Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-03-2010   #73
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.909
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Thủ Dầu Một

Thủ Dầu Một là tên một tỉnh cũ ở miền Đông Nam Bộ Việt Nam.

Tỉnh được thành lập tháng 12 năm 1899 trên cơ sở Sở tham biện Thủ Dầu Một tách ra từ tỉnh Biên Hoà cũ. Từ tháng 5 năm 1951 đến tháng 4 năm 1955 và từ tháng 9 năm 1960 đến tháng 7 năm 1961, tỉnh sáp nhập với tỉnh Biên Hoà mới thành tỉnh Thủ Biên. Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hoà chia Thủ Dầu Một thành các tỉnh Bình Dương, Bình Long và Bình Phước. Từ năm 1976, tỉnh Thủ Dầu Một sáp nhập với tỉnh Bình Phước thành tỉnh Sông Bé. Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Sông Bé được chia lại thành hai tỉnh: Bình Phước, Bình Dương.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (04-03-2010)
Cũ 03-03-2010   #74
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.909
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tuyên Đức

Tuyên Đức là một tỉnh cũ thuộc Tây Nguyên, thời Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1976, tỉnh được sáp nhập vào tỉnh Lâm Đồng.

Địa lý

Tuyên Đức nằm trên độ cao 1.000 mét so với mực nước biển; phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, phía đông giáp hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía nam giáp hai tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Quảng Đức. Diện tích toàn tỉnh là 4.704 kilômét vuông. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Đà Lạt.

Phần lớn tỉnh Tuyên Đức là núi và rừng thông, các ngọn núi cao là Chu Yan Sin 2.405 mét, Bi Doup 2.267 mét, Lâm Viên (Lang Biang) 2.163 mét, Yan Cung Klang 2.000 mét, Dan Scha 1.956 mét, Hon Nga 1.948 thước, Chu Yên Du 1.913 mét...

Sông suối ở đây rất nhiều, đa phần chảy vào sông Đồng Nai. Những sông chính là sông Đa Nhim, sông Cam Ly, sông Đa Dung và sông Krong Kno, ba sông này đều đổ vào sông Đồng Nai ở ranh giới hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức.

Lịch sử

Tỉnh Tuyên Đức được thành lập theo Sắc lệnh số 261-NV ngày 19/5/1958 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, trên cơ sở địa phận đô thị Đà Lạt và quận Dran của tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Tuyên Đức gồm 3 quận, 11 tổng, 28 xã (theo Nghị định số 592-BNV/NC7/NĐ ngày 30/10/1958 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa):
  • Quận Đơn Dương (Dran cũ) có 4 tổng: Lạc Mỹ, Linh Nhân, Tu Trang, Xuân Lạc.
  • Quận Đức Trọng có 4 tổng: Dinh Tân, Mỹ Lệ, Ninh Thanh, Sơn Binh.
  • Quận Lạc Dương có 3 tổng: Đa Tân, Nhân Lạc, Phước Thọ.
Ngày 7/9/1967, tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức được dời khỏi thị xã Đà Lạt đến xã Tùng Nghĩa, quận Đức Trọng.

Thời tiết

Do nằm ở vị trí cao nên thời tiết Tuyên Đức mát dịu quanh năm. Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4, tương đối lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều và ẩm ướt.

Giao thông

Ba quốc lộ quan trọng đi ngang qua tỉnh là quốc lộ 21, 20 và 11. Có sân bay Liên Khương.

Dân cư

Dân cư sống tại Tuyên Đức phần lớn là người Thượng, với các sắc tộc Koho, Chill, Sré, Mạ Churu và Eaglai

Tôn giáo

Các tôn giáo chính là đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, Cao Đài. Một số dân tộc Thượng vẫn thờ thần linh như Thần sông, núi, lửa, và vẫn giữ một số phong tục tập quán riêng.

Kinh tế

Trồng lúa (lúa sạ, lúa cấy và lúa rẫy), hoa mầu (rau cải, khoai lang, khoai tây, hành tây, cà rốt, su su, cải hoa, ngô, sắn, tỏi...), cây ăn trái (dâu tây, đu đủ, chuối, mận tây, xoài, bơ, chuối "la-ba" nổi tiếng ngon), cây công nghiệp (cà phê và trà, với số lượng sản xuất cao), hoa ôn đới (hoa hồng và hoa đào...).

Rừng Tuyên Đức có nhiều lâm sản quý giá như huỳnh đàn, trắc, bách diệp, cẩm lai, ngô tùng, sao, bạch tùng, thông tre, nhựa thông và thông ba lá dùng làm bột giấy....

Thắng cảnh
  • Tuyên Đức có ba ngôi tháp cổ của người Chàm nằm trong rừng, thuộc quận Đơn Dương, đó là các tháp Kreyo, Sopmatronghay và Msré.
  • Hồ và đập Đa Nhim: thuộc quận Đơn Dương, cách Đà Lạt 36 cây số. Đập Đa Nhim là một công trình thủy điện quy mô do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa xây trước năm 1975. Hồ Đa Nhim rộng khoảng 100 mẫu, có thể nuôi nhiều cá và cung cấp nước ngọt cho toàn vùng.
  • Đèo Ngoạn Mục: nằm trên dãy núi ngăn cách Phan Rang với tỉnh Tuyên Đức, dài 20 cây số trên quốc lộ 11. Đứng trên đèo có thể nhìn thấy cả bãi biển miền Trung.
  • Đập Suối Vàng: cách Đà Lạt 18 cây số, xây bằng đá theo vòng cung và có hồ chứa nước.
  • Thác Datania: trên quốc lộ 20, cách Đà Lạt ba cây số, gần thác Prenn.
  • Thác Prenn: cạnh quốc lộ 20, cách Đà Lạt 10 cây số.
  • Thác Liên Khương, gần sân bay Liên Khương.
  • Thác Gougah.
  • Thác Pongour.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (04-03-2010)
Cũ 03-03-2010   #75
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.909
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tân An

Tân An là tỉnh cũ ở Nam Bộ Việt Nam. Tỉnh được thành lập tháng 12 năm 1889 trên cơ sở tách tỉnh Gia Định thành sáu tỉnh nhỏ ("Nam Kỳ lục tỉnh"). Tháng 10 năm 1956, tỉnh được sát nhập với phần lớn tỉnh Chợ Lớn thành tỉnh Long An.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (04-03-2010)
Cũ 03-03-2010   #76
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.909
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Vĩnh Bình

Tỉnh Vĩnh Bình là một trong 22 tỉnh của Nam Phần được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiết lập theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956, do đổi tên từ tỉnh Trà Vinh.


Theo Nghị định số 3-BNV/HC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ngày 3/1/1957 thì tỉnh Vĩnh Bình có tỉnh lị là Phú Vinh và gồm 9 quận, 20 tổng, 75 xã:
  • Quận Châu Thành Vĩnh Bình có 3 tổng: Trà Bình, Trà Nhiêu, Trà Phú; quận lị: Phú Vinh.
  • Quận Càng Long có 3 tổng: Bình Khánh, Bình Khánh Thượng, Bình Phước; quận lị: Bình Phú.
  • Quận Cầu Ngang có 2 tổng: Bình Trị, Vĩnh Lợi; quận lị: Mỹ Hòa.
  • Quận Cầu Kè có 1 tổng: Tuân Giá; quận lị: Hòa Ân.
  • Quận Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải) có 1 tổng: Vĩnh Trị; quận lị: Long Toàn.
  • Quận Tiểu Cần có 1 tổng: Ngãi Thạnh; quận lị: Tiểu Cần.
  • Quận Trà Cú có 3 tổng: Ngãi Hòa Thượng, Ngãi Hòa Trung, Thanh Hòa Thượng; quận lị: Ngãi Xuyên.
  • Quận Trà Ôn có 3 tổng: Bình Lễ, Bình Thới, Thành Trị; quận lị: Tân Mỹ.
  • Quận Vũng Liêm (trước thuộc tỉnh Vĩnh Long) có 3 tổng: Bình Hiếu, Bình Quới, Bình Trung; quận lị: Trung Thành.
Ngày 14 tháng 1 năm 1967 theo sắc lệnh số 06/SL/ĐUHC chính quyền Đệ Nhị Cộng hoà đã tách hai quận Vũng Liêm và Trà Ôn ra khỏi tỉnh Vĩnh Bình nhập vào tỉnh Vĩnh Long, do đó Vĩnh Bình chỉ còn lại bảy quận (nay là huyện).

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.

Tháng 2/1976 Trà Vinh hợp nhất với Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long và cho đến ngày 26-12-1991 mới tách ra như cũ


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (04-03-2010)
Cũ 03-03-2010   #77
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.909
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Vĩnh Phú

Vĩnh Phú đã từng là một tỉnh của Việt Nam từ năm 1968 đến năm 1996. Tỉnh này bao gồm hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ ngày nay.

Ngày 26-1-1968, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú.

Năm 1976, tỉnh Vĩnh Phú có diện tích 5.187 km², 1.591.000 người; năm 1979: 4.630 km², dân số 1.429.900 người; năm 1991 4.823 km², 2.081.043 người.

Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26/11/1996) về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ từ tỉnh Vĩnh Phú.

Thay đổi các đơn vị hành chính

Ngày 26/6/1976, thị xã Phúc Yên chuyển thành thị trấn thuộc huyện Yên Lãng.

Theo Quyết định số 178-CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, hợp nhất các huyện sau đây:
  • Huyện Tam Nông với huyện Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh.
  • Huyện Vĩnh Tường với huyện Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc.
  • Huyện Lập Thạch với huyện Tam Dương thành huyện Tam Đảo.
  • Huyện Yên Lập với huyện Cẩm Khê thành huyện Sông Thao (cộng thêm 10 xã của huyện Hạ Hòa).
  • Huyện Lâm Thao với huyện Phù Ninh (trừ 7 xã nhập vào huyện Sông Lô) thành huyện Phong Châu.
  • Huyện Bình Xuyên với huyện Yên Lãng thành huyện Mê Linh (cộng thêm 4 xã của huyện Yên Lạc, 2 xã của huyện Kim Anh).
  • Hai huyện Đa Phúc và Kim Anh (trừ 2 xã nhập vào huyện Mê Linh), thị trấn Xuân Hòa (trực thuộc tỉnh) thành huyện Sóc Sơn.
  • Ba huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa thành huyện Sông Lô (cộng thêm 7 xã của huyện Phù Ninh).
Ngày 29-12-1978 huyện Mê Linh gồm thị trấn Phúc Yên và 18 xã được sáp nhập vào Hà Nội, cho đến tháng 7 năm 1991 thì tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh Phú. Huyện Sóc Sơn cũng nhập vào Hà Nội ngày 29-12-1978.

Ngày 26-2-1979, chia huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Đảo và Lập Thạch.

Năm 1980, tỉnh Vĩnh Phú có 1 thành phố Việt Trì (tỉnh lỵ), 2 thị xã Phú Thọ, Vĩnh Yên và 8 huyện Tam Đảo, Tam Thanh, Lập Thạch, Vĩnh Lạc, Sông Thao, Sông Lô, Phong Châu và Thanh Sơn.

Ngày 22-12-1980, huyện Sông Thao tách thành 2 huyện Yên Lập và Sông Thao, tách huyện Sông Lô thành 2 huyện Đoan Hùng và Thanh Hòa.

Ngày 7-10-1995, huyện Thanh Hòa tách ra thành 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (04-03-2010)
Cũ 03-03-2010   #78
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.909
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Vĩnh Yên

Vĩnh Yên là một tỉnh cũ của Việt Nam. Tỉnh Vĩnh Yên được thành lập ngày 29/12/1899, do tách toàn bộ phủ Vĩnh Tường (gồm 5 huyện Bạch Hạc, Lập Thạch, Yên Lạc, Yên Lãng và Tam Dương) của tỉnh Sơn Tây và huyện Bình Xuyên (thuộc tỉnh Sơn Tây từ năm 1891, trước thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên). Như vậy tỉnh Vĩnh Yên khi thành lập gồm 1 phủ, 6 huyện. Tỉnh lị đặt tại xã Tích Sơn, huyện Tam Dương (nay là thị xã Vĩnh Yên).

Trước đó, từ ngày 20 tháng 10 năm 1890 đến ngày 12 tháng 4 năm 1891, đã tồn tại đạo Vĩnh Yên, cũng gồm phủ Vĩnh Tường và huyện Bình Xuyên của tỉnh Thái Nguyên, cùng với một phần đất của huyện Kim Anh (thuộc tỉnh Bắc Ninh). Lị sở đóng tại Hương Canh. Sau đó đạo Vĩnh Yên bị bãi bỏ và nhập trở lại tỉnh Sơn Tây cùng với huyện Bình Xuyên.

Ngày 6/10/1901, huyện Yên Lãng của tỉnh Vĩnh Yên được tách ra, cùng với phủ Đa Phúc, huyện Kim Anh, một phần huyện Đông Khê (thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh) lập thành tỉnh mới Phù Lỗ. Năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên. Đến năm 1913, tỉnh Phúc Yên chuyển thành đại lý hành chính Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1923 tỉnh Phúc Yên được tái lập trên cơ sở đại lý Phúc Yên.

Sau đó tỉnh Vĩnh Yên bao gồm 1 phủ Vĩnh Tường với 4 huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc.

Trong kháng chiến chống Pháp, Vĩnh Yên thuộc Liên khu Việt Bắc.

Ngày 12 tháng 2 năm 1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc. Trước khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Yên có 5 huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (04-03-2010), Truy Vân (04-03-2010)
Cũ 03-03-2010   #79
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.909
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Vĩnh Trà

Vĩnh Trà là một tỉnh ở Tây Nam Bộ Việt Nam, tồn tại từ năm 1951 đến năm 1954.

Tỉnh Vĩnh Trà được thành lập theo Nghị định số 174/NB-51 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) trên cơ sở nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.

Theo Nghị định số 199/NB-51 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ thì một số huyện của tỉnh Vĩnh Trà được đổi tên như sau:
  • Huyện Tiểu Cần (thuộc Trà Vinh cũ) được nhập vào huyện Càng Long ((thuộc Trà Vinh cũ).
  • Huyện Châu Thành (thuộc Vĩnh Long cũ) đổi tên là huyện Cái Ngang.
  • Huyện Mang Thít (thuộc Vĩnh Long cũ) đổi tên là huyện Vũng Liêm.
  • Huyện Ba (thuộc Vĩnh Long cũ) đổi tên là huyện Tam Bình.


HẾT

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (04-03-2010), Truy Vân (04-03-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 21:28
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07028 seconds with 15 queries