Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 08-01-2004   #1
Ảnh thế thân của Anonymous
Anonymous
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
CHỮ VIẾT BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?

Nhu cầu về giao tiếp trong một cộng đồng, bộ lạc thời nguyên thủy là hết sức cần thiết,
Thuở hoang sơ người ta nói chuyện với nhau bằng cách ra dấu hiệu tay chân rất dễ bị "mỏi tay mỏi chân", nhưng khả năng truyền đạt đến nguời tiếp nhận còn nhiều hạn chế.
Tùy theo khu vực địa lý, điều kiện tự nhiên... mà mỗi dân tộc có con đường hình thành chữ viết hết sức khác biệt nhau.
Có dân tộc chữ viết bắt đầu từ những võ sò, trai, ốc.. để liên lạc thông tin cho nhau.
Có dân tộc dùng củi, cây rừng, hoa qủa...truyền tin...
Dạng chữ tượng hình có lẽ là chữ viết xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nhân loại mà người Ai cập cổ đại, người HOa Hạ...là thế hệ đi tiên phong, dưới góc độ các nhà KH thì đây chính là những vùng thuộc Văn hóa Phương Đông.
Người Phương Đông nói chung do sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mang đậm tính chất cộng đồng tập thể, các ngành KH cơ bản của VHPĐ cũng nhiều màu sắc "cảm tính" hơn lý tính đều này hạn chế đến sự phát triển ngôn ngữ cũng như KHKT của người phương Đông
Trái lại người Phương Tây nói chung sống chủ yếu dựa vào chăn nuôi, từ rất sớm họ đã chế ngự được thiên nhiên và tìm cách lý giải nó hết sức "lý tính"
Ví dụ điển hình: Con rồng PĐ thường là không có cánh, nhưng theo quan điểm của người P Tây thì "không có cánh thì làm sao nó bay được" vì vậy con Rồng cũng chứng tỏ một điều là suy nghĩ tư duy về Kh, tự nhiên người PĐ chúng ta có ước tụt hậu so với người Ptây
Người PĐ hình thành chữ viết tượng hình dựa vào sự vật, hiện tượng để Hình tượng hóa chữ viết...hệ quả kéo theo là Từ vựng của PĐ đòi hỏi số lượng từ ngữ rất nhiều để mô tả hết các sự vật hiện tượng bằng chữ viết.
Người P Tây thì đơn giản hóa thông qua việc sáng tạo chữ cái, chữ cần bộ chữ cái từ 24-28 chữ(tuỳ vùng) người P Tây dễ dàng tạo ra lớp từ vựng phong phú từ vài chục kí tự ban đầu....
Tại hạ không có ý chê bai VH PĐ nhưng trên góc độ KHKT buộc chúng ta phải công nhận những cái tiến bộ và tìm cách hạn chế những thiếu sót vốn có của bản sắc VH mỗi dân tộc, khu vực...
Và người Trung Hoa đã nhiều lần cải cách chữ viết, ngôn ngữ của mình để nó mang tính quần chúng nhiều hơn như ngày nay. Ở Trung Hoa mỗi vùng tỉnh đều có cách phát âm khác nhau khá xa( không như ở ta phát âm theo kiểu 3 miền Nam Trung Bắc) vì vậy Ngôn ngữ Quan thoại( hay phổ thông) là ngôn ngữ cho toàn dân Trung HOa bây giờ

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-01-2004   #2
Ảnh thế thân của Chan Thien
Chan Thien
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 07-01-2004
Bài viết: 69
Điểm: 58
L$B: 14.936
Chan Thien đang offline
 
Theo tớ nghĩ thì chữ viết bắt đầu từ những hình vẽ, những dấu vạch và ký hiệu của thời xưa. Lúc đầu chỉ có 1 vạch để biểu lộ một ý. Sau đó ngày càng cần thêm nhiều vạch, nhiều ký hiệu khác để biểu lộ thêm nhiều ý khác nên ngày càng có thêm nhiều dấu và nhiều ký hiệu.
Tớ không đồng tình với Khách Giang Hồ là VH PĐ thua kém phương tây. Nên biết rằng phuơng Đông phát triển sớm và văn minh hơn phương Tây rất nhiều. Nhưng cũng vì sự phát triển quá sớm mà thành ra phong kiến bảo thủ luôn giữ cái cũ chứ không dung nạp cái mới. Ông bạn không biết khi dân Châu Á biết ăn bằng bát, bằng đũa thì dân phương Tây vẫn ăn uống kiểu "tay không bắt giặc" hay sao?


Chữ ký của Chan Thien

Tài sản của Chan Thien
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-01-2004   #3
Ảnh thế thân của LSB- *Hoa Sao*
LSB- *Hoa Sao*
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-12-2003
Bài viết: 267
Điểm: 63
L$B: 13.896
LSB- *Hoa Sao* đang offline
 
Bác Chanchien nói đúng lắm, ngày xưa, khi chưa có chữ viết, con người lúc đó đã dùng các hình vẽ để biểu đạt và trao đổi thông tin với nhau. Và cũng từ đó có thể nói, hình vẽ là tiền thân của chữ viết. Trong lịch sử chữ viết nhân loại, hầu hết các ngôn ngữ, chữ viết trên thế giới đều có nguồn gốc sơ khai từ những hình vẽ, ban đầu chỉ là những hình vẽ đơn giản nhằm trao đổi thông tin với nhau, cùng với thời gian các nét vẽ dần được đơn giản hoá và trở thành các dạng chữ viết như ngày nay. Sau đó, tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà chữ viết biến đổi..khác nhau. :a6:

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-01-2004   #4
Ảnh thế thân của LSB_congaiSG
LSB_congaiSG
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 26-09-2002
Bài viết: 1.525
Điểm: 261
L$B: 159.516
Tâm trạng:
LSB_congaiSG đang offline
 
Nói về chữ viết CGSG xin tham gia 1 chút về :

Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam

Chữ Hán:
Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Điều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi. Đến thế ký VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.

Chữ Nôm:
Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.
Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạnGiai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).
Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Theo sử sách đến nay còn ghi lại được một số tác phẩm đã được viết bằng chữ Nôm như đời Trần có cuốn "Thiền Tông Bản Hạnh". Đến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đã có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ.
Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa.

Chữ Quốc Ngữ hiện nay:
Việc chế tác chữ Quốc Ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục dòng tên người châu Âu, trong đó nổi bật lên vai trò của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes. Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Đặc biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt - Bồ - La (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày. Xét về góc độ ngôn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. Còn cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.
Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt - Bồ - La đã khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt - Bồ - La (1772), tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Việt mà chúng ta đang dùng hiện nay.






Chữ ký của LSB_congaiSG
Con đường cũ đưa ta về lối cũ
Gái trai còn đủ thiếu được mấy tên?
Sài thành dễ đến ...... khó quên ......
Gòn bông trắng xóa nhớ tên một người ^!^


Tài sản của LSB_congaiSG
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 15:06
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05346 seconds with 13 queries