Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 13-05-2009   #73
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.020
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Phước Sơn



Phú Yên là tỉnh có nhiều ngôi tổ đình danh tiếng: chùa Bảo Tịnh, chùa Kim Cang, chùa Hồ Sơn,... ở Tuy Hòa; chùa Bát Nhã, chùa Từ Quang, chùa Viên Quang, chùa Bảo Sơn, chùa Châu Lâm, chùa Thiên Hưng,... ở Tuy An; chùa Triều Tôn ở Sông Cầu; chùa Phước Sơn ở Đồng Xuân v.v...

Chùa Sắc tứ Phước Sơn tọa lạc tại thôn Tân Phước, xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân, thường được người dân địa phương gọi là chùa Phước Sơn Đồng Tròn.

Có hai hướng đến chùa. Một là theo con đường vào chùa Triều Tôn ở xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu (gần cầu Lò Vôi), đi tiếp khoảng 6km. Hai là từ thị trấn Chí Thạnh, rẽ vào chùa Bảo Sơn ở xã An Định, huyện Tuy An, đi tiếp đến chùa Phước Sơn.

Chùa Phước Sơn do Tổ húy Thượng Liễu Hạ Năng, hiệu Đức Chất sáng lập vào năm Gia Long nguyên niên (năm 1802). Chùa Triều Tôn và chùa Bảo Sơn do hai vị sư đệ của Tổ Liễu Năng là Liễu Diệu và Liễu Căn khai sơn vào năm Gia Long nhị niên (1803). Đây là ba ngôi tam bảo danh tiếng của chi phái Chúc Thánh, dòng Lâm Tế chánh tông tại Phú Yên. Chùa Phước Sơn được xây trên núi Phú Mỹ, quay mặt về hướng Nam, nhìn ra đồng ruộng mênh mông. Con sông La Hai chảy xuống cầu Ngân Sơn tạo một cảnh sắc đẹp đẽ bội phần cho ngôi già lam cổ sát Phước Sơn.

Với lịch sử gần 200 năm, chùa đã trải qua 6 đời truyền thừa. Từ ngôi chùa lợp tranh vách đất ban đầu, các vị trụ trì kế tiếp liên tục trùng tu phát triển. Các Ngài đều là những danh tăng của Phật giáo: Ngài Liễu Năng, Ngài Quảng Thiện, Ngài Huệ Nhãn, Ngài Pháp Tạng, Ngài Thiền Phương và hiện nay là Hòa thượng Thích Phước Trí, trụ trì từ năm 1950.

Hòa thượng Thích Phước Trí đã xây dựng lại ngôi chùa bằng vật liệu kiên cố (đá chẻ và bê-tông) vào năm 1960, nhưng chùa bị cháy vào năm 1965. Sau năm 1975, Hòa thượng đã tổ chức tái thiết và khánh thành ngôi chùa mới vào ngày 26 tháng 9 năm 1993.

Chánh điện rộng thoáng, điện Phật được bài trí trang nghiêm. Nổi bật ở trung tâm là tượng đức Bổn sư Thích-ca Mâu-ni ngồi thiền định trên tòa sen. Phía trước là bộ tượng Di-đà Tam Tôn (Di-đà, Quan Âm, Thế Chí) và hai vị Hộ Pháp. Án thờ tả hữu tôn trí các tượng Bồ-tát Quan Âm, Chuẩn Đề và Địa Tạng. Sau điện Phật là nhà tổ thờ tổ sư Đạt-ma và long vị chư tổ của chùa.

Đứng trước cửa chùa lộng gió quanh năm, lòng du khách cảm thấy thư thái lạ lùng và bồi hồi nhớ đến ân đức của các vị tiền bối đã khai sơn và tô bồi cho ngôi chùa. Dọc theo triền núi, phía trái có hai ngôi tháp cổ, đó là bảo tháp của Tổ khai sơn Liễu Năng và Ngài Thiền Phương. Phía tay phải trên đường vào chùa, là bảo tháp của các Ngài Huệ Nhãn, Quảng Thiện và Pháp Tạng.

Ngoài 5 ngôi tháp cổ còn nguyên vẹn qua năm tháng là những bảo vật của chùa, ngôi tổ đình này còn có những bảo vật được triều đình nhà Nguyễn ban thưởng 6 lần. Lần thứ nhất: cây gấm có tên Vạn Thọ Như Ý vào niên hiệu Tự Đức năm thứ 34 (1881); lần thứ hai: 1 bộ y cà sa màu đỏ, 1 chiếc mão Quan Âm, 1 đồng kim tiền có khắc 2 chữ Tam Thọ vào niên hiệu Thành Thái thứ 8 (năm1896); lần thứ ba: một đại hồng chung, một cặp bảo cái, mộ y càsa và một chiếc mão Quan Âm vào niên hiệu Thành Thái thứ 9 (năm 1897); lần thứ tư: chiếc kim khánh có khắc chữ Khâm Tai, một đồng tiền có khắc chữ Triệu dân lại chi vào niên hiệu Thành Thái thứ 10 (năm 1898); lần thứ năm: một đồng ngân tiền vào niên hiệu Thành Thái thứ 13 (năm 1901) và lần thứ sáu: ban "Biểu ngạch Sắc Tứ" vào niên hiệu Bảo Đại thứ 14 (năm 1939).

Đến Phú Yên, hành hương về chốn Tổ Liễu Quán, du khách và Phật tử xa gần đừng quên ghé chùa Sắc Tứ Phước Sơn, ngôi danh lam của miền Trung nước Việt.

Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 13-05-2009 lúc 22:41.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (13-05-2009)
Cũ 13-05-2009   #74
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.020
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Phúc Lâm



Còn gọi là chùa Dư Hàng, một danh thắng đồng thời là trung tâm Phật giáo của Hải Phòng tương truyền chùa có từ rất lâu đời, lúc đầu chỉ dựng bằng tre lá. Đời Trần, các vị thánh tổ phái Trúc Lâm thường đến đây thuyết pháp. Năm 1672, sư cụ Chân Huyền đứng ra vận động nhân dân làm chùa to rộng, gồm gác chuông, nhà tổ, nhà tăng. Đời Thành Thái (1889-1907), sư tổ Phúc Nguyên lại sửa sang chùa to đẹp hơn và còn lại đến nay. Chùa xây theo kiểu chữ "đinh", hai bên là nhà tổ, đằng trước có tam quan rất đẹp, phía trong là sân rộng. Chùa có một gác chuông 5 gian 2 tầng, treo một quả chuông lớn. Tiền đường cách gác chuông một sana rộng; bên phải là 5 gian nhà tổ, nhà thụ thai và nhà ngang; bên trái là 5 gian nhà hậu. Tiền đường có 7 gian dựng theo kiểu vì kèo giá chiêng. ở sân trước tiền đường có đạt một đỉnh lớn bằng đồng hun. Năm gian thượng điện cũng dựng bằng gỗ, có những vì kèo chạm trổ tinh tế. Ngôi điện chính của chùa bài trí nhiều tượng phật. Trong chùa còn có nhiều tượng lớn và đẹp như tượng Hộ Pháp, tượng Trúc Lâm Tam tổ; nhiều đại tự, câu đối chạm khắc công phu theo phong cách nghệ thuật triều Nguyễn.

Chùa Phúc Lâm còn giữ được nhiều di vật quý như đỉnh đồng, chuông khánh đồng, bát hương lớn, tủ chạm cổ kính và đẹp. Các mảng chạm khắc, hộp hình miêu tả cảnh Đường Tăng đi lấy kinh Phật, chế tác tinh vi, sơn son thiếp vàng rực rõ tạo thêm vẻ uy nghi lộng lẫy. Ngoài vườn chùa có nhóm tháp Trúc Lâm tam tổ, tháp sư cụ Chân Huyền và nhiều vị cao tăng khác đã từng trụ trì ở chùa.

Nguồn : www.suutap.com


Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 13-05-2009 lúc 22:42.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (14-05-2009)
Cũ 13-05-2009   #75
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.020
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Phật Tích Tòng Lâm: chùa trắng giữa rừng tòng



Một trong những thắng cảnh ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là Phật Tích Tòng Lâm. Đây là quần thể kiến trúc cụm chùa có những nét văn hóa đặc sắc. Trong không gian tràn đầy bóng râm của các cây cổ thụ, du khách cảm thấy lòng mình thanh thản lạ thường. Điều để lại ấn tượng cho du khách là dòng suối thiên nhiên trong vắt chảy ngang qua chùa. Cũng từ đó mà trước kia hòa thượng tổ sư nảy sinh ý định xây dựng thành một đại già lam như ngày nay. Nước suối mát lạnh có thể hạ nhiệt ngọn lửa trần tục mỗi khi khách thập phương dùng đến. Do vậy, không ngẫu nhiên con suối được mang tên suối "giải thoát".

Cảnh quan ở Phật Thích Tòng Lâm càng thêm phần tôn nghiêm bởi cụm tượng nghệ thuật đồ sộ, nhất là ở Bạch Liên tự. Khác với tượng Quan Âm sừng sững trước chánh điện Phật Tích Tòng Lâm, tượng Phật Thích Ca uy nghiêm trên tòa sen, tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn diệu kỳ của chùa Bạch Liên được đặt trong các bảo tượng đài. Riêng cụm tượng "lục cảnh động tâm" (cảnh Phật xuất gia, Phật thành đạo, Phật thuyết Pháp ...) tạo ra những Phật tích mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tất cả các hạng mục công trình đều lấy màu trắng làm nền, tạo nên một vùng không gian thanh khiết. Vì sao không có gam màu vàng truyền thống của cảnh chùa chiền? Ni sư Thích nữ Như Linh, trụ trì chùa Bạch Liên nói rằng, khi còn là cư sĩ, ni sư rất thích bông sen trắng bởi nó là biểu tượng của tinh khiết, vô nhiễm của người chân tu. Về sau, khi hội đủ nhân duyên xây chùa, ni sư đặt tên là Bạch Liên là do vậy. Và cũng không ngờ, cụm tượng Phật tích màu trắng nguyên sơ ở đây đã làm cho Phật Tích Tòng Lâm trở nên độc đáo, có sức hấp dẫn về du lịch, văn hóa. Quả thật, vào những ngày cuối tuần và các dịp đại lễ, Bạch Liên tự ở Phật Tích Tòng Lâm thường là điểm tham gia của du khách. Đến đây, họ cảm thấy thư thái tâm hồn, để lại sau lưng những nỗi lo đời thường.

Như đóa sen trắng nổi lên giữa màu xanh mênh mông của nền trời, Phật Tích Tòng Lâm với ngôi chùa trắng trong rừng tòng làm tăng thêm sắc thái mỹ học trong nghệ thuật kiến trúc chùa ở miền đông Nam bộ.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (13-05-2009), __Phi*Tuyết__ (14-05-2009)
Cũ 13-05-2009   #76
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.020
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chù Quỳnh Đô (Bạch Minh Tự)



Chùa Quỳnh Đô thuộc thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km về phía tây nam. Đường đi theo Quốc lộ số 1, đến thị trấn Văn Điển, rẽ tay phải chừng 2km là đến di tích.

Chùa Quỳnh Đô được xây dựng khá lâu đời, trên một khu đất cao nhìn ra hướng đông nam. Chù có tam quan, tòa tam bảo, nhà khách và nhà Tổ. Tòa tam bảo có một nhà mặt bằng hình chuôi vồ. Tiền đường gồm 5 gian, thượng điện gồm 3 gian. Chùa Quỳnh Đô còn giữ được nhiềm mảng chạm khắc và một số di vật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 18-19. Hệ thống tượng Phật đầy đủ, một số được tạc vào thế kỷ 19.

Chùa (và đình) đã được Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 5/9/1989.


Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (14-05-2009)
Cũ 13-05-2009   #77
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.020
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Quán La (Khai Nguyên Tự)



Chùa Quán La thuộc thôn Quán La, xã Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Chùa cũng có tên là chùa Hang, vì ở đây có một hang cổ. Theo sách "Việt điện u linh" của Lý Tế Xuyên thì chùa và quán được xây dựng niên hiệu Khai Nguyên đời Đường (715). Đến năm Thiên Long đời Trần (1258) thiền sư Văn Thao dựng lại thành chùa thờ Phật, các tăng ni và phật tử các nơi đến lễ Phật và ngoạn cảnh rất đông.

Chùa có tam bảo, nhà Mẫu và nhà bia. Tòa tam bảo hình chuôi vồ có tiền đường và thượng điện. Tiền đường gồm năm gian xây kiểu "tường hồi bít đốc". Thượng điện gồm 3 gian. Chùa còn lưu trữ được những mảnh chạm khắc cổ thế kỷ 19. Hệ thống tượng Phật đầy đủ, mới xen cũ.

Chùa (và đình) đã được Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 31/1/1992.


Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (14-05-2009)
Cũ 13-05-2009   #78
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.020
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Quán Sứ



Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ XV nằm trên địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương; ngày nay là phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Nguyên xưa ở phường này chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống nước ta. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.

Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt. Nghệ thuật kiến trúc và trang trí kết hợp tất cả tinh hoa các đại già lam miền Bắc. Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở nước ta mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ XX và vì chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt.

Tam quan chùa có ba tầng mái, ở giữa là lầu chuông. Đi qua một sân gạch nhỏ, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam Thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-di-đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích-ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình.

Các nhà chính và nhà phụ chùa Quán Sứ đều rộng rãi. Nơi đây từng là trụ sở báo Đuốc Tuệ và văn phòng Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ. Hiện nay chùa có giảng đường, thư viện, là nơi đặt văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam).

Nửa thế kỷ nay, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo Việt Nam, trong đó có sự thống nhất tổ chức Phật giáo trong cả nước và sự hòa nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới. Chính nơi đây vào ngày 13-5-1951 (mồng 8-4 năm Tân Mão) lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội.


Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (14-05-2009)
Cũ 13-05-2009   #79
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.020
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Quốc Ân (Sắc Tứ Quốc Ân Tự)



- Bối điệp phiêu vân, lục thời thiền tụng kỳ phong nẫm;
- Ca sa thấp vũ, nhất vị thanh cơ kiến đạo xương

(Mây phất phơ trên kinh lá bối, sáu thời thiền tụng, cầu hoa lợi phong đăng.
Mưa thấm khắp nếp áo cà-sa, nhất vị thanh tu, gây cơ duyên phát đạt)

- Bát bảo xán kim lương, biểu nhật lâm quan, tiện hữu nhân hữu cảnh;
- Ngũ vân sinh ngọc đống, xuân quan triển tọa, hỷ bất túc bất ly.

(Đồ bát bảo rực rỡ rường vàng, vừng nhật chiếu đến thiền quang, mến được có người có cảnh.
Mây ngũ sắc chói ngời cột ngọc, ánh xuân dồn về bảo tọa, vui thay không mất, không xa)

Đó là nội dung ca ngợi ngôi chùa Quốc Ân và vị Thiền sư khai sáng được khắc trên hai cặp liễn đối treo ở ngôi chánh điện do Chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu ban.

Chùa Quốc Ân tọa lạc ở lưng chừng một quả đồi thấp thuộc phường Trường An, thành phố Huế. Du khách qua cầu Phú Cam ở đường Nguyễn Trường Tộ, đi khoảng 2km thì đến chùa.

Chùa Quốc Ân do Thiền sư Nguyên Thiều khai sáng khoảng năm 1682 - 1685, đời vua Lê Huy Tông, lúc đầu mang tên chùa Vĩnh Ân.

Thiền sư Nguyên Thiều hay Thọ Tôn, húy là Siêu Bạch, hiệu là Hoán Bích (1648 - 1728), thọ giới với Hòa Thượng Khoáng Viên ở Quảng Đông. Năm 1677 Ngài theo thuyền buôn sang Việt Nam, lập chùa Thập Tháp Di-đà ở Bình Định. Sau khi khai sơn chùa này, Thiền sư Nguyên Thiều đi khắp nơi truyền đạo, ra Huế dựng chùa Hà Trung ở Vinh Hà (Phú Vang) rồi lên khu vực núi Ngự Bình dựng chùa Vĩnh Ân. Đến năm 1689, Chúa Nguyễn Phúc Trân đã đổi tên chùa Vĩnh Ân là Quốc Ân, ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Quốc Ân Tự" và chuẩn phê miễn thuế ruộng đất cho chùa.

Chùa Quốc Ân là ngôi Tổ đình nổi tiếng của miền Trung. Thiền sư Nguyên Thiều là vị Tổ đời 33 Thiền phái Lâm Tế. Ngài đem vào Việt Nam hai dòng kệ:

Tổ đạo giới định tông
Phương quảng chứng viên thông
Hạnh siêu minh thiệt tế
Liễu đạt ngộ chơn không
Như nhật quang thường chiếu
Phổ châu lợi ích đồng
Tín hương sanh phước huệ
Tương kế chấn từ phong

Và:

Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ Tiên
Minh như hồng nhật lệ trung thiên
Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ
Kế thế chân đăng vạn cổ huyền

Theo qui định, cứ mỗi đời lấy một chữ đặt pháp danh cho đệ tử. Ngày nay đa số Phật tử ở miền Trung và miền Nam đều bắt nguồn từ hai dòng kệ này.

Thiền sư Nguyên Thiều viên tịch trong khi trụ trì tại chùa Hà Trung. Ngài để lại cho đệ tử bài kệ sau đây:

Tịch tịch cảnh vô ảnh,
Minh minh châu bất dung.
Đường đường vật phi vật,
Liê liêu không vật không.

Nghĩa là:

Lặng lẽ gương không chiếu bóng
Sáng trưng ngọc chẳng thâu hình
Rõ ràng Vật không phải Vật
Mênh mông Không chẳng là Không.

(Trích Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, tr.189)

Sau khi Thiền sư Nguyên Thiều mất, Chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu đã truy tặng Ngài thụy hiệu Hạnh Đoan Thiền sư.

Vào thời Nguyễn, chùa Quốc Ân được trùng tu nhiều lần. Năm 1805, bà Long Thành (chị ruột vua Gia Long) đã cúng dường tiền bạc để trùng tu chùa. Nhưng lúc bấy giờ đây cũng chỉ là một ngôi chùa tranh tre đơn giản. Năm 1822, Hòa thượng Hoằng (Tăng cang chùa Linh Mụ) được vua Minh Mạng giao nhiệm vụ trùng tu chùa Quốc Ân. Năm1825, Hòa thượng viên tịch, tháp mộ được xây dựng trong vườn chùa. Năm 1837 và năm 1842, chùa lại được tiếp tục trùng tu. Từ năm 1846 đến năm 1863, vị Hòa thượng kế nghiệp cho xây cổng tam quan, hai miếu thờ Ngũ hành và Thiên Y A Na.

Chùa kiến trúc theo dạng chữ "Khẩu". Phía trước là tiền đường và chánh điện, phía sau là nhà Tổ, hai bên là phương trượng và tăng xá.

Chùa Quốc Ân còn bảo lưu mô hình thờ tự truyền thống. Án giữa thờ tượng Tam Thân, tiếp theo là tượng Bổn sư, Thích-ca đản sinh, Quan Âm Chuẩn Đề. Án tả thờ Quan Công, Châu Xương và Quan Bình. Án hữu thờ Bồ-đề Đạt-ma. Hai bên tả hữu thờ Thiện Hữu, Ác Hữu và Thập điện Minh Vương.

Trong chùa có nhiều hoành phi và câu đối với nét bút điêu luyện, chạm trổ tinh xảo.

Ở sân trước chùa có dựng tấm bia khắc bài minh của Chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu vào năm 1729, ca ngợi đạo đức của Thiền sư Nguyên Thiều:

Ưu ưu bát nhã
Đường đường phạm thất
Thủy nguyệt ưu du
Giới trì chiến lật
Trạm tịch cô kiên
Trác lập khả tất
Thị thân bản không
Hoằng giáo lợi vật
Biến phú từ vân
Phổ chiếu huệ nhật
Chiêm chi, nghiêm chi
Tháo sơn ngật ngật.

Tạm dịch:

Bát nhã cao vời
Cửa Thiền tỏ rõ
Ung dung trăng nước
Ngiêm trì giới luật
Sáng lặng riêng vững
Đứng thẳng đã chắc
Quán thân vốn không
Hoằng pháp lợi vật
Mây lành che khắp
Trí tuệ sáng soi
Nhìn ngài kính Ngài
Núi Thái cao ngất

(Theo Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách. Danh lam xứ Huế, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1993, tr.163)

Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-05-2009   #80
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.020
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Quỳnh Lâm thời Lý - Trần



Hiện tượng hội nhập ba thành tố Phật, Nho và Đạo là một hiện tượng đặc sắc hiếm có trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt dưới thời đại Lý - Trần (tạm dùng danh từ này để gọi chung một thời kỳ lịch sử kéo dài từ năm 938 đến 1406), nó là nét riêng góp phần tạo nên một bầu không khí tinh thần tự do, phóng khoáng, dễ thở ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội mà nhiều thế kỷ về sau dường như không còn tìm thấy lại; cũng chính nó đã góp phần tạo nên bản sắc ưu mỹ của văn hoá Việt Nam trong 5 thế kỷ tự chủ buổi đầu này. Có thể coi đây là kết quả của nhiều điều kiện, nhiều nhân tố khác nhau nhưng trong đó theo chúng tôi, có một điều kiện hết sức quan trọng đó là sự cởi mở về quan điểm chính trị của các chính quyền nhà nước đương đại thuở ấy, do bản lĩnh và sự mẫn cảm phi thường của người nắm vận mệnh đất nước thấu hiểu được các yêu cầu của lịch sử, thể hiện cụ thể hoá bằng nhiều chủ trương chính sách của triều đình. Những công việc song song và đan cài vào nhau suốt cả thời kỳ này, bao giờ cũng biểu hiện sự đối xử cân bằng vị thế giữa cả Phật, Nho và Đạo, như: vừa cho dựng chùa, lập các đạo cung, đạo quán, xây đền miếu, vừa cấp độ điệp cho sư sãi, đặt giai phẩm cho tăng đạo, sắc phong cho các vị nho thần, lại vừa cho dựng Văn Miếu và Quốc Tử Giám, mở khoa thi Nho học, đồng thời cũng mở cả khoa thi Tam giáo dành cho những quan chức chuyên trách việc tôn giáo, tế lễ hoặc những người làm giám tự các đền miếu, chùa chiền.

Chỉ dẫn chứng một ông vua là Trần Nhân Tông (1258 - 1308) thôi, ta thấy vừa đánh xong giặc Nguyên - Mông ít lâu ông đã cởi hoàng bào đi tu, làm vị tổ đầu tiên của giáo hội Trúc Lâm Yên Tử. Nhưng ông vẫn quan tâm bồi dưỡng nhân cách bậc hiền nhân quân tử theo các tiêu chuẩn của đạo Nho cho ông vua con kế vị và cho hàng ngũ bề tôi rường cột của triều đình. Mặt khác, ông cũng lo tổ chức cho nhiều đại thần công khanh thụ giới ưu bà tắc, tức là không xuất gia nhưng vẫn làm phật tử tại gia.

Đặc biệt, chủ trương dung hợp Nho, Phật, Đạo của các vua Trần thời này lại không hề đi kèm với những biện pháp cứng rắn, mệnh lệnh, mà được thực hiện khá uyển chuyển, lấy việc thuyết phục và tự nguyện làm phương châm hàng đầu. Khi vua Trần Anh Tông (1293 - 1320) viết bài thơ Chiêu Ẩn rủ Nguyễn Trung Ngạn đi tu, ông không theo, nhà vua cũng không ép. Thấy Trương Hán Siêu là người hăng hái bài Phật, vua Trần Minh Tông (1314 - 1357) liền cử ông đến làm giám tự chùa Quỳnh Lâm (khoảng sau 1342), và có lẽ những ảnh hưởng sâu sắc của sinh hoạt Phật giáo tại chùa này đã làm cho tư tưởng Trương Hán Siêu về cuối đời thay đổi hẳn:

Đời lênh đênh trước khác nay,
Thân nhàn mới biết trước ngày lầm tọ

(Dục Thuý Sơn)

Và Trần Thì Kiến, một vị đại thần khác, cũng đã nói lên được cái ý nghĩa sâu xa của việc dung hợp Phật - Nho bằng những câu thơ thâm thuý:

Rừng suối phải đâu là đại ẩn,
Chùa nhà ấy mới thực chân tu...

(Tặng An Lãng tự Phổ Minh thiền sư)

Chính là từ nhiều dạng thức hoạt động phong phú và mềm dẻo như trên, nền chính trị của các vương triều thuở bấy giờ đã có tác dụng cố kết lòng dân, giải toả dần mọi ức chế, ổn định tâm lý xã hội, và đưa ba hệ thống giáo lý, tư tưởng vốn rất xa cách là Phật, Đạo và Nho xích lại gần nhau; mặt khác quan trọng hơn, nó tạo điều kiện xuất hiện một đội ngũ trí thức cấp tiến tinh thông về nhiều mặt, tài hoa sắc sảo về trí tuệ, đáp ứng được mọi yêu cầu đa dạng của đời sống chính trị, xã hội và cả nhu cầu vi diệu của tâm linh, có thể gọi là một lực lượng xã hội định hướng, một động lực thiết yếu làm rường cột xã hội cho bất kỳ giai đoạn phát triển nào của lịch sử. "Đại Việt sử ký toàn thư" phải nói là bấy giờ "nhân tài đầy rẫy", và nhà sử học Lê Quý Đôn cũng nhận định: "Bởi vì nhà Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó buộc, hoà nhã mà có lễ độ, cho nên nhân vật trong một thời có chí khí tự lập, hào hiệp, cao siêu, vững vàng vượt ra ngoài thói thường, làm rạng rỡ sử sách" (Kiến văn tiểu lục). Lê Quý Đôn tuy hình dung họ như những gương mặt nhà nho tiêu biểu, nhưng muốn hiểu được sức mạnh tinh thần của những con người ấy thì phải nhìn sâu hơn vào những nhân tố nhiều mặt kết hợp ở bên trong - một tổng lực thâm hậu - mà phải trải qua một quá trình mới có thể tạo nên được.

Như vậy, không thể không thừa nhận sự cởi bỏ những ràng buộc khắt khe về một hệ tư tưởng độc chuyên nào đấy, về một thứ tôn giáo độc trị nào đấy, nhằm đi đến một sự hỗn dung, điều hoà, đa dạng về tư tưởng, là một thực tế có ý nghĩa tích cực ở thời Lý - Trần, đã giúp cho sự hội nhập văn hoá dưới thời Lý - Trần diễn ra thuận lợi, dễ dàng.

Là một trong những trung tâm văn hoá Phật giáo tiêu biểu bậc nhất thời Lý - Trần, chùa Quỳnh Lâm chắc chắn phải có những bằng chứng về sự hội nhập Phật, Nho và Đạo đã nói. Nhưng ngày nay, thời gian đã làm cho tất cả những gì tồn tại ở đây đều bị tàn phá. Để tìm ra dấu vết của sự hội nhập, thế tất phải dựa vào các cứ liệu gián tiếp, nhằm dựng lên một giả thuyết cho người nghiên cứu. Có ba loại cứ liệu:

1. Sự tích các nhân vật "truyền thừa" ở chùa Quỳnh Lâm còn biết được, như Không Lộ, Pháp Loa...

2. Những truyền thuyết, giai thoại về chùa Quỳnh mà nhân dân quanh vùng vẫn kể.

3. Thơ văn của Bích Động thi xã, một thi xã gắn bó mật thiết với chùa Quỳnh Lâm vào thời Lý - Trần.

Lần lượt, các mảng tài liệu nói trên sẽ bổ sung cho nhau, rọi một vài tia sáng vào màn tối của quá khứ, giúp nhận dạng phần nào các lớp nền đã bồi đắp thành bề dày văn hoá ở Quỳnh Lâm. Với nhân vật Không Lộ (? - 1119) và các truyền thuyết xoay quanh Không Lộ thời Lý, như việc đúc tượng đồng chùa Quỳnh Lâm cao 6 trượng 6 thước (bia trước chùa còn ghi lại), hoặc các phép thuật siêu việt của con người này, ta thấy hiện diện ở đây một nền văn hoá Phật giáo bắt rễ sâu vào văn hoá dân gian bản địa cổ truyền, kể cả tín ngưỡng Đạo giáo đã được dân gian hoá từ lâu đời (Không Lộ là một trong những bằng chứng của sự kết hợp chặt chẽ giữa Thiền và Phật giáo). Lễ hội chùa Quỳnh rất nổi tiếng trước đây có gốc rễ xa xưa trên cơ sở đó. Triết lý dân gian đã làm cho tư tưởng nhà Phật thêm khoẻ mạnh, và các hình thức sinh hoạt phong phú của dân gian giúp nó thâm nhập vào nhiều mặt của đời sống. Màu sắc của sinh hoạt phồn thực rất đậm nét trong các hình thức lễ hội vùng này, còn được thơ ca dân gian trong vùng ghi lại:

Vua tu Phật hoá vui vui nhỉ,
Chả trách ngày xưa gái lộn chồng

Với các hoạt động của nhân vật Pháp Loa (1284 - 1330) vào thời đại Trần, chùa Quỳnh Lâm bước vào chặng đường phát triển thứ hai, trở thành một Thiền viện, một trường sở Phật học quy mô, bề thế, nơi đào tạo rất bài bản người tu Phật thông qua kinh sách và mọi nghi thức thụ giới nghiêm ngặt của nhà chùa. Nhưng nói chung, cách thức giảng tập đạo Thiền lại không phải là khô khan trừu tượng, cũng không phải thụ động theo lối thầy nói trò nghe, mà diễn ra như những sinh hoạt văn nghệ dân gian lý thú, có đối thoại, có diễn xướng, có lời ca, thậm chí có cả những động tác có tính chất đóng trò rất sinh động. Mặt khác, quan điểm Phật giáo chiếm ưu thế ở các bài giảng của Pháp Loa là tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, nó nặng phần nhập thế, hiện hữu và không cứng nhắc trong tư duy, cũng không xoá bỏ mất bản ngã. Phật giáo ở đây rõ ràng đã được điều chỉnh bởi tinh thần thực tiễn.

Với phần thơ văn còn lại của Bích Động thi xã, Quỳnh Lâm còn là nơi trú ngụ của các nhà thơ - chính khách - cư sĩ, rất gắn bó với thiên nhiên, biết tìm cho mình những phút giây thanh tịnh, có lúc thấm đậm tinh thần thoát ly của Đạo giáo quyện lẫn với tư tưởng Thiền, như nhiều bài thơ của Trần Quang Triều, Nguyễn Sưởng, Nguyễn ức, Nguyễn Trung Ngạn, mà ở đây chỉ xin dẫn một bài:

Nguội ngắt lòng danh lợi,
Am thiền rảo gót qua.
Xuân chầy, hoa mỏng mảnh,
Rừng thẳm, ve ngân nga.

Mưa tạnh, da trời biếc,
Ao trong, ánh trăng ngà.
Khách về, sư biếng nói
Thông rụng, nức mùi hoạ

(Đề Gia Lâm tự - Trần Quang Triều).

Tuy nhiên, trong chỗ sâu nhất của tâm hồn, tư tưởng, lớp người này vẫn ẩn giấu tình cảm sâu nặng của những nhà Nho nhập cuộc, không thôi thao thức về ý thức trách nhiệm đối với nước và dân:

Gió vờn trụ đá hạc lên tiên,
Mây phủ nhà tranh rồng ngủ yên.
Chợt nghĩ đến dân rầu khúc ruột,
Chuông Quỳnh lạnh thấm ánh trăng đêm.

(Trùng đáo Quỳnh Lâm Bích Động am lưu đề - Nguyễn Sưởng).

Tóm lại, dưới hình thức một Thiền viện, Quỳnh Lâm thời Lý - Trần thực chất là hình ảnh thu nhỏ của một sự dung hợp văn hoá, bắt nguồn từ mạch sống của một xã hội đang tự phát hay tự giác kéo dãn những ràng buộc khắt khe về hệ tư tưởng, làm cho mọi tiềm năng ngày càng nảy nở. Chỉ từ giữa thế kỷ XV trở đi, Nho giáo trở thành độc tôn, hiện tượng dung hợp nói trên mới bị quan điểm chính thống của vương triều Lê sơ xoá bỏ. Tuy vậy, trong tâm lý và trong sinh hoạt lâu đời của người dân, việc xoá bỏ không phải là dễ dàng. Trên Phật điện ở các chùa chiền Việt Nam, bên cạnh bàn thờ Phật bao giờ cũng có một toà riêng thờ Mẫu, biểu tượng của Đạo giáo và tôn giáo dân tộc. Và cuộc đấu tranh dai dẳng giữa Nho và Phật cũng đã diễn ra, sôi nổi kéo dài suốt nhiều thế kỷ mà thơ ca dân gian xung quanh chùa Quỳnh Lâm còn ghi lại:

Một bên Phật giáo thách đố:

Quỳnh Lâm khánh đá chuông đồng,
Muốn chơi thì bỏ của chồng mà chơi.

Một bên Nho giáo thách đố lại:

Của chồng lắm lắm em ơi,
Bao giờ trả hết đi chơi chùa Quỳnh.

Cuộc đấu tranh không phân thắng bại này chính là một biểu hiện tự phát của người dân chống lại những chủ trương cực quyền của giai cấp thống trị phong kiến muốn dùng Nho giáo để duy trì sự thống trị của nó.


Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (14-05-2009)
Cũ 14-05-2009   #81
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.020
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Tây An



Chùa Tây An là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Nam bộ, có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc. Chùa do Tổng đốc tỉnh An Giang là Doãn Uẩn xây dựng năm 1847, tọa lạc ở ngã ba Núi Sam, cách thị xã Châu Đốc 5km. Sách Đại Nam nhất thống chí đã giới thiệu: "Chùa ở định phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên Tổng đốc mưu lược tướng Trung Tĩnh Tử Doãn Uẩn kiến trúc năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa theo vòm núi, tiếng người lặng vắng , cổ thụ âm u, cũng một thắng cảnh thiền lâm vậy".

Gần 150 năm qua, chùa Tây An đã được sữa chữa nhiều lần. Hai lần sửa chữa lớn nhất là: Năm 1861, Hòa thượng Nhất Thừa trùng tu lại chánh điện và hậu tổ. Đến năm 1958, Hòa thượng Bửu Thọ đứng ra vận động dân góp tiền của, công sức xây dựng ba ngôi lầu cổ, mặt chính của chùa và sữa chữa ngôi chính điện. Kiến trúc chùa mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và Hồi giáo kết hợp với kiến trúc cổ dân tộc.

Nơi cổng tam quan có bức tượng Quan Âm Thị Kính bế con Thị Mầu. Trước thềm chùa có hai con voi - một con màu đen hai ngà, một con màu trắng sáu ngà - đứng chầu. Bên trong chánh điện có khoảng 200 pho tượng Phật, Bồ-tát, La-hán, Thần và Tiên... đa số bằng danh mộc, mang ý nghĩa triết lý Phật giáo và có giá trị nghệ thuật cao. Sinh động nhất là bộ tượng Tứ Thiên Vương (Đông Thiên Vương, Tây Thiên Vương, Nam Thiên Vương, Bắc Thiên Vương) và bộ tượng Bát bộ Kim Cương.

Chùa còn có nhiều câu đối và hoành phi trạm trổ rất công phu. Tất cả công trình được tạo tác bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân An Giang, Đồng Tháp vào thế kỷ XIX.

Phía sau chùa có nhiều tháp mộ, Trong đó đáng chú ý nhất là mộ Phật Thầy Tây An. Thầy tên là Đoàn Minh Huyên quê ở Tòng Sơn (Sa Đéc), sinh năm Đinh Mão (1807), mất năm Bính Thìn (1856). Là người có tinh thần cải cách tôn giáo, Từ năm 1849, Thầy đã đi truyền đạo nhiều nơi và chữa bệnh cho nhiều người nên có uy tín lớn trong nhân dân. Sau đó Thầy về tu tại chùa Tây An. Nhân dân kính trọng tài năng và đức độ của thầy nên đã tôn xưng là Phật Thầy Tây An.

Hằng năm, chùa Tây An có các ngày lễ chính: rằm tháng giêng (thượng nguyên), rằm tháng mười (hạ nguyên) và 12 tháng 8 âm lịch (giỗ thầy Tây An). Vào các ngày lễ ấy và các tháng lễ hội núi Sam, Châu Đốc (từ tháng 1 đến hết tháng 4 âm lịch hàng năm), khách hàng hương các nơi đến chùa chiêm bái rất đông.


Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (14-05-2009)
Trả lời

Tags
chùa, nam, việt


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:38
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11039 seconds with 15 queries