặc Cấp - phiên âm của chữ Pháp Au Cap trong câu “Aller au cap”(đi ra đất mũi)...

Thành phố Vũng Tàu hôm nay từng có tên gọi là Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba ngôi làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam. Tam Thắng là biến âm của hai chữ Tam Thoàn - tức Tam Thuyền là ba chiếc thuyền do ba viên đội chỉ huy có nhiệm vụ bảo vệ dân và con đường thủy vào Gia Định chống lại bọn cướp biển. Năm 1882, Vua Minh Mạng ban thưởng phẩm hàm và cấp đất cho họ khai thác, lập nên ba làng Thắng như trên để làm ăn, sinh sống. Vùng đất Bà Rịa được người Việt Nam khai phá khoảng đầu thế kỷ 17, lúc đầu Bà Rịa thuộc dinh Trấn Biên, tỉnh Gia Định. Năm 1808, Vua Gia Long đổi Trấn Biên thành Biên Hòa. Về hành chính, vùng đất Vũng Tàu ngày nay đã trải qua nhiều thay đổi. Thời nhà Nguyễn thuộc tỉnh Biên Hoà, từ năm 1890 thuộc tỉnh Bà Rịa (sau đổi thành Phước Tuy). Từ năm 1895 tách ra thành một tỉnh riêng. Sau năm 1954 lại sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa như cũ. Ngày 30-5-1979 thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

Tỉnh Bà Rịa - VũngTàu trải qua các thời kỳ lịch sử với nhiều địa danh nổi tiếng và tên gọi khác nhau từ Tam Thắng, VũngTàu đến Bà Rịa, Phước Tuy, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và ngày 12-8-1991 chính thức được mang tên Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa và các huyện: Long Đất, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và do chịu ảnh hưởng của biển, khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu rất ôn hòa, ít gió bão, nhiệt độ trung bình từ 25oC đến 27oC, lượng mưa trung bình 1.300mm đến 1.700mm; có từ 2300 - 2800 giờ nắng trong năm. Thiên nhiên Bà Rịa - Vũng Tàu tươi đẹp và kỳ thú, giàu tiềm năng về du lịch, hải sản, dầu khí, phát triển cảng, nông lâm nghiệp, ...

Khi mới thành lập tỉnh năm 1991, dân số của tỉnh là 611.000 người, đến năm 1995, dân số lên đến 714.000 người, tăng 14,71% so với năm 1991. Theo số liệu thống kê năm 2002, dân số Bà Rịa - Vũng Tàu là 862.081 người, tăng 41,0% so với thời kỳ đầu thành lập (năm 1991). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm 2002 so với năm 2001 là 2,4%.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-09-2009   #3
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.427
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bắc Giang

Thời vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Bắc Giang thuộc bộ Võ Ninh. Đời Lê, đây là phủ Bắc Hà, năm 1822 đổi là phủ Thiên Phúc, đến đời Tự Đức là phủ Đa Phúc(1).

Từ ngày 5 tháng 11 năm 1889 đến ngày 9 tháng 9 năm 1891 đã tồn tại tỉnh Lục Nam. Tỉnh Lục Nam gồm các huyện Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Lục Nam, Hữu Lũng (tách từ phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh, ở bên tả ngạn sông Thương) và huyện Yên Bái (tách từ tỉnh Lạng Sơn). Năm 1891 sau khi trả hai huyện Bảo Lộc và Phượng Nhỡn cho tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Lục Nam bị xóa bỏ để nhập vào Đạo Quan binh I.
Tỉnh Bắc Giang được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1895, tách từ tỉnh Bắc Ninh, bao gồm phủ Lạng Giang, phủ Đa Phúc và các huyện Kim Anh, Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế và một số tổng nằm ở phía nam sông Lục Nam. Tỉnh lỵ là Phủ Lạng Thương(2) (nay là thành phố Bắc Giang). Năm 1896, phủ Đa Phúc và huyện Kim Anh được trả lại cho tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1950, tỉnh Bắc Giang thuộc Liên khu Việt Bắc (1949-1956) và gồm 7 huyện: Hiệp Hoà, Lục Ngạn, Yên Thế, Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng, Hữu Lũng.
Ngày 22-2-1955, huyện Sơn Động từ tỉnh Quảng Yên trả về tỉnh Bắc Giang.
Ngày 1-7-1956, khi thành lập Khu tự trị Việt Bắc, huyện Hữu Lũng sáp nhập vào tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc.
Ngày 21-1-1957, chia 2 huyện Sơn Động và Lục Ngạn thành 3 huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Bắc Giang nhập với Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc và đến ngày 01 tháng 1 năm 1997 lại tách ra như cũ.

-----------------

(1) Từ ngày 5 tháng 11 năm 1889 đến ngày 9 tháng 9 năm 1891 đã tồn tại tỉnh Lục Nam. Tỉnh Lục Nam gồm các huyện Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Lục Nam, Hữu Lũng (tách từ phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh, ở bên tả ngạn sông Thương) và huyện Yên Bái (tách từ tỉnh Lạng Sơn). Năm 1891 sau khi trả hai huyện Bảo Lộc và Phượng Nhỡn cho tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Lục Nam bị xóa bỏ để nhập vào Đạo Quan binh I.

(2) Tên Phủ Lạng Thương vốn là tên của một phủ (tương đương với một huyện ngày nay) mà dinh sở được đặt bên bờ sông Thương, tại vị trí thành phố Bắc Giang ngày nay, vào cuối đời Lê Trung Hưng.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-09-2009   #4
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.427
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bắc Kạn

Theo các nguồn sử liệu, Bắc Kạn thời thượng cổ là phần đất của nước Xích Quỷ, sau được tách ra thành v¬ương quốc Thụy Đến. Khi Nhà nước Văn Lang ra đời, các Vua Hùng chia nước thành 15 bộ, vùng đất Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định. D¬ưới thời Bắc thuộc, đời Hán, đất Bắc Kạn thuộc huyện Long Biên. Đến đời Đường, Bắc Kạn thuộc huyện Tân Xương, Châu Phong.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt một ngàn năm Bắc thuộc, tập đoàn phong kiến Việt Nam ra đời. Phát huy tính tiên phong trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bước hoàn chỉnh bộ máy quản lý nhà nước, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Đại Việt. Đời nhà Lý chia nước thành 24 lộ, địa giới Bắc Kạn thuộc các lộ Cảm Hoá, Vĩnh Thông, Hạ Nông. Đến đời nhà Trần chia nước làm 12 lộ, 4 trấn và 14 huyện, Bắc Kạn nằm trong trấn Thái Nguyên. Khi nhà Minh xâm lược Việt Nam, chúng chia nước ta làm 15 phủ, 31 châu, 31 huyện, trấn Thái Nguyên đổi thành phủ Thái Nguyên gồm 11 huyện, Bắc Kạn nằm trong địa phận 3 huyện Cảm Hoá, Vĩnh Thông, Long Thạch.

Kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, vua Lê Thái Tổ lập lại chủ quyền, bờ cõi vẫn như cũ. Đến thời Lê Thánh Tông - năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466), bản đồ nước ta chia thành 12 đạo thừa tuyên, phủ Thái Nguyên đổi thành thừa tuyên Thái Nguyên. Đến năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1496), Vua Lê Thánh Tông đổi thừa tuyên Ninh Sóc thành Thái Nguyên thừa tuyên gồm 3 phủ, 8 huyện, 7 châu. Bắc Kạn nằm trong phần đất phủ Thông Hoá.

Đến thời Nguyễn, năm Gia Long nguyên niên (năm 1802), vua Nguyễn Thế Tổ đổi Thái Nguyên thừa tuyên thành trấn Thái Nguyên. Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831), vua Nguyễn Thánh Tổ đổi trấn Thái Nguyên thành tỉnh Thái Nguyên. Đất Bắc Kạn nằm trong tỉnh Thái Nguyên, về cơ bản vẫn thuộc phủ Thông Hoá. Có thể nói, d¬ới chế độ phong kiến, Thái Nguyên, trong đó có phần đất Bắc Kạn được coi là "miền quan yếu", có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự ở phía Bắc Kinh thành Thăng Long.

Thực dân Pháp xâm lược, sau khi đánh chiếm và đặt bộ máy cai trị trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, chúng đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính. Theo nghị định ngày 20-8-1891 và nghị định ngày 9-9-1891 của Toàn quyền Đông Dương, khu vực Bắc Kạn thuộc hai đạo quan binh. Phần phía Đông và Nam thuộc tiểu quân khu Thái Nguyên, đạo quan binh I. Phần phía Bắc thuộc tiểu quân khu Lạng Sơn, đạo quan binh II. Ngày 11-4-1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lấy phần đất phủ Thông Hoá lập ra tỉnh Bắc Kạn gồm các châu Bạch Thông, Chợ Rã, Cảm Hoá (sau đổi thành Na Rì), Thông Hoá (sau đổi thành Ngân Sơn). Tiếp đó, ngày 25-6-1901, Toàn quyền Đông dương lại ra nghị quyết tách tổng Yên Đĩnh thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên nhập vào châu Bạch Thông. Năm 1916, theo nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ tách một số tổng của châu Bạch Thông, Chợ Rã và tổng Định Biên Thượng của châu Định Hoá tỉnh Thái Nguyên lập thành châu Chợ Đồn. Vào thời gian đó, tỉnh Bắc Kạn có 5 châu, 20 tổng và 103 xã.
Tháng 7- 1901, thị xã Bắc Kạn, đồng thời là tỉnh lỵ và châu lỵ châu Bạch Thông được thành lập
( Tỉnh Bắc Kạn có 5 châu là: Bạch THông, Na Rì, Ngân Sơn, Chợ Rã và Chợ Đồn. Châu Chợ Đồn được thành lập muộn hơn {theo Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn (1930-1954) })

Để đẩy mạnh công cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa một cách có hệ thống trên quy mô lớn, thực dân Pháp đã tăng cường sức mạnh bộ máy cai trị. Vì thế, phong trào kháng Pháp đã diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc, trong đó đồng bào các dân tộc ở Bắc Kạn cũng có nhiều đóng góp tích cực. Năm 1904, đồng bào Dao ở hai xã Tân Sơn, Cao Sơn (Bạch Thông) nổi dậy chống chính sách sưu thuế nặng nề của đế quốc, phong kiến. Năm 1914, ngay tại thị xã Bắc Kạn, các tù nhân yêu nước cùng với binh lính khố xanh có tinh thần dân tộc do Lý Thảo Long cầm đầu đã nổi dậy phá nhà lao, phá kho vũ khí của địch để trang bị cho nghĩa quân. Đây là cuộc nổi dậy có tiếng vang, thúc giục lòng yêu nước, tinh thần quật khởi của nhân dân trong vùng. Điều đặc biệt mới mẻ trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX ở Bắc Kạn, Thái Nguyên là đã có sự tham gia của giai cấp công nhân. Trong những năm 1920 - 1925, do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, Bắc Kạn trở thành một trong những địa phương đứng đầu về công nghiệp khai thác mỏ ở Bắc Kỳ, đồng thời là nơi tập trung nhiều công nhân, góp phần không nhỏ cho sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho nhiều người yêu nước tới hoạt động. Trong đó, Phạm Hồng Thái - một trong những nhân vật bất tử của cách mạng Việt Nam, người đã ném tạc đạn mưu sát Toàn quyền Đông dương Méclanh ở Sa Diện (Quảng Châu) - đã từng là công nhân khai thác mỏ ở Bắc Kạn, Thái Nguyên.

Bắc Kạn trong các thời kỳ cách mạng, kháng chiến

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập. Trong quá trình vận động cách mạng, tỉnh Bắc Kạn đã vinh dự là một trong những tỉnh nằm trong khu giải phóng Việt Bắc, là nơi "Nước Việt Nam mới phôi thai".
Khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân các dân tộc Bắc Kạn được giác ngộ đã sớm giành được chính quyền, Bắc Kạn là thị xã đầu tiên trong cả nước được giải phóng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thị xã Bắc Kạn được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến". Tỉnh Bắc Kạn được Trung Ương Đảng chọn xây dựng thành khu an toàn (ATK), căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Với vai trò là căn cứ địa cách mạng, Bắc Kạn hết lòng cưu mang đùm bọc đồng bào tản cư; giúp đỡ bộ đội, cơ quan, xí nghiệp, kho tàng của Trung Ương sơ tán; bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Khi chiến sự lan rộng đến địa ph¬ương, quân và dân Bắc Kạn đã tiến hành tiêu thổ kháng chiến với chiến lược "vườn không, nhà trống", phá huỷ giao thông và tham gia cùng bộ đội chủ lực đánh địch. Trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông năm 1947), suốt hai năm đánh địch trên mặt trận đường số 3 nổi tiếng cũng như quá trình tiễu phỉ bảo vệ quê hương, nhiều gương chiến đấu hy sinh oanh liệt được cả nước biết đến, nhiều tên núi, tên sông đã trở thành địa danh lịch sử, gắn với những chiến công hiển hách như Phủ Thông, Đèo Giàng... Cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân ta buộc thực dân Pháp phải rút chạy, Bắc Kạn trở thành tỉnh đầu tiên được giải phóng. Sự kiện lịch sử vẻ vang này được Đảng đánh giá cao, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Trong thư, Bác đã khẳng định "Cuộc thắng lợi này sẽ làm đà cho những thắng lợi khác to lớn hơn, vẻ vang hơn". (1)

Sau ngày được giải phóng (tháng 8 năm 1949), nhân dân các dân tộc Bắc Kạn hăng hái khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tích cực đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến. Một năm sau ngày giải phóng, Bắc Kạn trở thành địa phương dẫn đầu trong phong trào thi đua kháng chiến kiến quốc. Năm 1950, Bắc Kạn được Chính phủ tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba, được vinh dự giữ Cờ luân lưu "Đơn vị có phong trào thi đua khá nhất" do Hồ Chủ tịch trao tặng.

Với vai trò và nhiệm vụ là căn cứ địa cách mạng, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã dồn sức chi viện cho tiền tuyến. Trong hơn tám năm kháng chiến, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã đóng góp hơn 3 triệu ngày công trực tiếp phục vụ chiến đấu. Các đoàn thể chính trị, nhất là Hội Phụ nữ đã thành công trong việc phát động phong trào toàn dân xây dựng lực lượng vũ trang. Trong hai năm 1952 - 1953, phong trào hũ gạo nuôi quân và mùa đông binh sĩ đã ủng hộ bộ đội hơn 2.000 tấn lương thực, 2.633 chiếc chăn và áo ấm. Hàng nghìn thanh niên con em các dân tộc đã lên đ¬ường nhập ngũ. Nhiều đơn vị bộ đội địa phương, du kích tập trung đã lập công xuất sắc, được phong tặng nhiều huân chương, huy chương và danh hiệu cao quý, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn luôn thực hiện tốt vai trò tỉnh căn cứ địa, nhiều đơn vị, cá nhân lập công xuất sắc, được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngày 2-10-2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn. 5 huyện, thị xã Bắc Kạn và 17 xã trong tỉnh cũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bắc Kạn trong quá trình xây dựng và đổi mới

Để đáp ứng yêu cầu là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam đánh Mỹ, ngày 21-4-1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra Quyết định số 103/NĐ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 14-4-1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 50/CP đổi thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông. Ngày 29-12-1978, kỳ họp Quốc hội thứ tư khoá VI đã quyết định phân địa giới Bắc Thái và Cao Bằng, tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái nhập vào tỉnh Cao Bằng.

Ngày 16-7-1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 262/HĐBT "Giải thể thị trấn Bắc Kạn thuộc huyện Bạch Thông để thành lập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái".

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 6-11-1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ mười đã phê chuẩn việc chia lại địa giới hành chính của một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Bắc Thái được chia thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái lập. Các huyện Ngân Sơn, Ba Bể (Chợ Rã) tái nhập lại vào tỉnh Bắc Kạn. Tháng 8-1998, thành lập thêm huyện Chợ Mới trên cơ sở tách từ phần đất phía Nam huyện Bạch Thông. Ngày 28-5-2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Pắc Nặm trên cơ sở tách huyện Ba Bể. Như vậy, trải qua không ít những thay đổi về địa dư hành chính, hiện nay, tỉnh Bắc Kạn được chia làm 8 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện (Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì, Pắc Nặm) và thị xã Bắc Kạn.

Phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang, trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã không ngừng phấn đấu vươn lên khắc phục khó khăn, giành được nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, nhanh chóng đưa Bắc Kạn tiến kịp các tỉnh miền xuôi.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-09-2009   #5
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.427
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 do tách từ tỉnh Hà Tiên ra, gồm 7 tổng: Long Thủy, Quản Xuyên, Quản Long, Quản An, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Long Thới. Địa bàn tỉnh Bạc Liêu khi đó bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã chia tỉnh Bạc Liêu thành 2 tỉnh là Bạc Liêu và An Xuyên. Tỉnh Bạc Liêu nhỏ này gồm 4 quận: Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu, với 19 xã, 218 ấp, dân số năm 1965 là 76.630 người.

Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, hai tỉnh Bạc Liêu và An Xuyên lại hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Minh Hải được chia thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-09-2009   #6
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.427
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bắc Ninh

Dưới các triều đại phong kiến trước đây, tỉnh Bắc Ninh được gọi là Kinh Bắc mà lịch sử đã để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật thể và phi vật thể với hệ thống thành quách ở thị xã Bắc Ninh, phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lý chống lại các thế lực ngoại bang phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh - Thị Cầu, Dâu Keo ... và đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đình Bảng ...

- Từ năm 1822 xứ Kinh Bắc được nhà Nguyễn đổi tên gọi thành tỉnh Bắc Ninh, sau 2 năm trấn thành Bắc Ninh, thuộc thị xã Bắc Ninh ngày nay, được xây dựng lại bằng đá ong và hiện diện vị thế của mình bằng cột cờ cao 17m.

- Dưới thời Pháp thuộc vào năm 1931 thị trấn Bắc Ninh được đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Thị xã Bắc Ninh được tổ chức thành một cứ điểm trọng yếu về quân sự của Bắc Kỳ và là một trung tâm chính trị, kinh tế vùng.

- Năm 1938 thị xã Bắc Ninh được xếp vào thành phố thứ 5 của xứ Bắc Kỳ sau các đô thị: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và thị xã Hải Dương.


- Sau hoà bình lập lại năm 1954, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Bắc Ninh nói riêng tiếp tục duy trì sự phát triển kinh tế suốt quá trình xây dựng chính quyền nhân dân và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

- Vào năm 1963 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.

- Đến năm 1996 tỉnh Hà Bắc lại được chia lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 15 - 11 - 1996). Từ đó thị xã Bắc Ninh lại trở thành thị xã của tỉnh Bắc Ninh mới.

Từ đó đến nay Bắc Ninh đã phát triển không ngừng bộ mặt đô thị hoá của tỉnh mà tiêu biểu là việc xây dựng mới:

Khu vực hành chính và các khu dân cư mới ở thị xã Bắc Ninh.

Cải tạo và phát triển mạnh bộ mặt trung tâm của các thị trấn huyện lỵ, nhất là thị trấn Từ Sơn.

Đang hình thành và phát triển một số khu công nghiệp tập trung quan trọng như khu công nghiệp Từ Sơn, Quế Võ.

Hệ thống kỹ thuật hạ tầng được cải tạo và nâng cấp đáng kể nhất là QL 1A, QL 1B, QL 18, QL 38, và 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dải trên 350 km. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước, cấp điện cũng được đầu tư đáng kể.

Hệ thống di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Kinh Bắc xưa nhất loạt đã được khôi phục, bảo tồn và phát triển có hiệu quả thu hút khách du lịch thập phương.

Ngoài ra với hàng trăm ngành nghề khác nhau của tỉnh Bắc Ninh cũng được khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhiều thi tứ trên sông Dân, ở Đông Hồ, Đình Bảng, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê, Nội Duệ...

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-09-2009   #7
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.427
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bến Tre

Mãi đến thế kỷ XVII, Bến Tre vẫn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Nhiều đợt chuyển cư liên tục trong suốt thế kỷ XVII-XVIII đã làm nơi đây thay đổi.

Lúc đầu vùng đất này thuộc phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1832, tách ra thành lập tỉnh, gồm 4 huyện Bảo Hựu, Bảo An, Tân Minh và Duy Minh, trên 2 cù lao Bảo và Minh. Tỉnh chia làm 22 tổng và 151 xã, sau chỉ còn 21 tổng: Bảo Hoa, Bảo Khánh, Bảo Đức, Bảo Ngãi, Bảo Hữu, Bảo Thạnh, Bảo Lộc, Bảo Thuận, Bảo Phước, Bảo An, Bảo Trị (trên cù lao Bảo), Minh Lý, Minh Thiện, Minh Thuận, Minh Hòa, Minh Đạt, Minh Đạo, Minh Quý (Qưới), Minh Huệ, Minh Phú, Minh Trị (trên cù lao Minh).

Thời thuộc Pháp là tỉnh Đồ Chiểu. Thời Việt Nam Cộng Hoà, năm 1956, đổi là tỉnh Kiến Hoà, gồm thị xã tỉnh lị Bến Tre, 9 quận: Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Trúc Giang, Dôn Nhơn, Hoàng Long, Hương Mỹ, với 115 xã, ấp, dân số 547819 người (1965). Sau 1975, gọi là tỉnh Bến Tre.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-09-2009   #8
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.427
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bình Định

- Cách đây trên 2 nghìn năm, vùng đất Bình Định (ngày nay) đã có cư dân thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh sinh sống. Năm 1470, các cư dân người Việt bắt đầu triển khai công cuộc khẩn hoang về phương Nam.
- Tháng 7-1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Đến năm 1490, theo "Thiên nam dư hạ tập", phủ Hoài Nhơn có 19 tổng và 100 xã.
- Năm 1570, Nguyễn Hoàng được vua Lê cử trấn nhậm hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, trong đó có phủ Hoài Nhơn. Đến năm 1578, Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh làm tri huyện Tuy Viễn để lo trị an, giữ yên biên giới phía nam và chuẩn bị đưa quân, dân vào sinh sống, lập làng phía nam đèo Cù Mông. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn. Năm 1651, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, phủ Quy Nhơn đổi thành phủ Quy Ninh.
- Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt các đạo làm dinh, nhưng cấp phủ vẫn giữ nguyên Phủ Quy Nhơn thuộc dinh Quảng Nam, đặt các chức tuần phủ và khám lý để cai quản. Phủ lỵ được dời về phía bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (nay thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn). Có thể nói, từ thời các chúa Nguyễn, Bình Định đã có sự phân hóa giàu nghèo, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đến trước cuộc khởi nghĩa Tây Sơn năm 1771, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra ở Bình Định, trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của chàng Lía.
- Năm 1773, cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em nhà Tây Sơn do Nguyễn Nhạc đứng đầu đã phát triển xuống Tây Sơn hạ đạo, chiếm lĩnh ấp Kiên Thành (nay là Kiên Mỹ) - nơi sinh thành của các thủ lĩnh Tây Sơn. Nguyễn Nhạc tự xưng là đệ nhất trại chủ cai quản hai huyện Phù Ly và Bồng Sơn. Cũng trong năm đó (năm 1773), nghĩa quân Tây Sơn tiếp tục đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn. Tháng 3-1776, Nguyễn Nhạc cho sửa chữa và xây thêm thành Đồ Bàn, sau đổi tên thành "thành Hoàng Đế", tự xưng Tây Sơn vương, cho đúc ấn vàng, phong cho Nguyễn Lữ làm Thiếu phó, Nguyễn Huệ làm Phụ chính, các tướng lĩnh khác đều được phong chức cho tương xứng với một chính quyền Trung ương mới được thành lập. Năm 1793, sau khi vua Quang Trung qua đời, Nguyễn ánh đem quân đánh thành Hoàng Đế, nhưng thất bại. Đội quân do vua Quang Toản cử vào đánh dẹp đã chiếm giữ và cai quản thành Hoàng Đế. Từ năm 1793 đến năm 1799, thành Hoàng Đế đổi thành phủ Quy Nhơn dưới vương triều Cảnh Thịnh.
- Trong các năm 1799 - 1802, thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn ánh chiếm đóng và đổi tên thành Bình Định và trở thành trung tâm cai trị của triều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX. Năm 1885, Bình Định trở thành tỉnh lớn ở Trung Kỳ.
- Năm 1890, thực dân Pháp sáp nhập thêm Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ đặt tại Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách khỏi Bình Phú, Bình Định lại trở thành đơn vị hành chính độc lập. Năm 1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ tỉnh Plây Ku, một nửa đất đai của tỉnh này cho sáp nhập vào tỉnh Bình Định. Đến năm 1913, thực dân Pháp lại sáp nhập Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú. Năm 1921, thực dân Pháp lập lại tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945.
- Ngày 3-9-1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời của tỉnh lấy tên tỉnh là Tăng Bạt Hổ thay cho tên Bình Định. Tuy nhiên, tên gọi này chưa được Trung ương công nhận. Vì thế, các văn bản chính thống của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vẫn giữ tên tỉnh Bình Định.
- Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 - 1954), Bình Định là tỉnh tự do, hậu phương chiến lược trực tiếp của chiến trường khu V, Tây Nguyên, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Nhân dân Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp công, góp sức cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam.
- Tuy nhiên, theo tinh thần hiệp định này, Việt Nam tạm thời vẫn bị chia làm 2 miền, trong đó đế quốc Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm hòng biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Chính quyền Ngô Đình Diệm chia miền Nam Việt Nam thành hai miền: từ Bình Thuận trở vào gọi là Nam phần; từ Bình Thuận trở ra vĩ tuyến 17 gọi là Trung phần. Trung phần lại chia thành hai khu vực, gọi là Trung nguyên Trung phần và Cao nguyên Trung phần. Tỉnh Bình Định thuộc Trung nguyên Trung phần và là đơn vị hành chính cấp tỉnh cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (ngày 30-4-1975).
- Trong 20 năm (1954 - 1975), thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng về đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, quân và dân Bình Định đã vượt qua vô vàn gian khổ, hy sinh chiến đấu anh dũng, kiên cường, bám đất, bám làng, góp phần cùng cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng quê hương (ngày 31-3-1975).
- Từ cuối năm 1975 đến năm 1989, tỉnh Bình Định hợp nhất với tỉnh Quảng Ngãi lấy tên là tỉnh Nghĩa Bình.
- Trong 15 năm hợp nhất, nhân dân Bình Định cùng với nhân dân Quảng Ngãi ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, nhân dân Bình Định đã và đang ra sức xây dựng quê hương. Một cuộc sống mới tốt đẹp ở tương lai: ấm no, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh đang được nhân dân Bình Định cùng với cả nước phấn đấu xây dựng.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-09-2009   #9
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.427
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bình Dương

Cũng như hầu hết các địa phương thuộc lưu vực sông Phước Long (nay là sông Đồng Nai) và sông Tân Bình (nay là sông Sài gòn), vùng đất nay là Bình Dương cho đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, vẫn còn là vùng đất hoang dã, rừng rậm. Lúc bấy giờ trên vùng đất mênh mông này mới chỉ có một ít cư dân thuộc các thành phần dân tộc : S’tiêng, Châu ro, Châu mạ, Mơ nông, Khơ me sinh sống. Các dân tộc với dân số ít ỏi, kỹ thuật sản xuất thấp kém, họ sống chủ yếu nhờ vào phá rừng làm nương, tỉa lúa theo phương thức du canh du cư, kết hợp với hái lượm và săn bắt, sống rải rác đây đó theo từng buôn sóc cách xa nhau cho nên ngoại trừ một vài vùng đất cao ở bìa rừng và một số gò đồi, đại bộ phận đất đai còn lại đều là rừng rậm chưa hề được khai phá. Chính vì lẽ đó mà cho đến giữa thế kỷ XVIII, Lê Quí Đôn vẫn chi nhận trong sách Phủ biên tạp lục của ông rằng : "Ở phủ Gia định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp ( Soài Rạp), Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm".

Vùng đất Đồng Nai - Gia Định hầu như hoang vắng vào cuối thế kỷ XVI, trở nên sôi động từ đầu thế kỷ XVII, sự xuất hiện của lớp cư dân mới - lưu dân người Việt từ miền Thuận Quảng nhập cư vào. Đây là số nông dân nghèo không chịu nổi sự vơ vét, bóc lột của nhà nước phong kiến Nguyễn và bọn địa chủ cường hào, cũng như cảnh sống cơ cực, lầm than, chết chóc do cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh Nguyễn gây ra. Đây toàn là những người mắc tội "Nghịch mạng triều đình" mà phải bị lưu đày đến đây, những người vì trốn tránh sưu thế, binh dịch phải chạy vào đây tìm chốn nương thân. Theo chân người Việt, vào những thập kỷ cuối thế kỷ XVII, một số người Hoa "Phản Thanh phục Minh" cũng được Chúa Nguyễn cho lánh nạn vào đây sinh sống.

Số lưu dân người Việt khi vào tới đất Đồng Nai - Gia Định thì địa điểm dừng chân đầu tiên của họ, theo sử cũ "Gia Định thành thông chí" là vùng Mỗi Xuy (còn gọi là Mô Xoài) - Bà Rịa vì đây là đất địa cầu nằm trên trục giao thông đường bộ từ Bình Thuận vào Nam, lại ở giáp biển. Rồi từ Mô Xoài - Bà Rịa, họ tiến dần lên Đồng Nai (Biên Hòa) với các điểm định cư sớm nhất là : Bàn Lân, Bến Gỗ, Bến Cá, An Hòa, Long Thành, Cù Lao Phố, cù Lao Rùa, Cù Lao Tân Chánh, Cù Lao Ngô, Cù Lao Tân Triều… Cũng có một bộ phận lưu dân vào cửa Cần Giờ, ngược sông Bình Phước (sông Lòng Tàu) lên vùng Sài Gòn - Bến Nghé và vùng ngày nay là huyện Thuận An và huyện Bến Cát.

Tiến trình nhập cư của lưu dân người Việt vào đất Đồng Nai - Sài Gòn đã diễn ra liên tục trong suốt thế kỷ XVII và đến cuối thế kỷ này thì dân số đã hơn 40.000 hộ, phân bố gần như khắp vùng mặc dù mật độ dân cư còn tương đối thấp. Đó chính là cơ sở xã hội để vào mùa xuân năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu quyết định phái Thống suất Chưởng Cơ lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào "kinh lược" (tức là thiết lập hệ thống quản lý hành chính vùng này) "lấy đất Nông Nại đặt làm Gia định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn" (Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Tập trung và Tập hạ. Bản dịch tiếng Việt. S.1972, các trang 12,30,43.)

Sau khi thiết lập chính quyền, Nguyễn Hữu Cảnh lập tức chiêu mộ những lưu dân từ châu Bố Chánh ( nay là Quảng Bình) trở vô Nam đến ở khắp nơi, đặt ra phường ấp xã thôn, chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh điền và lập hộ tịch đinh điền (Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Tập trung và Tập hạ. Bản dịch tiếng Việt. S.1972, các trang 12,30,43)

Khi mới lập, dinh Trấn Biên lãnh một huyện là Phước Long gồm 4 tổng là Tân Chánh (sau đổi thành Phước Chánh), Bình An, Long Thành, Phước An. Địa phận tổng Bình An lúc bấy giờ chính là địa phận hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước ngày nay. Địa phận tỉnh Bình Dương ngày nay nằm ở phần đất phía dưới của tổng Bình An. Đất vùng này nhờ có hệ thống kênh rạch thuận lợi cho việc tưới tiêu nên thích hợp với việc trồng cây lương thực, các loại cây họ đậu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đặc biệt vùng đất phù sa cổ dọc sông Sài Gòn, sông Đồng Nai rất thích hợp với nhiều loại cây ăn trái đặc sản. Ngoài ra, lượng mưa ở vùng này tương đối điều hòa nên hầu hết các loại cây trồng đều phát triển nhanh. Chính vì môi trường tự nhiên của đất Bình An khá thuận lợi cho cuộc sống con người, cho nên đây cũng là nơi sớm thu hút lưu dân đến sinh cơ lập nghiệp. Thời kỳ ban đầu, lưu dân người Việt, người Hoa sống chủ yếu ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Càng về sau, dân số càng phát triển do sinh đẻ tự nhiên và do di dân bổ sung, họ mở rộng địa bàn cư trú và khai thác về phía Bắc.

Kết quả là chỉ trong vòng một thế kỷ từ sau ngày Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược (1698), vùng đất này có bước phát triển khá nhanh về kinh tế và xã hội. Chính vì vậy mà năm 1808, triều Nguyễn đã quyết định nâng huyện lên phủ, nâng tổng lên huyện, "xét đất rộng hẹp, dân nhiều ít, cứ theo địa thế liên lạc nhau mà chia đều, lại đặt thêm tổng đều lập giới hạn"(Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Tập trung và Tập hạ. Bản dịch tiếng Việt. S.1972, các trang 12,30,43). Theo quyết định này, tổng Bình An được nêng lên huyện Bình An gồm 2 tổng (Bình Chánh, An Thủy) với 119 xã, thôn, phường, ấp, điểm.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:31
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,12255 seconds with 15 queries