Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 14-07-2009   #73
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.767
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
YOGA - tìm thấy và ở lại

Sắc diện tươi tắn, nụ cười dịu dàng... chị Nguyễn Minh Thu trẻ hơn nhiều so với tuổi Tân Sửu của mình, càng trẻ hơn so với những đớn đau, đầy ải về bệnh tật, những tổn thương tình cảm mà chị phải trải qua.

Năm 1997, ngoài căn bệnh viêm thận, chảy máu dạ dày và thoái hóa cột sống kinh niên, chị Thu phát hiện thêm một “án tử”: ung thư tử cung. Phẫu thuật, xạ trị, uống thuốc Tây triền miên... tưởng như cuộc sống của chị bị rút ngắn từng ngày, thậm chí thời gian ngắn ngủi còn lại cũng trải qua trong bệnh viện với thuốc, thuốc và thuốc.

Tình cờ chị xem tivi và biết đến yoga. Những ngày đầu đến lớp tập, động tác đơn giản nhất cũng trở thành khó khăn quá đỗi với một người bệnh như chị. Đau lần 1, lần 2... đến lần thứ bao nhiêu chị không nhớ nữa, nhưng các khớp, cơ dần trở nên linh hoạt hơn, các động tác cũng hoàn thiện hơn.

Một năm sau, chị được gặp Dada Madu (người Hàn Quốc) - người chị coi như ân nhân của mình. Dada hướng dẫn cho chị những bài tập riêng, bổ trợ sức khỏe. Tháng 2/2000, lần đầu tiên trong suốt 15 năm, chị không phải uống thuốc, chỉ chuyên vào tập yoga và ăn chay.

Đầu năm 2004, chị Thu thấy xuất hiện triệu chứng tê bại chân tay, khó thở, 3 lần bị xỉu ngoài đường. Bác sỹ chẩn đoán chị bị khối u ở phổi, không thể can thiệp bằng tia xạ vì sẽ ảnh hưởng đến tim.

Chị quyết định áp dụng phương pháp nhịn ăn. Trước đó, chị vẫn nhịn ăn 2 ngày/tháng theo yoga. Nay, kéo dài thời gian từ 2 ngày lên 9 ngày. Trong thời gian tuyệt thực, những hoạt động khác (đi chợ, chuẩn bị cơm nước cho cả nhà, nấu cỗ chay phục vụ, đứng lớp...) vẫn được chị duy trì. Kết thúc 9 ngày, theo dõi sắc diện vẫn tốt, không mệt mỏi, không sụt cân - chị càng yên tâm với quyết định của mình.

Lý giải về điều này, chị nói: “Hàng ngày, chúng ta nạp vào người nhiều lượng độc tố từ thực phẩm không sạch. Nhịn ăn là quá trình cần thiết để cơ thể thải chất độc, thư giãn, tái phục hồi các chức năng. Các tế bào, virus gây bệnh không được cung cấp thức ăn trong thời gian dài không thể phát triển, rụng đi cho đến lượt tái sinh sau”. Khi ăn trở lại, chị cũng chỉ dùng vừng đen, đậu đen, gạo lứt thay cho 3 bữa. Tuy vậy, không phải ai cũng áp dụng được phương pháp nhịn ăn của chị Thu, kể cả những người đã tập yoga một thời gian.

Với chị Thu, yoga với những bài tập rèn luyện khám phá bản thân kết hợp với chế độ dưỡng sinh hợp lý đã giúp chị có cơ thể khỏe mạnh, vẻ ngoài trẻ trung và tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống.

Hiện tại, chị Thu là một trong những giáo viên yoga tự nguyện (dạy không nhận thù lao), không bao giờ vắng mặt trong những buổi thiền tập thể, các hoạt động ngoại khoá của CLB Yoga Hà Nội./.

Theo DEP Online


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-07-2009   #74
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.767
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Những nguyên lý cơ bản của karate do

Karate là một bộ môn có chương trình huấn luyện kỹ thuật rất phong phú và đa dạng, mỗi một phần của bàn tay, cánh tay, cùi chỏ, đầu gối
1. Tận dụng sức mạnh tối đa:

Muốn tăng tối đa sức mạnh đòn thế phải dựa trên các yếu tố sau:
- Sức mạnh tỷ lệ thuận với độ co dãn bắp thịt.
- Độ công phá của một sức mạnh tỷ lệ nghịch với thời gian tác dụng.
- Trong các kỹ thuật dùng cách lật tay (dỡ và chặt) dùng cách xoay hay xoắn (trong các cú đấm) xoay vặn hông (trong các cú đá) để tạo vận tốc ban đầu.

2. Về tập trung sức mạnh

Các kỹ thuật Karate tập trung sức mạnh để tăng hiệu năng kỹ thuật cần phải đúng lúc và đúng chỗ.
- Dùng mặt phẳng tiết diện nhỏ tiếp xúc thì cú đánh tác dụng càng mạnh càng uy lực.
- Vận dụng nhiều bắp thịt thì sức mạnh càng lớn.
- Muốn tập trung tối đa sức mạnh trong cơ thể phi tập trung vận dụng các bắp thịt đồng chiều đỡ, sử dụng hiệu nghiệm sự hợp lực của các sức cho các bắp thịt khác nhau tác dụng.
- Vận dụng sức mạnh tối đa theo trình tự vận chuyển cơ bắp như bắp thịt ở bụng và ở hông rồi đến tay chân.
- Dùng phản học để ổn định hỗ trợ và tăng sức mạnh đòn thế khi phát ra.

3. Về hơi thở:

Điều hoà hơi thở đúng lúc sẽ tăng sức mạnh đòn thế và tránh gây nguy hiểm cho bản thân. Đối với bộ môn Karate nhiều người quan niệm đó là một môn võ chuyên dùng ta không, với quan niệm này người ta chưa hiểu rõ nghĩa chữ Karate và tất cả các kỹ thuật của bộ môn. Trên cở thể con người được chia thành 3 vùng rõ nét: vùng cao, giữa và thấp. Các kỹ thuật Karate đều áp dụng cho 3 vùng đó trong đó có đòn chân. Riêng đòn chân Karate cũng phong phú đa dạng không kém gì đòn tay kể cả trong tư thế nằm, tuỳ theo khong cách và vi trí dạng hình của đối thủ mà võ sinh Karate sẽ vận dụng đòn thế kỹ thuật tay hay chân để thích ứmg đem lại hiệu quả năng lực đòn thế cao nhất.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-07-2009   #75
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.767
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
những nguyên lý cơ bản của karate do ( phần 2 )

CÁC TIÊU CHUẨN KHI ĐI QUYỀN
đây là 1 số nhận định của mình về Kata của Karate - Do:Không như các bài quyền của các môn phái khác: thiên về "múa may quay cuồng" cho đẹp mắt, quyền của Karate - Do là cả 1 trận đánh với các đối thủ vô hình với người tập. 1 bài quyền của Karate - Do nếu đi đủ hội tụ đủ các yếu tố ( * ) sẽ làm cho người xem cảm thấy rất hấp dẫn do uy lực của nó và các yếu tố khác. Và phần phân thế ( rất ít môn có được phần này trong những bài quyền ) nó là phần diễn giải bài quyền giúp cho người tập tăng kỹ năng thực chiến.
.......................văn mình có vẻ hơi thô nhưng ko sao.... tập võ văn hay làm j`.....
*(1/ Thuộc bài quyền, đồ hình bài quyền.
2/ Tấn pháp ( Dachi ).
3/ Lực ( Kime ).
4/ Nhãn Pháp.
5/ Tính nhịp điệu của bài quyền ( các tổ hợp )
6/ Hơi thở.
7/ Hiểu ý nghĩa bài quyền.)*


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-07-2009   #76
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.767
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
những nguyên lý cơ bản của karate do ( phần 3)

Những điều cần biết trước khi tập Karate
Những nguyên tắc căn bản của môn KarateTsuki (đấm), Geri (đá), Uke (đỡ) là những kỹ thuật căn bản của môn Karate. Mục đích đầu tiên và cuối cùng cũng ở chỗ đó. Học viên có thể học dễ dàng và thực hành những động tác này không đầy hai tháng. Nhưng thực hành một cách hoàn hảo thì không thể nào được. Do đó phải chuyên chú và cố gắng trong mỗi động tác và thực hành thường xuyên.

Tuy nhiên thực hành sẽ không mang lại kết quả nếu không thấu hiểu chủ đích của mỗi động tác. Học viên phải tập những kỹ thuật trên căn bản khoa học, nếu không mọi cố gắng sẽ vô ích. Sự huấn luyện Karate xem như khoa học được khi hướng dẫn dựa đúng trên những nguyên lý vật lý học cũng như sinh lý học.

Một cuộc quan sát những kỹ thuật Karate mà những bậc tiền bối đã sáng tạo và hoàn hảo qua những cuộc nghiên cứu và thực hành thì lạ lùng thay những kỹ thuật này trùng hợp với những nguyên tắc khoa học hiện đại. Tuy nhiên, sự cải tiến luôn luôn phải được chú trọng. Chúng ta cần phải phân tích những kỹ thuật của chúng ta và không ngừng cải thiện nó.

Những điểm sau đây là những điểm quan trọng trong việc học Karate:

Hình thức, sự cân bằng và điểm trung tâm trọng lực.

Karate không phải chỉ là một môn thể thao cô đọng lại những hữu dụng thích hợp của cơ thể hay những cách nắm vật lý và sinh lý. Tất cả những môn thể thao mạnh và những môn võ thuật đều tùy thuộc vào hình thức (đúng đắn ) chính xác để đưa đến hiệu quả trong kỹ thuật. Trong môn bóng rổ, cách đánh bóng thật cần thiết để đạt đến kết quả. Người đập bóng phải mất nhiều năm mới tập thuần thục để người trọng tài nhìn thấy bóng dễ dàng. Kết quả thực hành trong cử động thân thể hay là hình thức chính là sự chính xác về vật lý và sinh lý. Sự chính xác vật lý về hình thức thật quan trọng trong môn Karate. Mọi phần cơ thể phải hòa hợp để tạo sự vững chắc cần thiết để chịu đựng được sức phản lại do một cú đá hay quả đấm.

Người môn sinh Karate phải luôn luôn đứng vững trên một chân để tấn công hay thủ. Do đó sự cân bằng là điểm quan trọng căn bản. Nếu bàn chân đặt xa (vị trí) một chút với điểm trọng tâm cú đá hay quả đấm sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên sẽ dễ dàng di chuyển hơn nếu trọng tâm thân mình hơi cao một chút và hai bàn chân gần nhau hơn là dang ra xa. Do đó, dù sự vững chắc cần thiết, nhưng không vì thế mà quên điều khác cũng có giá trị. Nếu người học chỉ chú trọng đến sự vững chãi sẽ quên mất sự co dãn tùy lúc. Nếu đầu gối tọa thấp xuống quá để lấy cân bằng, cú đá sẽ mất hiệu quả. Vì vậy cho nên vị trícủa thân thể và trọng tâm tùy thuộc vào từng trường hợp.

Trọng tâm cũng phải luôn luôn được coi xét tỉ mỉ. Một đôi khi sức mạnh của thân người phân phối giữa hai chân, và đôi khi ngã về bên chân này hơn chân kia. Khi đá ngang (Yoko geri) sức nặng hoàn toàn dồn về một chân. Trong trường hợp này học viên phải đứng vững trên một chân, nếu không phản lực của chiếc đá sẽ làm mất thăng bằng.

Tuy nhiên, nếu đứng trên một chân quá lâu địch thủ sẽ dễ dàng tấn công. Vì vậy, sự cân bằng xem xét, thay đổi từ chân này sang chân kia. Trọng tâm cũng phải sang trái hay lùi về sau để tránh cơ hội cho địch thủ tấn công. Đồng thời học viên còn phải tìm ngay những sơ hở trong các thế thủ của đối thủ.

Sức mạnh và vận tốc:

Sức mạnh trong bắp thịt không thôi không đủ thắng trong võ thuật cũng như trong các môn thể thao khác. Xử dụng hữu hiệu sức mạnh trong võ thuật thật quan trọng, sự áp dụng lực vào những cử động tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng là tốc lực.

Những kỹ thuật của một cú đá, đấm trong Karate sẽ hiệu quả về sức mạnh hơn nếu biết dồn tất cả sức mạnh thân thể tới khi cú đá tung ra. Sự cô đọng sức mạnh tùy thuộc phần lớn vào vận tốc thực hành đúng kỹ thuật. Một cú đấm của người có Karate, có vận tốc khoảng 13m10 một giây, có sức mạnh phá hủy tương đương với 683 kg. Vận tốc là một yếu tố quan trọng trong sự ứng dụng sức mạnh, nhưng vận tốc không hữu hiệu nếu không kiểm soát đúng.

Loại cử động cần thiết trong những kỹ thuật Karate căn bản không phải chuyển động một vật nặng mà chuyển động một vật tương đối nhẹ với vận tốc tối đa. Do đó, những sức mạnh nhiều và chậm chỉ để nhấc đồ vật chứ không thể có hiệu quả trong Karate.

Một nguyên tắc phải nhớ là vận tốc sẽ cao hơn, sẽ nhiều hơn có thể sinh ra nếu sức mạnh di chuyển một quãng đường xa hơn để đến mục tiêu. Thí dụ, khi đá đầu gối của chân đá co lại hết sức và chân phải ở xa mục tiêu vừa bằng khoảng chân duỗi ra khi đá. Cú đá càng mạnh khi khoảng cách đó càng xa hơn.

Để tăng sức mạnh và tốc lực cần phải thực tập phản ứng bất chợt những tấn công khác nhau. Thực tập như vậy cùng với sự hiểu biết và sự áp dụng những năng lực của cử độngsẽ dễ dàng phản ứng mau lẹ.

Cô động lực (sức mạnh) - dồn lực

Một cú đá hay đấm sẽ yếu nếu chỉ sử dụng cánh tay hay chân không thôi. Muốn có hiệu quả hơn cần phải cùng lúc dùng sức mạnh của toàn cơ thể. Khi đấm hay đá sức mạnh chuyển động từ giữa eo lưng (hông) tại những bắp thịt chính phát ra ngoài và chuyển sang một chuyển động từ những bắp thịt chuyển ra với tốc độ 1/100 giây. Toàn thể di động từ đầu đến cuối mất 15 đến 18 giây, nếu biết sử dụng đúng sự cử động. Sự tập luyện phải được chú ý hướng dẫn để tất cả sức mạnh xử dụng vào chân tay khi đá hay lúc đấm.

Điều quan trọng là những bắp thịt và gân cốt nên buông thả tự do và nghỉ ngơi để đáp ứng những trường hợp thay đổi. Nếu những bắp thịt đã căng sẵn sẽ không thể căng hơn khi tung đòn đến đích.

Lực cô đọng lúc tới mục tiêu đúng lúc phải sẵn sàng chuyển sang một chuyển động khác có hiệu quả. Sự tập luyện phản ứng mau lẹ trong sự thay đổi căng thẳng sang nghỉ ngơi của cơ thể rất quan trọng nó đòi hỏi trình độ cao trong việc áp dụng những kỹ thuật Karate.

Vai trò sức mạnh của bắp thịt:

Sức mạnh của thân thể được cung cấp bởi những bắp thịt. Bắp thịt được tập luyện kỹ lưỡng, đầy sức mạnh và co dãn là những điều kiện cần trong môn Karate. Ngay cả khi luyện tập, học nhiều về nguyên lý Karate và biết những nguyên tắc về động lực của chuyển động, kỹ thuật của họ sẽ giảm đi nếu không đủ mạnh. Do đó tập luyện thường xuyên rất cần để làm sức mạnh những bắp thịt của cơ thể.

Luyện tập karate cần được hướng dẫn một cách khoa học để biết những bắp thịt nào được xử dụng trong những động tác nào. Khi thực hành một kỹ thuật mới người tập đôi khi dùng những bắp thịt không cần thiết hay những bắp thịt làm trở ngại sự sử dụng kỹthuật mới đó. Vì thế người mới học phải theo đúng sự chỉ dạy của bậc thầy, huấn luyện viên. Khi một bắp thịt nào đó xử dụng đầy đủ và điều hòa, kỹ thuật sẽ mạnh và hiệu quả. Trên phương diện khác, nếu những bắp thịt không cần thiết đem ra xử dụng sẽ mất nhiều năng lực và kết quả sẽ kém.

Sau cùng, vận tốc thu rút của bắp thịt cũng quan trọng vì sự nhanh lẹ của bắp thịt làm sức mạnh phát ra sẽ nhiều hơn.

Nhịp nhàng

Một yếu tố căn bản của sự biểu diễn những môn võ thuật cũng như môn thể thao khác là sự nhịp nhàng. Thực hành chính xác những động tác trong mọi môn thể thao sẽ rất khó nếu không có sự nhịp nhàng. Sự minh bạch của nhịp nhàng trong thể thao thật phức tạp không thể xem như sự nhịp nhàng trong âm nhạc. Nhưng điều căn bản của người tập Karate là sự nhịp nhàng trong những kỹ thuật căn bản và trong lúc giao đấu.

Sự nhịp nhàng cần trong lúc biễu diễn những thế căn bản sơ đẳng.

Ba yếu tố quan trọng cần phải nhớ trong khi luyện Kata là biết xử dụng sức mạnh đúng lúc, kiểm soát vận tốc, và sự nhịp nhàng khi diễn tập cũng như khi biểu diễn từ động tác này chuyển qua một động tác khác. Người tập luyện đúng những điều đã chỉ dạy sẽ đạt đến những kết quả tốt đẹp: mạnh, nhịp nhàng và phản ứng mau lẹ trong mọi trường hợp đòn tung ra rất đẹp mắt.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-07-2009   #77
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.767
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
những nguyên lý cơ bản của karate do ( phần 4)

Tấn là một yếu tố rất quan trọng trong Karate cả khi tấn công và tự vệ. Bốn yêu cầu cần có một thế tấn đúng là:
1.Giữ đúng thăng bằng khi sử dụng đòn thế kĩ thuật.
2.Xoay hông nhẹ nhàng khi sử dụng các đòn thế kĩ thuật.
3. Áp dụng kĩ thuật với tốc độ nhanh nhất có thể.
4. Sử dụng cơ bắp để tấn công hay tự vệ phải cùng lúc và hợp lí.
CÁC THẾ TẤN CƠ BẢN TRONG KARATE-DO:
-TẤN NGHIÊM (HEISOKU DACHI)
-TẤN CHUẨN BỊ (HACHIJI DACHI)
-TẤN CHỮ V (MUSUBI DACHI)
-TẤN TAM GIÁC (SANCHIN DACHI)
-TẤN NGANG (KIBA DA CHI)
-TẤN TRƯỚC (ZENKUTSU DACHI)
-TẤN SAU (KOKUTSU DACHI)
-TẤN VUÔNG (SHIKO DACHI)
-HẠC TẤN (TSURUASHI DACHI)
-TẤN CHÉO (KISA DACHI)
-TẤN NHÓN HAY MIÊU TẤN (NEKOASHI DACHI)
Mong được sự góp ý và giúp đỡ của các bạn.Để bài viết được đầy đủ.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-07-2009   #78
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.767
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
những nguyên lý cơ bản của karate do ( phần 5 )

Những kỹ thuật sử dụng tay và bàn tay
Seiken:nắm dấm thẳng
Uraken:dánh bằng mu bàn tay
Kéntui:cú dấm búa
Shuto:Chặt bằng cạnh bàn tay
Empi:dòn dánh bằng cùi chỏ,sử dụnh dể cận chiến
Gaiwan:dánh bằng phấn ngoài cua canh tay,thường dùng trong các thế dỡ dòn
Haiwan:sử dụng dỡ dòn voi lưng cánh tay
Naiwan ánh bằng phần trong của canh tay
những kỹ thuật bán chân
Koshi:kỹ thuật này áp dụng cjo cú dá tống về phía trước bằng ức bàn chân
haisoku:Áp dụng cho các cú tạt vòng cấu với mu bàn chân.Các ngón chân phải khép chặt và sát nhau,khi dá conh xuông dể nhu bàn chân nhô lên
Sokuto: dá bằng cạnh bàn chân,áp dụng trong các dòn dá tạt ngang,dá sau hoặc tốngngang bằng cạnh ngoài bàn chân
kakato: dá ngang bằng phần dưới của got chân,áp dụng trong các dòn dá tống thẳng.Khi dá xoay hông theo hướng chân dá,nghiêng người dể chân tống thẳng về phía trước.
REI:Nghi thức chuẩn bị trước khi tập luyện
Dứng dối mặt với dối phương,cả hai dứng trong tư thế tấn tự nhiên.Giữ khoảng cách giữa hai người jkhoảng hai sải chân.
Dời chân trái vào giữa rồi dời chân phải vào theo,dứng chum hai gót chân lại với nhau,mũi chân hướng ra ngoài 45 dộ,long bàn tay áp sát vào đùi
Hai người cùng cúi chào nhau rồi trở lại tư thế ban đầu
Di chuyển chân trái trước rồi sau dó di chuyển chân trái ra ngoài,dặt hai tay chéo trước ngực rồi bỏ xuống trở về thế tấn tự nhiên
Sau khi thưc jhiện xong nghi thức chào,ta sẽ tiến hành chuẩn bi tư thế giao dấu tự do:tiếnchan trái khoảng hai bước hướng về phía dối phương giữ chân trái cách chân phải,cả hai dầu gối hơi khuyuh xuống.Nắm tay trái dấm mạnh về phía trước theo hướng ngang,cánh tay hơi khuỵu lại ở cùi chỏ.Nắm tay phải dấm mạnh về phía trước khoảng 6inch và giữ hơi thấp hơn tay trái.Người quay về phía phải và cách dối phương, hai nắm tay cũng quay hương ra vuông góc 45 dộ
NHỮNG DÒN GIAO DẤU CƠ BẢN TRONG GIAO DẤU KARATE
OI-ZUKIòn dấm tống thẳng
OI có nghĩa là tấn công và ZUKI có nghĩa là "dấm" >Kĩ thuật áp dụng cho dòn thế này là căn bản trong giao dấu tự do mà bất kì ai hễ dã tập luyện karate dều mong thực hiện hoàn hảo.OI-ZUKI vừa là dòn thế tấn công vừa là kỹ thuật chính yế trong bộ môn karate
+ Chuẩn bị giao dấu trong tư thế tự do
+Giữ nguyên tư thế của hai tay,chân phải bước thẳng về phía dối phương
+Tiếp tuc bước tới,dồng thời dấm mạnh về phía trước= nắm dấm phải.Cánh tay bung tới trước = nắm dâmphái.Cánh tay bung tới trước xoáy theo chiều ngược kim dồng hồ,trong lúc dó chân phải giữ trụ thật vưngvã sát với dối phương.Nắm tay trái rút về ngang hông
*LƯu ý:khi thưc hiện dòn OI-ZUKI bạn phải bước tới với sải chân rất dài như thế lực dánh và tốc dộ cú dấm sẽ dạt hiệu quả tối da khiến dối phương ko thể lui kip về phía sau
+Tay trái giữ ngang hông trong tư thế phòng thủ nếu dối phương phản dòn
GYAKU-ZUKI:Cú dấm nghịch
Cú dấm nghịch là một dòn dấm rất hiệu quả,một người sử dụng karate dược phép dùng nó vơimúc dích tấn công và cũng dể phản dòn sau khi phòng thủ.Các bước của dòn thế này:
Dứng dối diện với nhau trong tư thế giao dấu tự do sau dó di chuyển về phía dối phương theo hướng trực diện.Nhớ giữ khoảng cách cần thiết
Trong khi di chuyển chân phải ,dể tạo khoảng cách với dối phương thì thân hình bạn cũng phải xoay theo chiều thuận chiều và tung racú dấm cao vào phần thượng của dối phương.Tay phải của bạn xoáy theo chiều nghịch của kim dông hồ
*Lưu ý;
Bạn rút tay trái về ngang hông dồng thời với lúctay phải tung ra cú dấm hầu dể phong thủ khi bị phản òn.
Việc tạo khoangcách trong cú dấm này là rất quan tọng.Bởi vậy nếu bạn ko giữ cho cơ thể thăng bằng thì tất nhiên sẽ mất davà thất thế trước dối phương ngay lập tức.
KIZAMI-ZUKI:Cú dấm bồi
Zu ki có nghialã quả dấm,còn kizami có nghĩa là làm cho vỡ ra thành từng mảnh nhỏ.Tuy nhiên dây chỉ là kĩ thuật tung cú dấm liên hoàn or dể phản dỏn khi cú dấm tay phải Gyaku-zuki của bạn ko thành công.Nhưng ói chung dòn thế này vẫn dược xem như 1 kĩ thuật ngăn dòn mà thôi.Cách tiến hành:
Khởi dầu với tư thế tự do,di chuyển dến gândối phương = chan trái.Trong khi dó cánh tay traihới cong xuống dể tạo sức mạnh cần thiết khi ra dòn.
Chân trái di chuyển sát dối phương tay trái duỗi thẳng tối da và xoáy theo chiều kim dông hồ,Cùng lúc tay trái ra dòn tay phải covề ngang hông ,chuẩn bị cho tư thế Gyaku-zuki.
*
Sử dụng KIZAMI-ZUKI dể ngăn dòn.
nấu dối phương tấn công bạn = dòn OI-ZUKI thì bạn có thể dung dòn Kizami-zuki dể ngăn òn nhưng tay trái ko giơ cao lên như tròng tư thế tấn công
*Chú ý:
Nấu dã bị dối phương áp sát thì bạn chỉ có thể sử dụng dòm thế naỳtong tưthế dưngyến,vì nếu dichuyẻn chân trái sẽ ko thuận lợi cho tay phải ra dòn nữa.

Cách ngăn dòn hiệu quả nhất dựa vào tốc dộ của tay trái ,khi dối phương ra dòn chớp nhoáng thì bạn ko dủ thời gian dể co tay lại tạo sức mạnh nũa rồi.
MAE-GERI-KEKOMIá tống thẳng
Dòn thế này dược dùng thường nhất dối với các võ sinh vừa nhập môn karate vì nó là dòn dá dơn giản nhưng hiệu qủ.Tuy nhiên với những người có nhiều kinh nghiệm thì dòn naycùng rất hay dược dung tới.Sử dụng dúng kĩ thuật,dúng trường hợp thì dòn này có thể tấn công có hiệu quả ngay với các bậc võ sư
+Khởi dầu tưthế giao dấu như sau:dồn tất cả súc nặng của bạn lên chân trái,tay trái hơi dưa về phía trước ,tay phải co về sau ngang hông dể tạo dối trọng cân bằng.Chân fải co lên ngang thắt lưng.
+Hơi nghiêng người về phía sau ,chân phải tống thẳng về fần bụng của dối phương,tư thế của hai tay vẫn ko thay dổi .Ức bàn chân là diểm tập trung sức mạnh của cú dá này.
*Luu ý:
Khi thực hiên cú dá này tay trái của bạn hơi hướng ra trước tay phải cạp hôg sau,người hơi xoay sang trái tạo thành thế thuận cho hướng dáchan trái,Tay trái cũng có thể dược dùng dể phòng thủ còn tay phải thì dấm,nên nâng lên cao.
Dùng MAE-GERI-KEKOMI dể ngăn dòn
Trong nhiều trường hợp Mae-geri-kekomi dược dung dể ngăn dòn tấn công của dối phương.Dây có thể xem như là cách tạo nên một thứ nũ khí tự vệ dòi hỏi fải có sự di chuyển nhanh nhẹn
Khởi dầu = tue thế giao dấu tự do,khi dối phương di chuyển dể tấn công bạn mà ví dụ là dùng dòn Oi-zuki bạn phải co chân trái lên ,duỗi thẳng ra trước mà ko cần vận sức.Lúc ấychân phải là trụ.
*Luu ý
Bạn phải dá chân trước khi dối phương tiến lại quá gần,vinếu dối phương áp sát thì bạn sẽ ko thực hiên dưọc cú dá một cách chính xác và rơi vào thế yếu.Sự cân = chỉ dựa trên chân trái và một loạt sự thất thế tại tư thế này dều ko thuận lợi cho cả tấn công lẫn phòng thủ
Khi chân dược sử dụng như một vũ khí tự vệ tjì dặc biệt là nó phải dược thực hiện theo hướng thẳng trực tiếp khác với hướng chếch lên .Tưthế chân hoán toàn duỗi thẳng mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn dòn.Thêm nữa nếu bạn ra dòn chậm thì ngay lập tứ bạn sẽ roi ngay vào tình trạng thụ động.
Nguyen minh vuong


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-07-2009   #79
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.767
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
những nguyên lý cơ bản của karate do ( phần 6)

Một số Hình minh họa về quyền và đòn thế trong Karatedo

http://img265.imageshack.us/img265/318/ ... danmm5.gif
http://img253.imageshack.us/img253/8227 ... daivx0.gif
http://img80.imageshack.us/img80/9366/empifx9.gif
http://img86.imageshack.us/img86/9492/kanku20dailw6.gif
http://img207.imageshack.us/img207/8920 ... daned7.gif
MỜI CÁC BẠN XEM THÊM.
http://img248.imageshack.us/img248/8...9.giftrongbang









Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-07-2009   #80
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.767
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
những nguyên lý cơ bản của karate do ( phần 7)

Ý nghĩa của chiếc đai đen (Thầy Kensho Furuya)
Làm thế nào để đạt được đai đen? Bạn tìm một võ sư có trình độ và một võ đường tốt, bắt đầu tập luyện chăm chỉ. Một ngày nào đó, ai biết là khi nào, bạn sẽ đạt được đai đen. Điều này không dễ nhưng là xứng đáng với những công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể mất một năm hoặc cũng có thể mất mười năm. Bạn có thể chẳng bao giờ đạt được đai đen. Chỉ cho đến khi bạn nhận ra rằng chiếc đai đen không quan trọng bằng sự tập luyện thì có lẽ là bạn đã đạt được đến trình độ đai đen rồi. Khi nào bạn nhận ra rằng bất kể bao lâu hay bất kể là bạn luyện tập vất vả đến đâu, có cả một đời mà bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện cho đến khi vĩnh biệt cõi đời, có lẽ là bạn đã gần đạt được chiếc đai đen rồi đó.

Dù bạn có đạt đến trình độ nào, nếu bạn nghĩ rằng bạn “xứng đáng” đeo chiếc đai đen, hoặc nghĩ rằng bạn đủ giỏi để là một võ sĩ đai đen thì bạn đang đi chệch hướng và thực tế là còn rất lâu mới đạt được đai đen. Tập luyện chăm chỉ, khiêm tốn, không thể hiện trước mặt sư phụ hoặc bạn tập, không phàn nàn về những công việc của mình và cố gắng hết sức đối với mọi việc trong cuộc sống. Đó là ý nghĩa của một võ sĩ đai đen. Quá tự tin, thích thể hiện khả năng, thích ganh đua, khinh thường mọi người, thể hiện sự thiếu tôn trọng, thích chọn và làm việc mình thích hoặc không thích (tin rằng công việc đó làm giảm/mất giá trị của bạn) thì đó là biểu hiện của người sẽ không bao giờ đạt được đai đen. Cái mà họ đeo ngang eo chỉ đơn giản là một món hàng vài đô trong các cửa hàng võ phục mà thôi. Một chiếc đai đen thực thụ, đeo bởi một võ sĩ đai đen thực thụ là chiếc đai trắng của mọi võ sinh mới tập đã ngả màu bởi máu và mồ hôi.

Cách thức luyện tập

Đệ nhất huyền đai ở Nhật Bản gọi là Shodan. Chữ đó có nghĩa là “nhất đẳng”. Sho (đầu tiên) là một hình ảnh thú vị. Nó bao gồm hai bộ “cân” và “đao” (miếng vải, lưỡi dao). Để làm được một miếng vải người ta phải cắt một miếng vải ra. Cái cách đó quyết định mẫu mã và hình dáng cuối cùng của sản phẩm. Nếu cách chia tỉ lệ không hợp lý hoặc có lỗi, bộ quần áo sẽ trông xấu và không vừa người. Cũng tương tự như vậy, những bước ban đầu luyện tập để đạt được đai đen có ý nghĩa rất quan trọng; điều đó quyết định bạn sẽ trở thành một võ sĩ huyền đai như thế nào.

Trong rất nhiều năm dạy dỗ của tôi nhận thấy rằng những học trò chỉ quan tâm đến việc đạt được đai đen thường dễ nản chí ngay khi họ nhận ra việc đó khó hơn là họ nghĩ. Những người đến chỉ với tinh thần luyện tập, không quan tâm đến cấp độ hay việc thăng cấp, thường luyện tập rất tốt. Họ không bị những chiếc bóng của kỳ vọng hay những mục tiêu thiếu thực tế đè bẹp.

Có một câu chuyện nổi tiếng về Yagyu Matajuro, con trai gia đình kiếm thuật Yagyu nổi tiếng ở thế kỷ 17 của xã hội phong kiến Nhật. Anh ta bị hất ra khỏi gia đình do kém tài năng và phẩm chất và đã tìm đến để học thày Tsukahara Bokuden với hi vong đạt trình độ thượng thừa về kiếm và lấy lại được vị trí trong gia đình. Trong buổi nói chuyện ra mắt, Matajuro đã hỏi Tsukahara Bokuden “Sẽ mất bao lâu để giỏi được kiếm?” Bokuden trả lời “Sẽ mất khoảng năm năm nếu như anh tập luyện chăm chỉ.” “Nếu tôi tập luyện chăm chỉ gấp đôi, thì sẽ mất khoảng bao lâu?” Matajuro hỏi “Trong trường hợp đó cậu sẽ mất mười năm” Bokuden trả lời.

Đặt cho mình một mục tiêu

Vậy bạn sẽ tập trung vào mục tiêu gì nếu bạn không tập trung vào việc đạt được đai đen? Điều này nói thì dễ hơn là làm nhưng bạn phải tập trung toàn bộ năng lượng vào việc luyện tập. Nếu nghĩ “Tôi sẽ tập trung toàn bộ việc luyện tập của mình để đạt được đai đen” chỉ là một cách đùa giỡn với ý nghĩ của bạn mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự thất vọng của chính bạn mà thôi.

Liệu bạn có thể đơn giản chỉ nghĩ “Tôi sẽ quên hoàn toàn về đẳng cấp”? Hoặc liệu bạn có thể tự nhủ với chính bản thân bạn là bạn sẽ không bao giờ đạt được điều đó? Liệu bạn có luôn bị ám ảnh bởi cái đai đen của mình, để cho ý tưởng đó dai dẳng mãi ở trong trí óc mình không? Nói cách khác liệu bạn có thể tập trung vào việc luyện tập mà không quan tâm đến những điều khác được không? Liệu bạn có thể cuối cùng nhận ra được rằng đai đen chẳng qua chỉ là cái gì đó để “giữ quần của bạn mà thôi”?

Bạn cũng nên nhận ra rằng dù cho bạn thuần thục tất cả những yêu cầu, biết tất cả các kỹ thuật, tất cả các dạng được yêu cầu trong một khoảng thời gian luyện tập thích hợp, bạn vẫn chưa thể đạt được đai đen. Để đạt được đai đen không phải là một con số định lượng để có thể đo đạc cân đo giống như mua đậu ngoài chợ đâu. Đai đen là một điều gì đó có ý nghĩa đối với bạn như là một con người. Bạn sẽ cư xử như nào trong và ngoài sân tập, thái độ của bạn đối với thầy dạy của mình và những đồng môn, mục đích sống của bạn, cách mà bạn giải quyết các trở ngại trong cuộc sống, cách bạn kiên trì trong luyện tập là những điều kiện quan trọng cho chiếc đai đen của bạn. Cùng lúc đó, bạn trở thành tấm gương cho những học viên khác và cuối cùng đạt được vị trí là một người thày hoặc một người trợ giảng. Ở sân tập, trách nhiệm của bạn lớn hơn rất nhiều so với những học viên thông thường khác. Trách nhiệm của bạn lớn lao rất nhiều với tư cách là một võ sinh đai đen.

Đạt được mục tiêu trong luyện tập

Làm thế nào để chúng ta tập trung vào việc luyện tập? Tập luyện một cách thành công, đến một mức độ nhất định là khi chúng ta nhìn xem chúng ta đã làm được những gì từ một quan điểm hợp lý và thực tiễn. Thường thì là chúng ta không nhìn tới những mục tiêu thực tế mà toàn nghĩ đến những giấc mơ và các ảo tưởng mà thôi. Liệu bạn có muốn xuất xắc trong võ nghệ như là một cách để cải tạo bản thân và cuộc sống của mình hay vì bạn bị ảnh hưởng bởi những bộ phim cảnh sát với kẻ cướp. Liệu rằng việc luyện tập của bạn có động lực bởi một mong muốn mạnh mẽ để khai sáng bản thân hay chỉ vì đơn thuần bạn muốn bắt chước một ngôi sao võ thuật nào đó? Mặc dù những người luyện võ lâu rồi có thể cười, những có rất nhiều người khi tập võ chỉ vì họ muốn được giống như Chuck Norris hoặc Steven Seagal. Đó là những người thành tựu bằng chính bản thân của mình. Bạn là chính bạn. Tất cả chúng ta đều có những người hùng của mình, những hình mẫu riêng và những giấc mơ nhưng chúng ta phải tách những tưởng tượng của mình ra khỏi thực tế để cho việc luyện tập của mình có ý nghĩa và thành công.

Thực tế

Việc luyện tập không có liên quan tới đẳng cấp, đai đen, danh hiệu hay tước hiệu gì cả. Võ thuật chỉ đơn thuần là bỏ đi những ảo tưởng của chúng ta. Chúng ta phải đấu tranh đối với chính sự sống và cái chết của chúng ta. Đó không phải chỉ là cách chúng ta bảo vệ ta trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm mà là cách chúng ta bảo vệ sự sống của những người khác nữa. Bạn không thể là một người khác, dù người đó là siêu sao điện ảnh, một người thày lớn hay một triệu phú. Bạn phải là chính bạn – chính bản thân bạn mà thôi. Cũng giống như John Doe thường mơ mình trở thành James Dean, Bruce Lee hay Donald Trump nhưng cuối cùng anh ta chỉ có thể là John Doe. Khi John Doe là John Doe 100%, anh ta đã tự khai sáng cho bản thân mình. Một người thông thường chỉ sống được 50, hay 80% bản thân của mình sẽ chẳng bao giờ biết được mình là ai. Một võ sĩ sống đến 100% đời sống của mình thì sẽ không thể mắc lỗi được. Đó chính là điều mà một võ sĩ đai đen phải nhận ra. Anh ta không phải là ai khác hơn chính bản thân mình, và sự luyện tập dẫn đến sự khai sáng của chính bản thân anh ta, cái bản ngã của chính anh ta. Và đó chính là ý nghĩa thực thụ của việc luyện tập võ thuật.

Đạt được chiếc đai đen

Hãy nghĩ về việc mất chiếc đai đen đừng nghĩ về việc đạt được nó. Sawaki Kodo, một bậc thày về Thiền, thường nói “Giành được gì đó thường là một sự chịu đựng, mất mát và là một sự khai sáng.” Nếu ai đó hỏi về sự khác nhau giữa những võ sĩ trước kia và bây giờ thì tôi có thể nói ngắn gọn như này. Võ sĩ ngày trước nhìn việc luyện tập như là “sự mất mát”. Họ giành tất cả cho võ thuật và sự luyện tập. Họ từ bỏ gia đình, nghề nghiệp, sự an toàn, danh tiếng, tiền bạc và mọi thứ để thành tựu bản thân mình. Ngày nay, chúng ta chỉ nghĩ về việc được gì “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia” Chúng ta muốn luyện tập võ thuật nhưng chúng ta cũng cần tiền, xe hơi đẹp, danh tiếng, điện thoại cầm tay và rất nhiều những thứ khác mà người khác có.

Đức Phật Thích Ca đã rời bỏ vương quốc, lâu đài, vợ xinh và tất cả mọi thứ để tìm kiếm sự khai sáng cuối cùng. Người đệ tử đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma, người được coi là người sáng lập Kung Fu Thiếu Lâm, đã cắt tay trái của mình để được học sư phụ của mình. Giờ đây chúng ta không phải làm những cách khắc nghiệt như vậy, nhưng chúng ta không được quên đi tinh thần và ý chí của những người thày lớn trong quá khứ. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta phải hi sinh cuộc sống của chính chúng ta để theo đuổi việc luyện tập.

Khi người võ sinh nhìn việc luyện tập của mình từ quan điểm là mất mát hơn là đạt được gì đó thì anh ta đã gần đạt tới tinh thần của tự chủ và thật sự xứng đáng với chiếc đai đen. Chỉ khi mà bạn từ bỏ tất cả những ý nghĩ về đẳng cấp, đai, danh hiệu, danh tiếng, tiền bạc và sự làm chủ thì bạn sẽ đạt được điều mà thật sự quan trọng đối với việc luyện tập của bạn. Hãy khiêm tốn, hãy nhẹ nhàng. Hãy quan tâm đến những người khác và đặt những người đó lên trên trước bạn. Luyện võ chính là rèn luyện bản thân mình – rèn luyện cái tôi của mình. Điều đó không có gì liên quan đến đẳng cấp hết.

Một bậc thầy lớn về Thiền đã từng nói “Học về bản ngã để quên đi bản ngã. Khi quên được bản ngã thì bạn sẽ hiểu được mọi điều”.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2009   #81
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.767
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
những nguyên lý cơ bản của karate do ( phần 8)

Nền tảng triết học của KARATE-DO
Năm điều huấn thị của võ sư Funakoshi
Võ sư Funakoshi Gichin (1868-1957) đưa ra năm điều huân thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.
1. Nỗ lực hoàn thiện nhân cách.
Hitotsu, jinkaku kansei ni tsutomuru koto.
2. Luôn luôn chân thành.
Hitotsu, makoto no michi wo mamoru koto.
3. Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực.
Hitotsu, doryoku no seishin wo yashinau koto.
4. Trọng lễ nghĩa.
Hitotsu, reigi wo omonzuru koto.
5. Kiềm chế các hành vi nóng nảy.
Hitotsu, kekki no yu wo imashimuru koto.
Hai mươi điều về Karate của võ sư Funakoshi
1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.
karate wa rei ni hajimari rei ni owaru koto o wasuru na.
2. Karate không nên ra đòn trước.
karate ni sen te nashi.
3. Karate phải giữ nghĩa.
karate wa gi no tasuke.
4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.
mazu jiko o shire shikoshite hoka o shire.
5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.
gijutsu yori shinjutsu.
6. Cần để tâm thoải mái.
kokoro wa hanatan koto o yosu.
7. Khinh suất tất gặp rắc rối.
wazawai wa ketai ni shozu.
8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.
dojo no mi no karate to omou na.
9. Rèn luyện karate cả đời không nghỉ.
karate no shugyo wa issho dearu.
10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.
arayuru mono o karate kasase soko ni myomi ari.
11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.
karate wa yu no gotoku taezu netsu o ataezareba moto no mizu ni kaeru.
12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.
katsu kangae wa motsu na, makenu kangae wa hitsuyo.
13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.
teki ni yotte tenka seyo.
14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.
ikusa wa kyojitsu no soju ikan ni ari.
15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.
hito no teashi o ken to omoe.
16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.
danshimon o izureba hyakuman no teki ari.
17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.
kamae wa s oshinsha ni, ato wa shizentai
18. Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.
kata wa tadashiku, jissen wa betsu mono.
19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.
chikara no kyojaku, karada no shinshuku, waza no kankyu o wasuru na.
20. Luôn chín chắn khi dụng võ.
tsune ni shinen kofu seyo
sưu tầm


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 17:08
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,12064 seconds with 15 queries