Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-02-2010   #73
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.076
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đám ma to

Trang Tử sắp chết. Học trò bàn nhau muốn làm ma rõ to. Trang Tử thấy vậy bảo: “Ta lấy trời đất làm quan quách, mặt trời, mặt trăng làm hai viên ngọc bích, các ngôi sao làm các hạt châu báu, muôn vật làm đồ tống táng, đám ma ta như vậy, há chẳng đủ rồi, cần gì mà phải làm cho ta nữa”.

Học trò nói: “Nhà thầy làm như vậy, chúng con sợ diều hâu, quạ nó rỉa thịt nhà thầy mất!”.

Trang Tử bảo: “Xác người chết mà để trên đất thì diều, quạ ăn, để dưới đất thì sâu bọ ăn. Bây giờ cướp của loài kia cho loài này, tâm sao mà thiên như thế? Tâm người ta thiên, thì bất bình, đem cái bất bình mà cho là bình thì cái bình không phải là bình nữa. Tâm người ta không sáng thì chẳng thật, đem cái chẳng thật mà cho là thật thì cái thật không còn là thật nữa.

Ôi! Người ta cứ khăng khăng giữ một ý kiến, chẳng cũng đáng thương lắm ru!”.


Lời bàn: Thầy sắp chết mà học trò định làm ma to cho thầy, thế là trung hậu mà là thường tình. Thầy gạt đi chỉ muốn như bỏ xác ra ngoài núi, thế là có ý tự nhiên cao thượng hơn đời. Học trò bảo không nỡ để cho quạ mổ, diều tha thịt thầy thế là chỉ biết những điều trước mắt có thể trông thấy mà thôi. Có biết đâu cái xác kia, khi vùi xuống đất, dù cho đào sâu, chôn chặt thế nào, trong quan ngoài quách dù cho chắc chắn đến đâu cũng không khỏi được các giống sâu bọ, vi trùng đục rũa làm cho tan nát quá ư là mỏ quạ, mỏ diều vậy. Ôi! Trang Tử lúc gần chết còn dạy học trò như thế, thật là bình tâm sáng suốt, hiểu thấu cái lẽ sinh, tử, tồn, vong, tức như bây giờ ta nói hiểu rõ chân lý, hiểu như khoa học rất hợp với cái học thuyết cao viễn của Trang Tử vậy.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #74
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.076
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Không chịu theo kẻ phản nghịch

Trần Hằng lúc giết vua xong, sai sáu người dũng sĩ đến bắt Tử Uyên Thê phải theo mình.

Tử Uyên Thê nói:

- Nhà ngươi muốn cho ta vào đảng, ý hẳn cho ta là “trí” chăng, nhưng bầy tôi giết vua mà không cản được, ta chẳng phải là trí; cho ta là “nhân” chăng, nếu thấy lợi mà phản nước, ta chẳng phải là nhân; cho ta là “dũng” chăng, nhưng đem binh đến ăn hiếp ta, ta sợ mà theo ngươi, ta cũng chẳng phải là dũng. Ví bằng ta không có ba điều ấy, ta về bè với ngươi thì có bổ ích gì cho ngươi. Ví bằng ta có ba điều ấy, thì đời nào ta theo ngươi mà ngươi dỗ.

Trần Hằng bèn tha Tử Uyên Thê.


Lời bàn: Trần Hằng mà dụ Tử Uyên Thê vào đảng là có ý mong cậy Tử Uyên Thê về sau này nhiều lắm. Không ngờ Tử Uyên Thê đáp hắn mà thực là người đủ trí, nhân, dũng, thì không bao dỗ được, mà nếu hắn lại là người trí, nhân, dũng, đều không có thì giờ dỗ hắn về mà có ích chi! Câu đáp thật khéo, thật có ý nghĩa đủ làm cho Trần Hằng suy nghĩ cả đôi đường mà phải thôi dỗ ngay không còn do dự gì nữa.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #75
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.076
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chiếc thuyền đụng chiếc đò

Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người, đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. Giả sử trên thuyền có người ngồi, thì người lái đò tất phùng mang, trợn mắt, chu chéo, một lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến hai lần, hai lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến ba bốn lần, rồi đến buông lời chửi rủa thậm tệ nữa.
Một việc xảy ra cũng giống nhau, mà như lúc trước thì không giận, lúc sau lại giận là tại làm sao?

- Tại lúc trước chiếc thuyền không có người mà lúc sau chiếc thuyền có người.

Người ta mà cứ thản nhiên không có chút tư ý gì thì ở đời còn có ai hại mình nữa.


Lời bàn: Ta đã sinh ra làm người, tất phải chung đụng với loài người. Tất đã chung đụng với loài người, mà chính ta sinh ra có nhiều sự cần dùng, thì tài nào tránh khỏi những sự xô xát, sự ghen ghét, điều nọ, tiếng kia, cãi nhau, rủa nhau, đánh nhau, đâm chém nhau rất là tàn hại. Cho nên ở đời tuy “cạnh tranh” mới là hay, mới tiến hoá được, nhưng đã cạnh tranh thì dễ sinh ra nghi kỵ thù oán mà hoá ra bao nhiêu chuyện rắc rối lôi thôi, lắm khi làm cho ta phải phiền muộn khổ sở. Bởi vậy, những bậc muốn an thân, cư xử với đời, thường thản nhiên vô tâm, bỏ hết tư ý, coi người với ta như một, để cố tránh cái hại người làm khổ người.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #76
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.076
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Quan tài con

Tại chùa Tô Châu(1) có một nhà sư tên gọi là Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo.

Nhà sư thường hay bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một cái quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ ba tấc, có một cái nắp đậy, mở được. Khách đến chơi trông thấy, cười nói rằng:

- Người chế ra cái này dùng để làm gì?

Nhà sư nói:

- Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Ta thực lấy làm lạ, người đời ai ai cũng chỉ biết có phú quý, công danh, tài sắc, thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì. Như ta đây mỗi khi có việc không được như ý, ta cầm lấy cái này mà ngắm xem, là tức khắc trong thâm tâm ta được yên ổn mà muôn nghìn sự tư lự đều lâng lâng sạch như không. Cái quan tài con này đủ thay lời huấn, lời giới(2) của bậc nghiêm sư(3) bài trâm(4), bài minh(5) treo bên chỗ ngồi vậy.

Lời bàn: Người ta sở dĩ ham mê say đắm vào thanh sắc, danh, lợi hay liều lĩnh tàn nhẫn dám làm những việc gian ác là thường chỉ biết có cái sống ở trước mặt, chớ không chịu nghĩ tới cái chết đến ngay sau lưng. Cái chết vốn như con ma, ai cũng sợ, cũng ghét thật, nhưng cái chết lại chính là ông thầy, chính là bài thuốc chữa khỏi được bao nhiêu các thói tật xấu xa ở đời. Người ta mà đã để tâm nghĩ đến cái chết, thì tự khắc mất cả lòng tham, tan cả máu ghen, hoá hết cả mọi sự mê muội mà thành ra biết thương đời người, thương đời người thì mọi sự hay, dở, phải, trái ở đời không còn gì bận đến tâm, sống rất thư nhàn sung sướng và nhẹ nhàng vậy.

(1) Tô Châu; huyện Ngô thuộc tỉnh Giang Tô bây giờ

(2) Giới: câu nói để răn bảo ai

(3) Nghiêm sư: ông thầy nghiêm ngặt đáng kính đáng sợ

(4) Trâm: thể văn dùng để khuyên răn

(5) Minh: bài văn khắc vào cái gì để tự mình răn mình

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #77
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.076
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Làm nhà cỏ cũng đủ

Vua nước Trịnh sang nước Sở. Tử Sản theo đi tướng lễ, chỉ cho làm nhà cỏ để ở, không lập đàn gì cả.

Các quan theo hầu thấy vậy nói:

- Các quan đời trước theo tiên quân đi sang các nước lân bang đều lập đàn hết cả, nay ông chỉ cho làm nhà cỏ thì chẳng là không hợp lễ ư?

Tử Sản bảo: “Vua nước lớn đến nước nhỏ thì lập đàn, vua nước nhỏ đến nước lớn thì làm nhà cỏ cũng đủ; lập đàn mà làm gì!”.

Ta nghe vua nước lớn đến nước nhỏ có năm điều hay cho nước nhỏ:

1. Có tội thì khoan cho; 2. Có lỗi thì thứ cho; 3. Có tai nạn thì cứu cho; 4. Chính sách hay thì thưởng cho; 5. Có điều dở thì dạy cho. Nước nhỏ không phải cái gì là khổ sở mà yêu nước lớn như một nhà, cho nên mới lập đàn để biểu dương công của nước lớn và bảo con cháu đời sau chăm việc tu đức không được hờ hững.

Còn như nước nhỏ đến nước lớn, có năm điều xấu cho nước nhỏ:

1. Có tội phải đi giải thuyết; 2. Có điều kém phải xin nài; 3. Có mệnh lệnh của nước lớn phải tuân theo; 4. Có việc chức công phải cung phụng; 5. Có việc triều hội phải theo đòi. Nếu chẳng phải năm việc ấy, thì lại là việc đem tiền của để mừng hay để viếng nước lớn. Phàm những việc ấy đều là tai vạ cho nước nhỏ cả. Lập đàn làm gì, chỉ tổ bêu những tai vạ mà làm nhục cho con cháu!”.


Lời bàn: Câu Tử Sản nói rất phải; khi nước lớn đã hạ cố sang đến nước nhỏ, thường thường là lợi cho nước nhỏ, nước nhỏ trọng vọng lập đàn lên để tiếp là có nghĩa. Còn khi nước nhỏ đã bất đắc dĩ phải sang nước lớn, thì thường thường lại là tai hại cho nước nhỏ, nước nhỏ nên khiêm nhượng chỉ làm cái nhà cỏ cho xong việc là đủ rồi. Khi đã gọi là khuất thân lụy người thì còn vinh hiển nỗi gì mà dềng dang ra những sự trang hoàng, để ngại tai chướng mắt cho người đời mà lại để xấu lại cho con cháu sau này nữa.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #78
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.076
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Kéo lê đuôi mà đi

Trang Tử đang câu cá ở trên sông Bộc(1). Vua Sở sai hai quan đại phu đến để ngỏ ý rằng ý vua muốn đem việc nước lại phiền.

Trang Tử không nhìn hai quan đại phu, cứ cầm cần câu cá mà nói rằng:

- Ta nghe nước Sở có con thần qui(2) chết đã ba nghìn năm mà vua còn quý, lấy khăn bọc cất vào hòm để trên miếu đường. Như con thần qui ấy chết mà để xương lại cho người ta quí hơn hay là sống mà kéo lê đuôi đi ở giữa đường quí hơn?

Hai quan đại phu nói: “Thà rằng sống mà kéo lê đuôi đi ở giữa đường còn hơn”.

Trang Tử nói: “Vậy xin mời hai ngài cứ về. Ta đây cũng sắp kéo lê đuôi mà đi ở giữa đường”.


Lời bàn: Hiền như Trang Tử đã đi câu trên sông Bộc là muốn an nhàn không còn để thân bó buộc vào trong vòng danh lợi nữa, Sở Vương không hay còn cho người đến cầu. Trang Tử hỏi chuyện con thần qui tức là để tỏ ý kiến rằng từ chối. Ôi! Bấy giờ nhân đời Chiến Quốc, người ta đã có câu: “Chiến Quốc chi sĩ tiện” nghĩa là kẻ sĩ đời Chiến Quốc hèn hạ, và đáng khinh bỉ, cho nên Trang Tử không chịu ra cũng có lẽ vậy. Lúc đời đang sôi nổi, đắm đuối về danh lợi, xâu xé tranh cướp nhau, xác người tuy còn, lòng người đã chết, thì ra đua vời chỉ ô uế đến thân. Có câu cao thượng bằng cầm cần câu trên sông Bộc làm lão ngư ông sống gần tạo hóa, xa đời ô trọc lại chả nhẹ nhàng cái thân ư!


(1) Bộc: một nhánh của con sông chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam

(2) Thần qui: con rùa thiêng. Rùa sở dĩ cho là con vật thiêng, là vì xưa người ta dùng để bói.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #79
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.076
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hay dở đều do mình cả

Kẻ có quốc gia mà đã bất nhân thì tâm thần mê muội, công việc đảo điên, không còn biết phải trái là gì nữa, nguy cũng mặc, tai cũng mặc, đến mất đứt cũng mặc. Kịp khi đã bại hoại, diệt vong rồi thì lại đổ cho mệnh giời, quy tội cho người, có biết đâu là tự chính mình gây nên mối hoạ cho mình cả.

Người làm quận trưởng một quốc gia nếu mà bất nhân thì không thể nào nói phải với họ được nữa! Quốc gia suy yếu, ngoại biến đến nơi, họ vẫn cho là yên; thiên tai nhân họa xảy ra luôn luôn, họ không biết là hại; xa xỉ ăn chơi, bạo ngược tàn ác đi đến con đường diệt vong, họ vẫn lấy làm vui sướng. Hạng bất nhân ấy, nếu còn phải được với họ thì đã chả đến nỗi có những chuyện mất nước tan nhà!

Ngày trước có đứa trẻ hát câu:

“Thương Lang chi thuỷ thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh.

Thương Lang chi thuỷ trọ hề, khả dĩ trạc ngã túc”.

Nghĩa là: Nước sông Thương Lang nếu mà trong thì ta dùng để giặt giải mũ ta. Nước sông Thương Lang nếu mà đục, thì ta dùng để rửa chân ta.

Khổng Tử nghe thấy, bảo học trò rằng:

- Chúng con nghe đấy: Nước trong thì tự khắc người ta mới giặt giải mũ, đục thì tự khắc người ta chỉ để rửa chân. Đó đều là do nước tự thủ(1) cả.

Ôi! Việc thiên hạ cái gì mà chẳng do tự thủ! Người ta tất tự khinh(2) mình trước, rồi người ngoài mới khinh sau; nhà mình tất tự huỷ(3) nhà mình trước, rồi người ngoài mới huỷ sau; nước mình tất tự phạt(4) nước mình trước, rồi người ngoài mới phạt sau.

Cũng tức như câu ở thiên Thái Giáp(5): “Thiên tác nghiệt, bất khả vị. Tự tác nghiệt bất khả hoạt”. Nghĩa là giời làm tai vạ còn tu tỉnh để mà tránh được, nếu mình gây ra tai vạ thì mình làm mình chịu, chẳng có thể trốn tránh mà thoát chết được.


Lời bàn: Kẻ có quốc gia mà đã bất nhân thì tâm thần mê muội, công việc đảo điên, không còn biết phải trái là gì nữa, nguy cũng mặc, tai cũng mặc, đến mất đứt cũng mặc. Kịp khi đã bại hoại, diệt vong rồi thì lại đổ cho mệnh giời, quy tội cho người, có biết đâu là tự chính mình gây nên mối hoạ cho mình cả. Có thân không biết tu, có nhà không biết trị, có nước không biết giữ, thế là khiến cho người ta khinh mình, bảo cho người ta phá mình, mời cho người ta đánh mình. ÔI! Sự biến cố mấy khi tự dưng mọc ra đâu, muôn sự do tự mình hết cả. Nên người có trách nhiệm giữ quốc gia nên nhớ lấy cái nghĩa “tự thủ” để tránh lấy cái tai vạ “tự túc”.


(1) Tự thủ: mình tự chuốc lấy cho mình không dự gì đến người khác.

(2) Tự khinh: tự mình làm đê tiện nhân cách của mình.

(3) Tự huỷ: tự mình làm cho mình hỏng nát.

(4) Tự phạt: tự mình phá hại làm cho mình tồi tàn

(5) Thái Giáp: tên một thiên trong Kinh Thư


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #80
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.076
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mua xương ngựa

Nước Tề(1) đánh nước Yên(2) giết được vua Yên. Người Yên lập thái tử tên là Bình lên làm vua tức là vua Chiêu Vương.

Chiêu Vương lên ngôi, thương dân lo việc nước, cầu người hiền tài. Một hôm, bảo Quách Ngỗi rằng:

- Nước Tề nhân dịp nước ta loạn, sang đánh lấy nước ta. Ta biết rõ rằng nước ta nhỏ, dân ta yếu, thực khó lòng mà báo thù. Song nếu được những người giỏi cùng lo toan việc nước may mà rửa sạch sự sỉ nhục của tiên vương được chăng. Chí nguyện quả nhân như vậy, tiên sinh xem ai là người giỏi để ta cùng lo toan việc nước thì hay.

Ngỗi nói: “Xưa có ông vua đưa nghìn vàng cho người nội thị(3) đi mua con ngựa chạy nghìn dặm. Đến khi ngựa ấy đã chết, anh ta mua bộ xương ngựa năm trăm nén vàng đem về. Vua thấy thế giận lắm. Anh ta thưa: “Ngựa chết còn quý mà mua như vậy huống chi là ngựa sống. Tôi chắc thế nào nay mai người ta cũng đem ngựa hay đến bán cho nhà vua” - Quả nhiên, không đầy một năm, mà người ta đem ngựa hay đến bán đã ba bận… Nay nhà vua muốn được ngựa giỏi, thì trước hãy dùng tôi. Người giỏi hơn tôi thấy thế há có ngại xa mà không lại ư?

Vua Chiêu Vương lập tức dùng Quách Ngỗi. Kính trọng Quách Ngỗi như thầy. Quả nhiên không bao lâu, những người giỏi các nơi tranh nhau sang nước Yên.

Vua Chiêu Vương uỷ thác việc nước cho những người ấy. Sau nước Yên thành một nước cường thịnh thật.


Lời bàn: Có bỏ năm trăm nén vàng ra mua bộ xương ngựa, sau mới có ngựa hay mà dùng, có dùng Quách Ngỗi là người tài vừa và ở gần trước, sau mới có người thật hiền tài ở xa cầu đến. Cái lối ấy là lối quyền – mưu trí thuật của bá giả đời bấy giờ, để quyến dẫn lấy nhân tài trong thiên hạ.

Đọc bài này, ta đáng khen Quách Ngỗi đã tìm được câu thí dụ hay để tự tiến lấy mình mà nhất là khi được tin dùng lại hết lòng báo đáp, không phụ sự uỷ thác của Chiêu Vương.

Ta lại đáng phục Chiêu Vương là biết nghe Quách Ngỗi mà nhất là biết cố ý lo toan báo thù cho tiên vương, và dụng tâm làm cho cố quốc được cường thịnh.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #81
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.076
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nghĩa công nặng hơn tình riêng

Tình với nghĩa cùng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận: tình nặng hơn nghĩa thì ta giữ tình nghĩa nặng hơn tình thì ta trọng nghĩa.

Quân nước Tề sang đánh nước Lỗ. Khi đến chỗ giáp giới, trông thấy người đàn bà một tay bồng một đứa bé, một tay dắt đứa nữa. Người đàn bà thấy quân kéo tới, vội vàng bỏ đứa đang bồng trên tay xuống mà bồng đứa bé đang dắt rồi chạy trốn vào trong núi. Đứa bé kia chạy theo khóc, người đàn bà cứ chạy không ngoảnh lại.

Một viên tướng nước Tề cho bắt đến hỏi:

- Đứa bé nàng bế chạy là con ai? Còn đứa trẻ nàng bỏ liều là con ai?

Người đàn bà thưa: “Đứa tôi bế là con anh cả tôi; đứa tôi bỏ lại là con tôi. Tôi thấy quân lính kéo đến, sức tôi không thể bảo toàn được cả hai đứa, cho nên tôi đành phải bỏ con tôi lại”.

Viên tướng nước Tề nói: “Con với mẹ kể tình thân yêu thì đau xót lắm. Nay bỏ con mình lại mà chạy lấy con anh là cớ làm sao?”.

Người đàn bà nói: “Con tôi là “tình riêng”, con anh tôi là “nghĩa công”. Con đẻ tuy đau xót thật nhưng đối với việc nghĩa thì tính làm sao. Cho nên tôi đành bỏ liều con tôi mà làm việc “nghĩa”. Tôi không thể nào chịu tiếng “vô nghĩa” mà vác mặt sống ở nước tôi được”.

Viên tướng nước Tề dừng quân lại, sai người tâu với vua Tề rằng:

- Nước Lỗ chưa thể đánh được. Quân ta mới đến chỗ cương giới, đã thấy con mụ đàn bà xó rừng còn biết làm điều “nghĩa” chẳng chịu đem “tình riêng” mà hại “nghĩa công”, huống chi là những bậc quan lại, sĩ phu ở trong nước. Xin kéo quân về”.

Vua Tề cho là phải.

Sau vua Lỗ biết chuyện này, thưởng người đàn bà một trăm tấm lụa và phong cho hai chữ “Nghĩa cô”.


Lời bàn:

Tình với nghĩa cùng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận: tình nặng hơn nghĩa thì ta giữ tình; nghĩa nặng hơn tình thì ta trọng nghĩa.

Như người đàn bà nói trong truyện đây là so cái “tình riêng” đối với “nghĩa công”, thì không còn phải do dự gì nữa. Thế nào là tình riêng? Là cái lòng yêu riêng của một mình mình. Thế nào là nghĩa công? Là cái việc phải đối với nhà, với nước, với thiên hạ. Tình riêng cứ kể cũng là nặng, nhưng so với nghĩa công thì nghĩa công còn nặng gấp mấy mươi. Nghĩa công đã nặng thì đến cái thân là của yêu nhất của mình ở còn có thể hy sinh để mà giữ nghĩa, huống chi là những thứ ngoài thân. Người đàn bà đây hiểu thấu lẽ ấy nên mới đành đem nghĩa để đoạn tình, chẳng vì tình mà hại nghĩa để giữ lấy nòi giống ông cha nhà chồng. Ngờ đâu cái ảnh hưởng của việc nghĩa ấy còn làm quân ngoại xâm Tề phải kéo nhau về, vì chúng nghĩ: “Nước người có thể cướp được, lòng dân có nghĩa không thể cướp được, về mới cao, sống chung sao được”. Thế mới hay, làm dân một nước mà không biết trọng “nghĩa” là người dân tai hại to cho tổ quốc vậy.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
cổ học tinh hoa


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 01:00
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08328 seconds with 15 queries