Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 29-10-2002   #73
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:0d99d6e0a1]Lục Thủy Thanh Sơn[/center:0d99d6e0a1]


Góc tây bắc huyện Đương Dương có trại Bách Bảo hình thế núi sông tuyệt đẹp. BÁch Bảo vốn tên "Bách Bao", hơn trăm đồi núi cái cao cái thấp tiếp nối nhô lên trên một bình nguyên. Bên trên đồi núi ấy còn có trăm hoa đua nhau khoe sắc thắm. Dòng sông rong róc chảy qua đây gặp phải núi đồi chắn lối, phải quay ngược trở lại và tạo nên một cái đầm nước trong vắt. Bách Bảo trại thật là một địa phương mê người. Ai cũng gọi nơi đây là quế lâm sơn thủy của Đương Dương!

Chỗ núi sông gặp nhau có một cửa ải hiểm trở rộng hai thước, một bên là đầm sâu xanh ngăn ngắt, một bên là vách đá sừng sững. Trên vách đá có khắc bốn chữ lớn "Lục Thủy Thanh Sơn" đầy khí thế và sắc bén, mỗi chữ to bằng chiếc nón lá. Tương truyền trước lúc Quan Công bại tẩu Mạch Thành, trên đường chạy viết nên. Lúc ấy mà Quan Công vẫn còn tâm trí để thưởng ngoạn phongc ảnh tự nhiên ư? Câu chuyện về ông như thế này:

Quan Công từ cửa bắc Mạch Thành đột phá vòng vây. Ông cặp theo con đường nhỏ giữa núi công phá hai phòng tuyến Hoàng Lâm Cương, Cẩm Bình Sơn của tướng Châu Nhiên và Phan Chương - Đông Ngô, lại ở dưới ngọn núi Kim Ngưu dùng cơm xong, bèn thừa lúc có trăng lại tiếp tục chạy về sông Tố Thư. Đi hai ba dặm đường thì đến BÁch Bảo trại. Đến cửa ải, ngựa Xích Thố chợt không chịu đi nữa, nó quày đầu ngóng về cố thổ và vươn cổ hí lên. Bấy giờ trăng sao vằng vặc, ánh sáng lung linh. Quan Công mắt nhìn cảnh nước biết non xanh này, nhất thời chẳng khỏi thấy cảnh sinh tình. Do đó ông đứng trên lưng ngựa vẫy Thanh LOng Yển Nguyệt Đao, uống nước mắt, ngậm căm phẫn vạch lên vách đá bốn chữ lớn "Lục Thủy Thanh Sơn". Khi vạch đến chữ "Sơn" cuối cùng, chợt gió lạnh rít lên, trăng sao mờ mịt, một tiếng nổ làm đinh tai nhức óc, vách đá bỗng đổ một góc. Quan Công ngậm ngùi thở dài không thôi, ông lẩm bẩm:

- Nửa vách núi sông đổ, thế lớn đã hết rồi!

Có phải vậy chăng? Quan Công vừa để mất Kinh Châu thì giang sơn Tây Thục đã chao đảo ngả nghiêng rồi!

Đến nay, bốn chữ "Lục Thủy Thanh Sơn" này vẫn còn rành rành trước mắt, có điều chữ "Sơn" đã bị khuyết mất, không được vẹn toàn.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-11-2002   #74
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:a07bbbf51d]Hoa Đà và Huyện Thược (một)[/center:a07bbbf51d]

Quanh nhà Hoa Đà trồng đủ thứ cây hoa cỏ thuốc. Trước khi sử dụng loại hoa cỏ nào, ông nếm thử nhiều lần để biết rõ dược tính của nó rồi mới dám dùng để chữa trị cho người. Vì vậy hễ Hoa ĐÀ trị cho người nào thì người đó hết bệnh, không ai bị phạm thuốc chết bao giờ.

Lần nọ, có người từ Hàng Châu mang tới một cây bạch thược, Hoa Đà đem trồng ở trước nhà. TRước hết ông nếm thử lá, nếm thử cành, rồi nếm thử hoa, song cảm thấy cây này bình thường thôi chứ không có dược tính gì và cũng không dùng vào đâu được. Thế là ông xem nó như hoa đồng cỏ nội và không lưu ý gì tới nữa.

Ban ngày, Hoa Đà xem bệnh cho bệnh nhân, tối đến ông chong đèn đọc sách. Có lần, giữa đêm khuya khoắt chợt ông nghe có tiếng người con gái khóc thút thít. Mở cửa sổ nhìn ra, trong ánh trăng mông lung, ông thấy một cô gái mảnh mai, mặc y phục xanh đậm, khuôn mặt trái xoan, má hây hây hồng, cô gái hình như có ẩn khúc gì trong lòng muốn bày tỏ với ông. Hoa Đà vội gấp sách lại và mở cửa bước ra, song ông không thấy bóng hình cô gái đâu, chỉ tháy chỗ cô gái đứng ban nãy là cây bạch thược cành lá xanh rờn, những đóa hoa hồng phấn khoe sắc đẫm sương đêm, từng giọt từng giọt long lanh rơi xuống.

Hoa Đà nghĩ thầm: "Chẳng lẽ cây này chính là cô gái vừa rồi ấy sao?" Rồi ông lắc đầu cười, nói với nó:

- Cho dầu cô có linh nhưng cũng đừng khóc lóc làm gì. Bởi trên người cô không có chỗ nào dùng được, tôi làm sao có thể để cô vào lọ thuốc bây giờ?

Ông quay trở lại thư phòng. Nhưng vừa ngồi xuống ghế lại nghe tiếng khóc của cô gái nữa. Khi nhìn kỹ ra thì lại là cây bạch thược. Cứ thế, ông phải ra mấy bận. Hoa ĐÀ cảm thấy lạ, bèn vô phòng gọi vợ dậy, thuật lại câu chuyện.

Vợ ông nhìn qua cửa sổ nói:

- CÂy cỏ hoa lá trong vườn đến tay ông, đều trở thành vị thuốc cứu sống không biết bao nhiêu mạng người, duy có cây bạch thược này là bị ông hất hủi, không ngó ngàng gì tới. Tôi nghĩ cần ông dòm nó qua khe cửa thôi là nó cũng cảm thấy đau lòng muốn khóc rồi.

Hoa ĐÀ chưa tin, cười mà nói:

- Tôi đã thử qua trăm thứ cỏ, không thứ nào tôi không phân biệt ra dược tính. Riêng đối với cây bạch t hược này, tôi đã thử qua hoa, lá , cành của nó, rõ ràng không có vị thuốc chi, vậy nó còn thương tâm nỗi gì?

- Hoa, lá , cành ở bên trên, còn rễ ở trong đất, ông cũng nên thử qua xem.

Hoa ĐÀ không bận tâm, ông chẳng nói nữa và đã ngả người xuống giuwòng ngủ thiếp.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-11-2002   #75
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:81fb35b887] Hoa Đà và huyện Thược (hai)[/center:81fb35b887]

Bà vợ Hoa ĐÀ cảm thấy chồng thị có tay nghề cao nên không còn để ý đến lời mình nói nữa nên lo lắng ông sẽ phạm phải sai lầm đáng tiếc. Lời tục nói: "Dùng thuốc như dùng binh", dùng sai thuốc sẽ giết chết người. Đợi đến khi nhận ra sai lầm thì còn hối được gì? Nghĩ thế nên suốt đêm bà thao thức khôgn chợp mắt được. Sáng sớm hôm sau, bà cầm dao cắt một miếng thịt nhỏ trên đùi mình, khiến máu tuôn dầm dề. Hoa Đà thấy vậy hoảng hồn, vội dùng các thứ cỏ thuốc để cầm máu cho vợ, song tất cả các thứ thuốc cỏ đều vô hiệu quả. Ông bứt tai vò đầu, hai chân nhảy dựng không biết phải làm thế nào.
Bấy giờ bà vợ mới nói:
- Sao ông không dùng rễ bạch thược thử xem?
Đến nước này thfi Hoa Đà chỉ còn biết vâng lời vợ mà thôi. Mà cũng lạ, ông vừa dùng rễ bạch thược giã nát đắp lên vết thương thì tức khắc máu được cầm ngay, và không mấy ngày sau, vết thương đã lành miệng, thật là từ trước tới nay chưa thấy thuốc nào công hiệu đến như thế.
Hoa Đà vừa thẹn vừa mừng nói với vợ:
- Tự mãn là mất, khiêm tốn là nhận. Cám ơn bà đã chỉ dạy tôi, bà đã vì tôi mà mất máu quá nhiều.
Thế rồi Hoa ĐÀ không chút tự ái, ông tự nếm qua rễ bạch thược nhiều lần, mỗi lần nếm ông lại phát hiện rõ thêm dựơc tính. BẠch thược thuộc hàn tính có thể xua đuổi được hỏa, nếu sao nóng lạib iến thành ôn tính có thể bổ dưỡng. Từ đó nó đã trở thành một vị thuốc trọng yếu thường dùng.
Sau này ở huyện nhà của Hoa Đà, nhà nào cũng đều trồng bạch thược; còn ở ruộgn nương, cây bạch thược mọc lên không thấy bờ. Lúc chế thuốc, bạch thược được chất đống đầy đường, xe tải thuyền chờ đến các quận huyện có nhu cầu không ngớt. Cho nên huyện Hào còn có cái tên đẹp là huyện Thược.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-11-2002   #76
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:5e1894f84a]Được Hứa Chữ[/center:5e1894f84a]

Một hôm, TÀo Tháo đến tiệm thúôc Hoa ĐÀ chơi, chợt nghe bên ngoài có tiếng cãi cọ, ông và Hoa Đà bèn bước ra. Thì ra đứng bên quày là một thanh niên Đại Hán vai u thịt bắp đang giận dữ mắng phổ kỵ. Tào Tháo bước tới hỏi, mới biết Đại Hán này họ Hứa, vì mẹ đau nên tới đây mua thuốc. Lúc đi vì vội nên anh quên mâng theo tiền, và phổ kỵ trong tiệm không bằeng lòng cho anh magn thúôc về. Muốn lấy được thuốc, anh bèn cởi chiếc áo ngoài thế lại. Nhưng phổ kỵ không chịu ,thành thử mới xảy ra chuyện cãi vã.
Tào Tháo thấy môi miệng thanh niên bị lạnh đến thâm tím nên rất phuụ lòng hiếu thảo của anh. Do đó ông lấy gói thuốc và chiếc áo cánh còn để trên quày đưa cho anh, nói:
- chú mau mặc áo vào kẻo lạnh chết; còn tiền gói thúôc này để tôi trả cho, thôi về đi!
Người thanh nien cúi người, vòng tay nói:
- Xin cám ơn, xin cám ơn, ngày mai tôi nhất định đem tiền lại trả cho ông.
Nói xong anh tạ lại cúi tạ lần nữa rồi mới quay người vội vã ra về.
Hoa Đà nhìn theo nói với TÀo Tháo:
- Ngừoi ấy tên Hứa Chữ, sức mạnh vô cùng, vì nhà nghèo nên ngay từ nhỏ anh ta phải đi chăn trâu chăn ngựa cho người ta. Có lần hai con trâu húc nhau, anh ta tức giận nắm lấy đuôi một con kéo chạy đi một đỗi rất xa. Nghe nói anh ta huấn luyện ngựa cũng rất đại tài, hay là anh nhận anh ta giữ ngựa cho anh đi.
Tào Tháo nghe xong gật đàu luôn. Sau bữa cơm trưa, Tào Tháo liền đội t uyết đến nhà Hứa Chữ. Hứa Chữ ngỡ là ông tìm đến đòi tiền, liền vội đến đầu giường mò lấy tiền đem trả. Tào Tháo vội ngăn anh lại và hướng ra ngoài cửa vẫy vẫy tay. Tức thời có hai tùy tòng mỗi người gánh một gánh lương thực đi vô. TÀo Tháo nói:
- Tôi rất phục lòng hiếu thảo của chút. Bữa nay tôi tới đây là muốn được kết anh em với chú. Mấy bao gạoi này xin chú nhận cho, gọi là chút lòng kính của tôi.
Hứa Chữ cám ơn Tào Tháo và hai người trò chuyện với nhau rất tâm đắc. Tào Tháo mời Hứa Chữ vô thành huấn luyện ngựa cho ông, và không quên cho Hứa Chữ đem Hứa mẫu theo để tiện chăm sóc. Hứa Chữ rất vui mừng và bằng lòng theo đi.
Thuở nhỏ Hứa Chữ đã từng căhn ngựa, chàng đã học được bản lãnh huấn luyện ngựa. Cho dù ngựa chứng hay hung dữ bao nhiêu, chỉ cần Hứa Chữ quất cho mấy roi là ngựa sẽ ngoan ngoãn nghe theo. Một hôm TÀo THáo mang bình rượu hảo hạng đến trường luyện ngựa thưởng cho Hứa Chữ. Hứa Chữ vui mừng uống hét mấy ly. Chàng thừa lúc tửu hứng, bèn dẫn một con đại thanh mã ra, muốn trổ tài huấn luyện ngựa trước mặt Tào Tháo. Vì tính con ngựa này quá hugn hăng, hơn nữa Hứa Chữ đã quá chén, cho nên ngựa vừa cất vó đã hất té Hứa Chữ xúông đất. Hứa Chữ tức giậ nliền cởi áo, ở trần thót lên ngựa và nắm quỳen đấm vào mông ngựa. Ngựa bị đấm liền hoảng kinh, nó cất bón vó, điên cùông chạy như bay về phía bờ sông, chắc là nó định băng qua sông. Lúc này Tào Tháo ở phía sau la lớn:
- Cầm chặt cương vào.
Lời nói này đã cảnh tỉnh Hứa Chữ, chàng sử dụng tuyệt chiêu, răng cắn chặt, mắt trừng trừng ,hai tay nắm chặt dây cương giật mạnh về phía sau một cái. Ngựa bị giật cương, hai chân trước liền chổm lên trời, hí dài một tiếng và khựng lại. Tào Tháo thở phào, luôn miệng nói:
- Nguy hiểm, nguy hiểm quá!
Vì để tránh trường hợp nguy hiểm thế này có thể xảy ra nữa, Tào THáo đã kêu ngwofi xây bức tường cao cặp theo bo ừ sông mé bắc trường luyện ngựa. Người ta gọi là "tường chận ngựa". Đồn rằng TÀo phi con của Tào Tháo sau khi lên làm hoàng đế, trở về nhà tế lễ tổ tông đặc biệt có đến thăm trường luyện ngựa này và con leo trên "tường chận ngựa" đề một bài "Lâm qua phú" nổi tiếng.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-11-2002   #77
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:2279afcda3]Lưu Biểu và Vương XÁn[/center:2279afcda3]

Vương Xán là một thi nhân nổi tiếng trong "Kiến An thất tử". Ở Lạc Dương, ông ôm tài mà không gặp thời bèn đến Tương Dương nương tựa Kinh Châu mục Lưu Biểu.
Lưu Biểu đã từng nghe qua đại danh của Vươgn Xán. Nhưng thoạt thấy Vương Xán vừa gầy vừa lùn, tướng mạo xấu xí nên Lưu Biểu không thèm để ý tới. Vươgn Xán bị xem thường nên trong lòng không vui, ông rắp tâm tìm cơ hội để dạy cho Lưu Biểu một bài học.
Ngoài cửa sơn trang có một đầm nước trong, bên đầm dựng một bia đá có khắc bài văn chương vừa dở vừa dài của Lưu Tông, còn của Lưu Biểu viết. Phàm văn nhân nào đến Kinh Tương, Lưu Biểu cũng đều muốn để họ thưởng thức. Những người này vì bất đắc dĩ phải xưng tụng khen ngợi, điều đó càng làm cho Lưu Biểu cảm thấy bia văn của con mình viết là một tác phẩm xuất chúng thiên hạ.
Bữa nọ, Lưu Biểu có hẹn Vươgn Xán và các văn nhân tới sơn trang bình phẩm bia văn. Vừa đến trước bia ông huênh hoang hỏi:
- Vương thị lang, xin biìh phẩm bia văn này thử xem?
Vươgn XÁn thủng thỉnh bước tơớ xem, thấy tác giả và ngày tháng đề phía dưới thì trong lòng hiểu ngay. Không đợi những người khác mở lời tán thưởng, ông vội vờ ngạc nhiên hỏi:
- Lưu tướng quân, những bài văn chương hay mà tôi viết không biết bao nhiêu mà kể, sao các ông chẳng tuyển chọn lại đi lấy nửa bản thảo vụng về mà tôi vứt bỏ khắc vào bia đá này làm gì?
Rồi Vương Xán lại tiếp:
- Thiên văn chương đến nay tôi vẫn còn nhớ rành rành, để tôi đọc thuộc lòng cho ông nghe.
Thế rồi Vươgn Xán đọc thuộc lòng vanh vách từng chữ một bài văn trên bia.
Mọi người nghe xong đều to nhỏ bàn tán. Lưu Biểu cxng hết sức lạ lùng, lòng nghĩ: trên đời sao có chuyện trùng hợp thế nhỉ? Trươc mặt mọi người ông thật khó nói, bèn nổi đóa kêu bọn thủ hạ đào bia lên, tức thì, và quăng ngay xuống đầm. Sau khi bia chìm nghỉm dưới đáy nước mất dạng, Vương Xán mới cười ha hả:
- Lưu tướng quân, vừa rồi tôi chỉ đùa đó thôi, dè đâu ông ngỡ là thiệt. Sự thật bia văn ấy tôi mới học thuộc mà đọc lại, gời bị quăng mất thật đáng tiếc biết bao!
Lưu Biểu quá tức nhưng ông cố cắn răng dằn lòng, đợi tìm cơ hội sẽ trả đũa lại.
Sau này, mọi người ra cồn ở giữa đầm chơi, có người đánh cờ với Lưu Tông. Lưu Biểu, Vươgn XÁn và mọi người đứng bên ngoài xem đấu. Đợi đến lúc cờ của Lưu Tông đang lợi thế, Vương Xán cố ý làm lật đổ bàn cờ, khiến những quân cờ rơi vãi xúông đất. Mọi người đang say sưa theo dõi đến hồi hứng thú đều lên tiếng trách. Vương Xán thong thả nói:
- Không soa, không sao! Đẻ tôi sắp lại như cũ cho, và rồi mọi người sẽ xem đánh tiếp.
Quả nhiên trong một chớp, Vương XÁn đã sắp lại những quân cờ vào vị trí cũ. Lưu Biểu vô cùng kinh ngạc, nhưng lại nghĩ: mà cũng gần tàn cuộc rồi, có còn được mấy quân cờ đâu, dễ sắp lại thôi, vấn đề có chi đáng nói. Và rồi ông nói:
- Vương thị lang quả lắm tài, chúng tôi thật muốn mở tầm mắt. Giờ tôi sắp một bàn cờ và xóa đi, nếu như ông có thể sắp lại như cũ, tôi sẽ thua ông chiếc ngọc bội gia truyền này.
Vương XÁn nói:
- VẬy có gì là khó! Tiếc là trong người tôi không có vật gì quý giá để cá với ngài, nhưng nếu tôi sắp lại mà sai một quân cờ, thì tôi sẽ nhảy xuống đầm này làm bạn với bia đá kia!
Lúc Lưu Biểu sắp những quân cờ, ông không án chiếu theo nước đi mà sắp loạn tứ tung. Đùng nói là học thuộc lòng, mà chỉ nhìn thôi cũng đủ hoa mắt. Lưư Biểu bày cờ xong, trong lòng thầm đắc ý; bàn cờ này cho dẫu thần tiên cũng khó hiểu nỗi, họ Vương mi sức mấy mà sắp lại đựơc! Vươgn XÁn đợi Lưu Biểu sắp cở xong, bèn đi đến rảo mắt nhìn qua, đoạn rút trong túi ra chíec khăn, gom hết quân cờ lại. Sau đó ông thong thả sắp lại từng quân cờ. Khi ông sắp xong, quả thật không sai một quân cờ nào! Mọi người trố mắt và hết lời khen ngợi. Lưu Biểu chỉ còn cách mở ngọc bội thắt lưng trao cho Vưogn Xán.
Từ đó người ta gọi đầm nước trong ở núi Vạn Sơn này là "đầm TRầm bi" và cồn giữa đầm này là "Cồn Giải Bội".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-11-2002   #78
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:3cb3d80aad]Bát trận đồ[/center:3cb3d80aad]

Bên bờ Trường Giang, dưới thành Bạch Đế huyện Phụng Tiết tỉnh TỨ Xuyên, lưu truyền rằng đây là nơi Gia CÁt Lượng bày Bát trận đồ. Gia CÁt Lượng mượn bảy, tám mươi tảng đá ở bờ sông này làm kế trá binh, và nghe đâu đại tướng Lục Tốn của Đông Ngô rựơt theo Lưu Bị tới đây đã một phen khiếp vía mà phải lui binh. Từ đó, Bát trận đồ nổi tiếng ngàn thu, và danh tiếng Gia CÁt Lượng bày trận cũng lẫy lừng.
Bát trận đồ được bày ra sao? Dựa vào uy thế nào mà đuổi được Lục Tốn? Trong dân gian bấy giờ có một truyền thuyết:
- Nói rằng bảy, tám mươi tảng đá ngổn ngang của bát trận đồ không phải là do Gia CÁt LỰơng sắp, đó là đài tế lễ củ angười dân nước Ba cổ đại ở dải Tam Giáp. Khi Gia CÁt Lượng qua sông, từ Tố Giang - Kinh Châu lên đến đây, ông thấy từng tảng đá bày xếp ngổn ngang mà có vẻ trang nghiêm lạ lùng. Hiếu kỳ ông hỏi bá tánh ở đây, thì được một cụ già cho biết: Lai lịch của những tảng đá này thì không đựơc rõ cho lắm, cụ già nói rằng những tổ tiêng của nước Ba cổ đại cư trú ở Tam Giáp, vì cầu xin thiên thần bảo hộ che chở cho khoi tai họa bệnh tật, nên họ đã lập tế lễ này.
Gia CÁt Lựơng nghe đến nhập thần, ông không kohỉ chớp mắt chau mày, tựa hồ đang suy nghĩ một điều gì. Xem kỹ lại bát ttrận đồ lần nữa, ông thủng thỉnh đến bờ sông xem phong cảnh. Chỉ thấy vách núi hai bên bờ cao vời vợi , nguy nga hùng tráng che khuất ánh mặt trời. Thế vách núi túm lại như miệng chiếc hồ lồ, phát ra tiếng rầm rập như vạn vó ngựa phi. Nước mênh mông cuồn cuộn chảy tạo ra tiếng gầm théo rền rền làm chấn động sơn cốc chẳng khác chi ngàn vạn hùng binh mai phục...
Ở bờ sông một người câu cá có nói với Gia Cát Lượng, chỗ này là cửa Tam Giáp, nước toàn sông tụ về đây đổ xuống ngàn dặm, thế khong gì ngăn nổi, được gọi là "thiên hạ hùng quan".
Gia CÁt Lượng nhìn tận mắt, nghe tận tai, ông không ngừng gật đầu ngạc nhiên, thán phục! Thưởng xong phong cảnh, bấy giờ dã xế chiều, ông đang muốn tản bộ trở về doanh, chợt cuồng phong thổi tới hang cốc, hang hẹp gió mạnh, uy mãnh dị thường, cát bụi bốc đầy trời không còn nhìn thấy được gì xung quanh. Một nông phu nói với Gia CÁt Lượng, ở đây mỗi ngày đều có cuồng phong thế này.
Tối đến, Gia CÁt Lựơng ngồi trong doanh phòng, ông nhớ lại những cảnh kỳ dị mà ban ngày đã nghe thấy được và nghĩ tới đạo trị độc về sau. Ông liên tưởng tới bát trận đồ dùng tế lễ của người đất Ba. Bát trận đồ này há cẳhng là trong binh sách có nói đó sao? Đồ này tám tám sáu mươi bốn quẻ, sao bày cờ bố, bốn mặt tám hướng ngang dọc thông nhau, nơi nơi đều cửa, người ngựa vô trận không còn phân biệt đâu là phương hướng, thế trận làm mê loạn người, thêm vào đó sóng vỗ ầm ầm như sấm còn hơn trăm vạn hùng binh mai phục. Sao không lợi dụng thế trận này để đối phó với sự tiến công của Đông Ngô? Gia CÁt Lượng càng nghĩ càng sáng ra, và ông liền có ý định.
Rạng ngày, Gia CÁt Lựơng dặn dò người ở lại, trấn thủ theo sự bố trí của ông, đấy chính là bát trận đồ kỹ xão mà Gia Cát Lượng đã thành lập. Sau đó, Gia CÁt Lượng mới rút quân về Thành đô.
Quả nhiên ngoài dự tính của Gia CÁt Lượng. Khi Lục Tốn đuổi theo Lưu Bị tới đây đã bị sa vào bát trận đồ mà ôn gngỡ đã trúng kế phục binh của Gia CÁt Lượng...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-11-2002   #79
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:d6f7f5732e]Lai lịch chiếc hộc bàn[/center:d6f7f5732e]

Vào thời Tam Quốc, Gia CÁt Lượng là quân sư của Lưu Bị, sáu lần ra Kỳ Sơn, đồn quân ở Ngũ Trượng Nguyên đánh nhau với Tư Mỹ Ý nước Ngụy. Gia CÁt Lựơng và Tư Mã Ý đều là người túc trí đa mưu, dụng binh giỏi. Song nếu so sánh giữa hai người thì Gia CÁt Lựơng hơn Tư Mã Ý một bậc.
Bấy giờ, tuổi tác Tư Mã Ý chưa phải là lớn và sức khỏe cũng tốt; còn tuổi tác Gia CÁt Lựơng thì đã già, và sức khỏe đã suy, song luận về binh lực thì Gia Cát Lựơng mạnh hơn Tư Mã Ý. Chính vì nguyên nhân này nên mỗi lần đánh nhau, Gia CÁt Lượng luôn nắm chắc phần thắng.
Dù vậy, Tư Mã Ý vẫn có tính toán riêng của mình. Theo ông: Gia Cát Lượng đã vào lúc tuổi già bệnh tật, cầm cự giỏi lắm cũng chỉ vài năm nữa. Vả lại, vài năm nữa binh lực của ta cũng đã mạnh thêm, đến lúc ấy mà đánh nhau, lo gì ta không thắng. Do đó, sau mấy lần Gia Cát Lượng hạ chiến thư, Tư Mã Ý vẫn án binh bất động.
Lần nọ, Tư Mã Ý sai sứ giả lấy danh nghĩa đến thăm để dò xem tình hình hư thực của Gia CÁt Lượng. Sứ giả vừa đến doanh trướng Gia Cát Lượng, ông đã có sự tính toán trong lòng. Ông kêu một thợ mộc, ở bên chiếc bàn làm cho ông một cái hộc. Trong lúc đãi tiệc, sứ giả ngồi ở bàn đối diện, còn Gia Cát Lượng thì ngồi ở bàn có chiếc hộc. Rượu qua được ba tuần, nhà bếp dâng cơm và thức ăn lên, sứ giả ý muốn để xem trong bữa cơm Gia Cát Lượng dùng được mấy chén, sức ông còn có thể ăn được bao nhiêu. Chỉ thấy Gia CÁt Lượng bưng chén đon đả mời sứ giả dùng, tự ông cầm đũa và ăn tỉnh bơ. Thừa lúc sứ giả không để ý, Gia Cát Lượng đã đổ hết cơm vô hộc bàn và cất tiếng bảo lớn: "bới cơm". Sứ giả thầm đếm, một chén, hai chén, ba chén... cả thảy năm lần. Đến lần cuối, Gia Cát Lựơng còn kêu: "bới thêm cho nửa chén nữa". Sứ giả nhẫm tính, thế là tất cả sáu chén rưỡi, sức ăn chưa kém. Nhưng từng ấy tuổi sao còn ăn nổi đến sáu chén rưỡi cơm.. Vốn tánh hiếu kỳ, sứ giả lom hai mắt nhìn Gia Cát Lượng, và cuối cùng thì nửa chén cơm đã dứt láng. Sự thật, sáu chén cơm trước, Gia Cát Lượng chỉ và cho rớt xuống hộc bàn, còn nửa chén sau mới là ăn vô bụng thiệt.
Sứ giả trở về báo cáo lại với Tư Mã Ý chuyện Gia CÁt Lượng ăn hết sáu chén rưỡi cơm mà chính mắt mình chứng kiến cho Tư Mã Ý nghe. Tư Mã Ý không thể không tin. Không lâu, Gia CÁt Lượng bị bệnh nặng và qua đời, Tư Mã Ý vẫn chưa biết sự bí mật này.
Từ đó về sau, vì để kỷ niệm và nhớ tới Gia Cát Lượng, người ta đã làm bàn có hộc và thấy cũng tận dụng, cho nên sau này bàn thường có hộc.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-11-2002   #80
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:e4d45b258d]Gia CÁt Lựơng mượn lương[/center:e4d45b258d]

Sau khi mượn được Kinh Châu, Lưu Bị quyết lòng mở rộng thế lực củ amình. ÔNg lợi dụng địa bàn này mà chiêu binh mãi mã, tích thảo dồn lương.
Kinh Châu vốn là một "huyện lúa cá". Chỉ vì trong lúc Tào, Tôn, Lưu ba nhà kẻ tranh người đoạt, liên miên đánh nhau suốt tháng này năm nọ, đến binh mã hoảng loạn khiến bá tánh không thể an cư lạc nghiệp nên phải lũ lượt trốn sagn huyện khác.
Lưu Bị giao hết quyền quản lý Kinh Châu cho Gia CÁt Lượng, muốn ông quản lý cả tiền lương và thuế má.
Sau khi nhận nhiệm vụ, Gia Cát Lựơng liền dán bảng công bố một đạo "lệnh đồn điền. Văn bản qui định rõ ràng: Bá tánh khai hoang trồng trọt, ai làm nấy hưởng, trong vòng ba năm khỏi phải đóng thuế. Khi bá tánh thấy được lệnh đồn điền này bèn bàn tán với nhau. Một đồn mười, mười đồn trăm, những người bỏ huyện ra đi, khi nghe đựơc tin tức này cũng đều rủ rê nhau về.
Sau khi bá tánh trở về huyện thì những vùng đất hoang vu đã được khai khẩn. Người chưa có đất trồng thì đào hồ nuôi cá, lập chuồng chăn nuôi. Những đất, những hồ ao, những chuồng trại được mở mang này đã làm cho đất đai phì nhiêu, cuộc sống trở nên nhộp nhịp. May sao năm ấy gió thuận mưa hòa, ngũ cốc đầy vựa đầy bồ, lương thực nhà nào cũng đầy ắp dư dả.
Lưu Bị ở Kinh Châu chiêu binh mãi mã rất cần một số lương thực lớn. ông thấy lương thực của đồn điền thu được nhiều, bèn muốn thu thuế. Nhưng lệnh đồn điền đã qui định, bá tánh khai hoang trồng trọt, trong vòng ba năm không lấy thuế. Tuy lương thảo trong quốc khố thiếu hụt nhưng cũng không thể sửa đổi pháp lệnh để đòi thuế bá tánh được.
Gia CÁt Lượgn thấy Lưu Bị bối rối không vui, bèn hỏi:
- Chúa công, bộ có chuyện gì sao mà không đựơc vui thế?
Lưu Bị buồn buồn, nói:
- Quân đội đang cần lương thảo mà không cách chi giải quyết được!
Gia CÁt Lượgn đã trù liệu trước nên vội vàng lấy trong tay áo ra một cuộn giấy. Lưu Bị mở ra xem, chỉ thấy vỏn vẹn có một chữ "Mượn". Lưu Bị hỏi:
- Mượn ai bây giờ?
Gia Cát Lựơng đáp:
- Bá tánh!
Lưu Bị ngạc nhiên:
- Bá tánh chịu cho ta mượn sao?
Gia Cát Lượng cười:
- Nay trong nhà bá tánh đều dư dả, họ đều cám ơn chúa công ban bố lệnh đồn điền! Lời tục nói: Trong nồi có gạo thì lo gì trong chén không cơm?
Lưu Bị đổi buồn làm vui, nói:
- Tiên sinh quả là túc trí đa mưu, chúng ta nên làm sao mượn đây?
Gia Cát Lượng nói:
- Chúa công ra một đạo lệnh, tôi theo đó mà đi mượn, có chi là khó đâu?
Thế là chẳng bao lâu, trong thành Kinh Châu có niêm cáo thị, nói là lương thảo quốc khố đang thiếu hụt, nhà nước muốn mượn lương của bá tánh, trong vòng ba năm sẽ trả lại. Bá tánh đã có đất đai làm ăn, của tiền dư dả nên cũng bằng lòng cho nhà nước mượn lương.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-11-2002   #81
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:1cd2a9ec97]Đêm trăng tiễn Điêu Thuyền[/center:1cd2a9ec97]
Theo truyền thuyết, Tào Tháo, Lưu Bị, hợp binh công đả Hạ Bì, bắt Lã Bố xử tử ở lầu Bạch Môn. Sau khi Lữ Bố chết, những tướng lĩnh trong thành Tào nghe nói Điêu Thuyền là một tuyệt sắc giai nhân nên rất muốn gặp, nhưng phủ Lữ Bố đã được Lưu Bị phái Quan Vũ đem binh đóng giữ, người khác không vào được.
Tối nọ, Quan Vũ sau khi giải quyết xong sự vụ, chợt vẳng nghe có tiếng khóc, ông bèn hỏi kẻ hầu là ai đang khóc. Kẻ hầu nói là Điêu Thuyền. Quan Vũ lệnh cho dẫn nàng tới.
Lát sau, Điêu Thuyền được dẫn tới, Quan Vũ ngước đầu nhìn, quả nhiên là một người dung mạo xuất chúng, dáng vẻ mê người. Trong lòng nghĩ: Rõ ràng Đổng Trác, Lữ Bố đã vì nàng này mà bỏ mạng, thứ hại nước giết người này không thể để lâu. Bèn vỗ án quát:
- Mi trước hầu Đổng Trác, sau lấy Lữ Bố, trăng gió lả lơii gây hại còn khóc nỗi gì!
Điêu Thuyền ngưng khóc, nói:
- Tướng quân chỉ biết một mà không biết hai. Buổi đầu Đổng Trác loạn triều chính, Lữ Bố trợ trụ làm ngược, xã tắc nguy tai như trứng xếp chồng, dân tình khốn đốn. Các quan trong triều đối với cường tặc đều bó tay không còn cách gì hơn. Vương ân công thiếp đành phải thiết kế liên hoàn, nhờ thiếp xả thân. Tiện thiếp tuy là hạng nữ lưu, xong vì việc nước, há dám tiếc gì tấm thân mình. Bây giờ hai kẻ tặc đều bị trừ, mà không dè thiếp lại trở thành tội nhân. Sự thế đảo điên như vầy sao khiến người ta không đau lòng cho được?
Nói xong nàng lại khóc.
Quan Vũ nghe xong, lòng cảm thấy xốn xang. Ông nghĩ lại lời nói của Điêu Thuyền cũng hợp tình hợp lý mà không khỏi động lòng trắc ẩn. Lúc này kẻ hầu bước vô kề tai Quan Vũ nói:
- Bẩm, chúa công có dặn, người doanh Tào tới bắt Điêu Thuyền thì cứ để bắt đi.
Quan Vũ nghĩ, nếu Điêu Thuyền mà bị bắt đi thì nhất định dữ nhiều lạnh ít, mình há có thể tháy chết trước mắt mà ngồi nhìn không cứu sao? Điêu Thuyền thấy Quan Vũ lộ vẻ đắn đo, bèn nói:
- Tiện thiếp từ nhỏ đã được nghe uy danh tướng quân và ngưỡng mộd dã lâu; nay được gặp, nếu như không hiềm chê ghét thì thiếp nguyện trải giường xếp chăn làm nô lệ hầu hạ tướng quân.
Quan Vũ thoạt nghe, lliền vừa thuwogn vừa giận, quát:
- Cầm mồm, ta có ý tốt đãi mi, sao mi dám nói ngông cuồng. Không nghĩ tình mi đáng thương, ta đã lấy đầu mi tức khắc.
Điều Thuyền thấy QUan Vũ nổi giận, lòng hồi hộp, nói:
- Nếu tướng quân tha thiếp, thiếp sẽ vô sơn lâm ở ẩn, cạo đầu làm ni cô.
Quan Vũ gật đầu:
- Thế thì được.
Đoạn Quan Vũ bảo ngưòi dẫn tới một con ngựa, lại chọn hai mươi tên lsinh tốt, và cho Điêu Thuyền thay đổi y phục trà trộn trong quân, thẳng ra cửa thành.
Đến rạng sáng ngày mới tới một nơi sơn thanh thủy tú, vượn kêu chim hót. Quan Vũ gò ngựa lại, nsoi với Điêu Thuyền:
- Từ đây đi về phía trước khỗng a mấy có am Tĩnh Từ, đến đó nói là Quan mỗ gởi lời hỏi thăm thì chủ trì sẽ đối xử tốt với cô nàng.
Điêu Thuyền cám ơn không ngớt, chắp tay nói:
- Tiện thiếp mong kiếp sau làm thân trâu ngựa báo đền ơn này.
Nói xong, che mặt khóc lớn mà đi.
Chính lúc đó, chợt nghe phía sau có tiếng hét, Quan Vũ ngoái đầu ngó lại liền giật mình. Chỉ thấy bụi bay lấp đầu, Trương Phi cầm bát xà mâu bay tới, hai bên còn có Lý Điển và Nhạc Tiến. Thì ra Trương Phi nghe nói người Doanh Tào tới bắt Điều Thuyền, ông sợ chuyện không hay sẽ xảy ra, nên quyết định giết Điêu Thuyền trước.
Quan Vũ thấy đoàn người ngựa tới, vội hỏi:
- Chuyện chi mà hơ hải thế này?
Trương Phi hét to:
- ĐẶc biệt tới lấy thủ cấp mi!
Nói xong hưo mâu thích tới. Quan Vũ vội né sang một bên, vừa may Lưu Bị cũng đã đến nạt Trương Phi dừng tay. Quan Vũ hỏi ra mới biết họ vì Điêu Thuyền mà tới đây. Ông bèn kể lễ nỗi niềm cũng vì việc nghĩa cứu Điêu Thuyền cho họ nghe. Lưu Bị nghe xong, buột miệng khen:
- Em ta quả là kẻ sĩ cương liệt!
Lý Điển, Nhạc Tiến thấy việc đã như vầy, chỉ còn biết trở về nhà báo lại với Tào Tháo. Tào Tháo thở dài một tiếng:
- Thấy sắc đẹp mà không tham, gặp cường quyền mà không sợ, đáng mặt đại trượng phu thay!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 03:56
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10209 seconds with 15 queries